Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐIỀU TRA, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI CÂY XANH HOA KIỂNG MỚI NHẬP NỘI Ở TP. HỒ CHÍ MINH VÀ THỊ XÃ SA ĐÉC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN TẤN ĐẠT

ĐIỀU TRA, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ
LOÀI CÂY XANH HOA KIỂNG MỚI NHẬP NỘI
Ở TP. HỒ CHÍ MINH VÀ THỊ XÃ SA ĐÉC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN TẤN ĐẠT

ĐIỀU TRA, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ LOÀI CÂY XANH HOA KIỂNG MỚI NHẬP NỘI
Ở TP. HỒ CHÍ MINH VÀ THỊ XÃ SA ĐÉC

Ngành: Cảnh Quan Và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn : Th S. PHẠM MINH THỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY
**********

NGUYEN TAN DAT

SURVEYING, PLANNING TO DEVELOP SOME EXOTIC
VERDURES AND FLOWERS IN HO CHI MINH CITY
AND SA DEC TOWN

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Adviser : PHAM MINH THINH, MSc.

Ho Chi Minh City
July/2008

ii



LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, các thành viên trong gia
đình, người đã sinh thành và nuôi dưỡng con nên người, là điểm tựa cho con
vững bước vào đời. Tình thương yêu vô hạn mà bố mẹ dành cho con sẽ mãi là
nguồn động lực to lớn giúp con vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc
đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Minh Thịnh cùng các
thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình giúp đỡ,
truyền đạt cho em những hành trang tri thức quý báu. Cuộc sống luôn vận
động, thay đổi nhưng công ơn to lớn của Các thầy cô sẽ mãi khắc ghi trong
tâm trí em.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị chủ vựa hoa kiểng, nhà
vườn, tiệm kinh doanh hoa đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp này.
Mình xin cảm ơn các bạn trong lớp DH04CH đã giúp mình rất nhiều
trong thời gian làm đề tài.
Sau cùng, em xin gửi lời chúc đến các thầy cô, các cô chú, anh chị chủ
cửa hàng hoa kiểng, các bạn cùng gia đình sức khỏe dồi dào và thành công
trong cuộc sống.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20/7/2008
Nguyễn Tấn Đạt

iii


TÓM TẮT
Đề tài “ Điều tra, định hướng phát triển mội số loài cây xanh hoa kiểng mới
nhập nội ở thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Sa Đéc ” được thực hiện tại các vựa
hoa kiểng, nhà vườn, một số công viên, khu du lịch của thành phố Hồ Chí Minh
và thị xã Sa Đéc.

Kết quả thu được:
1. Điều tra, định danh được 59 loài cây xanh hoa kiểng mới nhập nội.
2. Mô tả đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của các loài mới
nhập nội.
3. Thống kê thành phần các loài mới nhập nội theo họ thực vật, theo 6
nhóm đặc điểm hình thái và 2 nhóm ứng dụng, bố trí nội - ngoại thất.
4. Định hướng phát triển một số loài mới nhập nội.

iv


SUMMARY
The thesis “ Surveying, planning to develop some exotic verdures and
flowers in Ho Chi Minh city and Sa Dec town “ was carried out in Ho Chi Minh
city and Sa Dec town.
Results:
1. Surveying 59 exotic species.
2. Describing forms, growth and development of species.
3. To total up these new exotic verdures and flowers according to family,
include 6 form groups and 2 apply groups.
4. Planning to develop some exotic plants.

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................... ii
Tóm tắt ......................................................................................................... iii

Mục lục ........................................................................................................ iv
Danh sách các bảng ..................................................................................... vi
Danh sách các hình ...................................................................................... vi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1 Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hồ chí Minh
................................................................................................................................ 3
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 3
2.1.2 Khí hậu ................................................................................................... 3
2.1.3 Ánh sáng................................................................................................. 3
2.1.4. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm................................................................. 4
2.1.5 Gió .......................................................................................................... 4
2.1.6. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 4
2.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hoa, cây kiểng ở thành phố Hồ Chí
Minh ....................................................................................................................... 5
2.2.1 Tình hình sản xuất .................................................................................. 5
2.2.2. Tình hình tiêu thụ và kinh doanh hoa, cây kiểng : ................................ 6
2.2.3 Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hoa, cây kiểng ở Làng hoa
Gò Vấp ............................................................................................................ 7
2.3 Một số đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Sa
Đéc ...................................................................................................................... 7
2.3.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 7
2.3.2 Khí hậu ................................................................................................... 8

vi


2.4 Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thị hoa, cây kiểng ở thị xã Sa Đéc.. 8
2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển làng hoa Sa Đéc.................................. 8
2.4.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ ở làng hoa Sa Đéc.............. 9

2.5 Tình hình nghiên cứu cây xanh hoa cảnh ..................................................... 9
2.5.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài....................................................... 10
2.5.2 Công trình nghiên cứu trong nước ....................................................... 10
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 12
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 12
3.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................... 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 12
3.3.1. Phương pháp điều tra: ......................................................................... 12
3.3.2 Phương pháp định danh loài mới: sử dụng phương pháp so sánh hình
thái để định danh. .......................................................................................... 14
3.3.3 Phương pháp tổng hợp số liệu.............................................................. 14
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 16
4.1 Số lượng giống cây xanh hoa kiểng mới nhập nội điều tra được tại thành phố
Hồ Chí Minh và thị xã Sa Đéc ............................................................................. 16
4.2.1 Nhóm cây thủy sinh.............................................................................. 17
4.2.2 Nhóm dương xĩ..................................................................................... 17
4.2.3 Nhóm cây dây leo và thân bò ............................................................... 18
4.2.4 Nhóm cây có lá làm cảnh ..................................................................... 21
4.2.6 Nhóm cây gỗ thân cột làm cảnh ........................................................... 30
4.3 Thống kê thành phần các loài giống mới nhập nội..................................... 37
4.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ một số loài cây xanh hoa kiểng giống mới
nhập nội ở thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 40
4.4. 1 Tình hình sản xuất .................................................................................. 40
4.4.2 Tình hình tiêu thụ ................................................................................. 41
4.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ một số loài cây xanh hoa kiểng giống mới
nhập nội ở thị xã Sa Đéc ................................................................................... 42
4.5.1 Tình hình sản xuất ................................................................................... 42

vii



4.5.2 Tình hình tiêu thụ ................................................................................. 43
4.6 Mô hình sản xuất cây nội thất của hộ nông dân tại tp. Hồ Chí Minh........ 43
4.6 Định hướng phát triển một số loại cây xanh hoa kiểng giống mới nhập nội
ở thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Sa Đéc...................................................... 46
Chuơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 48
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 48
5.2 Kiến nghị..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 49
PHỤ LỤC............................................................................................................. 51

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Tình Hình Phát Triển Diện Tích Hoa, Cây Kiểng Trên Địa Bàn Thành
Phố....................................................................................................................5
Bảng 4.1 Thành phần các loài giống mới nhập nội theo 6 nhóm cây theo đặc tính
hình thái............................................................................................................38
Bảng 4.2 Thành phần các loài giống mới nhập nội theo 2 nhóm có ứng dụng bố
trí nội, ngoại thất chính ....................................................................................39
Bảng 4.3 Thành phần các loài giống mới nhập nội theo các họ thực vật ........39

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Đồng Tháp .....................................................................7
Hình 4.1 Biểu đồ các loại cây mới theo đặc tính hình thái ..............................38
Hình 4.2 Biểu đồ các loài cây mới theo ứng dụng bố trí nội, ngoại thất. ........39
Hình 4.3 Biểu đồ thành phần loài của các giống cây mới nhập nội.................41

Bảng kí hiệu các đặc điểm hình thái, điều kiện sinh trưởng và ứng dụng bố
trí nội – ngoại thất của các loài cây mới nhập nội:

ix


Hình thái cây

Dây leo

Dương xĩ

Cây bụi

Cây gỗ

Nhu cầu chăm sóc của cây

Cần nhiều nước

Cần nước trung bình

Cần ít nước


Cây ưu sáng

Cây chịu bóng một phần

Cây chịu bóng hoàn toàn

Cần được tưới phun sương

Ứng dụng và đặc điểm của cây

Cây có lá đẹp

Cây có hoa đẹp

Cây có hương thơm

Cây nội thất

Cây có quả ăn được

Cây thủy sinh

ix


Cây thu hút côn trùng

Cây dược liệu


Đặc điểm thực vật

Lá hình lông chim

Lá hình quạt

Lá đơn

Cây không có thân

Cây mọc thành bụi

Thân đơn

( Nguồn: trang web />
x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố năng động và phát triển bậc
nhất cả nước nên nhu cầu mỹ quan đô thị đang được quan tâm để xây đựng một
thành phố xanh - sạch - đẹp. Nhu cầu thưởng thức cây cảnh của mỗi gia đình góp
phần cải thiện mảng xanh thành phố. Trước nhịp sống vội xô bồ, áp lực công
việc, môi trường cạnh tranh gay gắt, con người muốn quay về với thiên nhiên,
một khoảng không thoáng đãng, xanh tươi đầy sức sống sẽ giúp tinh thần thoải
mái. Một góc sân xinh xắn, một khoảng trời dịu nhẹ là mong ước của bao người
trong cuộc sống hiện nay. Các giống cây mới nhập nội có hình dáng đẹp, màu sắc
bắt mắt thu hút nên các nhà vườn luôn sưu tầm để sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị
trường.

Trước tình hình các giống mới được nhập rộng rãi vào thành phố như hiện
nay, cần có sự nghiên cứu sự thích nghi của các chủng loại nhập phù hợp với
điều kiện tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, còn nghiên cứu các
chủng loại cây có ưu thế trong thiết kế, thi công các công trình cảnh quan nhằm
hạn chế được sự thất thoát kinh phí và rút ngắn được thời gian thi công do cây
không phù hợp với điều kiện môi trường ở thành phố. Mặc khác, việc xác định
tên khoa học của các loài mới mang tính chuyên nghành cao, giúp cho việc trao
đổi thông tin, đầu tư các dự án cảnh quan mang tính chất quốc tế, việc dùng tên
khoa học là một chuẩn mực trong giao tiếp, xây dựng và triển khai các dự án
nước ngoài.
Thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) là nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích
hợp cho việc trồng hoa cây cảnh, từ lâu nổi tiếng với Làng hoa Sa Đéc, trở thành
nơi chuyên sản xuất và cung cấp hoa, cây cảnh cho thị trường cả nước nói

1


chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì thế Sa Đéc là nơi điển hình để
điều tra, tìm hiểu tình hình nhân giống các loại giống mới có trên thị trường
thành phố Hồ Chí Minh.
Để cập nhật các giống mới hiện nay, làm cơ sở cho việc định danh, góp
phần định hướng cho việc sản xuất một số giống mới đại trà và làm tài liệu tham
khảo cho việc thiết kế, thi công khuôn viên thì đề tài “ Điều tra, định hướng
phát triển mội số loài cây xanh hoa kiểng mới nhập nội ở thành phố Hồ Chí
Minh và thị xã Sa Đéc ” được thực hiện.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hồ chí
Minh
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38’
vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054’ kinh độ đông.
Diện tích tự nhiên của thành phố là 2.095,01km2 với dân số là 6.062.993
người (năm 2005), toàn thành phố có 24 quận huyện, trong đó có 5 huyện ngoại
thành là Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ.
Với vị trí địa lí thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang trở thành
một trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực
kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục,…
2.1.2 Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Đặc điểm chung của khí hậu thời tiết thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều
trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường
cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.
2.1.3 Ánh sáng
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/ cm2/ năm. Số giờ
nắng trung bình/ tháng 160-270 giờ. Tổng tích ôn/ năm là 9.878 0C.
Lượng bốc hơi nước tương đối lớn 1399

mm

/ năm, bình quân trong tháng

mùa mưa là 2-3 mm / ngày và tháng mùa nắng là 5 -6 mm/ ngày.

3



2.1.4. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm
Nhiệt độ không khí trung bình 270 C, nhiệt độ cao tuyệt đối 40 0C, nhiệt
độ thấp tuyệt đối 13,8 0C. Tháng có nhiệt dộ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8
0

C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp là giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng

năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình từ 25 – 280C.
Lượng mưa cao, bình quân/ năm 1.949 mm, năm cao nhất 2.718 (1908)
mm và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958), với số ngày mưa trung bình/ năm là 159
ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, trong đó có hai tháng 6 và 9 có lượng mưa cao nhất. Các
tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian
thành phố lượng mưa phân bố không đều. có khuynh hướng tăng dần theo trục
Tây Nam – Đông Bắc. Đại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc
thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
Độ ẩm tương đối của không khí bình quân/ năm 79,5%, bình quân mùa
mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%, bình quân mùa khô 74,5% và mức
thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
2.1.5 Gió
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính là Tây –
Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào
trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình là 3,6 m/ s và
gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s, gió Bắc-Đông Bắc từ
biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung
bình 2,4 m/s, ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam-Đông Nam, khoảng từ tháng
3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản thành phố Hồ Chí Minh thuộc
vùng không có gió bão.

2.1.6. Thổ nhưỡng
Đất đai của thành phố chủ yếu do phù sa cũ và phù sa mới tạo nên. Đất
phèn chiếm 40%, đất xám phát triển trên nền phù sa cổ chiếm 19,3%. Đất mặn

4


12,2%, đất cồn cát, bãi biển chiếm 3,2%. Đất phù sa nước ngọt 2,6%, các loại đất
khác 6,7%, diện tích mặt nước 16%.
2.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thị hoa, cây kiểng ở thành phố
Hồ Chí Minh
2.2.1 Tình hình sản xuất
Diện tích canh tác hoa, cây kiểng của toàn Thành phố hiện nay khoảng
668,2 ha (tương đương 1.005 ha diện tích gieo trồng), trong đó mai vàng là
chủng loại hoa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong diện tích hoa, cây kiểng.
Bảng 2.1. Tình Hình Phát Triển Diện Tích Hoa, Cây Kiểng Trên Địa Bàn Thành
Phố
STT

Chủng loại

Năm

Năm

Năm

Năm




2003

2005

2006

2010

2006 (%)

(ha)

(ha)

(ha)

(ha)

So với So với

cấu

năm

2003

2010

1


Hoa lan

20

50,3

64,3

200

321,50

32,15

2

Hoa nền

155

403

534

400

344,52

133,50


4

Mai

190

225,5

256,9

170

135,21

151,12

5

Kiểng

170

150

430

66,23

34,88


848,8

1.005,2

1.170

169,94

83,77

các 226,5

loại
Tổng cộng

591,5

Về chủng loại: hoa, cây kiểng thành phố có chủng loại khá phong phú
gồm mai vàng, lan, bonsai, kiểng lá, kiểng công trình…
Các loại cây, hoa kiểng như sứ thái, bonsai, kiểng công trình, kiểng lá
được trồng rộng rãi ở các quận huyện với diện tích gieo trồng là 150 ha (chiếm
14,9% diện tích hoa, cây kiểng).
Tuy nhiên, do điều kiện đất đai manh mún, giá thành sản xuất cao hơn so
với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, tổ chức

5


sản xuất chủ yếu dưới dạng kinh tế hộ gia đình, chưa có sự liên kết trong sản xuất

và tiêu thụ.
2.2.2. Tình hình tiêu thụ và kinh doanh hoa, cây kiểng
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nơi tiêu thụ mà còn là nơi trung
chuyển và tiêu thụ hoa, cây kiểng rất lớn của cả nước. Hoa kiểng được sản xuất
trên địa bàn thành phố hay hoa từ các tỉnh đều được tập trung về thành phố làm
nơi tiêu thụ chính cả ngày thường và các dịp lễ Tết, các đầu mối xuất khẩu cũng
tập trung chủ yếu ở đây.
Giá trị sản lượng:
Dự kiến giá trị hoa, cây kiểng đạt 190,860 tỷ đồng (theo giá thực tế) chiếm
14,7% giá trị sản xuất trồng trọt năm 2006, trong đó:
- Hoa lan có giá trị sản xuất cao nhất đạt 89,2 tỷ đồng, chiếm 46,7% tổng giá trị
sản xuất hoa, cây kiểng và chiếm 6,9% giá trị sản xuất trồng trọt năm 2006.
- Mai vàng: 61,7 tỷ đồng, chiếm 32,3% giá trị sản xuất hoa, cây kiểng.
- Hoa nền: 37,38 tỷ đồng, chiếm 19,5% giá trị sản xuất hoa cây kiểng.
Tình hình tiêu thụ và kinh doanh hoa, cây kiểng:
-Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ
hoa, cây kiểng với quy mô và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.
- Dịch vụ thu mua, cung cấp, cho thuê hoa, cây kiểng là loại hình phổ biến nhất
tại các cơ sở kinh doanh hoa kiểng, 100% cơ sở kinh doanh có khách hàng trong
thành phố sử dụng thường xuyên phục vụ cho nhu cầu trang trí, 72% cơ sở có
khách hàng ở các tỉnh lân cận sử dụng dịch vụ này.
- Dịch vụ cung cấp thiết bị, vật tư kỹ thuật nông nghiệp chiếm 20% các dịch vụ
kinh doanh hoa, cây kiểng. Đây là dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ
cho nhu cầu bảo quản, chăm sóc hoa, cây kiểng.
- Ngoài ra còn có các dịch vụ chăm sóc hoa, cây kiểng, dịch vụ cho thuê, tư vấn
kỹ thuật, mỹ thuật, các loại hình dịch vụ này mới xuất hiện nhưng ngày càng
được người tiêu dùng ưa chuộng phục vụ cho nhu cầu trang trí, thiết kế khuôn
viên.

6



2.2.3 Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hoa, cây kiểng ở Làng hoa
Gò Vấp
Làng hoa Gò Vấp đã có từ gần nửa thế kỷ trước, mới đầu hoa được trồng
với mục đích thưởng ngoạn nhưng dần dần có lợi nhuận, nhiều người đã tổ chức
trồng đại trà để kinh doanh, trở thành nơi cung cấp 60% hoa tươi cho Sài Gòn Chợ Lớn. Thời kỳ còn hưng thịnh, làng hoa Gò Vấp có diện tích đến 400 hecta,
trồng rất nhiều loại hoa và cung cấp 60% hoa tươi cho thành phố. Nhưng đến đầu
thập niên 90, cơn sốt đất đã tác động tiêu cực đến làng hoa. Đất trồng hoa đã bị
thu hẹp diện tích nghịch chiều với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Làng hoa
Gò Vấp đã mất đi thế mạnh cung cấp hoa tươi cho TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay,
Làng hoa Gò Vấp trong những năm gần đây có thế mạnh là hoa kiểng bon sai và
đóng vai trò cầu nối, tìm thị trường tiêu thụ, đồng thời liên kết với các vùng hoa
như Sa Đéc (Đồng Tháp), Đà Lạt, Chợ Lách (Bến Tre) để trở thành trung tâm
trưng bày, mua bán hoa, cây cảnh, vật tư ngành hoa - cây cảnh của thành phố và
giữa thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương khác.
2.3 Một số đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã
Sa Đéc
2.3.1 Vị trí địa lý

Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Đồng Tháp

7


Thị xã Sa Đéc nằm ở tỉnh Đồng Tháp, cách TP.HCM 140 km về phía tây
nam, có quốc lộ 80 chạy qua ở giữa và sông Sa Đéc ở phía đông, ngoài ra còn có
tỉnh lộ 848 chạy qua rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Thị xã Sa Đéc gồm
4 phường, 3 xã, có 4.005 hécta diện tích tự nhiên với 72.670 nhân khẩu.Địa giới
thị xã Sa Đéc ở phía đông giáp huyện Châu Thành và sông Tiền; phía tây giáp

huyện Thạnh Hưng; phía nam giáp huyện Châu Thành; phía bắc giáp sông Tiền.
Bên cạnh đó, Sa Đéc còn là nơi khởi nguồn của rạch Cần Thơ, nên cũng khá dễ
dàng giao thông buôn bán với khu vực phía nam sông Hậu.
Hiện nay Sa Đéc đã trở thành đô thị loại 3, trung tâm kinh tế tài chính của
tỉnh và trong tương lai trở thành khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Đồng
Tháp.
2.3.2 Khí hậu
Sa Đéc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình 26,6ºC.
2.4 Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thị hoa, cây kiểng ở thị xã Sa Đéc
2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Nếu như trước năm
1975, có trên dưới khoảng 200 hộ trồng hoa kiểng, tập trung chủ yếu ở xã Tân
Quy Đông (hình thành nên “làng hoa Tân Quy Đông”) thì đến thập niên 90, làng
hoa Tân Quy Đông bắt đầu phát triển mạnh, lan rộng ra các xã, phường lân cận
và hiện nay có gần 2.000 hộ trồng hoa với tổng diện tích hơn 250ha với trên
1.000 chủng loại hoa cảnh, tập trung tại các xã Tân Qui Đông, Tân Qui Tây, Tân
Khánh Đông và phường 3.. Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, môi trường và
kinh nghiệm sản xuất hoa kiểng từ hàng trăm năm thì Sa Đéc đã trở thành vựa
kiểng lớn nhất trong 3 trung tâm sản xuất hoa kiểng nổi tiếng ở Đồng bằng sông
Cửu Long là Sa Đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre), Bà Bộ (Cần Thơ).
Chủ tịch UBND TX.Sa Đéc Tống Kim Quảng cho biết, mục tiêu đến năm
2015 sẽ tăng diện tích trồng hoa kiểng của Sa Đéc lên 900ha. Để thực hiện mục

8


tiêu này, thị xã đang thuê tư vấn để quy hoạch hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi,
khuyến khích nhà vườn, nhà đầu tư phát triển nghề trồng hoa theo hướng trang

trại, hoàn chỉnh hệ thống bờ kè, mở rộng chợ đầu mối hoa kiểng lên 5ha, xây mới
và nâng tải trọng 2 cầu tại trung tâm làng hoa. Thị xã Sa Đéc cũng đã thông qua
đề án phát triển hoa kiểng đến 2010 và định hướng đến 2015, với hy vọng sẽ làm
bật dậy tiềm năng của làng hoa Sa Đéc.
2.4.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ ở làng hoa Sa Đéc

Hàng năm các hộ gia đình trồng hoa kiểng tại Sa Đéc cung cấp cho thị
trường trong nước hơn 8 triệu giỏ hoa và hơn 20.000 chậu kiểng các loại. Thành
phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hoa kiểng lớn nhất của Sa Đéc. Bình quân
mỗi ha trồng hoa kiểng thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm, lãi gấp 5-10 lần trồng
lúa. Sa Đéc chuyên cung cấp hoa trang trí nội, ngoại thất cho các tỉnh thành và
cả sang Lào, Campuchia và Trung Quốc trên 10 triệu sản phẩm, doanh thu trên
100 tỉ đồng/ năm. Doanh thu từ nghề trồng hoa kiểng đã góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của thị xã, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm việc làm
cho gần 3.600 lao động nông thôn.
Tỉnh Đồng Tháp đang lập dự án xây dựng “Làng hoa kiểng Sa Đéc” đến
2010 có tổng diện tích là 300 ha, xây dựng phương án chọn lọc, bảo tồn và phát
triển các loại hoa kiểng bản địa đặc thù; ứng dụng công nghệ sinh học vào việc
nhân giống, lai tạo giống mới, đưa nghề trồng hoa kiểng trở thành một trong
những nghề sản xuất tiềm năng.
2.5 Tình hình nghiên cứu cây xanh hoa cảnh
Từ xưa, ông cha ta vốn gần gũi, yêu mến thiên nhiên nên đã mang những
nét đẹp của tự nhiên vào cuộc sống hàng ngày. Trước đây, việc thưởng ngoại
thiên nhiên là thú vui của bậc tao nhân mặc khách, của vua chúa, những người có
địa vị trong xã hội. Nhưng ngày nay, việc chơi hoa, cây cảnh là niềm đam mê của
nhiều tầng lớp trong xã hội hiện đại.

9



2.5.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về cây xanh hoa kiểng
và tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao:
Quyển ‘’Landscape Design’’ của Leroy Hanebaun (1981), phân chia cây
xanh thành 3 nhóm đặc điểm hình thái liên quan đến việc thiết kế cây trồng
trong trang trí hoa viên: hình dạng, kết cấu và màu sắc.
Quyển ‘’Tropica color cyclopenia of exotic plant and trees’’ của tác giả
Alfred Byrd Graf.
Quyển ‘’Landcape Plant’’ của nhóm tác giả nhà xuất bản Orthobook
(1989) thì phân loại cây xanh theo 2 tiêu chuẩn: công dụng và hình dạng.
Quyển ‘’1001 Garden Plant in Singapore’’ của nhóm tác giả nhà xuất bản
National Parks Board (2003) đã điều tra và thống kê các loại cây xanh hoa cảnh ở
Singapore.
2.5.2 Công trình nghiên cứu trong nước
Các nhà khoa học về thực vật ở Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc
nghiên cứu cây xanh hoa kiểng và đã có nhiều tác phẩm có giá trị khoa học và
thực tiễn cao, giúp phân loại và định danh những loại cây xanh hoa kiểng trong
nước:
Quyển “Cây trồng đô thị”, của tác giả Lê Phương Thảo và Phạm Kim Chi
(1993) đã phân chia cây bóng mát ra làm 4 nhóm: Cây bóng mát có hoa đẹp, cây
bóng mát có hoa thơm, cây bóng mát ăn quả và cây bóng mát thường. Phân cây
trang trí ra thành 9 nhóm: Cây họ tre trúc, cây họ cau dừa, cây cảnh dáng đẹp,
cây cảnh hoa đẹp, cây cảnh quả đẹp, cây cảnh leo giàn, cây hàng rào, cây viền
bồn, cây hoa. Ngoài tác giả còn phân theo độ cao, hình khối, dạng tán, màu sắc
lá, hoa, thời gian ra hoa, thời gian trơ cành, thời gian ra lá non.
Quyển “Cây cảnh – hoa Việt Nam” của tác giả Trần Hợp (1993) đã tổng
hợp các loài cây xanh hoa kiểng của nước ta và phân chia cây xanh thành 6 nhóm
chính: nhóm cây leo, nhóm cây làm cảnh bằng thân, nhóm cây làm cảnh lá, nhóm
cây làm cảnh bằng hoa và nhóm cây làm cảnh ở dưới nước.


10


Quyển “Cây xanh phát triển và quản lí môi trường đô thị”, của tác giả Chế
Đình Lý (1997), phân chia cây xanh đô thị ra thành 8 nhóm chính dựa vào hình
dạng và công dụng: Cây đại mộc (cây có bóng mát và có dáng đặc biệt), cây rào
che ( nhóm tre trúc và các họ khác), cây rào chắn (có sắn tỉa và không quy cách),
cây dạng bụi (có hoa và không có hoa), cây che phủ nền (có hoa và không có
hoa), cỏ (trang trí và làm thảm cỏ), hoa ngắn ngày (hoa thông thường và hoa cao
cấp), dây leo (có hoa và không có hoa).
Quyển “Cây xanh hoa cảnh Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh” của tác
giả Trần Hợp (1998), thì phân chia cây xanh hoa cảnh thành 8 nhóm: cây xanh
đường phố, cây gỗ thân cột làm cảnh, cây leo làm cảnh, cây làm bonsai, cây có lá
làm cảnh, cây có hoa làm cảnh, cây có quả và cây ở dưới nước làm cảnh.

11


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra và định hướng phát triển một số chủng loại cây nhập nội hiện có
ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Sa Đéc.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, định danh một số loài cây cảnh mới ở tp. Hồ Chí Minh và thị
xã Sa Đéc.
- Trên cơ sở khảo sát về tình hình sản xuất và tiêu thụ của một số loài cây
mới đề xuất một số giải pháp đối với chính quyền địa phương, người sản suất.
3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp điều tra:
3.3.1.1 Phạm vi điều tra
- Thời gian tiến hành điều tra các cây xanh hoa kiểng mới được tiến hành
từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2008.
- Các giống cây nội thất và thi công công trình.
3.3.1.2 Địa điểm điều tra
- Tại thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành nên các trung tâm sản xuất
cây, hoa kiểng nổi tiếng như trồng mai ở Thủ Đức, trồng hoa kiểng và bonsai tại
làng hoa Gò Vấp, quận 2, quận 12,…Và hiện đã có các khu vực chuyên mua bán
cây cảnh như Làng hoa Gò Vấp, các tiệm kinh doanh cây đại thụ tại xa lộ Hà
Nội, khu vực Ngã Tư Ga, các tiệm hoa kiểng ở đường Kha Vạn Cân ( Thủ Đức),

12


đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), đường Nguyễn Hữu Cảnh ( quận Bình
Thạnh)… Vì vậy, việc điều tra được tiến hành tại :
- Các vựa bán hoa, cây cảnh ở làng hoa Gò Vấp (chủ yếu tập trung tại
đường Phan Huy Ích, Lê Văn Thọ, Phạm Văn Chiêu, Lê Đức Thọ… ), một số
tiệm hoa cảnh, nhà vườn dọc Xa Lộ Hà Nội, đường Nguyễn Hữu Cảnh ( quận
Bình Thạnh), đường Nguyễn Hữu Thọ ( quận 7) và các quận khác của thành phố:
Thủ Đức, quận 12, quận Tân Bình,…
- Các nhà vườn ở quận Thủ Đức, quận 12,…
- Công viên trong thành phố Hồ Chí Minh: công viên Tao Đàn, công viên
Lê Văn Tám, công viên Gia Định, công viên Lê Thị Riêng,…
- Các khu du lịch của thành phố: khu du lịch Văn Thánh, khu du lịch Bình
Qưới 1, khu du lịch Bình Qưới 2,…
- Tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp): việc điều tra được tiến hành tại các
nhà vườn đang sản xuất cây hoa kiểng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoa
kiểng tại Làng Hoa Sa Đéc tập trung chủ yếu ở phường Tân Quy Đông và

phường Tân Quy Tây.
3.3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu
a/Thu thập số liệu sơ cấp
- Dùng máy ảnh chụp hình, ghi chép, mô tả các đặc điểm hình thái các
giống cây được nhà vườn, chủ tiệm hoa cảnh giới thiệu là giống mới.
- Phỏng vấn nhà vườn, chủ tiệm hoa cảnh về đặc tính sinh lý, tình hình sản
xuất và tiêu thụ các giống cây kiểng mới nhập.
b/Thu thập số liệu thứ cấp
Từ các luận văn tốt nghiệp khóa trước có liên quan, các cuốn sách về cây
xanh – cây cảnh đã được định danh, trang web của ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh, trang web của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, tổng hợp trên
Internet,…

13


×