Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI, DA VÀ MẮT TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN I TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH
TAI, DA VÀ MẮT TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y
QUẬN I TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện

: VŨ THÀNH LONG

Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y K29

Khóa

: 2003 – 2008

Tháng 09/2008


TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH TAI, DA VÀ MẮT TRÊN CHÓ TẠI TRẠM THÚ Y
QUẬN I TP. HỒ CHÍ MINH



Tác giả

VŨ THÀNH LONG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu bằng Bác Sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN KHANH
BSTY. TRẦN QUỐC VIỆT

Tháng 09/2008
i


LỜI CẢM TẠ
* Xin chân thành cảm tạ
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
- Toàn thể quý thầy cô
Đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt khóa học.
* Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- TS. Nguyễn Văn Khanh
- Th.S. Nguyễn Văn Phát
- BSTY. Trần Quốc Việt
- BSTY. Phạm Ngọc Bích
Đã hết lòng chỉ dạy, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
* Chân thành cảm ơn
- Ban lãnh đạo Trạm Thú Y quận 1 TPHCM
- Các anh chị nhân viên Trạm Thú Y quận 1 TPHCM

Cùng toàn thể bạn bè, gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Vũ Thành Long

ii


MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1. Mục đích .................................................................................................................. 2
1.2. Yêu cầu .................................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN.................................................................................................. 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ TAI ........................................................................................... 3
2.1.1. Cấu tạo cơ thể học về tai ...................................................................................... 3
2.1.2. Các bệnh thường gặp trên tai chó và phương pháp điều trị.................................. 4
2.1.2.1. Viêm tai ngoài ................................................................................................... 4
2.1.2.2. Viêm tai giữa ..................................................................................................... 7
2.1.2.3. Viêm tai trong.................................................................................................... 8
2.1.2.4. Tụ máu vành tai ................................................................................................. 8
2.1.2.5. Thông tin về thuốc EPI-OTIC® Advanced được sử dụng trong điều trị ......... 9
2.1.2.6. Một số hoạt chất trong thuốc rửa tai................................................................ 10
2.2. TỔNG QUAN VỀ DA .......................................................................................... 12
2.2.1. Cấu tạo và chức năng sinh lý của da .................................................................. 12
2.2.1.1. Biểu bì.............................................................................................................. 12
2.2.1.2. Lớp cơ bản ....................................................................................................... 13
2.2.1.3. Trụ bì ............................................................................................................... 13
2.2.1.4. Hệ thống phụ ................................................................................................... 13
2.2.1.5. Cơ và mỡ dưới da ........................................................................................... 14

2.2.2. Các bệnh thường gặp trên da và phương pháp điều trị....................................... 14
2.2.2.1. Viêm da do Demodex...................................................................................... 14
2.2.2.2. Viêm da do Sarcoptes...................................................................................... 15
2.2.2.3. Tổn thương da do cơ học................................................................................. 16
2.2.2.4. Dị ứng .............................................................................................................. 16
2.2.2.5. Viêm da do nấm............................................................................................... 17
2.2.2.6. Các bệnh khác.................................................................................................. 17

iii


2.3. TỔNG QUAN VỀ MẮT ....................................................................................... 18
2.3.1 Cấu tạo cơ thể học của mắt.................................................................................. 18
2.3.1.1. Các lớp màng bọc nhãn cầu............................................................................. 18
2.3.1.2. Các môi trường trong suốt của mắt ................................................................. 20
2.3.1.3. Bộ phận bảo vệ mắt ......................................................................................... 20
2.3.1.4. Bộ phận thu nhận và truyền ánh sáng.............................................................. 21
2.3.1.5. Cơ vận động mắt.............................................................................................. 22
2.3.1.6. Tuyến lệ và lệ đạo............................................................................................ 22
2.3.2. Các bệnh thường gặp trên mắt chó và phương pháp điều trị.............................. 22
2.3.2.1. Khối u ở hốc mắt ............................................................................................. 22
2.3.2.2. Chấn thương nhãn cầu .................................................................................... 23
2.3.2.3. Lồi mắt............................................................................................................. 23
2.3.2.4. Viêm mí mắt .................................................................................................... 23
2.3.2.5. Sa tuyến lệ ....................................................................................................... 24
2.3.2.6. Kết mạc và màng nháy .................................................................................... 24
2.3.2.7. Loét giác mạc .................................................................................................. 25
2.3.2.8. Glaucoma......................................................................................................... 25
2.3.2.9. Đục thủy tinh thể ............................................................................................. 26
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 27

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................ 27
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT................................................................................... 27
3.3. NỘI DUNG KHẢO SÁT ...................................................................................... 27
3.4. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................................................................ 28
3.4.1. Phân loại chó đến khám...................................................................................... 28
3.4.2. Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu............................................................................... 28
3.4.3. Khám lâm sàng ................................................................................................... 29
3.4.3.1.Cách khám tai ................................................................................................... 29
3.4.3.2. Cách khám da .................................................................................................. 30
3.4.3.3. Cách khám mắt ................................................................................................ 30
3.4.4. Cách lấy mẫu vi sinh và ký sinh trùng ............................................................... 31
3.4.5. Ghi nhận hiệu quả của thuốc nhỏ tai sát khuẩn trên chó viêm tai ngoài............ 32
iv


3.5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ............................................................................ 33
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 34
4.1. TỈ LỆ CHÓ BỆNH THEO TỪNG NHÓM........................................................... 34
4.2. TỶ LỆ TỪNG NHÓM BỆNH THEO GIỚI TÍNH............................................... 35
4.3. TỶ LỆ TỪNG NHÓM BỆNH THEO NGUỒN GỐC.......................................... 37
4.4. TỶ LỆ TỪNG NHÓM BỆNH THEO TUỔI ........................................................ 38
4.5. NHÓM BỆNH VỀ TAI VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ............................................ 39
4.6. NHÓM BỆNH VỀ DA VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ............................................ 41
4.7. NHÓM BỆNH VỀ MẮT VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.......................................... 43
4.8 GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA THUỐC EPI-OTIC® Advanced........ 47
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 49
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 49
5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................... 50
Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 51


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỷ lệ chó bệnh theo từng nhóm ................................................................... 34
Bảng 4.2. Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo giới tính............................................................ 35
Bảng 4.3. Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo nguồn gốc ........................................................ 37
Bảng 4.4. Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo tuổi ................................................................... 38
Bảng 4.5. Tỷ lệ các bệnh về tai và hiệu quả điều trị .................................................... 39
Bảng 4.6. Tỷ lệ các bệnh về da và hiệu quả điều trị..................................................... 41
Bảng 4.7. Tỷ lệ các bệnh về mắt và hiệu quả điều trị .................................................. 43
Bảng 4.8. Ghi nhận điểm lâm sàng trong quá trình điều trị bệnh viêm tai ngoài ........ 47
Bảng 4.9. Ghi nhận điểm vi sinh trong quá trình điều trị bệnh viêm tai ngoài ........... 47

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chó bệnh theo từng nhóm ............................................................... 34
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo giới tính........................................................ 36
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo nguồn gốc .................................................... 37
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ từng nhóm bệnh theo tuổi................................................................. 38

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Cấu tạo tai chó ................................................................................................ 3
Hình 2.2. Ký sinh trùng điển hình trong tai chó............................................................. 5
Hình 2.3. Viêm tai ngoài do nấm Malassezia pachydermatis........................................ 6
Hình 2.4. Cấu tạo da chó .............................................................................................. 12
Hình 2.5. Cấu tạo mắt chó ............................................................................................ 18
Hình 4.1. Chó bị viêm tai ngoài ................................................................................... 40
Hình 4.2. Chó bị ghẻ tai kế phát từ viêm da................................................................. 41
Hình 4.3. Chó bị nhiễm Demodex ................................................................................ 42
Hình 4.4. Chó bị nhiễm Sarcoptes................................................................................ 42
Hình 4.5. Chó bị viêm da (tổn thương da do cơ học)................................................... 43
Hình 4.6. Chó bị viêm kết mạc..................................................................................... 44
Hình 4.7. Chó bị đục mắt.............................................................................................. 45
Hình 4.8. Chó bị sa tuyến lệ ......................................................................................... 45
Hình 4.9. Chó bị loét giác mạc trước khi phẫu thuật may khép mắt............................ 46
Hình 4.10. Chó bị loét giác mạc sau khi phẫu thuật may khép mắt ............................. 46

viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong từ 15/2/2008 đến 15/6/2008, chúng tôi tiến hành khảo sát 2055 chó đến
khám và điều trị bệnh tại Trạm Thú Y quận 1. Sau đó tiến hành phân loại theo dạng
bệnh và ghi nhận số liệu gồm có: giới tính, nguồn gốc và tuổi, tỷ lệ bệnh và hiệu quả
điều trị, ghi nhận hiệu quả thuốc rửa tai. Kết quả cho thấy:
Tỷ lệ chó bệnh về tai (2,77%), da (22,73%), mắt (6,58%).
Giới tính không ảnh hưởng tới tỷ lệ bệnh tai, da và mắt trên chó. Chỉ có sự khác
biệt về da và mắt theo giống chó mới có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tỷ lệ chó mắc bệnh về da và mắt có hướng tăng theo lứa tuổi nhưng sau đó lại
giảm từ sau 24 tháng tuổi trở đi, sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê, bệnh
tai không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Các bệnh trên tai được thấy: tụ máu vành tai (15,79%), và viêm tai ngoài
(21,05%).
Các bệnh thường thấy trên da là: viêm da do tổn thương cơ học (9%), viêm da
do Demodex (32,55%), viêm da do Sarcoptes (25,05%), viêm da do nấm (3%) và dị
ứng (5,57%).
Một số bệnh về mắt như: sa tuyến lệ (15,55%), viêm mí mắt – viêm kết mạc
(34,81%) và đục mắt (26,67%).
Nhìn chung, các bệnh trên tai, da và mắt được điều trị tại trạm với hiệu quả cao.
Qua quá trình thử nghiệm thuốc nhỏ tai sát khuẩn EPI-OTIC® Advanced chúng
tôi đã ghi nhận được hiệu quả điều trị của thuốc này là rất cao (100%). Thuốc rất dễ sử
dụng, mùi thơm và không có phản ứng phụ với chó.

ix


Phần 1
MỞ ĐẦU
Chó là một loài vật tinh khôn, quấn quýt với con người và là một điển hình về
sự trung thành. Hiện nay, chó không chỉ được nuôi để bảo vệ và giữ nhà, mà còn là
một con “thú cưng” của con người, góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người
thêm phong phú. Vì thế, cần chú ý hơn nữa trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, và
điều trị thú càng được con người quan tâm. Tình hình hiện nay, tỉ lệ các bệnh trên chó
về tai, da, mắt ngày càng tăng do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy
bệnh có mức độ nguy hiểm không cao nhưng gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho chó,
đồng thời tiến trình điều trị cho nhóm bệnh này thường kéo dài và tốn kém.
Bệnh viêm tai ngoài trên chó là một bệnh đa nguyên nhân với những biến
chứng nguy hiểm (dây thần kinh mặt và chuỗi giao cảm đi ngang qua tai giữa bị tổn
hại dẫn đến liệt mặt,…).
Vì những lý do trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, cùng với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Khanh và

BSTY. Trần Quốc Việt, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình nhiễm và
hiệu quả điều trị bệnh tai, da và mắt trên chó tại trạm Thú Y quận 1 TP.HCM”.

1


1.1. Mục đích
- Tìm hiểu tình hình bệnh tai, da và mắt trên chó tại trạm Thú Y quận 1
TP.HCM.
- Tìm hiểu kết quả điều trị của nhóm bệnh này và ghi nhận hiệu quả của thuốc
nhỏ tai sát khuẩn trên chó.
1.2. Yêu cầu
- Xác định tỉ lệ xuất hiện của từng nhóm bệnh tai, da và mắt.
- Xác định tỉ lệ của từng nhóm bệnh theo nguồn gốc, giới tính, tuổi.
- Xác định tỉ lệ của từng loại bệnh trong nhóm bệnh tai, da, mắt.
- Ghi nhận hiệu quả điều trị của từng nhóm bệnh.
- Đánh giá hiệu quả của thuốc nhỏ tai sát khuẩn trên chó viêm tai ngoài

2


Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ TAI
2.1.1. Cấu tạo cơ thể học về tai
Cấu tạo tai chó gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.

Hình 2.1. Cấu tạo tai chó
( />- Tai ngoài: gồm có loa tai ngoài, ống tai gồm ống dọc và ống ngang, màng nhĩ.
Ống tai ngang được phủ một lớp da dầy khoảng 1mm, nhiều tuyến bã nhờn với nang

lông và ráy tai. Tuyến ráy tai tìm thấy nhiều nhất ở gần màng nhĩ, chúng được tin rằng
chứa enzyme liên quan đến tính kháng khuẩn. Ráy tai giúp tai khô một cách tương đối.
- Tai giữa: bắt đầu từ mặt bên của màng nhĩ.
- Tai trong: nằm ở bên trong tai thái dương, có nhiệm vụ cho nhận tín hiệu âm
thanh và duy trì sự cân bằng.

3


2.1.2. Các bệnh thường gặp trên tai chó và phương pháp điều trị
Bệnh xảy ra trên tai chó thường có những đặc điểm sau:
- Thường phát hiện trễ do chủ nuôi ít kinh nghiệm.
- Do cấu tạo cơ thể học của tai chó phức tạp cùng với sự không hợp tác của thú
nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
- Thường gặp ở những giống chó tai dài, lông xù (vì tai dài, lông nhiều ngăn
cản sự lưu thông không khí trong và ngoài tai, tạo ra môi trường nóng, ẩm thuận lợi
cho mầm bệnh phát triển).
- Các bệnh thường gặp trên tai chó là viêm tai ngoài và tụ máu vành tai, viêm
tai do ký sinh trùng.
2.1.2.1. Viêm tai ngoài
* Căn bệnh học: bệnh viêm tai ngoài do 3 nguyên nhân cấu thành: nguyên
nhân nguyên phát, nguyên nhân dẫn đường và nguyên nhân tiếp diễn.
* Nguyên nhân nguyên phát: là những yếu tố gây viêm bao gồm:
- Dị ứng: đây là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tai ngoài của chó. Chó có
thể dị ứng với phấn hoa, rận, thuốc điều trị.
- Ngoại vật: khi lọt vào tai chúng sẽ kích thích, gây viêm. Ở một số trường hợp,
ngoại vật có thể gây tổn hại đến màng nhĩ thì tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn.
- Rối loạn sự sừng hóa, rối loạn tuyến tai: đây là bệnh trên lớp nhầy dẫn đến kết
quả là sự hình thành vẩy hay dư thừa chất nhờn của da hay ống tai. Sự tăng tiết bã
nhờn là tình trạng thường phổ biến ở giống American Cooker Spaniels, Iris Setters và

những giống chó Spaniel khác. Bệnh này dẫn đến hóa vẩy, nhiễm khuẩn da, tích tụ
nhiều ráy tai và gây ngứa nghiêm trọng. Viêm hạch nhờn có thể thấy ở một số giống
chó như Akitas, Poodle và các giống chó khác, bệnh này dẫn đến rụng lông, hình thành
vẩy trong tai và phần còn lại của cơ thể.
- Ký sinh trùng: Ghẻ Otodectes cynotis, mò bao lông Demodex canis và ghẻ
Trombicula autumnalis là những ký sinh điển hình trong tai chó.

4


Otodectes cynotis

Demodex canis

Trombicula autumnalis

Hình 2.2. Ký sinh trùng điển hình trong tai chó
( />(www.bayeranimal.com.au/default.aspx?page=100)
(www.mikroskopie-muenchen.de/trom.aut.jpg)
- Ngoài ra, viêm tai còn có thể kế phát từ bệnh ngoài da.
* Nguyên nhân dẫn đường: là những tình trạng hay cách chăm sóc dẫn đến
vấn đề về tai nhưng bản thân chúng không gây viêm tai. Các nguyên nhân dẫn đường
bao gồm:
- Ngoại hình của tai:
Loa tai: một số giống chó có loa tai mềm, nhiều lông làm giảm sự lưu thông
khí, tạo môi trường nóng ẩm, tạo thuận lợi cho sự viêm nhiễm và cũng làm cho việc
điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Hình dạng và chiều dài của ống tai: một số giống chó có ống tai dài và quanh
co, điều này làm cho ống tai dễ bị viêm.
Đầu đổ ra của ống tai rộng hay hẹp: nếu thiếu phần mở rộng của đầu ống tai

làm giảm sự lưu thông không khí trong ống tai, dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó
khăn hơn.
* Các yếu tố khác:
Ở những chó có xu hướng thích tắm thường xuyên sẽ gặp tình trạng tích nước
trong tai, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
Các yếu tố môi trường: khí hậu nóng và ẩm sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển
của vi khuẩn và nấm.

5


Phương pháp điều trị không hợp lý: tổn thương ống tai trong quá trình điều trị
ống tai làm tổn hại lớp biểu mô trong ống tai dẫn đến nhiễm trùng, thường do dùng
dụng cụ vệ sinh quá cứng.
* Nguyên nhân tiếp diễn: là những nguyên nhân gây sự viêm hay kích thích
ngay cả khi nguyên nhân nguyên phát đã được kiểm soát. Các nguyên nhân nguyên
phát ít khi dẫn đến tiến trình viêm. Nguyên nhân tiếp diễn bao gồm vi khuẩn và nấm.
- Vi khuẩn phổ biến trong viêm tai là Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus
intermedius và Proteus mirabilis. Viêm tai ngoài do Pseudomonas spp, điều trị rất
khó. Viêm tai ngoài do vi khuẩn thường xuất hiện triệu chứng: hôi, xuất dịch mũ và
loét.
- Nấm Malassezia pachydermatis là loại nấm phổ biến trong viêm tai ngoài.
Malassezia được coi là loài thường trú trong ống tai, có thể tìm thấy ở 36% tai chó
khỏe. Triệu chứng của viêm tai do nấm bao gồm: tăng sinh tuyến ráy tạo chất bã màu
kem hay đen, ngứa, nổi mẩn đỏ, chó hay lắc đầu. Viêm tai do Malassezia thường kết
hợp với viêm da toàn thân.

Hình 2.3. Viêm tai ngoài do nấm Malassezia pachydermatis
( />
6



* Chẩn đoán
- Dựa vào bệnh sử của thú
- Dựa vào biểu hiện bên ngoài của thú như: ngứa tai, đỏ loa tai, đau tai, chảy
dịch mủ, mùi và màu khác thường của ráy tai.
- Dùng kính soi tai để kiểm tra kênh tai dọc và kênh tai ngang có thể thấy tai đỏ
sưng, dịch mủ, ráy vàng hoặc nâu đọng trong kênh tai, ngoại vật.
- Xét nghiệm ngoại ký sinh trùng để xác định Otodectes cynotis.
- Kiểm tra tế bào học: Dùng bông gòn lấy dịch tiết của tai, nhuộm màu để kiểm
tra sự hiện diện của kí sinh trùng, vi khuẩn, nấm gây bệnh dưới kính hiển vi.
- Nuôi cấy vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ít được chỉ định, nhưng nên áp dụng
những trường hợp viêm mãn tái đi tái lại, thất bại trong liệu pháp điều trị.
- Phương pháp X-quang được sử dụng khi cần kiểm tra tai giữa.
* Điều trị
- Cắt bỏ lông thừa, vệ sinh tai sạch sẽ, loại bỏ chất nhầy, dịch tiết, mủ nhằm
ngăn chặn môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Đây là thao tác rất quan
trọng trong liệu trình điều trị viêm tai ngoài.
- Sau đó sử dụng các chế phẩm điều trị tại chổ có trên thị trường như:
Oridermyl (Neomycine, Nystatin, Triamcinolone, Acetonide và Lindane), otiFar
(Chloramphenicole)…
- Điều trị bằng thuốc như: Ivermectin (trị ghẻ tai), Norfloxacin, Ceftriaxone
(diệt khuẩn), Ketoconazole, Itraconazole, Clotrimazole (trị nấm).
2.1.2.2. Viêm tai giữa
* Nguyên nhân: có thể do viêm lan từ tai ngoài sang, chấn thương, ung thư
trong tai giữa, hay do nhiễm nấm, viêm do vi khuẩn thường rất phổ biến. Viêm tai giữa
khi xảy ra thường khá nặng và đôi khi có sốt, biếng ăn, nôn, ngủ liệm…cần chụp Xquang để nhìn thấy rõ ổ viêm bên trong.
* Chẩn đoán và điều trị
Điều trị viêm tai giữa thường sử dụng phương pháp ngoại khoa (trong trường
hợp nghi ngờ có mủ thì nên chích rạch màng nhĩ sớm, thà chích rạch sớm còn hơn là

chích rạch quá muộn. Vết chích sẽ tự liền lại rất nhanh sau 1-2 ngày) kết hợp với dược
phẩm (thường phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm sung huyết
7


màng nhĩ, sát trùng mũi họng). Liệu pháp ngoại khoa được sử dụng với mục đích
chính là đem lại cho tai chó một cấu tạo đơn giản hơn để tiện việc vệ sinh và điều trị.
Những thay đổi mãn tính: viêm tai giữa nếu kéo dài có thể dẫn đến triển dưỡng
ống tai, ống tai bị thu hẹp, canxi hóa lớp sụn ở ống tai không phục hồi…
2.1.2.3. Viêm tai trong
Là kết quả của sự tiếp nối từ viêm tai giữa, dễ làm cho thú bị điếc. Quá trình
viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến nhọt mủ (abscess) não hay viêm não – màng não.
2.1.2.4. Tụ máu vành tai
* Nguyên nhân: bướu máu vành tai thường do tổn thương, vết cắn hoặc do chó
lắc đầu mạnh làm vỡ một số mạch máu bên trong gây chảy máu và tụ lại ở vành tai
(máu tụ ở giữa lớp sụn và lớp da của tai). Bướu máu vành tai có thể xảy ra một phần
hay toàn bộ tai, có thể xảy ra ở mặt trong cũng như mặt ngoài của tai.
* Điều trị: có 3 phương pháp điều trị
- Rút dịch trực tiếp: trong trường hợp nhẹ dùng syringe hút máu ra, sau đó dùng
băng keo dán ép 2 mặt tai vào nhau thật chặt trong vòng 7 ngày. Cho chó đeo vòng
Elizabeth.
- Phương pháp đặt ống dò: phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trên thế
giới và đem lại kết quả tốt.
- Phương pháp phẩu thuật: với phương pháp này, dịch sẽ được lấy ra hết, đồng
thời trong tai không còn khoảng trống, do đó dịch sẽ không còn đọng nữa. Cách tiến
hành: gây mê thú, vệ sinh vùng tai, dùng dao cắt vỡ bướu, vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là
các cục máu đông, tiến hành may những đường may ép để hai lớp da sát lại với nhau,
băng lại và tiến hành hậu phẩu, cắt chỉ sau 7-10 ngày.
Với bệnh bướu máu vành tai, thú có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp của
bác sĩ. Dịch sẽ được tái hấp thu sau một thời gian dài. Nhược điểm của phương pháp

này là sự tự phục hồi sẽ để lại nhiều vết sẹo ảnh hưởng lớn đến mặt thẩm mỹ cũng như
sự khó chịu và đau đớn cho thú trong thời gian dài.

8


2.1.2.5. Thông tin về thuốc EPI-OTIC® Advanced sẽ sử dụng
2.1.2.5.1. Hãng sản xuất
Virbac Laboratoirs, France.
2.1.2.5.2. Dạng bào chế của sản phẩm
Dung dịch màu vàng nhạt, mùi thơm.
2.1.2.5.3. Đường dùng thuốc
Nhỏ tai.
2.1.2.5.4. Thành phần, hàm lượng hoạt chất
Salicylic Acid

0,1%

Parachlorometaxylenol

0,1%

EDTA

0,5%

Đường đơn (D-Mannose, D-Galactose và L-Rhamnose)
Sodium docusate và tá dược tác động bề mặt.
2.1.2.5.5. Mô tả sản phẩm
EPI- OTIC® Advanced là một chế phẩm làm sạch tai, có tính sát trùng, không

kích ứng và không chứa alcol. Chế phẩm này giúp loại bỏ vẩy cứng, bụi bặm, chất bẩn
và làm khô ống tai.
Sản phẩm chứa những chất sát trùng và kháng nấm như acid salicylic, acid và
PCMX (parachlorometaxylenol). Acid salicylic còn có đặc tính ly giải chất sừng.
Sodium docusate hoà tan nững chất bẩn trong tai để giúp việc rửa tai dễ dàng và hiệu
quả.
2.1.2.5.6. Những chỉ định về điều trị
- Làm sạch ống tai sau mỗi lần tắm chó.
- Làm sạch ống tai chó, mèo trước khi tắm.
- Làm sạch tai ngoài và ống tai đều đặn, đặc biệt là làm sạch chất bẩn và ráy tai,
làm sạch các mô hoại tử và các mảnh vụn của vùng tai bị tổn thương trong bệnh viêm
tai ngoài.
- Làm sạch tai trước khi tiến hành các biện pháp điều trị hoặc nhỏ thuốc trị bệnh
tai khác.
- Điều trị viêm tai ngoài thể nhẹ.

9


2.1.2.5.7. Liều lượng và cách dùng
- Lắc kĩ chai thuốc trước khi sử dụng.
- Mở nắp chai thuốc, bóp nhẹ, nhỏ thuốc vào đầy kênh tai. Xoa nhẹ phần gốc tai
trong một phút để thuốc thấm vào các kênh tai và hoà tan các chất bẩn.
- Lau vành tai và các phần có thể tiếp xúc được bằng bông gòn.
- Để làm sạch tai thông thường, có thể sử dụng 2 – 3 lần/tuần.
- Trường hợp viêm tai ngoài, nhỏ thuốc 2 lần/ngày, trong 7 – 14 ngày.
2.1.2.5.8. Những cảnh báo khi sử dụng
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, thú nuôi. Tránh để thuốc dây vào mắt chó.
2.1.2.5.9. Thời gian ngừng sử dụng thuốc
Không

2.1.2.5.10. Trình bày
Chai nhựa trắng 60 ml, 125ml có nắp đậy.
2.1.2.5.11. Bảo quản
Bảo quản dưới 25OC và tránh ánh sáng.
2.1.2.5.12. Hạn sử dụng
Hai năm kể từ ngày sản xuất.
2.1.2.6. Một số hoạt chất trong thuốc rửa tai
- Acid salicylic: là một chất làm sạch và khô, giúp
tai khô ráo sau khi rửa và thúc đẩy sự lành bệnh. Acid
salicylic cũng là tác nhân ly giải chất sừng và tẩy chất
nhờn trong tai.

- Acid lactic: là chất giữ ẩm và phân giải lớp sừng.
Ngoài ra còn có công dụng như acid salicylic.

10


- Parachlorometaxylenol (PCMX) là chất diệt
khuẩn phổ rộng và có đặc tính kháng nấm

- Ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA)
có tác dụng tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn
Gram âm (Pseudomonas spp.) với tác nhân diệt
khuẩn tạo điều kiện cho chất này phát huy tác dụng
mạnh mẽ hơn.

- Các đường đơn: D-manose, D-galactose, L-rhamnose. Với tác dụng thúc đẩy
sự hàn gắn vết thương, tăng sức đề kháng của tế bào bề mặt, chống sự bám dính của vi
khuẩn trên bề mặt tế bào.

- Sodium docusate: có tác dụng nhũ hóa và
làmh phân tán các chất bẩn và ráy tai, hoà tan những
chất nhờn trong tai, giúp tẩy sạch chúng một cách dễ
dàng.

11


2.2. TỔNG QUAN VỀ DA
2.2.1. Cấu tạo và chức năng sinh lý của da

Hình 2.4. Cấu tạo da chó
( />Da là một bộ phận lớn của cơ thể, chiếm từ 12-14% trọng lượng cơ thể tùy theo
giống và độ tuổi. Da đảm nhiệm nhiều chức năng như: bảo vệ cơ thể chống lại môi
trường, là hàng rào chống xâm nhiễm của các yếu tố gây bệnh điều hòa thân nhiệt. Sản
xuất sắc tố và vitamin D (riêng ở chó da không có chức năng này), cơ quan xúc giác,
tham gia quá trình trao đổi chất, hô hấp và bài xuất nhờ mạng lưới mao mạch, các
tuyến nằm dưới da.
Về mặt cơ thể học, da gồm có các lớp sau: biều bì, tầng màng cơ bản, trụ bì, hệ
thống phụ, cơ dưới da, mỡ dưới da.
2.2.1.1. Biểu bì: gồm nhiều lớp tế bào.
* Tế bào sừng: có vai trò là lớp bảo vệ, được sản xuất từ tế bào trụ đơn và
được gắn vào màng cơ bản. Tốc độ của sự phân chia tế bào cùng với sự sừng hóa phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, hormon, di truyền, chù kỳ của ánh sáng,
glucocorticoid. Bệnh tật cũng như sự viêm nhiễm cũng làm ảnh hưởng đến sự phát
triển và sừng hóa của biểu mô. Khi những tế bào sừng di chuyển lên trên, chúng trải
qua một quá trình phức tạp và chết đi gọi là quá trình sừng hóa. Mục đích của quá
trình này là sản xuất một lớp dày gồm những tế bào chết gọi là lớp sừng. Đây là lớp

12



bảo vệ không thấm nước, ngăn không cho mất nước, khoáng, dinh dưỡng, dịch thể và
ngăn sự nhiễm trùng và sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh.
* Hắc tố bào: nằm trên lớp tế bào cơ bản. Hắc tố bào có vai trò sản xuất sắc tố
cho da và lông. Sự sản xuất sắc tố chịu ảnh hưởng của di truyền và hormon.
* Tế bào Glangerhan là tế bào sợi nhánh đơn nhân, liên quan mật thiết đến sự
điều hòa hệ thống miễn dịch của da. Chúng thường bị hư hại bởi sự tiếp xúc quá nhiều
với tia cực tím cũng như glucocorticoid. Kháng nguyên và chất gây dị ứng được tế bào
này bắt giữ và đem tới tế bào lympho T tại chỗ xúc tiến phản ứng quá mẫn.
* Tế bào Merkel: là những tế bào giác quan kết hợp với cơ quan cảm giác của
da như lông.
2.2.1.2. Lớp cơ bản: do những tế bào biểu mô cơ bản kết dính lại và là hàng rào bảo
vệ giữa lớp biểu bì và trụ bì.
2.2.1.3. Trụ bì: là cấu trúc trung gian có nhiệm vụ chống đỡ, nuôi dưỡng. Lớp trụ bì
bao gồmlớp nền, sợi collagen trụ bì và tế bào (nguyên bào sợi, tế bào melanin, tế bào
Mast, thỉnh thoảng có bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, tế bào lympho, tương bào
và mô bào. Mạch máu có chức năng điều hòa nhiệt độ, đám rối thần kinh và cảm giác
ở da. Cả hai loại sợi thần kinh có myelin và không có myelin đều có ở lớp trụ bì. Thần
kinh giác quan phân bố ở trụ bì, nang lông, cấu trúc xúc giác.
2.2.1.4. Hệ thống phụ: bao gốm nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, và các cấu
trúc đặc biệt như vuốt và móng.
Nang lông của chó là nang lông kép. Nang lông kép là nang lông có một sợi
lông lớn ở giữa và bao quanh là 3-15 lông nhỏ. Những động vật có nang lông kép khi
sinh ra chỉ có nang lông đơn, sau đó sẽ phát triển thành nang lông kép.
Sự phát triển của lông chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: dinh dưỡng, hormon,
chu kì ánh sáng. Sự phát triển của lông chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phát triển và
giai đoạn trưởng thành. Động vật thường rụng lông để đáp ứng lại với sự thay đổi của
thời tiết và chu kì ánh sáng. Kích thước, chiều dài, hình dạng của lông được quyết định
bởi di truyền, nhưng đôi khi chịu ảnh hưởng của bệnh tật, dinh dưỡng, môi trường và

các hormon. Thyroxine kích thích cho sự thay lông, glucocorticoid ức chế sự phát triển
của lông, ảnh hưởng của hormon giới tính lên sự phát triển của lông chưa được biết

13


nhiều. Chức năng đầu tiên của lông là hàng rào cơ học, bảo vệ thú khỏi tổn thương
quang học và điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, lông còn giúp thú ngụy trang.
* Tuyến bã nhờn: là những tuyến toàn tiết, phân nhánh hay đơn, có nhiệm vụ
tiết bã nhờn vào nang lông và trên bề mặt da. Chúng tập trung ở gần niêm mạc da, kẽ
ngón, vùng cổ mặt lưng, mông, cằm và vùng đuôi. Ở một số loài, chúng tham gia vào
hệ thống đánh dấu mùi. Bã nhờn là hỗn hợp lipid phức tạp gồm có cholesterone,
cholesterol esters, triglyceride, sáp diester, acid béo. Bã nhờn giúp cho da mềm dẻo,
lông đẹp và còn có đặc tính chống vi sinh vật.
* Tuyến mồ hôi (đầu ly tiết và xuất tiết): đóng một vai trò phụ trong hệ thống
điều hòa thân nhiệt ở chó.
2.2.1.5. Cơ và mỡ dưới da: cơ dưới da có tác dụng chủ yếu là co giật. Mỡ dưới da có
chức năng như: cách ly, dự trữ dịch thể, chất điện giải, năng lượng và là lớp chống
shock.
2.2.2. Các bệnh thường gặp trên da và phương pháp điều trị
2.2.2.1. Viêm da do Demodex
* Cách sinh bệnh:
Demodex sống và phát triển trong bao lông và tuyến nhờn, ngoài ra còn torng
tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, các hạch dưới da. Từ khi thú còn nhỏ có thể mang Demodex
nhưng chưa phát bệnh, khi nào sức đề kháng giảm sẽ tạo cơ hội tốt cho Demodex phát
triển gây bệnh.
Demodex vào bao lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính và da ửng đỏ, có
những nốt sừng và rụng lông. Khi vi khuẩn xâm nhập tạo thành mụn mủ hoặc ổ mủ, ký
chủ có thể bị nhiễm độc máu, suy kiệt đến chết. Bệnh thường xuất hiện đặc trưng ở
xung quanh 2 mắt và môi…

* Triệu chứng và bệnh tích:
Demodex thường bắt đầu gây bệnh ở vùng đầu, hai gò má và quanh hốc mắt sau
đó là vùng chân trước, viêm vùng da giữa 2 kẽ chân và 2 bên bụng, rụng lông, biểu bì
sưng phồng lên, sần sùi, có vảy.
Demodex thường không làm cho thú bị ngứa, nhưng có sự phụ nhiễm vi khuẩn,
vùng da nhiễm sẽ ngứa. Có 2 dạng: cục bộ và toàn thân.

14


Cục bộ: rụng lông thành vùng nhỏ ở mặt và chân trước làm lộ ra vùng da dầy,
nhăn nheo, đóng vẩy và đỏ.
Toàn thân: vùng da bị nhiễm đỏ và ở chỗ loét có nhiều nước nhờn chảy ra.
Đây chính là điều kiện rất tốt cho vi khuẩn xâm nhập tạo nên mụn nhỏ cỡ vài
mm hoặc có thể thành abscess lớn.
* Điều trị:
Dùng Amitraz (1 lần/tuần)
Dùng Neo-cemex thoa
Dùng Ivermectin thường cho hiệu quả không cao.
2.2.2.2. Viêm da do Sarcoptes
- Cách sinh bệnh: Sarcoptes xâm nhập vào biểu bì, lấy dịch tế bào chất làm
dinh dưỡng. Hoạt động của chúng kích thích gây ngứa và những vết xước dẫn đến sự
rỉ dịch. Sự keratin hóa quá mức và tăng nhanh của mô liên kết làm da trở nên dày và
nhăn, đi đôi với sự mất lông có thể lan rộng.
- Triệu chứng bệnh tích
+ Ngứa: ghẻ đào rãnh gây sự phá hoại cơ học và tiết nước bọt có độc tố làm
cho chó đau đớn kèm ngứa dữ dội.
+ Rụng lông: do cọ sát và do viêm bao lông làm cho lông rụng.
+ Đóng vẩy: chỗ ngứa có mụn nước, khi gãi và cọ sát mụn sẽ vỡ để lại vết
thương sau đó đóng thành vẩy.

- Điều trị
+ Dùng Lindan, Amitraz để tắm.
+ Dùng Ivermectin rất hiệu quả
+ Dùng Lincomycin chống phụ nhiễm
2.2.2.3. Tổn thương da do cơ học: chó trưởng thành thường hay gặp phải trường hợp
này. Nguyên nhân có thể là do cắn nhau giành thức ăn, giành con cái, hay do bị người
đánh. Tùy theo mức độ vết thương cũng như vị trí vết thương mà ta chọn cách thức
điều trị tối ưu. Liệu pháp điều trị tổn thương da gồm ngoại khoa, dược phẩm hay kết
hợp cả hai tùy theo điều kiện cụ thể. Các dược phẩm thường dùng là: Ampicillin,
Lincomycin, Dexamethasone…

15


×