Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm TT.Enzym vào khẩu phần ăn của gà mía X Lương Phượng nuôi tại thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 96 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





PHẠM THỊ BÌNH



ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM TT.ENZYM
VÀO KHẨU PHẦN ĂN CỦA GÀ MÍA X LƢƠNG PHƢỢNG
NUÔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HẢI



















THÁI NGUYÊN - 2012


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài đã được cám
ơn và các thông tin trích dẫn đều chỉ rõ nguồn gốc .

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


Phạm Thị Bình
















ii
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tham gia học tập tại trường, đồng thời tiến hành đề tài:
“Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm TT.Enzym vào khẩu phần ăn của
gà Mía x Lương phượng nuôi tại thành phố Thái Nguyên”, đến nay tôi đã
hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi thú y -
trường Đại học Nông Lâm cùng các thầy cô, các cơ quan, gia đình và bạn bè
đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu
đó đã giúp tôi hoàn thành chương trình học tập thuận lợi. Đặc biệt, tôi xin cảm
ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Hải đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài để hoàn thành bản luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học, Ban

chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cô giáo hướng dẫn và toàn thể các thầy cô
giáo, bạn bè, gia đình giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


Phạm Thị Bình



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến sức khỏe
của vật nuôi 3
1.1.2. Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi 5
1.1.2.1. Vi khuẩn Lactic 6

1.1.2.2. Enzyme trong chăn nuôi 13
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiểu khí hậu chuồng nuôi 14
1.1.4. Một số nét về chế phẩm TT.enzym 17
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 28
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 31
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 31
2.1.3.Thời gian nghiên cứu. 31


iv
2.2. Nội dung nghiên cứu 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31
2.3.2. Chế phẩm TT. Enzym 32
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33
2.3.2.1. Sức sống, khả năng sinh trưởng, cho thịt và chuyển hóa và thức ăn . 33
2.3.2.2. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế 36
2.3.2.3. Đánh giá tác động của chế phẩm TT. Enzym tới môi trường 37
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 37
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gà thí nghiệm 38
3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 38
3.1.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 39
3.1.2.1. Sinh trưởng tích lũy 39
3.1.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 42

3.1.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 44
3.1.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn 45
3.1.3.1. Thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 46
3.1.3.2. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khố i lượ ng 48
3.1.3.3.Tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein cho 1kg tăng khối lượng ……… 50
3.1.4. Năng suấ t và chất lượng thịt 50
3.1.4. 1. Năng suất thịt 52
3.1.4.3. Thành phần hóa học của thịt 53
3.2. Hiệu quả kinh tế 55
3.2.1. Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index) 55
3.2.2. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number) 57
3.2.3. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà 58
3.3.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm TT. enzym đến môi trường 60
3.3.1. Hàm lượng một số khí độc tại khu chuồng nuôi 60
3.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm TT.enzym tới số lượng vi khuẩn Coliform,
E.coli, Salmonella chuồng nuôi 62


v
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
1. Kết luận 65
2. Tồn tại 66
3. Đề nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67













vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải
Ca
:
Calcium (can xi)
CP
:
Protein thô
cs
:
Cộng sự
đ
:
Đồng
ĐC
:
Đối chứng
ĐVT
:
Đơn vị tính
EN

:
Economic Number
g
:
Gam
TS
:
Tiến sỹ
kg
:
Kilogram
Khoáng TS
:
Khoáng tổng số
KL
:
Khối lượng
KPCS
:
Khẩu phần cơ cở
KPH
:
Không phát hiện
ME
:
Metabolic Energy (năng lượng trao đổi)
ml
:
Mililit
Nxb

:
Nhà xuất bản
PI
:
Performamce - In dex
S.sánh
:
So sánh
TB
:
Trung bình
TCCP
:
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
:
Tiêu chuẩn Việt Nam
TN
:
Thí nghiệm
TT
:
Tuần tuổi
TTTĂ
:
Tiêu tốn thức ăn
VCK
:
Vật chất khô




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 32
Bảng 2.2. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm 32
Bảng 2.3. Thành phần của chế phẩm TT. Enzym 32
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 39
Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 40
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 42
Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 44
Bảng 3.5. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm 47
Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng của gà thí nghiệm 48
Bảng 3.7. Tiêu tốn năng lượng trao đổi của gà thí nghiệm 50
Bảng 3.8. Tiêu tốn protein của đàn gà thí nghiệm 51
Bảng 3.9. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ở 12 tuần tuổi 53
Bảng 3.10. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm 54
Bảng 3.11. Chỉ số sản xuất PI của gà thí nghiệm 56
Bảng 3.12. Chỉ số kinh tế EN của gà thí nghiệm 57
Bảng 3.13. Chi phí trực tiếp/kg gà 59
Bảng 3.15. Kết quả đo nồng độ NH
3
trong chuồng nuôi 61
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chế phẩm TT.enzym tới số lượng vi khuẩn
Coliform, E.coli, Salmonellatrong đệm chuồng 63


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ


Hình 1.1. Lactobacillus acidophillus 18
Hình 1.2. Lactobacillus sporogenes 20
Hình 1.3. Nấm men của L. kefir 21

Đồ thị 3.1. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 41

Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 43
Biểu đồ 3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 45
Biểu đồ 3.4.Tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm………………… 49
Biểu đồ 3.4. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm 56
Biểu đồ 3.5. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 58














1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn

nuôi nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn như dịch bệnh, ô nhiễm
môi trường, an toàn về chất lượng sản phẩm…Sự phát triển nhanh chóng của
ngành chăn nuôi trong thời gian qua đã cung cấp lượng thực phẩm lớn cho thị
trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển quá
nhanh kèm theo sự thiếu quy hoạch trong sản xuất đã gây ra những tác động
xấu đối với môi trường. Với mục tiêu phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững
thì việc tìm ra các quy trình kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào
trong nông nghiệp để tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường đang
được quan tâm chú trọng.
Sử dụng vi sinh vật có lợi và enzyme là một trong những hướng đi mới
được áp dụng trong chăn nuôi vì nó đem lại nhiều lợi ích như: Cải thiện chất
lượng trứng, sữa, thịt, giảm cholesterol, nâng cao tỷ lệ thịt nạc, hạn chế tồn dư
kháng sinh trong thực phẩm, nâng cao sức đề kháng của gia súc, gia cầm, giảm tỷ
lệ chết, cải thiện môi trường chăn nuôi, hạn chế mùi hôi của phân động vật, hạn
chế mùi amoniac của chuồng nuôi, là sự lựa chọn tốt nhất cho thay thế kháng sinh.
Bổ sung chế phẩm sinh học thông qua thức ăn và nuôi dưỡng nhằm tạo
nên một thế cân bằng tối ưu giữa các loài vi sinh vật đường ruột theo hướng có
lợi cho vật chủ đã và đang là hướng nghiên cứu được các nhà nghiên cứu trong,
ngoài nước quan tâm. Có nhiều biện pháp để cải thiện quan hệ cân bằng giữa các
nhóm vi khuẩn có lợi và có hại trong đường tiêu hoá của gia súc, gia cầm. Biện
pháp cổ điển được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1950 của thế kỷ trước là sử
dụng kháng sinh liều thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn
chăn nuôi ngày càng bị hạn chế (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, các nước
thuộc EU cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi


2
Hector Cervanter, 2006) [54], nên nhu cầu tìm ra các giải pháp thay thế kháng
sinh ngày càng trở thành cấp bách. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất
hiện nay là bổ sung vi khuẩn có lợi và enzyme trong thức ăn nhằm cải thiện sự

cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi cho vật chủ.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, vi khuẩn có lợi có nhiều tiềm năng trong ứng
dụng vì nó mang lại sản phẩm nhiều hơn, tốt hơn, nhanh hơn, giá trị kinh tế cao
hơn. Tuy nhiên, những ứng dụng cụ thể cũng như sự hiểu biết về vi khuẩn có
lợi và enzyme còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm TT.Enzym vào khẩu phần
ăn của gà Mía x Lương phượng nuôi tại thành phố Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm TT.Enzym với tỷ lệ
0,05%, 0,075%, 0,1% vào khẩu phần ăn đến sức sống, khả năng sinh
trưởng, sức sản xuất thịt của gà Mía x Lương phượng.
- Đánh giá tác động của chế phẩm TT.Enzym tới môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm TT.Enzym trong khẩu
phần tới năng suất chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và các nghiên
cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm TT.Enzym trong
khẩu phần tới hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất trong chăn nuôi.
- Có cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân sử dụng chế phẩm
TT.Enzym với tỷ lệ hợp lý trong chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, góp
phần phát triển ngành chăn nuôi bền vững.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến sức khỏe
của vật nuôi
Đường tiêu hoá đóng vai trò quan trọng đối với vật nuôi, nó là cơ quan
hấp thu các chất dinh dưỡng, đồng thời là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ
thể. Đặc biệt, khu hệ vi sinh vật đường ruột là một trong các yếu tố chống lại
các tác nhân gây bệnh (Jans, 2005) [60].
Khi còn ở trong bào thai, đường tiêu hoá của vật nuôi ở trạng thái vô
trùng, nhưng chỉ vài giờ sau khi sinh các vi sinh vật đã bắt đầu xâm nhập, cư
trú và trở thành những “cư dân” bình thường trong đường tiêu hoá. Theo thời
gian, do tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đặc biệt là qua thức ăn và nước
uống, số lượng và tính đa dạng sinh học của các vi sinh vật cộng sinh không
ngừng tăng lên. Số lượng tế bào vi sinh vật cư trú trong đường tiêu hóa của
vật nuôi có thể cao gấp mười lần số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể chúng
(Fonty và cs, 1995) [42]. Số lượng loài có thể lên tới từ 400-500 (Tannock,
1997) [82]. Tuy nhiên, mật độ vi sinh vật ở các phân đoạn khác nhau của
đường tiêu hóa (dạ dày, tá tràng, ruột non và ruột già) ở loài động vật dạ dày
đơn rất khác nhau (khoảng 10
1
-10
3
; 10
1
-10
4
; 10
5
-10
8
và 10

9
-10
12
CFU/ml chất
chứa tương ứng) (Jans, 2005) [60].
Sức khỏe của vật nuôi phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: Trạng thái sinh lý
của vật chủ, khẩu phần thức ăn và hệ vi sinh vật. Các yếu tố này chịu tác động
của môi trường, các tác nhân gây stress và tác động qua lại lẫn nhau. Trong số
các nhân tố trên, hệ vi sinh vật đường tiêu hóa đóng vai trò trung tâm, chỉ một
biến động bất lợi của một trong hai yếu tố còn lại cũng ảnh hưởng xấu tới hệ


4
vi sinh vật (Conway, 1994) [40]. Sự cộng sinh của các loài vi sinh vật trong
đường tiêu hoá của vật nuôi (chủ yếu là trong ruột) tạo nên một hệ sinh thái
mở và mối cân bằng của quần thể vi sinh vật được xác lập chỉ một thời gian
rất ngắn sau khi sinh.
Có nhiều quan điểm khác nhau về mối tương quan cân bằng của hệ vi
sinh vật đường ruột. Theo Jans (2005) [60], để đánh giá trạng thái cân bằng,
các vi sinh vật đường ruột được chia thành 3 nhóm: (1) nhóm chủ yếu (Main
flora) gồm các loài vi khuẩn kỵ khí (Clostridium; Lactobacillus;
Bifidobacteria; Bacteroides, Eubacteria); (2) nhóm vệ tinh (Satellite flora),
gồm chủ yếu là Enterococcus và E. coli, và (3) nhóm còn lại (Residual flora)
gồm các vi sinh vật có hại như: Proteus, Staphylococcus và
Pseudomonas…Một quần thể vi sinh vật được coi là cân bằng khi tỷ lệ của các
nhóm dao động trong khoảng 90; 1,0; 0,01 % tương ứng. Trạng thái mà các
nhóm này hình thành một tỷ lệ 90; 1,0; 0,01 % được gọi là trạng thái
“eubiosis” (tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự chung sống có lợi giữa các vi khuẩn
với nhau và với vật chủ). Ở trạng thái “eubiosis”, vật chủ cung cấp các điều
kiện sống lý tưởng như nhiệt độ ổn định, pH trung tính, dinh dưỡng và sự đào

thải các chất chuyển hóa. Đổi lại, hệ vi sinh vật sẽ mang lại lợi ích cho vật chủ
thông qua tăng cường tiêu hóa các chất dinh dưỡng, giải độc, tổng hợp các
vitamin nhóm B và vitamin K, loại trừ các vi sinh vật có hại, tăng cường đáp
ứng miễn dịch của vật chủ. Sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu
hóa bị tác động bởi một số nhân tố vô sinh và hữu sinh như: Sinh lý vật chủ,
khẩu phần thức ăn và cơ cấu nội tại của bản thân hệ vi sinh vật. Thức ăn là
nguồn dinh dưỡng cơ bản của vi sinh vật, bởi vậy sự thay đổi thành phần, khẩu
phần thức ăn không đảm bảo vệ sinh, phương pháp cho ăn không hợp lý đều
làm tổn hại đến trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Tương tự như
vậy, các chất bài tiết của hệ tiêu hóa (dịch mật, các enzyme, chất đệm và chất


5
nhầy ) cũng như kiểu và tần số nhu động ruột cũng tác động trực tiếp đến hệ
vi sinh vật. Kiểu và tần số nhu động ruột bị tác động rất lớn bởi các stress
(sinh đẻ, cai sữa, dồn chuồng, vận chuyển ). Khi quan hệ cân bằng của hệ vi
sinh vật ruột bị phá vỡ sẽ tạo nên trạng thái “dysbiosis”, trạng thái “chung
sống có hại”. Biểu hiện của trạng thái “dysbiosis” ở vật chủ thường là thể tạng
kém, sinh trưởng chậm và mắc các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm
ruột hoại tử Để cải thiện quan hệ cân bằng của hệ vi sinh vật ruột ở vật nuôi,
một phương pháp thường được áp dụng là bổ sung vào khẩu phần thức ăn một
số loại kháng sinh liều thấp như những chất kích thích sinh trưởng. Tuy nhiên,
việc lạm dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đã và đang gây ra những
hậu quả đáng lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là gây nên tình
trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng của các vi khuẩn gây bệnh trên người và
vật nuôi. Việc cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi cũng đặt ra
những thách thức lớn về kỹ thuật, đặc biệt đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm
non hoặc trong điều kiện vệ sinh kém và vật nuôi chịu nhiều stress. Để vượt
qua những thách thức đó, đã có rất nhiều những nghiên cứu nhằm tìm ra tác
nhân để thay thế kháng sinh nhưng an toàn với vật nuôi. Một trong những tác

nhân tìm ra đó là chế phẩm sinh học.
1.1.2. Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi
Chế phẩm sinh học là sản phẩm có chứa vi sinh vật sống nhằm mục đích
cải thiện sức khỏe con người và vật nuôi. Chế phẩm sinh học đã được sử dụng
rộng rãi để hạn chế dịch bệnh, tăng sức đề kháng cho vật nuôi, tăng khả năng hấp
thu thức ăn, tăng năng suất và sản lượng. Khác với các biện pháp hóa học và
kháng sinh, chế phẩm sinh học cung cấp một phương thức chăn nuôi an toàn bền
vững đối với con người và sản phẩm chăn nuôi. Chế phẩm sinh học được coi là
một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.


6
Chế phẩm sinh học có khả năng hạn chế nhiễm trùng do vi khuẩn và virus
(như virus rota gây tiêu chảy), kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm
cholesterol Các chế phẩm sinh học có tác động làm ổn định khu hệ vi sinh vật
đường ruột, làm tăng các vi khuẩn có ích (các vi khuẩn sinh vitamin, sinh chất
kháng khuẩn, vi khuẩn phân giải đường bột ), làm giảm các vi khuẩn có hại
(các vi khuẩn cạnh tranh thức ăn, sinh chất độc).
Các chế phẩm sinh học phải có 3 quá trình sau:
- Khống chế sinh học: Những dòng vi khuẩn có ích trong chế phẩm có
khả năng sinh các chất kháng khuẩn.
- Tạo sức sống mới: Các vi khuẩn trong chế phẩm khi đưa vào cơ thể vật
nuôi sẽ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và hoạt tính, có khả năng tồn tại cả
ngoài môi trường và trong đường ruột, ảnh hưởng có lợi đối với vật nuôi.
- Xử lý sinh học: Khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước giải
phóng axit amin, glucose, cung cấp thức ăn có vi sinh vật có ích, giảm thiểu
thành phần nitơ vô cơ như: Amoniac, nitrit, nitrat, giảm mùi hôi thối, cải thiện
chất lượng nước.
Việc sử dụng các vi sinh vật hữu ích nhằm cạnh tranh với các vi khuẩn gây
bệnh đã được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi, thay thế cho việc sử dụng hóa

chất, kháng sinh là một giải pháp quan trọng kiểm soát bệnh trong chăn nuôi.
Các vi sinh vật thường được sử dụng để làm chế phẩm sinh học bao
gồm: Vi khuẩn Lactobacillus, Bacillus, nấm men saccharomyces và phafia
rhodozyma và các enzyme (amylase, protease, lipase, cellulose, phytase)
1.1.2.1. Vi khuẩn lactic
Hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột có chức năng tiêu hoá thức ăn, thải
độc, bài tiết, chuyển hoá, tổng hợp các yếu tố vi lượng (vitamin, các men) các
nội tiết tố đường tiêu hoá, các chất kháng sinh tự nhiên để kìm hãm và tiêu
diệt vi khuẩn cũng như nấm gây bệnh. Vi khuẩn có lợi ở đường ruột còn tác
động tích cực đến cả hệ miễn dịch (sức đề kháng) của toàn bộ cơ thể, đặc biệt
là vi khuẩn lactic.


7
* Đặc điểm chung của vi khuẩn lactic
Về mặt hình thái, vi khuẩn lactic có dạng lưỡng cầu, tứ cầu, liên cầu và
dạng que, đứng đơn độc hoặc thành chuỗi. Khả năng sinh tổng hợp của các vi
khuẩn lactic thuộc dạng yếu.
Vi khuẩn lactic là những vi sinh vật cần dinh dưỡng cao để sinh trưởng
bình thường. Ngoài ra chúng cần một nguồn carbon, nitơ một phần ở dưới
dạng các acid amin, một số vitamin, các chất sinh trưởng và chất khoáng.
* Đặc tính của vi khuẩn lactic
Vi khuẩn lactic có khả năng chịu được các dịch tiêu hóa. Acid dạ dày
và muối mật ảnh hưởng mạnh đến sự sống sót của vi sinh vật. Các chủng có
khả năng phát triển và thực hiện quá trình trao đổi chất dưới sự có mặt của
lượng mật sinh lý thì có khả năng sống sót tốt hơn trong suốt quá trình ở trong
đường ruột. Vi khuẩn lactic có khả năng cư trú trong đường ruột. Khi các vi
khuẩn có lợi có khả năng bám chặt vào các tế bào bên trong đường ruột,
chúng mới có khả năng bám tạm thời khoảng một thời gian trong đường ruột.
Những chỗ cư trú gần các mô bào và màng nhầy khá giàu chất dinh dưỡng,

đối với một số vi sinh vật gây bệnh đường ruột thì khả năng bám chặt được
xem là điều kiện trước hết đối với việc xâm chiếm và lây nhiễm.
Vi khuẩn lactic có khả năng sử dụng prebiotic (oligossaccharides,
insulin, tinh bột) để phát triển. Nó có khả năng tổng hợp và sử dụng vitamin
(nhóm B, folate, vitamin K). Ngoài ra nó còn có khả năng ngăn chặn các mầm
bệnh như: Salmonella, Escherichia coli, Candida albicans…Có khả năng
tổng hợp acid, hydrogen peroxide, các bacteriocin, D- lactic acid. Nó có thể
sử dụng kết hợp với các loại vi khuẩn khác.


8
* Chức năng sinh học của vi khuẩn lactic
- Tăng khả năng tiêu hoá nhờ hệ thống enzyme
Vi sinh vật đường ruột có lợi của động vật nuôi có một vai trò quan
trọng trong sự tiêu hoá và hấp thu thức ăn của vật chủ. Chúng tham gia vào
quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần như: Carbonhydrate,
protein, lipid…thành những chất dễ hấp thu hơn nhờ hệ thống enzyme của
chúng như: Amylase, protease, cellulase…Nhóm này gồm những vi khuẩn:
Bacillus subtilis, Ruminococcus, Cellulomonas, Lactobacillus…
Theo một số nghiên cứu của Sameh. H. M. (2003) [76], việc bổ sung
Lactobacillus vào khẩu phần bắp, lúa mạch, đậu nành đã kích thích tính thèm
ăn và tăng tích luỹ mỡ, N, Ca, P, Cu và Mn cho gà đẻ. Ngoài ra, việc bổ sung
chế phẩm Saccharomyces boulardi vào khẩu phần ăn của gà thịt làm giảm
FCR, làm tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết, tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Tổng hợp vitamin K và vitamin nhóm B
Hệ vi sinh vật có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B như B1, B2, B3,
B6, B12 và vitamin K ở manh tràng và đại tràng. Bản thân tế bào nấm men có
chứa một lượng dinh dưỡng rất cao bao gồm: Protein, lipid, glucid, khoáng và
nhiều vitamin nhất là vitamin nhóm B, cải thiện sinh trưởng và sức đề kháng.
- Trung hoà độc tố và phân huỷ một số độc chất

Theo Rani và cs (1998) [74], vi khuẩn lactic có khả năng sản xuất các
chất có tác dụng trung hoà độc tố gây tiêu chảy của vi khuẩn E.coli, có thể làm
giảm hoạt tính urease trong ruột non, ngăn chặn sự tổng hợp của amin độc, làm
giảm nồng độ amoniac trong phân của gia súc, gia cầm. Một vài sinh vật có khả
năng khử độc và phân huỷ một số chất có độc tính, tạo thành những dẫn xuất
không độc. Nhiều nghiên cứu cho thấy tế bào nấm men có tính khử các chất
độc được sinh ra trong quá trình tiêu hoá như: Indol, skatol, phenol…Tác dụng
trung hoà khử độc của các vi khuẩn lactic không những giúp cho ống tiêu hoá
hoạt động tốt hơn mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường.


9
- Giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột
Động vật khoẻ mạnh, có hệ tiêu hoá tốt là cơ sở cho sự chuyển hoá tốt
thức ăn phục vụ cho nhu cầu của cơ thể. Đặc tính quan trọng nhất của một
đường tiêu hoá khoẻ mạnh là sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột. Việc
bổ sung vi khuẩn lactic giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột thông qua cạnh
tranh và đối kháng.
Theo Fuller và cs (1989) [44], vi khuẩn lactic có mặt ở khắp đường
ruột và trong một số điều kiện nó là vi khuẩn chiếm ưu thế. Sự cân bằng trong
đường ruột bị phá vỡ khi động vật bị strees như nhiệt độ cao, độ ẩm cao, thay
đổi thức ăn, vận chuyển…Việc bổ sung vi khuẩn lactic cho con vật ăn thường
xuyên giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột bằng hai con đường: Chống lại vi
sinh vật gây bệnh và bằng hoạt động đối kháng.
Hoạt động cạnh tranh thể hiện ở các vị trí bám dính trên nhung mao
ruột, các chất dinh dưỡng và khối lượng các sản phẩm trao đổi chất của vi
sinh vật. Nhiều nghiên cứu chứng minh probiotic ức chế sự bám dính của vi
sinh vật gây bệnh như: E.coli, Salmonella typhimurium [38]. Việc ức chế khả
năng bám dính của vi sinh vật gây bệnh giúp ngăn ngừa sự phát triển và gây
bệnh của chúng [62].

Nhóm vi khuẩn lactic là những vi sinh vật tiêu biểu cho hoạt động đối
kháng của probiotic. Chúng chống lại các vi khuẩn gây bệnh nhờ vào các sản
phẩm do chúng tạo ra như: Bacteriocin, acid hữu cơ, hydrperoxydase,
lactocidin…Lactocidin có phổ kháng khuẩn rất rộng. Các acid acetic và lactic
làm giảm pH đường ruột khiến môi trường trong ruột trở nên bất lợi cho sự
tồn tại của vi khuẩn gây bệnh gram (-). Một số bacteriocin thường gặp như:
Mycobacillin, subtilis (do Bacillus subtilis sinh ra), nizin (do Lactobacillus
lactis sinh ra), penicillin (do nấm penicillium sinh ra) Lactobacillus
acidophillus tạo ra lactacin B có tác dụng ức chế loài Lactobacillus khác và
acidocin ức chế vi sinh vật gây bệnh [37].


10
- Kích thích hệ thống miễn dịch
Yếu tố được xác định có vai trò trong hệ thống miễn dịch là thành phần của
vách tế bào vi khuẩn peptidoglycan. Sự phân huỷ peptidoglycan tạo thành chất
muramyl peptid có tác dụng kích thích đại thực bào [81]. Saarela (2000) [75] cho
rằng khả năng bám vào niêm mạc của các vi khuẩn lactic tạo ra sự tương tác giúp
vi khuẩn lactic tiếp xúc với hệ thống lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch,
nhờ đó thúc đẩy hiệu quả miễn dịch và tạo nên hàng rào bảo vệ ruột.
- Sản xuất bacteriocin và các cơ chất kháng khuẩn
Bacteriocin là protein hay hợp chất protein do vi khuẩn sản xuất có
hoạt tính diệt khuẩn trực tiếp. Cơ chất này giúp vi khuẩn Lactobacillus thể
hiện hoạt tính ức chế đối với vi sinh vật gây thối trong hệ tiêu hoá [65], [80].
Vi khuẩn Lactobacillus còn có thể ức chế sự phát triển của các vi sinh
vật gây thối nhờ vào những sản phẩm trao đổi chất khác như: H
2
O
2
, CO

2

diacetyl. Do đó nó làm giảm nồng độ NH
3
và hạn chế vi sinh vật gây thối
nhiễm trong đường ruột.
* Những đặc điểm trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất của Lactobacillus có vai trò quan trọng trong
khả năng chữa bệnh của vi khuẩn như:
Phân giải protein: Lactobacillus sản sinh enzyme proteinase phân giải
protein thành polypeptide mạch ngắn. Hoạt tính này của vi khuẩn giúp cho
protein được cơ thể vật chủ tiêu hoá dễ dàng. Vì vậy, các chế phẩm từ hoạt động
lên men của Lactobacillus được đánh giá là nguồn dinh dưỡng có giá trị đối với
gia súc, gia cầm.
Phân giải lipid: Nhờ có enzyme lipase, Lactobacillus có khả năng phân
cắt chất béo ở dạng triglyceride thành các acid béo và glycerol. Điều này cũng
có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng đối với người và vật nuôi. Có những nghiên
cứu lâm sàng và tiềm lâm sàng cho thấy Lactobacillus phân giải được
cholesterol trong lipid huyết thanh (serum lipids) [68], [69] và muối mật [50].
Cả hai khả năng này đều có ý nghĩa về mặt lâm sàng.


11
Phân giải đường Lactose: Lactobacillus mang enzyme beta -
galactosidase, glycolase và lactic dehydrogenase (LDH) có tác dụng chuyển
hoá đường lactose thành acid lactic. Đây là một acid hữu cơ có những đặc
tính sinh học đặc biệt. Về mặt sinh lý học, acid lactic có những ưu điểm sau:
- Tăng cường khả năng tiêu hoá protein sữa thông qua sự đông vón.
- Tăng cường hoạt tính Ca, P, Fe.
- Kích thích sự tiết dịch vị.

- Tăng cử động đẩy thức ăn xuống dạ dày.
- Là nguồn năng lượng cho quá trình hô hấp.
Chính những ưu điểm trên đã phần nào chứng minh hiệu quả của việc ứng
dụng Lactobacillus. Tuỳ thuộc vào loài nuôi cấy, Lactobacillus sản xuất ra hai loại
đồng phân quang học: D (-) và L (+) acid lactic. Cả hai loại đồng phân này đều
được hấp thu trong đường ruột:
+ L (+) acid lactic được chuyển hoá hoàn toàn và nhanh chóng trong
quá trình tổng hợp glycogen.
+ D (-) acid lactic được chuyển hoá ít hơn và phần không chuyển hoá
sẽ được bài tiết ra ngoài dưới dạng urine.
Ngoài ra, acid lactic còn làm hạ pH đường ruột còn 4 - 5. Do đó, sự phát
triển của vi sinh vật gây thối và E.coli (thích nghi ở pH 6 - 7) bị ức chế [33].
Lợi ích của việc sử dụng Lactobacillus
+ Các lợi ích về mặt dinh dưỡng: Nghiên cứu trên chuột cho thấy tốc
độ phát triển và lượng ăn vào tăng lên khi cho ăn sữa chua chứa Lactobacillus
[52]. Vài loài Lactobacillus có khả năng tự tổng hợp vitamin B nên hàm
lượng các loại vitamin nhóm B và K trong sữa chua thường cao hơn trong sữa
tươi. Ngoài ra, tính chất sinh học tự nhiên của Cu, Fe, Ca, Zn, Mg và P cũng
tăng lên khi dùng sữa chua làm thức ăn cho chuột [51].


12
+ Các lợi ích về mặt trị liệu: Các chế phẩm chứa Lactobacillus đều cho
thấy hiệu quả trong chữa trị các bệnh về rối loạn và viêm nhiễm bao gồm:
Viêm ruột kết, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, lượng cholesterol trong máu cao,
cải thiện tình trạng không sử dụng được lactose. Khẩu phần chứa
Lactobacillus có tác dụng làm hạ cholesterol trong máu, làm giảm lượng
cholesterol gắn vào khoang ruột [56].
Lactobacillus tạo ra enzyme beta- galactosidase (lactase), có tác dụng
thuỷ phân lactose thành acid lactic [64]. Vì vậy, Lactobacillus giúp cải thiện

tình trạng không sử dụng được lactose ở những người thiếu enzyme lactase.
Vi khuẩn Lactobacillus sản xuất ra acid lactic và các cơ chất khác tạo
ra môi trường bất lợi cho vi sinh vật gây thối phát triển ở đường tiêu hoá. Do
đó, lượng urase trong ruột giảm theo lượng NH
3
trong máu. Hơn nữa, pH thấp
do acid lactic tạo ra gây trở ngại cho NH
3
hấp thu từ ruột vào mô và thúc đẩy
việc bài tiết NH
3
từ máu vào ruột [58].
Những vi khuẩn gây thối rữa ở ruột kết tạo các enzyme beta-
glucuronidase, azoreductase và nitroreductase chuyển hoá procarcinogen, chất
có vai trò trong việc hình thành và phát triển khối u. Bằng cách ức chế cạnh
tranh và tạo môi trường acid không thuận lợi, Lactobacillus đã kìm hãm sự
trao đổi chất của vi khuẩn trong ruột kết. Điều này làm giảm sự hình thành
carcinogen ở ruột già [58].
Nhờ vào khả năng sản xuất acid lactic và bacteriocin trong đường ruột,
Lactobacillus cải thiện tình trạng tiêu chảy. Acid lactic cũng giúp tăng nhu
động đường ruột nên chữa được chứng táo bón. Khi dùng Lactobacillus kèm
theo kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng trên. Lactobacillus thông
qua các hoạt động trao đổi chất của mình: Tạo acid lactic, bacteriocin để cố
định trong đường ruột, âm đạo hay miệng và tạo môi trường không phù hợp
cho mầm bệnh phát triển.


13
Lactobacillus có hiệu quả trong việc phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột. Do nó làm giảm nồng độ NH

3
và hạn chế vi sinh vật gây thối nhiễm
vào đường ruột, Lactobacillus có hiệu quả kích thích tăng trưởng ở thú nuôi.
1.1.2.2. Enzyme trong chăn nuôi
Bổ sung các enzyme tạo ra bằng con đường công nghệ vi sinh
(celllulase, beta-glucanase, xylanase, mannanase…) nhằm phân giải các
polysaccharid cấu tạo vách tế bào thực vật, tạo điều kiện cho các enzyme nội
sinh (protease, amylase, lipase tiết ra từ ống tiêu hóa) tiếp cận với các chất
hữu cơ bên trong tế bào chất đã làm tăng được tỷ lệ tiêu hóa hấp thu thức ăn,
từ đó giúp cơ thể con vật có thêm chất dinh dưỡng để tăng năng suất sản
phẩm cũng như tăng cường sức đề kháng để chống đỡ bệnh tật.
Các chủng vi sinh vật có khả năng sinh một hệ enzyme rộng, phong
phú như: Amylaza, xenlulaza, xylanaza, xyclodextrin, glucozyl, transperaza
và proteaza nhưng hầu hết các loại enzyme kiềm được đặc chưng bởi pH tối
ưu, nghiêng về phía kiềm. Tuy nhiên trong nông nghiệp, từ lâu các enzyme
xenlulaza chịu kiềm, chịu nhiệt (như proteaza) đã được bổ sung vào các chế
phẩm tẩy rửa và bảo vệ môi trường sống.
Các enzyme có nguồn gốc vi sinh vật như: Amylase, protease, lipase,
cellulase, chitinase, một số vitamin thiết yếu hoặc axit amin và chất khoáng
có tác dụng kích thích hoạt tính ban đầu của vi sinh vật trong chế phẩm và
xúc tác cho sự hoạt động của enzyme trong môi trường. Các vi sinh vật được
lựa chọn làm enzyme phải có đặc điểm sau đây:
- Không sinh độc tố, không gây bệnh cho vật chủ và không ảnh hưởng
xấu tới hệ sinh thái môi trường.
- Có khả năng bám dính niêm mạc đường tiêu hóa và các mô khác của
vật chủ, cạnh tranh vị trí bám với các vi sinh vật gây bệnh, không cho chúng
tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan của cơ thể.


14

- Có khả năng sinh các chất ức chế, ngăn cản sự sinh trưởng mạnh mẽ
của các vi sinh vật gây bệnh. Các chất này gồm nhiều loại có thể tác động đơn
lẻ phối hợp với nhau, bao gồm : Các chất kháng sinh, bacteriocin,
siderophore, lysozym, protease, hydroperoxit
- Có khả năng sinh trưởng nhanh, cạnh tranh thức ăn, hóa chất, năng
lượng với các vi sinh vật có hại. Ví dụ vi khuẩn lactic có khả năng sinh
siderphore, liên kết với ion sắt, làm cho vi sinh vật gây hại không sinh trưởng
được vì thiếu sắt.
- Tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường đáp ứng miễn dịch tự
nhiên và tạo thành kháng thể ở vật chủ.
- Có khả năng cải thiện chất lượng môi trường do sự hình thành hàng
loạt enzyme phân giải các chất hữu cơ, giảm các khí độc như: NH
3
, H
2
S
Lợi ích của việc sử dụng enzym trong chăn nuôi
+ Phân giải các chất kháng dinh dưỡng trong nguyên liệu, làm cho việc
tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
+ Phân giải các thành phần cấu trúc của ngũ cốc, do đó các chất dinh
dưỡng dễ tách ra hơn, làm tăng hệ số sử dụng thức ăn.
+ Phân giải các chất dinh dưỡng ở dạng polymer phân tử lớn thành các
sản phẩm phân tử dễ tiêu hóa, hấp thu do đó làm hiệu quả hấp thu thức ăn.
+ Làm giảm ô nhiễm môi trường.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiểu khí hậu chuồng nuôi
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí có liên quan mật thiết tới quá
trình phát sinh và phát triển đối với một số côn trùng, vi trùng gây bệnh [2],
[6]. Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới vật nuôi. Trong chăn nuôi, khi môi
trường khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của vật nuôi.
Không khí chuồng nuôi là tiểu khí hậu chuồng nuôi [32].



15
Độ ẩm không khí: Là một đại lượng chỉ sự có mặt của hơi nước trong
không khí. Nhiệt độ và độ ẩm không khí có mối mật thiết với nhau. Nhiệt độ
cao và độ ẩm cao (nóng ẩm) gây cản trở quá trình thải nhiệt, cơ thể tích nhiệt
dẫn đến say nóng. Nhiệt độ cao và độ ẩm thấp (nóng khô) gây mất nước
nhiều, dẫn đến hiện tượng suy kiệt. Nhiệt độ thấp và ẩm độ thấp (lạnh khô)
gây khô da nứt nẻ, chảy máu. Độ ẩm và nhiệt độ không khí quyết định khả
năng tồn tại của vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt là các loại nấm
thường thích nghi ở nơi có độ ẩm cao [3], [11].
Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi do hơi nước từ các chất thải của
gia súc, gia cầm như hơi thở, nước tiểu, phân (chiếm tới 75%), còn lại do hơi
nước từ nền chuồng, máng uống. Độ ẩm không khí thấp làm hạn chế sự phát
triển của vi sinh vật, ký sinh trùng, làm quá trình phân giải chất hữu cơ giảm,
lượng khí độc trong chuồng ít. Độ ẩm không khí thấp là điều kiện để gió, bụi
dễ phát tán mầm bệnh đi xa, tăng khả năng lây lan bệnh [32].
Ảnh hưởng của khí CO
2
: Khí cacbonic còn gọi là anhydrite cacbonic là
một chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tỷ trọng là 1,524, do
đó anhydrite cacbonic thường có nhiều ở chỗ trũng trên mặt đất như hầm mỏ,
cống rãnh, chuồng trại. CO
2
được sinh ra do quá trình hô hấp của sinh vật, nhất
là khí thở của người, các sinh vật thở ra hoặc là khi đốt cháy cácbon [3], [6]. Ở
các chuồng nuôi không đảm bảo kỹ thuật , lậy lội, ẩm ướt, kín gió lượng CO
2

tăng cao do sự phân giải của vi sinh vật với các chất thải và sự thải ra qua hô

hấp của gia súc. Nồng độ CO
2
trong môi trường không khí cao có thể gây kích
thích đường hô hấp trên, gây tăng tiết khí phế quản, co thắt cơ trơn của khí phế
quản, gây viêm phế quản. Trong môi trường có nồng độ CO
2
cao làm tăng
nhiệt độ không khí sẽ gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Tỷ lệ CO
2
là một
chỉ số quan trọng trong đánh gía sự ô nhiễm chuồng nuôi. Nếu lượng CO
2
tăng
0,01% đã ảnh hưởng tới hô hấp của vật nuôi rõ rệt. Khi lượng CO
2
trong
chuồng nuôi lên tới 1% hô hấp của vật nuôi tăng làm cho gia súc thở sâu [32].


16
Ảnh hưởng của NH
3
: Amoniac là một chất kiềm tính, có độ hoà tan trong
nước cao, có mùi đặc biệt, kích thích mạnh. Amoniac có mặt trong môi trường
có nguồn gốc từ quá trình chuyển hoá, nông nghiệp, công nghiệp và khử trùng
nước bằng chloramine. Chăn nuôi gia súc có quy mô lớn có thể làm tăng lượng
amoniac trong nước bề mặt. Amoniac có trong nước là thể hiện sự ô nhiễm do
chất thải động vật, nước cống và khả năng nhiễm khuẩn. Nghiên cứu Aneja
V.P và cs (2008) [33], Bajwa K.S, và cs (2008) [36] cho thấy nồng độ NH
3


tăng cao trong nước thải của các trang trại chăn nuôi lợn.
Ảnh hưởng của H
2
S: H
2
S là sản phẩm phân huỷ các hợp chất có chứa lưu
huỳnh như: methionin, cystein và đặc biệt trong thức ăn có chứa nhiều protein
và gia súc đó bị bệnh đường ruột làm khả năng phân huỷ các chất này không
hoàn toàn và sản sinh ra H
2
S. Trong môi trường chuồng trại có chứa nhiều H
2
S
sẽ gây ra một số bệnh như: Viêm mắt, phổi, dạ dày mạn tính.
Vi sinh vật trong không khí: Trong không khí bao gồm vi khuẩn, virus,
ký sinh trùng, nấm, xạ khuẩn…Trong môi trường nông nghiệp có nhiều loại vi
khuẩn và nấm. Vi khuẩn phát triển được ở nhiệt độ 20 đến 40
0
C, nhiệt độ thích
hợp là 37
0
C, pH = 7, môi trường để nuôi cấy vi sinh vật là trong môi trường
lỏng hoặc môi trường đặc. Thông thường để xác định vi sinh vật trong môi
trường nông nghiệp thường xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí trong môi
trường không khí và trong môi trường thạch thường. Môi trường chuồng trại bị
ô nhiễm là do vi sinh vật từ chất thải của gia súc, gia cầm như phân, nước
tiểu…chuồng trại ẩm ướt, bẩn, tối. Vi sinh vật được phán tán nhờ gió, nước,
nồng độ vi sinh vật có nhiều trong đất, phát tán vào môi trường không khí [32].
Theo nghiên cứu của Nesbakken T và cs (2008) [70] ô nhiễm môi trường

do chăn nuôi từ chất thải rắn không chỉ là phân mà còn là lượng lớn chất độn
chuồng, thức ăn dư thừa, xác gia súc gia cầm chết, chất thải từ lò mổ.

×