Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nói đến thẩm mỹ là nói đến cái đẹp, cái đẹp trong tự nhiên, trong đời
sống,trong ứng xử,trong đạo đức. Vậy giáo dục thẩm mỹ cho trẻ là giáo dục
những gì ? Đó chính là giáo dục," hình thành cho trẻ năng lực cảm thụ và nhận
thức đúng đắn về cái đẹp trong đời sống sinh hoạt, xã hội, trong tự nhiên và trong
nghệ thuật; giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực sáng tạo ra cái đẹp ".
Giáo dục thẩm mỹ là nội dung rất quan trọng và cần thiết trong việc hình
thành và giáo dục phát triển toàn diện nhân cách của trẻ,có thể coi trẻ ở lứa tuổi
mầm non là thời kỳ " hoàng kim " của giáo dục thẩm mỹ. Ở lứa tuổi này tâm hồn
trẻ rất nhạy cảm, dễ xúc động với con người và cảnh vật xung quanh, trí tưởng
tượng của trẻ bay bổng, phong phú do vậy khả năng cảm nhận về nghệ thuật,
năng khiếu của trẻ thường được bộc lộ rõ nét nhất. Thông qua giáo dục thẩm mỹ
trẻ hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đồng thời có cách ứng xử đối với
người thân, cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Không những thế; giáo dục
thẩm mỹ còn giúp trẻ biết cảm nhận, thưởng thức cái hay,cái đẹp xung quanh,làm
cho tâm hồn trẻ trong sáng, tràn ngập vui sướng khi tiếp xúc với cái hay,cái đẹp;
đồng thời làm tăng thêm cảm xúc, lòng yêu thiên nhiên, con người, cao hơn là
giúp trẻ có cảm hứng sáng tạo ra cái đẹp.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, điều này làm cho tiến
trình quốc tế hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là sự giao lưu, xâm nhập
của các nền văn hóa. Ngoài những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực; mặt trái của
sự xâm nhập đó làm phai nhạt những nét đẹp của văn hóa dân tộc. Vì vậy hơn lúc
nào hết, ngay từ độ tuổi mầm non chúng ta cần dạy cho trẻ những giá trị văn hóa,
giá trị cái đẹp của văn hóa dân tộc, những nét đẹp về đức tính, hành động, sống
đẹp của con người Việt Nam, giá trị tốt đẹp của truyền thống lịch sử, cũng như
những nét đẹp của thiên nhiên, phong cảnh Việt Nam.
Trong thực tế tại đơn vị tôi công tác, việc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho
trẻ cũng đã được giáo viên quan tâm và thực hiện theo kế hoạch chương trình
chuyên môn, nhưng kết quả thu được trên trẻ chưa cao, số đông giáo viên thường
1




nhầm lẫn giữa các môn nghệ thuật như âm nhạc, tạo hình thành lĩnh vực phát
triển thẩm mỹ cho trẻ mà quên mất những môn nghệ thuật chỉ là cầu nối, là
phương tiện để giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài bộ môn tạo hình, âm
nhạc thì việc hình thành cho trẻ năng lực cảm thụ và nhận thức đúng đắn về cái
đẹp là một yêu cầu cần thiết trong giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Việc nhận
thức sai lệch đó sẽ dẫn đến sự sai lệch trong kết quả giáo dục phát triển thẩm mỹ,
đi ngược lại với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ .
Bên cạnh đó phần lớn giáo viên vẫn còn hạn chế nhiều về các môn năng
khiếu,về khơi gợi, tạo điều kiện cho trẻ cảm nhận, phát hiện và sáng tạo cái đẹp,
thưởng thức cái đẹp. Trong kết quả đánh giá trẻ về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
cũng còn nặng về đánh giá các kỹ năng thực hành tạo hình, âm nhạc của trẻ mà
chưa đánh giá đến khả năng cảm nhận,thưởng thức thẩm mỹ của trẻ .
Chính vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài " Một số biện
pháp chỉ đạo GV nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ
mẫu giáo " để nghiên cứu trong năm học 2016- 2017 tại trường MN Quảng
Phong.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp mang lại hiệu quả
cao hơn trong quá trình giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ.Giúp giáo viên khắc
phục bớt hạn chế của mình về năng khiếu các môn nghệ thuật trong giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ, sáng kiến cũng giúp giáo viên hiểu rõ hơn về nội dung giáo dục
thẩm mỹ, vai trò của giáo dục thẩm mỹ đối với sự phát triển toàn diện nhân cách
trẻ, hiểu sâu hơn về năng lực thẩm mỹ của trẻ. Đồng thời đề tài nghiên cứu cũng
sẽ mang lại cho trẻ một môi trường giáo dục thẩm mỹ tốt hơn, trẻ được quan tâm
về phát triển thẩm mỹ đầy đủ hơn ở mọi hoạt động hàng ngày như: trong giao
tiếp, trong cuộc sống, trong các môn nghệ thuật, qua cảnh quan thiên nhiên, giúp
trẻ phát triển thẩm mỹ tốt hơn, đầy đủ hơn; góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong nhà trường.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2


Với phạm vi của đề tài nghiên cứu thì đối tượng nghiên cứu của tôi là 21 giáo
viên trực tiếp CS-GD trẻ khối mẫu giáo và 440 trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi tại trường
mầm non Quảng Phong .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã vận dụng các phương pháp sau
- Phương pháp : điều tra khảo sát thực tế
Tôi đã vận dụng phương pháp này để khảo sát năng lực, kiến thức về giáo
dục thẩm mỹ và các biện pháp mà giáo viên đã vận dụng trực tiếp dạy trẻ từ 3-5
tuổi trong giáo dục phát triển thẩm mỹ. Khảo sát kiến thức, khả năng nhận thức
thẩm mỹ, khả năng cảm nhận và sáng tạo trong thẩm mỹ của trẻ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết .
Đây là phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu liên quan đến
thẩm mỹ, giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
Dùng phương pháp thực nghiệm nhằm tác động những biện pháp mới vào
đối tượng nghiên cứu theo dự kiến của đề tài nghiên cứu
- Phương pháp phân tích,tổng kết kinh nghiệm.
Dùng phương pháp này để xem xét lại những thành quả của lĩnh vực phát
triển thẩm mỹ trong các năm học trước để đúc rút ra những kết luận bổ ích trong
thực tiễn nghiên cứu,điều chỉnh các giải pháp,biện pháp mới đang áp dụng.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục
về cái đẹp : giáo dục cho con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo ra cái đẹp,

như vậy giáo dục thẩm mỹ tồn tại ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống; nó đồng
nghĩa với sự hình thành thẩm mỹ của con người, gắn liền với các hoạt động sáng
tạo, nghĩa là con người luôn hướng tới những giá trị mới. Mỹ học Mác- Lê Nin
khẳng định giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục,
nhưng giáo dục thẩm mỹ có tính đặc thù khác với mọi phương tiện giáo dục khác
3


là ở bản chất của cái thẩm mỹ của nó, nhưng mục đích hướng tới chung là hoàn
thiện nhân cách con người . Từ quan điểm trên chúng ta thấy giáo dục thẩm mỹ là
một nội dung trong sự nghiệp giáo dục, nó góp phần to lớn trong hoàn thành nhân
cách con người, đặc biệt hơn giáo dục thẩm mỹ còn giữ một chức năng vô cùng
đặc biệt đó là: tạo lập sự định hướng giá trị thẩm mỹ cho nhân cách và phát triển
năng lực sáng tạo thẩm mỹ cho nhân cách ấy.
Ngay từ lứa tuổi mầm non với những đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển
của tâm hồn của trẻ giai đoạn này rất nhạy cảm, dễ xúc động với con người và
cảnh vật xung quanh; trí tưởng tượng của trẻ bay bổng, phong phú cùng với tính
tò mò ham hiểu biết, thích khám phá của trẻ; thì việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
giai đoạn này cần phải được đặc biệt chú trọng. Vì đây là giai đoạn hình thành
nhân cách con người, việc tác động những xúc cảm thẩm mỹ, cũng như hình
thành cho trẻ những năng lực cảm thụ cái đẹp, hứng thú sáng tạo ra cái đẹp và ý
thức gìn giữ cái đẹp, quan trọng hơn là hình thành ở trẻ một thị hiếu thẩm mỹ
phát triển và lành mạnh. Một lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp là điều vô cùng cần thiết;
tất cả những ảnh hưởng, thói quen, tư tưởng ấy sẽ theo trẻ suốt cả cuộc đời. Đây
là những cơ sở lý luận then chốt để tôi nghiên cứu đề tài: " Một số biện pháp chỉ
đạo nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo " tại
trường MN Quảng Phong năm học: 2016-2017.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
Đối với đơn vị tôi công tác, việc chú trọng đến lĩnh vực giáo dục phát triển

thẩm mỹ cho trẻ đã được giáo viên quan tâm, nhiều giáo viên có năng khiếu về
hội họa, ca hát, múa, biên đạo múa, dàn dựng kịch, điều này có nhiều thuận lợi
trong thực hiện nội dung giáo dục các bộ môn nghệ thuật.
Nhà trường cũng đã chú trọng đầu tư, xây dựng môi trường văn hóa, nghệ
thuật, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để giáo viên thực hiện nội dung phát triển
thẩm mỹ cho trẻ.
Nhà trường cùng phụ huynh học sinh trang bị tương đối đầy đủ màn hình ti
vi đa năng để giáo viên thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
4


Phụ huynh trẻ đa số rất ủng hộ, hỗ trợ nhiệt tình giáo viên trong quá trình
chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì việc thực hiện giáo dục phát triển
thẩm mỹ cho trẻ còn gặp những khó khăn, hạn chế cần khắc phục:
Giáo viên không đồng đều về năng khiếu, đa số hạn chế về khả năng tạo
hình, ca hát. Kiến thức về giáo dục thẩm mỹ của số đông giáo viên còn hiểu chưa
chính xác, nhất là giáo viên trẻ, mới vào nghành, việc xác định nội dung giáo dục
thẩm mỹ còn nhầm lẫn sang giáo dục nghệ thuật.
Giáo viên chưa quan tâm đến gợi xúc cảm thẩm mỹ, cảm nhận về cái đẹp,
nhận ra cái đẹp trong tự nhiên, đời sống và trong nghệ thuật.
Phần lớn phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực phát triển thẩm
mỹ của con mình mà chủ yếu quan tâm đến lĩnh vực phát triển nhận thức, thể
chất.
Nhận thức của trẻ về cái đẹp, xúc cảm, rung động trước cái đẹp, khả năng
phát hiện, phản ánh, tái tạo và sáng tạo ra cái đẹp của trẻ còn nhiều hạn chế.
Sau khi khảo sát kiến thức và kỹ năng của giáo viên và khảo sát chất lượng
học sinh về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ tôi thu được kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:

Số GV đạt yêu cầu nội dung khảo sát
Nắm

Thực

Tổng số

vững

hiện

GV tham

kiến thức hiệu quả trẻ trước PPGD

gia khảo

về

sát

GD các

thẩm mỹ

21
%

14
66,6


Gợi cảm Nắm

Có nhiều Linh hoạt

có xúc cho vững các sáng
tiết cái đẹp

tạo xử lý các

trong

tình

trẻ trong thực hiện huống

dạy năng

lĩnh vực GDPTTM nghệ

khiếu
8
38,0

thẩm mỹ
14
66,6

10
47,6


cho trẻ
8
38,0

thuật
10
47,6

* Đối với trẻ :
5


Số trẻ đạt yêu cầu nội dung khảo sát
Tổng số trẻ Bộc lộ cảm Nhận ra cái Có kỹ năng Thể hiện sự
tham gia khảo xúc trước cái đẹp trong tự trong
đẹp

sát

nhiên,

cuộc động âm nhạc, tham gia các

sống,

nghệ tạo hình, văn HĐ nghệ thuật

thuật
440

%

110
34,0

hoạt sáng tạo khi

học
170
38,6

210
47,7

70
15,9

2.3. Các giải pháp đã sử dụng
2.3.1.Bồi dưỡng kiến thức về giáo dục thẩm mỹ cho giáo viên.
Khi được thảo luận về kiến thức thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thì
phần lớn giáo viên trường tôi, nhất là những giáo viên trẻ mới vào nghành đều
lúng túng khi trả lời câu hỏi : Các đồng chí hiểu thẩm mỹ là gì? Giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ là giáo dục những gì ? 30% giáo viên trả lời tương đối đủ nội dung
giáo dục thẩm mỹ, 30% GV trả lời là tập cho trẻ các bài hát, múa, vẽ,nặn, xé
dán, 40% không có câu trả lời, ... Như vậy một số giáo viên trường tôi đang còn
nhầm lẫn giữa nghệ thuật và thẩm mỹ. Nếu những hạn chế này không được khắc
phục thì giáo viên không thể thực hiện có kết quả trong lĩnh vực giáo dục phát
triển thẩm mỹ cho trẻ, chính vì vậy mà tôi đã giúp giáo viên hiểu đúng, hiểu rõ
thẩm mỹ là gì ? thẩm mỹ được thể hiện dưới những hình thức nào ? và giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ là giáo dục những gì ? để từ những kiến thức đó giáo viên xác

định được mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ của mình
Tôi đã lồng nội dung này vào các buổi sinh hoạt chuyên môn của các khối,
chuyên môn của toàn trường. Để giúp giáo viên hiểu được " Thẩm mỹ " là gì ? tôi
đã cung cấp cho giáo viên một số khái niệm, quan điểm về thẩm mỹ của Aristote,
Kant, Heghen, Mác- Lê Nin, ... Phân tích về mặt nghĩa của từ thì" thẩm" có nghĩa
là xem xét, " mỹ " là đẹp và theo quan niệm của Mác- Lê Nin thì bản chất cái đẹp
gắn liền với lao động, ra đời từ lao động, gắn bó chặt chẽ với cái thật, cái tốt,cái
có ích phải gắn liền với các hình tượng sinh động mới là cái mỹ. Các hình thức
6


biểu hiện của cái đẹp theo quan điểm của Mác- Lê Nin cái đẹp được biểu hiện
trong tự nhiên như: mây,gió,trăng,hoa,tuyết,núi, sông,....biểu hiện trong xã hội
được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,lao động sản xuất,vui
chơi,giải trí,thể thao,... Cái đẹp trong xã hội nó phối hợp được cả vẻ đẹp bên
ngoài lẫn bên trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị-đạo đức-truyền thống-phong
tục đó chính là cái chân - thiện - mỹ và cái đẹp còn thể hiện trong nghệ thuật nó
biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật như trong hội họa, điện ảnh, âm nhạc, văn
học,...cái đẹp trong hình tượng nghệ thuật là cái đẹp hoàn chỉnh vì nó được gọt
giũa, trau chuốt,của các yếu tố hình thức mà người nghệ sĩ phải góp nhặt, thâu
tóm cái đẹp trong hiện thực để sáng tạo nó trong tác phẩm nghệ thuật .
Tiếp theo tôi làm rõ cho giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo .
Theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành kèm theo thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mục tiêu phát
triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo gồm : Giáo dục trẻ:
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác
phẩm nghệ thuật
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo
hình.

- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật .
Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu cần đạt của độ tuổi trẻ mẫu giáo tôi yêu
cầu giáo viên trực tiếp dạy trẻ ở các độ tuổi mẫu giáo bé, nhỡ, lớn làm rõ nội dung
giáo dục thẩm mỹ cho trẻ theo từng độ tuổi cụ thể mà mình trực tiếp giảng dạy,
bám sát vào nội dung chương trình giáo dục mầm non mà BGD&ĐT quy định
phù hợp với các chủ đề trong năm học. Cốt lõi của 3 mục tiêu giáo dục thẩm mỹ
cho trẻ mầm non giáo viên cần nắm vững và hiểu rõ.
Tổ chức cho giáo viên xây dựng các tiết dạy thực hành đối chứng với các
nội dung giáo dục thẩm mỹ mà giáo viên đã làm rõ theo từng độ tuổi . Tôi cùng
giáo viên cốt cán xây dựng 3 hoạt động của 3 môn học nhấn mạnh đến giáo dục
thẩm mỹ để giáo viên toàn trường dự giờ rút kinh nghiệm ( 1. Hoạt động âm
7


nhạc, 2. Hoạt động tạo hình, 3. Hoạt động văn học ). Sau đó mỗi giáo viên xây
dựng các tiết dạy để thực hành dạy , giáo viên vững chuyên môn thì thực hành
các tiết dạy ít hơn, còn giáo viên yếu chuyên môn thì được thực hành dạy nhiều
hơn cho tổ chuyên môn dự giờ rút kinh nghiệm.
Sau mỗi đợt thực hành, tôi lồng đánh giá các tiết dạy thực hành của giáo
viên vào các buổi sinh hoạt khối, tổ, để những giáo viên không được dự giờ được
rút kinh nghiệm đồng thời tháo gỡ những vướng mắc về nội dung tiết dạy cũng
như phương pháp, hình thức, cách gợi cảm xúc, sáng tạo cho trẻ trong thực hiện
tiết dạy của giáo viên. Tôi đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh cho giáo viên về cách
tôn trọng, trân trọng những cái đẹp, những sáng tạo của trẻ, khuyến khích trẻ thể
hiện tài năng của mình, giáo viên cần khơi gợi cho trẻ những cảm xúc khi trẻ
được ngắm nhìn, lắng nghe, thưởng thức cái đẹp hay kết quả sáng tạo ra cái đẹp
của trẻ .
Tôi cũng đã chú trọng bồi dưỡng giáo viên theo từng hạn chế của mỗi giáo
viên bằng cách phân nhóm giáo viên theo từng nhóm hạn chế để thuận tiện cho
việc bồi dưỡng và giáo viên hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm cùng tiến bộ.

Ví dụ : - Nhóm hạn chế năng khiếu hội họa;
- Nhóm hạn chế năng khiếu âm nhạc
- Nhóm hạn chế năng khiếu văn học,....
2.3.2. Khắc phục hạn chế về năng khiếu cho giáo viên bằng công nghệ thông
tin.
Nhận thấy những hạn chế của mỗi giáo viên, nhất là những giáo viên hạn
chế về năng khiếu trong tạo hình, âm nhạc, văn học, tôi đã vận dụng công nghệ
thông tin để khắc phục hạn chế, giúp giáo viên tự tin hơn khi thực hiện các hoạt
động. Để phân nhóm giáo viên tôi đã tổ chức khảo sát năng khiếu của giáo viên
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn " Thi bắt thăm hát, kể chuyện, đọc
thơ ,vẽ, xé, nặn, dán theo nội dung thăm". Sau khi chia nhóm giáo viên có chung
hạn chế, tôi đã có những hỗ trợ, bồi dưỡng theo từng nhóm.
Đối với giáo viên hạn chế về văn học tôi đã hỗ trợ cùng giáo viên tải những
câu chuyện trên Youtube có cả lời kể và hình ảnh để giáo viên nghe và khắc phục
8


dần giọng kể của mình, giáo viên cũng có thể sử dụng vào tiết dạy làm quen văn
học thay cho 1 lần cô kể chuyện. Hay những buổi hoạt động chiều, hoạt động góc
cô có thể cho trẻ nghe kể chuyện, đọc thơ; thay cho cô kể chuyện thì giáo viên có
thể sử dụng vi deo để trẻ nghe và cảm nhận được giọng nhân vật, lời kể hấp dẫn
hơn , vận dụng biện pháp như thế không những khắc phục được những hạn chế
của giáo viên mà còn khuyến khích trẻ hứng thú, thích thú nghe kể chuyện hơn và
cảm nhận của trẻ về nghệ thuật và hình tượng văn học tốt hơn.
Đối với giáo viên hạn chế về âm nhạc tôi cũng đã cùng giáo viên tải các bài
hát, bản nhạc beat, bản nhạc giao hưởng,các bài hát trên mạng Internet để giáo
viên nghe và luyện hát đúng nhạc và cũng có thể sử dụng trong các tiết dạy âm
nhạc để hỗ trợ giáo viên dạy tiết âm nhạc thành công hơn,hạn chế được khả năng
ca hát của cô, giúp giáo viên tự tin trước trẻ hơn. Với trẻ được nghe và thưởng
thức những bài hát, bản nhạc được các nghệ sĩ biểu diễn, trẻ tiếp thu kiến

thức,cảm nhận sắc nét cái hay, cái đẹp của âm nhạc khơi gợi cảm xúc và thị hiếu
thưởng thức âm nhạc của trẻ đồng thời trẻ nhận ra những giai điệu vui tươi, trong
sáng hay những giai điệu ngọt ngào, tình cảm của các bài hát, bản nhạc thông qua
lời ca và âm thanh của bài hát mà nghệ sỹ biểu diễn.
Đối với giáo viên hạn chế về năng khiếu vẽ tôi đã hướng dẫn giáo viên
thiết kế giáo án điện tử vận dụng thanh công cụ Draw, AutoShapes trên máy tính
để vẽ các đối tượng và sử dụng các hiệu ứng trong ba boi để lập trình cho đối
tượng xuất hiện theo ý muốn, thay thế bước giáo viên vẽ mẫu trong hoạt động tạo
hình, đây là biện pháp rất hiệu quả khi vận dụng, giúp giáo viên khắc phục hạn
chế về khả năng vẽ của mình và giúp trẻ cảm nhận hình mẫu của cô vẽ chính xác
hơn, thẩm mỹ hơn, sắc nét hơn về đối tượng trẻ vẽ .
Đề giáo viên có thể vận dụng được biện pháp này vào hoạt động tạo hình
của trẻ, ngay từ năm học 2015-2016 và năm học 2016 - 2017 tôi đã bồi dưỡng
cho giáo viên về cách sử dụng và thiết kế hình ảnh trên máy tính và trên phần
Microsoft Powerboint, tôi đã mở chuyên đề và hướng dẫn giáo viên thực hiện
theo trình tự từ học lý thuyết đến thực hành thiết kế giáo án Powerboint. Với khả
năng thiết kế các hình ảnh Powerboint của mình cùng với lòng mong muốn giáo
9


viên ngày càng tiến bộ và thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ có hiệu quả hơn ,
tôi đã chia nhỏ từng nhóm giáo viên cứ 4-5 giáo viên 1 nhóm để thuận tiện trong
hướng dẫn và kèm cặp giáo viên thực hành, cứ như thế từng nhóm giáo viên biết
cách thiết kế giáo án Powerboint và sau khi giáo viên cơ bản biết thao tác trên
Powerboint thì tôi tiến hành giáo viên sử dụng thanh công cụ Draw và
AutoShapes , đây là bước dùng đường nét, hình học để tạo hình đối tượng, sau
khi có được đối tượng theo yêu cầu thì giáo viên sử dụng bảng màu FilColor để
đổ màu cho đối tượng theo ý thích, bước tiếp theo hướng dẫn giáo viên cài hiệu
ứng trong Powerboint cho đối tượng lập trình thứ tự xuất hiện theo từng bước
hướng dẫn của giáo viên.

Ví dụ : Đề tài : Vẽ con gà

10


Ví dụ : Đề tài vẽ cái ấm :

2.3.3 Nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua bộ môn nghệ
thuật gấp giấy ORIGAMI
Nhận thấy sức hút kỳ diệu của bộ môn gấp giấy nghệ thuật đối với trẻ mẫu
giáo, tôi đã mạnh dạn vận dụng bộ môn này trong giáo dục phát triển thẩm mỹ
cho trẻ.Bên cạnh những hoạt động nghệ thuật tạo hình khác tôi đã chỉ đạo giáo
viên sử dụng hướng dẫn trẻ gấp những sản phẩm nghệ thuật từ giấy.
11


Để giáo viên hưởng ứng và vận dụng biện pháp này đại trà toàn trường
trong năm học 2016-2017. Trong năm học: 2015-2016 tôi đã chỉ đạo điểm 2 lớp
( Hoa Hồng 1 và Hoa Cúc 2 ) mẫu giáo lớn và mẫu giáo nhỡ thực hiện điểm bộ
môn này, bước đầu thu được kết quả khá cao từ giáo viên và trẻ; từ thành công đó
năm học 2016-2017 tôi đã mạnh dạn triển khai đến từng giáo viên vận dụng bộ
môn này trong các hoạy động ngoài trời, hoạt động góc và một số hoạt động trải
nghiệm của trẻ.
Tôi đã nghiên cứu các tài liệu qua mạng Internet và cung cấp cách thực
hành, hướng dẫn gấp từng sản phẩm đến từng giáo viên. Tôi cùng với đồng chí tổ
trưởng, tổ phó chuyên môn chọn lọc các bài tập phù hợp với trẻ ở các độ tuổi mẫu
giáo ( bé, nhỡ, lớn ); độ khó được tăng dần theo độ tuổi nhằm kích thích trẻ hứng
thú tham gia, tránh nhàm chán cho trẻ vì quá khó hoặc quá dễ.
Ví dụ : Đối với trẻ mẫu giáo bé, tôi sử dụng các đối tượng gấp đơn giản
như : Con Dơi, con Ếch, con Cá, Thuyền,....


12


Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ tôi nâng cao yêu cầu và độ khó hơn như gấp con Thằn
Lằn, con Thỏ, con Mèo, Cái mũ,.....

13


14


Đối với trẻ mẫu giáo lớn tôi nâng cao yêu cầu và độ khó hơn chút nữa như
gấp con Bọ Ngựa, con Nhện, Hoa, Máy Bay, Con Trâu,....

15


2.3.4 Nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hình tượng
nghệ thuật.
Đối với trẻ thì việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hình tượng nghệ thuật là
một phương tiện giáo dục thẩm mỹ đạt hiệu quả tốt nhất, bởi vì những sản
phẩm nghệ thuật đã được chủ thể của nó trau chuốt,làm cho nó đẹp hơn, chuẩn
mực hơn, sản phẩm nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng cảm nhận
nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ , thị hiếu thẩm mỹ của người sáng tạo ra , chính vì
vậy mà những sản phẩm nghệ thuật khi đến với trẻ nó mang một thông điệp thẩm
mỹ tốt hơn giúp trẻ dễ cảm nhận và có xúc cảm trước cái đẹp một cách cụ thể
hơn. Thông qua các câu chuyện, bài thơ, vở kịch, các bài hát, bản nhạc,hay những
bức tranh,....thậm chí là những chương trình trên ti vi cũng mang lại cho trẻ

nhiều xúc cảm thẩm mỹ trước những tác phẩm nghệ thuật thông qua sự định
hướng của người lớn. Giáo viên tạo cơ hội cho con trẻ được tắm mình trong
không gian văn hóa nghệ thuật qua hình tượng nghệ thuật sẽ giúp con trẻ có thị
hiếu, tình cảm lành mạnh, biết cảm thụ quý trọng, lưu giữ và sáng tạo các giá trị
thẩm mỹ tốt nhất .
16


Trong chương trình giáo dục mầm non,chúng ta sử dụng rất nhiều các loại
hình nghệ thuật để cung cấp kiến thức cho trẻ, giáo dục trẻ ở các lĩnh vực phát
triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm,… Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên lựa
chọn những câu chuyện, bài thơ, bài hát,tranh ảnh,….. mang tính giáo dục thẩm
mỹ cao để đưa vào các hoạt động của trẻ, tôi thường ưu tiên những câu chuyện cổ
tích, chuyện ngụ ngôn, đặc biệt tôi thường chỉ đạo giáo viên sử dụng một số câu
chuyện trong chương trình quà tặng cuộc sống để giáo dục trẻ nhận thức và cảm
nhận những giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống hàng ngày; tùy thuộc vào từng chủ
đề cụ thể, giáo viên lựa các đoạn phim có nội dung phù hợp .
Khi chuyển tải nội dung đến với trẻ tôi luôn nhắc nhở giáo viên chú trọng
đến các hình tượng nhân vật trong câu chuyện, bài thơ, tiểu phẩm hay giai điệu
của bài hát, âm thanh của các bản nhạc vui tươi, trong sáng,hoặc những làn điệu
dân ca tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, màu sắc, đường nét, hình khối của đối tượng
trẻ đang trải nghiệm để khơi gợi giáo dục thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho trẻ,
giúp trẻ nhận thức, phân biệt được đâu là đẹp, đâu là tốt,…. Nhằm định hướng,
cung cấp cho trẻ những kiến thức thẩm mỹ nhất định theo từng độ tuổi của trẻ. Từ
đó hình thành ở trẻ năng lực thưởng ngoạn cái đẹp và có mong ước sáng tạo và
gìn giữ cái đẹp.
Tôi còn chú trọng định hướng cho giáo viên trong quá trình giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ thông qua hình tượng nghệ thuật luôn tôn trọng những sáng tạo, thị
hiếu của trẻ trong nghệ thuật, những mong muốn của trẻ trong sáng tạo nghệ
thuật, giáo viên không áp đặt sở thích cá nhân lên trẻ, cũng từ đó giáo viên nhận

ra được những sở thích, hiểu biết của riêng trẻ để có những điều chỉnh trong quá
trình giáo dục thẩm mỹ, dần giúp trẻ có những đánh giá thẩm mỹ, những chuẩn
mực và thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn. Giáo viên luôn tôn trọng những ý kiến nhận
xét, đánh giá của trẻ, tránh chê bai trẻ làm cho trẻ mặc cảm, mất tự tin khi nói lên
nhận xét, đánh giá về đối tượng.
Tất cả những công việc này giáo viên giữ một vai trò to lớn trong quá trình
cung cấp kiến thức thẩm mỹ cho trẻ, vừa là người định hướng vừa là người truyền
cảm xúc, kích thích sự sáng tạo trong quá trình phát triển thẩm mỹ, năng lực đánh
17


giá thẩm mỹ và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của trẻ.
2.3.5.Nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua cảnh
đẹp thiên nhiên, lễ hội
Hình thành cho trẻ năng lực nhận thức thẩm mỹ hay còn gọi là năng lực
cảm thụ thẩm mỹ của trẻ thông qua những cảnh đẹp thiên nhiên là một giải pháp
dễ thu hút sự chú ý, hứng thú trải nghiệm của trẻ, với những đặc điểm tò mò ham
hiểu biết, thích khám phá của lứa tuổi mầm non, với những phong cảnh thiên
nhiên kỳ thú, cảnh quan đẹp luôn tạo hứng thú và hấp dẫn đối với trẻ. Những hoạt
động, những buổi trẻ được khám phá những cảnh đẹp từ thiên nhiên luôn là đề tài
mới lạ, gợi cho trẻ nhiều xúc cảm thẩm mỹ, những rung động, tình cảm và những
cảm hứng sáng tạo ra cái đẹp trong nghệ thuật
Nhận thấy giá trị to lớn của hoạt động này tôi đã chỉ đạo giáo viên tận dụng
công nghệ thông tin mang đến cho trẻ những trải nghiệm nhiều hơn với cảnh đẹp
thiên nhiên, như các giờ hoạt động góc, hoạt điộng chiều hay ở các hoạt động làm
quen với môi trường xung quanh, hoạt động tạo hình,.... giáo viên vận dụng tranh
ảnh hay những đoạn phim, video về phong cảnh, danh lam thắng cảnh trong nước
cũng như trên thế giới để trẻ được thưởng thức và cảm nhận vẻ đẹp của thiên
nhiên, sự kỳ diệu của cuộc sống mang đến những xúc cảm thẩm mỹ giúp trẻ nhận
thức được đâu là cảnh đẹp từ đó hình thành ở trẻ thị hiếu thưởng thức cái đẹp,

cảm hứng sáng tạo ra cái đẹp và ý thức bảo vệ giữ gìn những cái đẹp trong thiên
nhiên. Tôi thường sử dụng các đoạn phim trong chương trình " Thiên nhiên kỳ
thú ", chương trình " Du lịch qua màn hình nhỏ ",các lễ hội mùa xuân, lễ hội của
các dân tộc,…
Ví dụ : Khi cho trẻ thực hiện đề tài miền núi
Giáo viên cho trẻ xem vi deo về những phong cảnh miền núi có những giãy
núi hùng vĩ, thác nước cùng với những dòng suối trong xanh, những thảm rừng
xanh mướt và những ngôi nhà sàn ..... tất cả những hình ảnh đó đã gợi cho trẻ cảm
nhận sâu sắc hơn về miền núi, sau khi được xem vi deo trẻ có xúc cảm hơn về
cảnh đẹp thiên nhiên, có thêm cảm hứng tái hiện lại những cảnh đẹp đó, không
những thế trẻ còn sử dụng màu sắc phong phú hơn trong diễn tả sản phẩm tạo
18


hình của mình
2.3.6. Nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua ứng xử và
những chuẩn mực đạo đức, văn hóa.
Những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống,những phẩm chất đạo đức,
yêu thương đùm bọc nhau của người Việt Nam là những giá trị thẩm mỹ quý báu
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của con người Việt Nam. Việc giáo dục
trẻ nhận thức những giá trị đạo đức, gìn giữ và phát huy nhữngđạo đức chuẩn
mực đó, là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong giáo dục hình thành
nhân cách trẻ của người giáo viên mầm non.
Để giáo dục trẻ biết nhận ra cái hay, cái đẹp trong chuẩn mực đạo đức,
trong ứng xử và trong hành động lời nói thì cô giáo và người lớn luôn phải là tấm
gương sáng và tạo cho trẻ một môi trường văn hóa, giao tiếp,ứng xử, trong nếp
sống lành mạnh, đẹp
Nhận thức được điều này tôi đã triển khai nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
thông qua ứng xử và những chuẩn mực đạo đức,văn hóa thành chuyên đề và triển
khai chuyên đề đến từng giáo viên, để giáo viên lồng ghép vào nội dung các chủ

đề thực hiện trong năm và kết hợp với chuyên đề lễ giáo, phát triển kỹ năng giao
tiếp để giáo dục trẻ. Song song với triển khai chuyên đề, tôi đã chỉ đạo các lớp
xây dựng môi trường văn hóa trong ứng xử, giao tiếp giữa cô giáo với trẻ và giữa
trẻ với trẻ đặc biệt giáo viên phải là tấm gương trong giao tiếp, trong ứng xử tạo
môi trường văn hóa trong giao tiếp tại lớp, tại trường, tôn trọng trẻ và đặc biệt là
phải đối xử công bằng với tất cả trẻ với khẩu hiệu " Nói lời hay, làm việc tốt "
Bên cạnh với việc chỉ đạo giáo viên tạo môi trường và làm gương cho trẻ thì tôi
luôn chú trọng đến việc phối kết hợp với phụ huynh học sinh để tạo môi trường
văn hóa ứng xử, giao tiếp tại gia đình, cộng đồng trẻ sinh sống, môi trường gia
đình trẻ tiếp xúc hàng ngày nếu không kết hợp giữa nhà trường và gia đình cùng
giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Song song với việc triển khai cho giáo viên lồng ghép vào nội dung các
hoạt động ở các chủ đề, tôi đặc biệt nhấn mạnh giáo viên vận dụng linh hoạt khi
thực hiện các hoạt động làm quen văn học với những câu chuyện, bài thơ có nội
19


dung giáo dục đạo đức, như : lòng hiếu thảo của cô con gái út trong chuyện Ba cô
gái, chuyện Bông hoa cúc trắng,..., tính thật thà, lòng dũng cảm,nhân hậu như :
chuyện Thạch Sanh,.... để trẻ nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, biết
được như thế nào là tốt, là hiếu thảo, là dũng cảm, nhân hậu, từ đó hình thành ở
trẻ những xúc cảm trước cái tốt, cái xấu, cái bi, cái hài, từ những xúc cảm đó hình
thành ở trẻ những hành động đẹp, ứng xử đẹp, không những thế trẻ được nghe
những lời thoại của nhân vật trong chuyện trẻ cũng học được nhiều lời hay, ý đẹp
trong lời thoại của các nhân vật trong câu chuyện .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng đề tài này bản thân tôi đã có nhiều giải pháp hay đạt hiệu
quả trong chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung giáo dục đặc biệt là giáo dục phát
triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Quảng Phong,tôi đã có nhiều
kinh nghiệm hơn trong chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, năng lực quản lý chỉ

đạo chuyên môn của bản thân ngày càng nâng lên , bản thân tự tin hơn trong chỉ
đạo, thực hiện chuyên môn.
Giáo viên nhà trường sau khi được bồi dưỡng kiến thức nâng cao nghiệp vụ
đã nắm vững và hiểu rõ những mục tiêu,nội dung, phương pháp thực hiện giáoện
pháp khắc dục thẩm mỹ cho trẻ, biết vận dụng , tận dụng và tạo môi trường thẩm
mỹ cho trẻ .
Sau khi vận dụng biện pháp khắc phục hạn chế cho giáo viên bằng công
nghệ thông tin giáo viên đã tự tin hơn khi thực hiện các tiết dạy, chất lượng các
tiết dạy nâng lên rõ rệt, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động hơn, các kỹ năng,
yêu cầu cô đặt ra trẻ thực hiện tốt hơn, khả năng cảm nhận những gía trị thẩm mỹ,
năng lực đánh giá thẩm mỹ của trẻ về đối tượng thẩm mỹ tốt hơn, trẻ thích tái tạo
và sáng tạo ra cái đẹp. Thể hiện qua các sản phẩm tạo hình, tham gia các hoạt
động âm nhạc, đóng kịch, qua ứng xử, giao tiếp hàng ngày.
Kết quả khảo sát cuôi năm cho thấy sự tiến bộ của giáo viên và học sinh
* Đối với giáo viên :
Số GV đạt yêu cầu nội dung khảo sát
Nắm

Thực

Gợi cảm Nắm

Có nhiều Linh hoạt
20


Tổng số

vững


GV tham

kiến thức hiệu quả trẻ trước PPGD

gia khảo

về

sát

hiện
GD các

thẩm mỹ

21
21
%
100
* Đối với trẻ :

có xúc cho vững các sáng
tiết cái đẹp

tạo xử lý các

trong

tình


trẻ trong thực hiện huống

dạy năng

lĩnh vực GDPTTM nghệ

khiếu
19
90,4

thẩm mỹ
20
95,2

20
95,2

cho trẻ
17
80,9

thuật
16
76,1

Số trẻ đạt yêu cầu nội dung khảo sát
Tổng số trẻ Bộc lộ cảm Nhận ra cái Có kỹ năng Thể hiện sự
tham gia khảo xúc trước cái đẹp trong tự trong
đẹp


sát

nhiên,

cuộc động âm nhạc, tham gia các

sống,

nghệ tạo hình, văn HĐ nghệ thuật

thuật
440
%

hoạt sáng tạo khi

học

380
430
430
86,3
97,7
97,7
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

370
84,0

3.1. Kết luận và kiến nghị

Để thực hiện tốt các nội dung trong chương trình giáo dục mầm non quy
định và hình thành nhân cách trẻ một cách toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực phát
triển thẩm mỹ cho trẻ thì bản thân mỗi cán bộ giáo viên cần phải nắm vững mục
tiêu, nội dung kiến thức giáo dục phát triển thẩm mỹ của từng độ tuổi, từ đó mới
có thể xây dựng kế hoạch và vận dụng các phương pháp, hình thức phù hợp cho
từng nội dung và thực hiện các mục tiêu đạt hiệu quả.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ đây là một lĩnh vực yêu cầu giáo viên phải vận
dụng nhiều kỹ năng và liên quan nhiều đến các bộ môn nghệ thuật chính vì vậy
mỗi CBGV cần phải làm cho mình thực sự " thẩm mỹ " thực sự sáng tạo trong các
hoạt động nghệ thuật, mỗi giáo viên phải có những thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh,
những chuẩn mực trong ứng xử, giao tiếp, trong đạo đức, tác phong,... thì mới có
thể đẩy những cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ trẻ lên cao và mới có thể thực
hiện tốt nội dung phát triển thẩm mỹ cho trẻ.

21


Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, mỗi giáo viên luôn không ngừng học
hỏi, trau dồi kiến thức, cập nhật kiến thức và nâng cao khả năng ứng dụng và vận
dụng công nghệ thông tin để vận dụng trong giảng dạy, thường xuyên tham khảo,
nghiên cứu tài liệu liên quan đến các nội dung,phương pháp, hình thức giáo dục
trẻ. Luôn thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá chính xác được sở trường và những hạn
chế của mình, nghiên cứu, học hỏi, tìm giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu
kém, dần hoàn thiện nắng lực và nghiệp vụ sư phạm của mình, luôn yêu nghề, tận
tụy với nghề.
Trong thực hiện các hoạt động giáo viên cần tạo cho trẻ nhiều cơ hội để trải
nghiệm, tham gia sáng tạo các hoạt động nghệ thuật, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện
những xúc cảm thẩm mỹ,cung cấp cho trẻ phong phú về hình tượng, đối tượng và
những giá trị thẩm mỹ trong tự nhiên, cuộc sống và trong nghệ thuật.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


Quảng Xương, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép SKKN của người khác
Người Viết :

Nguyễn Thị Nhung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
22


1. Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2009
2. Phê phán năng lực phán đoán,Immanuel Kant, Bùi Văn Sơn dịch và chú giải,
2007, Nxb Tri thức Hà Nội
3. Iu.A. Lu Kin,V.C.XCA.CHE-RƠ-SIC-CÔP, người dịch Hoài Lam, Nguyên lý
mỹ học Mác-Lê Nin,NXBSGK Mác-Lê Nin, Hà Nội, 1985
4. Giáo trình mỹ học Mác-Lê Nin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2001
5. Chức năng của giáo dục nghệ thuật, Ths. Giáo dục học Đinh Thị Hà-Phó
trưởng khoa GDĐC trường ĐHSP Nghệ thuật TW
6. Chức năng giáo dục thẩm mỹ của nghệ thuật, Ths. Lê Thị Thanh Huyền - Khoa
tâm lý giáo dục trường ĐH Hải Phòng.

23



×