Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

HRC- Nút Thắt Trong Chuỗi Giá Trị Ngành Thép Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 14 trang )


HRC- Nút Thắt Trong Chuỗi Giá Trị Ngành Thép Việt Nam
“Sau khi chủ động được nguyên liệu thép cuộn cán nóng (HRC), các sản phẩm tôn mạ và ống
thép của Hòa Phát sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường dựa trên chi phí thấp và chủ động
về chất lượng sản phẩm”

Chuyên viên tư vấn: Trần Vũ Long
Nguyễn Hà Linh
Phan Xuân Vũ Linh

I)

Thép Cuộn Cán Nóng (HRC) nằm ở đâu trong chuỗi giá trị?

Bức tranh chung của ngành sản xuất thép Việt Nam hiện tại khiếm khuyết hai công đoạn sản
xuất trong chuỗi giá trị ngành thép, đó là: (1) công đoạn sản xuất thép phiến (slab) và (2) thép
cuộn cán nóng (HRC). Trong chuỗi giá trị sản xuất ra thép cuộn cán nóng (HRC), quy trình được
bắt đầu từ công đoạn luyện quặng sắt, than đá và vôi để tạo ra gang (pig iron). Từ gang luyện ra
thép phôi dạng phiến (Steel slab), từ thép phôi cán ra thép cuộn cán nóng, sau đó tiếp tục công
đoạn cán nguội để đạt được độ dày và độ cứng cần thiết, sản phẩm được tạo ra là thép cuộn cán
nguội (CRC). Thép cán nguội thành phẩm sau đó được dùng để mạ kẽm, mạ lạnh (GI/GL) hoặc
tiếp tục phủ màu thành tôn mạ màu (PPGI).

Chuỗi giá trị ngành thép dẹt, nguồn: vssi

Hiện các công ty sản xuất tôn mạ, ống thép phải nhập nguyên liệu HRC từ nước ngoài, phải chịu
thuế phí, rủi ro tỉ giá và thời gian giao hàng. Theo thống kê của VSA nhu cầu nhập khẩu thép
cuộn cán nóng của Việt Nam rất lớn, ước tính khoảng 3.854 triệu tấn (trong năm 2016) và tăng


trưởng bình quân 22.6%/năm trong giai đoạn 2013 – 2016, hiện tại thị trường nhập khẩu chính là


Trung Quốc chiếm 80% tổng sản lượng nhập khẩu. Nếu các nhà sản xuất nội địa của Việt Nam
có khả năng cung ứng thép cán nóng, chúng tôi tin rằng cánh cửa nhập khẩu vào các thị trường
khắt khe như Mỹ, EU hay Úc sẽ được mở ra thông quaviệc sản xuất từ thượng nguồn hoặc sử
dụng bán thành phẩm được sản xuất trong nước. Từ đó, các doanh nghiệp vẫn có thể chứng minh
xuất xứ từ Việt Nam, bởi mục tiêu của chính phủ Mỹ khi áp mức thuế 25% cho sản phẩm thép
Việt Nam chủ yếulà để hạn chế các mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc được gia công hoặc tạm
nhập tại các nước khác với mục đích né thuế.

(Nguồn: steelonthenet, đơn vị: ngàn tấn)

II)

Vì Sao Rất Ít Doanh Nghiệp Sản Xuất Được HRC?

Nhu cầu nội địa là lớn tuy nhiên ngành thép Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung sản xuất các
sản phẩm thép dài. Đối với sản phẩm thép dẹt, chúng ta nhập khẩu HRC để phục vụ sản xuất,
ngoài dự án Dung Quất của Hòa Phát đang xây dựng và nhà máy của Formosa các doanh nghiệp
trong nước vẫn chưa mặn mà với việc đầu tư nhà máy HRC.Theo chúng tôi, việc này đến từ 2
nguyên nhân chính: (1) Suất đầu tư ban đầu khá lớn, (2) cần lực lượng lao độngvới kỹ thuật công
nghệ caovà có kinh nghiệm vận hành nhà máy.
Suất đầu tư ban đầu lớn để đảm bảo hiệu quả thì yêu cầu công suất nhà máy phải lớn, điển hình
như khu liên hợp của Formosa, doanh nghiệp sản xuất HRC số 1 của Đông Nam Ácóvốn đầu tư
10 tỷ USD với công suất 7,1 triệu tấn HRC/năm. Chi phí đầu tư ban đầu lớn thật sự là một rào
cản đáng kể cho các nhà sản suất thép trong nước do phảisử dụng đòn bẩy lớn, gây khó khăn cho
việc huy động vốn đầu tư. Dự án Dung Quất giai đoạn 2 kế hoạch sẽsản xuất 2 triệu tấn HRC
cũng cần nguồn vốn lên đến 20.000 tỷ vốn cố định và 6,000 tỷ vốn lưu động, đây là còn số
không phải doanh nghiệp tư nhân nào cũng đủ tiềm lực để triển khai.


Doanh nghiệp

Sahavirirya Steel
Industries
Megastreel Sdn
Bhd
Krakatau steel
Formosa
Hòa Phát

Quốc gia

Vốn đầu tư Công suất
(triệu USD) ( Triệu tấn)

Sản Phẩm

Phân
sx

Thái Lan

415

2,4

HRC, CRC

mid-stream

Malaysia
Indonesia

Việt Nam
Việt Nam

1450
390
10000
880

3,2
1,5
7,1
2

HRC, CRC
HRC CRC
HRC
HRC

up-stream
up-stream
up-stream
up-stream

khúc

Suất đầu tư các dự án thép dẹt lớn trong khu vực Đông Nam Á
Mức đòn bẩy tài chính trung bình của các doanh nghiệp đầu ngành năm 2017 là 2.13. Riêng Hòa
Phát do có tiềm lực mạnh và thận trọng trong việc sử dung nợ để đầu tư, nên dù là doanh nghiệp
lớn đầu ngành lại có tỷ lệ đòn bẩy thấp nhất ngành, điều này đảm bảo sức khỏe tài chính cho Hòa
Phát khi họ thực hiện dự án Dung Quất. Khi triển khai một dự án đòi hỏi kĩ thuật cao như sản

xuất HRC, thì việc đi vay nhiều để triển khai dự án là một rủi ro lớn.

Khó khăn thứ hai liên quan tới lực lượng lao động kỹ thuật công nghệ cao có kinh nghiệm vận
hành nhà máy. Đặc thù của ngành sản xuất thép lại gắn với các rủi ro có thể tác động lớn đến
môi trường xung quanh khu vực nhà máy, và để đảm bảo hiệu quả tối đa cần nguồn nhân lực
trình độ cao để vận hành bảo dưỡng nhà máy. Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp nội địa
chưa có kinh nghiệm vận hành nhà máy sản xuất HRC, điều này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ và kế
hoạch liên kết đào tạo với các đối tác quốc tế để chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình vận hành
nhà máy. Khi Hòa Phát làm Dự Án Dung Quất, rất nhiều quỹ đầu tư vẫn thắc mắc lấy đâu ra
6.000 đến 8.000 nhân lực biết làm thép, mà phải làm giỏi mới điều khiển được máy móc hiện đại
như vậy, máy móc chính của dự án đến từ các nước G7. Theo chia sẻ một kỹ sư của Hòa Phát thì
nhân viên kỹ thuật phải có kinh nghiệm biết những thiết bị nào cần cho việc chạy thử và sản xuất
vì nếu vật tư thiếu khi quá trình bị hỏng thì nhà máy phải dừng, đặc biệt là các thiết bị mua châu


Âu thời gian giao hàng rất lâu, có thiết bị đặt mua phải 4-6 tháng mới về, nếu không có kinh
nghiệm trong quản lý thiết bị thì một là cái gì cũng mua tốn chi phí, hai là mua không đúng loại
dễ hỏng thì nhà máy phải dừng khi có sự cố. Vì dây chuyền khép kín nên có sự liên kết với nhau
rất lớn, đầu vào của nhà máy này là sản phẩm của nhà máy khác nên việc tạm dừng ở bất kì bộ
phận nào cũng ảnh hưởng đến toàn bộ khu liên hợp.

III)

Ứng Dụng Của Thép Cuộn Cán Nóng (HRC)

Thép cuộn cán nóng (HRC) ở Việt Nam chủ yếu được ứng dụng để cán ra thép cán nguội (CRC)
nhằm sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là tôn mạ và ống thép, những sản phẩm phổ biến nhất
trong ngành xây dựng bên cạnh thép dài xây dựng. Ngoài ra, thép cuộn cán nóng trên thế giới
còn được ứng dụng ở ngành công nghiệp ô tô, khung gầm xe tải, bình gas, container, boong tàu
thuyền, thép cuộn cán nguội được áp dụng rộng rãi trong sản xuất ô tô, máy lạnh, tủ lạnh, máy vi

tính, công nghiệp điện, đầu máy toa xe lửa, dụng cụ chính xác, hộp đựng thực phẩm.
Chúng ta có thể thấy thép cuộn cán nóng (HRC) và các sản phẩm có nguồn gốc từ HRC ứng
dụng rất nhiều trong các mặt của đời sống và sản xuất. Trước đây toàn bộ nhu cầu HRCở Việt
Nam là đều được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan,…Việc sản xuất được HRC
là một bước tiến dài trong ngành thép Việt Nam, từ đó đưa ngành thép lên một tầm caomới,
chúng ta sẽ chủ động được một nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng,và giảm áp lực chi ngoại
tệ nhập khẩu hàng năm lên tới 4-5 tỷ USD giúp hạn chế thâm hụt thương mại trong các hoạt
động giao thương của Việt Nam, nếu các nhà sản xuất trong nước như Formosa hay Hòa Phát
đáp ứng toàn bộ nhu cầu.
Về ứng dụng của HRC trong thực tế và trong sản xuất công nghiệp, chúng ta có thể xếp HRC
vào 2 nhóm chính: (1) nhóm thép cuộn cán nóng được sản xuất từ máy cán nóng và (2) nhóm
thép tấm cán nóng được sản xuất bằng các máy cắt. Một số sản phẩm HRC là sản phẩm hoàn
thiện có thể đưa vào sử dụng ngay trong khi đó sẽ có một số là sản phẩm trung gian dùng để sản
xuất CRC hoặc được gia công tiếp trở thành những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Thép
cán nóng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau do đặc điểm về độ bền, khả năng
hàn, khả năng ứng dụng trong máy móc cũng như chống chọi với gỉ sét.
-

Ứng dụng trong xây dựng: Chẳng hạn như các kết cấu sắt, cầu đường và tàu thủy xe hơi.


-

Thép dùng trong những kết cấu chống chọi với thời tiết: Loại thép này thường được bổ
sung thêm một số thành phần hóa học như Cr, P và Cu để chống chọi với những ảnh
hưởng ăn mòn theo thời gian. Ứng dụng phổ biến trong một số bộ phận đặc biệt của Ô tô,
containers và công trình xây dựng.

-


Thép dùng cho các chi tiết ô tô: Loại thép này có đặc điểm là có độ bền cao nhưng đồng
thời thể dễ dàng tạo kiểu và uống cong, thường được dùng trong sản xuất khung xe, bánh
răng và vành xe.


-

Dùng để sản xuất ra thép cán nguội (CRC).
Thép dùng trong công nghiệp lọc dầu, làm đường ống dẫn dầu.

-

Dùng cho bình gas: Do có đặc tính chịu lực tốt và khả năng định hình cao, sản phẩm từ
thép cán nóng còn có thể được sử dụng để chế tạo các loại bình gas, kho chứa gas dân
dụng với dung tích chứa ít hơn 500l và thường để chứa LPG, acetylene hoặc những loại
khí gas khác.
Sản xuất các loại đường ống: Bởi vì tính chịu lực, chịu nhiệt cao, và chống nứt vỡ nên nó
cũng rất được ưa chuộng trong sản xuất các loại đường ống.

-

1) HRC trong sản xuất Tôn Mạ:
Hiện tại các nhà sản xuất tôn mạ lớn trong nước như HSG, NKG, Đông Á, Phương Nam đều sản
xuất tôn mạ từ thép cuộn cán nóng (HRC) hoặc thép cuộn cán nguội (CRC) tùy vào công nghệ
của các doanh nghiệp áp dụng. Quy trình sản xuất tôn – thép của Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu
từnguyên liệu chính là thép cán nóng. Thép cán nóng đi qua dây chuyền sản xuất thép cán nguội
sẽ tạo ra thép cán nguội dạng cuộn. Sản phẩm thép cán nguội tiếp tục là nguyên liệu đầu vào cho


các dây chuyền sản xuất tôn để cho ra sản phẩm cuối cùng là tôn. Như vậy quy trình sản xuất của

các doanh nghiệp tôn mạ trong nước đơn thuần là quá trình gia công tôn mạ từ nguồn HRC nhập
khẩu. Quy trình sản xuất tôn mạ hoàn chỉnh sẽ bao gồm quá trình luyện thép từ quặng sắt sau đó
ra thép cuộn cán nóng và cuối cùng là tôn mạ thành phẩm.

Chuỗi giá trị ngành thép dẹt - nguồn FPTS
Tổng sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp tôn mạ trong nước ước tính khoảng 3.4 triệu tấn
trong năm 2017. Trong những năm qua ngành tôn mạ vẫn duy trì tốc độ rất cao, quanh 1520%/năm trong giai đoạn 2013-2017. Năm 2018, ngành tôn mạ được dự báo vẫn duy trì với tốc
độ cao, cụ thể dự báo của hiệp hội thép là 12% với dự kiến đạt quanh 3.8 triệu tấn. Nghĩa là nhu
cầu HRC để cung ứng cho sản xuất tôn mạ cũng sẽ gia tăng tương ứng. Nhìn vào tốc độ tăng
trưởng trong vài năm qua đối với ngành công nghiệp như thế là đáng ngạc nhiên, nhưng lạiphù
hợp đối với một đất nước công nghiệp mới như Việt Nam. Hiện tại năng lực mở rộng công suất
của các doanh nghiệp tôn mạ cũng đáng chú ý, năm 2017 Nam Kim đưa vào nhà máy sản xuất
thứ 3 để tăng tổng công suất lên hơn 1 triệu tấn tôn mạ/năm, qua đó thu hẹp khoảng cách với
Hoa Sen, tôn Đông Á cũng dự kiến đưa năng lực sản xuất lên 1 triệu tấn vào năm 2020. Hoa Sen
cũng đang dẫn đầu thị phần tôn mạ với 34% còn Nam Kim đứng thứ hai với 16% thị phần.


2) HRC trong sản xuất Ống Thép:
Quy trình sản xuất ống Thép Hàn (Ống Trắng) của Hòa Phát được tóm tắt như sau:
Tôn cuộn cán nóng ->Tôn Cuộn Cán Nguội -> Cắt Xẻ Theo Tính Toán - > Hàn Nối Dải Tôn -> Hàn
Cao Tần -> Chỉnh Hình Ống -> Kiểm Tra Ống -> Đóng bó Thành Phẩm Ống Trắng.


Có thể thấy rằng, nguyên liệu đầu vào để sản xuất ống thép của các doanh nghiệp sản xuất ống
thép trong nước cũng bắt nguồn từ thép cuộn cán nóng (HRC). Theo số liệu công bố, sản lượng
tiêu thụ ống thép năm 2017 vào khoảng 2.3 triệu tấn, trong những năm qua tiêu thụ ống thép vẫn
duy trì tốc độ rất cao, quanh 15- 20%/năm trong giai đoạn 2013-2017. Năm 2018, VSA dự kiến
mức tiêu thụ ống thép hàn sẽ đạt mức tăng trưởng 15%, là mức khả quan nhất trong kế hoạch
tăng trưởng của VSA đối với tất cả các loại thép. Như vậy nhu cầu HRC để sản xuất ống thép
cũng sẽ tăng trưởng tương ứng. Hoa Sen và Hòa Phát là hai doanh nghiệp tích cực mở rộng trong

lĩnh vực ống thép, Hoa Sen đã khởi công xây dựng nhà máy ống thép công suất 220.000 tấn tại
Yên Bái vào tháng 3-2017, trong khi đó Hòa Phát phấn đấu đạt mức sản lượng 1 triệu tấn vào
năm 2020. Hòa Phát hiện đang dẫn đầu thị phần mảng ống thép với 26.4% thị phần, Hoa Sen
đứng vị trí số hai với 17.6% thị phần.

Sản Lượng Ống Thép HPG
(ngàn tấn)
700000
600000
500000
400000
300000
200000
100000
0

600000
500000
400000
250000

2013

300000

2014

2015

2016


2017

3) HRC trong sản xuất đồ điện gia dụng
Bên cạnh tôn và ống thép, ứng dụng của thép cuộn cán nguội trong việc sản xuất đồ gia dụng
như máy lạnh, máy giặt, cũng đáng chú ý, các doanh nghiệp như Tôn Đông Á và Thép Nam Kim
cũng đã có dự án để gia nhập thị trường tiềm năng này.
Theo kế hoạch, Nam Kim sẽ liên doanh với các đối tác Hàn Quốc để đầu tư một dây chuyền cán
thép dành cho điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa... với công suất 120.000 tấn
thép. Hiện dự án đang làm thủ tục và dự kiến sẽ đưa vào sản xuất vào tháng 6 năm nay. Đáng
chú ý, đây là phân khúc đang bị các đối thủ khác bỏ ngỏ. Hiện trong ngành chỉ có Nam Kim và
Tôn Đông Á tham gia đầu tư vào phân khúc có chất lượng cao này, nhằm đón đầu giai đoạn 2
của ngành thép trong các năm tới. “Thị trường thép cơ khí chế tạo với biên lợi nhuận gộp cao
hơn nhiều so với tôn, hiện nằm hoàn toàn trong tay các doanh nghiệp FDI và nhập khẩu nên sẽ là
cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị phần”, một công ty chứng khoán đánh giá.
ông Nguyễn Thanh Trung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tôn Đông Á
cho biết: “Ban Tổng Giám đốc Tôn Đông Á vững tâm xây dựng kế hoạch dự kiến sản lượng năm
2018 đạt 800,000 tấn, doanh thu đạt khoảng 15,000 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu đạt 300 triệu


đô”. Và từ năm 2018 Tôn Đông Á sẽ bắt đầu cung ứng sản phẩm ống, hộp, thép mạ kẽm dày,
thép mạ chất lượng cao cho ngành chế tạo thiết bị gia dụng. Đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thay
thế được phần lớn sản lượng tôn mạ nhập khẩu cho ngành thiết bị gia dụng nội địa và xuất khẩu.

Các nhà sản xuất lớn của thế giới về đồ gia dụng đã đặt nhà máy ở Việt Nam như SamSung, LG,
Panasonic, nhà máy Samsung Electronics HCMC Complex (SEHC), nhà máy lớn thứ 2 trên thế
giới của Samsung với các khu tổ hợp chuyên sản xuất tivi, màn hình quảng cáo, máy lạnh, tủ
lạnh, máy giặt, máy sấy, máy hút bụi … sản phẩm sản xuất ra được xuất đi hơn 60 nước (sản
phẩm Nghe Nhìn) và hơn 75 nước (sản phẩm Điện gia dụng) trên thế giới.
Tổ hợp nhà máy điện tử quy mô lớn nhất của Tập đoàn LG trong khu vực có địa chỉ tại Khu

công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng) đã đi vào hoạt động năm 2015. Nhà máy này sẽ được sử
dụng để sản xuất điện thoại di động, TV, các thiết bị điện gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, máy
hút bụi, máy lạnh… Cũng theo dự kiến thì đến năm 2020, hàng năm nhà máy này sẽ xuất xưởng
được khoảng 41 triệu điện thoại, 2.3 triệu TV, 25.5 triệu các thiết bị trên xe hơi, 2.2 triệu máy
giặt, 6 triệu máy hút bụi nhưng 70% sản phẩm từ nhà máy sẽ được dành cho mục đích xuất khẩu.
Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam (PAPVN) là một trong những công ty sản xuất
thiết bị gia dụng hàng đầu Việt Nam với 2 sản phẩm chính là Tủ lạnh và Máy giặt. Nhà máy sản
xuất máy giặt của Panasonic được xây dựng cơ sở hạ tầng từ tháng 3/2012, với mục tiêu đạt công
suất sản xuất 600.000 chiếc máy giặt mỗi năm. Mục tiêu của nhà máy là cung cấp 50% sản lượng
cho thị trường trong nước và 50% cho xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á.
Hiện SEHC có 116 nhà cung cấp các linh phụ kiện trong vòng bán kính xa nhất là 40km, trong
đó có 80 công ty Hàn Quốc, 14 công ty Việt Nam và 22 công ty đến từ các quốc gia khác. Đại
diện nhà máy cho biết tính đến nay của năm 2017, SEHC đã sản xuất ra 13.093.000 sản phẩm,
đạt doanh thu 3,32 tỷ USD.
Các nhà sản xuất trong nước trong mảng điện gia dụng cũng đã đạt được những bước tăng
trưởng tốt. Năm 2017, điện lạnh Hòa Phát ghi nhận mức doanh thu tăng trên 20%, sản lượng tủ


đông Hòa Phát bán ra gấp 2,6 lần so với 2016, mảng kinh doanh điều hòa của REE, đạt tăng
trưởng doanh thu năm 2017 ở mức 29,5% đạt 944 tỷ đồng và LNST cũng tăng trưởng 15,6% đạt
37 tỷ đồng, các dấu hiệu tăng trưởng trong mảng điện gia dụng cho thấy triển vọng khả quan nếu
các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được tiêu chuẩn để trở thành một phần trong chuỗi cung
ứng của các doanh nghiệp FDI lớn kể trên.
4) HRC chất lượng cao trong sản xuất Ô Tô
Theo báo cáo của American Metal Market, 55% trọng lượng trung bình của một chiếc oto được
cấu thành từ thép, chủ yếu là thép dẹt (bao gồm HRC và CRC). Tại khu vực ASEAN, Việt Nam
đang nổi lên là thị trường tiêu thụ ô tô tiềm năng nhất với tỷ lệ sở hữu ô tô rất thấp, chỉ đạt 23 xe
trên 1.000 dân trong khi của Indonesia là 55/1.000, Thái Lan là 204/1.000 và tối thiểu là
400/1.000 tại các nước phát triển (riêng tại Mỹ là 790/1.000). Tập đoàn Vingroup cho biết,
doanh nghiệp đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết

kế lên đến 500.000 xe/năm vào 2025. Sản phẩm chủ lực của VinFast là ô tô động cơ đốt trong, ô
tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện. Giai đoạn 1 sẽ xuất xưởng một mẫu sedan 5 chỗ, một
mẫu SUV 7 chỗ và xe máy điện theo tiêu chuẩn chất lượng châu Âu. Công suất dự kiến giai đoạn
này đạt 100.000-200.000 xe/năm. Sản phẩm VinFast đầu tiên sẽ ra mắt trong vòng 12 tháng tới
là xe máy điện và sau 24 tháng là ô tô. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn đầu của dự án là 35.000 tỷ
đồng. Như vậy với trọng lượng trung bình của một chiếc Sedan là 1.1 tấn và trọng lượng trung
bình của một chiếc SUV 7 chỗ là 1.9 tấn thì VinFast cũng sử dụng một lượng thép rất đáng kể
cho công suất 500.000 xe của mình vào năm 2025. Ước tính riêng VinFast sẽ cần nhu cầu vào
khoảng 400.000 tấn thép công nghệ cao để sản xuất ô tô hàng năm khi công suất được lắp đầy.

Hiện tại thép cuộn cán nóng (HRC) được ứng dụng vào phần khung gầm xe và thép cuộn cán
nguội (CRC) được ứng dụng và sản xuất phần vỏ xe. Quy mô thị trường ôtô của Việt Nam hiện
còn quá nhỏ, thấp nhất trong 5 nước đang theo đuổi ngành công nghiệp ôtô tại ASEAN. Trong
đó, theo ông Trương Thanh Hoài, Phụ trách Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, nếu so với


Thái Lan, quy mô thị trường chỉ bằng một phần mười, còn so với Indonesia thì bằng một phần
tư. công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô của Việt Nam đã hình thành, nhưng mới chỉ sản xuất được một
số chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ
dây điện, ắc quy… Chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe. Tổng công
suất lắp ráp các loại xe của Việt Nam đạt khoảng 500.000 xe mỗi năm, kém xa so với mức 2
triệu tại Thái Lan và một triệu xe của Indonesia. VinFast có mục tiêu tham vọng sẽ nâng tỷ lệ nội
địa hóa lên 60% vào năm 2025, tỷ lệ nội địa hóa của ngành oto của Thái Lan là 80% nên chắc
chắn muốn nâng tỷ lệ nội địa hóa Việt Nam phải chủ động được các loại thép dẹt này.

IV)

Khu Liên Hợp Gang Thép Hòa Phát Dung Quất

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất có tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, được

thiết kế với quy mô công suất 4 triệu tấn một năm, sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng, thép cuộn
chất lượng cao và sản phẩm dẹt là thép cuộn cán nóng. Hòa Phát áp dụng công nghệ lò cao khép
kín tương tự mô hình đã triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương, nhưng ưu việt hơn, thiết bị
hiện đại hơn được nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Đây là công nghệ tiên tiến,
hiện đại, thân thiện với môi trường, sản xuất than coke bằng công nghệ dập coke khô, thu hồi
hoàn toàn nhiệt và khí thải, tận dụng triệt để sản phẩm phụ để phát điện, phục vụ trở lại sản xuất.
Toàn bộ nguồn nước sản xuất cũng được sử dụng tuần hoàn, không xả ra môi trường.

Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được triển khai trong 24 tháng từ tháng 2/2017,
công suất 2 triệu tấn/năm thép dài bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài
chất lượng cao. Giai đoạn 2 của dự án sản xuất 2 triệu tấn một năm thép dẹt cán nóng phục vụ cơ
khí chế tạo, được triển khai ngay từ tháng 8/2017. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành đi


vào sản xuất cuối năm 2019.Như vậy từ sau năm 2019, Dự án Dung Quất của Hòa Phát cùng
với Formosa sẽ cũng cấp được 70% nhu cầu thép cuộn cán nóng (HRC) trong nước vào
khoảng 10 triệu tấn/năm. Sau khi chủ động được nguyên liệu HRC, các sản phẩm tôn mạ
và ống thép của Hòa Phát sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường dựa trên chi phí thấp
và chủ động về chất lượng sản phẩm, dự kiến tiêu thụ nội bộ của hai mảng ống thép và tôn
mạ sẽ chiếm 60-70% công suất HRC của dự án.



×