Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM ĐỘC TỐ AFLATOXIN VÀ SỬ DỤNG AGONIST, DIETHYLSTILBETROLTRONG THỨC ĂN HEO T HỊT TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.28 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH NHIỄM ĐỘC TỐ AFLATOXIN VÀ SỬ DỤNG
-AGONIST, DIETHYLSTILBETROLTRONG THỨC ĂN
HEO THỊT TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI HEO
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : TRẦN THỤY PHƯƠNG TRÚC
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y 29

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 09/2008


TÌNH HÌNH NHIỄM ĐỘC TỐ AFLATOXIN VÀ SỬ DỤNG -AGONIST,
DIETHYLSTILBETROL TRONG THỨC ĂN HEO THỊT
TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH


Tác giả

TRẦN THỤY PHƯƠNG TRÚC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS LÂM THỊ THU HƯƠNG
ThS NGUYỄN LÊ KIỀU THƯ

Tháng 09/2008
i


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ
 Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
 Ban Chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y
 Quý thầy cô Khoa Chăn nuôi - Thú Y
Đã tạo điều kiện học tập và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời gian
học tại trường.
Chân thành ghi ơn
 PGS-TS Lâm Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt
những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 ThS-BSTY Nguyễn Lê Kiều Thư đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp
những thông tin cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
 Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y Thành phố Hồ Chí Minh
 Các cô chú, anh chị và toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Trạm Chẩn
Đoán- Xét Nghiệm và Điều Trị, Chi Cục Thú Y TP.HCM.

Đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt nhiều kinh nghiệm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.

Trần Thụy Phương Trúc

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “TÌNH HÌNH NHIỄM ĐỘC TỐ AFLATOXIN VÀ SỬ DỤNG AGONIST, DIETHYLSTILBETROL TRONG THỨC ĂN HEO THỊT TẠI MỘT
SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”,
thực hiện tại Trạm Chẩn Đoán-Xét Nghiệm và Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y Tp. Hồ
Chí Minh từ ngày 22/01/2008 đến 15/06/2008. Chúng tôi tiến hành phân tích 95 mẫu
thức ăn gia súc và 266 mẫu nước tiểu tại một số CSCN heo trên địa bàn thành phố
bằng phương pháp ELISA và LC/MS cho 2 chất là diethylstilbetrol và β-agonist,
phương pháp TLC và HPLC cho aflatoxin. Kết quả ghi nhận được như sau:
- Tất cả các mẫu thức ăn và nước tiểu thu thập được đều âm tính với
diethylstilbetrol.
- Các mẫu thức ăn lấy tại kho không phát hiện có chứa β-agonist. Có 1 trên 43
mẫu thức ăn máng được phát hiện thấy có β-agonist chiếm tỉ lệ 2,33% với hàm lượng
1184,8 ppb. Tỉ lệ mẫu nước tiểu tồn dư β-agonist là 2,26%; hàm lượng dao động từ
2,12 đến 206,40 ppb (trung bình là 65,83 ppb). Các mẫu thức ăn và nước tiểu tồn dư βagonist thuộc 2 CSCN 1 ở quận 12 và 1 ở quận Củ Chi. Tỉ lệ các CSCN không nằm
trong mô hình kiểm soát vi phạm sử dụng β-agonist là 22,22%; tỉ lệ các CSCN trong
mô hình kiểm soát vi phạm sử dụng β-agonist là 0%. Kích thích tố thuộc nhóm βagonist được phát hiện là salbutamol.
- Tỉ lệ nhiễm aflatoxin B1 trong thức ăn hỗn hợp cho heo thịt là 26,92%. Trong
đó, tỉ lệ nhiễm trên các mẫu thức ăn tự trộn là 39,29%; mẫu thức ăn hỗn hợp bán sẵn
trên thị trường là 12,50%. Tỉ lệ nhiễm aflatoxin B1 trong thức ăn hỗn hợp vượt mức
quy định về hàm lượng tối đa AFB1 cho phép là 7,69%. Các mẫu thức ăn nhiễm
aflatoxin tập trung ở mức hàm lượng từ ≥50-100 ppb. Trong các mẫu cám tự trộn
nhiễm aflatoxin B1 có 36,35% nhiễm aflatoxin vượt mức quy định về hàm lượng tối đa

AFB1 cho phép trên thức ăn hỗn hợp cho heo thịt (≥100 ppb).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa khoá luận......................................................................................................... i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu - Yêu cầu ....................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu..................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN .............................................................................................3
2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHĂN NUÔI HEO AN TOÀN ....................................................3
2.1.1 Một số định nghĩa...................................................................................................3
2.1.2 Điều kiện vệ sinh thú y đối với thức ăn, nước uống cho heo trong chăn nuôi heo
an toàn..............................................................................................................................3
2.2 MỘT SỐ CHẤT TỒN DƯ TRONG THỨC ĂN CHO HEO THỊT ........................3
2.2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHÓM -AGONIST ................................................................3
2.2.1.1 Giới thiệu chung nhóm -agonist........................................................................3
2.2.1.2 Đặc tính hoá học..................................................................................................4
2.2.1.3 Tính chất ..............................................................................................................5

2.2.1.4 Dược lực học .......................................................................................................6
2.2.1.5 Ảnh hưởng của sư tồn dư -agonist trong sản phẩm động vật lên
người tiêu thụ...................................................................................................................8
2.2.1.6 Những quy định về việc sử dụng nhóm -agonist ..............................................9
2.2.2 GIỚI THIỆU VỀ DIETHYLSTILBETROL (DES)............................................10
2.2.2.1 Giới thiêu chung - lịch sử sử dụng DES............................................................10
iv


2.2.2.2 Đặc tính hoá học................................................................................................11
2.2.2.3 Dược lực học .....................................................................................................11
2.2.2.4 Cơ chế tác động của DES lên kích thích tăng trọng..........................................13
2.2.2.6 Ảnh hưởng của DES đến người tiêu dùng ........................................................13
2.2.2.7 Những quy định chung về việc sử dụng DES ...................................................14
2.2.3 GIỚI THIỆU VỀ AFLATOXIN ..........................................................................15
2.2.3.1 Lịch sử phát hiện aflatoxin ...............................................................................15
2.2.3.2 Các loại nấm mốc sản sinh aflatoxin và các yếu tố ảnh hưởng sự tạo thành
aflatoxin .........................................................................................................................15
2.2.3.3 Các đặc điểm của aflatoxin ...............................................................................17
2.2.3.3.1 Cấu trúc hoá học ............................................................................................17
2.2.3.3.2 Đặc tính lý hoá................................................................................................17
2.2.3.3.3 Hấp thu - Phân bố - Chuyển hoá - Bài thải ...................................................17
2.2.3.4 Tác hại của aflatoxin đối với gia súc và con người...........................................20
2.2.3.5 Đề phòng và xử lý thức ăn nhiễm aflatoxin .....................................................22
2.2.3.6 Những quy định về mức aflatoxin được phép trên thức ăn hỗn hợp
cho gia súc ....................................................................................................................23
2.3. Lược duyệt một số công trình nghiên cứu có liên quan .........................................24
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..............................................................26
3.1 Thời gian và địa điểm..............................................................................................26
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................26

3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................26
3.2 Đối tượng khảo sát...................................................................................................26
3.3 Nội dung khảo sát ....................................................................................................26
3.4 Hoá chất .................................................................................................................27
3.5 Phương pháp tiến hành ...........................................................................................28
3.5.1 Phương pháp thu thập mẫu ...................................................................................28
3.5.2 Cách lấy và bảo quản mẫu....................................................................................28
3.5.3 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................29
3.5.3.1 Quy trình xét nghiệm nhóm -agonist
và diethylstilbetrol (DES)..............................................................................................29
v


3.5.3.2 Quy trình xét nghiệm xác định aflatoxin
trong thức ăn chăn nuôi .................................................................................................34
3.6 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................37
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................38
4.1 Tình hình tồn dư diethylstilbetrol (DES).................................................................38
4.2. Tình hình tồn dư nhóm β-agonist ...........................................................................40
4.2.1 Kết quả khảo sát tồn dư -agonist .......................................................................40
4.2.2 Tình hình tồn dư -agonist theo nguồn gốc mẫu ................................................42
4.2.3 Tình hình phát hiện các chất trong nhóm β-agonist ............................................47
4.3. Tình hình nhiễm aflatoxin trên thức ăn heo thịt .....................................................49
4.3.1. Kết quả khảo sát tình hình nhiễm aflatoxin trên thức ăn heo thịt .......................49
4.3.2. Mức nhiễm AFB1 trên thức ăn tự trộn và TĂHH heo .........................................51
4.3.3. Hàm lượng aflatoxin trong các mẫu vi phạm ......................................................53
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................55
5.1 Kết luận....................................................................................................................55
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57

PHỤ LỤC ......................................................................................................................60

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT : TIẾNG NƯỚC NGOÀI (TẠM DỊCH)
DES

: Diethylstilbetrol

AF

: Aflatoxin

AFB1

: Aflatoxin

B1

ELISA : Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay (Phản ứng hấp phụ miễn dịch men)
TLC

: Thin Layer Chromatography (Sắc ký bản mỏng)

LC/MS : Liquid Chromatography with Mass Spectotrom (Sắc ký lỏng ghép khối phổ)
HPLC : High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng cao áp)
FDA


: the US Food and Drug Administration (Cơ quan quản lý thuốc và dược

phẩm Mỹ)
MRL

: Maximum Residue Limit (Giới hạn dư lượng tối đa)

IARC

: International Agency for Research on Cancer (Trung tâm nghiên cứu ung

thư thế giới)
FAO

: Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương Nông thế giới)

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

CSCN : cơ sở chăn nuôi
TĂHH : thức ăn hỗn hợp

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cấu trúc chung của phenethanolamine..................................................... 4
Hình 2.2. Công thức cấu tạo của 6 chất thuộc nhóm -agonist

thường được sử dụng trong chăn nuôi...................................................................... 5
Hình 2.3. Cấu trúc không gian của R-salbutamol .................................................... 5
Hình 2.4. Công thức cấu tạo của DES.................................................................... 11
Hình 2.5. Công thức phân tử của Aflatoxin B1 ...................................................... 17
Hình 2.6. Cấu trúc 3D của Aflatoxin B1................................................................. 17
Hình 3.1. Bộ kit ELISA cho β-agonist và Diethylstilbetrol ................................... 28
Hình 3.2. Thu thập mẫu thức ăn và nước tiểu ....................................................... 29
Hình 3.3. Chấm aflatoxin vào bản mỏng silicagel ................................................ 35
Hình 4.1. Kết quả ELISA về tồn dư nhóm β-agonist ........................................... 41
Hình 4.2. Giai đoạn nhỏ dung dịch ngừng phản ứng trong test ELISA................. 44
Hình 4.3. Giai đoạn đọc kết quả bằng máy ELISA................................................ 44
Hình 4.4. AFB1 phát quan trên bản mỏng silicagel................................................ 54

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Hình thành AFB1-Epoxide bởi CYP 450 .............................................. 18
Sơ đồ 2.2. Chuyển hoá AFB1 bởi cytochrom P450 (CYP 450)
và tạo aflatoxicol ................................................................................. 19
Sơ đồ 3.1. Quy trình phân tích nhóm -agonist .................................................... 32
(Theo Bioo Scientific – USA, 2008)
Sơ đồ 3.2. Quy trình phân tích Diethylstilbetrol ................................................... 33
(Theo Bioo Scientific – USA, 2008)
Sơ đồ 3.3. Quy trình phân tích aflatoxin B1 ........................................................... 36

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đáp ứng tiêu biểu của gia súc, gia cầm khi được bổ sung

các -agonist trong khẩu phần ................................................................ 7
Bảng 2.2. Đáp ứng tăng trưởng trên 1 số động vật đối với DES .......................... 12
Bảng 2.3. Tồn dư Aflatoxin B1 trong mô bào của heo ........................................... 19
Bảng 2.4. LD50 của aflatoxin B1 trên một số loài động vật .................................. 20
Bảng 2.5. Quy định về mức độ tối đa độc tố aflatoxin trong thứa ăn hỗn hợp ..... 23
Bảng 2.6. Mức độ tối đa AF được phép ở một số nước trên thế giới .................... 23
Bảng 3.1. Điều kiện phân tích aflatoxin bằng HPLC............................................. 35
Bảng 4.1. Tỉ lệ mẫu thức ăn và nước tiểu tồn dư DES........................................... 38
Bảng 4.2. Tỉ lệ mẫu thức ăn và nước tiểu tồn dư -agonist ................................... 40
Bảng 4.3. Tỉ lệ mẫu thức ăn và nước tiểu tồn dư -agonist theo quận .................. 42
Bảng 4.4. Tỉ lệ các trại vi phạm sử dụng β-agonist theo mô hình trại ................... 45
Bảng 4.5. Hàm lượng các chất thuộc nhóm β-agonist
trong các mẫu dương tính ...................................................................... 47
Bảng 4.6. Tình hình nhiễm aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp cho heo thịt ............. 49
Bảng 4.7. Mức nhiễm AFB1 trên thức ăn tự trộn và TĂHH heo ........................... 51
Bảng 4.8. Hàm lượng aflatoxin trong các mẫu vi phạm ........................................ 53

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam hiện nay đã đảm bảo được an ninh lương thực và trở thành một trong
những nước xuất khẩu gạo, cà-phê hàng đầu, cũng như đã đạt được nhiều tiến bộ trong
việc cải thiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, điển hình là đối với thủy sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, cùng với việc mức sống từng bước nâng cao, vệ sinh và an toàn thực phẩm
đang trở thành một vấn đề ngày càng bức xúc của toàn xã hội. Theo ước tính trong Kế
hoạch Hành động vì An toàn Thực phẩm và Sức khỏe Nông nghiệp năm 2006, chi phí
phải trả cho việc xử lý bệnh ở người vì thực phẩm không an toàn và mất mát cơ hội

kinh doanh có liên quan đến an toàn thực phẩm của Việt Nam là hơn 1 tỉ USD/năm
(khoảng gần 2% GDP). Mà nguyên nhân chính của việc thực phẩm không an toàn là
do vi phạm tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất.
Theo kết quả nghiên cứu 428 mẫu thịt gia súc gia cầm (từ 12 tỉnh, thành, thời
gian 20/6-1/11/2006) của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp miền Nam đã phát hiện 11% số mẫu có chứa hormone kích thích tăng
trưởng, trong đó thịt heo chiếm tới 96,5%. Kết quả phân tích định lượng cũng đưa ra
những con số đầy lo ngại khi hàm lượng trung bình của các loại hormone tăng trưởng
đạt trung bình từ 50-125 ppb, cao gấp 30-60 lần tiêu chuẩn an toàn, trong khi tiêu
chuẩn quốc tế quy định mức tồn dư hormone tăng trưởng ở thịt heo là 0 ppb.
Theo Bộ Y tế Việt Nam, hàng năm có 200.000 người bị ung thư và trong đó
35% số ca là có liên quan đến việc sử dụng những thực phẩm độc hại. Do đó, việc
kiểm soát vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm cũng như việc kiểm soát
chế biến và vận chuyển thịt và các sản phẩm từ thịt là mục tiêu cần được đặt lên hàng
đầu. Nếu như không chấp hành đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm,
trong bối cảnh toàn cầu hoá với sự phổ cập thông tin nhanh chóng như hiện nay, không
những chúng ta sẽ gặp phải vấn đề sức khoẻ cho chính người Việt Nam mà chắc chắn
1


sẽ còn bị loại ra khỏi thị trường thế giới vốn rất nghiêm ngặt và nhạy cảm đối với vấn
đề sức khoẻ con người nói chung và an toàn thực phẩm nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh Lý - Truyền
Nhiễm - Ký Sinh thuộc Khoa Chăn Nuôi Thú Y - Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh và ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành đề tài:
“TÌNH HÌNH NHIỄM ĐỘC TỐ AFLATOXIN VÀ SỬ DỤNG -AGONIST,
DIETHYLSTILBETROL TRONG THỨC ĂN HEO THỊT TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Lâm Thị Thu Hương và ThS. Nguyễn Lê Kiều Thư.
1.2 MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá tình hình nhiễm độc tố Aflatoxin trong thức ăn gia súc và tình hình sử
dụng nhóm -agonist và diethylstilbetrol (DES) tại một số cơ sở chăn nuôi heo thịt
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề nghị những khuyến cáo góp phần thực
hiện an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
1.2.2 Yêu cầu
 Thu thập mẫu thức ăn và nước tiểu heo tại các cơ sở chăn nuôi heo thịt trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phát hiện dư lượng nhóm -agonist và diethylstilbetrol (DES) trong các mẫu
thức ăn và nước tiểu bằng kỹ thuật ELISA. Xác định hàm lượng tồn dư của các chất
này trên các mẫu dương tính bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MS).
 Phát hiện Aflatoxin trong các mẫu thức ăn bằng phương pháp sắc ký bản mỏng
(TLC) và định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHĂN NUÔI HEO AN TOÀN (Cục Thú Y, 2006)
2.1.1 Một số định nghĩa
Chăn nuôi heo an toàn là đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y và an toàn dịch
bệnh trong quá trình chăn nuôi, trong đó đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y là đạt các chỉ tiêu
kỹ thuật về vệ sinh phòng bệnh để bảo vệ và phát triển động vật; hạn chế gây ô nhiễm
môi trường và bảo vệ sức khoẻ con người.
2.1.2 Điều kiện vệ sinh thú y đối với thức ăn, nước uống cho heo trong chăn nuôi
heo an toàn
- Thức ăn cho heo phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN) hoặc tiêu chuẩn ngành (TCN) quy định đối với thức ăn chăn nuôi; không
chứa các loại kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi ban hành kèm

theo Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20/06/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bao bì, mực dấu in trên bao bì không được gây hại
cho heo.
- Không sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn Premix khoáng vi lượng,
vitamin quá hạn sử dụng.
- Ghi chép đầy đủ số lượng thuốc thú y được bổ sung vào thức ăn.
- Nước sử dụng trong chăn nuôi heo, chế biến thức ăn chăn nuôi phải đạt tiêu
chuẩn vệ sinh thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2.2 MỘT SỐ CHẤT TỒN DƯ TRONG THỨC ĂN CHO HEO THỊT
2.2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHÓM -AGONIST
2.2.1.1 Giới thiệu chung nhóm -agonist
-agonist là một nhóm chất hóa học được tổng hợp phỏng theo cấu trúc của
nhóm catecholamine trong tự nhiên (epinephrine, norepinephrine, dopamine) do tuyến
thượng thận tiết ra. Catecholamine là những chất điều hoà chính của quá trình biến
3


dưỡng, điều hoà các hoạt động sinh lý như nhịp đập và sự co bóp của tim, sự tiết dịch
của các tuyến tiêu hoá, giãn phế quản, sự tiết của tuyến nước bọt, sự tiết insulin của
tuyến tụy, co và giãn mạch máu, co bóp tử cung và co bóp vỏ lách. Cả 3 loại
catecholamine tác động lên nhiều chức năng sinh lý bằng cách kích thích hoạt động
của synape thuộc hệ thống thần kinh trung ương, hoặc kích thích trực tiếp các cơ quan
thông qua hệ thống thần kinh dinh dưỡng. Catecholamine sẽ gắn vào thụ thể của nó
trên các tế bào để tạo ra sự đáp ứng vì hầu hết các tế bào của cơ thể loài hữu nhũ đều
có thụ thể cho catecholamine (trích dẫn Nguyễn Lê Kiều Thư, 2007).
Trong nhân y, -agonist được dùng rộng rãi trong điều trị bệnh đường hô hấp
mãn tính như hen suyễn và viêm phế quản (Witkamp, 1996). Trong thú y, ban đầu hầu
hết -agonist được sử dụng để điều trị bệnh ở phế quản và trong sản khoa. Sau đó,
người ta phát hiện ra rằng nó cũng có tác động như một tác nhân điều phối, gia tăng
quá trình phân giải mỡ trong cơ thể và phát triển cơ ở gia súc (Ricks và ctv, 1984), gia

cầm (Dalrymple và ctv, 1984), heo (Jones và ctv, 1985) và cừu (Beermann và ctv,
1987). Để đạt được hiệu quả này thì cần sử dụng liều xấp xỉ gấp 5-10 lần liều điều trị
thông thường. Tuy nhiên vì tác hại của nó lên người tiêu dùng mà hiện nay chỉ duy
nhất 1 chất thuộc nhóm -agonist được đăng ký trong thú y để điều trị cho gia súc,
ngựa và thú nuôi trong nhà ở hầu hết các quốc gia Châu Âu là clenbuterol. Một vài
quốc gia ở Châu Âu cho phép mức giới hạn dư lượng tối đa (MRL: maximum Residue
Limit) của chất này, như ở Anh MRL 0,5µg clenbuterol/kg đối với các mô ăn được, và
ở Hà Lan MRL 1µg/kg gan. Không một quốc gia nào trong Cộng đồng Châu Âu cho
phép sử dụng clenbuterol hay những -agonist khác vào mục đích kích thích tăng
trưởng theo chỉ thị 96/22/EC.
2.2.1.2 Đặc tính hoá học

Hình 2.1. Cấu trúc chung của phenethanolamine, Smith (1998)
4


Hình 2.2. Công thức cấu tạo của 6 chất thuôc nhóm -agonist thường được sử dụng
trong chăn nuôi (Dương Thanh Liêm, 2007)
Salbutamol
- Tên hoá học 2-(hydroxymethyl)-4-[1-hydroxy-2-(tert-butylamino)ethyl]phenol
- Công thức phân tử C13H21NO3
- Trọng lượng phân tử 239.311g/mol
- Thời gian bán hủy 1,6 giờ
- Chuyển hoá ở gan, bài tiết chính qua thận.
Hình 2.3. Cấu trúc không gian
của R-salbutamol
2.2.1.3 Tính chất
Đối với một -agonist, để có được tác động sinh học thì cần phải có 6 thành
phần của nhân thơm, nhóm hydroxy gắn vào carbon  trong cấu hình R, thay hoàn
toàn nitrogen vào nhóm ethylamine ở nhánh bên. Sự thay thế hóa học của nhân thơm

ảnh hưởng lớn đến sự tác động kéo dài của nhóm -agonist trong mô bào loài hữu nhủ
và hiệu quả của chúng tại các thụ thể (Smith, 1998). Những -agonist có vòng
hydroxylate như salbutamol và ractopamine thì nhanh chóng bị bất hoạt bởi các
enzyme ở gan và ruột, trong khi những -agonist có nhóm thay thế halogen thì chịu
5


đựng được những enzyme này. Mabuterol và clenbuterol có cấu trúc đặc biệt để chống
lại sự giảm hoạt tính nhanh chóng bởi các enzyme hoạt động nhắm tới gốc thơm
hydroxy.
Nhóm -agonist hoạt động thông qua sự liên kết với các thụ thể  định vị ở một
số loại tế bào khác nhau. Có 3 type thụ thể của  đã được phân loại là 1, 2 và 3
(Wikamp, 1996) hiện diện trong tất cả các tổ chức với tỉ lệ khác nhau.
- 1 có ở tim gây kích thích tim (tăng nhịp tim, làm tim co lại, tăng tốc độ dẫn
truyền, dãn mạch vành), tế bào cầu thận kích thích giải phóng renin.
- 2 ở cơ trơn (mạch máu, khí phế quản, ống tiêu hoá và niệu dục), ở bắp cơ,
dẫn đến thư giãn phế quản, giảm biên độ, tần số và thời gian co cơ tử cung…, ở gan
kích thích sự tiêu glycogen, ở hệ thống thần kinh trung ương gây run và đau đầu
(Drennan, 1994).
- 3 ở mô mỡ làm giảm tổng hợp mỡ.
2.2.1.4 Dược lực học
 Tác động của ß-agonist trong điều trị hen suyễn
-agonist một loại thuốc cường giao cảm được sử dụng làm giãn khí quản theo
cơ chế cạnh tranh hoạt động trên thụ thể 2-adrenergic trên màng tế bào cơ trơn. Thụ
thể 2-adrenergic bị kích thích sẽ làm tăng hoạt tính adenyl cyclase, dẫn đến tăng
lượng AMP vòng, AMP vòng hoạt hoá hệ thống protein kinase A làm giãn cơ trơn khí
quản, ổn định màng tế bào Mast nên giảm tiết chất trung gian hoá học, làm giảm tiết
leucotrien, histamin ở tế bào dưỡng phổi, kích thích cơ vân (gây run), làm tăng sự vận
chuyển dịch nhày nhờ các lông rung trên đường hô hấp và làm thông khí.
Thuốc thường được sử dụng hiện nay ở người là salbutamol, terbutalin,

salmeterol và clenuterol (Nguyễn Tấn Dũng, 2004).
 Tác động của -agonist lên kích thích tăng trọng
 Tác động lên thành phần quày thịt
Tác động chính của -agonist trên quày thịt là tăng lượng cơ và giảm khối mỡ,
chúng không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít lên xương. Tác động này thỉnh thoảng
cũng đi kèm với sự tăng tốc độ tăng trưởng hay tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy
nhiên, những đáp ứng này lên tăng trọng và hiệu quả thức ăn có liên quan đến liều sử
dụng, hiệu quả sẽ giảm nếu dùng liều quá cao (Reeds và ctv, 1986).
6


-agonist có tác động lên trọng lượng cơ thể là do tác động biến đổi mô mỡ
thành mô cơ. Khối mô phủ tạng và hầu hết các cơ quan khác thường không tăng, tuy
nhiên trong vài trường hợp thì khối lượng mô gan bị giảm. Vì thế, tỉ lệ trọng lượng
thật của quày thịt thường tăng. Tất cả các loài gia súc được kiểm tra (gồm gia cầm,
loài nhai lại và heo) cho thấy chúng có đáp ứng khác nhau đối với -agonist. Trên
động vật có vú, độ đáp ứng của -agonist ở loài nhai lại cao hơn thú dạ dày đơn, mặc
dù chức năng của dạ cỏ không tham gia vào cơ chế tác động của thuốc trên bê hoặc
cừu con (Williams, 1989).
Bảng 2.1. Đáp ứng tiêu biểu của gia súc, gia cầm khi được bổ sung các agonist trong khẩu phần
Chỉ tiêu

Tỉ lệ (%)
Gia cầm

Loài nhai lại

Heo

Tăng trọng


4

0 - 20

0 - 10

Chuyển hoá thức ăn

5

0 - 20

0 - 15

Protein quày thịt

6

5 - 25

4 - 15

Lipid quày thịt

giảm 4 đến 8

giảm 15 đến 40

giảm 5 đến 25


(Nguồn: Committee on Animal Nutrition Board, 1994; trích dẫn Nguyễn Lê Kiều Thư,
2007)
+ Phương thức tác động lên mô cơ
Các -agonist thường tạo ra bội dưỡng cơ, tuy nhiên đáp ứng sẽ khác nhau tùy
thuộc vào từng loại mô và loại -agonist sử dụng. Sự gia tăng protein trong cơ có thể
là kết quả của sự gia tăng tổng hợp protein hoặc giảm sự thoái biến và cũng có thể là
cả 2.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các -agonist làm giảm tốc độ thoái biến
protein trên cừu (Bohorov và ctv, 1987), chuột (Reeds và ctv, 1986) và gà thịt
(Morgan và ctv, 1989). Cũng có dữ liệu cho rằng sự tổng hợp protein trong cơ có thể
gia tăng trên chuột (Emery và ctv, 1984), cừu (Claeys và ctv, 1989) và heo (Bergen và
ctv, 1989) (trích dẫn Nguyễn Lê Kiều Thư, 2007).
Theo kết quả nghiên cứu của Stirling Product Limited (Mỹ) tác dụng kích thích
tăng trọng của R-salbutamol trên các loài như sau:
7


- Trên heo: có sự tăng trọng có ý nghĩa với R-salbutamol. R-Salbutamol giúp
cải thiện hiệu quả của thức ăn lên 21%, tăng 17% trọng lượng quày thịt, giảm 17%
lượng mỡ.
- Trên gia cầm: R-salbutamol có thể cải thiện hiệu quả của thức ăn tăng 5%,
tăng 11% nạc và giảm đến 30% mỡ.
- Trên cừu: R-salbutamol làm cơ thể tăng trọng gấp 4 lần. Tăng 70% hiệu suất
thức ăn khi cấp vào trong thức ăn cho cừu vào giai đoạn 35 ngày sắp xuất chuồng.
Tăng 18% thịt nạc, và tỉ lệ nạc và mỡ tăng 8%.
- Trên gia súc: những dữ liệu lúc ban đầu chứng minh rằng R-salbutamol rất có
hiệu quả trong việc làm tăng trọng lượng sống, nâng cao hiệu suất của thức ăn (giảm
lượng thức ăn tiêu thụ cho mỗi kg tăng trọng) và chất lượng quày thịt trên gia súc.
Tăng trọng có thể tăng trên 10%, hiệu quả thức ăn có thể tăng 14% sau 30 ngày sử

dụng.
+ Phương thức tác động lên mô mỡ
Nhìn chung, các ý kiến đều cho rằng các -agonist tác động trực tiếp lên mô mỡ
thông qua thụ thể  để kích thích sự phân giải mỡ. Điều này cũng phù hợp khi người ta
quan sát thấy sự gia tăng lượng acid béo tự do trong huyết thanh của thú thí nghiệm
(Eisemann và ctv, 1988). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các -agonist có thể ảnh
hưởng lên tốc độ tổng hợp acid béo trên động vật thí nghiệm (Peterla và Scanes,
1990), và sự giảm tổng chất béo có vai trò quan trọng trong việc giảm tổng lượng mỡ
của cơ thể (Miller và ctv, 1988) (trích dẫn Nguyễn Lê Kiều Thư, 2007).
2.2.1.5 Ảnh hưởng của sư tồn dư -agonist trong sản phẩm động vật lên người
tiêu thụ
- Ngày 2/11/2005 hàng nghìn người dân Trung Quốc đã bị ngộ độc do ăn thịt
heo tồn dư clenbuterol. Ở Hồng Kông cũng xảy ra các vụ ngộ độc do ăn thức ăn có
chứa nhóm -agonist vào những năm 1998, 1999, 2000.
- Tháng 6 năm 2005, ở Bồ Đào Nha có 50 người bị ngộ độc do ăn thịt cừu và
thịt bò có chứa chất tồn dư clenbuterol (Barbosa, 2005).
- Năm 1995, ở Italia có 16 người bị ngộ độc sau khi dùng thịt bò và người ta đã
phát hiện hàm lượng clenbuteroltrong thịt bò trên 0,5 ppm (Maistro và ctv, 1995).

8


- Anomynous (1992) cũng thống kê tình hình ngộ độc từ tháng 1 đến tháng 4
năm 1992 ở miền bắc Tây Ban Nha có 232 trường hợp ngộ độc do clenbuterol. Trong
47 mẫu nước tiểu của những người bị ngộ độc, hàm lượng clenbuterol dao động từ 11
đến 486 ppb.
- Tại miền trung Tây Ban Nha, từ tháng 10/1989 đến tháng 7/1990 người ta
thống kê có 135 ca bị ngộ độc liên quan đến viêc sử dụng thực phẩm có chứa
clenbuterol. Các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu, đau cơ, nhức đầu ở các
bệnh nhân xuất hiện sau từ 30 phút đến 6 giờ dùng bữa với thực phẩm có tồn dư

clenbuterol. Trong số các bệnh nhân này có 43 gia đình ăn gan bò, chiếm 97% và
những người còn lại ăn các sản phẩm thịt khác. Kết quả phân tích có 2-4 ppb
clenbuterol trong nước tiểu của bệnh nhân. Những mẫu gan chưa được ăn sau khi đem
gởi đi phân tích cũng cho kết quả hàm lượng clenbuterol từ 160 đến 291 ppb
(Anomynous, 1992).
- Tại Pháp ngày 24/9/1990 có 22 người thuộc 8 gia đình ở Roanne và ClermontFerrand phải nhập viện vì có những triệu chứng điển hình do ngộ độc clenbuterol.
Triệu chứng xuất hiện 1-3 giờ sau khi ăn gan bò và tất cả các bệnh nhân đã hồi phục
sau 1-3 ngày. Hai mẫu gan liên quan đến 2 vụ ngộ độc ở 2 vùng này có hàm lượng là
375 và 500 ppb (Pulce và ctv, 1991).
2.2.1.6 Những quy định về việc sử dụng nhóm -agonist
Năm 1996, Cộng đồng Châu Âu ban hành chỉ thị 96/22/EC cấm việc sử dụng agonist và một số chất có tác động hormone hay kháng tuyến giáp khác trong chăn
nuôi. Chỉ duy nhất 1 chất thuộc nhóm -agonist được đăng ký trong thú y để điều trị
cho gia súc, ngựa và thú cưng ở hầu hết các quốc gia Châu Âu là clenbuterol và việc
sử dụng trên thú sản xuất là hoàn toàn bị cấm. Chỉ thị 96/23/EC xác định chiến lược
nghiên cứu các chất tồn dư đặc biệt là chất tồn dư hormone và thuốc thú y trên động
vật và thịt tươi. Chỉ thị này liên quan đến cả việc kiểm tra các chất có hoạt tính của agonist.
Ở Mỹ, ngày 22/12/1999 FDA cho phép sử dụng ractopamine như là chất kích
thích tăng trưởng cho heo giai đoạn sắp xuất chuồng. Gần đây zilpaterol chính thức
được đăng kí sử dụng cho mục đích vỗ béo cho gia súc ở Nam Mĩ và Mexico.

9


Ở Việt Nam, ngày 20/06/2002 Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn đã ký
quyết định số 54/2002/QĐ-BNN cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng một
số kích thích tố thuộc nhóm -agonist (carbuterol, cimaterol, clenbuterol, fenoterol,
mapenterol, ractopamine, salbutamol, terbutaline) trong sản xuất, kinh doanh thức ăn
chăn nuôi.
2.2.2 GIỚI THIỆU VỀ DIETHYLSTILBETROL (DES)
2.2.2.1 Giới thiêu chung - lịch sử sử dụng DES

 Giới thiệu chung
DES là một estrogen tổng hợp. Estrogen là một trong những hormone chủ yếu
của buồng trứng và tác động dược lý của DES tương tự như của estrogen. Những tác
dụng này bao gồm sự phát triển và duy trì các cơ quan sinh dục của con cái và các đặc
tính sinh dục thứ cấp, tác động đến sự phóng thích của hormone tuyến yên, ảnh hưởng
đến sự tạo sữa, đến buồng trứng, hormone giới tính đực và việc tiết các hormone khác.
Chúng có hiệu quả trong việc đồng hóa và có tác động tổng hợp xương gồm việc gia
tăng sự cung cấp calcium, hình thành xương, làm nhanh sự đóng cứng ở đầu xương.
Estrogen có thể tăng việc giữ lại muối trong cơ thể động vật và tăng hấp thu thức ăn ở
dạ dày ruột.
 Lịch sử sử dụng DES
Diethylstilbetrol (DES) là một loại estrogen tổng hợp lần đầu được tạo ra trong
phòng thí nghiệm năm 1938 bởi Leon Goldberg. Nó được công bố đầu tiên trên tạp chí
Nature ngày 5/2/1938.
Trong suốt những năm 1038-1971, các bác sĩ Mỹ đã sử dụng cho thai phụ để
ngăn ngừa sẩy thai và tránh những vấn đề khác có thể xảy ra trong lúc mang thai.
Năm 1953, một nghiên cứu được công bố đã cho thấy rằng DES không thể ngăn
ngừa sảy thai và sinh non. Tuy nhiên, DES vẫn tiếp tục được kê toa cho đến năm 1971.
Năm 1960, DES được phát hiện là có nhiều hiệu quả hơn androgen trong việc
ngăn ngừa sự nguy cơ ung thư vú ở những người phụ nữ mãn kinh.
Năm 1971, FDA (the US Food and Drug Administration) đã xuất bản 1 bản tin
khuyên các bác sĩ ngừng kê toa DES cho những người phụ nữ có thai vì nó liên quan
đến 1 vài trường hợp ung thư âm đạo ở con gái của những phụ nữ này. Tuy nhiên,
DES vẫn tiếp tục được sử dụng với những mục đích điều trị khác ít nhất là trong suốt
10


những năm của thập niên 70 và nó vẫn còn tiếp tục được sử dụng ở những quốc gia
Châu Âu đến đầu những năm 80. Những mục đích điều trị đó bao gồm: liệu pháp thay
thế hormone, kiểm soát rối loạn kinh nguyệt, làm giảm nhẹ hay ngăn ngừa sự dồn ứ

sữa ở vú sau khi sinh, điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư vú ở phụ nữ
thời kỳ mãn kinh và ngừa thai (FDA, 1998).
1954 DES được sử dụng trong chăn nuôi như là một nhân tố kích thích tăng
trưởng (bổ sung thêm vào trong thức ăn hay tiêm dưới da) ở gia súc, cừu và gia cầm.
Việc sử dụng DES như chất kích thích tăng trọng đã bị cấm vào năm 1979 ở Mỹ.
2.2.2.2 Đặc tính hoá học

Hình 2.4. Công thức cấu tạo của DES
Tên hoá học 4-[4-(4-hydroxyphenyl)hex-3-en-3-yl]phenol
Công thức hóa học của DES C18H20O2
Trọng lượng phân tử của DES là 268.35 g/mol
 Tính chất lý hoá
- Dạng đĩa nhỏ màu trắng trong benzen hay dạng bột trắng trong suốt.
- Điểm nóng chảy là từ 169-172oC
- DES gần như không tan trong nước; tan trong ethanol, chloroform, diethyl ether,
acetone, dioxane, ethyl acetate, methyl alcohol, dầu thực vật, dung dịch alkaline
hydroxide.
- Bốc lên khói cay khi đốt nóng đến phân hủy.
2.2.2.3 Dược lực học
 Tác động của DES trong điều trị trên gia súc
DES được sử dụng như một cách điều trị đối với những rối loạn thiếu hụt kích
thích tố trong thuốc thú y và rất gần đây sử dụng cho những biện pháp sau giao phối.

11


DES được dùng chủ yếu để trị chứng tiểu không kiềm chế được ở chó mèo cái,
hạn chế tình trạng có thai do giao phối tự nhiên hoặc không giao phối ở chó mèo.
 Tác động của DES lên kích thích tăng trọng
Dinusson và cs (1948) đã báo cáo rằng cấy DES dưới da của bò cái tơ làm tăng

rõ rệt tăng trọng hàng ngày, tăng 12-16%. Ở bò Hereford, DES làm tăng trọng lượng
sống lên 17% và chuyển hoá thức ăn khô lên 12%. DES làm tăng protein trên mỗi đơn
vị protein ăn vào và mỗi đơn vị năng lượng ăn vào xấp xỉ 20% trọng lượng hơi và
khoảng 25% trọng lượng quày thịt.
Tác động của DES lên thành phần quày thịt có thể có mối liên hệ với tỉ lệ giữa
protein và năng lượng trong khẩu phần. Vì vậy khi tỉ lệ giữa protein tiêu hóa và năng
lượng tiêu hoá vượt quá 30, cấp DES sẽ làm giảm tích lũy mỡ trong quầy thịt ở cừu
(Preston và Burroughs, 1958); tỉ lệ tối ưu cho cừu khoảng 22 đến 23g protein tiêu hoá
cho mỗi megacalori năng lượng tiêu hoá (Preston, 1966). Với tỉ lệ này cấp DES sẽ ko
làm giảm tích lũy mỡ. Ảnh hưởng chính của estrogen lên quày thịt là làm tăng tích lũy
protein (Gee và Preston, 1957).
Bảng 2.2. Đáp ứng tăng trưởng trên 1 số động vật đối với DES (Trenkle, 1969)
Loài

Liều sử dụng

Đáp ứng

Tích lũy

tăng trọng/ ngày

tăng trọng

Mỡ

(µg/kg/ngày)
Gia súc

10mg/ngày


25-75

+

-

Cừu

2mg/ ngày

50-100

+

-



1mg/ ngày

1000

0

+

Heo

2mg/ ngày


25-50

0

0

Chuột trắng

1µg/g khẩu phần

100

-

0,1µ/g khẩu phần

10

-

0,01µg/g khẩu phần

1

0

100µg/ ngày

5000


-

10µg/ ngày

500

+

1µg/g khẩu phần

100

-

0,1µg/g khẩu phần

10

0

0,01µg/g khẩu phần

1

+

Chuột bạch
Bọ


12


2.2.2.4 Cơ chế tác động của DES lên kích thích tăng trọng
- Làm tăng sản xuất ACTH và sự tiết các steroid của tuyến thượng thận bao
gồm cả hormone androgen (Clegg và Cole, 1954).
- Làm tăng sự giải phóng những yếu tố kích thích giải phóng hormone tăng
trưởng từ vùng dưới đồi (Grebing và ctv, 1970).
- Làm tăng tuần hoàn insulin ở gia súc và cừu, làm tăng hàm lượng glucose
trong máu. Insulin được biết là làm tăng sự vận chuyển amino acid qua màng tế bào,
do đó nó kích thích tổng hợp protein (Trenkle, 1969).
- Làm tăng tiết thyroxine (Burgess và Lamming, 1960).
- Ở loài nhai lại, DES kích thích tăng trưởng bằng cách tác động trực tiếp lên
mô thúc đẩy sự tận dụng NPN tốt hơn (McLaren và ctv, 1960). Ibrahim và Ingalls
(1969) báo cáo rằng có sự tăng đáng kể ammonia trong dạ cỏ khi cho ăn DES. Cùng
với sự tăng này là sự tăng số lượng của nguyên sinh động vật trong dạ cỏ đã được xác
nhận bởi báo cáo trước đó của Christiansen và ctv (1964).
2.2.2.6 Ảnh hưởng của DES đến người tiêu dùng
Diethylstilbetrol được coi là 1 chất sinh ung thư ở người. Lần đầu tiên được xếp
vào danh sách những chất gây ung thư trong The first Annual Report on carcinogens
(1980). Những nghiên cứu dịch tễ học trên những người phụ nữ đã tiếp xúc với DES
người ta thấy rằng:
 Ở phụ nữ mang thai: tăng nguy cơ ung thư vú lên sấp xỉ 30% (Đặc biệt trong
thời kỳ mang thai nguy cơ càng cao hơn).
 Ở con gái của những người phụ nữ sử dụng DES: nguy cơ ung thư lớp tế bào
biểu mô âm đạo và cổ tử cung cao hơn bình thường gấp 40 lần. 1/3 con gái của những
người mẹ có sử dụng DES có những cấu trúc ống sinh dục bất thường ở tử cung, cổ tử
cung, ống dẫn trứng như: tử cung chữ T, cổ tử cung có màng che, cổ tử cung dạng mào
gà.... Những biến chứng lúc mang thai bao gồm thai nằm sai vị trí tăng 3-5 lần so với
bình thường, sinh non. Tăng tỉ lệ vô sinh 24% so với người bình thường là 18%. Sẩy

thai, tăng hành vi đàn ông, tính tình không bình thường, dễ chán nản, phiền muộn.
 Ở con trai của những người phụ nữ sử dụng DES: dương vật nhỏ hơn bình
thường, dãn nở tỉnh mạch dịch hoàn và những bất thường bẩm sinh khác. Tăng nguy
cơ u nang mào tinh hoàn 21% so với 5% ở những người bình thường. Khả năng sản
13


xuất tinh dịch và thụ tinh rất kém, trở thành dạng người hiếm muộn. Dương vật phát
triển không bình thường teo nhỏ lại. Dễ chán nãn, phiền muộn.
 DES ảnh hưởng đến cháu gái: Kiểm tra khung xương chậu của 28 đứa cháu gái
DES không khác với những đứa cháu gái mà mẹ không sử dụng DES.
 DES ảnh hưởng đến cháu trai: phát triển không bình thường với khiếm khuyết
như: lỗ niệu đạo ở đầu dương vật rộng lớn hơn bình thường, có thể gần giống như lỗ
niệu đạo phụ nữ đi ra âm đạo; tỉ lệ khiếm khuyết này cao hơn gấp 20 lần so với những
cháu trai mà bà của chúng không dùng DES.
DES được phát hiện trên gan bò và cừu năm 1972-1973. Khi DES được sử
dụng như 1 chất kích thích tăng trưởng cho cừu , gia súc; con người khi ăn thịt bò và
cừu có thể nhiễm DES ở nồng độ lên tới 10 ppb (IARC, 1979).
Tại Mỹ các chất kích tố sinh dục nữ được sử dụng hợp pháp cho đến năm 1979.
Sau đó người ta phát hiện thịt sản xuất có chất diethylstilbestrol có liên quan đến một
số bệnh ung thư trên người.
Năm 1980 tại Italia, người ta phát hiện ra sự tồn dư của chất này trong thịt bê
đóng hộp cho trẻ em đã gây ra một vụ bê bối lớn. Các trường hợp đàn ông có vú to
như phụ nữ, bệnh BD thường xảy ra ở những trẻ em sống trong vùng được quy là thịt
có diethylstilbestrol dùng làm thức ăn của trẻ khi chúng còn nhỏ.
The National Occupational Exposure Survey (1981-1983) ước lượng có 1492
công nhân trong đó có 934 phụ nữ có khả năng đã tiếp xúc với DES trong khi sản xuất
DES hay nghiên cứu công thức DES. Nồng độ DES trong các mẫu không khí đuợc lấy
từ khu vực cây cối xung quanh nhà máy sản xuất DES trong khoảng từ 0,02 đến
24µg/m3 (IARC, 1979).

2.2.2.7 Những quy định chung về việc sử dụng DES
Năm 1979, Hiệp hội thức ăn và thuốc của Mĩ (the US Food and Drug
Administration, FDA) đã cấm sử dụng DES như chất kích thích tăng trọng.
1981, Hội đồng luật pháp Châu Âu đã ban hành chỉ thị 81/602/EEC cấm việc sử
dụng một số hormone (diethylstilbetrol và một số stilbenes và chất có tác dụng kháng
tuyến giáp khác).

14


Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xếp DES vào danh mục
18 loại hoá chất và kích thích tố cấm sử dụng trong chăn nuôi (theo Quyết định
54/2002/QĐ-BNN, ngày 20 tháng 6 năm 2002).
2.2.3 GIỚI THIỆU VỀ AFLATOXIN
2.2.3.1 Lịch sử phát hiện aflatoxin
Năm 1913, tác hại của aflatoxin đã được mô tả bởi Plaut nhưng chưa được
chứng minh trên cơ sở khoa học.
Năm 1940, theo các tài liệu của FAO (1979) các chứng ngộ độc nghi ngờ do
độc tố đã được báo cáo tại bang Georgia (Mỹ) làm chết một số heo khi chúng ăn phải
thức ăn nhiễm nấm mốc. Các sự kiện tương tự cũng được báo cáo vào năm 1950 ở
Alabama.
Năm 1960, hơn 10 vạn con gà tây đã chết không rõ nguyên nhân ở miền Nam
và Đông nước Anh chỉ với bệnh tích ở gan, nên người ta gọi là bệnh X của gà tây
(Blount, 1961). Các hiện tượng tương tự cũng xảy ra trên vịt con, gà giò ở Tây Ban
Nha, Hungary, Uganda mà điểm chung duy nhất là khẩu phần có bánh dầu đậu phộng
nguồn gốc từ Brazin, Tây Phi, Đông Phi và Ấn Độ.
Năm 1961, người ta đã tìm ra chất độc phát huỳnh quang xanh tím dưới đèn tử
ngoại, chất này được gọi là aflatoxin và bệnh do nó gây ra gọi là aflatoxicosis (Asplin,
1962). Sự kiện trên nước Anh là bằng chứng đầu tiên về bệnh aflatoxin (Araullo và
ctv, 1976) (Trích dẫn Lê Anh Phụng, 2001).

2.2.3.2 Các loại nấm mốc sản sinh aflatoxin và các yếu tố ảnh hưởng sự tạo thành
aflatoxin
Loài nấm mốc đầu tiên được biết đến sản sinh aflatoxin là Aspergillus flavus và
sau đó là A. parasiticus. Đây là 2 loài sản sinh aflatoxin mạnh nhất và nhiều nhất.
Ngoài ra có nhiều loài nấm mốc khác cũng sản sinh afatoxin: Aspergillus oryzae
(Basappa và ctv, 1967), A. niger, A. wentii, A. ruber, Penicillium puperulum, P.
varabile, P. frequentans, P. citrinum (Kulik và Holaday, 1967), A. ostianus (Scott và
ctv, 1968), A. ochraceus, Rhizopus spp (Van Walbeek và ctv, 1968), A. nomius
(Kurtzman cà ctv, 1987).

15


×