Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHAÛO SAÙT TÌNH HÌNH BEÄNH TREÂN ÑAØN BOØ SÖÕA TAÏI XÍ NGHIEÄP CHAÊN NUOÂI THAÂN CÖÛU NGHÓA HUYEÄN CHAÂU THAØNH TÆNH TIEÀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.02 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN BÒ
SỮA TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI THÂN CỬU
NGHĨA - HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

Ngành

: Thú Y

Khóa

: 1999 – 2005

Lớp

: Thú Y Tiền Giang 1999

Sinh viên thực hiện : Võ Tiến Long
-2005-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN BÒ
SỮA TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI THÂN CỬU


NGHĨA- HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Võ Tiến Long

ThS. Nguyễn Văn Phát

-2005-


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Võ Tiến Long
Tên luận văn: “khảo sát tình hình bệnh trên đàn bò sữa tại xí nghiệp chăn nuôi
Thân Cửu Nghóa – huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khóa ngày .........................

Giáo viên hướng dẫn

Ths. NGUYỄN VĂN PHÁT

i


LỜI CẢM TẠ


Với tất cả lòng thành xin gởi đến cha me.ï Người có công sinh thành dưỡng
dục và tất cả những gì cha mẹ đã dành cho con, để con có được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Trường Cao
Đẳng Cộng Đồng Tiền Giang, cùng quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã
truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.
Đặt biệt ghi ơn:
Thầy Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn:
Ban Giám Đốc, xí nghiệp chăn nuôi Thân Cửu Nghóa Châu Thành - Tiền
Giang và bộ phận kỹ thuật cùng các cô, chú, anh, chò ở trại bò sữa đã giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng xin cảm ơn tập thể lớp BSTY Tiền Giang 99 đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học và làm luận văn tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua 4 tháng thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh ở đàn bò sữa xí
nghiệp chăn nuôi Thân Cửu Nghóa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang”, kết quả
được ghi nhận như sau:
Tình hình bệnh xảy ra ở trại bò là 29 ca, chiếm tỷ lệ 10,74%.
Tình hình bệnh trên nhóm máu lai 1/2 HF xảy ra 6 ca, chiếm tỷ lệ 7,69%,
nhóm máu lai 3/4 HF xảy ra 5 ca chiếm tỷ lệ 7,14%, nhóm máu lai 7/8 HF xảy ra
18 ca, chiếm tỷ lệ 14,75%.
Tình hình bệnh theo tuổi: ở nhóm bê sơ sinh - 4 tháng tuổi xảy ra 9 ca, chiếm
tỷ lệ 56,25%, nhóm tuổi bê 4 - 15 tháng tuổi xảy ra 1 ca, chiếm tỷ lệ 1,56%, ở
nhóm bò tơ trên 15 tháng tuổi xảy ra 2 ca chiếm tỷ lệ 12,5%, nhóm tuổi bò trưởng

thành xảy ra 17 ca, chiếm tỷ lệ 9,77%.
Các bệnh xảy ra gồm có:
- Tiêu chảy xảy ra 7 ca chiếm tỷ lệ 2,59%, chướng hơi dạ cỏ 1 ca chiếm tỷ lệ
0,37%, viêm phổi 1 ca chiếm tỷ lệ 0,37%, suy dinh dưỡng 3 ca chiếm tỷ lệ 1,11%,
viêm khớp 7 ca chiếm tỷ lệ 2,59%, sưng hàm 1 ca chiếm tỷ lệ 0,37%, viêm rốn 1 ca
chiếm tỷ lệ 0,37%, đau mắt 1 ca chiếm tỷ lệ 0,37%, trầy xước da 2 ca chiếm tỷ lệ
0,74%, viêm vú lâm sàng 3 ca chiếm tỷ lệ 1,11%, sót nhau 1 ca chiếm tỷ lệ 0,37%
và đẻ khó 1 ca chiếm tỷ lệ 0,37%
Kết quả điều trò: kết quả điều trò khỏi 18 ca, 8 ca chuyễn sang mãn tính, chết
3 ca.

iii


MỤC LỤC
Trang
Phần I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

2

1.2.1. Mục đích

2

1.2.2. Yêu cầu


2

Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. GIỚI THIỆU VÀI NÉT CƠ BẢN CỦA BÒ SỮA

3

2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TRÊN BÒ SỮA

3

2.3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN BÒ SỮA

6

2.4. LƯC DUYỆT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU

15

2.5. VÀI NÉT VỀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

18

2.5.1. Điều kiện khí hậu

19


2.5.2. Chức năng và nhiệm vụ

19

2.5.3. Một số loại thuốc thường sử dụng ở trại

20

2.6. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI

20

2.6.1. Cơ cấu đàn bò

24

2.6.2. Cơ cấu giống

25

2.6.3. Sản lượng sữa trung bình

25

Phần III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

26

3.1. ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT


26

3.2. THỜI GIAN KHẢO SÁT

26

3.3. ĐỐI TƯNG KHẢO SÁT

26

3.4. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ KHẢO SÁT

26

3.5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

26

iv


3.6. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ CÔNG THỨC TÍNH

27

Phần IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28


4.1. TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN BÒ

28

4.1.1. Tình hình bệnh theo nhóm máu lai

31

4.1.2. Tình hình bệnh theo tuổi

32

4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

34

4.2.1. Tiêu chảy

35

4.2.2. Chướng hơi dạ cỏ

35

4.2.3. Viêm phổi

36

4.2.4. Suy dinh dưỡng


36

4.2.5. Viêm khớp

37

4.2.6. Sưng hàm

37

4.2.7. Viêm rốn

38

4.2.8. Đau mắt

38

4.2.9. Trầy xước da

38

4.2.10. Viêm vú lâm sàng

39

4.2.11. Sót nhau

39


4.2.12. Đẻ khó

40

4.3. TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA

40

Phần V : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

PHỤ LỤC

43

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn

24

Bảng 2.2. Cơ cấu giống


25

Bảng 2.3. Sản lượng sữa bình quân 4 tháng

25

Bảng 4.1. Tình hình bệnh trên đàn bò sữa qua 4 tháng khảo sát

28

Bảng 4.2. Tình hình bệnh theo tỷ lệ máu lai

31

Bảng 4.3. Tỷ lệ bệnh theo tuổi

32

Bảng 4.4. Kết quả điều trò bệnh trên đàn bò khảo sát

34

vi


Phần I. MỞ ĐẦU
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang được mở rộng và hội
nhập kinh tế cùng các nước. Với đặc điểm là nước nông nghiệp, Việt Nam có khả

năng khai thác tiềm năng nông nghiệp, nuôi trồng. Nông nghiệp đóng vai trò quan
trọng song song với các ngành khác. Do áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật nên ngành chăn nuôi cũng có những bước phát triển nhảy vọt, đem lại hiệu
quả kinh tế.
Bên cạnh những ngành chăn nuôi mang tình truyền thống lâu đời như : gà,
vòt, heo (lợn), bò, trâu, để cày kéo và lấy thòt, thì chăn nuôi bò sữa trong những
năm gần đây đãõ được nhà nước đầu tư, phát triển để từng bước đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng sữa, sản phẩm từ sữa của nhân dân. Ngành nghề chăn nuôi bò nói chung
và bò sữa nói riêng đã cải thiện đời sống của người làm kinh tế chăn nuôi, có hiệu
quả kinh tế tương đối ổn đònh.
Trong những năm trước đây, ngành chăn nuôi bò sữa chủ yếu tập trung ở các
tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh và Miền Đông. Hiện nay với sự phát triển đa
dạng trong nông nghiệp, các tỉnh miền Tây cũng trên đà phát triển bò sữa như
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang và Vónh Long.
Bên cạnh những thuận lợi trên, việc phát triển chăn nuôi bò sữa cũng gặp
không ít khó khăn. Trong đó, vấn đề bệnh là mối lo ngại của người chăn nuôi và
các nhà chức trách, do đa số người chăn nuôi bò sữa chỉ dựa vào kinh nghiệm,
thiếu am hiểu về kỹ thuật.

1


Trước thực trạng đó của ngành chăn nuôi bò sữa, được sự phân công của
khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, bộ
môn Nội Dược và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Văn Phát, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo sát tình hình bệnh trên đàn bò sữa tại trại
bò sữa của xí nghiệp chăn nuôi Thân Cửu Nghóa - huyện Châu Thành - tỉnh
Tiền Giang”.
1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.2.1.Mục đích :

Tìm hiểu những bệnh thường xảy ra và những nguyên nhân dẫn đến bệnh
trên đàn bò, cách điều trò và hiệu quả điều trò, từ đó rút ra những kinh nghiệm thực
tiễn, giúp cơ sở tìm cách hạn chế bệnh và những tác hại của chúng, nâng cao hiệu
quả kinh tế chăn nuôi, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của đòa
phương.
1.2.2. Yêu cầu :
 Tìm hiểu tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò sữa của trại.
 Thu thập các mẫu xét nghiệm (mẫu phân, mẫu máu, mẫu sữa).
 Phân loại theo từng bệnh.
 Tỷ lệ giữa các bệnh.
 Ghi nhận kết quả điều trò.

2


Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu vài nét cơ bản của bò sữa
Bò sữa là bò có hướng sản xuất chính là sữa, tức là chuyển hoá thức ăn
thành sữa do đó bộ máy tiêu hoá rất phát triển, bầu vú phát triển lớn, bốn núm vú
khá lớn thuận tiện cho việc vắt sữa. Bò sữa lý tưởng có thân hình mãnh khãnh, hơi
xương xẩu, nhiều góc cạnh. Nhìn chung , ngoại hình có dạng tam giác, phần trước
nhỏ, phần sau nở nang, đầu, cổ, thân vừa phải, ngực nở, lưng hông phẳng, rộng và
dài, bụng to, phần thòt mông lép, da mỏng, lông mòn. Bắp thòt và các tổ chức liên
kết nói chung kém phát triển, xương cốt nhỏ vừa phải. Xương chậu to, bầu vú và
các núm vú lớn, các tónh mạch vú to, nổi rõ lên và chạy ngoằn ngoèo.
2.2. Đặc điểm sinh học trên bò sữa
 Thân nhiệt: thân nhiệt trung bình của bò sữa là 38,60C, dao động từ 380C 39,30C. Thông thường, nhiệt độ dao động sinh lý là 10C. Nếu nhiệt độ vượt quá giới
hạn 10C là thay đổi bệnh lý.
- Nhòp tim: trung bình tim bò đập từ 50 - 80 lần/ phút.
- Tần số mạch: tần số mạch do nhòp tim đập tạo nên. Do đó, tần số mạch

tương ứng với nhòp tim.
- Tần số hô hấp: nhòp thở trung bình từ 10 - 40 lần/ phút.
Các chỉ tiêu sinh lý trên sẽ thay đổi theo lứa tuổi, phái tính, giống, sự hoạt
động của thú, nhiệt độ môi trường…
- Hồng cầu: số lượng hồng cầu trung bình của bò từ 4,5 - 7,5x106/mm3 máu.
- Bạch cầu: số lượng từ 6.600 - 9.300/mm3 máu.
 Hệ thống tiêu hoá:
Quá trình tiêu hoá thức ăn của bò rất khác so với các loài thú dạ dày đơn do
cấu tạo của dạ dày gồm bốn túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Tuy dạ
cỏ không có men tiêu hoá nhưng ở đây diễn ra quá trình tiêu hoá quan trọng của

3


chất xơ do sự lên men của hệ vi sinh vật, biến cellulose thành các acid béo bay hơi
như acid acetic, acid propionic, acid butyric. Các acid béo này sẽ cung cấp năng
lượng cho bò. Ngoài ra, vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp chất đạm sau khi theo
thức ăn đến dạ múi khế. Hoạt động nổi bật của quá trình tiêu hoá là sự nhai lại và
sự ợ hơi. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng sức khoẻ của thú. Theo
Nguyễn Văn Phát (1997), bình thường đối với bò khoẻ mạnh sự nhai lại xảy ra sau
khi ăn 30 - 60 phút, một đợt nhai lại kéo dài 50 - 60 phút, một ngày đêm bò nhai lại
khoảng 6 - 8 đợt. Mỗi miếng thức ăn ợ lên thú nhai lại khoảng 10 - 80 lần, số lần ợ
hơi là 20 - 40 lần / giờ. Tần số nhu động của dạ cỏ là 2 - 5 lần / 2 phút. Khi bê còn
non (dưới 10 - 12 tuần tuổi) bộ máy tiêu hoá cấu tạo chưa hoàn chỉnh, với nguồn
dưỡng chất chủ yếu là từ sữa mẹ, sự tiêu hoá của bê giống thú có dạ dày đơn, điều
này chủ yếu diễn ra ở dạ múi khế.
 Tuổi thành thục về tính ở bò:
Nói chung tuổi thành thục về tính dục ở bò phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như: giống, mùa vụ, thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng… Thông thường tuổi
thành thục về tính ở con đực từ 12 - 18 tháng, con cái từ 8 - 12 tháng. Tuy nhiên sự

thành thục về tính dục thường đến sớm hơn sự thành thục về tính trạng. Do đó, theo
khuyến cáo từ tài liệu “Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo trâu bò" của Trung tâm Huấn
luyện chăn nuôi bò sữa, để tăng thời gian sử dụng của con giống nên khai thác con
đực ở khoảng 24 tháng tuổi và con cái chỉ nên phối giống khi đạt 14 - 15 tháng tuổi,
trọng lượng đạt khoảng 220 - 250 kg.
- Chu kỳ động dục của bò cái, trung bình khoảng 21 ngày (dao động trong
khoảng 18 - 23 ngày)
- Dấu hiệu và biểu hiện động dục của bò sữa:
Thông thường bò sẽ động dục trở lại sau mỗi 21 ngày theo chu kỳ động dục
lặp lại, thời gian động dục sau khi đẻ trung bình là 90 - 120 ngày (dao động 30 -

4


180 ngày) và có thể sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, thể trạng, khả năng cho
sữa, trạng thái đẻ và phục hồi sau khi đẻ.Việc phát hiện động dục cho bò là một
yếu tố quan trọng để quyết đònh thời điểm phối giống thích hợp, động dục ở bò
chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền động dục (3 - 8h) có các biểu hiện sau:
Thú ngửi, hít các thú khác.
Nhảy chồm trên bò khác và nhảy ra xa khi bò khác nhảy chồm lên nó.
Thú bồn chồn, hiếu động.
Âm hộ đỏ và hơi sưng, đôi lúc có dòch nhầy.
+ Giai đoạn động dục (6 - 18h) bò có biểu hiện:
Có phản xạ đứng yên (không bỏ chạy khi có bò khác chồm lên).
Hiếu động, gây chú ý và kêu rống.
Ra dòch nhầy trong suốt.
+ Giai đoạn sau động dục:
Không có phản xạ đứng yên.
Ra dòch nhầy trong suốt và keo.

Có hiện tượng xuất huyết 1 - 2 ngày.
+ Thời điểm gieo tinh tối ưu:
Bò xuất hiện động dục vào buổi sáng (trước 9h) thì gieo tinh vào buổi chiều
cùng ngày.
Bò xuất hiện động dục từ 9-12h thì gieo tinh lúc rất muộn cùng ngày hoặc
sáng sớm hôm sau (trước 10h).
Bò xuất hiện động dục vào buổi chiều thì phối giống sáng hôm sau tối đa 10h.
- Thời gian mang thai trung bình của bò là 273 - 291 ngày.
+ Dấu hiệu sinh sản bình thường của bò: khi bò sắp sinh thì bầu vú căng do
xuống sữa, sụt mông, âm hộ sưng to.

5


+ Giai đoạn chuẩn bò đẻ: thú bồn chồn lo lắng, thường quay đầu nhìn bụng,
đuôi cong, có biểu hiện rặn …
Khi có dấu hiệu sanh: cổ tử cung mở ra, túi ối vỡ và dòch thoát ra, chuẩn bò
rặn tống bê con ra ngoài. Giai đoạn này có sự phối hợp nhòp nhàng giữa những
phản xạ rặn đẻ và sự phân tiết nội tiết tố oxytocine, prolactine… để điều khiển quá
trình đẻ của thú mẹ.
Thời gian tống thai trung bình từ 30 phút đến 4 hoặc 6 giờ. Nhau được tống
ra từ 6 - 12 giờ, nhanh chậm tùy vào sự tách núm nhau.
2.3. Một số bệnh thường gặp trên bò sữa
2.3.1. Chướng hơi dạ cỏ
Bệnh phát ra do thú ăn phải những thức ăn dễ lên men hay thức ăn chứa
nhiều bột đường, chất nhầy. Khi thú nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác
ợ hơi, hơi tích tụ làm dạ cỏ căng phồng, ép cơ hoành gây ảnh hưởng đến hoạt động
tuần hoàn và hô hấp. Bệnh phát triển rất nhanh nếu điều trò không kòp thời thú sẽ
chết.
- Nguyên nhân:

+ Thú ăn thức ăn dễ lên men, thành phần đạm cao, nhiều cỏ non , ăn quá
nhiều thức ăn tinh, nhất là đồng cỏ hỗn hợp có nhiều cây họ đậu, thức ăn nhiều
năng lượng, như rỉ mật đường, cám gạo…
+ Thú uống nhiều nước lạnh hoặc ăn cỏ lúc sáng sớm, thức ăn có nhiệt độ
thấp làm giảm hoạt động nhu động của dạ cỏ .
+ Thú ăn nhiều khoai mì có chất acid cyanhydric làm liệt cơ trơn dẫn đến
giảm nhu động của dạ cỏ.
+ Thú ăn nhiều cây họ đậu, có chất saponin, tạo bọt hơi làm bít lỗ thượng vò.
+ Thức ăn hỗn hợp bò nấm mốc ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa dẫn đến
chướng hơi.

6


+ Do thú có sức khoẻ kém, nhất là sau khi sinh, bệnh có thể kế phát từ các
bệnh khác như: viêm phúc mạc, viêm dạ tổ ong do ngoại vật, bệnh tụ huyết trùng.
- Triệu chứng:
+ Thú khó chòu, bụng càng lúc càng to, mất hõm hông bên trái, nhiều lúc
hõm hông phình cao hơn cột sống, sờ nắn dạ cỏ có tính đàn hồi rất lớn, gõ nghe âm
trống, nếu căng có âm kim khí, nhu động dạ cỏ giảm, có thể mất hẳn .
+ Thú khó thở do dạ cỏ chèn ép phía trước ngực, bò thở nhanh khoảng 60
nhòp/phút, tim đập nhanh và yếu, niêm mạc mắt tím bầm, mắt trợn ngược, nếu
nặng bò có thể ngã khụy, lưỡi thè ra, mắt mở to, sùi bọt mép, bốn chân duỗi thẳng.
Nếu không can thiệp kòp thời thú ngã chết do ngạt thở
2.3.2. Tiêu chảy
- Nguyên nhân: do thay đổi thức ăn một cách đột ngột làm rối loạn tiêu hoá,
bò ăn nhiều cỏ non vào đầu mùa mưa, thức ăn bò hư chứa nhiều độc tố, nấm mốc,
vi khuẩn. Có thể do một số nguyên nhân làm giảm nhu động ruột. Thông thường
lượng muối (NaCl) trong khẩu phần là 1%, khi vượt quá tỷ lệ này cũng sẽ làm bò bò
tiêu chảy.

2.3.3. Bại liệt sau khi sanh
Bệnh bại liệt sau khi sanh thường xảy ra ngay sau khi sinh một thời gian
ngắn. Thú bệnh không thể đứng dậy được kèm theo là sự bại liệt các cơ, sự co thắt
các cơ ở ống dẫn sữa làm bầu vú căng cứng sữa nhưng sữa không xuống được.
- Nguyên nhân: chủ yếu là do thiếu Ca và sự chênh lệch giữa Ca và Mg,
trong trường hợp đẻ khó bò tổn thương dây thần kinh, giãn dây chằng xương chậu…
- Triệu chứng:
+ Thể điển hình: thường chiếm 20% trong tổng số các ca bệnh. Bệnh phát
triển nhanh, từ lúc bắt đầu bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng điển hình không

7


quá 12h. Thú kém ăn hoặc bỏ ăn, giảm hoặc mất nhu động, nhai lại mất hẳn gây
nên sự chướng hơi nhẹ. Bầu vú căng nhưng không xuống sữa. Con vật ủ rũ, lờ đờ
không muốn đi lại. Chân sau yếu đứng không vững làm thú phải tìm điểm tựa. Sau
đó, các cơ co giật, thường ở cơ cổ, 4 chân, đôi khi run toàn thân. Trong giai đoạn
này, thú có thể trở nên hung dữ, hoảng hốt, chạy lung tung. Sau vài giờ, thú không
còn đứng được phải nằm liệt, thú giãy giụa cố đứng lên nhưng không dậy được,
động tác nuốt khó khăn do lưỡi và đầu bò liệt, nước bọt đọng lại chảy ra ngoài, lưỡi
thè ra. Về hô hấp, thú thở sâu và chậm. Thân nhiệt thường thấp hơn bình thường 1 2oC, vùng đầu và 4 chân rất lạnh. Sau cùng, thú hôn mê, đồng tử mở rộng.
+ Thể nhẹ: chiếm khoảng 80%, ngoài các hiện tượng co giật, thú đi đứng
không vững, thích nằm, ủ rủ, nhưng không bò hôn mê và bầu vú căng không thải
sữa.
- Triệu chứng:
Bụng to hơn bình thường, gõ vào vùng dạ cỏ nghe có âm trống, nếu thú có
triệu chứng chướng hơi dạ cỏ. Bò tiêu chảy phân sống, phân có màu xám sữa, có
trường hợp phân màu xám xanh, có thể có màng nhầy trong phân, phân có mùi hôi
khó chòu.
2.3.4. Viêm phổi

- Nguyên nhân: thú bò cảm lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột, mưa tạt gió lùa
hoặc chuồng trại quá dơ bẩn. Các điều kiện về chăm sóc và thức ăn thiếu làm cho
cơ thể giảm sức đề kháng và bò bệnh, vi sinh vật từ ngoài xâm nhập vào qua đường
hô hấp hoặc có sẵn bên trong cơ thể, khi có điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi nẩy nở
và gây bệnh.
- Triệu chứng: khá đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào sức đề kháng của
thú. Bò ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sản lượng sữa giảm, niêm mạc mắt bò sung huyết,
thân nhiệt tăng 2 - 3oC. Nhiệt độ tăng từ từ trong 2 - 3 ngày sau đó giảm xuống và

8


tăng lên trở lại . Thú ho ít. Khi bệnh trầm trọng, thú khó thở, tần số hô hấp có thể
tăng lên đến 100 lần / phút, thú có thể chết sau 8 - 10 ngày.
2.3.5. Viêm dạ tổ ong
- Nguyên nhân: bệnh thường phát ra trên thú trưởng thành, do việc lấy thức ăn
không chọn lọc của thú ăn cỏ. Các vật sắc nhọn lẫn trong thức ăn như đinh, kẽm
gai…. Các vật nhọn này vào dạ cỏ qua dạ tổ ong và gây viêm.
- Triệu chứng: thể hiện rất bất ngờ, như bỏ ăn, giảm sản lượng sữa, thú có dấu
hiệu táo bón. Thú thích đứng hơn nằm, ngại đi xuống dốc hoặc bước vòng sang
phía trái. Gõ và sờ nắn vùng dạ tổ ong thú có cảm giác đau.
2.3.6. Dạ cỏ không tiêu
- Nguyên nhân: thú thiếu thức ăn lâu ngày, gặp thức ăn ngon nên ăn quá no
hoặc do sự thay đổi thức ăn quá đột ngột hoặc cho thú uống quá nhiều kháng sinh
làm hệ vi vật dạ cỏ bò tiêu diệt, làm chất xơ không được lên men.
- Triệu chứng: thú giảm ăn hoặc không ăn, ngừng nhai lại, có thể nôn ra thức ăn
chua. Sờ nắn hõm hông trái thấy phình to, chắc cứng. Gõ vùng dạ cỏ có âm đục tuyệt đối
lan rộng lên phía trên. Sau hai đến ba ngày, một số thức ăn không tiêu hóa được chuyển
đến ruột, tác động lên niêm mạc ruột gây viêm ruột - tiêu chảy.
2.3.7. Viêm vú

Viêm vú là bệnh thường gặp trên bò sữa. Đặc trưng của bệnh là tuyến vú bò
viêm, sữa bò biến đổi về hóa tính và lý tính, sản lượng và chất lượng bò giảm. Nếu
bò viêm nặng, bầu vú con vật có thể bò teo hoặc xơ cứng mất khả năng tiết sữa.
Theo Nguyễn Văn Thành (1997) một số bò sữa bò viêm vú thể lâm sàng thì sản
lượng sữa giảm từ 10 - 30%. Nếu bò viêm vú tiềm ẩn, sản lượng sữa giảm trung
bình 19%. Bệnh viêm vú không những làm giảm về số lượng và chất lượng sữa mà
còn làm tăng khả năng loại thải bò do thùy vú viêm, dễ bò teo hay sưng cứng làm
mất khả năng tiết sữa.

9


- Nguyên nhân: bệnh được xác nhận do 3 nguyên nhân chính sau:
+ Vật chủ: bò có bầu vú quá to, quá dài dễ bò chân sau con vật làm sây sát,
lỗ đầu vú to dễ gây rỉ sữa. Bò cao sản, đẻ nhiều lứa là điều kiện thuận lợi để vi
sinh vật gây bệnh phát triển.
+Tác nhân vi sinh vật: Nguyễn Văn Thành (1997), cho rằng các vi khuẩn
gây bệnh viêm vú thường gặp là liên cầu khuẩn( 86%), tụ cầu khuẩn (5,4%), trực
khuẩn sinh mủ( 2,7%), E.coli (1,2%) và các loại vi khuẩn khác (3,7%).
+ Môi trường: chuồng trại dơ bẩn ẩm thấp, mật độ nhốt cao, thiếu thông
thoáng, thiếu ánh sáng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Quản lý chăm sóc
không đúng khoa học, dinh dưỡng không phù hợp, phương pháp vắt sữa không đúng
kỹ thuật gây sây sát bầu vú.
 Viêm vú lâm sàng
- Triệu chứng: viêm vú làm cho sản lượng và phẩm chất của sữa giảm rõ rệt,
bò có triệu chứng toàn thân như: sốt, ủ rũ, bỏ ăn. Có 4 loại viêm vú lâm sàng:
+ Viêm vú thể tương mạc: thường là chỉ sưng một thùy vú hoặc nửa bầu vú,
sờ nhẹ không thấy đau, sữa bò loãng có lợn cợn.
+ Viêm vú thể cata: tế bào thường bò biến dạng vỡ toan ra tạo ra cặn sữa
hoặc cục sữa vón. Bầu vú ít sưng, kiểm tra bằng tay thì đầu vú và tuyến vú có cục

mềm bên trong.
+ Viêm vú có mủ: bầu vú sưng, đỏ, đau, thú sốt cao 40 - 41oC, sữa có mủ
nhớt màu vàng nhạt.
+ Viêm vú có máu: bầu vú sưng có tụ huyết, sốt cao 40 - 41oC, sữa loãng,
có màu hồng hoặc màu đỏ.
 Viêm vú tiềm ẩn
- Là sự nhiễm trùng không rõ ở bầu vú, nguyên nhân do các yếu tố vi sinh
vật, yếu tố vật chủ…

10


+ Viêm nội mạc tử cung
Bệnh viêm nội mạc tử cung là bệnh thường gặp trên bò, một trong những
nguyên nhân dẫn đến khó đậu thai và phải loại thải.
- Nguyên nhân: sau khi đẻ bò sót nhau, hoặc phải can thiệp làm niêm mạc tử
cung bò sây sát, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan
Đòch Lân (1996), bệnh cũng có thể kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm khác như:
bệnh lao, bệnh phó thương hàn, bệnh sảy thai truyền nhiễm hay kế phát từ bệnh
viêm âm đạo, viêm phúc mạc.
Một số vi khuẩn thường gặp trong bệnh viêm nội mạc tử cung là
Streptococcus haemolitica, Streptococcus feacalis, Staphylococcus aureus, Proteus
vulgaris, Klebsiela spp, E.coli…
-Triệu chứng: dựa vào triệu chứng và tính chất, người ta chia làm hai thể
bệnh:
+ Viêm cấp tính có mủ: bệnh gây tổn thương ở lòng niêm mạc tử cung.
+ Viêm nội mạc tử cung có màng giả: thể bệnh này nặng hơn làm tổn thương
sâu xuống dưới tầng niêm mạc, tổ chức niêm mạc bò hoại tử.
Bệnh viêm tử cung thường đi kèm với bệnh viêm âm đạo vì mầm bệnh dễ
lây từ tử cung sang âm đạo và ngược lại.

+ Sót nhau
Bình thường sau khi đẻ 4 - 6h, nhau sẽ ra nếu quá thời gian này nhau chưa
ra được xem là bò sót nhau.
- Nguyên nhân: có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sót nhau:
+ Do khẩu phần của bò cái trong giai đoạn mang thai không cân đối, thiếu
nhiều chất khoáng nhất là Ca, vitamin A, D, E.
+ Do chăm sóc quản lý không thích hợp: bò ít được vận động trong thời gian
mang thai nhất là giai đoạn cuối của thai kỳ.

11


+ Do bò cái sau khi đẻ bò suy yếu, dạ con co bóp không đủ mạnh để đẩy
nhau ra ngoài, thường gặp ở bò cái lớn tuổi, đẻ nhiều lứa.
+ Do màng nhau và nội mạc tử cung viêm dính nên khó bong tróc.
- Triệu chứng: có hai loại sót nhau: sót nhau một phần và sót nhau toàn
phần.
+ Sót nhau một phần: nhau không được tống ra hết, còn lại một phần bò rách
nằm trong tử cung, sau 10 - 12 giờ không ra được sẽ gây phản ứng cho bò mẹ.
+ Sót nhau toàn phần: là toàn bộ màng thai nằm trong tử cung, thường là
sừng tử cung có mang, có thể 6 -10 h một đoạn nhau lồi ra nhưng không ra được.
+ Sẩy thai
Sẩy thai là trường hợp thai bò tống ra ngoài trước thời hạn mang thai do một
lý do nào đó làm cho sức sống của thai không đủ mạnh, thai và các bộ phận phụ
của thai không bình thường.
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và quá trình sẩy thai, người ta chia ra các loại
sẩy thai như sau: tiêu thai, đẻ non, thai chết chưa bò biến đổi, thai bò khô, thai thối rữa.
- Căn cứ vào nguyên nhân, người ta chia ra làm 03 loại sẩy thai:
 Sẩy thai không truyền nhiễm
 Sẩy thai truyền nhiễm

 Sẩy thai do ký sinh trùng
 Theo Nguyễn Văn Thành (1997) sẩy thai không truyền nhiễm được chia:
 Sẩy thai tự phát
 Sẩy thai do bệnh lý
 Sẩy thai do nuôi dưỡng
 Sẩy thai do tổn thương
Trong đó sẩy thai do nuôi dưỡng và tổn thương thường gặp ở bò sữa.

12


+ Vô sinh - chậm sinh
Bệnh xảy ra phổ biến ở bò cái sữa, thể hiện: bò đến tuổi thành thục nhưng
vẫn chưa thấy chu kỳ động dục, phối giống đúng chu kỳ nhưng vẫn không đậu thai,
sau khi phối không lên giống lại nhưng không mang thai. Hiện tượng này được xem
như hội chứng “nân sổi” ở bò cái. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Đòch Lân (1996), ở
nhiều nước nghề chăn nuôi bò sữa phát triển, tỷ lệ bò nân sổi là 3 - 5%. Còn ở Việt
Nam, kết quả điều tra ở một số hộ chăn nuôi bò sữa và bò thòt tỷ lệ này từ 10 15%.
- Nguyên nhân: có 4 nguyên nhân chính:
+ Bộ máy sinh dục phát triển không bình thường.
+ Bò bò bệnh ở bộ máy sinh dục.
+ Bò cái già yếu mất khả năng sinh sản.
+ Do nuôi dưỡng không tốt, người làm công tác phối giống và điều trò
bệnh sản khoa không đúng kỹ thuật sẽ làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản ở bò
cái.
+ Đẻ khó do kích thước thai quá lớn (hẹp xương chậu, hướng và tư thế bất
thường).
- Thai quá to tuyệt đối là trường hợp đường sinh dục vẫn bình thường nhưng
kích thước thai quá lớn không thể đẻ được.
- Thai quá to tương đối là trường hợp thể tích thai bình thường nhưng đường

sinh dục của bò mẹ quá hẹp thai không thể ra được.
- Nguyên nhân: thai quá lớn chưa được xác đònh rõ ràng, có thể do cơ năng
tuyến sinh dục sinh kích thích tố sinh trưởng hoạt động quá mạnh, thời gian mang
thai dài làm cho thai to. Do phối với giống đực có trọng lượng quá to hoặc do thiếu
vận động, dinh dưỡng không cân đối.

13


+ Đẻ non
- Nguyên nhân: do sức sống của thai không mạnh và các bộ phận sinh dục
phụ không bình thường. Bộ phận sinh dục và cơ thể con mẹ bò bệnh hay bò tổn
thương cơ học nào đó.
- Triệu chứng: về lâm sàng trường hợp này giống như đẻ bình thường. Trước
khi đẻ 2 - 3 ngày, tuyến vú đột nhiên căng to, mép âm hộ hơi thủy thũng.
2.3.8. Viêm khớp
Viêm khớp là bệnh thường gặp trên bò cái sinh sản và trên bê. Khớp có thể
bò viêm ở màng bao quanh khớp hoặc viêm giữa hai mặt khớp.
- Nguyên nhân: có thể là biến chứng sau mỗi lần sinh đẻ, do trượt ngã, trầy
xước do húc nhau, sau đó bò vi khuẩn có sẵn trong nền chuồng hay trong cơ thể
theo máu đến khớp gây viêm, đặc biệt là vi khuẩn sinh mủ.
- Triệu chứng: bò bò bệnh khớp sưng to, đi lại khó khăn, có cảm giác đau,
chỗ khớp sưng có màu đỏ, sờ nắn có cảm giác mềm do chứa các dòch viêm và mủ.
Triệu chứng toàn thân ít biểu hiện, sản lượng sữa giảm không đáng kể.
2.3.9. Viêm móng
Bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, trong dân gian thường gọi là hà ăn
chân.
Nguyên nhân: do bò sữa nuôi nhốt trên nền ciment cứng, ẩm thấp, móng
chân bò dễ bò tổn thương, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và gây bệnh.
2.3.10. Bệnh ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng là bệnh xảy ra khi có một số lượng lớn ký sinh trùng, ký
sinh trong cơ thể vật chủ do phản ứng của ký sinh trùng gây nên, làm ảnh hưởng
đến sức khỏe cũng như sức sản xuất của thú.Các bệnh ký sinh trùng thường thấy
trên bò: bệnh cầu trùng ở bê nghé, giun xoăn dạ múi khế, biên trùng lê dạng trùng,
sán lá gan.

14


2.4. LƯC DUYỆT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRÊN BÒ SỮA
TRƯỚC ĐÂY
Theo Trần Quốc Trung (1994), thực hiện đề tài “Sơ bộ điều tra tình hình bệnh
tật trên đàn bò sữa quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh” thời gian từ 25/12/1993
đến 28/05/1994 với kết quả điều tra như sau:
- Bệnh chướng hơi dạ cỏ: qua điều tra 782 con, có 13 con bò bệnh, chiếm tỷ
lệ 1,66%, kết quả khỏi 12 con và chết 1 con.
- Bệnh viêm phổi: xảy ra 32 con, chiếm tỷ lệ 4,09%.
- Bệnh tiêu chảy: xảy ra 63 con, chiếm tỷ lệ 8,05%.
- Bệnh viêm vú: qua điều tra 468 con sinh sản, có 53 con bò bệnh, chiếm tỷ
lệ 11,32%.
-

Bệnh sót nhau: tỷ lệ mắc bệnh là 11,32%.

Theo Theng Bo Rin (1995), thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh tật và
khả năng sản xuất của các giống bò Holstein Friesian tại trại bò sữa trường Đại
Học Nông Lâm TPHCM” thời gian từ ngày 09/01/1995 đến 15/05/1995, đề tài được
khảo sát với tổng đàn 43 con, trong đó có 12 con đang vắt sữa, 3 con cạn sữa, sau 5
tháng khảo sát có kết quả như sau:
- Bệnh chướng hơi dạ cỏ: xảy ra trên 1 bò thuần già. Tỷ lệ mắc bệnh là

6,67% (1/15 con).
- Bệnh tiêu chảy: bò trưởng thành tỷ lệ bệnh khá cao 53,33% (6/15 con).
- Bệnh sót nhau: tỷ lệ bệnh là 20% (3/15 con).
- Bệnh viêm nội mạc tử cung: kế phát từ bệnh sót nhau và đẻ non, tỷ lệ bệnh
là 26,67% (4/15 con).
- Bệnh viêm vú: kết quả khảo sát có 6 con bò bệnh, trong đó có 1 con bò
bệnh nặng dẫn đến bầu vú bò teo, tỷ lệ bệnh là 40% (6/15 con).
Bệnh viêm khớp: chỉ xảy ra trên bê với tỷ lệ 20% (2/10 con).

15


Theo Trần Đăng Khôi (1996), thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh tật
trên nhóm bò lai Holstein Friesian tại trại bò sữa trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM” thời gian từ 05/02/1996 đến 28/05/1996, với kết quả khảo sát như sau:
- Bệnh nội khoa: bệnh tiêu chảy xảy ra với tỷ lệ cao, chiếm tỷ lệ 37,93%
(11/34 con khảo sát).
- Bệnh sản khoa: 4 trường hợp viêm vú (chiếm tỷ lệ 13,79%), viêm âm đạo
cũng chiếm tỷ lệ cao với 5 trường hợp (chiếm tỷ lệ 17,24%), viêm tử cung và sót
nhau mỗi loại 1 trường hợp (3,4%).
- Bệnh ngoại khoa: nguyên nhân chủ yếu là do chuồng trại trơn trợt, phổ
biến nhất là bệnh viêm khớp với 3 trường hợp (chiếm tỷ lệ 10,34%), trật khớp và
áp xe mỗi loại 1 trường hợp (chiếm tỷ lệ 3,4 %).
Theo Phan Thành Trúc (1999), thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh tật
trên đàn bò sữa ở ấp 3 và ấp 7 - xã Bình Hưng Hòa - huyện Bình Chánh - TP. Hồ
Chí Minh” thời gian khảo sát từ ngày 01/03/1999 đến 23/05/1999 với kết quả khảo
sát như sau:
- Bệnh tiêu chảy: chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ lệ mắc bệnh là 21,52%.
- Bệnh chướng hơi dạ cỏ: xảy ra 1 ca, chiếm tỷ lệ 1,27%.
- Bệnh viêm phổi: chiếm tỷ lệ 2,54%.

- Bệnh viêm vú: viêm vú lâm sàng, chiếm tỷ lệ 10,53%.
- Bệnh vô sinh và chậm lên giống, chiếm tỷ lệ cao 30%.
- Bệnh sót nhau và viêm nội mạc tử cung: mỗi loại có 2 trường hợp, chiếm tỷ
lệ 4%.
- Bệnh viêm khớp: chiếm tỷ lệ là 6,33%.
- Bệnh viêm móng: chiếm tỷ lệ 3,8%.
Theo Cao Văn Thức (2003), thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh trên
đàn bò sữa tại trại bò sữa Vàm Côùng - An Giang “thời gian khảo sát từ 09/06/2003-

16


09/10/2003. Với kết quả khảo sát như sau:
- Bệnh chướng hơi dạ cỏ: một con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 0.62%
- Bệnh tiêu chảy có 16 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 10.25%
- Vô sinh và chậm lên giống: 8 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 5.07%
- Viêm tử cung: 9 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 9.52%
- Sót nhau: 1 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 1.89%
- Đẻ khó: 8 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 15.95%
- Viêm vú: 24 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 24.06%.
Theo Trần Ngọc Vónh Châu (2004) thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh
và khả năng sản xuất trên đàn bò sữa tại công ty giống bò sữa Lâm Đồng” thời
gian từ 03/05/2004 đến 30/08/2004 với kết quả như sau.
- Bệnh chướng hơi dạ cỏ 4 ca, chiếm tỷ lệ 0,36%, kết quả điều trò khỏi 3ca loại
thải 1 ca.
- Bệnh tiêu chảy 19 ca, chiếm tỷ lệ 17%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.
- Bệnh viêm phổi 8 ca, chiếm tỷ lệ 0,7%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.
- Bệnh viêm tử cung 22 ca, chiếm tỷ lệ 1,96%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.
- Bệnh viêm vú 16 ca, chiếm tỷ lệ 1,43%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.
- Bệnh sót nhau 12 ca, chiếm tỷ lệ 1,07%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.

- Bệnh đẻ khó 6 ca, chiếm tỷ lệ 0,62%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.
- Bệnh sẩy thai 5 ca, chiếm tỷ lệ 0,46%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.
- Bệnh vô sinh - chậm lên giống 15 ca, chiếm tỷ lệ 1,34%, kết quả điều trò
khỏi hoàn toàn.
- Bệnh viêm khớp 2 ca, chiếm tỷ lệ 0,18%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.
- Bệnh viêm móng 12 ca, chiếm tỷ lệ 1,06%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.
- Bệnh viêm gốc sừng 1 ca, chiếm tỷ lệ 0,1%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.
- Bệnh đau mắt 19 ca, chiếm tỷ lệ 1,66%, kết quả điều trò khỏi hoàn toàn.

17


×