Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG AFLATOXIN M TRONG SỮA BÒ TƯƠI VÀ HÀM LƯỢNG AFLATOXIN B 1 1 TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP BỔ SUNG CHO BÒ TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.73 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG AFLATOXIN M1 TRONG SỮA BÒ
TƯƠI VÀ HÀM LƯỢNG AFLATOXIN B1 TRONG THỨC ĂN
HỖN HỢP BỔ SUNG CHO BÒ TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI
BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : VÕ THỊ THANH MINH
Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 9/2008


KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG AFLATOXIN M1 TRONG SỮA BÒ TƯƠI VÀ
HÀM LƯỢNG AFLATOXIN B1 TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP BỔ
SUNG CHO BÒ TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VÕ THỊ THANH MINH


Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG
ThS. NGUYỄN LÊ KIỀU THƯ

Tháng 9/2008
i


LỜI CẢM ƠN
Mãi khắc ghi công ơn ba, mẹ đã sinh thành, dạy dỗ, nuôi nấng cho con đến
ngày hôm nay. Con vô cùng biết ơn trước những khó khăn, vất vả mà ba mẹ đã hy sinh
để cho con những đều tốt đẹp nhất.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng quý thầy cô đã truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt những năm qua.
Chân thành cảm ơn
Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện cho em thực tập tốt đề tài.
Chân thành biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Anh Phụng và ThS. Nguyễn Lê Kiều Thư
đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành tốt đề tài.
Chân thành cảm ơn những người thân, hàng xóm cùng toàn thể bạn bè trong và
ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong xuốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Sinh viên
Võ Thị Thanh Minh

ii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát hàm lượng aflatoxin M1 trong sữa bò tươi và hàm lượng
aflatoxin B1 trong thức ăn hỗn hợp bổ sung cho bò tại một số hộ chăn nuôi bò sữa trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, đã được thực hiện từ 18/02/2008 đến 18/06/2008 tại
Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi Cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh.
Qua khảo sát 176 mẫu sữa bò tươi bằng kỹ thuật ELISA và 20 mẫu TAHH bổ sung
cho bò từ những hộ chăn nuôi bò sữa có phát hiện AFM1 trong sữa bằng phương pháp
sắc ký lỏng cao áp (HPLC) thu được kết quả như sau.
 Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi chiếm 63,64% tổng số mẫu khảo sát.
Không có khác biệt về tỉ lệ nhiễm AFM1 giữa các loại TAHH bổ sung và sản lượng
sữa..
 Mức độ nhiễm AFM1 trung bình trong sữa bò tươi là 13,66 ppt. Mức nhiễm <
25 ppt chiếm 36,36%, mức nhiễm 25 - 500 ppt chiếm 60,80% và mức nhiễm > 500
ppt chiếm 2,84%. Như thế có 97,16% số mẫu sữa đạt yêu cầu về AFM1 (theo quy
định của Bộ Y Tế năm 1998 là < 500 ppt).
 Tỉ lệ nhiễm AFB1 trên tổng số mẫu TAHH khảo sát là 95%.
 Mức độ nhiễm AFB1 trung bình trong TAHH là 13,49 ppb. Các mẫu âm tính
chiếm 5%, mức nhiễm 1 - 20 ppb chiếm 50% và mức nhiễm > 20 ppb chiếm 45% số
mẫu khảo sát. Có 55% số mẫu TAHH khảo sát đạt yêu cầu về AFB1 theo quy định
của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn năm 1998.
 Giữa AFB1 trong TAHH bổ sung cho bò và AFM1 trong sữa của bò được cho ăn
thức ăn đó có sự tương quan chưa chặt, với r = 0,456, có lẽ do bò được cho ăn nhiều
loại thức ăn khác ngoài TAHH. Tỉ lệ chuyển đổi từ AFB1 sang AFM1 là 1,52%.

iii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt khóa luận .......................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ ix
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH ................................................................................................................... 2
1.3. YÊU CẦU...................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. NẤM MỐC TRONG THỨC ĂN VÀ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN ..................... 3
2.1.1. Một số loài nấm mốc thường gặp trong thức ăn ............................................3
2.1.2. Tác hại của việc nhiễm nấm mốc trong thức ăn và nguyên liệu thức ăn .......3
2.2. ĐỘC TỐ NẤM MỐC, ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT ...... 4
2.2.1. Độc tố nấm mốc .............................................................................................4
2.2.2. Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với người và động vật..........................4
2.3. CÁC LOÀI NẤM MỐC SINH AF ............................................................................ 5
2.3.1. Đặc điểm của Aspergillus flavus....................................................................6
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo AF của nấm mốc.......................................6
2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA AF .................................................................................................. 7
2.4.1. Cấu trúc hóa học và tính chất lý hóa của AF .................................................7
2.4.2. Sự hấp thu và chuyển hóa của AF trong cơ thể động vật ..............................8
2.5. BỆNH NHIỄM ĐỘC AF ........................................................................................... 10
2.5.1. Cơ chế gây độc.............................................................................................10
2.5.2. Nhiễm độc cấp tính ......................................................................................11
2.5.3. Nhiễm độc mãn tính .....................................................................................11
iv



2.5.4. Ức chế miễn dịch .........................................................................................12
2.5.5. Gây ung thư..................................................................................................12
2.6. TÌNH HÌNH NHIỄM AF VÀ MỨC TỐI ĐA ĐƯỢC PHÉP TRÊN NÔNG SẢN
..................................................................................................................................... 13

2.6.1. Tình hình nhiễm AF .....................................................................................13
2.6.2. Mức AF tối đa được phép trên nông sản......................................................14
2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ ĐO LƯỜNG AF................................. 15
2.7.1. Phương pháp sinh vật học ............................................................................15
2.7.2. Phương pháp hóa học...................................................................................16
2.7.3. Các phương pháp sắc ký ..............................................................................16
2.7.4. Phương pháp miễn dịch học.........................................................................18
2.8. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ NÔNG SẢN NHIỄM AF ... 19
2.8.1. Các biện pháp phòng chống AF...................................................................19
2.8.2. Xử lý nông sản nhiễm AF ............................................................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................21
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................ 21
3.1.1. Thời gian ......................................................................................................21
3.1.2. Địa điểm .......................................................................................................21
3.2. VẬT LIỆU ................................................................................................................... 21
3.2.1. Đối tượng khảo sát .......................................................................................21
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ.......................................................................................21
3.2.3. Bộ kít ELISA................................................................................................22
3.2.4. Hóa chất dùng phân tích AFB1 ....................................................................22
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 22
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 23
3.4.1. Cách lấy mẫu................................................................................................23
3.4.2. Kiểm tra hàm lượng AFM1 bằng kỹ thuật ELISA .......................................24

3.4.3. Kiểm tra hàm lượng AFB1 bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC)26
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..................................................................................... 27
3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................................................................ 28

v


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................29
4.1. TỈ LỆ NHIỄM AFM1 TRONG SỮA BÒ TƯƠI Ở MỘT SỐ QUẬN, HUYỆN
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN TỈ LỆ NHIỄM AFM1 ............... 29
4.1.1. Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi ở một số quận, huyện ........................29
4.1.2. Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi theo loại TAHH bổ sung ...................31
4.1.3. Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi theo sản lượng sữa.............................32
4.2. MỨC ĐỘ NHIỄM AFM1 TRONG SỮA BÒ TƯƠI ............................................. 34
4.2.1. Mức độ nhiễm AFM1 trung bình trong sữa bò tươi .....................................34
4.2.2. Tỉ lệ các mức nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi .............................................36
4.2.3. Tỉ lệ mẫu sữa đạt yêu cầu về AFM1 ở các quận, huyện...............................38
4.3. AFB1 TRONG TAHH BỔ SUNG CHO BÒ .......................................................... 39
4.3.1. Tỉ lệ nhiễm AFB1 trong TAHH bổ sung ......................................................40
4.3.2. Mức độ nhiễm AFB1 trong TAHH bổ sung .................................................40
4.3.3. Mối tương quan giữa hàm lượng AFB1 trong TAHH bổ sung và AFM1
trong sữa.................................................................................................................42
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................Error! Bookmark not defined.
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................................44
5.2. ĐỀ NGHỊ .....................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên chữ

Nghĩa

AF

Aflatoxin

AFB1

Aflatoxin B1

AFB2

Aflatoxin B2

AFG1

Aflatoxin G1

AFG2

Aflatoxin G2

AFM1


Aflatoxin M1

AFM2

Aflatoxin M2

AOAC

Association of Official Analytical

Hiệp hội các nhà phân tích hóa

Chemists

học

Ctv

Cộng tác viên

EIA

Enzyme Immuno Assay

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

Phản ứng ELISA


FAO

Food and Agricutural Organization

Tổ chức Lương Thực và Nông
Nghiệp Liên Hiệp Quốc
Sắc ký lỏng cao áp

HPLC

High Pressure Liquid Chromatography

NXB

Nhà xuất bản

Ppb

Part per billion

Phần tỉ (µg / kg)

Ppt

Part per trillion

Phần nghìn tỉ (ng / l)

TAHH


Thức ăn hỗn hợp

TLC

Thin Layer Chromatography

Sắc ký lớp mỏng

UV

Ultra violet

Tia cực tím

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số loài nấm mốc thường gặp trong thức ăn ............................................3
Bảng 2.2 : Tác động gây độc của các loại độc tố do nấm mốc sinh ra...........................5
Bảng 2.3: Tỉ lệ chuyển hóa AFB1 từ thức ăn vào sữa ..................................................10
Bảng 2.4: Liều LD50 của AFB1 cho uống 1 lần trên động vật ......................................11
Bảng 2.5: Tình hình nhiễm độc tố AF trong thức ăn ở miền Nam Việt Nam..............12
Bảng 2.6: Tình hình nhiễm AFM1 trong sữa của một số quốc gia trên thế giới ..........13
Bảng 2.7: Giới hạn nhiễm độc tố vi nấm......................................................................13
Bảng 2.8: Qui định hàm lượng tối đa AFB1 và tổng số các AF (B1+B2+G1+G2) trong
TAHH cho gia súc, gia cầm .........................................................................................14
Bảng 2.9: Mức qui định về AF trong thức ăn gia súc ở khối EU.................................15
Bảng 3.1: Bố trí lấy mẫu sữa và mẫu TAHH bổ sung cho bò sữa ở các quận, huyện .23

Bảng 4.1: Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi ở một số quận, huyện ........................29
Bảng 4.2: Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi theo loại TAHH bổ sung ...................31
Bảng 4.3: Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi theo sản lượng sữa ............................33
Bảng 4.4: Mức độ nhiễm AFM1 trung bình và biến động trong mẫu sữa....................34
Bảng 4.5: Tỉ lệ các mức nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi .............................................36
Bảng 4.6: Tỉ lệ mẫu sữa đạt yêu cầu về AFM1 ở các quận, huyện...............................38
Bảng 4.7: Tỉ lệ nhiễm AFB1 trong TAHH bổ sung......................................................40
Bảng 4.8: Mức nhiễm AFB1 trong TAHH bổ sung......................................................40
Bảng 4.9: Hàm lượng AFB1 trong TAHH bổ sung và AFM1 trong sữa bò tươi..........42

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 :Hình dạng của Aspergillus flavus...................................................................6
Hình 2.2: Cấu trúc hóa học của AF chủ yếu ..................................................................8
Hình 3.1: Đưa đĩa vào máy đọc kết quả sau khi được nhỏ dung dịch dừng phản ứng
.....................................................................................................................24
Hình 3.2: Mẫu đựng trong bình tam giác có nút nhám thủy tinh .................................25
Hình 4.1: Đĩa phân tích AFM1 bằng phương pháp ELISA ..........................................31
Hình 4.2: TAHH bổ sung cho bò để dưới sàn nhà ẩm ướt ..........................................35
Hình 4.3: Nơi trộn TAHH bổ sung cho bò ẩm ướt và không đảm bảo vệ sinh............36

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi ở các quận, huyện .........................29
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi theo loại TAHH bổ sung...............32
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi theo sản lượng sữa ........................33
Biểu đồ 4.4: Mức độ nhiễm AFM1 trung bình trong sữa bò tươi ở các quận, huyện...34

Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ các mức nhiễm AFM1 trong sữa bò tươi ở các quận, huyện ...........37
Biểu đồ 4.6: Tỉ lệ mẫu sữa đạt yêu cầu về AFM1 ở các quận, huyện ..........................39
Biểu đồ 4.7 Tỉ lệ nhiễm AFB1 trong TAHH bổ sung...................................................39
Biều đồ 4.8: Phân bố các mức nhiễm AFB1 trong TAHH bổ sung..............................41

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đang rất phát triển, thức ăn cho bò
cũng ngày càng được cải thiện để tăng năng xuất sữa. Người ta đã sử dụng nhiều loại
thức ăn khác nhau cho bò như là thức ăn thô xanh, thức ăn hỗn hợp, xác đậu nành, xác
mì, rơm có bổ sung ure và rỉ mật đường,…. Tuy nhiên thức ăn hỗn hợp là loại có nguy
cơ nhiễm nấm mốc cao. Độc tố nấm mốc gây hại cho cơ thể từ từ nên ít khi người ta
có thể phát hiện được, và khi phát hiện thì tác động của nó rất nghiêm trọng. Tùy theo
loại độc tố mà có cơ chế tác động khác nhau, tác hại cũng khác nhau. Tác động vào
gan và thận gây viêm, nếu kéo dài có thể gây ra ung thư (aflatoxin, ochratoxin...); Tác
động vào hệ tuần hoàn gây ra xuất huyết mãn tính, giảm lượng kháng thể
(aflatoxin…); Tác động lên hệ thần kinh gây ra hôn mê, mất tính ngon miệng
(deoxynivalenol, DON); Tác động lên hệ hô hấp gây ra viêm nám phổi (Aspergillus
fumigatus) (Dương Thanh Liêm, 2003). Trong đó aflatoxin là loại có độc tính rất
mạnh, có thể gây độc cho tất cả các loài vật khác nhau. Tổ chức về bệnh ung thư quốc
tế đã xếp aflatoxin vào danh sách những tác nhân gây ung thư ở người. Aflatoxin có 4
dẫn xuất quan trọng là B1, B2, G1 và G2, trong đó aflatoxin B1 chiếm số lượng nhiều
nhất và nó cũng gây độc nhiều nhất (Dương Thanh Liêm, 2006). Khoảng 1 - 3%
aflatoxin B1 ăn vào được chuyển hoá thành aflatoxin M1 trong sữa, aflatoxin M1 có
khả năng gây ngộ độc, gây ung thư cho người sử dụng sữa nhiễm aflatoxin M1.
Aflatoxin thường có trong các hạt đậu phộng, bắp, các loại hạt ngũ cốc…. Khi đã bị

nhiễm độc tố của nó thì không có một loại kháng sinh nào có thể điều trị được. Để
tránh hậu quả do nhiễm aflatoxin trong sữa, lương thực và thực phẩm người ta cần xác
định lượng nhiễm cho phép để không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ. Kiểm tra
aflatoxin là việc tối cần thiết nhằm đảm bảo giá trị kinh tế và sức khoẻ cộng đồng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường
Đại Học Nông Lâm và Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi Cục Thú Y
1


thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát hàm lượng aflatoxin
M1 trong sữa bò tươi và hàm lượng aflatoxin B1 trong thức ăn hỗn hợp bổ sung
cho bò tại một số hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” dưới
sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Anh Phụng và Thạc sĩ Nguyễn Lê Kiều Thư.
1.2. MỤC ĐÍCH
Xác định khả năng nhiễm aflatoxin M1 trong sữa bò tươi và aflatoxin B1 trong
mẫu thức ăn tại một số hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ
đó có thể đề xuất biện pháp chế biến, bảo quản thức ăn cho bò sữa tốt hơn, nâng cao
năng suất sữa và hạn chế được độc tố.
1.3. YÊU CẦU
Lấy mẫu sữa bò tươi để kiểm tra hàm lượng aflatoxin M1 bằng phương pháp
ELISA.
Lấy mẫu thức ăn hỗn hợp bổ sung cho bò để kiểm tra hàm lượng aflatoxin B1
bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC: High Presure Liquid Chromatography)

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. NẤM MỐC TRONG THỨC ĂN VÀ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN

2.1.1. Một số loài nấm mốc thường gặp trong thức ăn
Nấm mốc là một nhóm các vi sinh vật đơn bào hoặc đa bào, phân bố rộng khắp
trong thiên nhiên. Nấm mốc không có khả năng quang hợp, cơ thể gồm những sợi có
hoặc không có vách ngăn, sinh sản hữu tính, sinh sản dinh dưỡng hoặc sinh sản bào tử
vô tính có thể phát tán trong không khí và xâm nhập vào lương thực, thực phẩm (Tô
Minh Châu, 2000, trích dẫn của Trần Bắc Vi, 2005).
Bảng 2.1: Một số loài nấm mốc thường gặp trong thức ăn
Ngô

Absidia, Aspergillus flavus, A. terreus, Cephalosporium,, Fusarium,…



Aspergillus, Penicillium, Fusarium, Rhizopus,…

Gạo

Absidia corymbifera, Aspergillus candidus, A. flavus,…

Đậu phộng Acremonium, Aspergillus ficuum, A. flavus, Fusarium,…
Thịt heo

Alternaria, Aspergillus amstelodami, A. flavus, A. versicolor,…

Thịt bò

Cladosporium herbrum, Penicillium expansum, Rhizopus stolonifer,..
(Nguồn: Đậu Ngọc Hào – Lê Thị Ngọc Diệp, 2003)

2.1.2. Tác hại của việc nhiễm nấm mốc trong thức ăn và nguyên liệu thức ăn

Một số tác hại chủ yếu của việc nhiễm nấm mốc trong thức ăn và nguyên liệu
thức ăn như:
 Xấu mẫu mã của sản phẩm: Bột bị nhiễm nấm Cladosporium làm đen lại, các
chế phẩm bột sống có màu xanh lam do Monilia albo-violacea, trứng vịt bị méo mó
khi nhiễm độc tố AF (Moreau, 1974).
 Biến đổi giá trị dinh dưỡng: nấm mốc phát triển làm giảm lượng tinh bột và
thủy phân protein, làm mất đi lượng lipid, làm hư hại các vitamin do sự lên men phân
giải của nấm mốc. Do vậy lượng chất xơ tăng lên trong hạt, ảnh hưởng đến quá trình
tiêu hóa và giảm thấp năng lượng (Đậu Ngọc Hào – Lê Thị Ngọc Diệp, 2003).

3


 Ảnh hưởng đến mùi vị và tính ngon miệng: do sự phát triển của nấm mốc làm
mất mùi thức ăn, ví dụ: các loài Aspergillus làm cho cà phê bị đắng chát, các loài
Aspergillus glaucus, Aspergillus tamarri và Penicillium citrinum làm cho dầu lạc bị
hôi,…(Moreau, 1974).
Tuy nhiên, những tác hại nặng nề nhất của việc nhiễm nấm mốc trong thức ăn
và nguyên liệu thức ăn là do các loại độc tố mà chúng tạo ra. Theo ước tính của FAO
năm 1995, có khoảng 25% nông sản của thế giới chịu ảnh hưởng của độc tố nấm
mốc, chủ yếu là AF. Thiệt hại kinh tế do nhiễm độc tố nấm mốc đã được ước tính đến
hàng triệu đô la mỗi năm. Tác hại kinh tế lớn nhất do nhiễm độc tố nấm mốc là ảnh
hưởng trực tiếp đến người sản xuất, cây trồng và vật nuôi, cũng như các nhà sản xuất
thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (Devegowda và ctv, 2002).
2.2. ĐỘC TỐ NẤM MỐC, ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
2.2.1. Độc tố nấm mốc
Độc tố nấm được dịch từ chữ “Mycotoxin” là sản phẩm của quá trình chuyển
hóa từ nấm mốc, không phải là hợp chất có sẵn trong nguyên liệu thức ăn. Nó xuất
hiện trong nguyên liệu sau quá trình thu hoạch, chế biến, bảo quản do các loại nấm
mốc tổng hợp ra. Độc tố nấm mốc gây hại rất lớn cho gia súc, gia cầm, sức khoẻ của

con người (Dương Thanh Liêm, 2007).
Hiện nay người ta biết được có hơn 10.000 loài nấm mốc. Trong số đó có hơn
50 loài có khả năng sản sinh độc tố, và có hơn 300 loại độc tố được tìm thấy (Dương
Thanh Liêm, 2007).
2.2.2. Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với người và động vật
Độc tố nấm gây hại rất lớn và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho
người và động vật như:
 Độc tố nấm mốc làm hư hại niêm mạc của ống tiêu hóa nên làm cho động vật
chậm lớn, giảm tăng trọng.
 Nếu người và động vật nhiễm hàm lượng độc tố nấm mốc cao có thể gây ngộ
độc cấp tính và gây chết, còn ở hàm lượng thấp độc tố gây rối loạn chuyển hóa của
cơ thể, làm suy giảm miễn dịch, tạo tiền đề cho các bệnh nhiễm khuẩn (Lê Thị Ngọc
Diệp - Bùi Thị Tho, 2006).

4


 Độc tố AF làm thay đổi hoạt động sinh lý bình thường, gây rối loạn sinh sản. Ở
thú cái mang thai có thể gây sẩy thai, chết thai (Moreau, 1974).
 Một số độc tố nấm mốc có khuynh hướng gây ung thư. Nó không những gây
thiệt hại khá lớn cho nhà chăn nuôi, mà sự tồn dư độc tố nấm mốc trong sản phẩm
chăn nuôi có thể gây ung thư cho người như là AF (Dương Thanh Liêm, 2007).
Bảng 2.2 : Tác động gây độc của các loại độc tố do nấm mốc sinh ra
Tên độc tố

Loài nấm sản xuất

Tác động của mycotoxin lên cơ thể

Aflatoxin


Aspergillus flavus

Viêm gan, ung thư gan và thoái hóa mỡ

Aflatoxin

Aspergillus parasiticus

gan

Citreoviridin

Penicillium viridicatum

Trương phù tim

Citrinin

Penicillium vindicatum

Hoại tử thận

Cyclochlorotine

Penicillium islandicum

Độc hại gan

Ochratoxins


Aspergillus ochraceus

Độc hại gan

Patulin

Penicillium expansum

Xuất huyết não và phổi. Có khả năng

Patulin

Penicillium patulum

gây ung thư

Rubratoxin

Penicillium rubrum

Xuất huyết gan, xâm nhiễm chất béo

Rugulosin

Penicillium islandicum

Tổn thương thận và gan

Sterigmatocystin


Aspergillus flavus

Ung thư gan

Trichothecenes

Fusarium graminearum

Độc hại tế bào

Deoxynivalenol

Fusarium graminearum

Gây nôn mửa

Zearalenone

Fusarium

Ảnh hưởng quá độ estrogen

(Nguồn: Dương Thanh Liêm, 2007)
2.3. CÁC LOÀI NẤM MỐC SINH AF
Có 2 loài Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh AF với các
lượng khác nhau tùy thuộc vào chủng nấm, cơ chất, điều kiện môi trường. Một số loài
nấm mốc khác cũng có khả năng sinh AF nhưng với lượng rất ít, ví dụ: Các loài
Aspergillus như Aspergillus nomius, Aspergillus oryzae, A. niger, A. wentti, A. ruber,
A. ostinanus, A. ochraceus, các loài Penicillium như Penicillium puberulum, P.

variabile, P. frequentans, P. citrinum, Rhizopus spp (Lê Anh Phụng, 2001).

5


2.3.1. Đặc điểm của Aspergillus flavus

Hình 2.1 :Hình dạng của Aspergillus flavus
(Nguồn: Trần Bắc Vi, 2005)
Loài Aspergillus flavus rất dễ nhận diện bởi khuẩn lạc có màu vàng hơi lục và ít
nhiều vón cục. Cuống sinh bào tử không phân nhánh, trong suốt, có vách sần sùi. Thể
bọng hình cầu hay hơi cầu. Thể bình thường có 2 lớp hoặc 1 lớp hoặc đôi khi cả 2 kiểu
cùng có mặt trên 1 bọng. Các bào tử đính có kích thước khá lớn (đường kính 5 – 7
µm), hình cầu, màu vàng nâu đến hơi lục, vách trơn láng hoặc hơi nhăn. Bào tử có sức
đề kháng cao, sống lâu trong điều kiện khô. Hạch nấm thường có màu nâu đỏ cho đến
đen, gặp ở một số chủng (Lê Anh Phụng, 2002).
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo AF của nấm mốc
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tạo thành AF gồm: loài nấm mốc, loại cơ
chất và điều kiện ngoại cảnh.
2.3.2.1. Loài nấm mốc
Khả năng sinh độc tố phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài nấm mốc. Hầu
hết các chủng Aspergillus parasiticus và Aspergillus nomius đều sản xuất 4 loại AF:
AFB1, AFB2, AFG1, AFG2. Chỉ có khoảng 50% số chủng Aspergillus flavus có khả
năng sản sinh độc tố và chỉ sản sinh nhóm B (AFB1, AFB2) (Klich và Pitt, 1988; trích
dẫn của Lê Anh Phụng, 2002).
Sự sản sinh AF trong tự nhiên cũng rất khác nhau. AFB1 chiếm số lượng nhiều
nhất, được tìm thấy ở hầu hết các chủng thử nghiệm, AFG1, AFB2 cũng được tìm thấy
ở nhiều chủng, trong khi đó AFG2 rất ít gặp (Đậu Ngọc Hào – Lê Thị Ngọc Diệp,
2003).


6


2.3.2.2. Bản chất của cơ chất
AF có thể được phát hiện trên các nguyên liệu có hàm lượng carbonhydrat cao
là bắp, gạo, hạt kê, đậu phộng, hạt bông vải, cùi dừa, hạt hướng dương, rau quả, hạt cà
phê, hạt ca cao, một số loại gia vị như tiêu, ớt…. Các loại hạt có dầu, đặc biệt đậu
phộng có hàm lượng lipid cao (khoảng 430 mg / g) là loại cơ chất thuận lợi nhất cho
sản xuất AF (Sukardi, 1983; trích dẫn của Lê Anh Phụng, 2002).
2.3.2.3. Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ tối ưu cho sản xuất AF là 28oC, dao động từ 25 - 30oC. Nếu nuôi cấy
Aspergillus flavus ở 45oC thì khả năng sản sinh AF sẽ bị ức chế. Độ ẩm 9 - 10% trong
đậu và khô dầu phộng, 16 - 18% trong các hạt ngũ cốc tương ứng với độ hoạt động của
nước Aw = 0,85 thuận lợi cho sinh AF. Độ ẩm hạt (bắp) tốt nhất cho sản xuất AF là
40% và ở nhiệt độ là 28oC. Tăng độ ẩm sẽ làm tăng tổng hợp AF nhưng nếu độ ẩm
trên 50% thì lại làm giảm vì lúc đó giữa các hạt có quá nhiều nước sẽ gây ra sự thiếu
thoáng khí và làm tăng CO2 trong môi trường (Lê Anh Phụng, 2002).
2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA AF
2.4.1. Cấu trúc hóa học và tính chất lý hóa của AF
2.4.1.1. Cấu trúc hóa học
 AF có cấu trúc hóa học rất gần nhau và có khung hóa học tương tự coumarin
nên còn gọi là flavacoumarin. Phân tử AF gồm 1 gốc coumarin, 2 nhân furan và 1
vòng lacton (Sargeant, 1961; trích dẫn của Lê Anh Phụng, 2002).
 Hiện nay người ta biết được có 20 loại AF, trong đó có 4 loại được để ý sớm
nhất và quan trọng nhất là AFB1, AFB2, AFG1, AFG2 vì nó có độc tính cao hơn các
loại còn lại. Giữa 4 loại trên thì AFB1 chiếm số lượng nhiều nhất và nó cũng gây ngộ
độc nhiều nhất (Dương Thanh Liêm, 2007). AFB1 và AFB2 có màu huỳnh quang
màu xanh da trời dưới tia UV (B: Blue), còn AFG1 và AFG2 có màu xanh lá cây dưới
tia UV (G: Green). AF nhóm B có chứa 1 chức lacton, AF nhóm G có chứa 2 chức
lacton.

 AFB2 và AFG2 có cấu trúc gần giống như AFB1 và AFG1, chỉ khác ở chỗ nối
đôi trong nhân difuran tận cùng của AFB1 và AFG1 bị khử (Lê Thị Ngọc Diệp-Bùi
Thị Tho, 2006).

7


 AFM1 và AFM2 (M: Milk) là sản phẩm dihydroxy hóa của AFB1 và AFB2 theo
thứ tự, được phát hiện trong sữa bò, sữa, gan, thận, nước tiểu cừu khi cho ăn khẩu
phần có nhiễm AFB1 và AFB2 theo thứ tự. Các chất AFGM1 và AFGM2 cũng được
tìm thấy trong nước tiểu cừu được cho ăn AFG1 và AFG2 (Nabney và ctv, 1967; trích
dẫn của Lê Anh Phụng, 2002).

Hình 2.2: Cấu trúc hóa học của các AF chủ yếu
(Nguồn: Jones, 1977; trích dẫn của Sigrid Pasteiner, 1998)
2.4.1.2. Tính chất lý hóa
AF dễ bị hủy bởi chất kiềm, nhưng tương đối bền với nhiệt độ. Nhiệt độ cao
hơn 100oC chỉ khử được phần nào AF. AF tan trong một số dung môi hữu cơ như
chloroform, acetonitril, methanol, ethanol, aceton, benzen nhưng không tan trong một
số dung môi béo: hexan, ether ethylic, ether dầu hỏa (Lê Anh Phụng, 2002).
2.4.2. Sự hấp thu và chuyển hóa của AF trong cơ thể động vật
2.4.2.1. Sự hấp thu của AF
Khi xâm nhập vào cơ thể AF được hấp thu qua đường tiêu hóa (đôi khi qua
đường hô hấp). Do khối lượng phân tử nhỏ và có ái lực với lipid nên AF thường được
hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động (Hodgson, 1987; trích dẫn của Lê Anh
Phụng, 2002).
8


Sau khi AF được hấp thu vào máu, độc tố được vận chuyển trong hệ tuần hoàn

nhờ liên kết với protein huyết tương. Đối với AFB1, người ta nhận thấy hơn 90% độc
tố ở dạng liên kết với albumin là thành phần quan trọng của protein huyết tương
(Wong, 1980; trích dẫn của Lê Anh Phụng, 2001).
2.4.2.2. Phân bố của AF trong cơ thể
Sau khi qua hệ thống tĩnh mạch cửa, AF tập trung chủ yếu ở cơ quan đích là
gan. Các tế bào gan có tính thấm cao, hoạt động chuyển hóa cao và có khả năng tạo
các liên kết cộng hóa trị với các đại phân tử (Wilson, 1985; trích dẫn của Lê Anh
Phụng, 2001). Ở loài nhai lại, thận có thể chứa hàm lượng AF cao nhất và cả ở dạng
hydroxyl hóa của độc tố là AFM1 cũng được phát hiện trong sữa (Stubblefild, 1983;
Fernandez, 1997; trích dẫn của Lê Anh Phụng, 2001). Trên loài cầm, mức AF cao nhất
ở mề, gan, thận khi cho ăn khẩu phần có AFB1 (Gregory, 1983; Chen, 1984; trích dẫn
của Lê Anh Phụng, 2001). Không thường AFM1 cũng xuất hiện trong các loại mô trên
ở dạng tự do hoặc dạng liên kết.
2.4.2.3. Chuyển hóa của AF trong cơ thể
Lượng AF ăn vào thường được cơ thể cố gắng giải độc bằng cách bài thải
hoặc biến đổi ở gan qua hệ thống mono-oxy hóa, glutathion hoặc thải tiết qua mật.
Chuyển hóa ở gan đóng vai trò chủ yếu trong chuyển hóa AFB1 tạo ra các chất có độc
tính thấp hơn. Hai loại AFM1 và AFM2 được tìm thấy trong sữa, thận, gan động vật là
sản phẩm hydroxyl hóa của AFB1 và AFB2. AFM1 cũng được tìm thấy trong nước tiểu
của người (Moreau, 1974).
Việc chuyển hóa các AF ở bò xảy ra khá nhanh: cho bò cái ăn một liều duy
nhất (0,5 mg/kg) của một hỗn hợp các AF (B1 : 44%; G1: 44%; B2: 2%) và phân tích
đều đặn sữa, kết quả cho thấy 85% lượng AF phát hiện trong sữa và nước tiểu được
bài tiết ra trong vòng 48 giờ; 4 ngày sau trong sữa, và 6 ngày sau trong nước tiểu và
phân không phát hiện được một vết nào nữa. Trong sữa chỉ có AFM1 và lượng này
chiếm 0,35% lượng AFB1 ăn phải. Nếu cho 67 đến 200 mg AFB1 vào khẩu phần hằng
tuần của một bò cái, người ta thấy có 0,07 đến 0,15 mg AFM1/ kg sữa đã đông khô
(Moreau, 1974).

9



2.4.2.4. Bài thải AF
Phần lớn AFB1 được bài thải qua nước tiểu, mật là đường bài tiết quan trọng
thứ hai. Bài thải qua phân được coi như hậu quả của sự kém hấp thu qua niêm mạc tiêu
hóa hoặc do sự bài tiết của mật giúp cho loại thải độc tố và các chất chuyển hóa của
chúng qua ống tiêu hóa. Khoảng 1 - 3% lượng AFB1 ăn vào được chuyển thành AFM1
trong sữa nhưng sự chuyển hóa này khác biệt từ thú này sang thú khác, hoặc theo thời
gian (Pittet, 1998; trích dẫn của Lê Anh Phụng, 2001).
Bảng 2.3: Khả năng chuyển hóa AFB1 từ thức ăn vào sữa
Loài thú

AFB1 ăn vào

AFM1 trong sữa

Tác giả

(µg / lít)
Bò cái

155 - 244 µg / ngày

0 - 21

Patterson và ctv (1980)

Bò cái

0,35 mg / kgP / ngày


4 - 32

Stubblefield và ctv (1983)

Bò cái

13 mg (1 lần)

1 - 10

Applebaume và ctv (1982)

Bò cái

250 - 7300 µg / ngày

Cừu cái

28 mg (1 lần)

0,06 - 12,5
> 100 (sau 7 giờ)

Polan và ctv (1974)
Nabney và Burbage (1967)

(Nguồn: trích dẫn của Lê Anh Phụng, 2001)
2.5. BỆNH NHIỄM ĐỘC AF
2.5.1. Cơ chế gây độc

AF có khả năng liên kết với ADN trong nhân tế bào. Sự liên kết này gây ức chế
các enzyme polymerase của ARN. Nó có tác dụng hạn chế trong tổng hợp ARN và ức
chế polymerase t-ARN. Đây là nguyên nhân làm giảm sút tổng hợp protein trong tế
bào. Người ta cũng đã chứng minh rằng vòng -, -lacton không bão hòa có trong
phân tử AF làm cho hợp chất này có hoạt tính gây ung thư, và cũng chính vòng lacton
này gây ức chế tổng hợp ADN nhân tế bào, do đó nó làm rối loạn sự tăng trưởng bình
thường của tế bào (Dương Thanh Liêm, 2007).
Tác động gây độc của AF thường thể hiện trên 4 phương diện:
 Nhiễm độc cấp tính khi ăn phải một lượng lớn AF có thể gây chết
 Nhiễm độc mãn tính do ăn một lượng nhỏ AF trong một thời gian dài
 Gây ức chế miễn dịch
 Gây ung thư và sinh quái thai

10


2.5.2. Nhiễm độc cấp tính
Nhiễm độc cấp tính xảy ra khi động vật ăn vào một lượng lớn độc tố, tính gây
độc cấp tính thường được thể hiện qua liều gây chết 50% (LD50). Thú non thường mẫn
cảm hơn thú trưởng thành. Triệu chứng nhiễm độc cấp tính thể hiện tổn thương gan và
triệu chứng thần kinh như nằm liệt và co giật. Chết có thể xảy ra sau một thời gian
ngắn, thường dưới 72 giờ. Kiểm tra bệnh tích thấy gan màu vàng nhạt, sưng, thùy gan
bên trái bị ảnh hưởng nhiều hơn. Có hiện tượng tăng sinh và thoái hóa tế bào gan, xuất
huyết ở ruột và hoại tử ở lớp biểu mô tiểu cầu thận (Lê Thị Ngọc Diệp – Bùi Thị Tho,
2006).
Bảng 2.4: Liều LD50 của AFB1 cho uống 1 lần trên động vật
Loài động vật

LD50


(xếp theo thứ tự mẫn cảm)

(mg AFB1 / kg thể trọng)

Vịt con

0,3 - 0,6

Heo

0,6

Cá hồi

0,8

Chó

1,0

Chuột lang

1,4 - 2,0

Cừu

2,0

Khỉ


2,2

Chuột cống

5,5 - 17,9



6,3

Chuột bạch

9,0

(Nguồn: Ciegler, 1966; trích dẫn của Lê Anh Phụng, 2002)
Liều gây chết của AF trên người: 10 mg AFB1 ở người lớn (Krishnamachary,
1975; trích dẫn của Nguyễn Thị Hồng Phúc, 2007) và 12 mg AFB1 ở trẻ em trong 2
ngày (FAO, 1979; trích dẫn của Nguyễn Thị Hồng Phúc, 2007).
Liều gây chết của AF trên bò: 2,2 mg / kg thể trọng ở bê, bê tuổi càng lớn càng
ít mẫn cảm (trích dẫn của Lê Anh Phụng, 2001).
2.5.3. Nhiễm độc mãn tính
Nhiễm độc mãn tính do tiêu thụ một hàm lượng AF thấp trong một thời gian
dài. Triệu chứng thường là kém ăn, chậm lớn, giảm tăng trọng. Bệnh tích cho thấy gan
11


bị biến đổi nhiều nhất: tụ máu, có những vùng chảy máu, hoại tử, tăng sinh ống dẫn
mật, thoái hóa mỡ tế bào gan, thấm nhiễm lympho bào vào khu vực quanh cửa. Nhiễm
độc kéo dài có thể dẫn đến ung thư gan (Lê Thị Ngọc Diệp – Bùi Thị Tho, 2006).
2.5.4. Ức chế miễn dịch

Nhiễm độc AF trong thức ăn có mối quan hệ chặt chẽ với sự tăng tính mẫn cảm
với các bệnh truyền nhiễm khác. Nhiều nghiên cứu ở gà được ăn khẩu phần có chứa
AF các liều khác nhau đã ảnh hưởng đến hiệu giá kháng thể HI khi dùng vaccin phòng
bệnh Newcastle. Suy giảm miễn dịch trong trường hợp nhiễm độc AF được giải thích
do độc tố làm teo túi Fabricius, tuyến thymus và lách. AF cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến miễn dịch trung gian tế bào trên người (Pestka & Bondy, 1994; trích dẫn của
Dương Thanh Liêm, 2007). Nó còn ảnh hưởng xấu lên sức khỏe, đặc biệt với trẻ em bị
bệnh do thiếu protein và năng lượng (protein energy malnutrition (PEM) (Dương
Thanh Liêm, 2007). Ngược lại với mức AF càng cao thì hàm lượng hemoglobin trong
máu càng thấp. Nếu kéo dài thời gian nhiễm AF thì chứng phù nề tăng lên rất có ý
nghĩa thống kê so với những đứa trẻ đối chứng không nhiễm AF và không mắc bệnh
PEM (Adhikari và ctv 1994; trích dẫn của Dương Thanh Liêm, 2007).
2.5.5. Gây ung thư
AF đã được nghiên cứu và chứng minh là tác nhân gây ung thư ở động vật thí
nghiệm và vật nuôi. Độc tố AFB1 phối hợp với virus viêm gan B gây ung thư gan đã
được xác nhận tại Đài Loan (Wang và ctv, 1996; trích dẫn của Trần Bắc Vi, 2005).
Ngoài ra, còn gây ung thư thận (Salmin và Newberne, 1963; trích dẫn của Trần Bắc
Vi, 2005) và ung thư dạ dày (Butler và Barnes, 1966; trích dẫn của Trần Bắc Vi,
2005).

12


2.6. TÌNH HÌNH NHIỄM AF VÀ MỨC TỐI ĐA ĐƯỢC PHÉP TRÊN NÔNG
SẢN
2.6.1. Tình hình nhiễm AF
Bảng 2.5: Tình hình nhiễm độc tố AFB1 trong thức ăn ở miền Nam Việt Nam
Tên thực phẩm

Số lượng mẫu


Hàm lượng AFB1
trung bình ( ppb)

Hàm lượng AFB1
tối đa ( ppb )

Bắp hạt

25

205

600

Gạo và tấm gạo

2

22

25

Đậu nành hạt

1

50

50


Cám gạo

3

29

55

Khô dầu mè

3

8

10

Khô dầu dừa

7

17

50

Khô dầu đậu nành

4

12


50

Khô dầu phộng

29

1200

5000

Bột khoai mì lát

1

40

40

Thức ăn hỗn hợp

8

105

500

(Nguồn: Dương Thanh Liêm, 2007)
Bảng 2.6: Tình hình nhiễm AFM1 trong sữa của một số quốc gia trên thế giới
Loại sữa


Quốc gia

Năm công

Số mẫu

Số bị nhiễm

bố

Biến động
(ppt)

Sữa tươi

Ấn Độ

1995

504

18

100 - 3500

Sữa pasteur hoá

Tây Ban Nha


1995

100

14

10 - 40

Sữa tươi

Anh Quốc

1996

79

16

10 - 90

Sữa tươi

Ấn Độ

1997

325

11


100 - 1000

Sữa tươi

Ba Lan

1997

187

23

3 - 25

Sữa pasteur hoá

Hy Lạp

1997

81

89

1 - 177

Sữa tươi

Ecuador


1997

192

74

125 - 6000

Sữa hỗn hợp

Thái Lan

1997

250

93

50 - > 500

(Nguồn : J. Le Bar và P. Galtier, 1998; trích dẫn của Trần Văn Thành, 2001)
13


2.6.2. Mức AF tối đa được phép trên nông sản
AF là một loại độc tố rất độc, nó gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế cũng như
sức khỏe của người và vật. Để giảm thiểu tác hại của AF thì Việt Nam và các nước
trên thế giới đã đưa ra các quy định về mức AF tối đa được phép trên nông sản.
Bảng 2.7: Giới hạn nhiễm độc tố vi nấm
Stt


Độc tố vi nấm

1

AF tổng số hoặc AFB1

2

AFM1

3

Các loại độc tố vi nấm khác

Sản phẩm

Giới hạn cho phép (ppb)

Thức ăn

10

Sữa

0,5

Thức ăn

35


(Nguồn: Quyết định số 867/1998 QĐ- BYT của Bộ Y Tế ngày 4/4/1998)
Bảng 2.8: Qui định hàm lượng tối đa AFB1 và tổng số các AF (B1+B2+G1+G2) trong
TAHH cho gia súc, gia cầm
Loại vật nuôi

AFB1 (µg / kg)

AF tổng số (µg / kg)

Gà con 1 – 28 ngày tuổi

≤ 20

≤ 30

Nhóm gà còn lại

≤ 30

≤ 50

Không có

≤ 10

Nhóm vịt còn lại

≤ 10


≤ 20

Heo con 1 – 20 ngày tuổi

≤ 10

≤ 30

Nhóm heo còn lại

≤ 100

≤ 200

Bò nuôi lấy sữa

≤ 20

≤ 50

Vịt con 1 – 28 ngày tuổi

(Nguồn: QĐ số104/2001 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn)
Ghi chú
µg / kg = ppb

14


Bảng 2.9: Mức qui định về AF trong thức ăn gia súc ở khối EU

Nguyên liệu, thức ăn cho gia súc

Hàm lượng
tối đa (ppb)

Các loại thức ăn đơn chất

50

Thức ăn hỗn hợp cho bò, cừu (trừ bò sữa, bê, cừu non)

50

Thức ăn hỗn hợp cho heo và gia cầm (trừ heo con, gia cầm con)

20

Các loại thức ăn hỗn hợp khác

10

Thức ăn bổ sung cho bò, cừu, dê (trừ bò sữa, bê, cừu non)

50

Thức ăn bổ sung cho heo và gia cầm (trừ heo con, gia cầm con)

30

Những thức ăn khác còn lại, đặc biệt là thức ăn cho bò sữa


10

Những thức ăn nguyên liệu giàu đam: đậu phộng, khô dầu phộng, khô

200

dầu dừa, khô dầu cọ, khô dầu bông vải và các sản phẩm chế biến khác
(Nguồn: Dương Thanh Liêm, 2007)
2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ ĐO LƯỜNG AF
2.7.1. Phương pháp sinh vật học
Phương pháp sinh vật học được dùng trước tiên để khảo sát độc tố. Tuy nhiên
việc áp dụng trong kiểm tra các thực liệu ít có giá trị và chúng thường kém tính chuyên
biệt và mất nhiều thời gian. Có 5 nhóm sinh vật được áp dụng trong hệ thống thử
nghiệm sinh vật học: Vi sinh vật, động vật dưới nước, động vật trên cạn, cơ quan hoặc
tế bào nuôi cấy và thực vật (FAO, 1990; trích dẫn của Lê Anh Phụng, 2002).
Ưu điểm của phương pháp này là phát hiện những độc tố đã biết hoặc chưa biết,
có thể sử dụng khi không có các phương pháp hóa học. Còn nhược điểm là kém tính
chuyên biệt và mất nhiều thời gian (Trần Văn Thành, 2001).

15


×