Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT CÂY HOA KIỂNG PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN NGỌC THANH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
CÂY HOA KIỂNG PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH ĐẤT
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN NGỌC THANH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
CÂY HOA KIỂNG PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH ĐẤT
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY
************

NGUYEN NGOC THANH

INVESTIGATING LAND USE OF FLOWER-ORNAMENTAL
FOR LAND AGRICULTURAL PROJECT IN
BINH DUONG PROVINCE

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL HORTICULTURE

GRADUATION THESIS

Advisor : TRUONG THI CAM NHUNG, M.Sc

Ho Chi Minh City
July 2008

ii



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ và người thân đã
luôn ủng hộ, chia sẻ và tạo điều kiện để giúp con hoàn thành tốt quá trình học tập
tại trường như ngày hôm nay.
Trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành luận văn này, tôi xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất tận tình của các Thầy Cô trong Bộ môn Cảnh
quan và Kỹ thuật hoa viên trường Đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, đối với Cô Trương Thị Cẩm Nhung, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến Cô - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
và tất cả các Thầy Cô đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Cảm ơn các cô, chú trong Hội nông dân, các ban đoàn thể của các huyện
Dĩ An, Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một và các xã, phường đã tạo điều kiện và cung
cấp các thông tin cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn tập thể lớp Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên 30 và các bạn thân đã
chia sẻ cùng tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt.
Xin cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Thanh

iii


TÓM TẮT
Tên đề tài: Điều tra hiện trạng sử dụng đất sản xuất cây hoa kiểng phục vụ
cho quy hoạch đất nông nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Thời gian thực hiện đề tài:
10/3/2008 đến 15/7/2008 trên hai huyện Dĩ An, Bến Cát và thị xã Thủ Dầu Một của

tỉnh Bình Dương. Đề tài được tiến hành điều tra ngẫu nhiên.
Kết quả :
- Điều tra được từ khu vực nghiên cứu:
+ Quy mô kinh doanh: 61,7% sản xuất cá thể, 35% cơ sở kinh doanh, 3,3% công ty
kinh doanh.
+ Diện tích trồng cây hoa kiểng: 35% các hộ có diện tích từ 100 m2 đến 500 m2 và
41,7% các hộ có diện tích từ 500-3000m2
+ Về thâm niên canh tác: trên 10 năm chiếm tỷ lệ 13,3% tập trung ở những nghệ
nhân cao tuổi; nhiều nhất 41,7% các hộ có 2-5 năm.
+ Chủng loại cây hoa kiểng: 56,7% các hộ chỉ sản xuất kinh doanh hoa-kiểng trang
trí, 26,7% ở các hộ chỉ sản xuất bon sai kiểng cổ và chỉ 16,6% các hộ là sản xuất đủ
loại.
+ Lực lượng lao động: các hộ có số lao động từ 1-2 người có tỷ lệ cao nhất 75%, tỷ
lệ thấp nhất 3,3% các hộ có số lao động từ 4-6 người.
+ Thị trường tiêu thụ: tỷ lệ 100% hộ tiêu thụ bằng cách bán lẻ, có 18 hộ trong số 60
hộ giao cho mối tiêu thụ, có 22 hộ được nhận đơn đặt hàng và 19 hộ tự tiêu thụ
bằng cách thi công công trình.
+ Hoạt động vay vốn: các hộ có nguồn vốn tự có chiếm tỷ lệ 80% và các hộ vừa có
nguồn vốn tự có vừa có vốn vay chiếm tỷ lệ 20% toàn tỉnh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoa-kiểng trang trí trên 600m2 trong 1 năm là: tổng
doanh thu là 63,1 triệu đồng, lợi nhuận thu được trong một năm 20,637 triệu đồng.
Và cho bon sai kiểng cổ trong một năm/300 m2 là chi phí ĐTXDCB: doanh thu của
một chu kỳ đầu tư: 371,5 triệu đồng. Lợi nhuận là: 195,061 triệu đồng.

iv


SUMMARY
The thesis: “Investigating land use of flower-ornamental for land agricultual
project in Binh Duong province” was carried out from March/10th/2008 to

July/15th/2008.
The results show that:
- Investigating from actual state:
+ The styles of farm there are 61,7% personal farm, 35% farm-business, 3,3% farmcomany.
+ Cultivated area : the farmers who have 100-500m2 are 35% and there are 41,7%
the number of farmers have 500-3000m2.
+ Experience: the number of farmers has experience uper 10 year is 13,3% and the
other farmers have from 2 to 5 year are 41,7%.
+ The kind of flower- ornamental: the farmers cash ornamental-speciality are
56,7%, the number of farmers plant bonsai tree is 26,7%, the other farmers plant
many of tree are 16,6%.
+ Local labor: the farmers who have 75% are 1-2 person and they who have 3,3%
are 4-6 person.
+ Consuming market: All farmers are retail, the number of farmers sale connection
is 18 farm, there are 22 farm sale order-form and 19 farm owner design landscape.
+ Financial aid: the farmers have 80% relay their income souce, and they have 20%
need lend funs.
- Evaluating effect of economy for flower- ornamental in 600m2/1year: total of
income is 63,1 million VND, profits :20,637 million VND. And effect of economy
for bonsai tree in 300m2/1 year: total of in come is 371,5 million VND, profits:
195,061 million VND.

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ............................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................... iii
Tóm tắt ................................................................................................ iv

Summary ............................................................................................. vi
Mục lục.............................................................................................. viii
Danh sách các chữ viết tắt.................................................................. xii
Danh sách các ảnh và hình ................................................................ xiii
Danh sách các bảng và biểu đồ ....................................................... . xiv
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 3
1.3. Giới hạn của đề tài ................................................................................................. 3
2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ..................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về tỉnh Bình Dương.............................................................................. 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 4
2.1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 4
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ....................................................................................... 5
2.1.1.3. Khí hậu thời tiết................................................................................................ 6
2.1.1.4. Nguồn nước và chế độ thủy văn....................................................................... 9
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:................................................................................. 13
2.1.2.1. Kinh tế:........................................................................................................... 13
2.1.2.2. Dân số - lao động ........................................................................................... 14
2.1.2.3. Giao thông...................................................................................................... 14
2.2. Tình hình sử dụng đất tỉnh Bình Dương .............................................................. 15
2.3.Sơ lược về tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa kiểng trong nước và thế giới ............ 17

vi


2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây hoa kiểng trên thế giới ................................... 17
2.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây hoa kiểng trong nước..................................... 18
2.4. Đánh giá chung về tổng quan............................................................................... 19
2.4.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 19

2.4.2. Khó khăn ........................................................................................................... 19
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 20
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát đề tài .................................................................. 20
3.2. Nội dung............................................................................................................... 20
3.3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: ......................................................... 21
3.3.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 21
3.3.1.1. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 21
3.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................................... 22
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 23
3.3.2.1. Công tác ngoại nghiệp.................................................................................... 23
3.3.2.2. Công tác nội nghiệp ....................................................................................... 23
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................. 25
4.1. Kết quả điều tra từ khu vực nghiên cứu ............................................................... 25
4.1.1. Khái quát tình hình sử dụng đất trồng hoa kiểng ở Bình Dương...................... 25
4.1.2. Quy mô sản xuất kinh doanh............................................................................. 26
4.1.3. Diện tích trồng cây hoa kiểng ........................................................................... 28
4.1.4. Thâm niên canh tác ........................................................................................... 30
4.1.5. Chủng loại cây hoa kiểng trong sản xuất kinh doanh ....................................... 30
4.1.6. Đặc trưng hoa kiểng ......................................................................................... 32
4.1.7. Lực lượng lao động phục vụ sản xuất hoa kiểng .............................................. 34
4.1.8. Thị trường tiêu thụ ............................................................................................ 35
4.1.9. Hoạt động vay vốn, hoạt động khuyến nông .................................................... 36
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho sử dụng đất sản xuất
cây hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương ............................................................................... 37
4.2.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 38

vii


4.2.1.1. Hiệu quả kinh tế ngành SXKD hoa – kiểng trang trí tỉnh Bình Dương........ 39

4.2.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế cho bon sai kiểng cổ............................................. 46
4.2.2. Hiệu quả xã hội ................................................................................................ 53
4.2.3. Hiệu quả môi trường ........................................................................................ 54
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành sản xuất kinh doanh hoa kiểng ....... 55
4.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ngành sản xuất
kinh doanh hoa kiểng .................................................................................................. 55
4.3.1.1. Nhóm các nhân tố kinh tế............................................................................... 55
4.3.1.2. Nhóm các nhân tố phi kinh tế ........................................................................ 59
4.3.2. Tiềm năng phát triển sản xuất cây hoa kiểng.................................................... 59
4.3.3. Về thách thức và nguy cơ ảnh hưởng đến ngành sản xuất kinh doanh
cây hoa kiểng............................................................................................................... 60
4.4. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất cho ngành sản xuất kinh doanh hoa kiểng theo hướng ổn định và bền vững ....... 61
4.4.1. Đề xuất một số phương hướng.......................................................................... 61
4.4.1.1. Phương hướng trước mắt ............................................................................... 61
4.4.1.2. Phương hướng lâu dài .................................................................................... 62
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp................................................................................... 63
4.4.2.1. Giải pháp kinh tế - xã hội............................................................................... 63
4.4.2.2. Giải pháp kĩ thuật ........................................................................................... 64
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 66
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 66
5.2. Đề nghị ................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 69
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 70
Phụ lục 1. Danh sách một số nhà vườn đã điều tra ..................................................... 70
Phụ lục 2. Phiếu điều tra hiện trạng sử dụng đất sản xuất cây hoa kiểng ở tỉnh Bình
Dương.......................................................................................................................... 73

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản
- SXKD: Sản xuất kinh doanh
- Tp: thành phố

ix


DANH SÁCH CÁC ẢNH
Ảnh 4.1.Các hình thức bố trí đa dạng của lan ở các hộ có diện tích < 100 m2 ......... 29
Ảnh 4.2. Cách bố trí bon sai, lan tận dụng diện tích của một cơ sở kinh doanh ........ 29
Ảnh 4.3. Cách bố trí kiểng bon sai tận dụng diện tích ở các hộ có diện tích 100 m2
đến 500 m2................................................................................................................... 29
Ảnh 4.4. Một cơ sở sản xuất kinh doanh đa dạng về chủng loại hoa kiểng ............... 31
Ảnh 4.5. Một cơ sở chỉ chuyên kinh doanh về hoa-kiểng trang trí ........................... 32
Ảnh 4.6. Hộ gia đình chỉ chuyên sản xuất về kiểng sứ .............................................. 32
Ảnh 4.7. Mô hình trồng hoa lan của hộ gia đình ở Dĩ An .......................................... 33
Ảnh 4.8. Cây kiểng – bon sai ở Bến Cát .................................................................... 33
Ảnh 4.9. Mô hình kinh doanh hoa kiểng đa chủng loại ở Thủ dầu một.................... 34
Ảnh 4.10. Nhà lưới, giàn khung bằng tre được sử dụng trong sản xuất hoa lan ........ 40
Ảnh 4.11. Chậu và vòi phun được sử dụng trong nhà ươm........................................ 40
Ảnh 4.12. Nhà lưới, kệ bê tông , vòi phun được sử dụng trong sản xuất hoa kiểng .. 40
Ảnh 4.13. Hoa kiểng tạo cảnh quan cho ngôi nhà...................................................... 54
Ảnh 4.14. Tác phẩm bon sai nghệ thuật của các nghệ nhân....................................... 57

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ các tỉnh Đông Nam Bộ .................................................................... 4
Hình 2.2. Bản đồ tỉnh Bình Dương .............................................................................. 4


x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng mưa các tháng trong năm ................................................................. 6
Bảng 2.2. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm ....................................... 8
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Bình Dương từ năm 2000-2006............... 16
Bảng 4.1. Quy mô sản xuất kinh doanh hoa kiểng của các hộ ................................... 26
Bảng 4.2. Diện tích trồng cây hoa kiểng của các hộ: ................................................. 28
Bảng 4.3. Thâm niên canh tác của chủ hộ .................................................................. 30
Bảng 4.4. Phân loại hoa kiểng của các hộ điều tra ..................................................... 31
Bảng 4.5. Lực lượng lao động phục vụ sản xuất hoa kiểng của các hộ điều tra ........ 35
Bảng 4.6. Thị trường tiêu thụ của các hộ điều tra ...................................................... 35
Bảng 4.7. Hoạt động vay vốn, hoạt động khuyến....................................................... 37
Bảng 4.8.Chi phí cho hoa-kiểng trang trí/600m2 giai đoạn ĐTXDCB trong 1 năm…41
Bảng 4.9. Chi phí cho hoa – kiểng trang trí/600 m2 giai đoạn SXKD trong 1 năm:.. 43
Bảng 4.10. Tổng doanh thu của hoa kiểng trang trí trong 1 năm/ 600 m2 ................. 44
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh hoa-kiểng trang trí trong
1 năm/600 m2 .............................................................................................................. 45
Bảng 4.12. Chi phí ĐTXDCB cho bon sai kiểng cổ trong một năm/ 300 m2 ............ 47
Bảng 4.13. Chi phí SXKD cho bon sai kiểng cổ trong một năm/ 300 m2:................. 49
Bảng 4.14. Doanh thu của một năm đầu tư bon sai trên 300 m2 ................................ 51
Bảng 4.15.Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh bon sai kiểng cổ trong 1 năm/ 300
m2
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Lượng mưa các tháng trong năm ............................................................. 7
Biểu đồ 2.2: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm ................................... 9
Biểu đồ 4.1.Quy mô sản xuất kinh doanh hoa kiểng của các hộ ở Bình Dương........ 27
Biểu đồ 4.2. Diện tích trồng cây hoa kiểng của các hộ ở tỉnh Bình Dương................. 2


xi


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề:
Hoa kiểng từ ngàn đời nay được coi là thú tiêu khiển tao nhã, lại có ích lợi
trong việc nuôi dưỡng tinh thần, bồi bổ trí tuệ, đồng thời là phương thuốc vô cùng
hiệu nghiệm trong việc làm dịu bớt những căng thẳng, những ức chế do nhiều hệ
lụy từ cuộc sống xô bồ mang lại cho con người. Đó là thú chơi thưởng ngoạn mà bất
cứ ai cũng dễ dàng nhận biết được. Hơn thế nữa, xét về mặt kinh tế, hoa kiểng còn
mang lại một nguồn thu đáng kể cho người sản xuất-kinh doanh ra hoa kiểng. Thực
tế đã chứng minh, lợi nhuận hàng năm từ sản xuất cây hoa kiểng của các nước trên
thế giới là rất lớn. Giá trị nhập khẩu hoa cây kiểng của thế giới tăng hàng năm. Năm
1996 là 7,5 tỷ đô la. Trong đó thị trường hoa cây kiểng của Hà Lan chiếm gần 50%.
Sau đó đến các nước Colombia, Ý, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israel, Úc, Đức, Canada,
Pháp, Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado. Mỗi nước xuất trên 100 triệu đô la, tỷ lệ tăng
hàng năm là 10%. Còn nói về mặt xã hội đã góp phần xoá đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động sau những mùa vụ.
Trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành hoa kiểng trên thế giới và
những lợi ích của chúng mang lại như thế. Trong khi đó, ở Việt Nam chỉ tập trung
một số ít nơi có làng nghề hoa kiểng nổi tiếng như: Gò Vấp của Tp.Hồ Chí Minh,
Cái Mơn của Bến Tre, Hasfarm của Đà Lạt… Vì thế, dẫn đến ngành hoa kiểng của
chúng ta còn gặp nhiều khó khăn chưa bắt kịp tiến độ phát triển trong sản xuất hoa
của thế giới được, mà chỉ nhỏ lẻ ở các quy mô sản xuất cá thể.
Như vậy, để cho ngành hoa kiểng không chỉ đơn thuần là món ăn tinh thần

mà còn thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất ra chúng? Đây
không chỉ là vấn đề đáng được các ngành, các cấp quan tâm mà còn là một nhu cầu
đòi hỏi cấp thiết của xã hội. Bởi vì, cây hoa kiểng sản xuất tại nhà vườn ngày càng

1
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

nhiều hơn mà không có nơi tiêu thụ thường xuyên hay chỉ tiêu thụ nhỏ lẻ thiếu qui
mô chuyên nghiệp; trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng nhiều nhưng
không được đáp ứng. Nắm bắt tình hình đó, Đảng và Chính Phủ ta đã có đường lối
chủ trương chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đòi hỏi lựa chọn quy
mô chủng loại sản phẩm các ngành nông nghiệp phải khai thác lợi thế của từng
vùng, bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ
hàng hóa, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và sinh thái. Một trong những chính
sách đó là “giữ vững nghề sản xuất có hiệu quả kinh tế cao” theo xu hướng phát
triển “nông nghiệp hóa đô thị” đã và đang từng bước được thực hiện ở các địa
phương.
Bình Dương nằm ở vị trí thuận lợi cho ngành phát triển công-nông nghiệp
nói chung, trong đó có hoa kiểng nói riêng. Hơn nữa tốc độ tăng trưởng của Bình
Dương lại cao và ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá rõ nét theo hướng gia
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến và
dịch vụ du lịch. Đây là thuận lợi cho nông nghiệp phát triển theo hướng công nghệ
cao, gắn nông nghiệp với phát triển dịch vụ du lịch. Với điều kiện tự nhiên và kinh
tế xã hội rât thuận lợi sẽ khá phù hợp phát triển ngành hoa kiểng lợi nhuận cao. Tuy
nhiên, thực tế nghề trồng hoa kiểng ở đây chỉ mới phát triển trong những năm gần

đây, nên mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không đáp ứng nhu cầu thị trường.
Từ những lý do nêu trên và nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch vùng
chuyên canh trồng hoa kiểng, định hướng phát triển ngành hoa kiểng ở Bình
Dương. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra hiện trạng sử dụng đất
sản xuất cây hoa kiểng phục vụ cho quy hoạch đất nông nghiệp ở tỉnh Bình
Dương” qua đó đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội mà ngành sản xuất hoa
kiểng mang lại. Giúp cho công tác quy hoạch có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình
sản xuất hoa kiểng đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất cho ngành hoa kiểng theo hướng bền vững.

2
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

1.2. Mục tiêu
- Nắm được hiện trạng sử dụng đất sản xuất cây hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cho sản xuất cây hoa kiểng ở tỉnh
Bình Dương
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành sản xuất kinh doanh hoa kiểng.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất cho ngành hoa kiểng.
1.3. Giới hạn của đề tài:
Đề tài được tiến hành từ 10/3/2008 đến 15/7/2008, đây là khoảng thời gian
không dài nên đề tài chỉ tập trung tiến hành điều tra hiện trạng sử dụng đất sản xuất
cây hoa kiểng ở 3 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương là: thị xã Thủ Dầu Một,
huyện Dĩ An và huyện Bến Cát.Qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi

trường trên mảnh đất mà các nông hộ đang sản xuất hoa kiểng; đồng thời đề xuất
một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất cho ngành
hoa kiểng theo hướng ổn định và bền vững nhằm phục vụ quy hoạch đất nông
nghiệp ở tỉnh Bình Dương.

3
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tỉnh Bình Dương
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Bình Dương nằm ở 11052' - 12018'
vĩ độ Bắc, 106045' - 107067'30" kinh độ
Đông, là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam
Bộ và là một trong các tỉnh thuộc vùng
phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam;
tổng diện tích tự nhiên 269.554,79 ha với
7 đơn vị hành chính là thị xã Thủ Dầu Một
và 6 huyện (Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên,
Bến Cát, Phú Giáo và Dầu Tiếng). Ranh
giới hành chính:
Hình 2.1. Bản đồ các tỉnh Đông Nam Bộ
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh.
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.
- Phía Nam và Tây Nam giáp Thành phố
Hồ Chí Minh.
Hình 2.2. Bản đồ tỉnh Bình Dương

4
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng:
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ
với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng
phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối
tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5° và độ chịu nén
2kg/cm². Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi
Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao
284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.
- Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
+ Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao
trung bình 6 - 10m.
+ Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi,
địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 - 30m.
+ Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ

yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao
phổ biến từ 30 - 60m.
- Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng
chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai
loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm
52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%.
- Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và
cây ăn quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng
với vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã: An
Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định.
- Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình
Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc
xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.

5
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

2.1.1.3. Khí hậu thời tiết:
Khí hậu của tỉnh mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau.
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa
là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có
khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều
năm trong tháng này không có mưa:

Bảng 2.1: Lượng mưa các tháng trong năm
Đơn vị: mm

2000

2001

2003

2005

2006

Cả năm

2.319,7

2.160,6

1.225,7

1.911,6

1.734,2

Tháng 1

44,7

22,6


0,3

-

15,4

Tháng 2

54,1

10,3

-

-

24,2

Tháng 3

78,5

49,2

13,0

-

9,1


Tháng 4

161,7

129,8

13,2

55,8

113,9

Tháng 5

224,0

226,7

113,8

113,3

212,4

Tháng 6

293,0

377,0


215,0

323,9

268,3

Tháng 7

232,4

223,7

165,5

354,5

232,7

Tháng 8

286,2

401,5

163,8

188,0

263,6


Tháng 9

145,4

274,3

173,4

297,0

313,7

Tháng 10

489,1

314,6

259,0

318,4

242,6

Tháng 11

270,0

108,9


108,7

160,7

34,1

Tháng 12

40,6

22,0

-

100,0

4,2

(Theo Niên giám thống kê 2006 (cục thống kê Bình Dương))

6
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

600


500

400

300

200

100

12

11

Th
án
g

10

Th
án
g

9

Th
án
g


8

Th
án
g

7

Th
án
g

6

Th
án
g

5

Th
án
g

4

Th
án
g


3

Th
án
g

2

Th
án
g

Th
án
g

Th
án
g

1

0

Năm
2000
Năm
2001
Năm

2003
Năm
2005
Năm
2006

Biểu đồ 2.1: Lượng mưa các tháng trong năm
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm
khoảng 9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700
giờ.
- Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và
áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc,
về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình
quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây,
Tây - Nam.
- Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo
mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ
ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa.
Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới
mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh
sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công

7
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung


nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như
bão, lụt…
Bảng 2.2. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm
%

2000

2001

2003

2005

2006

Cả năm

87

85

83

80

83

Tháng 1


83

84

82

76

82

Tháng 2

81

81

75

75

77

Tháng 3

81

79

72


70

76

Tháng 4

81

82

73

71

77

Tháng 5

86

84

84

80

82

Tháng 6


89

89

83

85

87

Tháng 7

89

88

87

89

90

Tháng 8

90

91

87


60

90

Tháng 9

88

87

89

89

91

Tháng 10

100

89

88

88

87

Tháng 11


90

84

85

86

83

Tháng 12

81

81

85

86

77

(Theo Niên giám thống kê 2006 (cục thống kê Bình Dương))
120
100
80

Năm 2000
Năm 2001


60

Năm 2003
Năm 2005

40

Năm 2006
20
0
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Biểu đồ 2.2: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm

8
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH



Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

2.1.1.4. Nguồn nước và chế độ thủy văn
 Tài nguyên nước mặt: Các nguồn nước mặt (sông, suối, hồ đập…) trên
lãnh thổ Bình Dương có:
Sông Bé:
- Là một chi lưu lớn của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Nam Tây Nguyên,
tổng chiều dài khoảng 350 km, diện tích lưu vực 7.650 km2, chảy vào địa phận tỉnh
Bình Dương từ xã An Linh, qua các xã An Long, Tân Long, Tân Hiệp, Phước Hòa,
Vĩnh Hòa huyện Phú Giáo rồi đổ ra sông Đồng Nai tại xã Tân Định huyện Tân
Uyên; chiều dài đoạn chạy trong phạm vi tỉnh Bình Dương là 120 km.
- Phần thượng nguồn của sông Bé thuộc tỉnh Bình Phước, đã xây dựng công
trình thủy điện tại Thác Mơ: dung tích hồ chứa 1,47 tỷ m3, công suất phát điện
150.000 KW, lưu lượng xả mùa khô dưới tua - bin là 60 m3/s. Theo Quyết định số:
1122/QĐCP-NN của Chính phủ phê duyệt dự án khả thi hệ thống thuỷ lợi Phước
Hòa với tổng vốn đầu tư 2.602,489 tỷ đồng. Đây là dự án vay vốn của ngân hàng
Châu Á; dự án dự kiến thi công vào đầu năm 2004, Dự án sau khi hoàn thành, nước
sẽ được chuyển qua hồ Dầu Tiếng để phục vụ các công trình tưới ở tỉnh Tây Ninh,
Long An, Thành phố Hồ Chí Minh; một phần phục vụ cho công nghiệp Bình
Dương.
- Như vậy, với việc xây dựng công trình thủy lợi Phước Hòa, giai đoạn từ
nay đến năm 2010, ngành nông nghiệp Bình Dương không được hưởng lợi nhiều
ngoài việc tăng mực nước ngầm khu vực ven hồ và tưới cho khu vực ven sông Bé,
ven suối Cái thuộc các huyện Phú Giáo và Tân Uyên.
Sông Sài Gòn:
- Cũng là một trong bốn chi lưu lớn của hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn
từ vùng đồi núi Lộc Ninh; đoạn đầu chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, sau khi
đổ vào hồ Dầu Tiếng sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam cho đến khi hợp

lưu với sông Đồng Nai tại nhà Bè. Tổng chiều dài sông Sài Gòn là 280 km, diện
tích lưu vực 4.500 km2; Ngay sau ngày miền Nam được giải phóng, ngành thủy lợi

9
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

đã xây dựng công trình thủy lợi Dầu Tiếng với dung tích chứa 1,1 tỷ m3, cấp nước
chủ yếu cho các tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Bình Dương.
- Phía hạ lưu, đoạn từ hồ Dầu Tiếng đến xã Vĩnh Phú huyện Thuận An có
chiều dài 140 km; đoạn này, sông Sài Gòn chính là ranh giới của tỉnh Bình Dương.
Hàng năm, nước hồ Dầu Tiếng vẫn xả xuống sông Sài Gòn với đặc điểm như sau:
+ Nước xả trong mùa khô sẽ góp phần đẩy mặn ở hạ lưu, gia tăng lượng
nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; do phía hạ lưu còn chịu ảnh hưởng của
thủy triều nên có thể tận dụng chênh lệch giữa đỉnh triều và chân triều để tưới tiêu
tự chảy cho sản xuất nông nghiệp.
+ Khó khăn lớn nhất cho sản xuất nông nghiệp ở các xã ven sông Sài Gòn
của Bình Dương là lượng xả từ hồ Dầu Tiếng trong mùa mưa sẽ gây úng ngập diện
tích đất thấp ven sông, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Tuy không được hưởng lợi nhiều từ nguồn nước nhưng sông Sài Gòn đã tạo
cho Bình Dương một cảnh quan sông nước hết sức thơ mộng để hình thành tuyến
du lịch trên sông Sài Gòn từ Vĩnh Phú qua Cầu Ngang, lên Thanh An, Núi Cậu và
hồ Dầu Tiếng; tạo cho nông nghiệp Bình Dương một hướng sản xuất mới phục vụ
du lịch sinh thái mà dự án xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Phú, dự án khu du lịch
Cầu Ngang, dự án rừng sinh thái Núi Cậu là những mô hình điển hình cần nhân ra
diện rộng.

Sông Đồng Nai:
Sông Đồng Nai được lấy làm ranh giới của tỉnh Bình Dương về phía Đông,
chiều dài sông thuộc địa phận Bình Dương là 58 km; trong đoạn này, lượng nước
dồi dào, chất lượng nước tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất hoa kiểng nói riêng.
Các sông suối khác:
Ngoài 3 sông chính kể trên, nguồn nước mặt ở Bình Dương còn được cung
cấp bởi sông Thị Tính, suối Giai, suối Cái, suối Sâu, suối Giữa, suối Cần
Nôm…Các suối này do không có nguồn sinh thủy, lòng suối dốc, nhỏ nên thường
chỉ có nước trong mùa mưa; đến mùa khô các dòng suối trên cũng cạn. Để khai thác

10
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

nguồn nước này, ngành thủy lợi đã xây dựng những hồ, đập, cản vừa và nhỏ theo
từng bậc thanh như các hồ Cần Nôm, đập Thị Tính…Tuy nhiên, lợi ích đem lại
thường không lớn do ít nước và tỷ lệ thất thoát nhiều.
Tóm lại, tổng nguồn nước mặt ở 3 sông chính và hệ thống sông suối, hồ đập
của Bình Dương là khá lớn. Song phân bố không đều nên khả năng khai thác, phục
vụ sản xuất và đời sống còn nhiều hạn chế; đặc biệt trong nông nghiệp do địa hình
dốc, mặt ruộng cao hơn mức nước sông, đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ
thất thoát lớn nên rất khó khai thác hoặc phải đầu tư lớn và đồng bộ.
 Tài nguyên nước ngầm:
Kết quả khảo sát về nước ngầm ở Bình Dương của đoàn 801 (Liên đoàn Địa
chất 8), cho thấy: trữ lượng nước ngầm ở Bình Dương được đánh giá ở mức từ

trung bình đến nghèo, chất lượng khá tốt; phần lớn nguồn nước ngầm thuộc hai tầng
trầm tích Pliocen và Miocen với các đặc tính như sau:
- Các tầng chứa nước lổ hổng thuộc trầm tích Holocen (QIV) Pleistocen
(giữa QII – QIII) và Pleistocen (QI) có lưa lượng nhỏ 0,4 – 0,5 l/s; chất lượng nước
hầu hết bị nhiễm phèn.
- Các tầng trầm tích Pliocen trên (N2), dưới (N21) và trầm tích Miocen (N23);
có khả năng trữ nước trung bình, chất lượng nước tốt; có thể sử dụng cho công
nghiệp và sinh hoạt; tuy nhiên, chi phí khai thác khá tốn kém.
Phân vùng nước ngầm ở Bình Dương có thể chia thành 3 khu vực như sau:
- Khu vực giàu nước ngầm: Phân bố ở các xã ven sông Sài Gòn thuộc huyện
Dầu Tiếng, một phần thuộc huyện Bến cát. Khảo sát các giếng đào thấy lưu lượng
nước từ 0,1 – 1,1 lít/s, cá biệt, gặp mạch nước có thể đạt 5 – 30 l/s. Bề dày tầng
nước 15 – 20 m. Đây là một lợi thế phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và
sản xuất hoa kiểng nói riêng.
- Khu vực nước ngầm có trữ lượng trung bình: Phân bố ở các huyện Thuận
An, Dĩ An, Thị xã Thủ Dầu Một và phía Nam huyện Tân Uyên. Các giếng đào có
lưu lượng 0,05 – 0,6 lít/s; những nơi gặp mạch nước, lưu lượng có thể đạt 1.3 – 5,0
lít/s, bề dày tầng nước 10- 12 m. Khu vực này là nơi phát triển mạnh ngành công

11
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

nghiệp và dịch vụ nên nước ngầm chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất công
nghiệp.
- Khu vực nghèo nước ngầm: Phân bố các huyện Bến Cát, Phú Giáo và Bắc

Tân Uyên. Lưu lượng các giếng đào từ 0,05 – 4,0 lít/s; song do bề dày tầng chứa
nước mỏng lại phân bố khá sâu, khó khai thác nên được xếp vào khu vực nghèo
nước ngầm.
Ngoài ra, ở các vùng thấp, triền đồi, thường xuất hiện những mạch lộ có áp;
từ dưới ngầm trào lên mạch ruộng (gọi là nước mọi). Đây là một trong những điều
kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
 Chế độ thủy văn:
Chế độ thủy văn ở tỉnh Bình Dương khá ổn định. Do vị trí của Bình Dương ở
xa cửa sông nên chế độ thủy văn các sông Sài Gòn và Đồng Nai không ảnh hưởng
nhiều đến sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp; ngoại trừ việc tận dụng sự chênh lệch
giữa chân triều và đỉnh triều để tưới tiêu cho các vùng đất thấp ven sông. Tuy nhiên,
nếu đồng thời kết hợp đỉnh triều và hai yếu tố khác là mưa lớn và xả lũ từ hồ Trị
An, Dầu Tiếng sẽ làm cho phần lớn diện tích đất thấp ven sông bị ngập nước, ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống ngừơi dân nơi đây. Tình trạng này sẽ phải khắc
phục bằng hệ thống đê bao.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
2.1.2.1. Kinh tế:
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút
đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay
tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6
tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu
USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm
2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi
tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất
tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các
doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh

12
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH



Đề tài tốt nghiệp

GVHD: Trương Thị Cẩm Nhung

tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm,
trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của
cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
Theo số 95/BC-UBND Tỉnh Bình Dương ngày 23/11/2007, tổng giá trị sản
phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 15% so với năm 2006, GDP bình quân đầu người 21
triệu đồng, tăng 19,8% so với năm 2006; cơ cấu ngành kinh tế là công nghiệp - dịch
vụ - nông lâm nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 64,4% - 29,2% - 6,4% (năm 2006:
64,1% - 28,9% - 7%). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 25%, giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng 6%, giá trị dịch vụ tăng 24,1%, kim ngạch xuất khẩu tăng 27,5%. Thu
hút đầu tư nước ngoài (đến tháng 11/2007) đạt: 2 tỷ 322 triệu đô la Mỹ, thu mới
ngân sách tăng 28%, chi ngân sách tăng 12%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%, tỷ lệ hộ dân
sử dụng điện đạt 98,7%, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 89,2%.
2.1.2.2. Dân số - lao động:
 Dân số:
Dân số tỉnh Bình Dương năm 2006 là: 1.050.124 người. Mật độ dân số tỉnh
Bình Dương năm 2006: 390 người/km2.Trong đó, Thị xã Thủ Dầu Một: 174.359
người (mật độ: 1.984 người/km2), huyện Bến Cát: 138.525 người (mật độ:
237người/km2) , huyện Dĩ An: 181.038 người (mật độ: 3.012 người/km2).
Theo thống kê năm 2002, dân số phân bố ở thành thị: 239.849 người (chiếm
29,60%) và nông thôn 570.341 người (chiếm 70,40%). Là một trong những tỉnh có
tốc độ đô thị hóa cao; tính từ năm 1996 đến nay, dân cư đô thị ở Bình Dương tăng
bình quân 10,56%/năm.
Do làn sống người nhập cư đến Bình Dương ngày càng đông nên tốc độ tăng
dân số hàng năm ở mức rất cao (bình quân 4,44%/năm); đặc biệt là 2 huyện Thuận
An và Dĩ An có tốc độ tăng dân số từ 9-10%/năm.

 Lao động:
Theo số 95/BC-UBND Tỉnh Bình Dương ngày 23/11/2007, năm 2007 tỉnh
đã giải quyết việc làm đạt 46.722 lao động (kế hoạch: 35-40 ngàn lao động). So với
năm 2002, lao động xã hội toàn tỉnh có 446.364 người, trong đó lao động nông –

13
SVTH: NGUYỄN NGỌC THANH


×