Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SẢN PHẨM XƠ VITACEL VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.9 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SẢN PHẨM XƠ VITACEL
VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA

Sinh viên thực hiện : THÁI THỊ CẨM THÚY
Ngành
: Chăn Nuôi
Lớp
: Chăn Nuôi 30
Khóa
: 2004 - 2008

Tháng 09/2008


TÊN KHÓA LUẬN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SẢN PHẨM XƠ VITACEL VÀO
KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA

Tác giả

THÁI THỊ CẨM THÚY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Chăn Nuôi



Giảng viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 09 năm 2008
i


XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Thái Thị Cẩm Thúy
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của việc bổ sung sản phẩm xơ Vitacel vào khẩu
phần heo con sau cai sữa”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày 26/09/2008

Giảng viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng

ii


LỜI CẢM TẠ
 Gởi về gia đình lòng biết ơn vô hạn. Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc để
con có được ngày hôm nay và sẽ luôn vững bước trong tương lai.
 Gởi lời tri ân đến!
Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Quý Thầy Cô khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt những năm qua.
 Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Dương Duy Đồng. Thầy đã truyền

đạt kiến thức, kinh nghiệm sống quý báu, đã tận tình hướng dẫn và luôn tạo điều kiện
để sinh viên chúng em được học hỏi, rèn luyện.
 Chân thành biết ơn!
Công Ty Việt Viễn.
Chú Nguyễn Trí Công - Cô Nguyễn Thị Thu Cúc cùng gia đình đã luôn tạo điều
kiện thuận lợi.
Chị Nguyễn Thị Bảo Trân đã luôn chia xẻ, giúp đỡ.
Cô chú, các anh em ở trại chăn nuôi Trí Công đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
 Cảm ơn anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp CN30 đã luôn chia xẻ những vui
buồn, đã cùng tôi trải qua những năm tháng thật khó quên.
Tác giả
Thái Thị Cẩm Thúy

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung sản phẩm xơ Vitacel vào khẩu phần heo
con sau cai sữa” đã được tiến hành từ tháng 03/2008 đến tháng 06/2008 tại trại chăn
nuôi Trí Công – Đồng Nai.
180 heo con thương phẩm lai 3 máu khoảng 28 ngày tuổi được nuôi đến 60
ngày tuổi là đối tượng của thí nghiệm (TN) một yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên với 3
nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức lần lượt là lô I (đối chứng) sử dụng thức
ăn căn bản; lô II sử dụng thức ăn căn bản bổ sung 1 % Vitacel; và lô III sử dụng thức
ăn căn bản bổ sung 2 % Vitacel.
Heo ở lô II (bổ sung 1 % Vitacel) có khả năng tăng trọng tốt nhất trong 3 lô TN.
Với mức bổ sung 1 % Vitacel heo có tăng trọng bình quân là 16,06 kg/con, tăng trọng
tuyệt đối là 525,59 g/con/ngày, lượng thức ăn bình quân là 724,39 g/con/ngày và hệ số
chuyển biến thức ăn là 1,37.

Heo ở lô III (bổ sung 2 % Vitacel) có khả năng tăng trọng cao hơn heo ở lô I
(không bổ sung Vitacel). Cụ thể, heo ở lô III có mức tăng trọng bình quân là 15,2
kg/con (cao hơn so với heo ở lô I (14,79 kg/con)), tăng trọng tuyệt đối là 500,79
g/con/ngày (cao hơn so với heo ở lô I (491,18 g/con/ngày)), lượng thức ăn bình quân
là 705,09 g/con/ngày (cao hơn so với heo ở lô I (699,49 g/con/ngày)). Hệ số chuyển
biến thức ăn của heo ở lô III là 1,42 thấp hơn so với heo ở lô I (1,43).
Chưa đánh giá được ảnh hưởng của Vitacel đối với tỷ lệ tiêu chảy ở heo con sau
cai sữa.
Chi phí cho 1 kg tăng trọng của heo ở lô bổ sung 1 % Vitacel thấp hơn heo ở lô
không bổ sung Vitacel 2,37 %. Heo ở lô bổ sung 2 % Vitacel có mức chi phí cho 1 kg
tăng trọng cao hơn 5,37 % so với heo ở lô không bổ sung Vitacel.
Như vậy, bổ sung 1 % Vitacel vào khẩu phần của heo con sau cai sữa đã mang
lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU............................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN .......................................................................................................... 3
2.1. VÀI NÉT VỀ HEO CON VÀ STRESS GIAI ĐOẠN CAI SỮA ................................... 3
2.1.1. Sự phát triển bộ máy tiêu hóa của heo con.............................................................. 3
2.1.1.1.Sự phát triển về kích thước bộ máy tiêu hóa của heo con .................................. 3
2.1.1.2. Sự phát triển hệ thống enzyme tiêu hóa của heo con ........................................ 3
2.1.2. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa ................................................................ 4

2.1.2.1. Cơ thể học và sinh lý của ruột non .................................................................... 4
2.1.2.2. Cơ thể học và sinh lý của ruột già ..................................................................... 5
2.1.2.3. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa ................................................... 5
2.1.3. Stress do cai sữa ở heo con....................................................................................... 6
2.1.3.1. Tiêu chảy ở heo con sau cai sữa ........................................................................ 6
2.1.3.2. Bệnh phù thủng ở heo cai sữa............................................................................ 8
2.1.3.3. Hội chứng hao mòn cơ thể (PMWS: Post – Weaning Multi – systemic
Wasting Syndrome) ........................................................................................................ 9
2.1.4. Các dấu hiệu bệnh và bất thường ở heo con cai sữa............................................... 10
2.2. CHẤT XƠ TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI............................................................. 11
2.2.1. Phân loại glucid ...................................................................................................... 11
2.2.2. Ưu khuyết điểm của chất xơ trong thức ăn............................................................. 12
2.2.2.1. Ưu điểm ........................................................................................................... 12
2.2.2.2. Khuyết điểm .................................................................................................... 12
2.2.3. Xác định chất xơ thô............................................................................................... 13
2.2.4. Giới thiệu về Vitacel............................................................................................... 14
2.3. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI TRÍ CÔNG.................................................... 16
2.3.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................. 16
2.3.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................ 17
2.3.3. Cơ cấu đàn .............................................................................................................. 17
v


2.3.4. Giống và công tác giống......................................................................................... 17
2.3.5. Thức ăn ................................................................................................................... 18
2.3.6. Quy trình vaccine ................................................................................................... 18
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................................ 20
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM......................................................................................... 20
3.1.1. Thời gian................................................................................................................. 20
3.1.2. Địa điểm ................................................................................................................. 20

3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................................................................. 20
3.2.1. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................... 20
3.2.2. Đối tượng thí nghiệm.............................................................................................. 20
3.2.2. Điều kiện thí nghiệm .............................................................................................. 21
3.2.2.1. Chuồng trại ...................................................................................................... 21
3.2.2.2. Thức ăn ............................................................................................................ 21
3.3. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI ..................................................... 21
3.3.1. Khả năng tăng trọng ............................................................................................... 21
3.3.1.1. Xác định trọng lượng heo ................................................................................ 21
3.3.1.2. Tăng trọng ....................................................................................................... 22
3.3.1.3. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) .......................................................................... 22
3.3.2. Khả năng sử dụng thức ăn ...................................................................................... 22
3.3.2.2. Thức ăn tiêu thụ bình quân (TĂTTBQ)........................................................... 22
3.3.2.3. Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) ........................................................... 22
3.3.3. Tỷ lệ bệnh ............................................................................................................... 22
3.3.3.1. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC) .............................................................. 22
3.3.3.2. Tỷ lệ chết (TLC) .............................................................................................. 22
3.3.4. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................... 22
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................ 23
4.1. Khả năng tăng trọng ...................................................................................................... 23
4.2. Khả năng sử dụng thức ăn ............................................................................................. 26
4.3. Tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ chết........................................................................................... 29
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 29
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 31
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 31
5.2. Đề nghị .......................................................................................................................... 31
vi



TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 33

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con................................................................ 3
Bảng 2.2: Kết quả thí nghiệm về Vitacel ở Philippines.......................................................... 16
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí TN........................................................................................................ 20
Bảng 3.2: Giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp Delice B ............................................................... 21
Bảng 4.1: Tăng trọng của heo ở các lô TN .............................................................................. 24
Bảng 4.2: Khả năng tiêu thụ thức ăn của heo ở các lô TN ...................................................... 26
Bảng 4.3: Sơ bộ hiệu quả kinh tế giữa các lô TN .................................................................... 30
Bảng 4.4: Đơn giá .................................................................................................................... 30

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Sự biến đổi của nhung mao ruột ở heo con sau cai sữa......................................... 5
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phân loại glucid ............................................................................................. 11
Sơ đồ 2.2 Các bước xác định chất xơ thô ................................................................................ 13
Hình 2.1 Vitacel dưới kính hiển vi………………………………………………………… ..14
Hình 2.2 Vitacel………………………………………………………………………….......14
Hình 2.3 Bao bì sản phẩm……………………………………………………………………14
Biểu đồ 4.1 Tăng trọng tuyệt đối của heo giữa các lô TN ....................................................... 25
Biểu đồ 4.2 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của heo giữa các lô TN .................................. 27
Biểu đồ 4.3 Hệ số chuyển biến thức ăn của heo giữa các lô TN ............................................. 28

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với xu hướng phát triển của đất nước ta, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp. Tạo năng suất cao trên mỗi đơn vị diện tích đất sử dụng là yêu cầu trở nên cấp
bách trong tình hình hiện nay. Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng
đòi hỏi trình độ kĩ thuật ngày càng cao để có thể đáp ứng được yêu cầu đó của xã hội.
Trong chăn nuôi heo, cai sữa là giai đoạn khủng hoảng của heo con vì chúng
phải đối đầu với nhiều stress. Ngay sau khi cai sữa, chế độ ăn của heo con có sự thay
đổi đột ngột. Do đó khẩu phần lúc này được chú ý nhiều nhằm phù hợp với đặc điểm
tiêu hóa và hấp thu của heo con, giúp heo vượt qua giai đoạn khủng hoảng để sinh
trưởng và phát triển tốt.
Sự ngắn đi của nhung mao màng nhày ruột non đã làm heo con cai sữa tăng
nhạy cảm đối với bệnh do E.coli – vi khuẩn cơ hội cư trú trong ruột heo. Chất xơ kích
thích nhu động co bóp của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di chuyển dễ dàng để tống các
chất cặn bã, độc hại ra ngoài có thể làm giảm tác hại của các vi sinh vật cơ hội. Một
trong những khuyết điểm của chất xơ hòa tan là gia tăng độ nhờn trong ruột heo tạo
nên một lớp phủ vách ruột ngăn cản sự hấp thu dưỡng chất. Sản phẩm xơ không hòa
tan với những phân tử có kích thước rất nhỏ, có góp phần ổn định đường tiêu hóa heo
con, giúp heo vượt qua stress cai sữa dễ dàng hơn.
Được sự đồng ý của Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, được sự hướng dẫn của TS. Dương Duy
Đồng và sự hỗ trợ của trại chăn nuôi Trí Công, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh
hưởng của việc bổ sung sản phẩm xơ Vitacel vào khẩu phần heo con sau cai sữa”.

1



1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định ảnh hưởng của sản phẩm xơ Vitacel đối với heo con sau cai sữa với
mức bổ sung 1 %, 2 % trong khẩu phần.
1.2.2. Yêu cầu
Bổ sung xơ Vitacel ở các mức đã định vào khẩu phần heo con sau cai sữa từ 28
– 60 ngày tuổi.
Theo dõi các chỉ tiêu để đánh giá khả năng tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức
ăn, tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ chết của heo giữa các lô thí nghiệm.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng sản phẩm xơ Vitacel trong chăn
nuôi heo.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. VÀI NÉT VỀ HEO CON VÀ STRESS GIAI ĐOẠN CAI SỮA
2.1.1. Sự phát triển bộ máy tiêu hóa của heo con
2.1.1.1.Sự phát triển về kích thước bộ máy tiêu hóa của heo con
Bộ máy tiêu hóa của heo con phát triển rất nhanh. Theo Đặng Minh Phước
(2005), sự phát triển rất nhanh về kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa của heo con
được ghi nhận trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con
Dạ dày

Ruột non

Ruột già


Tuổi

Trọng

Dung

Trọng

Dung

Chiều

Trọng

Dung

Chiều

(ngày)

lượng

tích

lượng

tích

dài (m)


lượng

tích

dài

(g)

(ml)

(g)

(ml)

(g)

(ml)

(m)

1

4,5

25

40

100


3,8

10

40

0,8

10

15,0

73

95

200

5,6

22

90

1,2

20

24,0


213

115

700

7,3

36

100

1,2

70

235,0

1815

996

6000

16,5

458

2100


3,1

(Kvasnitski, 1951(trích dẫn bởi Miller và ctv, 1991))
Qua bảng 2.1 ta nhận thấy, kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa của heo
con chỉ phát triển mạnh ở giai đoạn từ 20 đến 70 ngày tuổi, giai đoạn từ sơ sinh đến 20
ngày tuổi bộ máy tiêu hóa của heo con kém phát triển.
2.1.1.2. Sự phát triển hệ thống enzyme tiêu hóa của heo con
Trên heo con sơ sinh, khả năng tiết acid chlohydric (HCl) rất ít, chỉ đủ để hoạt
hóa men pepsinogen thành pepsin, lượng HCl tự do quá ít, không đủ làm tăng độ acid
của dạ dày, do vậy độ acid thấp, vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống
sót ở dạ dày, vào ruột non vi khuẩn phát triển mạnh gây nên tiêu chảy. Sự phân tiết các
men ở dạ dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ sức tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản
3


như sữa; ví dụ men tiêu hóa chất đạm gồm pepsin, trypsin, chymotrypsin chỉ đủ để tiêu
hóa protein của sữa hoặc protein đậu nành mà không đủ để tiêu hóa được protein của
gạo, bắp, bột cá, bánh dầu,…trong vòng tuần lễ đầu sau khi sinh. Men saccharase chỉ
hoạt động mạnh sau 2 tuần, men mantase chỉ được phân tiết đầy đủ sau 4 tuần.
()
Harmon cho rằng khả năng tăng tiết dịch vị ở heo con tăng theo tuần tuổi.
Lipase cao lúc sơ sinh cho đến 5 tuần tuổi và sau đó ổn định. Amylase, protease,
maltase tăng dần theo tuần tuổi nhưng mức độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào
thành phần thức ăn (trích dẫn của Đặng Minh Phước, 2005).
Với bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh như thế sự tập ăn cho heo con phải được
cân nhắc, phải sử dụng các loại thức ăn tập ăn có chất lượng cao. Nếu tập ăn bằng thức
ăn có chất lượng kém, do heo con không thể tiêu hóa được sẽ dẫn đến tiêu chảy.
2.1.2. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa
2.1.2.1. Cơ thể học và sinh lý của ruột non
Tổng diện tích của ruột non gia tăng nhờ sự hiện diện của nếp gấp màng nhày

ruột, nhung mao và nhất là vi nhung mao. Ở 10 ngày tuổi, heo nặng 3 kg và có diện
tích hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột khoảng 114 m2.
Đơn vị chức năng của ruột là nhung mao. Nhung mao được bao phủ bởi các tế
bào biểu mô hình trụ (gọi là tế bào ruột). Những tế bào này liên kết nhau bởi phức hợp
mối nối rất phát triển. Tế bào ruột được thay thế liên tục. Tốc độ thay thế ở nơi đây
xảy ra nhanh nhất so với các nơi khác trong cơ thể, kéo dài khoảng 3 – 4 ngày trên thú
trưởng thành. Tế bào ruột trưởng thành sẽ bị loại thải tại đỉnh của nhung mao để được
thay thế bởi tế bào mới. Trên thú sơ sinh, thời gian thay thế khoảng 7 – 10 ngày. Do
đó, khi tế bào biểu mô ruột của thú non bị hư hại, thời gian cần có để phục hồi thành
ruột thường kéo dài hơn thú trưởng thành.
Tế bào ở nhung mao bắt nguồn từ sự phân chia của tế bào chưa biệt hóa ở mào
ruột. Tế bào mào ruột có khả năng phân tiết. Khi tế bào này di chuyển từ mào ruột lên
phía trên của nhung mao, chúng trưởng thành để trở thành tế bào có khả năng hấp thu
của nhung mao; nghĩa là vi nhung mao của chúng trở nên dài, mỏng và nhiều hơn,
đồng thời hệ thống enzyme tiêu hóa phát triển. Như thế, nếu đỉnh nhung mao bị hư hại,
4


tế bào ruột với chức năng hấp thu bị mất và khi ấy sự phân tiết dịch trở nên chiếm ưu
thế. Khi tổn thương tế bào chưa trưởng thành ở mào ruột, sự thay thế tế bào vi nhung
mao bị cản trở trầm trọng; do đó, hậu quả tương tự như khi tế bào nhung mao bị tổn
thương. Tế bào nhung mao bị ngắn lại và hợp nhất nhau; tình trạng này gọi là bất
dưỡng nhung mao. Kết quả là giảm diện tích hấp thu ở màng nhày ruột (Trần Thị Dân,
2004).
2.1.2.2. Cơ thể học và sinh lý của ruột già
Về mặt cơ thể học, ruột già khác ruột non ở chỗ: (1) không có nhung mao
nhưng có vi nhung mao, (2) mào ruột thẳng và dài, (3) nhiều tế bào hình ly (tạo chất
nhày nhất là khi mắc bệnh mãn tính), (4) nhiều nốt bạch huyết, và (5) ở vài chỗ, mào
ruột ăn sâu vào lớp dưới màng nhày nơi có nhiều mô bạch huyết. Hai đặc điểm (4) và
(5) thường thấy rất rõ và được giải thích là do có nhiều vi sinh vật ở ruột già.

Về tổng quan, ruột non là nơi tiết nước còn ruột già là nơi hấp thu nước. Ruột
già nguyên vẹn có thể hấp thu bù trừ nước khi ruột non tiết nhiều nước. Tuy nhiên, tổn
thương ở ruột già sẽ làm mất ion và sau đó mất nước (Trần Thị Dân, 2004).
2.1.2.3. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa

Biểu đồ 2.1 Sự biến đổi của nhung mao ruột ở heo con sau cai sữa

5


Theo Trần Thị Dân (2004), màng nhày ruột non có những thay đổi khi heo
được cai sữa ở 3 – 4 tuần tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao ngắn đi 75 % trong
vòng 24 giờ sau khi cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho
đến ngày thứ 5 sau cai sữa. Mào ruột lại sâu hơn bình thường. Vài enzyme tiêu hóa
(lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó khả năng hấp thu
chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm.
Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần
thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giúp giải thích tại sao heo cai sữa tăng
nhạy cảm đối với bệnh do E.coli. Những thay đổi của nhung mao và mào ruột được
thiết lập trong vòng 5 ngày và kéo dài trong ít nhất 5 tuần.
2.1.3. Stress do cai sữa ở heo con
Trước khi cai sữa, heo mẹ cho con bú với những khoảng thời gian nhất định.
Sau khi cai sữa, heo con phải tự quyết định ăn khi nào và ăn bao nhiêu. Sữa heo mẹ
cung cấp nước và chất dinh dưỡng một cách tự nhiên, nhưng sau khi cai sữa, heo con
phải tự phân biệt giữa hiện tượng khát và đói và phải tìm cách thỏa mãn những nhu
cầu này theo những đường cung cấp khác nhau.
Các yếu tố gây stress khi cai sữa: tách ly khỏi mẹ, mất vị trí cho ăn riêng,
chuyển thức ăn từ dạng lỏng sang dạng rắn, thay đổi chuồng trại và phân đàn.
Các stress có khả năng ngăn chặn chức năng của hệ thống miễn dịch. Một số
stress khác nhau làm tăng mức cortisol và các hormon khác trong hệ tuần hoàn của

heo. Cortisol làm giảm sức đề kháng đối với các tác nhân lạ. Cai sữa làm giảm đột
ngột kháng thể thụ động cùng với các stress khác sẽ làm tăng sự mẫn cảm của heo con
với các bệnh đường ruột (Đặng Minh Phước, 2005).
Liên quan đến stress do cai sữa, ba hiện tượng thường xảy ra là tiêu chảy, phù
đầu và hội chứng hao mòn cơ thể (Trần Thị Dân, 2004).
2.1.3.1. Tiêu chảy ở heo con sau cai sữa
Theo Võ Văn Ninh (2005), những nguyên nhân chủ yếu làm cho heo con sau
cai sữa bị tiêu chảy có thể kể như sau:
- Do vi sinh vật gây bệnh
Vi khuẩn E.coli, vi khuẩn này bình thường vẫn cư trú trong đường ruột heo
6


nhưng chỉ khi sức đề kháng yếu mới gây bệnh ở dạng cấp tính và gây tử vong cao.
Bệnh xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi cai sữa hoặc 5 ngày sau khi thay đổi khẩu
phần. Heo biếng ăn, yếu ớt, đi phân lỏng và chết do mất nước
Vi khuẩn thương hàn Salmonella enterica, vi khuẩn này có thể tiềm ẩn ở nái mẹ
nhưng vì mẹ truyền kháng thể cho con qua sữa đầu, heo con được bảo hộ khoảng 15 –
20 ngày tuổi, khi kháng thể này giảm sau 21 ngày tuổi, vi khuẩn có cơ hội phát triển và
gây bệnh.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như độc tố và vi khuẩn Staphylococcus,
độc tố và vi khuẩn Streptococcus, độc tố và vi khuẩn Clostridium perfringens, và virus
dịch tả heo xâm nhập khi heo vừa hết kháng thể của mẹ truyền qua sữa.
- Do dinh dưỡng
Thiếu chất dinh dưỡng: một số vitamin như vitamin PP, vitamin B5 khi thiếu
cũng gây tiêu chảy. Thiếu vitamin A, B2, … cũng làm cho sức chịu đựng của màng
nhày ruột kém, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Dư chất dinh dưỡng: như thừa muối, sắt, chromium, trytophane, dư chất béo,
dư protein làm cho ruột bị kích thích, vi khuẩn có hại tăng số, chất dinh dưỡng dư thừa
bị thoái biến tạo chất độc hại gây tiêu chảy.

- Sử dụng chất kháng khuẩn không đúng: quá liều, hoặc quá lâu gây mất các vi
sinh vật có ích, hoặc bội phát vi sinh vật lờn thuốc gây hại.
- Nhiều độc tố nấm mốc: mycotoxine gây hại.
- Nhiều chất kháng dinh dưỡng: như trong đậu nành sống có anti – trypsine gây
hại enzym tiêu hóa protein (là trypsine) heo con không tiêu hóa tốt protein gây tiêu
chảy.

- Biện pháp phòng trị
Phòng ngừa: nên chủng ngừa các vaccine thích hợp cho heo con từ 20 ngày tuổi.
Giữ môi trường tốt, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp không quá nóng, quá lạnh, thông thoáng
tốt.
Dinh dưỡng tốt: không quá thiếu, quá thừa chất dinh dưỡng, định lượng thức ăn
đủ theo nhu cầu, có thể giảm khẩu phần 1 – 3 ngày đầu (đến 50 %) sau cai sữa để tránh
heo bị bội thực vì ăn nhiều, bộc phát E.coli. Dùng thức ăn tốt không ẩm mốc, đóng

7


vón, có thể bổ sung kháng sinh trong thức ăn nhưng không dùng quá liều hoặc kéo dài
hơn 7 ngày.
Bổ sung các chế phẩm prebiotic hay probiotic trước và sau khi cai sữa.
Tẩy uế sát trùng chuồng trại trước và sau khi cai sữa.
Giảm stress cho heo con cai sữa như tạo đồ chơi, tránh cho heo đánh nhau khi
nhập đàn.
2.1.3.2. Bệnh phù thủng ở heo cai sữa
Theo , triệu chứng của bệnh rất thay đổi. Bệnh xảy ra
khá đột ngột, bắt đầu trên một hoặc vài heo hoặc cả lứa khoảng 10 ngày sau cai sữa mà
không thấy có biểu hiện gì trước đó. Ổ dịch thường bắt đầu bằng việc vài hoặc nhiều
con chết và một số con còn lại có biểu hiện thần kinh.
Heo có vẻ “lờ đờ” mệt mỏi, đi siêu vẹo, nằm ngả nghiêng, co giật, liệt, mê man

và chết sau 4 – 36 giờ thấy triệu chứng. Triệu chứng thần kinh thường có liên hệ với
phù thủng vùng ngoại vi như mí mắt, trán, âm hộ, hầu họng…sưng và dẫn đến thay đổi
tiếng kêu. Thường thấy heo bị bón hơn là bị tiêu chảy. Nhiệt độ có thể tăng lên 40 oC ở
giai đoạn đầu của bệnh. Khi chết, vi khuẩn tiết nội độc tố làm heo bị sốc dẫn đến giảm
hô hấp, sung huyết niêm mạc và tím tái các vùng đầu mút như tai, đuôi, chân…
- Bệnh tích
Tím da.
Thủy thủng ở mí mắt, mặt; có thể thấy khi thú gần chết.
Thủy thủng đường cong lớn dạ dày, dạ dày thường đầy thức ăn.
Xoang bụng có thể tích nhiều dịch trong. Hầu hết các hạch bạch huyết thường
bị thủy thủng. Các bệnh tích thủy thủng có thể mất đi sau khi thú chết hoặc khi mổ
khám tiếp xúc với không khí.
- Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích và lấy mẫu phân, mẫu bệnh phẩm phân lập vi
khuẩn. Bệnh phù thủng cần chú ý đặc điểm heo con chết đột ngột sau cai sữa, thường
là những con lớn khoẻ nhất trong đàn.
- Điều trị
Nên làm kháng sinh đồ để biết kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn. Những loại
kháng sinh thường dùng là ampicillin, enrofloxacin, tetracyclin, streptomycine,
8


colistine. Có thể vừa chích vừa pha thuốc vào bồn nước uống hoặc trộn thức ăn trong 4
- 5 ngày liên tục.
Cung cấp nước, điện giải đầy đủ, cho uống thêm vitamin C.
Với bệnh phù thủng việc điều trị chỉ có hiệu quả khi chưa có tình trạng nhiễm
độc máu. Ngoài ra việc dùng kháng sinh còn có nguy cơ heo sốc nội độc tố khi một
lượng lớn vi khuẩn bị giết.
- Phòng ngừa
Hầu hết dựa vào sự chuyển dần thức ăn, tập ăn sớm. Ngoài ra việc chăm sóc

sức khoẻ đàn heo cũng quan trọng. Heo con được bú sữa đầu đầy đủ, giữ ấm cũng như
chuồng trại khô ráo, sạch sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn trong cơ thể và cảm
nhiễm mầm bệnh từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, việc trộn một số loại kháng
sinh vào thức ăn hoặc chích cho heo con ở những thời điểm nhất định cũng tốt. Tuy
nhiên lạm dụng kháng sinh dễ sinh ra những chủng E.coli kháng thuốc.
Hiện nay trên thị trường có bán một số loại vaccine E.coli tiêm phòng trên nái
mang thai nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm tử cung – viêm vú – mất sữa (MMA:
metritis – mastitis – agalactiae) do E.coli trên nái cũng như truyền kháng thể chống
E.coli cho con. Tuy nhiên độ dài miễn dịch trong cơ thể heo con còn đang được xem
xét.
2.1.3.3. Hội chứng hao mòn cơ thể (PMWS: Post – Weaning Multi – systemic
Wasting Syndrome)
Theo Trần Thị Dân (2004), PMWS do circovirut gây nên. Bệnh xảy ra ở
khoảng 6 – 16 tuần tuổi. Heo ốm dần, da tái, hoàng đản, hạch bạch huyết sưng to, có
thể tiêu chảy hoặc triệu chứng hô hấp.
Theo , các biện pháp để hạn chế tối đa thiệt
hại do PMWS gây ra:
- Thực hiện biện pháp chăn nuôi “tất cả vào tất cả ra”.
- Chuồng trại được tẩy uế, sạch và khô thoáng.
- Vệ sinh hệ thống nước.
- Kiểm tra mật độ chuồng nuôi.
- Giữa ấm heo.
- Nhẹ nhàng khi di chuyển heo.
9


2.1.4. Các dấu hiệu bệnh và bất thường ở heo con cai sữa
Theo Võ Văn Ninh (2007) một số dấu hiệu sau đây chứng tỏ heo con cai sữa có
bệnh:
- Bỏ ăn: heo là động vật rất háo ăn, một khi heo mất đi tập quán thèm ăn là có

sự không bình thường trong cơ thể. Bỏ ăn là dấu hiệu đầu tiên cho biết heo cai sữa có
bệnh.
- Đuôi buông thõng không uốn cong, ít phe phẩy: cũng là triệu chứng báo hiệu
heo có bệnh nhất là bệnh tiêu chảy ở thể nặng trên heo cai sữa.
- Há hốc mõm để thở: heo bị sốt cao hoặc say nắng, thường kèm thêm dấu hiệu
chảy nước dãi đặc, mắt đỏ ngầu, mê mẩn, tiêm thuốc không thấy đau…Ngoài ra cũng
nên lưu ý có thể lầm với trường hợp heo cắn nhau, mệt vẫn thở há hốc vì cơ thể nóng
do hoạt động nhiều. Để phân biệt nên quan sát tìm các dấu vết trầy trên da do heo cắn
nhau.
- Heo không giật mình: heo là loài động vật hay giật mình. Khi heo ngủ im, có
tiếng động làm heo vễnh tay nghe ngóng. Khi ta giẫm chân mạnh heo hốt hoảng đứng
dậy chạy về một góc. Heo bị sốt: thính giác và phản xạ yếu không giật mình, không
chòm dậy nhanh nhẹn.
- Đi đứng lóng cóng, ngồi, nằm khó khăn: viêm khớp, trường hợp viêm khớp
nặng heo giơ hổng chân đau, không dậy, nằm liệt.
- Hoàng đản: dấu hiệu bất thường ở gan, nếu bệnh số nhiều có thể nghi vấn
bệnh viêm gan do Leptospira hay virus, ngộ độc.
- Lở da: mất cân bằng về canxi với kẽm gây thiếu kẽm. Ngoài ra có thể do
ngoại kí sinh trùng.
- Ho: nếu heo ho từng hồi tràng vang dài, mệt mỏi sau khi ho thì có bệnh diễn
biến trên phổi, khí quản, phế quản, thanh quản, yết hầu. Ho khúc khắc nhiều lần trong
đêm, ban ngày ăn uống bình thường, không mệt mỏi sau khi ho là do ấu trùng lãi đũa
qua phổi.
- Sổ mũi xanh, hắt hơi, thở khò khè, mũi ngắn: heo bị cảm cúm, một số vi sinh
vật thứ phát gây viêm mãn tính, hoạt tử xương mũi.
- Xuất huyết dưới da: là dấu hiệu của một số bệnh như dịch tả heo, thương hàn,
dấu son, thường đi kèm với dấu hiệu sốt và bỏ ăn.
10



- Phân khô (bón): do heo sốt nhẹ, chuồng hầm nóng heo ăn ít, ít chất xơ trong
khẩu phần, nước uống không đầy đủ.
 Nuôi heo cai sữa là một khâu quan trọng trong quy trình chăn nuôi heo vì cai
sữa là giai đoạn ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của heo ở những giai
đoạn sau. Cần quan sát heo thường xuyên nhằm phát hiện sớm những bất thường của
heo để có những can thiệp kịp thời. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lí sẽ góp phần
đáng kể để chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
2.2. CHẤT XƠ TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.2.1. Phân loại glucid
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2006) về mặt dinh dưỡng người ta chia glucid
ra 2 nhóm chất chính. Đó là dẫn xuất vô đạm (NFE) và chất xơ thô (CF). Sự phân loại
chi tiết thể hiện trong sơ đồ 2.1.
Hợp chất glucid
(Carbohydrat)

Dẫn xuất vô đạm
NFE
Các loại đường tan
Tinh bột
Glucogen
Pectin
Inulin
Acid hữu cơ
Glucosid

Chất xơ thô
CF
Hemicellulose
Cellulose
Silic

Lignin
Chitin

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phân loại glucid
Dẫn xuất vô đạm phần lớn là tinh bột và đường tan, rất dễ được tiêu hóa và hấp
thu do trong đường tiêu hóa của phần lớn động vật có enzym để thủy phân. Chất xơ
thô thì khó tiêu hóa do cơ thể không có enzym thủy phân, chỉ có vi sinh vật trong cơ
thể hay trong ruột già mới có khả năng phân giải. Vì vậy, giá trị dinh dưỡng của xơ thô
thấp hơn dẫn xuất vô đạm.

11


2.2.2. Ưu khuyết điểm của chất xơ trong thức ăn
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2006) những ưu khuyết điểm của chất xơ có
thể kể đến như sau:
2.2.2.1. Ưu điểm
Cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho thú nhai lại, thú ăn cỏ, do vi sinh vật
phân giải ở dạ cỏ tạo ra các acid hữu cơ cung cấp cho thú.
Là chất độn tạo nên khối lượng, có tầm quan trọng, đảm bảo sinh lý bình
thường cho thú nhai lại. Chất xơ còn tạo nên khuôn phân, chống lại sự táo bón.
Chất xơ kích thích nhu động co bóp của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di chuyển
dễ dàng để tống các chất cặn bã, độc hại ra ngoài. Chất xơ trong chừng mực nhất định
có tác dụng lôi cuốn các chất độc ở trong đường ruột thải ra ngoài, làm giảm tác hại
cho cơ thể. Điều này có tác dụng quan trọng đối với heo nái chửa trong việc phòng
chống hội chứng MMA sau khi đẻ.
Với thú hậu bị giống thì chất xơ có tác dụng kích thích sự phát triển dung tích
của ống tiêu hóa để sau này trong giai đoạn sinh sản thú tận dụng thức ăn tốt hơn.
Đối với gia cầm thì chất xơ trong thức ăn còn có tác dụng hạn chế sự cắn mổ ăn
lông, ăn thịt lẫn nhau, hạn chế ăn chất độn chuồng.

2.2.2.2. Khuyết điểm
Xơ có tỉ lệ tiêu hóa thấp, và do vậy làm giảm giá trị năng lượng của khẩu phần.
Chất xơ có quá nhiều trong thức ăn sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa các chất dinh
dưỡng khác bằng cách ngăn giữ dưỡng chất bên trong các tế bào, thay vì chúng phải
được tiếp xúc trực tiếp với các men tiêu hóa.
Chất xơ hút nhiều nước hơn do vậy làm giảm lượng thức ăn ăn vào của thú,
đồng thời làm tăng lượng phân thải ra, phân rất ẩm ướt mau làm bẩn chuồng trại.
Các loại xơ tan làm gia tăng độ nhờn trong ruột heo tạo nên một lớp phủ vách
ruột, ngăn cản sự hấp thu dưỡng chất. Một số thành phần xơ hòa tan như pectin,
hemicellulose khi đến ruột tạo ra chất nhầy cản trở sự hấp thu dưỡng chất bên trong.
Chất xơ, đặc biệt là lignin liên kết với protein làm giảm khả năng tiêu hóa
protein một cách có ý nghĩa.

12


2.2.3. Xác định chất xơ thô
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2006), Van Soest (1960) đã khởi xướng ra
phương pháp để đánh giá các chất cấu trúc thành tế bào và chất chứa bên trong tế bào.
Tóm tắt nội dung phân tích như sơ đồ 2.2.
1. Trong dung dịch trung tính
Chất chứa trong tế bào có thể
hòa tan
Các chất khoáng tan, protein,
béo thô, NFE, pectin

Các chất cấu tạo màng tế bào (chất xơ
xác định trong môi trường trung tính)
Cellulose, hemicellulose, silic, lignin,
chitin


2. Trong dung dịch acid loãng
Chất chứa trong tế bào có thể
hòa tan
Hemicellulose, nitơ vách tế bào

Chất xơ xác định trong môi trường
acid
Cellulose, silic, lignin, chitin

3. Trong dung dịch H2SO4 72 %
Chất chứa của tế bào có thể
hòa tan tiếp
Cellulose

Lignin không tan trong
acid
Lignin, chittin

Sơ đồ 2.2 Các bước xác định chất xơ thô
Bước 1: dùng dung dịch có độ pH = 6,9 – 7,1, chất đệm cho dung dịch này là
natrium lauryl sunfat và chất bổ sung vào là EDTA. Cho mẫu thức ăn thực vật vào
dung dịch này đun sôi 1 giờ thì các chất bên trong tế bào sẽ hòa tan, sau đó dùng nước
rửa nhiều lần. Tiếp theo rửa bằng aceton cho trôi hết chất béo bám vào mẫu. Phần còn
lại là chất xơ xác định trong môi trường trung tính.
13


Bước 2: dùng dung dịch có chứa 0,5 mol H2SO4 và 2 % cetyl trimetyl amonium
bromid để hòa tan hemicellulose, chất còn lại không tan là chất xơ hòa tan trong môi

trường acid.
Bước 3: cho các chất không tan ở bước 2 vào dung dịch acid H2SO4 72 % đun
trong 3 giờ. Các chất hemicellulose, cellulose và silic hòa tan, chỉ còn lại lignin và
chitin không tan.
2.2.4. Giới thiệu về Vitacel
Heo con có nhu cầu dinh dưỡng rất cao và nguồn dinh dưỡng này đòi hỏi phải
có khả năng tiêu hóa cao. Với hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, vi nhung mao ruột non của
heo con rất mềm và dễ bị thoái hóa, heo rất nhạy cảm với vi khuẩn, độc tố nấm mốc và
nguồn thức ăn bị nhiễm bẩn.
Vitacel có dạng xơ mịn, màu trắng, là một nguồn xơ đậm đặc, không nhiễm
mycotoxin được chiết xuất từ cellulose thực vật. Bằng công nghệ sản xuất đặc biệt,
người ta đã thu được những sợi xơ dài cực mảnh (khoảng 200 Mm).

Hình 2.1 Vitacel dưới kính hiển vi

Hình 2.2 Vitacel

Hình 2.3 Bao bì sản phẩm

Với chức năng là những sợi xơ hoàn toàn không hòa tan, Vitacel không những
không gắn kết các chất dinh dưỡng mà còn có vai trò hỗ trợ chức năng của ruột non
theo cơ chế tự nhiên.

14


Vitacel có chức năng như những ống mao dẫn, giúp tăng chiều dài của nhung
mao, gia tăng bề mặt và diện tích tiếp xúc của ruột non, tạo điều kiện thích hợp cho
enzyme, prebiotic, probiotic hoạt động.
Bổ sung xơ giúp cho hệ vi sinh vật đường ruột thích ứng trước với nguồn thức

ăn có hàm lượng xơ, giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột, ổn định phân, đồng thời tạo
điều kiện cho heo con thích nghi với thức ăn có hàm lượng xơ sau khi chuyển từ dạng
lỏng sang dạng rắn.
 Giá trị dinh dưỡng của 1 kg Vitacel
Xơ thô:

74,4 %

Protein thô:

0,8 %

Béo thô:

< 0,1 %

Tinh bột:

0,2 %

Ca:

0,9 g

P:

< 0,1 g

Na:


0,2 g

Mg:

0,2 g

 Liều lượng và cách dùng
Vitacel được sử dụng để trộn vào thức ăn cho heo con từ giai đoạn 10 ngày tuổi
đến 4 tuần sau cai sữa.
Trước khi cai sữa: sử dụng với liều 2 %.
Sau khi cai sữa: sử dụng 1 % trong suốt 28 ngày đầu sau khi cai sữa. Gia
tăng liều sử dụng lên 2 % để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy trong hai tuần đầu sau cai sữa.
Vitacel có thể sử dụng để ép viên hoặc ép đùn.
 Thí nghiệm về Vitacel đã được tiến hành
Theo tài liệu do Công Ty Việt Viễn cung cấp thì thí nghiệm về Vitacel được
thực hiện bởi Renato Valdex (Philippines) trên heo 45 ngày tuổi bao gồm 3 nghiệm
thức tương ứng với 3 lô:

Lô I: đối chứng (ĐC)
Lô II: thêm vào khẩu phần 2 % Vitacel
Lô III: thêm vào khẩu phần 1 % Vitacel

Sau 30 ngày thí nghiệm, kết quả thu được như bảng 2.2.
15


×