Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ACTIVE CLEANER LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRÊN HEO CON SAU CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.05 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ACTIVE
CLEANER LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG THỨC ĂN TRÊN HEO CON SAU
CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN QUANG TUYÊN
Ngành

: Thú Y

Lớp

: DH03TY

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 09/2008


ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ACTIVE CLEANER LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRÊN
HEO CON SAU CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI

Tác giả



NGUYỄN QUANG TUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. DƯƠNG THANH LIÊM

Tháng 09 năm 2008
i


LỜI CẢM TẠ
Lòng biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, đã hy
sinh suốt đời cho con có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm tạ:
PGS.TS. Dương Thanh Liêm, đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học và thực tập hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc.
Quý thầy cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
Cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm.
Đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học và thực tập
tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn:
Công ty TNHH Tân Phương Lê.
Ông Bà Nguyễn Trí Công, chủ trại chăn nuôi heo Trí Công.
Anh chị công nhân trại Trí Công.

Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập
tốt nghiệp.
Cảm ơn bạn bè và tập thể lớp Thú y khóa 29 đã cùng chung sức và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Active Cleaner lên sự sinh
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo con sau cai sữa đến 56 ngày tuổi”
được tiến hành tại trại chăn nuôi heo Trí Công, 72A Đoàn Văn Cừ, ấp Vàm, xã Thiện
Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, thời gian từ ngày 25 tháng 02 năm 2008 đến
ngày 14 tháng 04 năm 2008.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố, được tiến hành
trên 180 heo con cai sữa được chia thành 3 đợt, mỗi đợt 60 con và được chia thành 2 lô
trong mỗi lô gồm 30 con tương đối đồng đều về giống, giới tính, trọng lượng. Các chỉ
tiêu theo dõi theo ngày, tuần và đợt thí nghiệm. Mỗi đợt thí nghiệm theo dõi trong thời
gian 28 ngày.
Thức ăn thí nghiệm: dùng thức ăn của công ty TNHH Sunjin Vina loại Prime Jump 910, dành cho heo cai sữa 7 - 15 kg dạng viên. Thí nghiệm được bố trí như sau:
Lô đối chứng: thức ăn Sunjin 910.
Lô thí nghiệm: thức ăn Sunjin 910 có bổ sung chế phẩm Active Cleaner 2kg/tấn
thức ăn.
 Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Trọng lượng bình quân sau 28 ngày nuôi của lô đối chứng: 20,25 kg/con; lô thí
nghiệm: 19,91 kg/con. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
Tăng trọng bình quân lúc kết thúc thí nghiệm của lô đối chứng: 12,10
kg/con/tuần; lô thí nghiệm: 11,76 kg/con/tuần. Sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với P > 0,05.
Chỉ số biến chuyển thức ăn tích lũy của lô đối chứng: 1,51 (kg thức ăn/kg tăng

trọng); lô thí nghiệm: 1,42 (kg thức ăn/kg tăng trọng). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với P < 0,05.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của lô đối chứng: 3,54%; lô thí nghiệm: 2,62%. Sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
Tỷ lệ ngày con bệnh của lô đối chứng: 0,40%; lô thí nghiệm: 0,24%. Sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
Tỷ lệ nuôi sống của lô đối chứng là 98,89%, lô thí nghiệm là 100%.

iii


Tỷ lệ nhiễm E.coli khi bổ sung chế phẩm Active Cleaner ở lô đối chứng và lô
thí nghiệm là như nhau (6,67%).
Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lô đối chứng là 18,33%; lô thí nghiệm là 6,67%. Sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
Hiệu quả kinh tế mang lại cho nhà chăn nuôi khi bổ sung chế phẩm Active
Cleaner vào thức ăn cao hơn so với khi không bổ sung chế phẩm.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................... ix
Danh sách các bảng .........................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................. xii

Danh sách các sơ đồ .................................................................................................... xiii
Danh sách hình ............................................................................................................ xiii
Danh sách đồ thị .......................................................................................................... xiii
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .............................................................................2
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .....................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA HEO CON................................................3
2.1.1. Heo sơ sinh ...............................................................................................3
2.1.2. Heo cai sữa ...............................................................................................3
2.2. SỰ CHUYỂN HÓA CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CHÍNH TRÊN
HEO CON...........................................................................................................5
2.2.1. Tiêu hóa protein........................................................................................5
2.2.2. Tiêu hóa lipid............................................................................................5
2.2.3. Tiêu hóa glucid .........................................................................................5
2.2.4. Vitamin .....................................................................................................6
2.2.5. Khoáng......................................................................................................6
2.3. NHỮNG BIẾN ĐỔI QUAN TRỌNG ..............................................................6
2.3.1. Biến đổi về cấu tạo ống tiêu hóa ..............................................................6
2.3.2. Biến đổi về enzyme tiêu hóa ....................................................................8
v


2.3.3. Dịch vị ......................................................................................................8
2.4. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT .................................................................9
2.5. CÁC YỂU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT .....9
2.6. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY KHÔNG SỬ DỤNG KHÁNG
SINH .................................................................................................................10

2.7. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON
..........................................................................................................................10
2.7.1. Tiểu khí hậu chuồng nuôi .......................................................................11
2.7.2. Do heo con..............................................................................................11
2.7.2.1. Dinh dưỡng ....................................................................................11
2.7.2.2. Chức năng sinh lý của heo con không hoàn chỉnh.........................12
2.7.3. Do heo mẹ...............................................................................................12
2.7.4. Do vi sinh vật..........................................................................................12
2.7.5. Cách sinh bệnh của bệnh tiêu chảy.........................................................14
2.8. KHÁI NIỆM VỀ PROBIOTIC TRONG CHĂN NUÔI.................................14
2.8.1. Định nghĩa ..............................................................................................14
2.8.2. Cơ chế tác dụng của probiotic ................................................................15
2.9. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM “ACTIVE CLEANER”.................................18
2.9.1. Active Cleaner ........................................................................................18
2.9.2. Thành phần .............................................................................................19
2.9.3. Vai trò của vi sinh vật trong chế phẩm Active Cleaner..........................19
2.9.4. Tác dụng của chế phẩm Active Cleaner .................................................21
2.9.5. Đặc tính và cách sử dụng........................................................................21
2.9.6. Giấy phép chứng nhận............................................................................21
2.10. LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN...22
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.....................................24
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..........................................................................24
3.1.1. Thời gian.................................................................................................24
3.1.2. Địa điểm .................................................................................................24
3.2. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÍ CÔNG............................24
3.2.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................24
vi


3.2.2. Vị trí địa lý..............................................................................................24

3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ ..........................................................................25
3.2.4. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................25
3.2.5. Cơ cấu đàn ..............................................................................................25
3.2.6. Giống và công tác giống.........................................................................25
3.2.7. Thức ăn ...................................................................................................26
3.2.8. Vệ sinh phòng bệnh ................................................................................27
3.2.8.1. Sát trùng chuồng trại......................................................................27
3.2.8.2. Quy trình phòng bệnh ....................................................................27
3.2.8.3. Thuốc thú y ....................................................................................28
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .............................................28
3.3.1. Đối tượng thí nghiệm..............................................................................28
3.3.2. Điều kiện thí nghiệm ..............................................................................28
3.3.2.1. Dụng cụ thí nghiệm........................................................................28
3.3.2.2. Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc ....................................................29
3.3.3. Bố trí thí nghiệm.....................................................................................30
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI...........................................................................31
3.4.1. Trọng lượng bình quân ...........................................................................31
3.4.2. Tăng trọng bình quân..............................................................................31
3.4.3. Tăng trọng tuyệt đối ...............................................................................31
3.4.4. Tăng trọng tích lũy .................................................................................31
3.4.5. Lượng thức ăn tiêu thụ ...........................................................................32
3.4.6. Chỉ số biến chuyển thức ăn tích lũy ......................................................32
3.4.7. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy.........................................................................32
3.4.8. Tỷ lệ ngày con bệnh ...............................................................................32
3.4.9. Tỷ lệ nuôi sống .......................................................................................32
3.4.10. Tỷ lệ nhiễm E.coli và Salmonella.........................................................32
3.4.11. Kháng sinh đồ.......................................................................................33
3.4.12. Hiệu quả kinh tế....................................................................................33
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...............................................................33
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................34

vii


4.1. TĂNG TRỌNG...............................................................................................34
4.1.1. Trọng lượng bình quân ...........................................................................34
4.1.2. Tăng trọng bình quân..............................................................................37
4.1.3. Tăng trọng tích lũy .................................................................................39
4.1.4. Tăng trọng tuyệt đối ...............................................................................41
4.2. KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC ĂN .............................................................43
4.2.1. Tiêu thụ thức ăn......................................................................................43
4.2.2. Chỉ số biến chuyển thức ăn tích lũy .......................................................45
4.3. TÌNH TRẠNG BỆNH ....................................................................................47
4.3.1. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy.........................................................................47
4.3.2. Tỷ lệ ngày con bệnh ...............................................................................50
4.4. TỶ LỆ NUÔI SỐNG.......................................................................................52
4.5. TỶ LỆ NHIỄM E.COLI, SALMONELLA VÀ KHÁNG SINH ĐỒ ..............52
4.5.1. Tỷ lệ nhiễm E.coli ..................................................................................52
4.5.2. Tỷ lệ nhiễm Salmonella..........................................................................54
4.5.3. Kháng sinh đồ.........................................................................................55
4.6. TỔNG KẾT CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI QUA CÁC TUẦN THÍ NGHIỆM
..........................................................................................................................57
4.7. HIỆU QUẢ KINH TẾ.....................................................................................58
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................59
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................59
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61
PHỤ LỤC ......................................................................................................................63

viii



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
M.M.A

: Metritis mastitis agalactic (còn gọi là hội chứng: viêm vú,
viêm tử cung, kém sữa)

FMD

: Food and Mouth Disease (bệnh lở mồm long móng)

APP

: Actinobacillus pleuro pneumonia

TN

: Thí nghiệm

ĐC

: Đối chứng

P

: Trọng lượng

H

: Giờ


J

: Ngày

CFU

: Colony Formated Unit

L

: Landrace

D

: Duroc

YL

: Yorkshire – Landrace

LPD

: Landrace x Pietrain – Duroc

YLD

: Yorkshire – Landrace x Duroc

YLP


: Yorkshire – Landrace x Pietrain

YLPD

: Yorkshire – Landrace x Pietrain – Duroc

KgTĂ/kgTT

: Kg thức ăn/kg tăng trọng

TLBQ

: Trọng lượng bình quân

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

TTTL

: Tăng trọng tích lũy

LTĂTT

: Lượng thức ăn tiêu thụ


CSBCTĂTL

: Chỉ số biến chuyển thức ăn tích lũy

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa heo con từ sơ sinh đến 70 ngày
tuổi ..................................................................................................................4
Bảng 2.2: Điểm pH thích hợp để các enzyme phân hủy protein hoạt động tốt nhất.......5
Bảng 2.3: Lượng đường đôi được thủy phân bởi enzyme ở ruột non heo con ...............6
Bảng 2.4: Độ pH ở những đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con sau cai sữa..........7
Bảng 2.5: Các vi sinh vật gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở heo gây bệnh tiêu chảy .....
.......................................................................................................................13
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn theo mỗi giai đoạn và loại heo ở trại..26
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng cám Delice B của Proconco cho heo cai sữa.........27
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng của Prime - Jump 910 dành cho heo thí nghiệm ...30
Bảng 3.4: Cách bố trí thí nghiệm...................................................................................31
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các tuần thí
nghiệm...........................................................................................................34
Bảng 4.2: Tăng trọng bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các tuần thí
nghiệm...........................................................................................................37
Bảng 4.3: Tăng trọng tích lũy của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các tuần thí
nghiệm...........................................................................................................39
Bảng 4.4: Tăng trọng tuyệt đối của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các tuần thí
nghiệm...........................................................................................................41
Bảng 4.5: Tiêu thụ thức ăn bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các tuần
thí nghiệm .....................................................................................................43

Bảng 4.6: Chỉ số biến chuyển thức ăn tích lũy của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua
các tuần thí nghiệm .......................................................................................45
Bảng 4.7: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua
các tuần thí nghiệm .......................................................................................47
Bảng 4.8: Tỷ lệ ngày con bệnh bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các
tuần thí nghiệm .............................................................................................50
Bảng 4.9: Tỷ lệ nuôi sống chung 3 đợt .........................................................................52
Bảng 4.10: Tỷ lệ nhiễm E.coli của lô thí nghiệm và lô đối chứng cuối mỗi đợt thí
nghiệm...........................................................................................................52
x


Bảng 4.11: Tỷ lệ nhiễm Salmonella của lô thí nghiệm và lô đối chứng cuối mỗi đợt thí
nghiệm...........................................................................................................54
Bảng 4.12: Tỷ lệ kháng kháng sinh của E.coli và Salmonella ......................................55
Bảng 4.13: Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ở các lô qua các tuần thí nghiệm ................57
Bảng 4.14: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô...........................................................58

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: So sánh trọng lượng bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các
tuần thí nghiệm..........................................................................................35
Biểu đồ 4.2: So sánh tăng trọng bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các
tuần thí nghiệm..........................................................................................38
Biểu đồ 4.3: So sánh tăng trọng tích lũy của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các tuần
thí nghiệm..................................................................................................40
Biểu đồ 4.4: So sánh tăng trọng tuyệt đối của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua các
tuần thí nghiệm..........................................................................................42

Biểu đồ 4.5: So sánh tiêu thụ thức ăn bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng qua
các tuần thí nghiệm ...................................................................................44
Biểu đồ 4.6: So sánh chỉ số biến chuyển thức ăn tích lũy của lô thí nghiệm và lô đối
chứng qua các tuần thí nghiệm..................................................................46
Biểu đồ 4.7: So sánh tỷ lệ ngày con tiêu chảy bình quân của lô thí nghiệm và lô đối
chứng qua các tuần thí nghiệm..................................................................48
Biểu đồ 4.8: So sánh tỷ lệ ngày con bệnh bình quân của lô thí nghiệm và lô đối chứng
qua các tuần thí nghiệm.............................................................................51
Biểu đồ 4.9: So sánh tỷ lệ nhiễm E.coli của lô thí nghiệm và lô đối chứng cuối mỗi đợt
thí nghiệm..................................................................................................53
Biểu đồ 4.10: So sánh tỷ lệ nhiễm Salmonella của lô thí nghiệm và lô đối chứng cuối
mỗi đợt thí nghiệm ....................................................................................54

xii


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ..........................................................................14
Sơ đồ 2.2: Ảnh hưởng của probiotic lên sức khỏe động vật .........................................17

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: pH ở các vị trí khác nhau trong dạ dày của heo ..............................................7

DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Sự biến đổi các enzyme tiêu hóa theo tuổi ở heo con ...................................8

xiii


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi heo, thì việc tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng tốt, năng
suất cao và đặc biệt giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sống luôn là mục tiêu của
nhà chăn nuôi. Để hướng đến những mục tiêu đó, người chăn nuôi phải am hiểu về kỹ
thuật chăm sóc, quản lý nhằm tạo ra những heo sinh trưởng, phát triển tốt đạt hiệu quả
kinh tế cao và ít tác động đến môi trường. Chính vì vậy, phải chăm sóc heo gắn liền
với từng giai đoạn khác nhau, đặc biệt là giai đoạn heo cai sữa đến 56 ngày tuổi được
xem là giai đoạn bất ổn nhất. Đây là giai đoạn mà nguồn dinh dưỡng quan trọng và
chủ yếu của heo con là sữa mẹ đã bị cắt đứt, thay vào đó là thức ăn thô, tinh được chế
biến sẵn từ môi trường bên ngoài đã dẫn đến tình trạng stress, rối loạn tiêu hóa do
không phù hợp với đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa. Hậu quả cuối cùng là heo con bị
tiêu chảy, còi cọc, chậm lớn, sức đề kháng bệnh giảm, tỷ lệ nuôi sống thấp… trên thực
tế trong giai đoạn cai sữa, nhà chăn nuôi thường sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn
để đề phòng tiêu chảy. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh một cách thường xuyên sẽ
dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, gây khó khăn cho điều trị, ngăn
ngừa dịch bệnh, sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm sẽ gây hại cho người tiêu dùng.
Để khắc phục tình trạng nói trên, các nhà nghiên cứu cho ra đời chế phẩm sinh
học Active Cleaner có nguồn gốc từ những vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa bổ
sung vào khẩu phần thức ăn. Được sự đồng ý của thầy cô bộ môn Dinh Dưỡng Gia
Súc, khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, Ban quản lý trại
heo Trí Công và sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Thanh Liêm chúng tôi tiến hành
đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Active Cleaner lên sự sinh trưởng và
hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo con sau cai sữa đến 56 ngày tuổi”

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Active Cleaner đến
tình trạng sức khoẻ, khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ nhiễm E.coli
và Salmonella trong phân trên heo con sau cai sữa từ 28 đến 56 ngày tuổi.
1.2.2. Yêu cầu
 Thử nghiệm chế phẩm sinh học Active Cleaner vào thức ăn trên đàn heo con
sau cai sữa.
 Ghi nhận tình trạng sức khoẻ, khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức
ăn, tỷ lệ nhiễm E.coli và Salmonella trong phân, tỷ lệ tiêu chảy và những bệnh lý khác
trên heo con sau cai sữa từ 28 đến 56 ngày tuổi.
 Tính hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA HEO CON
2.1.1. Heo sơ sinh
Heo con mới sinh có bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh về cấu tạo và
chức năng, thức ăn chủ yếu trong giai đoạn này là sữa mẹ, là loại thức ăn giàu chất
dinh dưỡng, dễ tiêu, đặc biệt là trong sữa đầu còn chứa γ – globulin mà heo con hấp
thu trực tiếp qua thành ruột trong vòng 24 giờ và sau đó giảm nhanh. Khi còn trong
bào thai, nguồn dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp qua tĩnh mạch rốn của heo con, khi
được sinh ra thì bộ máy tiêu hóa bắt đầu hoạt động để đáp ứng với nhu cầu sinh trưởng
và phát triển của chúng, vì vậy heo rất mẫn cảm với bênh tật và dễ bị ảnh hưởng bởi
yếu tố ngoại cảnh.
Trong những giờ đầu tiên sau khi mới được sinh ra, không có sự sản sinh acid
trong dạ dày. Điều đó làm cho các globulin miễn dịch trong sữa đầu cũng như vi
khuẩn đi qua dạ dày một cách dễ dàng.
Theo Nguyễn Như Pho (2007), trên heo sơ sinh, khả năng tiết acid Chlohydrid

(HCl) rất ít, chỉ đủ để biến đổi men pepsinogen thành pepsin. Lượng HCl tự do quá ít
không đủ sức làm tăng độ toan của dạ dày do đó không ức chế được sự phát triển của
vi sinh vật có hại, chúng phát triển mạnh và gây tiêu chảy ở heo con. Trong tuần đầu
tiên, sự phân tiết các men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non gồm pepsin, trypsin,
chymotrypsin chỉ đủ để tiêu hóa protein của sữa đầu, các loại thức ăn đơn giản, dễ tiêu
hóa như sữa hoặc sữa đậu nành mà không tiêu hóa protein của bột gạo, bột bắp, bột cá
hay bánh dầu. Men saccharase chỉ hoạt động mạnh sau 2 tuần, men maltase chỉ phân
tiết đủ sau 4 tuần, mới được phân tiết đầy đủ. Số lượng và hoạt tính của enzyme tiêu
hóa sẽ tăng dần theo tuổi và đến tuần thứ 7 mới đạt mức độ như ở heo trưởng thành.
2.1.2. Heo cai sữa
Theo Trần Thị Dân (2003), màng nhầy ruột non có những thay đổi khi heo
được cai sữa ở 3 – 4 tuần tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao ngắn đi 75% trong
3


vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục giảm dần cho đến ngày thứ
5 sau cai sữa. Mào ruột lại sâu hơn bình thường, là nơi mà tế bào của chúng sẽ di
chuyển dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung
mao hấp thu chất dinh dưỡng. Vài enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease) bị
giảm nhưng maltase lại tăng, do đó khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng
giảm. Hamston (1986) không thấy có phản ứng viêm ở phần đầu ruột non mặc dù
Miller và ctv (1984) cho rằng việc ăn thức ăn giặm trước khi cai sữa có thể là nguyên
nhân khơi mào phản ứng viêm ở giai đoạn sau cai sữa.
Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần
thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giúp giải thích tại sao heo cai sữa tăng
nhạy cảm đối với bệnh do E.coli.
Ngoài ra, thức ăn thay sữa mẹ thường khó tiêu hóa hơn sữa. Do đó heo con
giảm khả năng tiêu hóa, vi sinh vật ruột già dễ lên men làm giảm hấp thu nước ở
đường ruột. Hậu quả là heo bị tiêu chảy.
Bảng 2.1: Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa heo con từ sơ sinh đến 70

ngày tuổi
Tuổi

Dạ dày

Ruột non

Ruột già

Trọng

Dung

Trọng

Dung

Chiều

Trọng

Dung

Chiều

lượng

tích

lượng


tích

dài

lượng

tích

dài

(g)

(ml)

(g)

(ml)

(m)

(g)

(ml)

(m)

1

4,5


25

40

100

3,8

10

40

0,8

10

15

73

95

200

5,6

22

90


1,2

20

24

213

115

700

7,3

36

100

1,2

70

235

1.815

996

6.000


16,5

458

2.100

3,1

Ngày

(Nguồn: Theo Trần Thị Dân, 2003)

4


2.2. SỰ CHUYỂN HÓA CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CHÍNH TRÊN
HEO CON
2.2.1. Tiêu hóa protein
Việc cung cấp đầy đủ số lượng protein cho gia súc là một trong những nhiệm
vụ quan trọng. Mức và chất lượng protein phải phù hợp với trạng thái sinh lí của cơ thể
gia súc với năng suất của gia súc.
Trên heo con hoạt tính pepsin thấp ở 2 – 3 tuần đầu sau khi sinh và sau đó tăng
cao khi pH dạ dày thích hợp. Trong dịch vị heo còn có chymosin với hoạt tính cao vào
tháng đầu, trypsin có hoạt tính cao từ 36 – 48 giờ sau khi sinh, chúng đều là những
enzyme tiêu hóa protein khi vai trò pepsin còn thấp.
Bảng 2.2: Điểm pH thích hợp để các enzyme phân hủy protein hoạt động tốt
nhất
Enzyme


pH tốt nhất để hoạt động

Rennin, Chymosin

3,5

Pepsin

2

Proteinase

3

Gelatinase

7

(Nguồn: Theo Nguyễn Bạch Trà, 1998; trích dẫn bởi Sơn Thị Ái Dân, 2005)
2.2.2. Tiêu hóa lipid
Trong thời gian theo mẹ heo con tiêu hóa từ 300 – 1000 g sữa/ngày lipid khi
vào cơ thể chủ yếu được tiêu hóa, hấp thu ở ruột non.
Lipid đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất song nếu sự cung cấp
vượt quá nhu cầu và khả năng hấp thu của cơ thể thì heo con sẽ bị tiêu chảy.
2.2.3. Tiêu hóa glucid
Glucid là chất chủ yếu cung cấp năng lượng cho heo. Hằng ngày glucid đảm
bảo từ 70 – 80% nhu cầu năng lượng cho heo, ngoài ra glucid còn tham gia vào cấu
trúc mô bào của cơ thể.
Heo con sơ sinh tiêu hóa tinh bột rất khó khăn vì α - amylase tuyến tụy có hoạt
tính không đáng kể sau đó tăng theo tuổi nhưng mức độ tăng nhanh hay chậm còn tùy

thuộc vào thành phần thức ăn.
5


Bảng 2.3: Lượng đường đôi được thủy phân bởi enzyme ở ruột non heo con
(g/kgP/h)
Độ tuổi của heo

Lactose

Saccharose

Maltose

Sơ sinh

5,9

0,06

0,03

5 tuần tuổi

0,8

1,3

2,5


(Nguồn: Theo Mc Donald và ctv, 1988; trích dẫn bởi Sơn Thị Ái Dân, 2005)
2.2.4. Vitamin
Vitamin tham gia hầu hết vào quá trình trao đổi chất và hoạt động cơ thể,
vitamin là chất xúc tác sinh học, xúc tác việc tổng hợp phân giải chất dinh dưỡng
(protein, glucid, lipid) giúp cho heo sinh trưởng phát dục, sinh sản một cách bình
thường nếu cung cấp đầy đủ nhu cầu. Thiếu vitamin thì heo sẽ bị nhiễm bệnh nguy
hiểm, nếu thiếu một loại vitamin nào đó thì sẽ ngừng quá trình hoạt động của enzyme
chứa vitamin đó và làm quá trình trao đổi chất bị đình trệ.
2.2.5. Khoáng
Chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể động vật, lượng khoáng trong cơ thể chỉ có
rất ít từ 4 – 5% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, nó có vai trò nội mô ổn định, duy trì áp
suất thẩm thấu và pH máu, ngoài ra còn có kích thích hoạt động của thần kinh, các cơ
quan và hệ thống mô bào. Khoáng được chia làm 2 loại:
 Đa lượng: Ca, P, Na, K, Cl, Mg, S.
 Vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, Se, I2, C0, F.
2.3. NHỮNG BIẾN ĐỔI QUAN TRỌNG
2.3.1. Biến đổi về cấu tạo ống tiêu hóa
Sự phát triển ống tiêu hóa của heo từ khi giai đoạn còn bú sữa mẹ đến khi tập
ăn diễn ra mạnh nhất, đó là sự phát triển đến hoàn thiện của một số tuyến tiêu hóa,
thành ruột và hệ thống vi nhung mao, do đó nó rất nhạy cảm với các tác động đến nó.
Độ pH cũng khác nhau trên toàn ống tiêu hóa.

6


Bảng 2.4: Độ pH ở những đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con sau cai sữa
Ngày

0 ngày


3 ngày

6 ngày

9 ngày

Dạ dày

3,8

6,4

6,1

6,4

Tá tràng

5,8

6,5

6,2

6,6

Không tràng

6,8


7,3

7,3

7,0

Hồi tràng

7,5

7,8

7,8

8,1

Đoạn

(Nguồn: Theo Makkink, 1994; trích dẫn bởi Trần Kim Thủy, 2003)
Ở heo con sau cai sữa, pH dạ dày cao (> 6) làm cho phản ứng pepsinogen hình
thành pepsin khó xảy ra. Hậu quả là protein không được tiêu hóa tốt trong dạ dày, từ
đó tạo chất nền tốt cho vi khuẩn phát triển, pH cao còn gây cản trở cho việc hoà tan để
hấp thu chất khoáng. Điều này dễ gây bệnh đường ruột nhất là tiêu chảy.
PH trong ống tiêu hóa ở những ngày đầu sau cai sữa thấp, sau đó tăng lên nhiều
vào những ngày tiếp theo, đó là do sự thay đổi thức ăn từ sữa mẹ sang thức ăn giặm,
điều này rất bất lợi cho đường tiêu hóa vì không những chúng ảnh hưởng đến sự phân
tiết những enzyme tiêu hóa mà còn tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh phát triển gây
rối loạn tiêu hóa.
Ngay cả trong dạ dày, ở những vị trí khác nhau pH cũng khác nhau. Ở thượng
vị pH cao, hạ vị pH thấp, thấp nhất là vùng đáy hạ vị.


Hình 2.1: pH ở các vị trí khác nhau trong dạ dày của heo
(Nguồn: Theo INVR Company, Hà Lan (2004); trích dẫn bởi Ngô Thanh Tòng, 2006)
7


2.3.2. Biến đổi về enzyme tiêu hóa
Ở heo con mới sinh, sự phân tiết enzyme tiêu hóa ở dạ dày và ruột non còn
thiếu kém. Sự biến đổi về enzyme tiêu hóa phụ thuộc vào chức năng sinh lý của bộ
máy tiêu hóa, nhằm giúp cơ thể heo con tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và
thức ăn giặm. Điều này được thể hiện qua đồ thị sau:

Đồ thị 2.1: Sự biến đổi các enzyme tiêu hóa theo tuổi ở heo con
(Nguồn: Theo Trần Thị Dân, 2008. Báo cáo hội thảo Công ty Virbac)
Ở một tháng tuổi các enzyme có sự biến đổi, do đó khi cung cấp thức ăn cho
heo con trong giai đoạn này cần phải nắm rõ nguyên tắc biến đổi trên, sự thiếu hụt hay
dư thừa các chất dinh dưỡng đều gây bất lợi cho đường tiêu hóa của heo con.
2.3.3. Dịch vị
Tùy vào nồng độ HCl trong dạ dày mà pepsinogen được phân giải thành pepsin
giúp cho việc tiêu hóa protein tốt hơn. Mà ở heo con nồng độ HCl trong dạ dày thấp
nên sự tiêu hóa protein xảy ra kém, protein dư thừa tạo điều kiện cho vi sinh vật lên
men thối phát triển, cộng thêm độ pH thấp khả năng sát khuẩn kém dẫn đến rối loạn hệ
vi sinh vật đường ruột, rối loạn tiêu hóa và heo con tiêu chảy.

8


2.4. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
Ở heo con mới sinh hệ vi sinh vật đường ruột chưa có hoặc có rất ít. Nếu heo
con bú vú heo mẹ bị dơ, liếm láp nền chuồng. Từ đó vi sinh vật đi vào đường tiêu hóa

heo con, ở đó một số vi sinh vật thích nghi, phát triển được tạo thành hệ vi sinh vật
đường ruột, một số không thích nghi sẽ bị tiêu diệt và thải ra ngoài.
Theo Nikolski (1986), Nguyễn Vĩnh Phước (1970) và nhiều tác giả khác, về cơ
bản hệ vi sinh vật đường ruột chia làm hai loại:
 Hệ vi sinh vật tùy nghi: đa số những vi sinh vật này là những vi sinh vật có
hại như nấm men, nấm mốc, Proteus, Salmonella, Klebsiella, E.coli, Clostridium,
Shigella, Staphylococcus... chúng thay đổi độc tố theo điều kiện thức ăn, môi trường
tiêu hóa, sức đề kháng của cơ thể và pH. Đa số chúng thích nghi với môi trường pH
trung tính đến kiềm. Khi gặp điều kiện thích hợp, chúng phát triển sản sinh ra độc tố,
xâm nhập phá vỡ tế bào thành ruột, làm tổn thương đường ruột và gây hại cho gia súc,
gia cầm.
 Hệ vi sinh vật bắt buộc: đây là những vi sinh vật chịu được độ pH thấp,
chúng phát triển tốt trong đường ruột của gia súc, gia cầm và định cư vĩnh viễn. Đa số
chúng có khả năng giúp cơ thể động vật tiêu hóa thức ăn tốt nhờ vào hệ thống enzyme
của chúng và giúp phòng chống một số bệnh do vi sinh vật gây ra. Hệ vi sinh vật bắt
buộc gồm có:
- Vi khuẩn: Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus
lactis hiện nay gọi là Lactococcus lactis (Holt, 1992), Streptococcus faecium, Bacillus
subtilis, Leuconstoc mesenteroides, Carnobacterium, Bifidobacterium, Bacteriodes,
Ruminococcus, Cillacterium, Cellulomonas, Eubacterium, Butyribrio...
- Nấm men: Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces boulardii, Debaryomyces
hansenii...
- Nấm mốc: Aspergillus niger, Aspergillus oryzae, Aspergillus owamori, Mucor…
- Protozoa: Entodinium, Diplodinium, Isotricgs, Daysytrichs…
2.5. CÁC YỂU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
PH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khả năng sinh tổng
hợp của vi khuẩn. Sự sinh trưởng này có thể xác định bởi 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất
là sự tác động của ion H+ hoặc ion OH- đến tính chất keo của tế bào, đến hoạt lực của
9



enzyme. Nhân tố thứ hai là sự tác động gián tiếp của pH môi trường đến tế bào, trị số
pH ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi sinh vật. Có những khoảng trị số pH của
các vi sinh vật phát triển bình thường, ngược lại có những khoảng giá trị pH mà ở đó
vi sinh vật phát triển không bình thường hoặc chết dần, pH tối ưu do nấm men hoạt
động ở khoảng 4,5 – 5. Đối với vi khuẩn lactic, khi pH nhỏ hơn 4,0 sẽ ngừng hoạt
động. Trong môi trường có độ pH thấp, chỉ có những vi sinh vật chịu được pH thấp
mới sinh trưởng và phát triển được (hệ vi sinh vật bắt buộc). Nhưng đối với độ pH này
có thể kìm hãm những vi sinh vật ưa kiềm hoặc trung tính hoặc có thể giết chết chúng
(hệ vi sinh vật tùy nghi).
2.6. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY KHÔNG SỬ DỤNG KHÁNG
SINH
Những hướng nghiên cứu mới trong vấn đề phòng bệnh do E.coli trên heo mà
không sử dụng kháng sinh ngày càng được quan tâm và đã đưa vào ứng dụng những
tiến bộ kĩ thuật mới sau:
 Sử dụng hỗn hợp những enzyme mà cơ thể không có khả năng sản xuất để
tiêu hóa thức ăn (NSP – hydrolyase, protease).
 Đưa vào thức ăn một số chế phẩm probiotic (Ecobiol 109, Immuno – aid dry,
Esporafeed, Biolas, Organic Green…) có lợi để áp đảo vi sinh vật lên men thối có hại.
 Những chế phẩm dạng acid hữu cơ như: (Acid Lacdry, Gustor XXI, Acid
Difier Calprona P4, BiotronicR SE…).
 Sử dụng các chất kết dính độc tố (toxin – binder), ngăn cản hấp thu và thải ra
ngoài để hạn chế tác hại của chúng gây ra cho cơ thể.
2.7. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON
Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động của ruột diễn ra
bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non,
ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa
hấp thu được nước… tất cả đều bị tống ra hậu môn với thể lỏng hay sền sệt. Hậu quả
nghiêm trọng là cơ thể bị mất nhiều nước, mất nhiều ion điện tích và ngộ độc các loại
độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sinh ra, con vật suy nhược rất nhanh và có thể

chết rất nhanh nếu là thú sơ sinh nhỏ tuổi, gầy ốm kém sức chịu đựng (Võ Văn Ninh,
2001).
10


2.7.1. Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Đây là một yếu tố rất quan trong trong chăm sóc và bảo vệ đàn heo. Đặc biệt là
lúc giao mùa thời tiết thay đổi, ẩm độ, nhiệt độ, mưa tạt gió lùa đều tác động đến heo
con vì khả năng điều hoà thân nhiệt kém. Sự thay đổi của môi trường làm heo con
giảm khả năng chống bệnh.
Nhiệt độ môi trường thích hợp với heo con theo mẹ: 320C – 330C. Heo mới cai
sữa thì nhiệt độ thích hợp là 280C. Heo con bị lạnh giảm hàm lượng glucose trong
máu, gây rối loạn chức năng tiết dịch và nhu động dạ dày ruột, đưa đến tiêu chảy.
Ẩm độ thích hợp cho heo con là 75% – 85%, nên trong những tháng mưa nhiều
số heo con bị tiêu chảy phân trắng tăng lên rõ rệt.
2.7.2. Do heo con
2.7.2.1. Dinh dưỡng
Cung cấp đầy đủ sữa đầu cho heo con là điều rất quan trọng. Thú non ăn quá
nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa, lactose không tiêu hóa hết dẫn đến pH ruột già giảm
không hấp thụ được nước gây tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2003).
Không cho heo con bú sữa đầu đầy đủ: sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng
cao, còn chứa các kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp heo con phòng chống bệnh trong
3 – 4 tuần lễ đầu (Nguyễn Như Pho, 2007).
Thiếu sắt do sữa mẹ cung cấp không đủ. Sắt rất cần thiết cho heo con để thành
lập hồng cầu, do trong sữa mẹ chứa rất ít chất sắt nên phải cung cấp thêm sắt cho heo
con bằng cách tiêm chất sắt cho heo con. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 2007).
Theo Võ Văn Ninh (2001):
Do khẩu phần quá nhiều chất béo, hệ tiêu hóa không tiêu hóa nổi, chất béo bị xà
phòng hóa dẫn đến tiêu chảy.

Do khẩu phần có nhiều chất đạm phân hóa tố không tiêu hóa và màng ruột
không hấp thu hết; tự hủy hoặc vi sinh vật chiếm dụng tạo ra độc tố.
Do khẩu phần quá nhiều chất xơ, cơ thể heo không tiêu hóa được chất xơ, chất
xơ đi qua ống tiêu hóa quá nhanh mang theo trọn số dưỡng chất xuống ruột già rồi qua
trực tràng thải qua hậu môn dưới dạng phân lỏng.

11


×