Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Những yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 107 trang )

bộ y tế
Trờng đại học y hà nội
NGUYễN VIếT HảI
Nghiên cứu các yếu tố liên quan,
ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và kết quả ĐIềU TRị
VIÊM DA TIếP XúC DO côn trùng
Luận văn BáC Sỹ CHUYÊN KHOA ii
hà nội - 2012
bộ y tế
Trờng đại học y hà nội
NGUYễN VIếT HảI
1
Nghiên cứu các yếu tố liên quan,
ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và kết quả ĐIềU TRị
VIÊM DA TIếP XúC DO côn trùng
Chuyên ngành : Da liễu
Mã số : 62.72.35.01
Luận văn BáC Sỹ CHUYÊN KHOA ii
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn hữu sáu

hà nội - 2012
Li cm n
Trc tiờn, tụi xin by t lũng kớnh trng v bit n sõu sc ti
PGS.TS. Nguyn Hu Sỏu, ngi thy ó ht lũng dỡu dt tụi trong nghiờn
cu. Ngi thy tn tỡnh, nghiờm khc hng dn tụi thc hin ti, giỳp
tụi gii quyt nhiu khú khn vng mc trong quỏ trỡnh thc hin lun
vn, úng gúp cng nh to mi iu kin thun li giỳp tụi hon thnh
lun vn ny.
2
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể các bác sỹ khoa


khám bệnh và phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Da liễu Trung ương đã
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
- Các Thầy Cô Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội. Các thầy cô đã
nhiệt tình dạy bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
- Đảng uỷ, ban giám đốc cùng các khoa phòng của Bệnh viện Đa khoa
Nghệ An, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi công
tác, học tập, thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Đảng uỷ, ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học
Y Hà Nội, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
- Những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, đã giúp tôi thực hiện nghiên
cứu và cung cấp cho tôi những số liệu vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Tác giả
NGUYỄN VIẾT HẢI
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn viết Hải
4
CHỮ VIẾT TẮT

VD viêm da

VDTX viêm da tiếp xúc
CT côn trùng
MD miễn dịch
DN dị nguyên
KT kháng thể
MDH miễn dịch học
IgA immunoglobulinA
IgG immunoglobulinG
IL interleukin
VDTXDU viêm da tiếp xúc dị ứng
VDTXKU viêm da tiếp xúc kích ứng

5
ĐẶT VẤN ĐỀ
VDTX do côn trùng là một VDTX kích ứng xẩy ra khi con người tiếp
xúc trực tiếp với côn trùng và thành phần các chất do côn trùng tiết ra. Các
chất hóa học do CT tiết ra như: chất Pederin,Cantharidin và nhiều chất khác
có tác dụng tương tự, gây bệnh cảnh lâm sàng tương đối giống nhau. Các loại
CT thường gây VDTX cho người như: kiên khoang, sâu ban miêu, sâu nái, bọ
xít, sâu dục thân lúa…bệnh cảnh lâm sàng thường xuất hiện đột ngột với triệu
chứng nổi ban đỏ, phỏng nước, phù nề sưng mọng, kèm theo cảm giác ngứa,
rát bỏng và đau [1],[3].
Côn trùng là lớp động vật đầy kỳ thú,nó phong phú đến kỳ lạ về thành
phần các loài (ước tính có khoảng 6-10 triệu loài) với khoảng gần 2 triệu loài
đã biết, đã phân loại được thì côn trùng chiếm đến 78% số loài của thế giớ
động vật, và đặc biệt số loài côn trùng bị đào thải do quấ trình chọn lọc tự
nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các loài động vật khác. Vì vậy côn
trùng có số lượng cá thể đông nhất trên hành tinh (ước tính có hơn 200 côn
trùng/1người) [5],[7],[8]. Vào những mùa mưa,gió côn trùng phát triển rất
nhanh và nhiều loại côn trùng thích sống ở môi trường xung quanh nơi ở và

làm việc của con người.Vào ban đêm nhiều loại côn trùng thường bay vào
nhà hướng theo ánh sáng đèn, nhất là đèn nê ông và tiếp xúc gây bệnh cho
con người vì vậy mà bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng. VDTX do côn
trùng có nhiều lúc, nhiều nơi phát triển ràm rộ và có khi gây thành dịch, đã có
nhiều báo cáo bệnh ở Hà Nội, TP.HCM…và nhiều địa phương khác.
Bệnh tiến triển lành tính,nhẹ,điều trị khỏi nhanh thường chỉ sau 1-2 tuần.
Tuy vậy nó gây tâm lý lo lắng cho người bệnh, nhất là những trường hợp tái
phát nhiều lần (có người tái phát 2-3 lần trong 1năm hay 1 mùa) [3]. Gây ảnh
6
hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc chẩn đoán và điều trị nhiều trường hợp
còn nhiều nhầm lẫn với các bệnh khác như Zona, Herpes - ngay cả những bác
sỹ mà không phải là chuyên khoa Da liễu.
Cho đến nay, đã có nhửng báo cáo về tình hinh bệnh tại môt số địa
phương. Tuy nhiên các nghiên cứu về lâm sàng và điều trị còn hạn chế, vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đê tài” Những yếu tố liên quan,đặc điểm lâm
sàng và kết quả điều trị bệnh VDTX do côn trùng” với các mục tiêu sau:
1. Xác định một số yếu tố liên quan đến VDTX do côn trùng
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh VDTX do côn trùng
3. Đánh giá kết quả điều trị bệnh VDTX do côn trùng bằng
Fucicort và hồ Tetra-Pred
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Viêm da tiếp xúc
1.1.1. Định nghĩa
VDTX là tình trạng da phản ứng khi TX với các chất hoặc vật dụng có
khả năng gây dị ứng. Biểu hiện của phản ứng là da bị viêm đỏ chảy nước,
sưng nề và ngứa tại chỗ tiếp xúc. Phản ứng của da có thể xẩy ra trong lần tiếp
xúc đầu tiên, nhưng thông thường chúng xuất hiện sau những lần tiếp xúc
cách quãng và từ 5 - 7 ngày sau lần tiếp xúc ban đầu.

1.1.2. Vài nét lịch sử bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển ngành
miễn dịch học. Từ cổ xưa, con người đã có một số hiểu biết về MDH, đã biết
ứng dụng MD trong việc phòng một số bệnh nhiễm khuẩn, nhưng phải đến
cuối thế kỷ XIX MDH mới thật sự phát triển thành một ngành học riêng biệt.
Một số bác sĩ chuyên khoa Da liễu đã nghĩ tới việc gây lại ở người các tổn
thương chàm bằng các thử nghiệm thăm dò thích hợp.
Năm 1840 lần đầu tiên Fuchr đã ghi nhận bản tính "chọn lọc của chứng
VDTX dị ứng và khẳng định rằng: ở một số cá thể, da phản ứng với các tác
nhân bên ngoài mà bình thường được tiếp nhận ở cá thể khác". Chứng viêm
da được xem như một biểu hiện của sự đặc ứng về thể tạng. Khái niệm này là
có cơ sở và đã được chứng minh qua thí nghiệm gây mẫn cảm ở người của
Block và Steiner - Woerlich với chất chiết xuất Primula [35].
8
Năm 1896 Jadassohn áp dụng phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm
chức năng với thăm dò đặc ứng và báo cáo kinh nghiệm của ông ở Hội nghị
Gran. Theo cách này ông nghiên cứu chàm đặc ứng với thuốc nhất là với
thủy ngân và sau đó vài năm hoàn thành kỹ thuật gọi là "Patch - test". Tầm
quan trọng này đã được mọi người xem ông như là người sáng lập ra ngành
dị ứng da [50].
Laudsteiner và Jacobs đã tiến hành thí nghiệm và thấy rằng: 1 chất hóa
học đơn giản có khả năng gây ra chứng VDTX phải được kết hợp với protein
để gây mẫn cảm [35]. Cho tới năm 1940 người ta vẫn chưa biết rõ chứng nhậy
cảm có phụ thuộc vào yếu tố khu trú ở trên da hay không? Thế nhưng năm
1942 Lansteiner và Chase đã thành công trong việc truyền mẫn cảm từ một
con chuột lang này sang con khác bằng sử dụng bạch cầu đơn nhân từ dịch rỉ
phúc mạc của những con chuột lang bị mẫn cảm [16]. Trong cùng thời gian
đó, các thí nghiệm cấy ghép của Haxthansen đã chứng minh được rằng dị ứng
là do một yếu tố đã tác động tối đa từ bên trong. Chứng VDTX dị ứng là do
sự miễn dịch chậm hay miễn dịch qua trung gian tế bào. Sự mẫn cảm chỉ có

thể xảy ra nếu như mối liên hệ với hạch bạch huyết còn nguyên vẹn [16, 35].
Sự nhạy cảm tiếp xúc đi kèm với sự thay đổi ở các tế bào cận vỏ bạch
huyết thành các tế bào miễn dịch non, sau đó chúng được biến đổi thành các
tế bào Lympho có liên quan đến miễn dịch, có tác động qua lại với các tế bào
Langerhans và với kháng nguyên ở trên da. Tế bào Langerhans và các tế bào
đơn nhân dường như đóng một vai trò quan trọng cả về phần cảm ứng và việc
gây ra chứng viêm da tiếp xúc dị ứng [35, 49].
Năm 1911 Block cho thấy một mẫn cảm có thể phản ứng với một số chất
có liên quan đến cùng một cấu trúc hóa học, hiện tượng đó được coi là nhạy
cảm chéo [35]. Một số chất gây nhạy cảm, kích thích, phản ứng chỉ khi được
9
hoạt hóa bởi ánh sáng do Epstein tìm thấy vào năm 1939. Năm 1929
Sulzbergerr quan sát thấy rằng sự nhạy cảm da ở chuột lang với Neosalvarsar
bị cản trở nếu như cho tiêm thuốc này vào tim. Sau này vào năm 1946 Chase
thấy rằng cho uống chất Dinitro Chlorobenzen dẫn tới sự nhạy cảm của biểu
bì diễn ra sau đó với hoạt chất Dinitro Chlorobenzen chứ không phải với chất
khác. Điều này đã chứng minh ở trường hợp với Niken. Loại dung nạp miễn
dịch này được gọi là hiện tượng Sulzbergerr - Chase [35]. Hiện tượng đó cũng
có thể được tạo nên bằng cách bôi các chất dị ứng lên niêm mạc miệng. Sự
dung nạp tạm thời này cũng có thể được tạo nên bằng cách bôi một chất hóa
học có tính chất cảm ứng mạnh hơn ở trên da. Các phản ứng dị ứng tiếp xúc
cùng bị ức chế bởi tia UV [16, 35, 63].
1.1.3. Phân loại viêm da tiếp xúc
Dựa vào cơ chế MD người ta chia VDTX thành 2 loại là VDTX dị ứng
và VDTX kích ứng.
1.1.3.1. Viêm da tiếp xúc dị ứng
VDTX dị ứng là một phản ứng viêm của da do tiếp xúc với dị nguyên
với biểu hiện ở các mức độ khác nhau như đỏ da, phù nề, mụn nước.
VDTX dị ứng được Jadasohn mô tả lần đầu tiên vào năm 1985 ông đã
nghiên cứu và ứng dụng test - patch để xác định những chất hóa học mà bệnh

nhân bị dị ứng.
Năm 1970 người ta sử dụng phương pháp buồng Finn - những buồng
này bao gồm các cốc kim loại nhỏ, đặc biệt được gắn với những giải băng đổ
đầy dị nguyên được nhúng trong dung môi dầu hoặc nước.
Năm 1990 ở Mỹ người ta sử dụng phổ biến test thượng bì sử dụng nhanh
lớp vải da test - patch. Tầm quan trọng của chất đặc hiệu là nguyên nhân của
10
VDTX dị ứng khác nhau theo tỉ lệ của các chất đó trong môi trường. Các
phức hợp thủy ngân ngay khi đó đã là những chất dị ứng rõ ràng nhưng hiếm
khi được sử dụng làm thuốc ngoài da. Hiện nay không những thường xuyên là
nguyên nhân gây dị ứng.
Khai thác bệnh sử chi tiết là yếu tố quan trọng để định hướng việc làm
xét nghiệm test áp đối với những chất nghi ngờ trước khi làm test - patch
bệnh sử chỉ ra những nguyên nhân mạnh gây ra VDTX dị ứng và những chất
mà cơ thể phơi nhiễm. Vì vậy sau khi làm test - patch thì bệnh sử đã quyết
định rõ ràng về lâm sàng.
Về sinh lý bệnh của VDTX dị ứng: người ta thấy các tế bào langerhangs
là những tế bào mang tính chất kháng nguyên trong da. Các tế bào
langerhangs tương tác với các tế bào TCD4
+
(là tế bào T trợ giúp) sự kích
thích da bởi các cá thể phức hợp miễn dịch và không dị ứng tạo ra sự di cư và
trưởng thành của các tế bào langerhangs. Ngược lại chỉ có các phức hợp dị
ứng mới gây ra sự di cư của các tế langerhangs CD1a
+
CD83
+
cùng với sự
trưởng thành một phần ở mức nồng độ không độc tính.
Các kháng thể có thể còn đóng góp một vài vị trí quan trọng trong

VDTX dị ứng bởi vì nó điều chỉnh các phần tử kết dính phụ, như là phần tử 1
kết dính lên tế bào. Interleukin 8 có thể là một kháng thể trong VDTX dị ứng
mà không phải trong VDTX kích ứng.
Các tế bào langerhangs có thể di cư từ thượng bì tới các hạch cư trú. Sự
cảm nhận với một hóa chất đòi hỏi phải có con đường, hệ thống bạch huyết
nguyên vẹn.
Cảm nhận đầu tiên kéo dài 10 - 14 ngày từ lúc bắt đầu phơi nhiễm với
một dị nguyên tiếp xúc mạnh như là nhiễm độc dây thường xuân. Một số
người tăng cảm nhận đặc hiệu kéo dài vài năm phơi nhiễm mạn tính nồng độ
11
thấp ví dụ cảm nhận với cromate trong xi măng có thể phát triển ở những
người VDTX kích ứng mạn tính là Alkaline tự nhiên của xi măng. Ngay khi
một cơ thể cảm nhận được một hóa chất, VDTX dị ứng xuất hiện trong vài
giờ tới vài ngày sau khi phơi nhiễm.
Tế bào T nhớ CD4
+
CCR10
+
tồn tại ở trong da sau khi tình trạng VDTX
dị ứng hết. Hàng rào Filaggrin bảo vệ những cơ thể nhạy cảm này khỏi bị
viêm da teo và có thể cả VDTX dị ứng bằng cách cho sự xâm nhập lớn nhất
của Hapten hóa học.
1.1.3.2. Viêm da tiếp xúc kích ứng
VDTX kích ứng là một loại đáp ứng không đặc hiệu của da với chất hóa
học, nó giải phóng ra chất gây viêm của tế bào thượng bì, một chất phá hủy
gây ra chết các tế bào thượng bì ngay lập tức biểu hiện bởi ban đỏ phù bong
vảy, loét da và cảm giác rát bỏng.
VDTX kích ứng hiện nay còn chưa được nghiên cứu nhiều bằng VDTX
dị ứng. Hầu hết các nghiên cứu về VDTX là nghiên cứu về VDTX dị ứng.
Điều này phản ánh thực tế rằng với tiền sử là test - patch một sự nhạy cảm

riêng là một nguyên nhân có thể của viêm da có thể được nhận ra hầu hết các
trường hợp của VDTX dị ứng.
Chẩn đoán VDTX kích ứng thường dựa vào sự loại trừ các bệnh da khác
(đặc biệt là VDTX dị ứng) và dựa trên biểu hiện lâm sàng của viêm da tại vị
trí phơi nhiễm đầy đủ với một sự kích ứng da đã biết. Các nghiên cứu cận lâm
sàng có thể có giá trị loại bỏ những rối loạn cho việc chẩn đoán phân biệt.
Về sinh lý bệnh VDTX kích ứng: là kết quả của một biểu hiện viêm đầy
đủ xuất phát từ những tế bào tiền viêm của các tế bào da (chủ yếu là tế bào
keratin) thường đáp ứng với những dạng lâm sàng khác nhau có thể xảy ra. 3
cơ chế bệnh sinh chính là phá hủy hàng rào của da; những thay đổi tế bào
thượng bì và giải phóng các phần tử protein miễn dịch.
12
Với nồng độ và thời gian tiếp xúc đầy đủ, nhiều loại chất hóa học có thể
là những yếu tố kích ứng da. Những yếu tố kích ứng da thông thường nhất là
các dung môi, chấn thương nhỏ và các kích thích hóa học.
1.2. Viêm da tiếp xúc do côn trùng
1.2.1. Một số loại côn trùng thường gây VDTX kích ứng
1.2.1.1. Kiến khoang
Các loài Paederus thuộc bộ côn trùng Coleoptera (tức là họ cánh cứng -
trong đó "Koleos" = vỏ bọc, "Pteron" = cánh) và thuộc họStaphylinidae (bọ
cánh cứng cánh ngắn hay còn gọi là "bọ cánh cứng Rove"), phân họ
Paederinae. Bọ cánh cứng Rove là rất phổ biến: chúng thuộc họ bọ cánh cứng
lớn nhất ở Bắc Mỹ (khoảng 3100 loài). Chúng cũng có mặt tại Châu Á, Châu
Phi và Nam Mỹ.
Về mặt hình thái học côn trùng thân mình thon dài như hạt thóc chiều
dài 1-1,2cm, chiều ngang 2 - 3mm, có đầu màu đen, bụng sau và cánh trước
và ngực màu đỏ. Bụng trước xen kẽ màu đen - đỏ - đen tương ứng với đầu -
ngực - cánh trước - bụng trước - bụng sau. Loài này có 3 đôi chân chạy rất
nhanh, râu dài hình sợi chỉ, có 2 đôi cánh; 2 cánh cứng, ngắn ở trên; 2 cánh
lụa ở dưới, cuối bụng nhọn có 2 đuôi nhỏ còn là những cái cặp. Ban ngày

chúng bò, chạy như những con kiến bình thường. Khi bất thường nó tăng
kích thước phần bụng lên có cử chỉ đe dọa như một con bọ cạp. Ban đêm
chúng thường hướng tới ánh sáng đèn (nhất là đèn huỳnh quang - đèn nê
ông) nên chúng thường bay vào nhà.
13
Paederus khá "gầy" đủ để vượt qua khe cửa sổ và cửa ra vào. Một khi đã
vào trong nhà, chúng có thể hạ cánh trên người, dù đang ngủ hay tỉnh, hoặc
đậu trên quần áo, khăn mặt. Côn trùng thường vô hại khi tiếp xúc với cơ thể
con người, nếu chúng được để yên. Nhưng nếu cố gắng đập, giết, chà xát hoặc
nghiền côn trùng, thì có thể làm chúng trở nên nguy hiểm và cơ thể côn trùng
này tiết ra dung dịch có chứa pederin trên da, và lập tức gây bệnh VDTX.
1.2.1.2. Sâu ban miêu
Cantharis Mylabris.
Còn gọi là nguyên thanh, ban manh, ban mao (Trung Quốc), sâu đậu
14
(Việt Nam), cantharide vésicante (Pháp).
Tên khoa học Lyta vesicatoria Fabr.
Thuộc họ ban miêu eloidae.
Ban là sặc sỡ, manh là sâu, về sau gọi là miêu, ban miêu là con sâu sặc sỡ.
A. Mô tả con sâu
Tên sâu ban miêu được dùng để chỉ nhiều thư sâu có tính chất gây rộp da
giống nhau, và dều được dùng làm thuốc. Sau đây là một số chính:
Sâu Cantharis véicatoria là một thứ sâu nhỏ, có cánh cứng, màu xanh
lục biếc, dài từ 15-20mm, ngang 4-6mm. Đầu hình tim cí một rãnh dọc ở giữa
đầu, râu đen hình sợi, có 11 đôt. Giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại. Ngực
cũng có một rãnh dọc, bụng dài tròn, dưới cánh cứng là hai cánh mềm, trong.
Chân gầy, con đực nhỏ hơn con cái, mùi rất hăng, khó chịu, vị không có gì
đặc biệt, nhưng da hơi sâu chạm phải (lưỡi, môi) sẽ bị rộp lên.
Ở các nước khác (Pháp, Ý, Anh ) sâu này sống trên các cây táo, cây
bông, cây liễu v.v Việt Nam có thấy nhưng không dùng.

Sâu ban miêu ở Việt Nam hay còn gọi là sâu đạu vì sống trên thân cây
đậu cùng loài với sâu ban miêu Trung Quốc.
Sâu ban miêu Trung Quốc và một số nước khác thuộc giống Mylabris,
cũng có râu gồm 11 đốt, đốt cuối phùng lớn lên, thân hơi khum màu đen với
các điểm màu vàng hoặc đỏ nhạt, có khi thân màu hơi vàng với các điểm hay
dải ngang màu đen.
15
B. Phân bố, thu bắt và chế biến
Sâu ban miêu sống hoang dại ở khắp các tỉnh nước ta. Vào sáng sớm
khi mặt trời mọc, lúc sâu chưa tỉnh người ta đi bắt hoặc lắc cành lá cho sâu
ngã vào túi vải, hoặc có khi dùng vợt để vợt. Ở Việt Nam mùa bắt vào giữa
tháng năm đến giữa tháng sáu (Khoảng 20-4 đến 15-5 âm lịch). Sau đó
nhúng cả túi hay vợt vào nước sôi cho sâu chết. Có nơi sau khi sâu chết lại
mang hơ trên hơi dấm đun sôi rồi mới đem phơi cho khô hoặc sấy trong tủ
sấy ở nhiệt độ thấp.Sâu ban miêu phải đựng trong lọ kín, để nơi khô ráo, vì
ẩm sẽ làm hỏng sâu.
Trong y học cổ truyền, khi dùng còn ngắt bỏ đầu, bổ ruột (Cấu đốt sau
cùng rồi rút ra, 1-2 lần để giảm bớt độ độc.
Việc bảo quản sâu ban miêu rất khó, vì có một số sâu bọ khác hay ăn các
bộ phận mềm của sâu ban miêu. Muốn bảo quản thường người ta cho một ít
long não hay thuỷ ngân vào đáy lọ. Hoặc ngay sau khi ở lò sấy ra, còn đang
nóng cho ngay vào các lọ đã tiệt trùng rồi đậy kín.
Thời gian gần đay, do việc sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hoá học,
thêm vào việc sử dụng sâu ban miêu có giảm nên việc thu bắt sâu ban miêu
hầu như không được chú ý.
Viêm da do ấu trùng bướm (carterpillar dermatitis)
Carterpillar là ấu trùng của bướm hoặc bướm đêm. Ấu trùng này có lông
ngắn, chính lông đó có thể kích thích da gây viêm da. Viêm da do ấu trùng
bướm xuất hiện theo mùa trong thời gian ngắn sau khi ấu trùng non xuất hiện.
Do tiếp xúc trực tiếp với lông bướm hay lông phát tán trong gió. Tuy nhiên

phản ứng ngứa của da sau khi tiếp xúc là thứ phát do kích thích cơ học, nhiễm
chất giãn mạch hoặc phản ứng tăng mẫn cảm vẫn còn chưa rõ. Ấu trùng bướm
16
đuôi nâu và ấu trùng bướm lông đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới,
các nhà khoa học đã phát hiện được trên lông ấu trùng bướm tiết ra một chất
giống như histamin là căn nguyên chính gây nên ngứa. Ấu trùng có thể bò
trực tiếp trên da hoặc gián tiếp do gió thổi đưa lông dính vào quần áo khi mặc
vào sẽ bị bệnh.
Thương tổn hay thấy ở vị trí hở như mặt, cổ, tay, chân, đôi khi có viêm
kết mạc mắt do đi đường bị ấu trùng bướm bay thẳng vào mắt, hoặc đêm ngủ
ấu trùng bò lên vùng mắt.
Thương tổn do ấu trùng bướm thường là những ban đỏ phù nề, sẩn và
mụn nước, mụn mủ, nóng, đau rát.
1.2.1.3. Sau nái
Sâu nái có tên khoa học là Parasa lepida (Cramer)
Họ Limacodidae
Bộ Lepidoptera (Cánh Vảy).
Đặc điểm hình thái:
Bướm có cánh căng từ 35-40 mm, cánh trước màu xanh lá cây, có một
đốm màu nâu ở gần cạnh trước và dọc cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau
17
có một đường viền lớn màu nâu nhạt với đường viền màu nâu đậm ở phía
ngoài. Ngực có màu xanh lá cây.
Trứng hình bầu dục dẹp trong suốt, thường được đẻ thành từng nhóm từ
15-20 cái và xếp chồng lên nhau như vảy cá.
Sâu có màu vàng xanh, rất giống màu của lá. Trên lưng có một hàng gai
nhô ra màu nâu nhạt và hai bên hông có 2 hàng màu xanh lơ, mỗi hàng có một
đường màu đậm hơn nằm hai bên cạnh. Có nhiều chùm lông sắp xếp đều đặn
dọc theo thân sâu, 4 chùm lông ở gần đầu và phía sau đuôi màu đỏ và ngắn.
Ngoài ra còn có 4 chấm đen ở cuối đuôi. Sâu phát triển từ 40-50 ngày. Ban

ngày sâu nằm bất động ở mặt dưới lá. Sâu rất ngứa khi chạm phải vì các lông
nhọn và dễ gãy trong da, chổ gãy của lông sẽ tiết ra chất độc dị ứng với da
Nhộng nằm trong kén hình cầu màu nâu, đuờng kính khoảng 10 mm.
Thời gian nhộng khoảng 6 tuần. Sắp vũ hóa nhộng khoét một vòng hình nấp
trên đầu kén để bướm chui ra.
Trong vòng đời của sâu nái thì giai đoạn sâu dễ làm viêm nhiễm cho đối
tượng khi tiếp xúc với nó, nguyên nhân gây viêm nhiễm được cho là do một
loại chất độc có thành phần giống chất độc ở sâu mèo, gây dị ứng da, gây
viêm bỏng rộp
1.2.1.4. Sâu đục thân bướm 2 chấm
Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker
Họ: Pyralidae
Bộ: Lepidoptera
18

Đặc điểm hình thái:
- Trứng hình đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng
nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở
màu đen.
- Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát
triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip.
- Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân
sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu
vàng nhạt.
- Con trưởng thành:
+ Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác;
giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu
nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.
+ Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm
lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

19
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:
Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19-
25oC có:
+ Thời gian trứng: 8-13 ngày.
+ Thời gian sâu non: 36-39 ngày.
+ Thời gian nhộng: 12-16 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.
Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về
đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban
ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ
19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150
quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều
kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.
Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh
dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa.
Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.
Sâu đục thân bướm hai chấm thường phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa
xuân muộn và mùa chính vụ. Các tỉnh Miền Nam và Miền Trung gây hại ở tất
cả các vụ lúa, còn các tỉnh Miền Bắc thi những năm mùa đông rét đậm kéo
dài, vụ mùa khô hạn thì thường phát sinh nặng. Sâu phân bố khắp các vùng
trồng lúa trong nước và trên thế giới.
Trong vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm thì giai đoạn ngài dễ làm
viêm nhiễm cho đối tượng khi tiếp xúc với nó, nguyên nhân gây viêm nhiễm
được cho là do một loại chất độc có thành phần phấn của cánh ngài, gây dị
ứng da.
20
Nhộng
Bướm sâu đục thân 2 chấm
1.2.1.5. Sâu đục thân bướm cú mèo

(Tên khoa học: Sesamia inferens Walker)
Thuộc: Họ: Noctuidae
Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái:
- Trứng hình bánh bao dục dẹt, đỉnh hơi lõm, bề mặt trứng có khía dạng
mạng nhện, mới đẻ màu trắng, gần nở màu tím. Trứng đẻ thành ổ dạng đai
xếp thành 2-3 hàng trong bẹ lá.
- Sâu non đẫy sức có đầu màu nâu đậm, mặt bụng và mặt dưới ngực có
màu vàng nhạt, mặt lưng màu tím. Móc chân bụng có 17-21 cái xếp thành
một đường có dạng lông mày về phía trong của bụng.
- Nhộng: màu nâu vàng, lưng đậm hơn. Mút cánh về phía mặt bụng có
một phần nhỏ tiếp giáp nhau. Đốt bùng 2-7 trừ mép sau của đốt đều có chấm
lõm hình vòng nâu đen. Cuối bụng về phía lưng và phía bụng mỗi bên có hai
gai lưng màu đen.
- Con trưởng thành: ngài có đầu ngực màu vàng tro, bụng màu nâu nhạt.
Râu đầu ngài đực ngắn hình răng lược, ngài cái có hình sợi chỉ. Cánh trước
21
tựa hình chữ nhật nâu nhạt, gần mép ngoài cánh màu hơi đậm. Chính giữa
cánh có một vân dọc màu nâu tối. Trên dưới đường vân có 2 điểm đen nhỏ,
cánh sau màu trắng bạc, mép ngoài cánh hơi nâu nhạt.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:
Vòng đời của sâu đục thân bướm cú mèo từ 32-46 ngày:
+ Thời gian trứng: 4-6 ngày.
+ Thời gian sâu non: 17-29 ngày.
+ Thời gian nhộng: 7-12 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 4-6 ngày.
1.2.2. Các chất hóa học do côn trùng tiết ra gây viêm da tiếp xúc
- Chất pederin do kiến khoang tiết ra
Chất Pederin nằm trong dịch bạch huyết của con côn trùng. Chất này
được Đuwvic đặt tên và được phát hiện vào năm 1953. Nó độc gấp 12 lần so

với nọc độc của rắn độc ở vùng nhiệt đới, nếu dự côn trùng trong điều kiện
khô thì vẫn duy trì chất độc này trong vòng 8 năm.
Pederin là một phân tử không phải protein phức hợp, độc tố cao. Nó ức
chế quá trình tổng hợp protein và ngăn chặn quá trình phân chia tế bào.
Pederin (C25H45O9N) là một Amit có 2 vòng tetrahydropyran, và chiếm xấp
xỉ 0,025% trọng lượng côn trùng (đối với P. fuscipes).
Cấu trúc Pederin.
- Chất cantharidin do sâu ban miêu tiết ra
Trong sâu ban miêu ngoài các chất phụnhw photphat, axit uric, một dầu
22
béo màu lục không có itnhs chât gây phồng, có chất cantharidin là hoạt chất
gây phồng da với hàm lượng tới 0,4%. (Sâu ban miêu thuộc chi Mylabris có
thể có tới 1,25%). Chất cantharidin C
10
H
12
do Robiquet tìm ra năm 1813, một
phần ở thể tự do, một phần ở sạng kết hợp với magiê.
Cantharidin không có trong các bộ phận cứng và bộ phận tiêu hoá. Chủ
yếu gặp trong máu trong các bộ phận sinh dục.
Catharidin có tinh thể hình phiến không có màu, không mùi, trung tính,
rất tan trong nước, tan trong axeton, ête nguội, tinh dầu thông đun sôi, axit
ãetic nóng và axit focmic. Chảy ở 218
0
C. Thăng hoa từ nhiệt độ 121
0
C. Các
cantharidin chứ không cho axit cantharidic.
1.2.3. Hình ảnh lâm sàng VDTX do côn trùng


- Bệnh thường xẩy ra nhiều vào tháng 7, 8, 9,10 hàng năm (mùa mưa).
- Bệnh nhân thường là những người làm việc dưới ánh đèn
- Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng (hơn 60%)
- Tổn thương ở đầu mặt cổ và 1/2 thân trên (chiếm 80%)
- Ban đỏ phù nề hình đường thẳng, đường chữ Y hoặc thành đám
(100%)
23
- Mụn nước rộp lên trên nền da đỏ, ở giữa có vùng hơi lõm giống như
một vật hình tròn hoặc hình bầy dục ấn vào.
- Sưng phù mi mắt (gần 40%)
- Một số hình ảnh tổn thương đối xứng khớp vào nhau: (hai bên bẹn,
khoeo tay, chân (dấu hiệu kissing)
- Dấu hiệu toàn thân: 1 - 2 ngày đầu có cảm giác gây sốt, khó chịu mệt
mỏi. Có hạch vùng tương ứng, đau (20%).
- Cơ năng ngứa, rát bỏng, có khi đau.
1.2.4. Chẩn đoán
1.2.4.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán bệnh VDTX do côn trùng chủ yếu triệu chứng lâm sàng theo
tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ môn Da liễu Đại học Y Hà Nội.
- Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc 12 - 36 giờ
- Thời kỳ toàn phát
+ Ban đỏ phù nề
+ Mụn nước mọc trên nền da đỏ
+ Mụn mủ
+ Hạch tương ứng
- Cơ năng ngứa rát bỏng.
1.2.4.2. Chẩn đoán phân biệt
Chủ yếu phân biệt với bệnh zona
- Là bệnh do vi rút varicella zoster
24

- Thường có biểu đau nhức trước khi nổi mụn nước
- Mụn nước đứng thành đám, số lượng từ vài chiếc đến vài trăm chiếc,
mụn nước căng, chứa dịch trong, đôi khi dịch màu hồng.
- Tổn thương thường ở một bên đường trắng giữa cơ thể
- Đau nhức tại chỗ vùng tổn thương. Nhiều trường hợp sau khi khỏi bệnh
vẫn còn đau một thời gian dài.
1.2.5. Điều trị
Điều trị tại chỗ
- Dung dịch làm dịu da, sát khuẩn: dd Jarish, hồ nước, hồ tetra - pred,
dung dịch màu: milian, castelani.
- Mỡ corticoid, kháng sinh, kém oxyt 10%, mỡ fucicord
Điều trị toàn thân
- Kháng histamin
- Giảm đau, an thần
- Kháng sinh
1.2.6. Phòng bệnh
- Khi có cảm giác rát bỏng, nổi ban đỏ cần phải đến cơ sở Da liễu khám
để được chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời.
- Khi ngồi làm việc dưới ánh đèn tránh đập, quệt tránh gây tổn thương
- Đóng các cửa sổ, cửa ra vào phòng làm việc, phòng ngủ vào ban đêm
- Khi tắm rửa chú ý giũ sạch khăn, quần áo
25

×