Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

THỬ NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIOMOS LÊN TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878 ) ®

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.4 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIO-MOS®
LÊN TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ KHẢ
NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878 )

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THANH TUYỀN
NGUYỄN TRỌNG NHÂN
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 9 / 2008


THỬ NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIO-MOS® LÊN
TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ
KHÁNG BỆNH TRÊN CÁ TRA ( Pangasianodon hypophthalmus Sauvage,
1878 )

Thực hiện bởi:

Đoàn Thanh Tuyền
Nguyễn Trọng Nhân

Luận văn được đề trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:


PGS - TS. Lê Thanh Hùng

Tháng 09 năm 2008

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Cùng tất cả quý thầy cô trong khoa Thủy Sản đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian học tại trường.
TS.Lê Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời
gian học tập và thực tập tốt nghiệm tại trường.
KS. Võ Thị Thanh Bình, KS. Lưu Thị Thanh Trúc đã tận tình giúp đỡ tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cùng các bạn lớp DH04NT, DHO4NY và các bạn ngoài lớp đã động viên, giúp
đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn tất khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được
đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Kết quả khảo nghiệm về ảnh hưởng của chế phẩm BioMos® lên sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng đề kháng bệnh
trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage, 1878.)”, được tiến hành từ

ngày 16/04/2008 đến ngày 4/08/2008, tại trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm Bệnh
Học Thủy Sản, Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của Mannan
Oligosaccharide có trong chế phẩm Bio-Mos® lên sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng
thức ăn và khả năng đề kháng lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan,
thận trên cá tra.
Thí nghiệm cho ăn chế phẩm Bio-Mos® với 3 mức 0, 1 và 2 ppt trong thời gian
5 tuần. Kết quả cho thấy bổ sung chế phẩm Bio-Mos® cho kết quả tăng trưởng tốt (2
ppt cho kết quả tăng trưởng tốt nhất ) và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn ( 2 ppt cho
kết quả tốt nhất). Tỷ lệ sống trong 5 tuần dao động trong khoảng 98,25 % - 100 %
(không có sự khác nhau về mặt thống kê).
Việc gây cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri bằng phương pháp
ngâm trong dung dịch vi khuẩn (có nồng độ 7,5.108 CFU/ml) cho thấy tỷ lệ sống cá
nuôi sau 14 ngày có sự khác biệt rất rõ. Ở nồng độ bổ sung 1 ppt Bio-Mos® tỷ lệ sống
của cá sau 14 ngày không khác biệt so với lô đối chứng không bổ sung Bio-Mos®
(p>0,05), tuy nhiên khi tăng nồng độ lên 2 ppt thì ở nồng độ này tỷ lệ sống của cá
được cải thiện đáng kể so với lô đối chứng ( tỷ lệ sống của cá tăng từ 32,5 % lên đến
67,5 % khi ngâm cá với 10 ml vi khuẩn trong 30 phút và tăng từ 7,5 % lên 26,25 %
khi ngâm cá với 50 ml vi khuẩn trong 60 phút ) và khác biệt rất có ý nghĩa trong thống
kê (p<0,05).

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa.......................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..........................................Error! Bookmark not defined.
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ..................................................................................... ixi
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ ix
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................2
1.1 Đặt Vấn Đề ................................................................................................................2
1.2 Mục Tiêu Đề Tài .......................................................................................................3
Chương 2. TỔNG QUAN................................................................................................4
2.1 Saccharomyces cerevisiae .........................................................................................4
2.2 Mannan Oligosaccharide ..........................................................................................5
2.2.1 Mannan oligosaccharide (MOS).............................................................................5
2.2.2 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của mannan oligosaccharide...................................6
2.3 Chế Phẩm Bio - Mos® ..............................................................................................8
2.3.1 Bio - Mos® .............................................................................................................8
2.3.2 Ảnh hưởng của Bio-Mos® .....................................................................................9
2.4 Những Nghiên Cứu, Khảo Nghiệm Ở Động Trên Cạn .............................................9
2.5 Những Nghiên Cứu, Khảo Nghiệm Ở Động Vật Thủy Sản....................................10
2.5.1 Ở cá chép( Cyprunus carpio) ...............................................................................10
2.5.2 Ở Cá hồi ...............................................................................................................11
2.5.3 Ở tôm hùm Châu Âu (Homarus gammarus) ........................................................11
2.5.4 Ở cá da trơn( Silunus glanis) ................................................................................12
2.5.5 Ở cá tráp đầu vàng( Sparus aurata) .....................................................................12
2.5.6 Ở một số thí nghiệm khác.....................................................................................13
2.6 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra ....................................................................................13
2.6.1 Phân loại ...............................................................................................................13
iv



2.6.2 Phân bố .................................................................................................................13
2.6.3 Đặc điểm hình thái và sinh lý ...............................................................................14
2.6.4 Đặc điểm dinh dưỡng ...........................................................................................15
2.6.5 Đặc điểm sinh trưởng ...........................................................................................15
2.6.6 Đặc điểm sinh sản.................................................................................................16
2.7 Bệnh Nhiễm Khuẩn Edwardsiella ictaluri, E.tarda................................................16
2.7.1 Đặc điểm sinh hóa ...............................................................................................16
2.7.2 Tác nhân gây bệnh................................................................................................16
2.7.3 Dấu hiệu sinh lý....................................................................................................16
2.7.4 Mùa vụ xuất hiện ..................................................................................................17
2.7.5 Cơ quan thường xuất hiện ....................................................................................17
2.7.6 Một số thí nghiệm gây cảm nhiễm ......................................................................17
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................19
3.1 Thời Gian và Địa Điểm ...........................................................................................19
3.2 Nội Dung Nghiên Cứu.............................................................................................19
3.3 Vật Liệu ...................................................................................................................19
3.3.1 Đối tượng..............................................................................................................19
3.3.2 Dụng cụ và nguyên liệu........................................................................................19
3.3.3 Hệ thống giai và bể thí nghiệm.............................................................................20
3.3.4 Nguồn nước ..........................................................................................................20
3.3.5 Thức ăn .................................................................................................................21
3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................21
3.4.1 Bố trí thí nghiệm...................................................................................................21
3.4.2 Phương pháp thực hiện.........................................................................................22
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi môi trường trong thời gian thí nghiệm ...............................22
3.4.4 Ảnh hưởng của chế độ Bio - Mos® lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức
ăn ...................................................................................................................................23
3.4.5 Ảnh hưởng của Bio - Mos® lên sự cải thiện sức khỏe .........................................24
3.4.6 Xử lý kết quả .......................................................................................................33
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...........................................................................34

4.1 Các Thông Số Môi Trường .....................................................................................34
v


4.1.1 Hàm lượng oxy hòa tan ........................................................................................34
4.1.2 Độ pH ...................................................................................................................35
4.1.3 Hàm lượng ammonia ............................................................................................36
4.1.4 Nhiệt độ ................................................................................................................37
4.2 Ảnh Hưởng Của Bio - Mos® Lên Sự Tăng Trưởng Và Lượng Thức Ăn Sử Dụng
Của Cá Tra ....................................................................................................................38
4.3 Ảnh Hưởng Của Bio - Mos® Lên Cải Thiện Sức Khỏe Của Cá Tra.......................44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................50
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................50
5.2 Đề Nghị....................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Số thứ tự các đĩa giấy sinh hóa trong giếng...................................................28
Bảng 3.2 Thuốc thử và kết quả phản ứng sinh hóa trong các giếng .............................29
Bảng 4.1 Trọng lượng đầu, trọng lượng sau 5 tuần và tăng trọng của cá sau thí nghiệm
38
Bảng 4.2 Lượng thức ăn cá sử dụng..............................................................................39
Bảng 4.3 Tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày khi ngâm nồng độ 7,5×105 CFU/ml kéo dài
trong 30 phút .................................................................................................................44
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày khi ngâm nồng độ 7,5×105 CFU/ml kéo dài
trong 60 phút..................................................................................................................45

Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày khi ngâm nồng độ 3,75×106 CFU/ml kéo dài
trong 60 phút..................................................................................................................47
Bảng 4.6 Kết quả phản ứng sinh hóa của khuẩn lạc được phân lập từ nội tạng cá tra
gây cảm nhiễm...............................................................................................................48

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Hàm lượng oxy hòa tan 4 bể nuôi trong thời gian thí nghiệm...................35
Biểu đồ 4.2 Hàm lượng pH 4 bể nuôi trong thời gian thí nghiệm.................................36
Biểu đồ 4.3 Hàm lượng Ammonia 4 bể nuôi trong thời gian thí nghiệm .....................37
Biểu đồ 4.4 Nhiệt độ nước 4 bể nuôi trong thời gian thí nghiệm..................................38
Biểu đồ 4.5 Tăng trọng trung bình và lượng ăn của cá sau thí nghiệm.........................40
Biểu đồ 4.6 Thức ăn tuyệt đối và thức ăn tương đối cá của sau 5 tuần.........................41
Biểu đồ 4.7 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt và hệ số thức ăn sau 5 tuần...........................42
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm ...............................................................43
Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày khi ngâm nồng độ 7,5×105 CFU/ml kéo dài
30 phút ..........................................................................................................................44
Biểu đồ 4.10 Tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày khi ngâm nồng độ 7,5×105 CFU/ml kéo
dài 60 phút .....................................................................................................................46
Biểu đồ 4.11 Tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày khi ngâm nồng độ 3,75×106 CFU/ml kéo
dài 60 phút .....................................................................................................................47

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Nấm men Saccharomyces cerevisiae ...............................................................4
Hình 2.2 Thành phần vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae.........................5

Hình 2.3 Sơ đồ tách vách tế bào nấm men .....................................................................6
Hình 2.4 Thành phần tế bào nấm men.............................................................................7
Hình 2.5 Cấu trúc hoá học của α-D-mannan chiết xuất từ nấm men Saccharomyces
cerevisiae .........................................................................................................................7
Hình 2.6 Sơ đồ của phức hợp mannan-GlcNAc2-Asn.....................................................8
Hình 2.7 Cấu trúc lông nhung phức tạp ở ruột cá hồi ăn thức ăn bổ sung Bio-Mos® (B)
so với đối chứng (A)......................................................................................................11
Hình 2.8 Hình dạng ngoài cá tra...................................................................................14
Hình 3.1 Hệ thống giai và bể thí nghiệm ......................................................................20
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................................21
Hình 4.1 Cá tra có biểu hiện gan, lách mủ ....................................................................48
Hình 4.2 Kết quả phản ứng sinh hóa của mẫu vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.............49

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây, sản lượng nuôi trồng thủy sản đang phát triển trên
toàn thế giới và lĩnh vực thủy sản đã trở thành một thế mạnh trong nền kinh tế của
nước ta.
Việc nuôi cá tra mang tính công nghiệp để tạo ra hàng hóa mới được phát triển
gần đây. Tốc độ và sản lượng tăng rất nhanh vì thế mà vấn đề bệnh đã xảy ra ở nhiều
nơi. Để giảm bớt hiện tượng trên cần tăng sức đề kháng trên cá nuôi. Cá tra hiện nay là
đối tượng thủy sản xuất khẩu với nhiều mặt hàng chế biến đa dạng được xuất khẩu qua
hơn 40 nước trên thế giới. Dạng sản phẩm chính là philê, chiếm đến 90 %. Yêu cầu
của người nuôi là cá phải tăng trưởng nhanh, thịt trắng, ít bệnh, nhu cầu của nhà chế
biến và thị trường tiêu thụ là cá tỷ lệ philê cao, thịt trắng, an toàn vệ sinh thực phẩm và
phải có nguồn gốc rõ ràng,... Do vậy việc nâng cao năng suất và tạo nguồn cá sạch là

vấn đề sống còn của nghề nuôi thủy sản nước ngọt.
Cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay được nuôi theo mô hình công
nghiệp, với mật độ cao, dịch bệnh nhiều nên sử dụng khánh sinh làm tăng chí phí sản
xuất, lợi nhuận thấp. Vì vậy mà vấn đề nâng cao sức đề kháng bằng cách sử dụng các
hoạt chất sinh học giúp tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu trên cá. Đó
chính là những thách thức mới cho các nhà khoa học thủy sản Việt Nam.
Phương pháp chữa bệnh bằng kháng sinh ngày càng được hạn chế, việc sử dụng
những hoạt chất sinh học kích thích ngày càng đáp ứng được yêu cầu và được ứng
dụng nhiều trên nhiều đối tượng, trong tương lai ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng
và ngành chăn nuôi nói chung sẽ sử dụng nhiều những hoạt chất sinh học này, đặc biệt

2


là sử dụng nhiều thành phần Mannan Oligosaccharide (MOS) được chiết suất từ tế bào
nấm men( Saccharomyces cerevisiae).
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng sử dụng các
loại đường chức năng bổ sung vào thức ăn cải thiện sức khỏe vật nuôi như: β-glucan,
fructose

oligosaccharide

(FOS),

galactose

oligosacchride

(GOS),


mannan

oligosaccharide (MOS)… Trong đó MOS chiết xuất từ vách tế bào nấm men được
đánh giá là có khả năng nâng cao đáp ứng miễn dịch cũng như tỷ lệ tăng trọng và khả
năng sống của nhiều loài vật nuôi.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của bộ môn Nuôi Trồng
Thủy Sản, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VỀ
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BIO-MOS® LÊN TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH TRÊN CÁ TRA (
Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage, 1878.).
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Khảo sát hiệu quả của chế phẩm Bio-MOS® chứa Mannan Oligosaccharide ở
các nồng độ khác nhau lên khả năng sử dụng thức ăn và tăng trưởng của cá .
Khảo sát tác động của chế phẩm Bio-MOS® lên tỷ lệ sống và khả năng nâng cao
sức đề kháng của cá khi gây cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Saccharomyces cerevisiae
Nấm men là một loại vi nấm đơn bào có kích thước 5 đến 10 µm được đặt tên
theo mẫu tự Latinh tượng trưng cho giống và loài. Các loài được đặt tên khác nhau tùy
theo nơi phát hiện và hình thái tế bào của chúng.
Nấm men đã được sử dụng làm thức ăn gia súc hơn 100 năm nay dưới dạng lên
men ở các nông trại. Tuy nhiên trong sản xuất công nghiệp và thương mại hóa thì nhà
sản xuất chỉ quan tâm đến một số loài nhất định, trong đó có Saccharomyces
cerevisiae.

Saccharomyces cerevisiae (hình 2.1) được biết đến với tên gọi “men bánh mì”
là một trong những loài được thương mại hóa rộng rãi nhất, một số dòng được tuyển
chọn để sản xuất rượu, bia và cồn công nghiệp.

Hình 2.1 Nấm men Saccharomyces cerevisiae
Chiết xuất nấm men rất giàu amino acid, vitamin và khoáng chất. Nó có chức
năng tăng cường sinh trưởng vi sinh vật đường tiêu hoá.
4


Saccharomyces cerevisiae có một lớp vỏ carbohydrate bao bọc được gọi là vách
tế bào chứa hầu hết là β-glucan và mannan, là những cấu trúc đường đa giống tinh bột
và cellulose.
Lớp vách tế bào này (hình 2.2) có khả năng hấp thụ hoặc kết dính các độc tố,
các tác nhân kháng vitamin, virus, vi khuẩn gây bệnh nên thường được chiết xuất để
bảo vệ môi trường ruột.

Hình 2.2 Thành phần vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae
2.2 Mannan Oligosaccharide
2.2.1 Mannan Oligosaccharide (MOS)
Carbohydrate (hay còn gọi là bột đường) đóng vai trò độc nhất trong sự sống,
chức năng của carbohydrate rất đa dạng nhờ vào cấu trúc và vị trí của chúng trong hệ
thống sinh học.
Carbohydrate là thành phần quan trọng của phần lớn cấu trúc bề mặt tế bào
(Osborn và Khan, 2000; trích bởi Kelly, 2004) và cũng là nguồn năng lượng chuyển
hoá chủ yếu trong thức ăn.
Mannan Oligosaccharide thường được chiết xuất từ vách tế bào nấm men
Saccharomyces cerevisiae và thu nhận bằng phương pháp ly tâm nấm men đã được
tách vỏ (Spring và ctv, 2000; trích bởi Kelly, 2004).


5


Hình 2.3 Sơ đồ tách vách tế bào nấm men
2.2.2 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của Mannan Oligosaccharide
Mannan oligosaccharide (hình 2.5) có cấu trúc mạch chính dài chứa liên kết
(1,6) gắn với các mạch bên ở vị trí α-(1,2) và α-(1,3) nằm trong những chuỗi
manoprotein ở phía ngoài cùng tế bào nấm men, gắn với cấu trúc trung tâm N-acetyl
glucosamine2-Asparagine (GlcNAc2-Asn) (hình 2.6).
(chứa mannan oligosaccharide)

Hình 2.4 Thành phần tế bào nấm men

6


o

o

o

o
o

o

o

o


o

o

o
o
o
Liên kết (1,6)
Liên kết α-(1,2)
Liên kết α-(1,3)

Hình 2.5 Cấu trúc hoá học của α-D-mannan chiết xuất từ nấm men Saccharomyces
cerevisiae

A

Nhánh mannan-N-acetyl glucosamine

B

Hình 2.6 Sơ đồ của phức hợp mannan-GlcNAc2-Asn
7


Lectin là protein gắn với carbohydrate đóng vai trò trung chuyển giữa bên trong
và bên ngoài tế bào. Mannose trên bề mặt tế bào biểu mô ruột có tác dụng như một thụ
thể kết dính với những mầm bệnh có tiêm mao type-1 có lectin chuyên biệt với
mannose (Ofek và Beachey, 1978; Spring và ctv, 2000; trích bởi Kelly, 2004). Vì vậy
thành ruột non luôn có nguy cơ nhiễm bệnh (Ferket và ctv, 2002; trích bởi Kelly,

2004).
Từ đó, những nghiên cứu invitro cho thấy Mannan Oligosaccharide có khả năng
ngưng kết với mầm bệnh có tiêm mao type-1 chuyên biệt với mannose (Spring và ctv,
2000).
2.3 Chế Phẩm Bio - Mos®
2.3.1 Bio - Mos®
Bio - Mos® là sản phẩm do tập đoàn Alltech độc quyền qui trình sản xuất.
Thành phần chính của Bio-Mos® là nguồn Mannan Oligosaccharide của vách tế bào
nấm men Saccharomyces cerevisiae, sản phẩm này được giới thiệu vào năm 1993 dưới
dạng thức ăn bổ sung cho gà con (Hooge, 2003; trích bởi Kelly, 2004). Ngoài ra
Mannan Oligosaccharide còn có các tên thương mại khác như: SAF-Mannan, Y-MOS,
và Celmanax.
Bio-Mos® được sử dụng cho động vật sống trên cạn rất tốt, tuy nhiên trong
những năm gần đây nó được sử dụng cho ngành nuôi trồng thủy sản, đạt được tỷ lệ ổn
định và có kết quả tốt.
2.3.2 Ảnh hưởng của Bio-Mos®
Việc sử dụng Bio-Mos® có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe
động vật và nâng cao hiệu quả kinh tế:
- Sử dụng thức ăn hiệu quả và tăng trọng nhanh.
- Tăng cường hệ thống miễn nhiễm, cung cấp dinh dưỡng ảnh hưởng chính lên
sức khỏe và hoạt động của cá.
- Sự truyền vật chất nuôi dưỡng từ bố mẹ sang đàn con
- Tỷ lệ sống được nâng cao.
- Giảm stress cho vật nuôi.
- Mang lại lợi nhuận cao
- Bio-Mos® còn ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng bề ngoài của ruột
8


- Tăng số lượng, chiều cao, làm giảm kích cỡ và bề rộng của vi nhung ruột

- Làm giảm tốc độ tiết chất nhầy
Kết quả trên chứng minh sự kết hợp cải tiến tăng cường và hoạt động mạnh mẽ
của ruột, tình trạng miễn nhiễm và khả năng kháng bệnh trên cá ăn thức ăn có chứa
Bio-Mos®.
2.4 Những Nghiên Cứu, Khảo Nghiệm Ở Động Trên Cạn
 Ở ngựa mẹ: Mannan Oligosaccharide cung cấp vào chế độ ăn của ngựa mẹ khi
sinh con làm tăng khả năng miễn dịch và hạn chế bệnh tiêu chảy trên ngựa con.
 Ở gà con: thức ăn bổ sung MOS cho thấy tăng trọng cơ thể và hệ số thức ăn có
cải thiện (Hooge, 2003; trích bởi Kelly, 2004).
 Ở gà tây: Bio-Mos® thêm vào khẩu phần ăn của gà tây ngăn chặn được mầm
bệnh trong ruột (Spring, 1999).
 Ở gà mái: Fernandez và cộng sự (2002) đã tiến hành thí nghiệm bổ sung MOS
vào thức ăn gà mái và kết quả là tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong đường
ruột như: Bifidobacterium spp và Lactobacillus spp, đồng thời giảm khuẩn lạc
của S. enteritidis.
 Ở thỏ: thử nghiệm để so sánh tác dụng của Mannan Oligosaccharide (MOS) và
Oxytetracyclin (OTC) trong cải thiện sức khỏe và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Việc sử dụng MOS ở giai đoạn đầu và cuối đã tỏ ra giảm thiểu một cách có ý
nghĩa trên FCR và giảm tỷ lệ chết so sánh nghiệm thức OTC.
 Ở heo: heo nái mang thai khi ăn thức ăn chứa 0,2 % MOS 3 tuần đến khi đẻ sẽ
sinh heo con khỏe hơn (O’Quinn và ctv, 2001; trích bởi Kelly, 2004).
2.5 Những Nghiên Cứu, Khảo Nghiệm Ở Động Vật Thủy Sản
2.5.1 Ở cá chép (Cyprunus carpio)
Điều kiện thí nghiệm ở trường Đại học Trakia ở Bulgaria (Staykow và ctv,
2005), với 0,2 % Bio - Mos® kết hợp với khẩu phần thức ăn (23,5 % protein và 5,4 %
lipid) trọng lượng cá sau thí nghiệm tăng 11,6 % so với đối chứng (0 có Bio - Mos® ).
FCR được cải thiện với Bio – Mos® 1,69 và 2,05 đối với đối chứng. Giảm tỷ lệ chết,
đối với thức ăn có Bio - Mos® tỷ lệ chết 1,92 % và 3,59 % đối với lô thí nghiệm cá
không cho ăn Bio - Mos® (p < 0,001).


9


Một thí nghiệm trên cá chép tại Đại học Osijek Croatia (Culjak và ctv, 2006)
chế độ thức ăn được sử dụng 39,91 % protein và 4,51 % lipid, thêm và 0,6 % Bio Mos®, với chế độ này trọng lượng tăng 24 % so với thức ăn không có Bio - Mos®.
FCR của cá ăn thức ăn với chế độ Bio - Mos® là 1,6 và với đối chứng là 2,06.
2.5.2 Ở cá hồi
Thí nghiệm đơn giản trên cá hồi (Staykow và ctv, 2005), với 0,2 % Bio - Mos®,
kết quả trọng lượng tăng 13,7 % so với cá không cho ăn thức ăn có Bio - Mos®, FCR
giảm từ 0,91 xuống 0,83, tỷ lệ chết 1.68 % lô đối chứng và 0,58 % lô cho ăn thức ăn
có Bio - Mos® (p < 0,001). Ở cá hồi trưởng thành Bio-Mos® ảnh hưởng lên cả bên
ngoài lẫn bên trong thành ruột với cấu trúc lông nhung dày hơn và diện tích bề mặt
rộng lớn để hấp thu dinh dưỡng (hình 2.11)

A

B

Hình 2.7 Cấu trúc lông nhung phức tạp ở ruột cá hồi ăn thức ăn bổ sung Bio-Mos® (B)
so với đối chứng (A)
2.5.3 Ở tôm hùm Châu Âu (Homarus gammarus)
Daniels và cộng sự (2005) bố trí thí nghiệm trong các bể kính, 3 lần lặp lại, mỗi
bể chứa khoảng 800 đến 1000 ấu trùng tôm. Thức ăn được bổ sung Bio-Mos® ở các
nồng độ 2, 20, 200 ppt, tôm ở giai đoạn hình thành vỏ được chuyển ra bể riêng. Kết

10


quả cho thấy tỷ lệ sống cao nhất khi được bổ sung Bio-Mos® ở nồng độ 20 ppt. BioMos® ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và hình thái ấu trùng tôm hùm Châu Âu.
2.5.4 Ở cá da trơn Châu Âu( Silunus glanis)

Thêm thức ăn Bio - Mos® vào thức ăn của một số loài cá nước ngọt như Silunus
glanis (Bogut và ctv, 2006), chỉ ra sự tăng trưởng từ 22 g lên 76 g đối với lô đối chứng
và tăng lên 83 g đối với lô cho thức ăn có Bio - Mos®, trung bình tăng trọng khoảng
9,7 %. FCR giảm 11,6 % (p < 0.01), tỷ lệ chết giảm từ 28,33 xuống 16,67 %.
2.5.5 Ở cá tráp đầu vàng( Sparus aurata)
Mục tiêu nghiên cứu là xác định rõ những tác dụng của Bio - Mos® trên sự tăng
trưởng của Sparus aurata. Trọng lượng cá trung bình bố trí ban đầu 172,11 ± 13,19
(g) được nuôi 5 tháng trong lồng.
Trọng lượng cá trung bình thu hoạch được:
- Nhóm đối chứng (0 kg/tấn): 359,32 (g)
- Nhóm I (2 kg/tấn): 431,16 (g)
- Nhóm II (4 kg/tấn): 423,37 (g)
Sự tăng trọng lượng của cá sau khi thu hoạch có sự sai khác rất có ý nghĩa giữa
các nghiệm thức(p < 0,05): nếu chấp nhận nhóm đối chứng là 0 (g) thì trọng lượng
tăng thêm của nhóm I là 19 % và nhóm II là 17,82 % cao hơn so với nhóm đối chứng.
FCR của cá đã được kiểm tra: nhóm đối chứng là 2,29, nhóm I là 2,23, nhóm II
là 2,26, nếu như xem FCR ở nhóm đối chứng là 0 thì ở nhóm I sẽ thấp hơn 2,23 và ở
nhóm II sẽ thấp hơn 1,31 so với nhóm đối chứng. Nếu như xem số cá chết ở nhóm đối
chứng là 0 (con) thì ở nhóm I sẽ thấp hơn 12,36 (con) và ở nhóm II sẽ thấp hơn
6,41(con) so với nhóm đối chứng.
Sự tăng trọng lượng, FCR, tỷ lệ chết của cá đã được kiểm tra. Nhóm I là cho kết
quả tốt nhất với trọng lượng tăng nhiều nhất, FCR và tỷ lệ sống là thấp nhất, tiếp đến
là nhóm II và sau cùng là nhóm đối chứng. Như vậy việc bổ sung Bio - Mos® 2 % đã
mang lại kết quả tốt nhất trong nghiên cứu này( Belgin Hossu, 2004).
2.5.6 Ở một số thí nghiệm khác
Bio - Mos® cung cấp cho Artemia khả năng chịu được stress cao và cải tiến cấu
trúc microvilli (vi mao) (Dimitroglu and Davies, 2004), một vài nghiên cứu gần đây
cho thấy sự ảnh hưởng của thức ăn có Bio - Mos® đến sự đề kháng bệnh của cá.
11



Nghiên cứu bắt đầu là một loài cá được nuôi ở Địa Trung Hải đó là cá chẽm Châu Âu
loài nuôi thâm canh dễ bị stress và bệnh. Những nguyên nhân trên dẫn đến tỷ lệ thua lổ
cao. Khi sử dụng Bio-Mos® trong khẩu phần ăn làm giảm stress tăng khả năng miễn
dịch cho cá chẽm.
Thức ăn có Bio-Mos® cho thấy giảm tỷ lệ chết, cải tiến mức độ kháng thể và
khả năng kháng vài loài vi khuẩn do hoạt đông của lysozyme tăng lên (Staykow,
2004).
2.6 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
2.6.1 Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Tyson Roberts và Vidthayvanon, 1991 (Trích bởi
Nguyễn Thị Bảo Ngọc, 2005) thì cá tra có vị trí phân loại sau:
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878).
Tên Việt Nam: Cá tra
Tên tiếng Anh: Tra catfish
2.6.2 Phân bố
Cá tra phân bố rộng từ sông Mekong và sông Chao Thái Lan, thường tập trung
nhiều ở những khúc sông rộng thuộc vùng hạ lưu của sông. Có mặt ở cả 4 nước: Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. (Robert và Vidthayvanon, 1991) (Trích bởi Nguyễn
Thị Bảo Ngọc, 2005).
2.6.3 Đặc điểm hình thái và sinh lý
Theo Mai Đình Yên và ctv., (1992) (Trích bởi Nguyễn Thị Bảo Ngọc, 2005),
thì cá tra có đầu rộng và dẹp bằng, mắt to, thân thon, dài, phần sau hơi dẹp bên. Thân
có màu hơi xanh và nhạt dần xuống hai bên hông, bụng cá có màu trắng nhạt, phía vây
đuôi hơi vàng, vây lưng và vây đuôi có màu xám đen. Phần cuối vây đuôi có màu hơi
đỏ. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Cá tra có hai đôi râu,

râu mép kéo dài, chưa chạm đến gốc vây ngực, râu cằm ngắn hơn.

12


Cá tra là loài tương đối lớn trong họ cá tra (Pangasiidae). Họ này gồm những
giống loài có kích thước lớn, cá trưởng thành đạt từ: 20 – 30 cm, phần lớn chúng có
kích thước trên 50 cm.
Cá thường sống ở những vùng nước ngọt như ao, hồ, sông,…sống được thủy
vực nước chảy và nước tĩnh.
Cá có cơ quan hô hấp phụ và bóng khí nên chịu được hàm lượng oxy hòa tan
thấp do đó có thể nuôi được với mật độ cao, cá chịu được pH = 4 – 5, pH thích hợp
cho cá phát triển là 6,5 – 7,5, nhiệt độ thích hợp là 26 – 30 oC. Cá có thể sống ở độ
mặn từ 7 – 10 ‰. Chúng có khả năng sống rất lâu trong bùn, trên cạn, trong nhưng ao
hồ chật hẹp nhưng phải đảm bảo độ ẩm cho da. (Mai Đình Yên và ctv., 1992).

Hình 2.8 Hình dạng ngoài cá tra
2.6.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá có cơ quan tiêu hóa gồm: miệng, răng, hàm, hai mang, dạ dày (hình chữ
U). Cá có ruột ngắn, túi mật lớn, cá có tính ăn tạp thiên về động vật, cá thích ăn mồi có
nguồn gốc động vật và cũng dễ dàng chuyển đổi thức ăn. Cá tra rất hung dữ, chúng ăn
những gì mà chúng gặp trên đường khi bơi lội kể cả những thức ăn lớn hơn kích thước
miệng của chúng. Khi tiêu hết noãn hoàng thì thức ăn yêu thích là nhóm động vật phù
du (Cladocera, copeboda, Chiromidae, côn trùng nước). Ngoài ra cá còn có đặc điểm
ăn nhau bắt đầu vào thời điểm 20 – 30 giờ sau khi nở và phát triển mạnh vào thời điểm
2 – 4 ngày sau khi nở. Lúc này tỷ lệ hao hụt của cá là lớn nhất nếu giữ cá ở mật độ
cao.

13



Khi lớn lên, cá có tính ăn tạp thiên về động vật và cũng dễ dàng chuyển đổi
loại thức ăn. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả
những loại thức ăn bắt buộc như mùn bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, thức ăn hỗn,
động vật đáy . . . (Dương Thị Thu Cúc, 2004) (Trích bởi Nguyễn Thị Bảo Ngọc,
2005).
2.6.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm, đã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18
kg, cá dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 tuổi.
Cá tra sau khi tiêu hết noãn hoàng có chiều dài từ 1,0 – 1,1 cm. Sau 14 ngày
ương cá có thể đạt đến chiều dài 2 – 3 cm và có khối lượng trung bình là 0,52g. Cá
ương năm tuần tuổi có chiều dài từ 5,0 – 6,0 cm và trọng lượng là 1,28 – 1,50 g. Sau
một năm tuổi cá có thể đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg. Sau 3 – 4 năm tuổi có thể đạt 3
– 4 kg. Nhìn chung cá tra có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng của cá
tùy thuộc vào mật độ nuôi, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc và độ tuổi của cá (vì
sau khoảng 2 – 3 năm tuổi thì sự sinh trưởng của cá giảm xuống do cá bắt đầu có sự
tích cho quá trình thành thục sinh dục, bắt đầu có sự tạo trứng và tạo tinh) (Mai Đình
Yên và ctv, 1992).
2.6.6 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tuổi thành thục của cá tra từ 3 – 4 năm, trọng lượng trung bình
từ 5 – 6 kg/cá thể với chiều dài tối thiểu là 60 cm.
Vào mùa thành thục (từ tháng 4 trở đi) cá có tập tính bơi ngược dòng di cư tìm
đến bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh thái phù hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục và
đẻ trứng. Vì vậy cá không đẻ tự nhiên ở phần sông Mekong của Việt Nam. Bãi đẻ của
cá nằm ở khu vực từ địa phận tỉnh Cratie của Campuchia trở lên. Tại đây, có thể bắt
được những cá bố mẹ 15 kg với buồng trứng đã thành thục.Tại bãi đẻ, cá bố mẹ đẻ
trứng thụ tinh tự nhiên, trứng dính vào cây cỏ thủy sinh ven bờ. Sau khi nở, cá bột trôi
theo dòng nước về hạ lưu đến các vùng ngập nước ở Campuchia và xuôi theo sông
Mekong về phía Việt Nam.
Sức sinh sản của cá tra 139000 – 150000 trứng/kg cá cái (Trích bởi Nguyễn Thị

Bảo Ngọc, 2005).

14


2.7 Bệnh Nhiễm Khuẩn Edwardsiella ictaluri
2.7.1 Đặc điểm sinh hóa
Theo Hawke và cộng sự (1981) Edwardsiella ictaluri thuộc loại vi khuẩn
Enterobacteriaceace, gram âm, hình que ngắn, có kích thước 0,75x 1,5 – 1,2 µm. Di
động yếu ở nhiệt độ 25 – 30 oC, không di động ở nhiệt độ cao. Catalase dương tính,
cytochrosome âm tính và lên men glucose (Short, 1998). Không sinh ra H2S và Indole
âm tính. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phát triển trên môi trường TSA chậm 36 – 48
giờ tại nhiệt độ 28 – 30 oC.
2.7.2 Tác nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá
điêu hồng, cá bống tượng, cá tai tượng, cá chép.
2.7.3 Dấu hiệu sinh lý
Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đường kính khoảng 3
– 5 mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ thể
cá, da bi mất sắc tố. Cá sẽ bị mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể
xuất hiện nhưng vết thương bên dưới bì, cơ, khi ấn xuất hiện và phát ra mùi hôi, các
vết thương này sẽ bị hoại tử vùng cơ xung quanh.
Bệnh xuất hiện khi môi trường nước nuôi xấu, nuôi với mật độ dày, nhiệt độ
thích hợp để vi khuẩn phát triển khoảng 30oC. Tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt
độ thấp hơn và dao động bất thường.
2.7.4 Mùa vụ xuất hiện
Bệnh mủ gan xuất hiện phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ ở Việt Nam, nhiệt độ
nước dao động 26 – 28 °C (Trương Quốc Phú, 2004) (Trích bởi Lương Trần Thục
Đoan, 2006), là điều kiện để vi khuẩn mủ gan phát triển. Bệnh mủ gan còn xuất hiện

vào mùa lũ và cao điểm vào tháng 7 và tháng 8. Trong vài năm gần đây, bệnh này xuất
hiện trên cá tra hầu như quanh năm. Trong một vụ nuôi bệnh mủ gan có thể xuất hiện
3 – 4 lần, tỷ lệ hao hụt lên đến 10 – 50 % tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và vệ sinh ao
(Từ Thanh Dung và ctv, 2004).

15


2.7.5 Cơ quan thường xuất hiện
Mgolomba and Plumb, (1992) (Trích bởi Lương Trần Thục Đoan, 2006), tìm ra
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá nheo Mỹ trong máu và tại tất cả các cơ quan
như thận trước và sau, não, gan, tỳ tạng, buồng trứng, tuyến tụy và cơ. Theo Crumlish
et al. (2002) (Trích bởi Lương Trần Thục Đoan, 2006), đã phân lập vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri trên các cơ quan thận, gan, tỳ tạng cá tra.
2.7.6 Một số thí nghiệm gây cảm nhiễm
Để đánh giá khả năng kháng bệnh của sinh vật, phương pháp gây cảm nhiễm
nhân tạo chưa được sử dụng. Có thể gây cảm nhiễm trên cá da trơn Mỹ (Ictalurus
puntatus). đã được thực hiện ở nhiều nghiên cứu dưới đây. Kleius and Sealey (1995)
sử dụng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri mật độ 1×107 CFU/ml ngâm trong vòng 1 giờ.
Shoemaker và cộng sự (1999) ngâm cá trong vòng 30 phút với mật độ 1×107 CFU/ml
với tỷ lệ chết 45,6 % trong thời gian theo dõi 14 ngày. Theo Lim và cộng sự (2000)
báo cáo dùng mật độ 1,7-2×107 CFU/ml ngâm cá da trơn Mỹ với kích cỡ 10,6 g ở điều
kiện 24 – 28 °C trong vòng 1 giờ với tỷ lệ chết 66,7 % trong khoảng thời gian 14 ngày.
Gần đây nhất Williams and Laurence (2005) sử dụng Edwardsiella ictaluri R4383 WT
và Edwardsiella ictaluri R4383 HM với mật độ 7×107CFU/ml và 7,2×107 CFU/ml
ngâm trên cá da trơn Mỹ, tỷ lệ cá chết lần lượt là 90 % và 85 % (20 con/bể). Trong thí
nghiệm thể hiện sự đáp ứng miễn dịch trên cá da trơn Mỹ bột và cá giống đối với vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri của Hanson và cọng sự (1999) sử dụng mật độ vi khuẩn là
6,4×104 CFU/ml ngâm cá trong vòng 4 tuần (Trích bởi Lương Trần Thục Đoan, 2006).
Williams and Laurence, (2005) đã sử dụng phương pháp tiêm vi khuẩn

Edwardsiella ictaluri so sánh với phương pháp ngâm trên cá da trơn Mỹ ở mật độ tăng
dần. Đối với Edwardsiella ictaluri R4383 WT (dùng phương pháp tiêm) với mật độ
5,2×103 CFU/ml, 5,2×104 CFU/ml, 5,2×105 CFU/ml, theo báo cáo tỷ lệ chết lần lượt là
67,2 %, 100 % và 100 %. Trong khi đó Edwardsiella ictaluri R4383 HM (dùng
phương pháp tiêm) với mật độ 5,7×103 CFU/ml, 5,7×104 CFU/ml, 5,7×105 CFU/ml,
5,7×106 CFU/ml, gây chết 63,5 %, 98,7 %, 100 % và 100 % lượng cá thí nghiệm. Qua
thí nghiệm này, họ kết luận rằng không có sự khác nhau về tỷ lệ chết giữa hai phương
pháp ngâm và tiêm.

16


×