Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PGD DĨ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


CAO THỊ NHƯ QUỲNH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH
BÌNH DƯƠNG – PGD DĨ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN
PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PGD DĨ AN

CAO THỊ NHƯ QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hoạt động rủi
ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gịn Thương Tín CN Bình Dương – PGD Dĩ An” do CAO THỊ NHƯ
QUỲNH, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày _______________.

ThS. LÊ THÀNH HƯNG
Giáo viên hướng dẫn

_______________________
Ngày tháng năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

_________________________

Ngày tháng năm 2011

Ngày tháng năm 2011



LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cha mẹ tôi, người đã
có cơng sinh thành và ni dưỡng tơi, tạo điều kiện cho tơi được học tập để có kiến thức
làm hành trang bước vào đời.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
cùng tồn thể các thầy cơ giáo Khoa Kinh Tế đã dạy dỗ, truyền đạt cho tơi những kiến
thức bổ ích cả về chuyên môn và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Thành Hưng – người đã tận tình hướng dẫn, cho
tơi những lời khun thật hữu ích, giúp đỡ và động viên tơi để tơi có thể hồn thành tốt
luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn toàn thể các anh chị trong ngân hàng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi
thực tập tại đây. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Anh Trần Việt Dũng - Trưởng phòng giao dịch
đã cho tôi cơ hội được thực tập tại PGD và giúp đỡ tôi rất nhiều. Kế đến tôi muốn gởi lời
cảm ơn Chị Vân – Phó phịng đã trực tiếp chỉ dẫn cho tôi tiếp cận thực tế và tham gia các
công việc của ngân hàng. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các Anh Chị các
phịng ban đã ln thân thiện với tơi và cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết để tôi có
thể hồn thành tốt khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi – những người đã cùng tôi chia sẻ
những buồn vui trong học tập và cuộc sống trong suốt 4 năm đại học.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Cao Thị Như Quỳnh


NỘI DUNG TÓM TẮT
CAO THỊ NHƯ QUỲNH, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tháng 06 năm 2011. “Phân tích hoạt động rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế
rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank CN Bình Dương – PGD

Dĩ An.”
CAO THI NHU QUYNH, Faculty of Economics, Nong Lam University- Ho Chi Minh
City. June 2011. “Analysis of credit risk activities and solutions to limit risks in credit
activities at Di An – Binh Duong Branch of Sai Gon Commercial Joint Stock Bank”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng cơng tác rủi ro tín dụng tại Sacombank CN Bình
Dương – PGD Dĩ An. Cụ thể như phân tích đánh giá về tình hình hoạt động tín dụng,
cơng tác quản lý rủi ro thơng qua tình hình huy động vốn, tình hình dư nợ, nợ xấu của
NH, các chính sách cho vay, quy trình cho vay, các chính sách hạn chế, phịng ngừa rủi ro
và xử lý rủi ro tại NH.
Khóa luận đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê
miêu tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơng tác quản lý hoạt động rủi ro tín dụng tại PGD là
rất tốt. Dư nợ của NH những năm qua đã có sự tăng trưởng liên tục, dư nợ cho vay năm
sau cao hơn năm trước. Nợ quá hạn tại NH ln được kiểm sốt ở mức thấp. Cơng tác thu
nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp. Trên cơ sở đó, khóa luận đưa ra một số giải
pháp nhằm hồn thiện hơn nữa cơng tác rủi ro tại Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ
An.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC .....................................................................................................xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1

1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 1
1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 1

1.4.

Cấu trúc khóa luận ................................................................................................. 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
2.1. Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội tại thị xã Dĩ An – tỉnh Bình Dương ..................... 3
2.2. Tổng qt về Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) ....................... 4
2.2.1. Thông tin chung về Sacombank .......................................................................... 4
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 4
2.2.3. Những thành quả đạt được .................................................................................. 6
2.2.4. Hướng phát triển trong tương lai ........................................................................ 8
2.3. Giới thiệu về Ngân hàng Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ An ...................... 9
2.3.1. Tổng quan về Ngân hàng Sacombank CN Bình Dương ..................................... 9
2.3.2. Giới thiệu về NH Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ An ......................... 11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 16
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 16
3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................................. 16
3.1.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng ............................................................................. 17
3.1.3. Các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng ........................................................... 18
3.1.4. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ......................................................... 19


v


3.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng ............................................................................... 22
3.1.6. Các tiêu chí để đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................ 23
3.1.7. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng ................................................................ 27
3.1.8. Đo lường rủi ro tín dụng ................................................................................... 29
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 32
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .............................................................. 32
3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 33
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 34
4.1. Phân tích và đánh giá chung về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Sacombank CN
Bình Dương – PGD Dĩ An qua 3 năm ............................................................................ 34
4.1.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Sacombank CN Bình Dương – PGD
Dĩ An ........................................................................................................................... 34
4.1.2. Tình hình sử dụng vốn ...................................................................................... 36
4.1.3. Kết quả kinh doanh đạt được ............................................................................ 37
4.2. Cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại NH Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ An
......................................................................................................................................... 38
4.2.1. Chính sách cho vay ........................................................................................... 39
4.2.2. Quy trình cho vay .............................................................................................. 41
4.2.3. Hạn chế rủi ro .................................................................................................... 43
4.2.4. Phòng ngừa rủi ro .............................................................................................. 45
4.2.5. Xử lý rủi ro ........................................................................................................ 46
4.3. Thực trạng hoạt động cho vay tại Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ An ...... 46
4.3.1. Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng trong 3 năm ...................................... 47
4.3.2. Phân tích tình hình nợ q hạn qua 3 năm từ 2008 - 2010 ............................... 49
4.4. Đánh giá tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank ...................................... 53
4.4.1. Những thành tựu đạt được ................................................................................ 53
4.4.2. Những hạn chế còn tồn tại ................................................................................ 56

4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
tín dụng của NH Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ An ........................................ 57

vi


4.5.1. Giải pháp mơ hình điểm số Z ............................................................................ 57
4.5.2. Tăng cường công tác thu thập, kiểm tra thông tin trước khi cho vay ............... 58
4.5.3. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra trong và sau khi cho vay ................ 59
4.5.4. Nâng cao vai trị kiểm tra kiểm sốt nội bộ ...................................................... 60
4.5.5. Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao năng lực, đạo đức của nhân viên.................. 60
4.5.6. Tăng cường áp dụng và phát huy hơn nữa vai trị của bảo hiểm tín dụng đối với
các sản phẩm cho vay tại NH ...................................................................................... 60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 62
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 62
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 63
5.2.1. Đối với Nhà nước .............................................................................................. 63
5.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................................................... 64
5.2.3. Đối với Sacombank CN Bình Dương ............................................................... 65
5.2.4. Đối với Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ An ........................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 66
 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NH

Ngân hàng


NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

ANZ

Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand

CN

Chi nhánh

PGD

Phịng giao dịch

TTTH


Thơng tin tổng hợp

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

QHKH

Quan hệ khách hàng

ĐVT

Đơn vị tính

ATM

Thẻ rút tiền tự động

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TSCĐ

Tài sản cố định

RRTD

Rủi ro tín dụng


SV

So với

RR

Rủi ro

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân Loại Nhân Viên Theo Các Chỉ Tiêu

13

Bảng 3.1. Mơ Hình Xếp Hạng Của Cơng Ty Moody và Standard & Poor

33

Bảng 4.1. Tình Hình Nguồn Vốn Huy Động của PGD Qua 3 Năm (2008-2010)

36

Bảng 4.2. Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Tại Ngân Hàng Qua 3 Năm

38


Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của PGD

39

Bảng 4.4. Dư Nợ Theo Đối Tượng Khách Hàng

49

Bảng 4.5. Dư Nợ Theo Thời Hạn Vay

50

Bảng 4.6. Tình Hình Dư Nợ Quá Hạn Theo Thời Gian

51

Bảng 4.7. Các Chỉ Số Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng

52

Bảng 4.8. Doanh Số Thu Nợ Và Doanh Số Cho Vay

53

Bảng 4.9. Tình Hình Dư Nợ Trên Tổng Vốn Huy Động

53

Bảng 4.10: Tình Hình Nợ Xấu Của Các Ngân Hàng năm 2010


54

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Phịng Giao Dịch

11

Hình 3.1. Sơ Đồ Các Loại Hình Rủi Ro Tín Dụng Thường Gặp

21

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn Huy Động Của Ngân Hàng Qua 3 Năm

37

Hình 4.2. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng

40

Hình 4.3. Biểu Đồ Tình Hình Dư Nợ Theo Đối Tượng Khách Hàng

49

Hình 4.4. Biểu Đồ Tình Hình Dư Nợ Theo Thời Hạn Vay

50


Hình 4.5. Biểu Đồ Tình Hình Dư Nợ Quá Hạn

51

Hình 4.6. Biểu Đồ Doanh Số Thu Nợ và Doanh Số Cho Vay

53

Hình 4.7. Biểu Đồ Tình Hình Dư Nơ Trên Tổng Nguồn Vốn Huy Động

54

Hình 4.8. Biểu Đồ Tỷ Lệ Nợ Xấu Trên Tổng Dư Nợ Của Các Ngân Hàng Năm 201055

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Kết quả xếp hạng tín dụng cá nhân tiêu dùng
Phụ lục 02. Kết quả xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp
Phụ lục 03. Giấy nhận nợ
Phụ lục 04. Bảng cân đối kế tốn của Cơng ty Cổ phần Bao bì dầu thực vật
Phụ lục 05. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Bao bì
dầu thực vật

xi


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Cùng với việc các cam kết hội nhập WTO bắt đầu có hiệu lực và lộ trình tăng vốn

lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2015, các Ngân hàng Việt Nam đang thực sự bước vào giai
đoạn cạnh tranh mới quyết liệt hơn với nhiều định chế tài chính quốc tế lớn ngay trên thị
trường nội địa truyền thống của mình. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các
NHTM phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, một mặt không ngừng gia tăng các dịch
vụ và mặt khác nâng cao năng lực quản trị trong đó năng lực quản trị rủi ro được xem là
quan trọng hàng đầu. “Hãy nói cho tơi biết bạn quản lý rủi ro ra sao, tơi sẽ nói ngân hàng
của bạn thế nào” – câu nói của Tiến sĩ S.L. Srinivasulu, chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc
cho chúng ta thấy được quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là phần cốt lõi
phản ánh hiệu quả của bất kì hoạt động nào của ngân hàng, là thước đo chính xác nhất cho
sự phát triển của mỗi ngân hàng trong tương lai.
Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trị quan trọng đối với các NHTM Việt Nam,
nó mang lại thu nhập chính (80% thu nhập từ hoạt động tín dụng) cho các NHTM. Tuy
nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất hiện nay, đặc biệt là các
nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và đầy
đủ, trình độ quản trị rủi ro cịn nhiều hạn chế, tính chun nghiệp của cán bộ tín dụng
chưa cao… RRTD ln tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ NH nào, kể cả
các NH hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các NH có năng lực quản
trị RRTD là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng
một mơ hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được
những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những nguyên

1



nhân RRTD khác có thể kiểm sốt được. Vì vậy, hồn thiện chính sách quản trị RRTD là
góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các
NHTM.
Nhận thấy được tầm quan trọng về vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng của đối
với các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ
An nói riêng nên việc tìm hiểu và phân tích rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Từ những
nhận định này, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động rủi ro tín dụng và các
biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín CN Bình Dương – PGD Dĩ An” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Sacombank – CN Bình Dương – PGD Dĩ An để thấy được tình hình biến động kinh
doanh tín dụng trong 3 năm gần đây. Qua đó, đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro
của Ngân hàng trong lĩnh vực này, góp phần đẩy mạnh sự phát triển hoạt động tín dụng
trong điều kiện hội nhập, đồng thời hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi
ro.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá chung về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Sacombank
CN Bình Dương – PGD Dĩ An.
- Phân tích cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank CN Bình
Dương – PGD Dĩ An.
- Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank CN Bình Dương –
PGD Dĩ An.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân
hàng Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ An.
1.3.


Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ 16 tháng 02 đến 24 tháng 05 năm 2011.

1


Địa điểm nghiên cứu: tại Ngân hàng TMCP Sacombank CN Bình Dương – PGD
Dĩ An.
Địa chỉ: 12A/22 đường Trần Hưng Đạo, ấp Bình Minh, thị trấn Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
1.4.

Cấu trúc khóa luận
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương này nói lên lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu để

giúp cho người đọc nắm được nội dung cần thiết trong việc nghiên cứu đề tài này.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả khái quát về Ngân hàng, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của
Ngân hàng, tình hình hoạt động của Ngân hàng…
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến công tác rủi ro tín dụng và nêu lên
những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận để đạt được mục tiêu
nghiên cứu cuối cùng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này là chương quan trọng, phải nêu lên nội dung chính của khóa luận, từ
những số liệu thu thập được từ kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng mà ta tiến hành
phân tích những vấn đề liên quan đến rủi ro, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung

tình hình hoạt động tín dụng trong Ngân hàng để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn
chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Dương –
PGD Dĩ An.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trên cơ sở phân tích từ chương 4, từ đó rút ra những kết luận chung về tình hình rủi ro
trong hoạt động tín dụng, đồng thời đề xuất những kiến nghị giúp cho hoạt động tín dụng
ngày càng hiệu quả và giảm bớt rủi ro, nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý, giám sát tín
dụng một cách hữu hiệu nhất.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội tại thị xã Dĩ An – tỉnh Bình Dương
Thị xã Dĩ An nằm ở trung tâm khu kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp 02 thành
phố cơng nghiệp lớn là Biên Hịa và TP Hồ Chí Minh, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
và cụm cảng Sài Gịn nên có đủ điều kiện phát triển kinh tế và xã hội. Thị xã có 6.010 ha
diện tích đất tự nhiên và 297.435 nhân khẩu; có 7 đơn vị hành chính trực thuộc.
Tuy diện tích tự nhiên có hạn nhưng Dĩ An đã biết phát huy vị thế nằm gần các đầu
mối giao thông quan trọng của quốc gia để phát triển kinh tế. Vì vậy, chỉ trong thời gian
ngắn Dĩ An đã trở thành địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm
ăn và là địa bàn rất sôi động của phát triển cơng nghiệp.
Chỉ tính riêng năm 2010, Dĩ An tiếp tục có sự chuyển biến về tốc độ tăng trưởng
đối với từng ngành, từng lĩnh vực theo hướng duy trì mức tăng trưởng kinh tế năm sau
cao hơn năm trước. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã thực hiện đạt 26.396 tỷ
đồng, tăng 21,39% so với năm 2009; cịn các khu cơng nghiệp đã thu hút thêm 13 dự án
đăng ký mới và 17 dự án bổ sung của doanh nghiệp nước ngoài với tổng vốn gần 88,5
triệu USD, cùng 6 dự án trong nước với vốn đầu tư gần 586 tỷ đồng. Kết quả này đã nâng

số lượng dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở huyện lên 189 dự án với vốn
đầu tư 1 tỷ 115 triệu USD và 189 dự án đầu tư trong nước với vốn 4.612,5 tỷ đồng. Về
thương mại - dịch vụ, dù gặp khó khăn chung về kinh tế với cả nước nhưng tình hình
thương mại trên địa bàn Dĩ An diễn ra mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ
của thị xã đạt 4.219 tỷ đồng, tăng 39,14% so với năm trước. Trong năm, thị xã đã cấp mới
1.657 giấy phép kinh doanh với tổng vốn 130,2 tỷ đồng, nâng số lượng cơ sở được cấp
phép đăng ký kinh doanh trên địa bàn thị xã lên 9.292 cơ sở.

3


Thời gian qua, hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Dĩ An khơng ngừng mở rộng, đến
nay Dĩ An đã có 6 KCN và 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 1.059 ha.
Trong đó, tỷ lệ lấp kín các KCN Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường và Dệt may Bình
An đạt 100% diện tích; KCN Tân Đông Hiệp A và Tân Đông Hiệp B đạt hơn 80% diện
tích đất được duyệt. Các KCN này đã góp phần then chốt thu hút doanh nghiệp đầu tư
vào huyện và giải quyết việc làm cho hơn 100.000 lao động trong và ngoài địa phương.
2.2. Tổng quát về Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)
2.2.1. Thơng tin chung về Sacombank
Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín
Tên Tiếng Anh: Sai Gon Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: Sacombank
Hội sở: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phường 8 – Quận 3 – Tp HCM
Website: www.sacombank.com.vn
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Sacombank thành lập ngày 21/12/1991
trên cơ sở chuyển thể và sát nhập từ Ngân hàng phát triển kinh tế Gị Vấp và ba hợp tác
xã tín dụng: Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia tại TP HCM.
Sau gần 20 năm hoạt động đến nay, Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP
hàng đầu Việt Nam với:

- 9.179 tỷ đồng vốn điều lệ, 13.633 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, 141.799 tỷ đồng tổng tài sản.
- Tính đến tháng 2/2011, Sacombank có 369 Chi nhánh và PGD tại 47/63 tỉnh thành trong
cả nước. (kể cả huyện đảo Phú Quốc).
- Là Ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên vươn phạm vi hoạt động ra thị trường quốc tế:
Lào (12/2008), Campuchia (6/2009).
- Có quan hệ đại lý với 10.550 đại lý của 312 Ngân hàng tại 81 quốc gia trên thế giới để
thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
- Trang bị 656 máy ATM và 1.226 máy POS trên khắp các thị trấn và đô thị trong cả
nước.

4


- 7.400 cán bộ nhân viên trẻ, có trình độ cao với đa số nhân viên có trình độ đại học và
trên đại học, họ luôn năng động và sáng tạo trong công việc.
- 74.132 cổ đông.
Cùng với những thành quả đạt được, Sacombank hướng tới trở thành Ngân hàng
bán lẻ đa năng – hiện đại – tốt nhất Việt Nam.


Những cột mốc quan trọng:


Năm 1991 – 1995:

Ngày 21/12/1991: Sacombank chính thức khai trương hoạt động với vốn điều lệ 3
tỷ đồng.
Ngân hàng tập trung giải quyết các vấn đề nợ xấu và tái cấu trúc hoạt động kinh
doanh.



Năm 1996 – 1998:

Vốn điều lệ tăng lên 71 tỷ đồng.
Mở rộng các dòng sản phẩm dịch vụ.


Năm 1999 – 2001:

Ngày 03/05/1999, khánh thành tòa nhà Sacombank tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
quận 3, TP HCM.
Năm 1999, Sacombank đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp Hội Viễn
Thơng liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Visa và Master card.


Năm 2001 – 2004

Thu hút 3 cổ đơng chiến lược nước ngồi:


Tập đồn tài chính Dragon Financial Holdings.



Cơng ty tài chính quốc tế (IFC).



Ngân hàng ANZ.


Thành lập Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM).
Liên doanh với tập đồn tài chính Dragon Financial Holdings.
Thành lập Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín
(AM).

5




Năm 2005 – 2006:

Ngày 12/07/2006, cổ phiếu của Sacombank được niêm yết trên trung tâm giao dịch
chứng khoán TP HCM.
Vốn điều lệ tăng lên 139 triệu Đô la Mỹ.
Thành lập công ty con:
- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (SACOMREX).
- Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (SACOMBANK
LEASING).
- Cơng ty chứng khốn Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank – SBS).
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín
(Sacombank – SBA).
- Cơng ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VIETFUN).


Năm 2007:

Sacombank tăng vốn điều lệ lên 4.449 tỷ đồng.
Sacombank góp vốn thành lập cơng ty đầu tư tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương
Tín (SACOMINVEST), từng bước hình thành tập đồn tài chính hùng mạnh trên lãnh thổ

Việt Nam.
Mở rộng mạng lưới hoạt động lên 207 điểm giao dịch tại 44 tỉnh và thành phố
trong cả nước.


Năm 2008 đến nay:

Ngày 08/01/2008, Sacombank thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc.
Ngày 16/05/2008, Sacombank tạo bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát
triển Ngân hàng với việc thành lập tập đồn chính Sacombank.
Ngày 14/01/2011 thành lập Cơng ty TNHH MTV Thương mại và Cơng nghệ Sài
Gịn Thương Tín (STB – Tech).
2.2.3. Những thành quả đạt được
Trong gần 20 năm hoạt động, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và
giải thưởng có uy tín, điển hình như:

6


Năm 2011:
“Dịch vụ Ngân hàng đầu tư trong nước tốt nhất Việt Nam 2010” do The Asset
(Hồng Kong) bình chọn.
Đón nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt uy tín 2010” do Tạp chí Thương hiệu
Việt – Trung tâm nghiên cứu ứng dụng thương hiệu Việt trao tặng.
Năm 2010:
Giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2010” do
Global Finance bình chọn;
Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009”;
Cờ thi đua của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng cho
Sacombank vì đã có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành NH năm 2009;

“Thương hiệu mạnh Việt Nam 2009” do Cục xúc tiến thương mại Việt Nam
thuộc Bộ Công Thương phối hợp với Thời báo Kinh Tế Việt Nam tổ chức bình chọn.
Năm 2009:
Tháng 1/2009: Giải thưởng “The Best Domestic Bank for Vietnam 2008 - Ngân
hàng tốt nhất Việt Nam 2008" do Tổ chức The Asset - Hồng Kơng bình chọn.
Tháng 1/2009: Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ của năm 2008 tại Việt Nam” do
Tổ chức Asian Banking and Finance - Anh Quốc bình chọn.
Năm 2008:
Tháng 1/2008: Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Cộng Đồng
Châu Âu (SMEDF) bình chọn;
Tháng 3,4/2008: 2 giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế tốt
nhất” do các Ngân hàng Bank Of NewYork, HSBC trao tặng;
Tháng 9/2008: Giải thưởng “Best Bank in Vietnam 2008 - Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam 2008” do Tổ chức bình chọn FinanceAsia - Anh Quốc trao tặng.
Tháng 10/2008: Giải thưởng “Best Bank in Vietnam 2008 - Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam 2008” do Tổ chức bình chọn Global Finance - Mỹ trao tặng;

7


Tháng 10/2008: Giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt
nhất Việt Nam 2007” do Tổ chức bình chọn Global Finance - Mỹ trao tặng.
2.2.4. Hướng phát triển trong tương lai
Đẩy mạnh cơng tác phân tích dự báo thị trường và hoạt động của ngành tài chính –
ngân hàng trong tình hình kinh tế có nhiều biến động và tăng trưởng chưa thật sự bền
vững để có biện pháp dự phòng rủi ro phù hợp.
Tập trung khai thác tối đa các tiện ích, tính năng cơng nghệ mới và triển khai hiệu
quả các tiểu dự án sau hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng.
Tiếp tục hồn thiện tái cấu trúc cơ cấu bộ máy hoạt động; hoàn thiện cơ chế vận

hành, chính sách kinh doanh và quy trình tác nghiệp; tăng cường năng lực điều tiết và
quản lý tài sản nợ - tài sản có theo mơ hình tài chính tối ưu; đa dạng hóa, phong phú hóa
và tạo sự khác biệt về nội dung hoạt động và kỹ năng bán hàng; trên cơ sở từng bước cấu
trúc lại cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng dần nguồn thu từ các sản phẩm phi tín dụng.
Khai thác tối đa tiềm năng của thị trường, đặc thù của mỗi thị phần vùng miền và
lợi thế về hệ thống mạng lưới trong và ngoài nước.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và phương pháp xây dựng, điều hành và đánh giá thực
hiện kế hoạch kinh doanh theo dòng sản phẩm hướng tới khách hàng.
Tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn vốn trung và dài hạn để tái cơ cấu nguồn
vốn, tăng trưởng tín dụng phù hợp, đặc biệt chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, tăng dần
tỷ trọng tài sản có sinh lời trong tổng tài sản.
Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và dịch vụ Ngân hàng điện tử, dịch vụ quản lý tài
sản, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vốn và hoạt động bán chéo sản phẩm với các cơng
ty Thành viên trong Tập đồn.
Nâng cao cơng tác quản trị nhân sự, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo
đức, kiến thức, nhận thức, phương pháp và kỹ năng quản lý – điều hành – kinh doanh –
tác nghiệp của từng cán bộ nhân viên, nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của Ngân
hàng.

8


Nâng cao công tác quản lý rủi ro, kiểm tra và giám sát các mặt hoạt động của
Ngân hàng. Triệt để tiết kiệm và chống lãng phí trên tồn hệ thống nhằm tăng năng suất
lao động và tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Năm 2011 là năm mở đầu cho giai đoạn mới của Ngân hàng 2011-2020 phấn đấu
xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Khu vực Đơng Dương.
2.3. Giới thiệu về Ngân hàng Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ An
2.3.1. Tổng quan về Ngân hàng Sacombank CN Bình Dương
 Tên giao dịch : Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín

-

Trụ sở chính: 431 Đại lộ Bình Dương, P. Phú Cường, TX Thủ Dầu Một,Tỉnh

Bình Dương
 Số điện thoại:(0650)3.859.593
 Số Fax : (0650)3.859.591
a. Quá trình thành lập và phát triển
Căn cứ vào quyết định số 1109/NHTP.2002 ngày 19/09/2002 của ngân hàng nhà
nước TP Hồ chí Minh chấp nhận cho ngân hàng Sài Gịn Thương Tín mở CN cấp 1 tại
Bình Dương.
Căn cứ vào quyết định số 357/2002 – HĐQT ngày 19/09/2002 của Hội đồng quản
trị thành lập Chi nhánh cấp 1 tại Bình Dương.
Dựa trên các cở sở pháp lý trên ngày 25/10/2002 Sacombank – CN Bình Dương
chính thức đi vào hoạt động. Ban đầu chi nhánh có trụ sở hoạt động đối diện chợ Thủ Dầu
Một, sau một thời gian hoạt động đến năm 2004 Chi nhánh chuyển về hoạt động tại trụ sở
mới khang trang, trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại và đã hoạt động tại đó cho đến
nay.
Từ khi thành lập cho đến nay, chi nhánh có 7 Phịng Giao Dịch: PGD Thủ Dầu
Một, PGD Bến Cát, PGD Dĩ An, PGD Mỹ Phước, PGD Lái Thiêu, PGD Tân Phước
Khánh, PGD Quốc Lộ 1K.
b. Chức năng và nhiệm vụ của Sacombank chi nhánh Bình Dương
Thực hiện việc huy động vốn tiền gởi, tiền vay các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
phù hợp theo quy định của ngân hàng nhà nước và quyết định về phạm vi hoạt động được

9


cho phép của chi nhánh, các quy định quy chế của ngân hàng liên quan đến từng nghiệp
vụ.

Tổ chức công tác hạch tốn và an tồn quỹ theo quy định của ngân hàng nhà nước
và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng.
Phối hợp các phịng nghiệp vụ ngân hàng trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và
thường xun thực hiện cơng tác kiểm tra mọi mặt hoạt động tại chi nhánh và các đơn vị
trực thuộc theo quy định, quy chế của ngân hàng.
Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu,
nghiên cứu và đề xuất phó tổng giám đốc phụ trách khu vực các nghiệp vụ phù hợp với
yêu cầu của địa bàn hoạt động.
Xây dựng kế hoạch của chi nhánh theo định hướng kế hoạch phát triển chung tại
khu vực của toàn ngân hàng trong từng thời kì.
Tổ chức cơng tác hành chính quản trị, nhân sự nhằm phục vụ cho hoạt động của
đơn vị. Thực hiện công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc
nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả hoạt động của cán bộ nhân viên của toàn chi
nhánh một cách tốt nhất.
c. Các nghiệp vụ đang thực hiện tại Sacombank-CN Bình Dương
Các nghiệp vụ chính của ngân hàng là: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài
hạn theo các loại hình gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán, chứng chỉ tiền gởi, tiếp nhận ủy
thác đầu tư và phát triển, nhận vốn từ các TCTD khác, cho vay ngắn, trung và dài hạn,
chiết khấu thương phiếu, cơng trái và các chứng từ có giá, đầu tư vào các tổ chức kinh tế,
làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán
quốc tế, huy động vốn nước ngoài và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 của Sacombank CN Bình Dương
Số dư tổng huy động vốn (tính bằng VNĐ) đến ngày 31/12/2010 là 2.939,847 tỷ
đồng, tăng 622,8 tỷ đồng tương đương 27% so với năm 2009. Trong đó, khối doanh
nghiệp đạt 128,8% kế hoạch huy động trong năm, lãi suất thấp đạt 294,4 tỷ đồng. Để đạt
được như vậy ngay từ đầu năm Ban lãnh đạo CN đã đề ra giải pháp bán chéo sản phẩm
dịch vụ là yêu cầu tiên quyết trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Với các cam kết cụ

10



thể của khách hàng như: tỷ lệ doanh số báo có qua tài khoản, doanh số chuyển tiền, số dư
ngoại tệ…
Dư nợ cho vay (quy VNĐ) đến 31/12/2010 là 2.744,7 tỷ đồng, tăng 835 tỷ đồng
tương ứng 41% so với đầu năm. Nợ quá hạn (quy VND) đến 31/12/2010) là 10,083 tỷ
đồng, giảm 1,374 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,39%.
2.3.2. Giới thiệu về NH Sacombank CN Bình Dương – PGD Dĩ An
a. Tổng quan
Chính thức đi vào hoạt động từ 19/07/2005 trên cơ sở thành lập PGD mới.
-

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

-

Trụ sở chính: 12A/22 Trần Hưng Đạo, ấp Bình Minh, thị trấn Dĩ An, tỉnh Bình

Dương
-

Số điện thoại: (0650)3 734 840

-

Số fax: (0650)3 734 841

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Phịng Giao Dịch:
Trưởng PGD

Phó phịng GD


Quầy GD

Tư vấn

Bộ phận

Phịng tín dụng

Quỹ

Nhân viên

Giao dịch viên

tín dụng

tín dụng

xử lý GD

Nguồn: TTTH

11


Trong đó:
Phịng tín dụng:
Bao gồm 4 nhân viên tín dụng và một giao dịch viên tín dụng chịu sự quản lý trực
tiếp của trưởng PGD tiến hành thu nhận, thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng, phối hợp với

cán bộ được giao chức năng tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình
hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng. Phân tích, thẩm định, đề
xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại hồ sơ tín dụng. Báo cáo, đánh giá chất lượng thẩm định tại
PGD chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất khi cho
vay. Tiếp thị quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể: hướng dẫn,
giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ. Thu nhập, tổng hợp và quản lý thông
tin về các ý kiến, đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng phục vụ hoạt động của
PGD, CN và toàn Ngân hàng. Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thơng tin về các ý
kiến, đóng góp. Thơng báo quy định của Ngân hàng đến khách hàng liên quan. Hướng
dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.
Quầy giao dịch
Bao gồm 6 nhân viên nữ chịu sự quản lý trực tiếp của phó PGD thực hiện các
nghiệp vụ xử lý giao dịch: thực hiện các việc liên quan tới tiền gửi, tiền vay và chuyển
tiền… thu chi tiền mặt theo đúng nhiệm vụ quy định của từng giao dịch viên. Thực hiện
thủ tục đảm bảo tiền vay, tiếp nhận tài sản bảo đảm. Kiểm sốt lại hồ sơ tín dụng và phản
hồi lại cho Ban lãnh đạo PGD những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có), hồn chỉnh hồ
sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí. Quản lý danh mục cho vay theo chính sách tín dụng
của Ngân hàng trong từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng
cao hiệu quả. Theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo PGD về tình hình thu vốn, lãi của
PGD và diễn biến của từng món vay. Đề xuất những biện pháp để thực hiện việc thu nợ
đối với các khoản nợ trễ hẹn, nợ quá hạn, nợ xấu. Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự
phòng rủi ro và theo dõi thực hiện.

12


×