Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢP PORZYME 9302 VÀ PHYZYME XP TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.65 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢP PORZYME 9302
VÀ PHYZYME XP TRONG KHẨU PHẦN
THỨC ĂN HEO THỊT

Họ và tên sinh viên
Lớp
Ngành
Niên khóa

: NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG
: Chăn Nuôi 30
: CHĂN NUÔI
: 2004 - 2008

-Tháng 09/2008-


TÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢP PORZYME 9302 VÀ PHYZYME XP
TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO THỊT

Tác giả

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn

TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
THS. NGUYỄN VĂN HIỆP

Tháng 09/2008
i


LỜI CẢM ƠN
 Xin chân thành cảm ơn
- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
- Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình
chỉ dạy và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
 Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình, những người đã tận tụy lo lắng và hy sinh để
con có được ngày hôm nay.
 Xin chân thành biết ơn
Thầy Dương Duy Đồng, thầy Nguyễn Văn Hiệp đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chị Nguyễn Thụy Đoan Trang và anh chị công nhân trong trại đã giúp đỡ, truyền
đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian thực tập tại trại.
 Gửi lòng cảm ơn đến
Các bạn thân yêu lớp Chăn Nuôi 30, Chăn Nuôi 31, Chăn Nuôi 32 và các bạn
Nhân, Quyền,Vũ, Đại, Đạt, Ngon, Tuấn, Vĩ, Thắng, Nghiêm…đã động viên, giúp đỡ
và chia sẽ cùng tôi những vui buồn, khó khăn trong lúc thực tập tốt nghiệp.


Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Bích Phượng

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm “Thử nghiệm sử dụng kết hợp Porzyme 9302 và Phyzyme XP trong
khẩu phần thức ăn heo thịt" được tiến hành trên 72 heo thịt trọng lượng trung bình
khoảng 27 kg cho đến xuất chuồng, tại trại heo thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú
Y, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM từ ngày 13/03/2008 đến ngày 10/06/2008. Heo thí
nghiệm chia thành 3 lô, mỗi lô có 8 lần lặp lại, với 3 con trên 1 lần lặp lại tương đối
đồng đều về giống, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên
một yếu tố.
Lô I (đối chứng) sử dụng thức ăn căn bản không bổ sung enzyme. Lô II sử dụng
khẩu phần căn bản đã được giảm chuẩn: 100 kcalo năng lượng trao đổi/kg thức ăn còn
Ca và P thì giảm bớt 0,09% trong đó sử dụng 15% khoai mì và 10% bã rượu khô,
không bổ sung enzyme. Lô III sử dụng khẩu phần căn bản đã được giảm chuẩn như lô
II và bổ sung kết hợp (500 g Porzyme 9302 + 500 g Phyzyme XP)/tấn thức ăn. Kết quả
khảo sát cho thấy:
Heo ở lô III có khả năng tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn như heo ở lô I
(đối chứng) còn chi phí thì thấp hơn 1%. Cụ thể như sau: heo ở lô III có trọng lượng
lúc kết thúc thí nghiệm là 89,35 (kg) so với trọng lượng ở lô I là 84,75 (kg), tăng trọng
tuyệt đối là 684,6 (g/con/ngày) so với heo ở lô I là 645,3 (g/con/ngày), lượng thức ăn
tiêu thụ là 2,17 (kg/con/ngày) so với heo ở lô I là 2,06 (kg/con/ngày). Hệ số chuyển
biến thức ăn của heo ở lô III là 3,17 (kg thức ăn/kg tăng trọng) so với heo ở lô I là 3,18
(kg thức ăn/kg tăng trọng). Độ dày mỡ lưng (9,10 mm) không cao hơn so với lô I (9,08
mm).
Như vậy việc bổ sung Porzyme 9302 và Phyzyme XP vào khẩu phần lô III đã

giảm chi phí cho chăn nuôi heo thịt.
Heo ở lô II có các chỉ tiêu: trọng lượng lúc kết thúc (83,36 kg), tăng trọng tuyệt
đối (624,1 g/con/ngày), lượng thức ăn tiêu thụ (2,27 kg/con/ngày), hệ số chuyển biến
thức ăn (3,64 kg thức ăn/kg tăng trọng) đều kém hơn lô đối chứng do khẩu phần giảm
chuẩn. Độ dày mỡ lưng (9,08 mm) như lô đối chứng. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
trọng cao hơn lô đối chứng 12,5%.
iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu........................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN....................................................................................... 3
2.1. MỘT SỐ ĐẶT ĐIỂM CHUNG VỀ ENZYME ................................ 3
2.1.1. Bản chất của enzyme ................................................................ 3
2.1.2. Cơ chế tác động của enzyme .................................................... 3
2.1.3. Vai trò của enzyme ................................................................... 5
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme ................... 8
2.2. SƠ LƯỢT VỀ PORZYME 9302 VÀ PHYZYME XP ...................... 9
2.2.1. Porzyme 9302........................................................................... 9
2.2.2. Phyzyme XP ........................................................................... 11
2.3. SƠ LƯỢT VỀ KHOAI MÌ LÁT VÀ DDGS ................................... 12
2.3.1. Khoai mì lát ............................................................................ 12
2.3.2. Distillers dried grains with solubes (DDGS) ......................... 13
2.4. TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO ........................................................ 15
2.4.1. Sơ lược về trại ........................................................................ 15
2.4.2. Bố trí chuồng nuôi ................................................................. 16
2.4.3. Giống heo ............................................................................... 16

2.4.4. Thức ăn và nước uống ............................................................ 17
2.4.5. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo..................... 17
2.4.6. Quy trình tiêm phòng heo....................................................... 19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 20
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ........................................................... 20
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM ........................................................... 20
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .................................................................... 20
iv


3.4. THỨC ĂN THÍ NGHIỆM ............................................................... 21
3.5. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ..................................... 22
3.5.1. Chuồng trại ............................................................................ 22
3.5.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng....................................................... 23
3.5.3. Công tác thú y và phòng bệnh............................................... 23
3.6. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI ................................. 23
3.6.1. Trọng lượng trung bình của heo............................................ 23
3.6.2. Tăng trọng tuyệt đối .............................................................. 24
3.6.3. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày......................................... 24
3.6.4. Hệ số chuyển biến biến thức ăn ............................................ 24
3.6.5. Độ dày mỡ lưng..................................................................... 25
3.6.6. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ....................................................... 25
3.6.7. Tỷ lệ chết và loại thải ............................................................ 25
3.6.8. Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế ................................................... 25
3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................ 25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 26
4.1. KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA HEO ....................................... 26
4.1.1. Trọng lượng trung bình của heo............................................. 26
4.1.2. Tăng trọng tuyệt đối ............................................................... 29
4.2. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ...................................................... 31

4.3. HỆ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN................................................ 32
4.4. ĐỘ DÀY MỠ LƯNG ....................................................................... 34
4.5. TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY................................................... 35
4.6. TỶ LỆ CHẾT VÀ LOẠI THẢI........................................................ 37
4.7. HIỆU QUẢ KINH TẾ ...................................................................... 38
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 37
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................... 37
5.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 39
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 41

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU - BIỂU ĐỒ - HÌNH ẢNH
1. Danh mục các bảng biểu
Bảng 2.1: pH tối ưu cho hoạt động của các enzyme................................................. 9

Bảng 2.2: Lịch tiêm phòng vaccin và khoáng ........................................................ 19
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 21
Bảng 3.2: Thành phần nguyên liệu thức ăn của heo nuôi thí nghiệm .................... 21
Bảng 3.3: Thành phần dưỡng chất thức ăn của heo nuôi thí nghiệm ..................... 22
Bảng 3.4: Nhiệt độ trung bình trong thời gian nuôi thí nghiệm ............................. 23
Bảng 4.1: Trọng lượng trung bình của heo qua các giai đoạn thí nghiệm ............. 26
Bảng 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn thí nghiệm .................. 29
Bảng 4.3: Lượng thức ăn tiêu thụ của heo thí nghiệm (kg/con/ngày).................... 31
Bảng 4.4: HSCBTĂ của heo thí nghiệm (kg thức ăn/kg tăng trọng) ..................... 32
Bảng 4.5: Độ dày mỡ lưng của heo thí nghiệm lúc xuất thịt (mm)........................ 34
Bảng 4.6: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm qua các giai đoạn............ 35
Bảng 4.7: Tỷ lệ heo chết và loại thải ...................................................................... 37

Bảng 4.8: Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng ....................................................... 38
2. Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng của heo cuối các giai đoạn............................................ 28
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của heo ở các giai đoạn thí nghiệm.................. 31
Biểu đồ 4.3: Hệ số chuyển biến thức ăn của heo ở các giai đoạn thí nghiệm ....... 33
Biểu đồ 4.4: Độ dày mỡ lưng của heo lúc xuất chuồng ......................................... 34
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ tiêu chảy của heo ở các giai đoạn thí nghiệm........................... 36
3. Danh mục các hình ảnh
Hình 2.1: Sự liên kết phytin với các chất dinh dưỡng khác ..................................... 7
Hình 2.2: Củ khoai mì khô ..................................................................................... 12
Hình 2.3: Bã rượu khô ............................................................................................ 13

vi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi heo công nghiệp, chi phí thức ăn chiếm 65 - 70% giá thành sản
phẩm. Cùng với sự khan hiếm lương thực cho con người, thức ăn dành cho chăn nuôi
cũng trở nên hạn chế hơn. Vì thế mà nhiều nhà chăn nuôi đã phải cố gắng thiết lập
khẩu phần cho heo thịt với mức năng lượng và protein cân đối cùng với việc tăng
cường thức ăn bổ sung như khoai mì, Distillers Dried Grains with Solubes (DDGS tên tiếng Việt tạm gọi là bã rượu), enzyme, vitamin và khoáng giúp tăng khả năng hấp
thu thức ăn của thú, giảm tiêu tốn thức ăn từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Nguồn thức ăn cung năng lượng cao mà chi phí tương đối thấp đó là khoai mì,
song tỷ lệ đạm trong khoai mì quá thấp (củ mì cả vỏ khô có năng lượng trao đổi đối
với heo là 3145 kcalo, protein thô 2,29%), HCN cao, chất lượng quầy thịt kém (Dương
Thanh Liêm và ctv, 2000). Mặt khác, thị trường đang có một lượng lớn phụ phẩm
DDGS loại ra trong quá trình sản xuất ethanol từ bắp nên cũng đáp ứng một phần đáng
kể vào khẩu phần thức ăn nhằm làm giảm chi phí chăn nuôi.

Để tăng năng xuất heo thịt, cải thiện phẩm chất thịt heo, trước mắt cần tác động
vào thức ăn, đảm bảo cho heo nhận nguồn thức ăn có tỷ lệ protein, acid amin, khoáng
thích hợp trên cơ sở nguồn nguyên liệu mà thị trường đang có nhiều và cũng phải đảm
bảo được rằng gia súc có thể sử dụng hiệu quả các dưỡng chất đó.
Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung riêng rẽ NSP enzyme
giúp làm tăng khả năng tiêu hóa các NSP, từ đó đưa đến tăng giá trị về năng lượng và
một số acid amin trong thức ăn. Đồng thời sử dụng phytase cũng làm tăng khả năng sử
dụng phospho, tiêu hóa chất khoáng và một số acid amin khá cao. Nhưng chưa có thí
nghiệm nào nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng kết hợp cả hai loại enzyme này
trong khẩu phần thức ăn heo thịt.
Do đó, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn Nuôi Thú
Y trường ĐH Nông Lâm, Ban quản lý trại heo thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú
1


Y trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng,
ThS. Nguyễn Văn Hiệp chúng tôi tiến hành đề tài: “Thử nghiệm sử dụng kết hợp
Porzyme 9302 + Phyzyme XP trong khẩu phần thức ăn heo thịt”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Mục đích
Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng kết hợp một NSP enzyme là Porzyme 9302
với một enzyme phytase là Phyzyme XP lên sự sinh trưởng của heo thịt.
- Yêu cầu
Theo dõi và thu thập các số liệu liên quan đến khả năng: tăng trọng, lượng thức
ăn tiêu thụ, hệ số chuyển biến thức ăn, độ dày mỡ lưng, tình trạng sức khỏe và hiệu
quả kinh tế của đàn heo thịt thí nghiệm.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. MỘT SỐ ĐẶT ĐIỂM CHUNG VỀ ENZYME
2.1.1. Bản chất của enzyme
Enzyme là chất xúc tác sinh học, có bản chất là protein. Enzyme có mặt trong tế
bào của tất cả sinh vật, không những xúc tác trong cơ thể sống mà còn xúc tác cho cả
phản ứng ngoài tế bào (Nguyễn Phước Nhuận và ctv, 2000).
Enzyme là chất xúc tác sinh học trung gian hỗ trợ cho sự biến đổi hóa học của
vật chất gia tăng tốc độ phản ứng lên hàng triệu lần so với các chất xúc tác hóa học
(Graham, 1990, trích từ Đỗ Hữu Phương, 2003).
Enzyme có bản chất là một protein mang tính năng đặc biệt, chức năng xúc tác
hóa học. Chúng không bị phá hủy hoặc biến mất trong quá trình tham gia phản ứng,
mà khi phản ứng hoàn thành chúng trở về dạng tự do và sẵn sàng bắt đầu một phản
ứng mới trong cơ thể. Do đó, nó kích thích thú chuyển hóa thức ăn và tăng trưởng
nhanh hơn.
Enzyme là nhân tố tuy có thể ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học
nhưng không tham gia phản ứng.
2.1.2. Cơ chế tác động của enzyme
2.1.2.1. Cơ chế hoạt động
Mỗi enzyme chỉ có thể xúc tác cho một phản ứng hoặc một loại phản ứng, tác
dụng với một cơ chất hoặc một loại cơ chất. Theo Zinger (2001) một trong những đặc
điểm của enzyme làm cho chúng trở nên quan trọng là tính chuẩn xác. Enzyme có
những tính chất đặc trưng riêng, chúng chỉ tác động đối với một phản ứng riêng biệt
(trích từ Đỗ Hữu Phương, 2003).
Enzyme cũng là một protein nên chúng có đầy đủ bản chất của một protein, bị
phân hủy trong môi trường hữu cơ tự nhiên và cũng bị phân hủy bởi những enzyme

3



tiêu hóa protein (pepsin - tuyến dạ dày, trysin, chemotrypsin - tuyến tụy tạng,
aminopeptidase, dipeptidase, carboxipeptidase - ruột non).
Hoạt động của enzyme tiêu hóa nhằm phân hủy các cấu trúc phức tạp của các
chất dinh dưỡng phức tạp mà cơ thể không thể phân giải được. Enzyme tiêu hóa không
đóng vai trò như là một chất dinh dưỡng hay chất kích thích sinh trưởng mà chỉ có tác
dụng nâng cao hiệu xuất thức ăn, đặc biệt thức ăn có nguồn gốc thực vật.
2.1.2.2. Phương thức hoạt động
a. Phá vỡ thành tế bào
Trong đường tiêu hóa, enzyme phá vỡ vách tế bào của các mảnh thức ăn. Sau
khi vách ngoài bị phá vỡ, các enzyme sẽ giúp phân giải lớp tế bào nội nhũ xung quanh,
chúng cắt các cơ chất thành các đơn vị phân tử nhỏ để gia xúc có thể sử dụng được.
Theo Officer (2000) enzyme cải tiến khả năng tiêu hóa khẩu phần và năng suất vật
nuôi thông qua việc tiếp cận các chất dinh dưỡng được hữu dụng ở mức độ tế bào nên
phần lớn các chất hóa học phải được phá vỡ nhỏ hơn ở mức độ phân tử và được hấp
thu bởi vách ruột. Vai trò của enzyme là công việc kết hợp với men nội sinh làm phân
rã hỗn hợp thức ăn tới kích cỡ mà nó có thể được gia súc sử dụng.
b. Giảm độ nhờn
Nếu khẩu phần ăn chứa nhiều chất NSP rất dễ tạo thể gel. Enzyme giúp ngăn
cản việc gia tăng của chất nhầy trong đường tiêu hóa, do enzyme phân cắt các chuỗi
polysaccharide nên hạn chế khả năng hình thành thể gel, đây chính là các tác nhân làm
giảm sự hấp thu dưỡng chất (Officer, 2000).
c. Giảm khả năng giữ nước
Trong môi trường ẩm ướt của ruột, các chất xơ hòa tan và không hòa tan đều rất
ưa nước. Chúng hấp thu rất nhiều nước và các chất dinh dưỡng hòa tan tạo thành các
thể trương to lơ lửng trên bề mặt ruột. Theo Nott (1999, trích từ Đỗ Hữu Phương,
2003) càng ít chất lơ lửng trên bề mặt nhung mao ruột thì thú nuôi càng hấp thu tốt
hơn, cùng với nhiều acid amin, glycarid, glucose và fructose… được phân cắt, hấp thu
đồng thời. Enzyme phân cắt chất xơ, tạo điều kiện cho enzyme nội sinh và ngoại sinh
tiếp xúc với cơ chất, phá vỡ các thể gel trên bề mặt ruột, giảm khả năng giữ nước, giúp
thú nuôi hấp thu dưỡng chất tốt hơn.


4


Hay nói cách khác, do động vật dạ dày đơn không có men phân giải các đường
có liên kết beta nên tất cả những NSP trong thức ăn khi vào đường tiêu hóa sẽ không
được phân hủy thành những đường đơn để được hấp thu nên sẽ được thải ra ngoài theo
phân và như vậy gây nên lãng phí một phần năng lượng của phần NSP trong thức ăn
không được tiêu hóa.
Ngoài việc lãng phí một phần năng lượng từ các NSP không được tiêu hóa.
Chính các NSP trong thức ăn cũng là một yếu tố hạn chế dinh dưỡng. Do các NSP
thường có mạch dài nên trong đường ruột tạo thành mạng lưới bao bọc các dưỡng chất
khác như protein, lipid làm giảm sự tiêu hóa các dưỡng chất này. Mạng lưới liên kết
các NSP còn tạo tính hút nước cao gây nên môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có
hại phát triển và đồng thời với lượng nước tích tụ nhiều tạo áp lực làm tăng nhu động
ruột đẩy thức ăn đi nhanh xuống ruột già khi chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
d. Tăng cường thủy phân tinh bột, protein, béo và các chất dinh dưỡng
khác
Dưới tác động của các loại enzyme tiêu hóa, các chất như: tinh bột, protein và
chất béo cuối cùng biến thành các sản phẩm dễ tiêu hóa, thú nuôi có thể hấp thu được
như glucose, acid amin, acid béo…
2.1.3. Vai trò của enzyme
Để giúp thú nuôi tiêu hóa tốt thức ăn, hạn chế các tác động bất lợi có trong
nguyên liệu thức ăn thì xu hướng chung hiện nay người ta bổ sung thêm vào thức ăn
các enzyme công nghiệp. Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vai trò tích cực
của enzyme trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là enzyme tiêu hóa đối với chất xơ,
phytate có trong khoai mì, DDGS, cám gạo để giúp thú tận dụng hết các dưỡng chất
trong thức ăn từ đó giảm được lượng lớn chất không có lợi thải ra môi trường như
phospho.
2.1.3.1. Đối với chất xơ

Việc sử dụng các enzyme có tác dụng trên chất xơ (NSP), giúp vật nuôi tiêu hóa
tốt thức ăn vừa hạn chế tác hại của bản thân những NSP gây ra, vừa giải phóng được
một phần năng lượng, protein và acid amin từ 1,7 - 7,9%, giúp tiết kiệm được acid
amin khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn của gia súc và giảm giá thành sản xuất. Sử
dụng enzyme cải thiện thành tích vật nuôi. Cải thiện này có được là do sự phối hợp của
5


nhiều yếu tố khác nhau như sự cải thiện môi trường đường ruột, sự cải thiện khả năng
tiêu hóa để sử dụng các thực liệu đạt hiệu quả kinh tế hơn.
Các yếu tố khác nhau này là do các biểu hiện khác nhau về hoạt động căn bản
của enzyme trong thức ăn. Các hoạt động bao gồm sự giảm độ nhờn trong dưỡng chất
của đường ruột, giải phóng các dưỡng chất kết dính bên trong vách tế bào, mà những
enzyme nội sinh không thể phá vỡ thành tế bào được, làm tăng giá trị hữu dụng của
dưỡng chất, các yếu tố kháng dinh dưỡng cũng có thể được phân giải.
Đối với hệ vi sinh vật đường ruột, men tiêu hóa có tác dụng làm tăng khả năng
tiêu hóa của ruột non do vậy làm giảm quá trình lên men ở ruột già, duy trì quá trình
thẩm thấu khi heo con tiêu chảy. Ngoài ra việc có sử dụng men tiêu hóa còn có tác
dụng làm giảm độ chênh lệch giữa các vật nuôi trong đàn, men tiêu hóa cho phép thay
thế ngũ cốc chín bằng ngũ cốc sống mà không làm ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi.
2.1.3.2. Đối với phytate
Ngày nay, enzyme phân hủy phytate như phytase được dùng nhiều trong khẩu
phần có cám gạo, khoai mì, DDGS, lúa mì, lúa mạch đen. Enzyme được ứng dụng
rộng rãi trong những khẩu phần thức ăn không chỉ về mặt kinh tế mà nó có ý nghĩa về
mặt môi trường. Tuy nhiên khoảng 60 - 70% phospho có trong hạt ngũ cốc được liên
kết hữu cơ dưới dạng phytate đây là dạng khó hấp thu đối với heo. Giá trị của phospho
ở hạt ngũ cốc rất biến động từ 15% ở bắp cho đến 50% ở lúa mì. Trong khẩu phần với
bắp, khô dầu đậu nành có 2/3 lượng phospho bị liên kết dưới dạng acid phytic heo
không thể tiêu hóa lượng phospho này. Lượng phospho này sẽ giảm đáng kể nếu bổ
sung phytase vào khẩu phần, men này sẽ giúp giải phóng một số mạch liên kết

phospho làm cho heo tiêu hóa dễ dàng. Do đó, giảm được lượng phospho vô cơ bổ
sung thêm vào khẩu phần, lượng phospho thải ra môi trường cũng có thể giảm 30 50%.
Hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase thay đổi theo từng loại heo, trọng
lượng, khẩu phần, mức ăn, tần suất cho ăn, nguồn phytase, lượng phytase bổ sung và
trạng thái sinh lý của heo. Không có mức chuẩn cho việc bổ sung phytase cho tất cả
các khẩu phần vì mức phospho tổng số và phospho phytate của các khẩu phần thay
đổi. Hay nói cách khác là ta phải căn cứ trên kết quả thí nghiệm, thực tiễn của mỗi loại
enzyme trên mỗi con vật với lứa tuổi, trọng lượng khác nhau.
6


Enzyme phytase không chỉ làm tăng khả năng tiêu hóa phospho mà còn làm
tăng khả năng tiêu hóa các chất khoáng và các acid amin khác (Kies và ctv, 2002)
(trích từ Đỗ Hữu Phương, 2003).
Phytase phân hủy các phytin có trong thức ăn có nguồn gốc thực vật và phytin
này chính là muối của acid phytic với các kim lọai hoặc các chất hữu cơ khác. Do sự
liên kết của phytin với các dưỡng chất trong thức ăn và thú dạ dày đơn không có
enzyme phân hủy phytin nên một lượng lớn phospho có mặt trong các phân tử phytin
sẽ không tiêu hóa và thải ra ngoài theo phân cùng với một phần các chất hữu cơ và
khoáng vi lượng kèm theo. Việc sử dụng enzyme phytase trong thức ăn sẽ giúp phân
hủy phytin, giải phóng phospho và một số chất hữu cơ kèm theo, nên có thể tiết kiệm
được một phần phospho vô cơ sử dụng trong khẩu phần.

Hình 2.1: Sự liên kết phytin với các chất dinh dưỡng khác
2.1.3.3. Đối với môi trường
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực tìm cách giảm ô
nhiễm môi trường từ các chất thải ra trong chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu các
nhà khoa học đã xác định được rằng cần cải thiện khả năng sử dụng dưỡng chất trong
khẩu phần của vật nuôi để hạn chế tối đa lượng phân thải ra. Trước đây, do ít quan tâm
đến lượng chất dinh dưỡng thải ra bên ngoài nên hậu quả của việc cho ăn quá nhiều

chất dinh dưỡng nhằm tối đa hóa năng suất đã dẫn đến hậu quả là chất dinh dưỡng thải
ra môi trường quá nhiều qua phân và nước tiểu (chủ yếu là hàm lượng canxi, phospho,

7


protein). Qua nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung enzyme tỏ ra có hiệu quả trong
việc cải thiện các hạn chế trên.
Ở khẩu phần có bổ sung enzyme tiêu hóa thì lượng nitơ thải ra giảm một cách
đáng kể và lượng nitơ tích lũy tăng 5 - 15%. Trong khi đó lượng vật chất khô thải ra
trong phân giảm 33%.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, số trại chăn nuôi heo sẽ giảm
nhưng lại tăng qui mô đầu con/trại. Đó là xu hướng chung của thế giới cũng như ở
Việt Nam hiện nay. Sự tập trung lượng lớn heo sẽ tăng lượng phân thải ra trên một đơn
vị diện tích. Chính điều này làm cho nước trên bề mặt và tầng nước ngầm bị ô nhiễm,
tích tụ khoáng trong đất. Đặc biệt là khi khẩu phần có chứa một lượng lớn phospho
cần thiết như phospho vô cơ dicalcium phosphate (DCP) hoặc monocalcium
phosphate (MCP) để thỏa mản nhu cầu của động vật thì sẽ dẫn đến một lượng lớn
phospho vào phân, góp phần làm ô nhiễm môi trường.
Tóm lại, việc cải thiện khả năng tiêu hóa trên heo là điều không dễ dàng, thậm
chí trong nền chăn nuôi công nghiệp hiện đại và con giống mang tính di truyền cao
như hiện nay. Chúng ta cần xác định nguồn gây ô nhiễm và sử dụng các nguồn cải
thiện bằng các biện pháp có thể được. Chất thải trong chăn nuôi có thể được hạn chế
thông qua chương trình quản lý dinh dưỡng phối hợp hài hòa trên cơ sở vừa cải thiện
khả năng tiêu hóa, vừa hạn chế lượng dư thừa gây ảnh hưởng bất lợi đối với môi
trường. Trong tương lai, phối hợp khẩu phần cần được xem là một bộ phận trong toàn
bộ hệ thống sản xuất với việc quản lý dinh dưỡng và chất thải là những khâu chính.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hoạt động của enzyme
2.1.4.1. Nhiệt độ
Giống như protein, enzyme thường không bền dưới tác dụng của nhiệt độ cao

(trên 60oC). Xu hướng chăn nuôi công nghiệp là sử dụng thức ăn viên nên cần xử lý
thức ăn ở nhiệt độ từ 90 - 100o C sẽ phá hủy hoàn toàn hoạt tính của enzyme khi được
trôn vào thức ăn trước khi dập viên. Còn nếu đưa enzyme vào thức ăn sau khi dập viên
sẽ rất khó đạt sự đồng đều khi trộn. Theo Adams (1998) thông thường tỉ lệ hoạt động
xúc tác của enzyme gia tăng theo sự gia tăng của nhiệt độ cho đến khi nhiệt độ đạt tới
mức làm enzyme biến chất, mỗi enzyme có một nhiệt độ tối hảo riêng.

8


2.1.4.2. pH
Enzyme chỉ hoạt động trong khoảng pH thích hợp. Thường thì biên độ cho phép
rất hẹp. Enzyme bị tác động bởi sự thay đổi của môi trường pH. Giá trị pH thích hợp
nhất là điểm mà nơi đó enzyme hoạt động mạnh nhất gọi là pH tối ưu. Giá trị pH quá
thấp hay quá cao thường làm mất hoạt lực của enzyme. Giá trị pH tối hảo thay đổi tùy
theo các loại enzyme khác nhau.
Bảng 2.1: pH tối ưu cho hoạt động của các enzyme
Enzyme

pH tối ưu
8,0

Lipase (tụy)
Lipase (dạ dày)

4,0 - 5,0

Pepsin

1,5 - 1,6


Trypsin

7,8 - 8,7

Urease

7,0

Maltase

6,1 - 6,8

Amylase (tụy)

6,7 - 7,0

Amylase (mạch nha lúa mạch)

4,6 - 5,2
7,0

Catalase
(Trích từ Đỗ Hữu Phương, 2003)
2.1.4.3. Ẩm độ

Enzyme thường hoạt động trong nước. Trong môi trường ẩm độ và nhiệt độ cao
có thể ảnh hưởng đến hoạt lực của enzyme. Theo Adams (1998) trong môi trường khô,
enzyme hoàn toàn ổn định và không tạo phản ứng xúc tác hóa học. Vì thế, sản phẩm
enzyme khô có thể được sản xuất, vận chuyển và lưu trữ mà không có hao hụt lớn về

hoạt lực, thậm chí khi trộn vào thức ăn khô. Nhưng khi thức ăn được hòa lẫn với nước
trong đường tiêu hóa thì enzyme bắt đầu hoạt động.
2.2. SƠ LƯỢC VỀ PORZYME 9302 VÀ PHYZYME XP
2.2.1. Porzyme 9302
- Nguồn gốc
Porzyme 9302 là tên thương mại của men tiêu hóa thức ăn do công ty Danisco sản
xuất. Sản phẩm sản xuất từ các dòng vi nấm Trichoderma viridae, Aspergillus,
Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus subtilis.
9


- Thành phần chất lượng
Ẩm độ: < 12%. Trong 1 gam Porzyme 9302 có chứa 8000 đơn vị xylanase. Kim
loại nặng: < 40 ppm, Chì (Pb): < 10 ppm, Arsenic (As): < 3 ppm, Cadimium (Cd): <
0,5 ppm (Danisco, 2007).
- Hoạt động
Porzyme 9302 là sản phẩm enzyme tiêu hóa xơ với hàm lượng cao xylanase,
giúp phân hủy xơ trong các nguyên liệu như bắp, cám gạo, cám mì, bã rượu nên cải
thiện lượng thức ăn ăn vào do men xylanase làm giảm khả năng giữ nước của thức ăn,
cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp heo có thể hấp thu chất dinh dưỡng như protein,
amino acid, và năng lượng nhiều hơn.
Những chất dinh dưỡng này giúp tăng sự phát triển trên heo và làm tăng hiệu
quả sử dụng thức ăn (Julian Waters, 2007).
- Tình hình nghiên cứu việc bổ sung Porzyme vào thức ăn heo thịt
Theo khuyến cáo của Danisco thì đối với mức 8000 đơn vị xylanase/g sản
phẩm, bổ sung 500 g enzyme/tấn thức ăn đối với khẩu phần phù hợp với nhu cầu của
thú thì sẽ cải thiện tăng trọng, cải thiện lượng thức ăn ăn vào, cải thiện tính đồng đều,
ít rối loạn tiêu hóa. Còn khi bổ sung vào khẩu phần giảm năng lượng và acid amin tiêu
hóa từ 2 - 4% cho thú giúp duy trì năng suất, giảm chi phí thức ăn, cải thiện tính đồng
đều, ít xảy ra rối loạn tiêu hóa.

Theo Đỗ Hữu Phương (2003) bổ sung từ 0,05% - 0,1% porzyme 9302 trong
khẩu phần căn bản giúp cải thiện tăng trọng từ 3,52 - 5,93%, giảm tiêu tốn thức ăn
3,70 - 7,41% so với khẩu phần căn bản.
Theo Nguyễn Thị Kim Phần (2003) thì việc bổ sung 0,5 kg Porzyme 9302/tấn
thức ăn vào khẩu phần căn bản không cải thiện được tăng trọng bình quân/con/ngày
không cao hơn so với khẩu phần căn bản.
Tại trại thương mại Thái Lan bổ sung Porzyme 9300 vào khẩu phần có 63%
bắp và 15% cám gạo trích béo, kết quả: tăng 12% tăng trọng hàng ngày, tăng 13%
lượng thức ăn ăn vào hàng ngày, giảm 1% chỉ số chuyển biến thức ăn.
Theo Lã Văn Kính và ctv (2001) việc bổ sung Porzyme 9300 vào khẩu phần cơ
bản là tấm - cám gạo đã cải thiện 3,42% tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm

10


3,37% và tiết kiệm 5,6% chi phí thức ăn, đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng
quầy thịt.
2.2.2. Phyzyme XP
- Nguồn gốc
Phyzyme XP là tên thương mại của men tiêu hóa thức ăn do công ty Danisco
sản xuất. Sản phẩm sản xuất từ vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus subtilis, nấm men
Saccharomyces và một số dòng Aspergillus.
- Thành phần dưỡng chất
Trong 1 gam sản phẩm Phyzyme XP có chứa 500 đơn vị phytase. Ẩm độ: < 12%. Kim
loại nặng: < 40 ppm. Chì (Pb): < 10 ppm. Arsenic (As): < 3 ppm. Cadimium (Cd): <
0,5 ppm (Danisco, 2007).
- Hoạt động
Phyzyme XP chứa enzyme phytase nên khi vào cơ thể thú sẽ cắt đứt nối liên kết
phospho để giải phóng phospho và một số vi lượng khác nhằm tăng lượng phospho
hấp thu, qua đó ta có thể giảm lượng phospho bổ sung vào thức ăn và cũng cải thiện

được lượng phospho thải ra ngoài cơ thể thú làm ô nhiễm môi trường.
Phyzyme XP giảm đáng kể lượng protein bị kết tủa cơ thể không hấp thu được,
lượng kết tủa chỉ còn 20% khi sử dụng phytase so với 45% khi không sử dụng phytase
ở pH = 2 có pepsin (Jongbloed et al, 1997).
- Tình hình nghiên cứu việc bổ sung Phyzyme vào thức ăn heo thịt
Theo khuyến cáo của Danisco thì đối với mức 500 đơn vị phytase/g Phyzyme
XP bổ sung 100g Phyzyme XP/tấn thức ăn đối với khẩu phần phù hợp với nhu cầu của
thú thì sẽ cải thiện tăng trọng, cải thiện lượng thức ăn ăn vào, cải thiện tính đồng đều,
ít rối loạn tiêu hóa, giảm chi phí chăn nuôi.
Theo Phan Thị Ngọc Trâm (2007) thì việc bổ sung Phytase 500 với liều lượng
100 g/tấn thức ăn trong khẩu phần giảm chuẩn đã cải thiện được tăng trọng, chỉ số
chuyển biến thức ăn và giảm chi phí chăn nuôi so với lô đối chứng là khẩu phần căn
bản.
Theo Nguyễn Thanh Phong (1999) thì việc bổ sung 100 g Phytase/tấn thức ăn
vào khẩu phần căn bản đã cải thiện được tăng trọng tích lũy, tăng 1,05% tăng trọng
tuyệt đối, giảm 11,6% chỉ số chuyển biến thức ăn so với khẩu phần căn bản.
11


2.3. SƠ LƯỢT VỀ KHOAI MÌ LÁT VÀ DDGS
2.3.1. Khoai mì lát
Khoai mì lát được chế biến từ củ khoai mì
tươi thái thành những lát mỏng sau đó đem phơi khô,
xay thành bột bổ sung vào thức ăn gia súc.
- Nguồn gốc khoai mì
Khoai mì (còn gọi là sắn) có tên khoa học là
Manihot esculenta là cây lương thực ưa ẩm, nó phát nguồn từ lưu vực sông Amazone
Nam Mỹ. Đến thế kỉ XVI mới được trồng ở Châu Á và Châu Phi. Ở nước ta, khoai mì
được trồng ở khắp nơi từ nam chí bắc nhưng do quá trình sinh trưởng và phát dục của
khoai mì kéo dài, khoai mì giữ đất lâu nên chỉ các tỉnh trung du và thượng du Bắc Bộ

như Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình… là điều kiện trồng trọt thích hợp hơn cả.
Khoai mì Việt Nam cũng bao gồm nhiều loại giống. Nhân dân ta thường căn cứ vào
kích thướt, màu sắc củ, thân, gân lá và tính chất khoai mì đắng hay ngọt (quyết định
bởi hàm lượng acid HCN cao hay thấp) mà tiến hành phân loại. Tuy nhiên trong công
nghệ sản xuất tinh bột người ta phân thành hai loại: khoai mì đắng và khoai mì ngọt.
- Bột khoai mì có hàm lượng đạm tiêu hóa rất thấp (2,5%) nên thường chỉ dùng
được trong thức ăn heo thịt. Do hàm lượng tinh bột rất cao nên đôi khi bột khoai mì
được dùng trong thức ăn dập viên với tư cách là chất kết dính (pellet binder). Mặc dù
hàm lượng đạm rất thấp nhưng bột khoai mì là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho
heo nếu bổ sung đầy đủ các acid amin và vitamin cần thiết. Một lưu ý khác là heo thịt
giai đoạn cuối sử dụng khẩu phần có nhiều khoai mì dễ dẫn đến có nhiều mỡ, quày thịt
có màu đỏ nhạt nên làm giảm giá trị thương phẩm của heo.
- Thành phần dinh dưỡng trong bột mì
Trong 1 kg bột mì có 87,7% vật chất khô, năng lượng trao đổi là 2536 kcalo,
đạm thô là 14,7%, Ca là 0,12%, P là 0,89, Xơ thô là 9,9%.
- Một số giống khoai mì cao sản có hàm lượng HCN (acid cyanhydric) rất cao
trong lá và củ khoai mì nên khi sử dụng các sản phẩm khoai mì làm thức ăn chăn nuôi
cần lưu ý khắc phục vấn đề này. Các biện pháp xử lý như ngâm nước, phơi nắng, sấy
sẽ làm gốc CN- bay hơi, giảm bớt độc tính. Tuy nhiên trong bột vẫn còn một ít dư
lượng cyanide. Cơ thể động vật có thể giải độc các cyanide này với sự tham gia của
12


methionine để chuyển hóa cyanide thành thiocyanat ít độc hơn thải ra ngoài.
Thiocyanat có tác dụng ức chế tuyến giáp trạng tổng hợp ra thyroxin nên ở thú giống
sinh sản ăn quá nhiều khoai mì cũng không tốt (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.3.2. Distillers dried grains with solubes (DDGS)
- Bã rượu khô hay còn gọi DDGS là sản phẩm phụ
của quá trình sản xuất ethanol công nghiệp của các nhà máy
ethanol. Trong quá trình lên men, tinh bột từ các loại ngũ

cốc được chuyển hóa thành ethanol, CO2 và tập trung lượng
chất dinh dưỡng còn lại của nguyên liệu trong DDGS lên 2
tới 3 lần. Tại liên minh Châu Âu, các nguồn năng lượng tái sinh rất được ưa chuộng và
chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất các nhiên liệu
sinh học. Sự phát triển đó đã làm xuất hiện một nguồn cung DDGS lớn cho thị trường
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Do có hàm lượng chất dinh dưỡng cao cùng với khả
năng sấy khô và chế biến tốt, DDGS thu được từ quá trình sản xuất ethanol hiện đại có
thể được sử dụng làm nguồn thức ăn tốt cho vật nuôi dạ dày đơn.
- Thành phần dinh dưỡng trong DDGS
DDGS chứa một lượng lớn protein thô, amino axit, photpho và các dưỡng chất
cần thiết khác cho vật nuôi. Vấn đề chính ở đây là chất lượng và hàm lượng dưỡng
chất trong DDGS là khác nhau đối với các nguồn DDGS khác nhau. Trong những năm
gần đây nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá thành phần chất dinh
dưỡng và sự biến đổi tỷ lệ các chất dinh dưỡng đó trong các nguồn DDGS khác nhau.
Theo một nghiên cứu thực hiện năm 1993, Cromwell và cộng sự đã nghiên cứu
các đặc tính lý hóa và thành phần dinh dưỡng của DDGS từ 9 nguồn khác nhau (từ các
nhà máy sản xuất đồ uống cho đến các nhà máy sản xuất nhiên liệu cồn). Nhóm nghiên
cứu đã thấy một sự khác biệt đáng kể về hàm lượng các chất dinh dưỡng giữa các mẫu
DDGS: protein thô thay đổi từ 23,4 đến 28,7%, chất béo thay đổi từ 2,9 đến 12,8%,
chất xơ trung tính (neutral detergent fibre - NDF) từ 28,8 đến 40,3%, chất xơ acid
(acid detergent fibre - ADF) từ 10,3 đến 18,1%, hàm lượng tro từ 3,4 đến 7,3%, lysin
từ 0,43 đến 0,89%, methionin từ 0,44 đến 0,55%, threonin từ 0,89 đến 1,16% và
tryptophan từ 0,16 đến 0,23%. Màu sắc các mẫu DDGS trên thay đổi từ rất sáng cho
đến rất tối, mùi thay đổi từ bình thường đến mùi khói. Màu tối và mùi khói có thể là do
13


sấy khô ở nhiệt độ quá cao. Hàm lượng lysin thấp nhất ở các mẫu có màu tối nhất và
cao nhất ở mẫu có màu sáng nhất, tương quan giữa chỉ số Hunterlab L và hàm lượng
lysin là khá rõ ràng (Cromwell và cộng sự, 1993). Các tác giả trên cũng đề xuất rằng

hàm lượng ADF có mối tương quan âm với các giá trị dinh dưỡng và khả năng chuyển
hóa của DDGS.
Hàm lượng trung bình của protein thô là 30,2%, chất béo thô là 10,9%, chất xơ
thô là 8,8%, hàm lượng tro là 5,8%, tỷ lệ các chất chiết không có nitơ (nitrogen free
extracts) là 45,5%, ADF là 16,2%, NDF là 42,1%, lysin là 0,85%, methionine là
0,55%, canxi là 0,06% và phospho là 0,89%. Tỷ lệ lysin, methionin và các khoáng
chất thay đổi nhiều nhất. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết hàm lượng protein thô, chất
béo thô, lysin, methionin, threonin và phospho cao hơn, đồng thời lượng vật chất khô
và canxi thấp hơn so với tiêu chuẩn (NRC, 1994 - Nguyễn Quốc Hùng, Phạm Thị
Thanh Hoa dịch)
Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung DDGS trong khẩu phần ăn của heo
sẽ giảm lượng phospho thải ra trong phân gia súc, như Jerry Shurson, chuyên gia về
chăn nuôi heo ở đại học Minesota cho biết DDGS trong khẩu phần ăn cho heo có chứa
lượng phospho dễ tiêu nhiều hơn trong bắp. Cho heo ăn bằng những sản phẩm phụ từ
quá trình sản xuất ethanol này (các sản phẩm DDGS) sẽ làm giảm lượng phospho cần
cung cấp trong khẩu phần ăn của heo.
Các nghiên cứu khác đã cho thấy khi thêm 20% DDGS vào khẩu phần của heo
con sẽ giảm một cách đáng kể lượng phospho trong phân gia súc. "Khi cho heo ăn
khẩu phần sử dụng sản phẩm DDGS thì sẽ có khoảng 90% g phospho được tiêu hóa
bởi heo" - Shurson nói “Bắp có 28% phospho nhưng trong số đó heo chỉ có thể tiêu
hóa được 14%. Nhưng khi cho heo ăn DDGS thì lượng phospho dễ tiêu được gia tăng
đáng kể. Nếu thêm vào trong khẩu phần các sản phẩm như phytase, sẽ làm tăng thêm
lượng phospho dễ tiêu cho heo và giảm lượng phospho trong phân”.
(Đặng Thị Quế Mai lược dịch từ Feed Mix, 2008)

2.4. TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO
2.4.1. Sơ lược về trại
14



- Vị trí
Trại thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú Y nằm trong khu vực trường Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh cách xa lộ Đại Hàn khoảng 1km.
- Lịch sử hình thành
Trại heo thành lập có tổng diện tích là 15.052 m2, với diện tích chuồng nuôi heo
thịt gần 700 m2, 412 m2 là chuồng heo giống và 444 m2 là chuồng gà. Đây là trại heo
mới của khoa Chăn Nuôi Thú Y, vừa mới xây dựng tháng 04/2005 và hoàn thành vào
tháng 07/2005. Đây là một trại thực nghiệm với quy mô vừa.
- Chức năng của trại
Cơ sở chuồng trại sẽ phục vụ cho việc thực tập các môn chuyên ngành và rèn
nghề, thực tập tốt nghiệp và triển khai các đề tài nghiên cứu cho sinh viên của khoa
Chăn Nuôi Thú Y.
Tạo điều kiện cơ sở vật chất giúp nâng cao chất lượng thực tập và rèn nghề, tạo
điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các kỹ thuật và phương tiện mới và tạo địa điểm
cho sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức nhân sự
Dưới sự quản lý của ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y.
- Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 20/06/2008 tổng đàn heo của trại heo thực nghiệm khoa Chăn
nuôi Thú y là 236 con bao gồm: 02 con nọc, 21 con nái, 168 heo thịt và 45 heo con cai
sữa.
2.4.2. Bố trí chuồng nuôi
- Dãy chuồng nuôi heo nái mang thai, nái nuôi con và heo con cai sữa
+ Khu nái mang thai: được bố trí ở đầu dãy nhà, chia làm 4 dãy, mỗi dãy có 12
ô chuồng cá thể. Diện tích một ô là (2,2 * 0,5) m2. Mỗi chuồng có gắn một máng ăn
bằng inox và một núm uống tự động.
+ Khu nái nuôi con: gồm 12 ô chuồng, được bố trí ở giữa dãy nhà, kích thước
mỗi ô là (2,4 * 1,8) m2 . Kích thướt khung dành cho heo nái (0,8 * 1,8) m2.. Sàn được
làm bằng nhựa, ở ngăn dành cho heo mẹ có một máng ăn bằng nhựa, một núm uống tự
động. Ở các phần dành cho heo con được bố trí núm uống tự động, máng ăn nhỏ bằng

gan để heo con tập ăn và hệ thống đèn úm để sưởi ấm cho heo con.
15


+ Khu heo con cai sữa: gồm 8 ô chuồng được bố trí ở cuối dãy, diện tích một ô
là (2 * 1,2) m2. Cứ hai ô chuồng thì có gắn một máng ăn và hai núm uống tự động.
- Dãy chuồng nuôi heo thịt, heo đực giống và heo nái hậu bị
+ Khu heo thịt: gồm 2 dãy, mỗi dãy có ba ô chuồng, kích thước một ô là (5 * 6)
2

m . Mỗi ô chuồng có gắn 1 máng ăn bán tự động loại hộc tròn dung tích 70 - 80 lít, và
2 núm uống tự động.
+ Khu heo đực giống: gồm 2 dãy được bố trí ở chính giữa gồm 10 ô chuồng, kích
thước một ô là (2,2 * 2,4) m2, mỗi ô chuồng có gắn một máng ăn bằng nhựa và một
núm uống tự động.
+ Khu nái hậu bị: gồm 20 ô chuồng cá thể, kích thước mỗi ô là (2,2 * 0,5) m2
được bố trí ở cuối dãy, mỗi ô chuồng có gắn một máng ăn bằng inox và một núm
uống tự động.
- Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm
+ Khu nuôi heo thịt: gồm 2 dãy với 24 ô chuồng, mỗi dãy có 12 ô chuồng với
diện tích là (2,2 * 2,5) m2, giữa là lối đi. Cuối 2 dãy nuôi heo thịt là 2 nhà kho.
2.4.3. Giống heo
Các heo nái ở trại là heo lai hai máu Yorkshire x Landrace và Landrace x
Yorkshire được mua từ trại Kim Long tỉnh Bình Dương.
Hai heo đực giống của trại là giống Yorkshire thuần và Duroc thuần.
Các heo thịt đang nuôi trong trại là heo lai giữa các nhóm giống Yorkshire,
Landrace, Pietrain và Duroc được mua từ trại Phú Sơn và heo con do heo nái tại trại
sinh ra.
2.4.4. Thức ăn và nước uống
- Thức ăn

Thức ăn cho heo nái và heo thịt là thức ăn hỗn hợp dạng bột hoặc dạng viên
được mua từ công ty sản xuất thức ăn.
- Nước uống
Nước uống được bơm lên từ giếng qua bể lắng rồi dự trữ ở bồn 10000 lít. Từ bể
này nước được phân bố đến các chuồng bằng hệ thống ống dẫn, heo được uống tự do
bằng núm uống tự động.
16


2.4.5. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo
- Vệ sinh nguồn nước
Trại sử dụng nước giếng cho việc vệ sinh và nước uống cho heo, nước được
bơm dự trữ trong bồn và được cung cấp cho heo uống bằng núm uống tự động. Định
kỳ vệ sinh núm uống và bồn nước tránh cặn bã, rong rêu. Định kỳ lấy mẫu nước đi
kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh nhằm đảm bảo nguồn nước sử dụng trong trại là nước
sạch.
- Vệ sinh chuồng trại
Trại sử dụng thuốc sát trùng Farm fluid định kì sát trùng toàn bộ trại 1 tuần 1
lần, tại trước mỗi ô chuồng đều có hố sát trùng và được thay 2 ngày 1 lần.
Mỗi buổi sáng công nhân tiến hành quét dọn vệ sinh chuồng trại và tắm heo.
Nước rửa chuồng, nước tiểu, nước tắm heo chảy xuống hệ hầm biogas trước khi xuống
ao cá.
Sau mỗi đợt chuyển heo đi phải tiến hành chà rửa bằng vòi nước áp lực cao, sát
trùng và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi chuyển heo mới vào. Thường xuyên
phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nhằm giảm muỗi sinh sôi phát triển.
- Vệ sinh thức ăn
Thức ăn được nhập vừa đủ cho heo ăn trong vòng 1 tháng sau đó nhập tiếp,
trong khi dự trữ có kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời cám bị hư hỏng và xử
lý.
- Vệ sinh công nhân và khách tham quan

Công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, ủng. Đồ bảo
hộ được để ở phòng riêng và công nhân phải thay đồ bảo hộ trước khi xuống chuồng,
những đồ bảo hộ này chỉ được mặc trong trại không được mang ra khỏi trại. Trước khi
vào mỗi ô chuồng công nhân phải dẫm qua hố sát trùng.
Đối với khách tham quan muốn vào trại phải mang ủng và đi qua hố sát trùng
và thực hiện đúng nội qui của trại và chỉ được tham quan khu vực cho phép.
- Vệ sinh dụng cụ thú y
Dụng cụ thú y được làm vệ sinh sát trùng hàng ngày vào buổi chiều tối sau khi đã
hoàn tất công việc.

17


2.4.6. Quy trình tiêm phòng heo
Bảng 2.2: Lịch tiêm phòng vaccine.
Thời gian

Loại vaccine/chế phẩm sử dụng

A. Heo nái mang thai
- 3 tuần trước khi sinh

Dịch tả

- 2 tuần trước khi sinh

E. coli

B. Heo nái nuôi con
- 21 ngày sau khi sinh


FMD

C. Heo con và heo thịt
- 3 ngày tuổi

chích sắt (lần 1)

- 10 ngày tuổi

chích sắt (lần 2)

- 21 ngày tuổi

Dịch tả

- 42 ngày tuổi

FMD

- 49 ngày tuổi

Dịch tả (lần 2)

D. Heo đực giống
Tụ huyết trùng, Aujeszky,

- Mỗi mũi cách nhau 7 ngày.
- Riêng FMD chích định kỳ 6 tháng 1 lần.


Parvovirus, FMD

E. Heo hậu bị
- 150 ngày tuổi

Dịch tả (lần 1)

- 165 ngày tuổi

FMD

- 180 ngày tuổi

Parvovirus (lần 1)

- 195 ngày tuổi

Aujeszky (lần 1)

- 210 ngày tuổi

Dịch tả (lần 2)

- 225 ngày tuổi

Parvovirus (lần 2)

- 240 ngày tuổi

Aujeszky (lần 2)


18


×