Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Slide bài giảng môn quản lý tài nguyên thiên nhiên: Công cụ chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.87 KB, 15 trang )

Chương 4:

Công cụ quản lý TNMT
Ngô Trí Dũng
Viện Tài nguyên và Môi trường – ĐH Huế


Khái niệm
  Công cụ quản lý TNMT là tập hợp các biện pháp hoạt động về

pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững kt-xh.

  Mục tiêu quản lý môi trường:
  Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong hoạt động sống của con người.
  Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc theo các khía cạnh: Phát
triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống,
nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
  Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và
các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng
ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
  Quan niệm: Chính phủ có trách nhiệm trong việc bảo vệ sức

khỏe, phúc lợi và môi trường xã hội, tránh những rủi ro do ô
nhiễm gây ra.

  Các cơ quan điều hành đặt ra các luật lệ, quy định, tiêu chuẩn

môi trường (chỉ tiêu) và đòi hỏi những kẻ gây ô nhiễm phải tuân


theo, nếu không sẽ bị phạt.



Phân loại
1. Theo chức năng
Công cụ điều chỉnh vĩ mô: bao gồm luật pháp và chính sách giúp
điều chỉnh các hoạt động sản xuất gây phát sinh ô nhiễm;
Công cụ hành động: tác động trực tiếp bằng mệnh lệnh hành
chính, quy định xử phạt, công cụ kinh tế
Công cụ phụ trợ: không điều chỉnh/tác động trực tiếp tới hoạt
động (kiểm toán MT, quan trắc MT, GIS ứng dụng)
2. Theo bản chất công cụ:
Công cụ luật pháp chính sách: luật quốc tế, quốc gia; văn bản
dưới luật; kế hoạch chính sách quốc gia, địa phương;
Công cụ kinh tế: các loại thuế, phí đánh vào thu nhập, chỉ có tác
dụng trong nền kinh tế thị trường.
Công cụ kỹ thuật quản lý: đánh giá MT, giám sát MT, xử lý chất
thải, tái chế





(1) Công cụ luật pháp chính sách
  Luật bảo vệ môi trường (1993, 2005, 2014); Nhiều khía cạnh
bảo vệ môi trường được đề cập trong các văn bản luật khác:
Luật Khoáng sản, Luật dầu khí, Luật hàng hải, Luật đất đai, Luật
lao động, Luật BVPTR;
  Chính sách môi trường: tập hợp các chủ trương, biện pháp


mang tính chiến lược/thời đoạn nhằm giải quyết một nhiệm vụ
môi trường cụ thể. (NĐ 179/2013/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  Kế hoạch hoá môi trường: đảm bảo sự phát triển bền vững, tái

tạo tiềm năng, nguồn lực cho các giai đoạn phát triển cao hơn.
  Tiêu chuẩn môi trường: là những chuẩn mực, giới hạn cho phép

được quy định dùng làm căn cứ quản lý môi trường (theo luật
BVMT của VN). Bao gồm: tiêu chuẩn nước, không khí, đất canh
tác, BVTV, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ cảnh quan, kt khoáng sản



(1) Thuế phí bảo vệ môi trường
  Thuế: là khoản thu cho ngân sách, dùng để chi cho mọi

hoạt động của nhà nước, không chỉ chi riêng cho công tác
BVMT.
  Phí: là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi

phí thường xuyên và ko thường xuyên đối với công tác
quản lý. Khác với thuế mt phần lớn kinh phí thu phí sẽ
được sử dụng, điều phối lại cho công tác quản lý, BVMT.
  Lệ phí: Là khoản thu có tổ chức bắt buộc đối với những

người được hưởng lợi hoặc sử dụng 1dịch vụ nào đó do
nhà nước hoặc 1 cơ quan được nhà nước cho phép cung
cấp. Lệ phí mt phần nào khác phí mt ở chỗ, muốn thu lệ phí

mt phải chỉ rõ lợi ích của dịch vụ mà người trả lệ phí được
hưởng.


(2) Phí phát thải
  Phí đánh vào việc thải chất thải chất ô nhiễm ra mt và việc

gây tiếng ồn.
  Phí này có liên quan đến số lượng và chất lượng của chất

ô nhiễm và chi phí tác hại gây cho mt.
  Loại phí này khá mềm dẻo, có khả năng tăng nguồn thu.

Thích hợp với những điều kiện ô nhiễm ở địa điểm cố định,
phát thải có thể giam sát được.


(3) Phí đánh vào sản phẩm
  Phí đánh vào sản phẩm có hại cho mt khi được sử dụng

trong các quy trình sản xuất, hoặc tiêu thụ hay loại thải nó.
  Phí này được xác định tùy thuộc vào chi phí thiệt hại đến

mt có liên quan đến sản phẩm đó.
  Thường phí được đánh vào loại và lượng nguyên liệu đầu

vào.
  Loại phí này khá mềm dẻo, có khả năng tăng nguồn thu,

kích thích các cơ sở giảm hoặc thay thế các nguyên nhiên

liệu khác ít gây ô nhiễm hơn.
  Thích hợp cả đối với nguồn ô nhiễm di động, nhưng khó áp

dụng với các chất thải nguy hiểm.


(4) Quota: kiểm soát phát thải ô nhiễm
  Quy định hạn ngạch phát thải cho từng loại chất thải trong

khoảng thời gian và không gian nhất định.
  Việc phát hành côta ô nhiễm có căn cứ khoa học và có tính

khả thi cao.
  Quota là biện pháp mềm dẻo, dễ sử dụng, dễ kiểm soát và

tương đối công bằng.
  Các chủ dự án có thể thương lượng chuyển nhượng quota

để giảm thiểu chi phí phát thải.
  Quota thường dành cho những nhà máy có chi phí xử lý ô

nhiễm cao, còn chất thải sẽ được xử lý ở nhà máy có chi
phí xử lý thấp hơn.


(5) Hệ thống ký thác – hoàn trả
  Bao gồm việc ký quỹ một số tiền cho các sản phẩm có tiềm

năng gây ô nhiễm.
  Nếu các sản phẩm không gây ô nhiễm, thì tiền ký thác sẽ


được trả lại.
  Nếu hoạt động không đạt chuẩn môi trường thì các chi phí

làm sạch hoặc phục hồi được trả từ số tiền ký thác, cam kết
đó.
  Ký quỹ môi trường = đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền

để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và
công tác bảo vệ môi trường .
  Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để

khắc phục môi trường nếu gây ô nhiễm hoặc suy thoái MT.


(6) Nhãn sinh thái cho sản phẩm
  Khuyến khích người tiêu dùng mua và sử dụng các sản

phẩm không gây ô nhiễm môi trường, an toàn sức khỏe.
  Xây dựng được các tiêu chuẩn môi trường đối với một số

loại sản phẩm và thành lập được tổ chức có uy tín, có trình
độ khoa học cao,....
  Việc lựa chọn công cụ hay nhóm công cụ phục thuộc vào

nhiều điều kiện, không chỉ là hiệu quả kinh tế mà những
điều mà nhiều khi các nhà phân tích chính sách thường bỏ
qua.
  Vấn đề quan trọng là ở chỗ nhóm các công cụ được lựa


chọn vừa có hiệu quả kinh tế, vừa có tính công bằng, khả
thi về mặt quản lý, tin cậy và thực sự góp phần cải thiện Mt.



×