Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CEL – CON 5 TRONG THỨC ĂN HEO NÁI NUÔI CON LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.42 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
CEL – CON 5 TRONG THỨC ĂN HEO NÁI NUÔI CON
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON
SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG
Ngành

: Thú Y

Lớp

: DH03TY

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 9/2008


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CEL – CON 5
TRONG THỨC ĂN HEO NÁI NUÔI CON LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA HEO CON SƠ SINH ĐẾN CAI

Tác giả



NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 9/2008

i


LỜI CẢM ƠN
Lòng biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đã hy
sinh suốt đời vì con.
 Biết ơn sâu sắc
Đến TS. Dương Duy Đồng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và giúp
đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 Ghi nhớ ơn
TS. Trần Văn Chính đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Bộ môn dinh dưỡng gia súc
Quý thầy cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Đã truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học và thực tập tốt
nghiệp.
 Trân trọng cảm ơn
Anh chị Phạm Hồng Phương chủ trại chăn nuôi heo An Bình và toàn thể cô

chú, anh chị em công nhân trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
 Cảm ơn
Bạn bè trong và ngoài lớp TY29 đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm “khảo sát ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Cel – Con 5 trong
thức ăn heo nái nuôi con lên sự sinh trưởng của heo con sơ sinh đến cai sữa” được
thực hiện tại trại chăn nuôi heo An Bình từ ngày 03/03/2008 đến ngày 05/06/2008. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên 29 heo nái và được
chia thành 3 lô: lô 1 và lô 2 mỗi lô có 10 heo nái, lô 3 có 9 heo nái thuộc giống
Landrace và Yorkshire x Landrace đồng đều về lứa đẻ và điều kiện chăm sóc.
Lô 1 là lô đối chứng sử dụng thức ăn do trại tự trộn (TĂCB), lô 2 là lô thí
nghiệm sử dụng TĂCB có bổ sung chế phẩm Cel – Con 5 với lượng bổ sung là 1,3 kg
trong 1 tấn thức ăn và lô 3 là lô thí nghiệm sử dụng TĂCB giảm 3% dưỡng chất có bổ
sung thêm chế phẩm Cel – Con 5 với lượng bổ sung giống lô 2.
 Bổ sung chế phẩm Cel – Con 5 vào khẩu phần TĂCB với lượng 1,3 kg/1 tấn
thức ăn ở lô 2 đã mang lại kết quả như sau
Góp phần cải thiện trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh (tăng 0,55 kg/ổ) và trọng
lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi (tăng 1,25 kg/ổ) so với lô 1.
Tăng trọng tích lũy heo con theo mẹ thấp hơn 0,02 kg/con so với lô 1. Tỷ lệ heo con
nuôi sống tăng 3,75% so với lô 1. Độ hao mòn của nái giảm ít hơn 3,3% so với lô 1 và
thời gian lên giống lại của nái sớm hơn 1,3 ngày so với lô 1. Chi phí thức ăn tiêu thụ
của nái để sản xuất 1 kg heo con sơ sinh và 1 kg heo con cai sữa giảm lần lượt là
2,65% và 0,17% so với lô 1.
 Bổ sung chế phẩm Cel – Con 5 vào khẩu phần TĂCB giảm 3% dưỡng chất ở lô

3 cho kết quả như sau
Không cải thiện được trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh (giảm 0,35kg/ổ), trọng
lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi (giảm 3,53 kg/ổ) và tăng trọng
tích lũy heo con theo mẹ (giảm 0,54 kg/con) so với lô 1.
Góp phần nâng cao tỷ lệ heo con nuôi sống (tăng 3,15%) so với lô 1, độ hao
mòn của nái giảm ít hơn 0,61% so với lô 1, thời gian lên giống lại của nái sớm hơn
0,33 ngày so với lô 1 và chi phí thức ăn tiêu thụ của nái để sản xuất 1 kg heo con sơ
sinh và 1 kg heo con cai sữa giảm lần lượt là 5,49% và 5,04% so với lô 1.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii
Tóm tắt luận văn ...................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng................................................................................................. vii
Danh sách các biểu đồ............................................................................................ viii
Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU......................................................................................1
1.2.1. Mục đích ..........................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO AN BÌNH.......................................................................3
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HEO NÁI.....................................................................................3
2.2.1. Giai đoạn chờ phối...........................................................................................3
2.2.2. Giai đoạn mang thai .........................................................................................4

2.2.3. Giai đoạn nuôi con ...........................................................................................5
2.3. ĐẶC ĐIỂM HEO CON THEO MẸ ..........................................................................7
2.4. NẤM MEN ...............................................................................................................8
2.4.1. Sơ lược về nấm men.........................................................................................8
2.4.2. Đặc điểm nấm men được sử dụng trong chăn nuôi .........................................8
2.4.3. Giá trị dinh dưỡng của nấm men .....................................................................9
2.4.4. Một số hạn chế của nấm men.........................................................................10
2.4.5. Sử dụng nấm men trong chăn nuôi ................................................................10
2.5. SƠ LƯỢC VỀ WESTERN YEAST CULTURE VÀ SẢN PHẨM CEL – CON 5
DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM.....................................................................................11
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.....................................13
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..................................................................................13
iv


3.1.1.Thời gian .........................................................................................................13
3.1.2. Địa điểm.........................................................................................................13
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM..................................................................................13
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ...........................................................................................13
3.4. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM ....................................................................................14
3.4.1. Chuồng trại.....................................................................................................14
3.4.2. Thức ăn và nước uống cho heo thí nghiệm....................................................15
3.4.3. Chăm sóc nuôi dưỡng ....................................................................................16
3.4.3.1. Lượng thức ăn .......................................................................................16
3.4.3.2. Chăm sóc ........................................................................................................................................... 17
3.4.3. Vệ sinh phòng bệnh .......................................................................................18
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ...................................................................................20
3.5.1. Chỉ tiêu theo dõi trên heo con ........................................................................20
3.5.1.1. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh (TLBQHCSS)........................20
3.5.1.2. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (TLBQHCCS)........................20

3.5.1.3. Tăng trọng heo con................................................................................20
3.5.1.4. Tỷ lệ heo con nuôi sống từ khi chọn nuôi đến khi cai sữa ............................. 21
3.5.2. Chỉ tiêu theo dõi trên heo nái.........................................................................21
3.5.2.1. Độ hao mòn của nái từ lúc đẻ đến khi cai sữa.......................................21
3.5.2.2. Thời gian trung bình từ khi cai sữa đến khi lên giống lại .....................21
3.5.2.3. Thức ăn tiêu thụ bình quân của nái (TĂTTBQ/nái) ........................................... 21
3.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ.............................................................................................22
3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................23
4.1. CHỈ TIÊU THEO DÕI TRÊN HEO CON ..............................................................23
4.1.1. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh (TLBQHCSS) ................................23
4.1.2. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi .............24
4.1.3. Tăng trọng heo con từ lúc chọn nuôi đến khi cai sữa ....................................26
4.1.4. Tỷ lệ heo con nuôi sống từ khi chọn nuôi đến khi cai sữa.............................27
4.2. CHỈ TIÊU THEO DÕI TRÊN HEO NÁI................................................................28
4.2.1. Độ hao mòn của nái từ lúc đẻ đến khi cai sữa ...............................................28
v


4.2.2. Thời gian trung bình từ lúc cai sữa đến khi lên giống lại ..............................29
4.2.3. Thức ăn tiêu thụ bình quân của nái (TĂTTBQ/nái) ......................................30
4.2.3.1. Lượng TĂTTBQ/ngày của nái mang thai 21 ngày trước khi đẻ và lượng
TĂTT của nái để sản xuất 1 heo con sơ sinh, 1 kg heo con sơ sinh..............................30
4.2.3.2. Lượng TĂTTBQ/ngày của nái nuôi con và lượng TĂTT của nái để sản
xuất 1 heo con cai sữa, 1 kg heo con cai sữa .............................................................................................. 32
4.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ.............................................................................................33
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................35
5.1. KẾT LUẬN.............................................................................................................35
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................36

PHỤ LỤC ......................................................................................................................37

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh nấm men với một vài loại thức ăn khác ............................................9
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................14
Bảng 3.2. Thành phần nguyên liệu ...............................................................................15
Bảng 3.3. Thành phần dưỡng chất trong 1 kg thức ăn (theo tính toán) ........................16
Bảng 3.4. Qui trình tiêm phòng của trại........................................................................19
Bảng 3.5. Một số loại vaccine phòng bệnh trong trại ...................................................19
Bảng 4.1. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh .......................................................23
Bảng 4.2. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi............24
Bảng 4.3. Tăng trọng tích lũy bình quân và tăng trọng tuyệt đối bình quân của heo con
từ lúc chọn nuôi đến khi cai sữa ...................................................................26
Bảng 4.4. Tỷ lệ heo con nuôi sống từ khi chọn nuôi đến khi cai sữa ...........................27
Bảng 4.5. Độ hao mòn của nái từ lúc đẻ đến khi cai sữa..............................................28
Bảng 4.6. Thời gian trung bình từ lúc cai sữa đến khi lên giống lại.............................29
Bảng 4.7. Lượng TĂTTBQ/ngày của nái mang thai 21 ngày trước khi đẻ và lượng
TĂTT của nái để sản xuất 1 heo con sơ sinh, 1 kg heo con sơ sinh.............31
Bảng 4.8. Lượng TĂTTBQ/ngày của nái nuôi con và lượng TĂTT của nái để sản xuất
1 heo con cai sữa, 1 kg heo con cai sữa ........................................................32
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế............................................................................................33

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh/con ............................................23

Biểu đồ 4.2. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa/con hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi.25
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ heo con nuôi sống từ khi chọn nuôi đến khi cai sữa .......................27
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ hao mòn của nái từ lúc đẻ đến khi cai sữa ......................................28
Biểu đồ 4.5. Thời gian trung bình từ lúc cai sữa đến khi lên giống lại.........................30

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CS

: cai sữa

HCSS

: Heo con sơ sinh

HCCS

: Heo con cai sữa

TLHCSSBQ

: Trọng lượng heo con sơ sinh bình quân

TLBQHCCS

: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa

ME


: Metabolizable Energy (năng lượng trao đổi)

VCK

: Vật chất khô

TĂCB

: Thức ăn do trại tự trộn

TĂTT

: Thức ăn tiêu thụ

TĂTTBQ

: Thức ăn tiêu thụ bình quân

CPTĂTT

: Chi phí thức ăn tiêu thụ

X

: Trung bình

SD

: Standard Deviation (độ lệch chuẩn)


NSIF

: National Swine Improvement Federation

FAO

: Food and Agriculture Organization

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi heo, việc chăm sóc tốt heo mẹ trong thời kì mang thai, đẻ và
cho con bú là một biện pháp để đạt được mục đích có nhiều heo con khỏe mạnh và
sinh trưởng nhanh trong ổ. Ngoài ra, việc chăm sóc trong giai đoạn này cũng cần thiết
để chuẩn bị cho heo mẹ cai sữa và phối giống trở lại trong thời gian sớm nhất để tận
dụng tối đa sức sinh sản của heo nái và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Để đạt được điều đó, heo mẹ phải có được sự dinh dưỡng và sức khỏe tốt nhất.
Vì thế, các nhà chăn nuôi đã nghiên cứu và tìm cách để cải thiện khả năng tiêu hóa và
hấp thu các chất dinh dưỡng của heo mẹ nhằm giúp cho heo mẹ khỏe mạnh và có
nhiều sữa để heo con có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Ngày nay, có nhiều cách để
cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn của heo như việc chọn lựa nguyên liệu tốt hay việc
bổ sung các sản phẩm như các vitamin, acid hữu cơ, các acid amin, enzyme…vào
trong thức ăn. Ngoài ra, việc bổ sung trực tiếp tế bào nấm men vào trong thức ăn để
cải thiện khả năng tiêu hóa của heo cũng được các nhà chăn nuôi quan tâm. Chính vì
thế, việc đánh giá hiệu quả của việc bổ sung tế bào nấm men vào trong thức ăn là điều
rất cần thiết.

Từ thực tế đó, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn Nuôi – Thú
Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn của TS.
Dương Duy Đồng, chúng tôi thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC
BỔ SUNG CHẾ PHẨM CEL – CON 5 TRONG THỨC ĂN HEO NÁI NUÔI
CON LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Cel – Con 5 trong thức ăn heo nái
nuôi con lên sự sinh trưởng của heo con sơ sinh đến cai sữa và một số chỉ tiêu sinh sản
trên heo nái.
1


1.2.2. Yêu cầu
Thử nghiệm chế phẩm Cel – Con 5 trong thức ăn heo nái nuôi con.
Thu thập các số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu theo dõi như trọng lượng bình
quân heo con sơ sinh, trọng lượng bình quân heo con cai sữa, tăng trọng heo con, tỷ lệ
heo con nuôi sống từ khi chọn nuôi đến khi cai sữa, độ hao mòn của nái từ lúc đẻ đến
khi cai sữa, thời gian trung bình từ lúc cai sữa đến khi lên giống lại và thức ăn tiêu thụ
bình quân của nái.
Tính hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO AN BÌNH
Trại chăn nuôi heo An Bình được thành lập vào năm 1999, nằm trên đường
Kiểm cách quốc lộ 1A khoảng 3 km về hướng Tây Nam. Trại nằm trên vùng đất tương

đối bằng phẳng, phía Đông và Bắc là đồng ruộng nên rất thoáng mát và phía Nam là
khu dân cư. Trại có tổng diện tích là 100.000 m2, trong đó diện tích trại chiếm 15.000
m2, diện tích nhà nghỉ chiếm 200 m2 và phần diện tích còn lại trồng cây và xử lý chất
thải.
Trại có 12 dãy chuồng bao gồm 3 dãy chuồng nuôi heo cai sữa, 4 dãy chuồng
nuôi heo thịt, 3 dãy chuồng nuôi heo hậu bị, nái khô và nái mang thai, 1 dãy chuồng
nuôi heo nái đẻ và nuôi con, 1 dãy chuồng nuôi heo đực làm việc.
Trại gồm có 14 người: 1 người quản lý chung, 1 người ở khu heo con cai sữa, 6
người ở khu heo thịt, 3 người ở khu heo hậu bị, nái khô, nái mang thai và đực làm việc
và 3 người ở khu nái đẻ và nuôi con.
Trại gồm các giống heo như Duroc, Landrace, Pietrain, Pietrain x Duroc,
Yorkshire x Landrace. Cơ cấu đàn heo của trại thay đổi theo từng ngày. Theo ghi nhận
ngày 30/5/2008, cơ cấu đàn heo của trại như sau: 426 con nái sinh sản, 10 con cái hậu
bị, 28 con đực làm việc, 11 con đực hậu bị, 425 con heo con theo mẹ, 435 con heo con
cai sữa và 2.500 con heo thịt. Phương hướng sản xuất chính của trại là cung cấp heo
thịt cho thị trường và cung cấp tinh heo cho các hộ chăn nuôi trong địa phương.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HEO NÁI
2.2.1. Giai đoạn chờ phối
Heo nái sau khi cai sữa có giai đoạn chờ phối để chuẩn bị cho lứa đẻ kế tiếp.
Thời gian động dục của nái kéo dài từ 3 – 5 ngày, cá biệt từ 7 – 10 ngày. Được chia
làm 4 giai đoạn (Lâm Quang Ngà, 2005)
Giai đoạn tiền động dục: thời kỳ này kéo dài 2 – 3 ngày. Thú ăn kém, kêu la,
phá chuồng, luôn chồm ra cửa chuồng, đôi khi nhảy ra khỏi chuồng. Lúc đầu âm hộ
3


sưng, màu hồng, dần dần sưng to đỏ tươi, bóng. Dịch nhờn trong và lỏng. Thú nhảy
chồm lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó. Khi người chăn
nuôi vào chuồng, thú sẽ quấn quýt bên chân.
Giai đoạn chịu đực: thời kỳ này kéo dài 1 – 2 ngày. Thú ít ăn, có khi bỏ ăn hẳn,

bớt kêu la, bớt phá chuồng. Heo cái luôn ngóng ra ngoài. Âm hộ bớt sưng, không còn
đỏ tươi mà ngả màu tái nhạt hoặc tím bầm, dịch nhờn chảy ra đục dần. Thời kỳ này thú
sẵn sàng cho con khác nhảy lên lưng nó, đối với những con quen, người ta có thể ấn
tay hoặc ngồi lên lưng nó, nếu thấy hai tai nhịp như cánh bướm, đuôi cong (có con
rung liên tục). Thời điểm này là thời điểm gieo tinh thích hợp.
Giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh: thời kỳ này thú không còn muốn
gần đực. Thú trở lại trạng thái yên tĩnh về cơ quan sinh dục, từ trạng thái sinh lý này
chuyển sang trạng thái sinh lý khác chuẩn bị cho chu kỳ động dục sau.
Thời điểm phối giống quyết định tỷ lệ thụ thai và số heo con đẻ ra trong một ổ.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), nên phối giống khoảng 12 – 30 giờ
sau khi heo hậu bị bắt đầu có hiện tượng động dục và 18 – 36 giờ ở heo nái ra. Thông
thường người ta phối hai hay ba lần (phối kép, mỗi lần cách nhau 12 hay 24 giờ) để gia
tăng tỷ lệ thụ thai. Theo Võ Văn Ninh (2003), nên phối giống vào 8 – 9 giờ sáng hoặc
16 – 17 giờ chiều. Những nái rụng trứng không tập trung mà kéo dài, nái đòi đực phối
liên tiếp 2 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ thì mới sinh nhiều con, nếu chỉ phối 1 – 2
lần thì sinh ít con.
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002), trước khi phối giống cho ăn mức cao
2,8 – 3,6 kg/ngày để tăng số trứng rụng và bù đắp lại sự mất trọng lượng của heo nái
sau kì nuôi con lứa trước.
2.2.2. Giai đoạn mang thai
Sau khi phối giống 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang
thai. Thời gian mang thai kéo dài từ 114 – 115 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày). Trong
thời kỳ mang thai có thể chia ra thành 2 giai đoạn (Võ Văn Ninh, 2003)
Giai đoạn 1: Thường kéo dài khoảng 60 ngày, thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ,
sử dụng ít dưỡng chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa
sau này. Thiếu dưỡng chất trong thức ăn heo nái giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển của phôi thai. Thừa dưỡng chất cũng gây tiêu phôi và làm cho nái trở nên
4



mập mỡ. Vì vậy phải định lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này hết sức chặt chẽ. Nái
mập cho ăn mức 2 kg/ngày, nái trung bình 2,5 kg/ngày, nái gầy 3 kg/ngày.
Giai đoạn 2: thường kéo dài khoảng 54 – 55 ngày, thời kỳ này thai đã lớn sử
dụng nhiều dưỡng chất trong máu của mẹ để phát triển, do đó thiếu dưỡng chất trong
thức ăn của nái sẽ làm heo con sơ sinh nhỏ vóc, khó nuôi, tỷ lệ hao hụt cao. Nhưng
nếu quá dư thừa dưỡng chất bào thai sẽ tăng trọng nhiều, trở lên lớn vóc làm cho nái
đẻ khó. Vì vậy, trong thời kỳ này cũng cần phân nhóm nái theo thể vóc đẻ cung cấp
mức ăn thích hợp. Nái mập cho ăn mức 1,5 kg/ngày, nái trung bình 2 kg/ngày, nái gầy
2,5 kg/ngày. Trong giai đoạn này cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe,
khung xương chậu nở rộng. Nếu có điều kiên cho nái ra sân cỏ hay sân cát vận động
tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiện để tăng sức đề kháng bệnh và cũng nhờ đó
gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho heo con trong sữa đầu.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), cho heo nái ăn khẩu phần có
mức năng lượng 3.100 Kcal ME/kg thức ăn; 14 – 15% protein thô; 0,5% lysine; 0,9%
Ca; 0,8% P tổng số với lượng thức ăn hàng ngày 2 – 2,2 kg có thể thỏa mãn nhu cầu
protein, năng lượng, Ca và P của heo nái mang thai. Trong 3 tuần cuối của thai kỳ, cho
nái ăn thêm 0,9 – 1,4 kg thức ăn/ngày để cải thiện trọng lượng của heo con sơ sinh, từ
đó tăng khả năng sống của heo con trong giai đoạn theo mẹ. Trong 3 ngày trước khi
sanh, giảm dần lượng thức ăn còn 1 kg/ngày.
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002), 24 giờ sau phối giống đến ngày thứ 90
heo nái được cho ăn 1,8 – 2,2 kg/ngày. Giai đoạn 21 – 23 ngày trước khi sinh heo nái
được cho ăn 2,8 – 3,2 kg/ngày. Từ 3 – 5 ngày trước khi heo nái sinh giảm khẩu phần
thức ăn còn 1 – 1,5 kg/ngày.
2.2.3. Giai đoạn nuôi con
Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hay không ăn, nếu có điều kiện nên cho nái
uống nước cháo tinh bột gạo, ngô hay cám đẻ tăng lượng glucid bù đắp cho cơ thể bị
mất sau khi đẻ và cũng nhờ đó tránh xảy ra trường hợp thiếu glucose trong máu gâp
sốt sữa. Phải định lượng thức ăn hàng ngày theo sự tiết sữa của nái và sức bú của heo
con, nên tăng lượng thức ăn dần dần để tránh tình trạng nái dư sữa (Võ Văn Ninh,
2003).


5


Trong thời gian nái nuôi con cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho việc tạo sữa
và ngăn ngừa sự hao hụt trọng lượng cũng như thể trạng của nái. Trong thời gian này,
mức giảm trọng tối đa có thể chấp nhận là 20% của trọng lượng cơ thể (Nguyễn Ngọc
Tuân và Trần Thị Dân, 1997). Theo Võ Văn Ninh (2003), nái nuôi con trong tháng đầu
thường giảm trọng khoảng 10% trọng lượng cơ thể, thức ăn xấu có thể làm nái giảm
trọng nhiều hơn và làm nái chậm động dục trở lại sau cai sữa. Theo Trương Lăng và
Nguyễn Văn Hiên (2000), sự hao mòn cơ thể heo nái phụ thuộc vào lứa đẻ, tăng dần từ
lứa 1 đến lứa 5 giảm dần ở các lứa sau. Hao mòn của nái bình quân 15% trọng lượng
cơ thể là bình thường.
Lứa đẻ

1

2

3

4

5

6

7

Hao mòn của nái (kg)


29

33

39

40

43

42

31

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), khả năng tiết sữa của nái
phụ thuộc nhiều yếu tố như giống, cá thể, lứa đẻ, thời gian trong một chu kỳ tiết sữa,
thể trạng của nái, dinh dưỡng, số con nuôi trong lứa, thời tiết khí hậu, chăm sóc và
bệnh tật.
Mức năng lượng cung cấp tùy thuộc vào sức sản xuất sữa, thể trạng của nái,
trọng lượng có thể mất trong giai đoạn nuôi con, số con trong ổ và số ngày nuôi con.
Sau khi đẻ, giới hạn lượng thức ăn và tăng dần cho đến khi ăn tự do từ ngày thứ 4. Heo
nái nên ăn ít nhất 5 kg thức ăn/ngày với 3100 Kcal ME/kg thức ăn; 16% protein thô;
0,6% lysine; 0,7% Ca; 0,6% P và đủ sinh tố cũng như các chất khoáng khác. Tuy
nhiên, lượng thức ăn tiêu thụ thường thấp hơn do các yếu tố ảnh hưởng đến sự ngon
miệng của nái như thức ăn có chất lượng thấp, thời tiết nóng, nái ăn nhiều ở giai đoạn
mang thai bình quân 3 kg/ngày (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997). Vì thế,
để nái ăn được lượng thức ăn nhiều cần cung cấp thức ăn có chất lượng và mùi vị
thơm ngon; cho ăn nhiều lần trong ngày (3 – 4 lần/ngày thay vì 2 lần/ngày) và cho ăn
vào các thời điểm mát trong ngày (trước 9 giờ và sau 16 giờ); tạo tiểu khí hậu chuồng

nuôi mát mẻ và thoáng; cung cấp đầy đủ nước sạch và mát.
Thường xuyên kiểm tra nước uống cung cấp cho nái. Nước phải sạch và mát.
Khi trời nóng, nái nuôi con có thể uống đến 40 lít/ngày. Thiếu nước làm nái giảm ăn,
giảm lượng sữa và nái thường đứng lên nhiều lần để uống nước nên dễ làm tổn thương

6


heo con. Heo nái mất sữa hay kém sữa là một điều rất đáng ngại trong chăn nuôi nái
sinh sản (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
2.3. ĐẶC ĐIỂM HEO CON THEO MẸ
Khi còn trong bụng mẹ, heo con phụ thuộc hoàn toàn vào heo mẹ. Sau khi được
sinh ra, heo con phải chịu tác động hoàn toàn các yếu tố bên ngoài. Heo con mới đẻ có
các điểm yếu như điều hòa thân nhiệt kém, dự trữ năng lượng trong cơ thể rất ít, hệ
thống enzyme, hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và thiếu sắt nghiêm trọng.
Theo Trần Thị Dân (2003), khi mới sinh, thân nhiệt heo con đạt 38,5 – 39 oC,
lượng mỡ dự trữ rất thấp từ 1 – 2% và thiếu mỡ nâu, lượng glycogen dự trữ khoảng 30
– 38 g/kg trọng lượng. Do heo con mất nước và nhiệt nhanh, cơ thể heo con bị lạnh,
hoạt động của các bộ máy chức năng trong cơ thể bị rối loạn. Vì lẽ đó, heo con cần
được ủ ấm và nếu có điều kiện cho heo con uống thêm nước. Theo Nguyễn Ngọc Tuân
và Trần Thị Dân (1997), nhiệt độ thích hợp cho heo con mới sinh là 30 – 32 oC trong
tuần lễ đầu, sau đó giảm dần nhiệt độ (cứ một tuần giảm 1 – 2 oC).
Trong kĩ thuật nuôi heo con, việc cho heo con bú sữa đầu sớm là rất quan trọng.
Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), sữa đầu được tiết trong 2 – 3
ngày sau sinh, có nhiều protein, chất béo, khoáng (đặc biệt là Mg) và vitamin nhưng ít
lactose hơn sữa thường. Lượng protein cao trong sữa đầu là do sự vận chuyển kháng
thể từ máu vào sữa. Hàm lượng kháng thể khoảng 130 g/l trong tổng số lượng protein
180 g/l của lần vắt đầu tiên sau khi sinh. Theo Trần Thị Dân (2003), sự hấp thu kháng
thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4 – 12 giờ sau khi bú. Khoảng 48 giờ sau khi sinh, ruột
không còn hấp thu kháng thể. Cơ chế này có thể giúp cho đường ruột heo con không

hấp thu những chất gây bệnh. Vài thành phần trong sữa có thể tham gia vào việc
ngưng hấp thu kháng thể. Heo con không bú trong vòng 24 giờ sau khi sinh có thể kéo
dài khả năng hấp thu kháng thể nhưng vi sinh vật có hại có thể cũng tăng khả năng
xâm nhập từ ruột vào đường máu. Do đó, việc cho heo con bú sữa đầu sớm lúc mới
sinh là rất quan trọng để heo con có thể sống sót ở giai đoạn sau.

7


2.4. NẤM MEN
Theo Tô Minh Châu (2004)
2.4.1. Sơ lược về nấm men
Nấm men là tên chung để chỉ nhóm nấm có cấu tạo đơn bào và thường sinh sản vô
tính theo lối nẩy chồi. Nấm men không chứa diệp lục tố và phân bố rộng rãi trong
thiên nhiên như đất, nước, lương thực thực phẩm, rau quả...
Nấm men là loại vi sinh vật được nghiên cứu sử dụng nhiều nhất trong công
nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc với mục đích bổ sung protein và vitamin
nhóm B, D.
Năm 1900 Delbruck phát hiện thấy nấm men bia, rượu có thể dùng làm thức ăn
gia súc.
Năm 1910 Hennerberg sử dụng Candida utiilis bổ sung trong chăn nuôi.
Sau đại chiến thế giới I, Đức là nước đầu tiên sản xuất và sử dụng nấm men cho
chăn nuôi.
2.4.2. Đặc điểm nấm men được sử dụng trong chăn nuôi
Không sinh độc tố có hại cho gia súc, có tốc độ phát triển nhanh cho sinh khối
cao, tế bào có kích thước lớn dễ thu hoạch, sinh khối tế bào nấm men có nhiều protein
và vitamin và nấm men sử dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, là phụ
phế phẩm của các ngành công nghiệp khác. Sử dụng được đạm vô cơ chuyển thành
đạm hữu cơ của tế bào.
Dực vào các đặc điểm trên, hiện nay nhiều nước đã tuyển dụng được nhiều loài

nấm men có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng trong chăn nuôi như
Các loài Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces heterogennicus (thuộc loài
nấm men thật Ascomycetes). Chúng có dạng đơn bào hình trứng hay ovan, sinh sản
bằng nẩy chồi và tạo bào tử túi. Sử dụng tốt rỉ mật củ cải đường hay mật đường mía
hay hèm rượu. Tế bào tích nhiều protein và tạo rượu nhẹ.
Loài Endomycopsis fubiligera là loài nấm men thật, tạo sợi thật. Loài này có hệ
men glucoamylase phát triển nên phân giải mạnh tinh bột tạo glucose.
Loài Geotricum candidum được xếp vào lớp nấm men giả, sợi thật và nhóm
nấm men sữa, sinh sản bằng nẩy chồi phân nhánh và tạo bào tử đốt. Loài này tích lũy
khá nhiều vitamin nhóm B.
8


2.4.3. Giá trị dinh dưỡng của nấm men
Giá trị dinh dưỡng của nấm men phụ thuộc vào điều kiện nuôi cấy và giống loài
nấm men mà thành phần dinh dưỡng có sự dao động nhiều hay ít.
Theo phân tích của tổ chức nghiên cứu nấm men của Pháp trong điều kiện nuôi
cấy như nhau với các loài khác nhau, ở độ ẩm 10%, chúng có các thành phần dinh
dưỡng như protein 45 – 65% vật chất khô; glucid 20 – 30%; lipid 5 – 10%; khoáng 7 –
10%; năng lượng 3.600 kcal/kg. Có nhiều vitamin nhóm B, D, axit nucleic chiếm
khoảng 60 g/kg nấm men khô.
Trong protein của nấm men có đầy đủ tám loại axit amin không thay thế cần
thiết cho người và động vật, chúng có hàm lượng cao hơn một số đạm động vật (trứng,
sữa) và cao hơn mức quy định của FAO.
Bảng 2.1. So sánh nấm men với một vài loại thức ăn khác
Chỉ tiêu

Qui định của

Nấm men


Trứng

Sữa

Bột mì

Arginine

4,3

6,4

4,3

3,9



Histidine

2,8

2,1

2,5

2,2

4,2


Lysine

7,5

7,2

7,5

1,9

4,2

Tyrosine

4,2

4,5

5,3

3,8



Tryptophan

1,4

1,5


1,6

0,8

1,4

Phenylalanine

4,1

6,3

5,7

5,5

2,6

Cysteine

1,1

2,4

0,7

1,9

1,8


Methionine

2,0

4,1

3,7

3,0

2,2

Threonine

5,5

4,9

4,6

2,7

2,8

Leucine

7,8

9,2


11,3

9,1

4,8

Isoleucine

6,0

8,0

6,2

4,5

4,2

Valine

5,3

7,3

6,2

5,0




(% VCK)

FAO

Glucid của nấm men chủ yếu là glucan, mannan, trehazol, glucogen… Glucan
và mannan là những chất cao phân tử của D – glucose và D – mannose tập trung nhiều
nhất trong thành tế bào. Glucogen và trehazol có trong tế bào chất. Khi sấy khô nấm
men, glucogen chuyển thành trehazol giữ cho nấm men có hoạt tính sinh học cao.

9


Lipid của nấm men chủ yếu là mỡ trung tính triglycerid (gồm ester của glyceryl
và 3 gốc acid béo là axit stearic, axit panmitic, axit oleic). Ngoài ra trong nấm men còn
có phospholipid.
Trong thành phần mỡ của tế bào nấm men có mỡ không bị xà phòng hóa là
ergosterin. Chúng thường chiếm 2% tổng số mỡ. Ergosterin là nguồn tiền vitamin D.
Khi chiếu tia tử ngoại ergosterin chuyển thành vitamin D2.
Khoáng của nấm men chủ yếu là P chiếm 1/2 tổng số khoáng. P tham gia vào
tổng hợp phospho – protein có trong casein sữa, vitin lòng đỏ trứng, ATP… Các
khoáng khác gồm K chiếm 30%, Mg chiếm 5%, Ca, Co, Mn, Fe… Trong nấm men
nghèo Ca nên tỷ lệ Ca/P thấp. Đây là một nhược điểm của nấm men.
Vitamin cao và có hoạt tính sinh học cao gấp 2 – 3 lần vitamin tổng hợp. Trong
nấm men hầu như không có vitamin A mà chủ yếu là vitamin nhóm B và D2. Theo sự
phân tích của viện nghiên cứu nấm men Trung Quốc. Nấm men Geotricum candidum
có hàm lượng (mg/kg nấm men) vitamin B1 là 210; B2 là 420; B3 là 802; B5 là 1.650;
B6 là 802; B7 là 123.
Ở nấm men vitamin B12 và vitamin A hầu như không có nhưng vitamin B4
(cholin) lại rất cao và nhiều vitamin B2. Cholin có trong thành phần của phosphatid

giữ vai trò quan trọng trong trao đổi lipid và rất cần cho sự hoạt động của gan, thận.
Vitamin B2 tham gia vào thành phần của men hô hấp. Ở gia súc, sự thiếu cholin và
vitamin B2 dẫn đến sự tổng hợp mỡ bị đình trệ, gia súc non chậm lớn, rụng lông.
2.4.4. Một số hạn chế của nấm men
Các acid amin chứa lưu huỳnh thấp (methionine và cysteine). Methionine nấm
men chiếm 2% vật chất khô và cystein chiếm 1,1% vật chất khô. Trong khi đó theo
FAO quy định methionine là 2,2% và cysteine là 1,8%. Acid nucleic cao làm cho gốc
purin trong cơ thể sẽ bị chuyển thành acid uric. Acid uric chuyển thành muối urat khó
hòa tan. Vì vậy sẽ gây ra sỏi thận và urat khớp xương.
2.4.5. Sử dụng nấm men trong chăn nuôi
Nấm men có thể sử dụng ở dạng khô (tế bào sấy khô nghiền nhỏ) hay dạng bột
nhão (ly tâm thu sinh khối tươi), dịch nuôi cấy nấm men, cám men.
Nấm men dạng khô trộn trực tiếp vào thức ăn hỗn hợp rồi đóng bao như các
thành phần thức ăn khác.
10


Nấm men dạng bột nhão: nấm men được ly tâm tách tế bào khỏi môi trường
nuôi cấy nhưng chưa được làm vỡ tế bào và chưa được sấy khô. Loại này khó bảo
quản. Nấm men nhão chứa 75% nấm men và 25% nước. Chất khô chứa 25% sinh khối
nấm men. Đây là loại nấm men sống do đó khó tiêu hóa, cần tập cho thú ăn dần từ liều
thấp đến cao. Heo và gà không trộn vào thức ăn đóng gói mà cho ăn ít một khi cho ăn.
Dạng nấm men nhão cho hiệu quả sử dụng không cao.
2.5. SƠ LƯỢC VỀ WESTERN YEAST CULTURE VÀ CHẾ PHẨM CEL – CON
5 DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
Western Yeast culture là chế phẩm chứa dạng men sống của công ty Western
chuyên sản xuất các loại nấm men của Mỹ. Công ty sản xuất các loại sản phẩm như
Cel – Con, Cel – Con 5, Cel – Con 5 Pal, Lacto Cel – Con, Royal – Lac, 2X–2–2–5,
2X–2–2–5 Plus, Di – San. Trong đó Cel – Con 5 được thử nghiêm trong thí nghiệm
của chúng tôi. Cel – Con 5 bao gồm những tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae

được phát triển một cách hoàn chỉnh, enzyme của chúng được dự trữ trong môi trường
phát triển vì vậy cung cấp enzyme hoạt động mạnh cho việc tiêu hóa protein, đường
và xơ. Trong các môi trường nuôi cấy có rất nhiều giống để đảm bảo cho hoạt động
của men. Những điều này cho thấy được rằng lợi ích của sản phẩm là tốt hơn cho sức
khỏe và sản phẩm chăn nuôi nhiều hơn.
Cel – Con 5 cho hiệu quả cao và từng lượng nhỏ sản phẩm đều được đi qua một
quá trình lên men ẩm và hydrat hóa dưới nhiệt độ thấp để bảo quản tất cả các enzyme.
Sau đây là một vài enzyme tiêu hóa và chức năng của chúng với những chất dinh
dưỡng khác nhau được sử dụng trong thức ăn.
Endotryptase: enzyme tiêu hoá protein

Lipase: enzyme tiêu hóa mỡ

Zymase: enzyme tiêu hoá tinh bột

Maltase: enzyme tiêu hoá chất xơ

Invertase: enzyme tiêu hoá đường

Diatase: enzyme tiêu hoá chất xơ

Carboxylase: enzyme oxy hoá

Oxydase: enzyme oxy hoá

Catalase: giải phóng oxygen

Emulsin: phân cắt glucoid

Lactic Ferment: hoạt động trên calci


Trehalase: biến đổi đường sữa

và phospho

Rennet: làm đông vón sữa

11


Các enzyme này hoạt động phối hợp với hệ enzyme trong đường tiêu hóa của
vật nuôi để thủy phân tinh bột, protein, lipid, và chất xơ trong thức ăn, nhờ đó giúp vật
nuôi tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu triệt để dưỡng chất trong thức ăn hơn,
giảm tiêu tốn thức ăn, giảm sử dụng kháng sinh, tăng trọng nhanh và rút ngắn được
thời gian nuôi.
Thành phần phân tích Cel – Con 5 có protein thô 18%; béo thô 3%; xơ thô 5%.
Khi được đóng gói 1 gam chứa 5 tỉ tế bào men sống. Liều lượng sử dụng được khuyến
cáo trên heo bắt đầu nuôi thịt là 1,3 kg/tấn thức ăn; heo choai, xuất chuồng là 1 kg/tấn
thức ăn; nái mang thai là 1 kg/tấn thức ăn; nái nuôi con và heo đực là 1,3 kg/tấn thức
ăn. Khối lượng đóng gói 25 kg/bao và bảo quản nơi khô ráo.

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1.Thời gian
Thí nghiệm đã được thực hiện từ ngày 16/02/2008 đến ngày 05/06/2008.
 Từ ngày 16/02/2008 đến ngày 02/03/2008 khảo sát trại heo An Bình và bố trí

thí nghiệm.
 Từ ngày 03/03/2008 đến ngày 05/06/2008 thực hiện thí nghiệm.
3.1.2. Địa điểm
Tại trại chăn nuôi heo An Bình thuộc ấp Vàm xã Thiện Tân huyện Vĩnh Cửu
tỉnh Đồng Nai.
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM
Heo nái mang thai 21 ngày trước đẻ.
Heo thuộc giống Landrace và Yorkshire x Landrace đồng đều về lứa đẻ và điều
kiện chăm sóc.
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Thí nghiệm
được thực hiện trên 29 heo nái và chia thành 3 lô, lô 1 và lô 2 mỗi lô 10 heo nái và lô 3
có 9 heo nái. Heo thí nghiệm thuộc giống Landrace và Yorkshire x Landrace đồng đều
về lứa đẻ và điều kiện chăm sóc.
 Lô 1 là lô đối chứng sử dụng thức ăn do trại tự trộn (TĂCB).
 Lô 2 là lô thí nghiệm sử dụng TĂCB có bổ sung thêm chế phẩm Cel – Con 5
với lượng bổ sung là 1,3 kg trong 1 tấn thức ăn.
 Lô 3 là lô thí nghiệm sử dụng TĂCB giảm 3% dưỡng chất có bổ sung thêm chế
phẩm Cel – Con 5 với lượng bổ sung là 1,3 kg trong 1 tấn thức ăn. Theo lý thuyết khi
bổ sung nấm men vào trong thức ăn sẽ làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn 3 – 5%. Do
đó, chúng tôi đã thử nghiệm với khẩu phần thức ăn giảm 3% dưỡng chất.

13


Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lô 3 (thí nghiệm)

Lô 1 (đối chứng)


Lô 2 (thí nghiệm)

TĂCB

TĂCB + chế phẩm

Số heo nái

10 con

10 con

9 con

Chế phẩm bổ sung



Cel – Con 5

Cel – Con 5

Liều dùng chế phẩm



1,3 kg/tấn thức ăn

1,3 kg/tấn thức ăn


Liệu trình thí nghiệm

49 ngày

49 ngày

49 ngày



TĂCB giảm 3% dưỡng
chất + chế phẩm

Thời gian cho thú ăn liên tục từ lúc nái mang thai 21 ngày trước khi đẻ đến khi
nái cai sữa. Trong đó 49 ngày gồm 21 ngày trước khi đẻ và 28 ngày nuôi con. Do số
lượng heo nái mang thai 21 ngày trước khi đẻ thuộc lứa 2, 3 hoặc 4 trong cùng một
thời điểm có hạn nên chúng tôi không thể làm thí nghiệm một lúc trên 29 heo nái. Vì
thế, heo nái mang thai trong thí nghiệm được chọn dựa theo tuần phối và tuần dự kiến
đẻ. Những heo nái mang thai 21 ngày trước khi đẻ (3 tuần trước khi đẻ) sẽ được chọn
theo lứa đẻ và chia 1/3 số nái vào lô 1 và 1/3 số nái vào lô 2 và 1/3 số nái vào lô 3.
Theo dự kiến thí nghiệm sẽ được thực hiện trên 30 heo nái. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện thí nghiệm ở lô 3 có một heo nái bị bệnh và bỏ ăn nhiều ngày sau khi sinh
nên chúng tôi đã loại bỏ heo nái này khỏi thí nghiệm để việc đánh giá kết quả được
khách quan hơn. Do đó, trong lô 3 chỉ còn 9 heo nái.
3.4. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.4.1. Chuồng trại
Thí nghiệm theo dõi heo nái qua 3 giai đoạn: nái mang thai 21 ngày trước khi
đẻ, nái nuôi con, nái khô đến khi phối giống.
Chuồng nái nuôi con là hệ thống chuồng hở, mái đôi bằng tôn, nền chuồng bằng

xi măng có độ dốc khoảng 10o về phía đường dẫn nước thải. Mỗi nái được bố trí vào
một ô chuồng lồng riêng biệt (heo mẹ ở giữa, khu vực hai bên dành cho heo con) có
diện tích 2,35 m x 1,8 m x 1,05 m (dài x rộng x cao), sàn chuồng cách nền chuồng 0,8
m. Phía trước mỗi chuồng lồng gắn một máng ăn bằng inox và vòi nước uống tự động
cho heo mẹ và heo con. Đầu dãy chuồng được gắn ba quạt lớn và trên mái tôn có gắn
hệ thống phun nước làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi khi trời nóng. Sau khi cai sữa, heo
14


con được đưa đến chuồng heo con cai sữa và heo mẹ được chuyển đến chuồng nái khô
và nái mang thai.
Nái khô và nái mang thai giai đoạn dưới 6 – 8 tuần: heo được nhốt ở từng ô
chuồng riêng biệt, kiểu chuồng hở, mái đôi bằng tôn, trần phủ bạc, diện tích mỗi ô
chuồng 2,4 m x 0,65 m x 1,05 m (dài x rộng x cao) rất thuận lợi cho việc theo dõi nái
lên giống và phối giống. Phía trước là một máng ăn bằng inox dài chạy dọc từ đầu đến
cuối dãy chuồng nuôi. Dọc theo phía trên các ô chuồng là hệ thống phun sương làm
mát cho heo khi trời nóng.
Nái mang thai giai đoạn trên 6 – 8 tuần: heo được chuyển xuống chuồng nuôi
nhốt tập trung theo tuần phối, kiểu chuồng hở, mái đôi bằng tôn, diện tích mỗi ô
chuồng 20 m x 4 m x 1,05 m (dài x rộng x cao). Phía trước mỗi chuồng là máng ăn dài
bằng xi măng có phân cách riêng cho từng nái bằng song sắt, ở giữa chuồng là các vòi
phun sương làm mát cho heo khi trời nóng.
3.4.2. Thức ăn và nước uống cho heo thí nghiệm
Thức ăn dùng cho thí nghiệm gồm 2 loại: thức ăn do trại tự trộn (TĂCB) và
TĂCB giảm 3% dưỡng chất. Thức ăn do trại tự trộn với thành phần và khối lượng
nguyên liệu được giữ nguyên theo công thức từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến khi kết thúc
thí nghiệm. Thành phần nguyên liệu và thành phần dưỡng chất của TĂCB và TĂCB
giảm 3% dưỡng chất được trình bày qua bảng 3.2. và bảng 3.3.
Bảng 3.2. Thành phần nguyên liệu
Nguyên liệu


TĂCB (kg)

TĂCB giảm 3% dưỡng chất (kg)

Bắp vàng

662,89

427,78

Khô đậu nành 47

229,55

185,33

Cám gạo 1

16,58

300,00

Bột sò

23,02

29,00

DCP 18


16,68

7,31

Muối ăn

3,53

3,53

Mỡ cá

35,00

34,48

Chất bổ sung

12,74

12,57

Tổng cộng

1.000

1.000

15



×