Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED VÀO THỨC ĂN CỦA HEO THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.31 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ
PHẨM MFEED VÀO THỨC ĂN CỦA HEO THỊT

Họ và tên sinh viên

: Võ Thị Trâm

Ngành

: Chăn Nuôi

Lớp

: Chăn nuôi 30

Niên khóa

: 2004 – 2008

Tháng 09/2008


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED
VÀO THỨC ĂN CỦA HEO THỊT


Tác giả

VÕ THỊ TRÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC
KS. LÊ NGUYỄN MINH SANG

Tháng 09 năm 2008
i


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn:
Ông bà, cha mẹ, anh chị đã vượt bao khó nhọc để nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy
bảo con khôn lớn.
Xin chân thành cảm ơn:
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa
Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã tận tình truyền đạt những
kiến thức, những kinh nghiệm quý giá cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Cô giáo PGS.TS.Bùi Huy Như Phúc đã tận tình giúp đỡ, quan tâm, động viên
em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Ban giám đốc Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, chú KS.Nguyễn Minh
Quang trưởng trại chăn nuôi Phú Sơn, tổ kỹ thuật cùng toàn thể các cô chú, anh chị em
công nhân viên trong công ty đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong thời gian thực hiện đề tài.

Cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của chị BSTY.Nguyễn Thụy Đoan Trang và anh
KS.Lê Nguyễn Minh Sang, sự giúp đỡ của chị Bùi Thị Hằng cùng các bạn Nguyễn Hải
Ưng, Nguyễn Thị Linh Chi và Thái Nguyễn Quỳnh Trang trong thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tập thể lớp chăn nuôi 30 đã chia sẽ, động viên tôi
trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực tập.
TP Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2008
Sinh viên
Võ Thị Trâm

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thí nghiệm đã được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo Phú Sơn
thuộc xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong thời gian 10/3/2008 đến
14/7/2008 để khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm MFeed vào thức ăn của
heo thịt.
Thí nghiệm tiến hành trên 96 heo lai ba máu Yorkshire, Landrac, Duroc khoảng
65 – 70 ngày tuổi có trọng lượng trung bình 25 kg, được chia đều 2 lô đồng đều về
trọng lượng và giới tính, mỗi lô 48 con, có 3 lần lặp lại với mỗi lần lặp lại 16 con. Thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố.
Lô đối chứng (Lô I): Sử dụng thức ăn cơ sở.
Lô thí nghiệm (Lô II): Sử dụng thức ăn cơ sở + 3 kg MFeed /tấn TĂ.
Sau 112 ngày theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả sau:
Trọng lượng trung bình lúc xuất chuồng lô I là 99,36 kg; lô II là 102,48 kg. Lô
II tăng hơn lô I là 3,14% với P > 0,05.
Tăng trọng tuyệt đối của lô I và lô II lần lượt là 654 g/con/ngày và 685
g/con/ngày. Lô II tăng hơn lô I là 4,74% với P < 0,05.
Thức ăn tiêu thụ hàng ngày của lô II (1,92 kg/con/ngày) cao hơn lô I (1,81
kg/con/ngày) 6,08% với P > 0,05. Hệ số chuyển biến thức ăn của lô II (2,81 kg TĂ/kg

TT) giảm so với lô I (2,94 kg TĂ/kg TT) là 4,42% với P > 0,05.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy giữa hai lô chênh lệch không đáng kể. Tỷ lệ ngày con
bệnh của lô I và lô II lần lượt là 12,93% và 10,94%. Lô II thấp hơn lô I là 1,99% với P
< 0,01.
Kết quả cho thấy chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của lô II giảm so với lô I
là 1,41%.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt khóa luận .......................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình và biểu đồ ...................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ..........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Sơ lược sinh lý tiêu hóa của heo...............................................................................3
2.2. Thức ăn chăn nuôi ....................................................................................................3
2.2.1. Định nghĩa........................................................................................................3
2.2.2. Phân loại...........................................................................................................3
2.2.3. Vai trò ..............................................................................................................4

2.3. Sơ lược về chế phẩm MFeed ....................................................................................5
2.3.1. MFeed là gì? ....................................................................................................5
2.3.2. Cơ chế hoạt động của MFeed ..........................................................................5
2.3.3. Liều lượng sử dụng ..........................................................................................7
2.4. Sơ lược về các thành phần trong chế phẩm MFeed..................................................7
2.4.1. Montmorillonite ...............................................................................................7
2.4.2. Clinoptilolite (Zeolite) .....................................................................................8
2.4.3. Khuê tảo cát (Diatomaceous earth)..................................................................8
2.4.4. Thành tế bào nấm men....................................................................................8
2.4.5. Chiết xuất tảo biển ...........................................................................................9
2.4.6. Tinh dầu ...........................................................................................................9
iv


2.5. Kết quả thí nghiệm tại Pháp năm 2008 ....................................................................9
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................10
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm...........................................................................10
3.1.1. Thời gian ........................................................................................................10
3.1.2. Địa điểm.........................................................................................................10
3.2. Tổng quan về trại....................................................................................................10
3.2.1. Lịch sử thành lập trại .....................................................................................10
3.2.2. Cơ cấu đàn......................................................................................................10
3.2.3. Nhiệm vụ trại .................................................................................................11
3.3. Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................11
3.3.1. Đối tượng thí nghiệm .....................................................................................11
3.3.2. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................11
3.4. Điều kiện thí nghiệm ..............................................................................................12
3.4.1. Thức ăn và cách cho ăn..................................................................................12
3.4.2. Chuồng trại thí nghiệm ..................................................................................14
3.4.3. Nước uống......................................................................................................15

3.4.4. Quy trình vệ sinh............................................................................................15
3.4.5. Quy trình tiêm phòng .....................................................................................15
3.5. Các chi tiêu theo dõi ...............................................................................................15
3.5.1. Khả năng tăng trọng.......................................................................................15
3.5.1.1. Trọng lượng trung bình......................................................................16
3.5.1.2. Tăng trọng tuyệt đối...........................................................................16
3.5.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn ..............................................................................16
3.5.2.1. Thức ăn tiêu thụ hàng ngày ...............................................................16
3.5.2.2. Hệ số chuyển biến thức ăn.................................................................16
3.5.3. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con bệnh khác ..................................16
3.6. Tỷ lệ chết ................................................................................................................17
3.7. Các chỉ tiêu theo dõi trên quày thịt.........................................................................17
3.8. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế .............................................................................17
3.9. Xử lý số liệu ...........................................................................................................17

v


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................18
4.1. Khả năng tăng trọng ...............................................................................................18
4.1.1. Trọng lượng trung bình..................................................................................18
4.1.2. Tăng trọng tuyệt đối.......................................................................................19
4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn .......................................................................................21
4.2.1. Thức ăn tiêu thụ hàng ngày............................................................................21
4.2.2. Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................................23
4.3. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy và ngày con bệnh khác...................................................25
4.3.1. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................25
4.3.2. Tỷ lệ ngày con bệnh khác ..............................................................................26
4.4. Tỷ lệ chết ................................................................................................................28
4.5. Các chỉ tiêu theo dõi trên quày thịt.........................................................................28

4.6. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế .............................................................................29
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................32
5.1. Kết luận...................................................................................................................32
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................33
PHỤ LỤC .....................................................................................................................34

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên chữ nước ngoài

Nghĩa tiếng Việt

NRC

National Research Council

Hội đồng nghiên cứu quốc tế

HSCBTĂ

Hệ số chuyển biến thức ăn

TLTB

Trọng lượng trung bình


TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

TĂTTHN

Thức ăn tiêu thụ hàng ngày

TLNCTC

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TLNCBK

Tỷ lệ ngày con bệnh khác



Thức ăn

TL

Tỷ lệ

TT

Tăng trọng

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả thí nghiệm trên heo thực hiện tại Pháp..............................................9
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................11
Bảng 3.2: Công thức và thành phần dưỡng chất thức ăn số 6B cho giai đoạn 1...........12
Bảng 3.3: Công thức và thành phần dưỡng chất thức ăn số 7 cho giai đoạn 2 .............13
Bảng 3.4: Công thức và thành phần dưỡng chất thức ăn số 8 cho giai đoạn 3 .............14
Bảng 3.5: Qui trình tiêm phòng heo thịt của trại...........................................................15
Bảng 4.1: Trọng lượng trung bình của heo qua các giai đoạn ......................................18
Bảng 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn thí nghiệm .........................20
Bảng 4.3: Thức ăn tiêu thụ hàng ngày của heo qua các giai đoạn ................................22
Bảng 4.4: Hệ số chuyển biến thức ăn của heo qua các giai đoạn..................................23
Bảng 4.5: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo qua các giai đoạn thí nghiệm ..................25
Bảng 4.6: Tỷ lệ ngày con bệnh khác của heo qua các giai đoạn thí nghiệm.................26
Bảng 4.7: Tỷ lệ chết giữa các lô trong thí nghiệm ........................................................28
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu theo dõi trên quày thịt của heo..................................................28
Bảng 4.9: Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng...............................................................30
Bảng 4.10: Giá tiền thuốc thú y.....................................................................................31
Bảng 4.11: Bảng chi phí thú y cho 1 kg tăng trọng.......................................................31

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Bột MFeed.......................................................................................................5
Hình 2.2: Bao đựng MFeed .............................................................................................5
Hình 2.3: Cấu trúc hóa học của montmorillonite ............................................................8

Biểu đồ 2.1: Lượng thức ăn công nghiệp trên thế giới từ năm 1995 – 2007 ..................4
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng trung bình của heo qua các giai đoạn ..................................19
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn .......................................21
Biểu đồ 4.3: Thức ăn tiêu thụ hàng ngày của heo ở toàn giai đoạn ..............................23
Biểu đồ 4.4: Chỉ số chuyển biến thức ăn qua các giai đoạn..........................................25
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo qua các giai đoạn.................................26
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ ngày con bệnh khác của heo qua các giai đoạn...............................27

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu về “ăn
ngon, mặc đẹp” cũng trở thành một nhu cầu không thể thiếu.
Để đáp ứng nhu cầu trên, con người tập trung nghiên cứu giống, tập quán, hình
thái, năng suất, chế độ dinh dưỡng của các giống gia súc, gia cầm nhiều hơn, qui mô
hơn và chất lượng hơn. Từ việc nghiên cứu đã giúp các nhà chăn nuôi chọn lựa những
phương pháp sản xuất tốt hơn cũng như người tiêu dùng chọn lựa những sản phẩm có
chất lượng cao hơn.
Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thế giới
thì ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng có những bước phát triển, mang lại những
hiệu quả đáng kể như sản lượng thịt tăng lên và chất lượng thịt cũng được nâng cao,
trong đó ngành chăn nuôi heo thịt chiếm phần quan trọng.
Trước áp lực hàng hóa ngoại nhập đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong
nước, một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà sản xuất trong nước là phải nâng cao sản
lượng sản phẩm, chất lượng và đồng thời phải chú ý đến giá thành sản phẩm với mục
đích đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu
và đó cũng là một vấn đề được quan tâm nhiều đối với các nhà chăn nuôi.

Trước yêu cầu trên, các nhà chăn nuôi luôn tìm các chất có thể bổ sung các đặc
tính sinh học phù hợp với nhu cầu của gia súc và không gây hại cho sức khỏe con
người nhằm giảm bớt chi phí thức ăn, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh
tế. Bằng con đường sinh học người ta đã tạo ra nhiều chế phẩm được ứng dụng trong
chăn nuôi, trong đó chế phẩm MFeed được dùng bổ sung vào thức ăn. MFeed là sản
phẩm được tổng hợp từ khoáng vật sét, khuê tảo đất, tinh dầu và chất trích từ tảo biển,
thành tế bào nấm men và thảo dược. Khi bổ sung chế phẩm này vào thức ăn nhằm làm
giảm tỷ lệ tiêu chảy, các bệnh đường ruột, ổn định hệ vi sinh vật đường ruột... tăng khả
năng hấp thu thức ăn trên gia súc.
1


Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn Nuôi – Thú Y,
trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và ban giám đốc Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi
Phú Sơn cùng với sự hướng dẫn của PSG.TS. Bùi Huy Như Phúc và KS. Lê Nguyễn
Minh Sang, chúng tôi tiến hành đề tài: “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ
SUNG CHẾ PHẨM MFEED VÀO THỨC ĂN CỦA HEO THỊT”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Khảo sát tác dụng của việc bổ sung chế phẩm MFeed vào thức ăn của heo thịt.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi chỉ tiêu tăng trọng, khả năng sử dụng thức ăn, tỷ lệ bệnh…nhằm đánh
giá hiệu quả kinh tế khi bổ sung chế phẩm MFeed vào thức ăn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược sinh lý tiêu hóa của heo

Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn từ miệng đến ruột già nhằm biến những
chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể động vật
có thể hấp thu được. Quá trình tiêu hóa diễn ra với ba tác động: Cơ học, hóa học và vi
sinh vật học.
Tiêu hóa cơ học được thực hiện bằng sự nhai lại của miệng, sự co bóp của dạ
dày, nhu động của ruột nhằm cắt, xé, nghiền nát thức ăn và chuyển dần xuống đoạn
phía dưới của đường tiêu hóa, đồng thời tẩm đều thức ăn với dịch tiêu hóa để tạo điều
kiện cho quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra dễ dàng hơn.
Tiêu hóa hóa học là kết quả tác động của các enzym trong dịch tiêu hóa, phân
giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản để cơ thể động vật hấp
thu được.
Tiêu hóa vi sinh vật học là do các vi sinh vật hữu ích có trong dạ dày và ruột
thực hiện.
2.2. Thức ăn chăn nuôi
2.2.1. Định nghĩa
Thức ăn chăn nuôi bao gồm các thực liệu có nguồn gốc thực vật, động vật, vi
sinh vật, các sản phẩm công nghệ hóa học, sinh học và một số khoáng chất…, những
nguyên liệu này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật, đồng thời nó phải
phù hợp với đặc tính sinh lý, sinh hóa và cấu tạo của bộ máy tiêu hóa để con vật có thể
ăn được mà sống, sinh trưởng, phát triển, sinh sản và sản xuất một cách bình thường
trong thời gian dài.
2.2.2. Phân loại
Có hai tiêu chuẩn thường dùng để phân loại thực liệu là dựa theo nguồn gốc và
dựa theo thành phần hóa học.

3


 Phân loại theo nguồn gốc: thực liệu có nguồn gốc từ thực vật, động vật,
khoáng vật, vi sinh vật và hóa học.

 Phân loại theo thành phần hóa học (mục đích sử dụng): thực liệu cung năng
lượng, cung đạm, cung khoáng và các chất bổ sung.
2.2.3. Vai trò
Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật sinh trưởng, phát triển,
sinh sản và sản xuất. Vì vậy thức ăn giữ vai trò quan trọng trong công nghiệp chăn
nuôi và nó chiếm phần lớn trong chi phí chăn nuôi.
Theo nghiên cứu của các nhà chăn nuôi trên thế giới thì chi phí thức ăn chiếm
trung bình 70% chi phí sản xuất ở hầu hết các kiểu trang trại. Nếu chúng ta cải thiện
1% hiệu quả thức ăn thì sẽ tiết kiệm được 6,8 triệu tấn thức ăn công nghiệp trên thế
giới. Còn nếu chúng ta giảm được 1% trong 70% chi phí sản xuất thì sẽ thu được thêm

Thức ăn (triệu tấn)

0,7% doanh thu trong lợi nhuận cuối cùng (Trích từ nguồn tài liệu của công ty Olmix).

Năm
Biểu đồ 2.1: Lượng thức ăn công nghiệp trên thế giới từ năm 1995 – 2007
(Nguồn: Thức ăn quốc tế, tháng 1/2, 2008)
Do đó để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi nhằm giảm chi phí sản
xuất, tăng lợi nhuận cho các nhà chăn nuôi thì chúng ta phải cải thiện sự tiêu hóa thức
ăn, cải thiện khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và cải thiện sự miễn dịch.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu trên thì công ty Olmix đã tạo ra sản phẩm MFeed
để bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy cầm.

4


2.3. Sơ lược về chế phẩm MFeed
2.3.1. MFeed là gì?
MFeed là chất bột màu trắng đục và có mùi đặc trưng, là chất xúc tác sinh học

được tổng hợp từ những hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Hình 2.1: Bột MFeed

Hình 2.2: Bao đựng MFeed

Thành phần của MFeed gồm một hỗn hợp của khoáng tự nhiên và các hợp phần
hữu cơ như: Montmorillonite – Amadéite được hoạt hóa, clinoptilolite (Zeolite), khuê
tảo cát (diatomaceous earth), thành tế bào nấm men, chiết xuất tảo biển và tinh dầu.
MFeed có một số tác dụng quan trọng như: cải thiện hoạt động của enzyme
đường tiêu hóa, ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích sự miễn dịch đề kháng
với mầm bệnh, phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa trong suốt những giai đoạn tăng
trưởng then chốt, cải thiện các hiệu suất kỹ thuật và kinh tế.
2.3.2. Cơ chế hoạt động của MFeed
 Cải thiện sự tiêu hóa: Về phương diện hóa học, sự tiêu hóa thức ăn là quá
trình biến các phân tử thức ăn có kích thước lớn thành các phân tử nhỏ hơn mà cơ thể
có thể sử dụng chúng cho mục đích sản xuất, nuôi dưỡng tế bào và để cung cấp năng
lượng.
5


Thức ăn bao gồm các phân tử carbohydrate, protein và chất béo đều có cấu trúc
phức tạp. Tế bào muốn hấp thu và sử dụng được chúng thì phải thông qua một quá
trình gọi là sự thủy phân. Sự thủy phân sử dụng nước và enzym tiêu hóa để phá vỡ các
phân tử phức tạp thành các phân tử nhỏ hơn (như đường đơn, amino acid, acid béo…).
Quá trình thủy phân và các hoạt động của enzym hiệu quả hơn khi điều kiện pH ở
acid.
MFeed hoạt động như một chất xúc tác cho phản ứng hóa học của quá trình tiêu
hóa.
MFeed làm cho quá trình tiêu hóa nhanh và hiệu quả hơn (tối ưu hóa thức ăn

được ăn vào) và ít tốn năng lượng cho phản ứng.
Kết quả là MFeed sẽ làm giảm lượng vật chất hữu cơ không được tiêu hóa, đó
là những vật chất hữu cơ thường được vi khuẩn gram âm sử dụng để tăng trưởng trong
môi trường đường ruột (pH > 7). Nếu những vi khuẩn trên không thể tăng trưởng thì vi
khuẩn acidophilus (ưa chua) sẽ phát triển, và đường ống dạ dày trở nên axit hơn (4<
pH <6), như vậy nó sẽ tạo ra môi trường tốt hơn để làm tối ưu quá trình tiêu hóa hóa
học.
Do đó, MFeed rất có hiệu quả trong việc cải thiện quá trình tiêu hóa cũng như
làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
 Cải thiện sự hấp thu: Chất lượng của sự tiêu hóa, tính nguyên vẹn của niêm
mạc ruột và tốc độ thức ăn đi qua đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh
dưỡng của tế bào. MFeed đã giữ sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, giảm ký sinh
trùng gây bệnh đồng thời làm tăng độ nhớt của dạ dày – ruột và độ bền của dịch dạ dày
– ruột, từ đó làm giảm tốc độ thức ăn đi qua đường tiêu hóa và đảm bảo tính nguyên
vẹn của niêm mạc ruột giúp cho quá trình hấp thu được cải thiện.
 Cải thiện sự miễn dịch: Để tăng cường sự miễm dịch thì cần phải đảm bảo
tính nguyên vẹn của niêm mạc, sự kích thích sinh học và sự kích thích lý – hóa.
MFeed có khả năng kết dính và tập hợp các tế bào vi khuẩn nhằm ngăn ngừa sự kết
dính của vi khuẩn gây bệnh vào các tế bào của biểu mô ruột, cân bằng hệ vi khuẩn
đường ruột vì thế làm tăng sự miễn dịch.

6


2.3.3. Liều lượng sử dụng
Liều sử dụng cho heo
Thức ăn khởi đầu: 5 kg/tấn TĂ
Từ 25 kg đến xuất chuồng: 2,5 – 3 kg/tấn TĂ
2.4. Sơ lược về các thành phần trong chế phẩm MFeed
2.4.1. Montmorillonite

Montmorillonite (viết tắt là MMT) được phát hiện ở Montmorillonite, Pháp vào
năm 1874.
Cấu trúc của montmorillonite: năm 1933 U. Hoffman, K. Endell và D. Wilm
công bố cấu trúc tinh thể lý tưởng của montmorillonite. Cấu trúc hóa học của
montmorillonite là 2:1 phyllosilicate bao gồm hai tấm tứ diện chứa silic và một tấm
bát diện chứa nhôm hoặc magiê bị kẹp giữa hai miếng tứ diện.
Montmorillonite có công thức hóa học là sodium, calcium aluminum
magnesium silicate hydroxide ngậm nước (Na, Ca)*(Al, Mg)2(Si4O10)(OH)2-nH2O. Có
sự bù trừ giữa các cation (Na, Ca, K, Mg) làm khoảng cách giữa các lớp giữa là 2,5Å
đến 7Å.
Chức năng của montmorillonite có thể được phát triển nhờ vào sự chuyển đổi
cation trụ đỡ và trụ đỡ + gốc ghép.
Gốc ghép được tạo bằng cách gắn kết với các nguyên tố kim loại có thể hoạt
động như chất xúc tác của quá trình tiêu hóa vào bề mặt montmorillonite. Việc ghép
nhằm mục đích chèn vào các chất xúc tác chuyên biệt ở những bề mặt bên trong của
các lớp và mở rộng khoảng không gian giữa các lớp giữa. Khoảng d001 = 12 Å đến
17 Å có thể tăng lên d001 = 20 Å đến 50 Å.
Montmorillonite có tác dụng làm giảm dòng tiêu hóa nhằm tăng khả năng hấp
thu chất dinh dưỡng, bảo vệ niêm mạc ruột làm tăng khả năng miễm dịch.

7


Hình 2.3: Cấu trúc hóa học của montmorillonite
2.4.2. Clinoptilolite (Zeolite)
Zeolite là một aluminosilicate dạng xốp tinh thể.
Zeolite thường được sử dụng trong các hoạt động xúc tác công nghiệp.
Các rãnh zeolite (hoặc lổ) cực kỳ nhỏ, chúng có kích thước qui mô phân tử như
thế nên chúng thường được đặt tên là “các rây phân tử”. Kích thước và hình dạng của
các rãnh có những tác động đặc biệt trên các đặc tính của các quá trình hấp thu. Zeolite

làm tăng cường hoạt động enzyme têu hóa.
2.4.3. Khuê tảo cát (Diatomaceous earth)
Diatomaceous earth chứa các tảo cát bị hóa thạch, một loại tảo đơn bào có vỏ
cứng. Nó có tính xốp rất cao. Kích thước và hình dạng của các lổ diatomaceous earth
tạo ra các thuộc tính hấp thu.
Diatomaceous earth có tác dụng hạn chế vi khuẩn gây hại phát triển, hấp thu
độc tố nấm mốc và nội độc tố.
2.4.4. Thành tế bào nấm men
Thành tế bào nấm men được lấy từ chủng Saccharomyces cerevisea.
Saccharomyces cerevisea thuộc nhóm cơ thể đơn bào, chúng phân bố rộng rãi trong
thiên nhiên, đặc biệt chúng có nhiều ở vùng đất trồng nho và các nơi trồng hoa quả.
Nhiều loài nấm men có khả năng lên men rượu. Từ lâu người ta đã biết sử dụng nấm
men trong công nghiệp. Nấm men sinh sôi nhanh, tế bào lại chứa nhiều vitamin, acid
8


amin không thay thế, hàm lượng protein chiếm tới 50% trọng lượng khô của tế bào,
nên nhiều loại nấm men còn được sử dụng để sản xuất protein.
Tác dụng của nấm men là bảo vệ thành ruột, ngăn ngừa khả năng kết dính và
tập hợp các tế bào vi khuẩn bằng cách ngăn ngừa sự kết dính của vi khuẩn gây bệnh
vào các tế bào biểu mô ruột, tối ưu hóa đặc tính thuộc chức năng của thành biểu mô để
bảo đảm cho các cơ chế phòng vệ và để làm ổn định hệ vi khuẩn đường ruột.
2.4.5. Chiết xuất tảo biển
Thành phần Alga alkane mannitol có trong tảo biển là loại đường có hàm lượng
calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá
nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch
sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Tảo biển còn có tính chất lưu dẫn và hút bám. Do đó
tảo biển làm giảm dòng tiêu hóa nhằm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và ổn
định hệ vi khuẩn đường ruột.
2.4.6. Tinh dầu

Tinh dầu có các đặc tính kháng khuẩn và làm ngon miệng.
Tác dụng của tinh dầu là cải thiện lượng thức ăn ăn vào, kích thích sự tiết các
enzyme, bảo vệ chống lại các mầm bệnh đường ruột và kích thích hệ thống miễn dịch.
2.5. Kết quả thí nghiệm tại Pháp năm 2008
Thí nghiệm được thực hiện tại trại heo có quy mô 600 heo nái thuộc vùng
Brittany của Pháp.
Thí nghiệm được tiến hành trên 360 con heo sau cai sữa từ 21 – 42 ngày tuổi
được chia làm hai lô:
Lô đối chứng (Lô I): cho ăn thức ăn cơ sở có bổ sung 100 ppm Colistin.
Lô thí nghiệm (Lô II): cho ăn thức ăn cơ sở có bổ sung 5 kg MFeed/tấn TĂ.
Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả thí nghiệm trên heo thực hiện tại Pháp
Lô I

Lô II

TLTBlúc cai sữa (kg)

6,40

6,43

TLTB lúc 42 ngày (kg)

13,10

13,65

Tăng trọng bình quân mỗi ngày(g/con /ngày)


319

343

Tỷ lệ chết (%)

3,3

0

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1. Thời gian
Từ 10/03/2008 đến 14/07/2008.
3.1.2. Địa điểm
Tại trại chăn nuôi Phú Sơn thuộc ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai.
3.2. Tổng quan về trại
3.2.1. Lịch sử thành lập trại
Xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn thuộc ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai. Trại nằm cách quốc lộ 1A khoảng 2km, có địa hình đồi dốc.
Trại được thành lập năm 1973 tiếp quản từ trại chăn nuôi heo tư nhân
KYCANOMO.
Tháng 8/1979 đổi tên thành xí nghiệp quốc doanh chăn nuôi heo Phú
Sơn.Tháng 7/1984 đổi tên thành xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn trực thuộc sở nông
lâm và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.

Ngày 25/4/1994 xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn tiếp nhận xí nghiệp chăn nuôi
heo Long Thành. Tháng 11/1997 trại chăn nuôi heo Đông Phương cũng sát nhập vào
xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn.
Ngày 17/06/2005 xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn đổi tên thành Công ty Cổ
Phần Chăn Nuôi Phú Sơn.
3.2.2. Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn tính đến ngày 30/06/2008
Tổng đàn:

20885 con

Heo đực làm việc:

183 con

Heo nái sinh sản:

2615 con

Heo hậu bị đực:

15 con
10


Hậu bị cái:

307 con

Heo hậu bị lớn:


248 con

Heo hậu bị nhỏ:

2571 con

Heo cai sữa:

6530 con

Heo con theo mẹ:

3123 con

Heo thịt:

5293 con

3.2.3. Nhiệm vụ trại
Xây dựng đàn giống hạt nhân (ông bà) và đàn giống cơ bản (cha mẹ) của ba
giống heo Yorkshire, Landrac, Duroc để sản xuất các giống heo thương phẩm ba máu
chất lượng cao với phương thức lai Duroc x (Yorkshire x Landrac) hoặc Duroc x
(Landrac x Yorkshire).
Xí nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng đàn giống nhằm cung cấp con
giống cho các trại heo khác trong và ngoài tỉnh, cung cấp heo thương phẩm cho người
dân chăn nuôi.
3.3. Phương pháp thí nghiệm
3.3.1. Đối tượng thí nghiệm
Heo có trọng lượng ban đầu từ 23 – 26 kg. Heo thuộc nhóm heo lai ba máu:

Yorkshire x Landrac x Duroc. Heo được nuôi đến khi xuất chuồng có trọng lượng
khoảng 100 – 105 kg.
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành trên 96 con heo đươc chia làm hai lô đồng đều trọng
lượng, giới tính, ngày tuổi và có sức khỏe tốt. Heo thí nghiệm được bố trí theo kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với hai nghiệm thức: không bổ sung và bổ sung
M.Feed vào trong thức ăn.
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm


n
(heo)

Thức ăn thí nghiệm

I

48

Thức ăn cơ sở

II

48

Thức ăn cơ sở + 3 kg MFeed/tấn TĂ.

11



3.4. Điều kiện thí nghiệm
3.4.1. Thức ăn và cách cho ăn
Ở lô đối chứng và lô thí nghiệm cùng ăn thức ăn cơ sở do trại chế biến nhưng ở
lô thí nghiệm có bổ sung thêm chế phẩm MFeed. Heo được cho ăn thức ăn khô tự do
và được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 cho ăn thức ăn số 6B dành cho heo từ 25 –
45 kg, giai đoạn 2 cho ăn thức số 7 dành cho heo từ 45 – 80 kg, giai đoạn 3 cho ăn
thức ăn số 8 dành cho heo từ 80 kg cho đến xuất chuồng. Công thức của thức ăn các
giai đoạn được trình bày ở bảng 3.2, 3.3 và 3.4.
Bảng 3.2: Công thức và thành phần dưỡng chất thức ăn số 6B cho giai đoạn 1
Thực liệu
Bắp vàng
Bột khoai mì lát
Cám gạo loại I
Mỡ cá
Bánh dầu đậu nành
Bột cá lạt 60
Lysin
Threonin
MHA (84% Met)
Bột sò
Bột xương
Muối ăn
Cholin
Allzyme
Premix khoáng vitamin
M.Tox
Tổng
Thành phần dưỡng chất
Vật chất khô (%)
Năng lượng (Kcal/kg)

Protein thô (%)
Lipid (%)
Xơ thô (%)
Lysin tổng số (%)
Lysin tiêu hóa (%)
Methionin tiêu hóa (%)
Methionin + Cystidin tiêu hóa (%)
Threonin tiêu hóa (%)
Tryptophan tiêu hóa (%)
Calci (%)
Phosphorus tổng số (%)
Phosphorus hữu dụng (%)
Muối (%)

Kg
498,0
140,3
64,3
7,5
212,5
50,0
1,8
0,7
1,1
6,5
7,2
4,2
1,0
0,4
2,5

2,0
1000,0
87,49
3150,00
18,00
4,00
2,94
1,15
1,00
0,37
0,60
0,60
0,16
0,80
0,61
0,30
0,50

12


Bảng 3.3: Công thức và thành phần dưỡng chất thức ăn số 7 cho giai đoạn 2
Thực liệu

Kg

Bắp vàng

456,7


Bột khoai mì lát

200,0

Cám gạo loại I

67,9

Bánh dầu đậu nành

223,0

Bột cá lạt 60

20,0

Lysin

1,9

Threonin

0,3

MHA (84% Met)

0,7

Bột sò


3,4

Bột xương

17,8

Muối ăn

4,9

Cholin

0,5

Allzyme

0,4

Premix khoáng vitamin

2,5

Tổng

1000,0

Thành phần dưỡng chất
Vật chất khô (%)

8737,00


Năng lượng (Kcal/kg)

3100,00

Protein thô (%)

16,50

Lipid (%)

3,00

Xơ thô (%)

3,03

Lysin tổng số (%)

1,05

Lysin tiêu hóa (%)

0,90

Methionin tiêu hóa (%)

0,28

Methionin + Cystidin tiêu hóa (%)


0,50

Threonin tiêu hóa (%)

0,50

Tryptophan tiêu hóa (%)

0,15

Calci (%)

0,84

Phosphorus tổng số (%)

0,63

Phosphorus hữu dụng (%)

0,30

Muối (%)

0,50
13


Bảng 3.4: Công thức và thành phần dưỡng chất thức ăn số 8 cho giai đoạn 3

Thực liệu
Bắp vàng
Bột khoai mì lát
Cám gạo loại I
Bánh dầu đậu nành
Bột cá lạt 60
Lysin
Threonin
Bột sò
Bột xương
Muối ăn
Allzyme
Premix khoáng vitamin
Tổng
Thành phần dưỡng chất
Vật chất khô (%)
Năng lượng (Kcal/kg)
Protein thô (%)
Lipid (%)
Xơ thô (%)
Lysin tổng số (%)
Lysin tiêu hóa (%)
Methionin tiêu hóa (%)
Methionin + Cystidin tiêu hóa (%)
Threonin tiêu hóa (%)
Tryptophan tiêu hóa (%)
Calci (%)
Phosphorus tổng số (%)
Phosphorus hữu dụng (%)
Muối (%)


Kg
515,0
100,0
170,0
165,0
20,0
0,9
0,1
8,7
13,2
4,7
0,4
2,0
1000,0
87,28
3066,03
15,38
4,49
3,26
0,85
0,71
0,22
0,42
0,42
0,13
0,90
0,74
0,30
0,50


3.4.2. Chuồng trại thí nghiệm
Trại cao khoảng 5m, có 2 mái giúp thông thoáng tốt. Trại được thiết kế 2 dãy
chuồng, mỗi dãy có 18 ô chuồng, diện tích mỗi ô khoảng 16m2, vách chuồng được
thiết kế bằng thanh sắt. Hai bên trại có che bạt được để tránh mưa gió.
Máng ăn làm bằng inox tròn, bán tự động, đặt cố định. Mỗi máng có thể chứa
được 50 kg cám, nước uống được cung cấp tự do với hai núm uống tự động và đặt cố
định. Hồ tắm ở cuối mỗi ô chuồng được cấp và thoát nước thỏa mái giúp heo giải nhiệt
khi trời nóng.
14


3.4.3. Nước uống
Nước uống được lấy từ các giếng khoan, giếng đào được bơm lên bồn và phân
phối đến từng ô chuồng.
3.4.4. Quy trình vệ sinh
Công nhân trong trại được trang bị đồ bảo hộ. Công nhân trước khi vào làm
việc phải qua hố sát trùng.
Vệ sinh chuồng trại: Mỗi ngày tắm heo 1 lần kết hợp với rửa nền chuồng.
Chuồng trại được sát trùng định kỳ: Xịt trực tiếp trên đàn heo 1 lần/tuần vào thứ
4 bằng dung dịch biocid 0,25% (250 ml/100 lít nước). Cống rãnh, đường lùa heo xung
quanh chuồng trại, khu vực bán heo xịt bằng dung dịch formol 2% (2 lít/100l lít nước)
2 lần/tuần vào thứ 2 và thứ 6. Phát quang bụi rậm và dọn vệ sinh định kỳ. Sau khi xuất
heo chuồng trại được cọ rửa bằng vòi cao áp, xịt thuốc sát trùng và xút 2%, tạt vôi và
phơi chuồng 2 ngày. Trước khi nhận heo vào nuôi phải xịt chuồng thật sạch bằng nước
sạch.
3.4.5. Quy trình tiêm phòng
Heo mới nhận về nuôi thịt 1 tuần đầu cho ăn thức ăn có bổ sung Amoxillin với
liều lượng 2 kg/tấn TĂ. Nếu heo khỏe mạnh thì tuần tiếp theo cho ăn thức ăn có bổ
sung Ivermectin với liều lượng 0,8 kg/tấn TĂ để xổ lãi.

Bảng 3.5: Qui trình tiêm phòng heo thịt của trại
Thời gian tiêm

Lở mồm long móng

12 Tuần tuổi

x

14 Tuần tuổi

Aujeszky

x

3.5. Các chi tiêu theo dõi
3.5.1. Khả năng tăng trọng
Heo được cân trọng lượng lúc bắt đầu và kết thúc từng giai đoạn thức ăn. Kết quả
này dùng để so sánh khả năng tăng trọng giữa các lô trong suốt thời gian thí nghiệm.
Heo thí nghiệm được tiến hành cân từng con vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn,
chỉ sử dụng một loại cân trong suốt thời gian thí nghiệm.
Khả năng tăng trọng của heo thí nghiệm được đánh giá thông qua chỉ tiêu trọng
lượng trung bình và tăng trọng tuyệt đối.
15


×