Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.56 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, HUYỆN
XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Sinh viên: ĐOÀN MINH HIỀN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 07/2008


NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, HUYỆN
XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Tác giả

ĐOÀN MINH HIỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
TS.VIÊN NGỌC NAM

Tháng 07/2008




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin cảm ơn công sinh thành dưỡng dục của Ba Mẹ.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô truờng Đại học Nông Lâm đã tận tình
truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báo trong suốt quá trình học tập tại trường
Cảm ơn thầy TS.Viên Ngọc Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này
Cảm ơn các cô, chú ở Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình thực tập và thu thập số liệu.
Cảm ơn Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, anh
Nguyễn Văn Quyến (cán bộ kỹ thuật Khu Bảo tồn), các bạn: Tô Quang, K’Tuổi, Phạm
Thanh Kiên, Hồ Văn Cường đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
Đoàn Minh Hiền

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu cấu trúc rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
Thời gian thực hiện từ ngày 04 tháng 03 năm 2008 đến ngày 30 tháng 06 năm
2008.
Kết quả thu được như sau:
- Về tổ thành loài cây:
Sự khác biệt rõ ràng về tổ thành loài của rừng ở ba vị trí khác nhau ở ÔI có 53 loài
cây, ÔII có 29 loài cây và ÔIII có 11 loài, số cây ưu thế của mỗi ô cũng có sự khác
biệt, cho ta thấy được sự phân bố cây rừng rất đa dạng tùy thuộc vào đặc điểm của
từng loài cây và sự thích ứng vào đặt điểm của khu vực chúng sinh sống.
Toàn bộ khu vực nghiên cứu có 68 loài với các loài chiếm ưu thế: Bằng lăng,

Dầu cát, Trâm, Nhọ nồi, Sến.
- Về độ hỗn giao:
Độ hỗn giao tại khu vực nghiên cứu K= 68/1.180 = 0,057
- Về tương quan giữa chiều cao và đường kính
Thể hiện qua phương : H = 3.2816 + 7,0684*ln(D1,3) với tương quan r = 0,84
và sai số là 1,37
Kết quả cho ta thấy có sự liên quan giữa đường kính và chiều cao từ mối quan
hệ này chúng ta có thể có những dự đoán về khả năng sinh trưởng của cây rừng đồng
thời có những biện pháp tác động thích hợp để nuôi dưỡng phục hồi rừng.
- Về phân bố số cây theo đường kính.
Đường phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) là đường phân bố
giảm. Số lượng cây giảm dần khi cấp đường kính tăng lên, đặc trưng cho kiểu rừng tự
nhiên hỗn loài. Điều này là phù hợp với quy luật tự nhiên của nó. Cụ thể số cây ở cấp
kính 5,5 đến 13 cm chiếm tỷ lệ nhiều nhất, sau đó giảm dần.

ii


Với hệ số biến động Cv = 57%, cho thấy đường kính D1,3 của đối tượng nghiên cứu có
mức độ phân hóa mạnh trong giai đoạn sinh trưởng hiện nay. Đường kính bình quân
D = 13 cm,

- Về phân bố số cây theo chiều cao:
Đường biểu diễn thực nghiệm phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần có dạng
của hàm phân bố Weibull.
- Về phân bố trữ lượng theo cấp đường kính:
Phân bố trữ lượng theo cấp đương kính không phân bố giảm liên tục các cây có đường
kính nhỏ tập trung số lượng rất nhiều nhưng trữ lưỡng ít.
- Phân bố của lớp cây tái sinh:
Cây tái sinh tương đối nhiều, khả năng cung cấp nguyên liệu cho tái sinh rừng tự

nhiên tương đối đầy đủ.
- Về độ tàn che và hệ số che phủ:
Độ tàn che xác định được thông biểu đồ Daivid và Richards với kết quả như sau: Ở ÔI
là 43.6%, ÔII là 41% và ÔIII là 48%
Hệ số che phủ k = 1,17 rừng ở đây có độ che phủ tương đối thấp.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

TÓM TẮT

ii

MỤC LỤC

iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU

vi

DANH MỤC HÌNH

vii


Chương 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

Chương 2

3

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1 Khái niệm cấu trúc rừng


3

2.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới

3

2.3 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam

4

2.4 Những nghiên cứu về tái sinh rừng ở thế giới

4

2.5 Những nghiên cứu tái sinh rừng ở Việt Nam

5

Chương 3

7

ĐẶT ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

7

3.1 Đối tượng nghiên cứu

7


3.2 Vị trí, đặt điểm khu vực nghiên cứu

7

3.2.1 Vị trí địa lý

7

3.2.2 Địa hình địa mạo

7

3.2.3 Địa chất và thổ nhưỡng

8

3.2.4 Khí hậu

11

3.2.5 Thuỷ văn

11

3.2.6 Thành phần hệ thực vật rừng

12
iv



3.2.7 Phân loại thảm thực vật rừng

14

Chương 4

17

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

17

4.1 Nội dung nghiên cứu

17

4.2 Phương pháp nghiên cứu

17

4.2.1 Ngoại Nghiệp

17

4.2.2 Nội nghiệp

18

Chương 5


22

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22

5.1 Kết cấu tổ thành loài

22

5.2 Độ hỗn giao của rừng

29

5.3 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)

30

5.4 Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3)

31

5.5 Phân bố số cây theo cấp chiều cao HVN (N/Hvn)

34

5.6 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3)

36


5.7 Phân bố trữ lượng theo tiết diện ngang

38

5.8 Phân bố của lớp cây tái sinh

40

5.9 Xác định độ tàn che và hệ số che phủ

42

5.9.1 Xác định độ tàn che của rừng

42

5.9.2 Hệ số che phủ

43

Chương 6

44

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

44

6.1 Kết luận


44

6.2 Tồn tại

45

6.3 Kiến nghị

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 5.1: Thống kê tổ thành loài cây của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước
Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (ÔI)

23

Bảng 5.2: Thống kê tổ thành loài cây của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước
Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (ÔII)

25

Bảng 5.3: Thống kê tổ thành loài cây của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước
Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu (ÔIII)


26

Bảng 5.4: Thống kê tổ thành loài cây của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước
Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (ÔTH)

28

Bảng 5.5: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3

33

Bảng 5.6: Phân bố N% số cây theo cấp chiều cao

35

Bảng 5.7: Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính D1,3

37

Bảng 5.8: Phân bố số cây theo tiết diện ngang

39

Bảng 5.9: Phân bố cây tái sinh theo chiều cao

41

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ đất Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu

10

Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
13
Hình 5.1: Biểu đồ thể hiện chỉ số IV của các loài chiếm ưu thế (ÔI)

24

Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện chỉ số IV của các loài chiếm ưu thế (ÔII)

26

Hình 5.3: Biểu đồ thể hiện chỉ số IV của các loài chiếm ưu thế (ÔIII)

27

Hình 5.4: Biểu đồ thể hiện chỉ số IV của các loài chiếm ưu thế (ÔTH)

29

Hình 5.5: Biểu đồ tương quan giữa chiều cao và đường kính

31

Hình 5.6: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính D1,3 (N/D1,3)


33

Hình 5.7: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao

35

Hình 5.8: Biểu đồ phân bố trữ lượng theo cấp đường kính

38

Hình 5.9: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp tiết diện ngang

40

Hình 5.10: Biểu đồ phân bố % số cây tái sinh theo cấp chiều cao

42

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ ngàn xưa đã có câu “ rừng vàng biển bạc” rừng cung cấp cho ta nhiều thứ
lương thực, thực phẩm, thuốc men, và nhiều nhu yếu phẩm khác, rừng giữ cho khí hậu
trong lành, bảo vệ môi trường, rừng còn được ví như “lá phổi xanh” cho sự sống trên
toàn cầu. Rừng giữ vai trò; duy trì cân bằng sinh thái bảo tồn nguồn gien, bảo tồn đa
dạng sinh học, rừng có chức năng phòng hộ, chống xói mòn, chống cát bay, điều tiết
nguồn nước, hạn chế lũ lụt.

Nhưng rừng tự nhiên trên thế giới nói chung và rừng tự nhiên Việt Nam nói
riêng ngày càng suy giảm cả về lượng và về chất do nạn khai thác gỗ bừa bãi, phá rừng
để trồng cây nông nghiệp, công nghiệp kéo theo nhiều hệ quả tất yếu như là lũ lụt,
mạch nước ngầm giảm nghiêm trọng, hiện tượng sa mạc hóa, sóng thần, nước biển
xâm thực đe dọa đời sống của con người.
Trước thực trạng đó đặt ra cho các nhà lâm nghiệp phải nhanh chóng có những
tác động phù hợp để bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên, bảo vệ môi trường sống của
con người.
Trước tình trạng trên, việc nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm sinh trưởng, đề ra
các biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng, làm giàu rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
việc sử dụng tài nguyên rừng bền vững, đòi hỏi phải có sự hiểu biết về cấu trúc, chức
năng, mức tăng trưởng, sự ổn định của hệ sinh thái rừng…
Để bảo vệ những cánh rừng có vai trò quan trọng còn lại, chính phủ Việt Nam
đã thành lập nhiều khu bảo tồn thiên nhiên.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu được hình thành năm 1984
thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là khu rừng nguyên
sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn ở Nam Bộ có giá trị về nhiều mặt.
Để nắm rõ về cấu trúc rừng của khu vực nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học cũng như là cơ sở để có những biện pháp nuôi dưỡng hợp lý
1


nhằm nâng cao hiệu quả của Khu Bảo tồn cần nghiên cứu thành phần và cấu thành của
rừng. Được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn của thầy TS. Viên
Ngọc Nam chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu cấu trúc rừng ở Khu Bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các chỉ tiêu sinh trưởng ( Hvn, Hdc, D1,3,…)
- Qua đó xác định được cấu trúc rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu –

Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tinh Bà Rịa – Vũng Tàu
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 3 ô với mỗi ô có
diện tích 5.000m2 (100 m x 50 m) tại 3 vị trí thuộc Khu Bảo tồn

2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp và tổ chức các thành phần rừng theo không
gian và thời gian, sự phân bố các cây theo chiều thẳng đứng và nằm ngang.
Cấu trúc là một trong những nội dung nghiên cứu quan trong về hình thái quần
thể thực vật. Tuy nhiên khái niệm cấu trúc không chỉ bao gồm những cấu về hình thái
mà cả những cấu trúc về sinh thái.
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu rừng được nhiều nhà khoa học quan
tâm tuy nhiên việc nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc xây dựng mô hình làm cơ
sở và lý luận cho việc kinh doanh rừng.
2.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới
Theo Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng, theo ông sự phân bố cây
theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất cho rừng, đặc biệt là rừng hỗn giao nó đã
phản ảnh được những đặc điểm lâm sinh. Đó là phân bố đường kính của rừng tự nhiên
có đỉnh lệch trái, số cây tập trung rất nhiều ở các cấp nhỏ do có nhiều loài nhiều thế hệ
cùng tồn tại và phát triển nhưng ở các cây có cỡ kính lớn chỉ có một số loài nhất định
do bởi đặc tính sinh học hay nhờ vị trí thuận lợi trong rừng chúng mới có khả năng tồn
tại và phát triển. Về phân bố chiều cao rừng tự nhiên thường có quy luật phân bố nhiều
đỉnh, rừng càng có nhiều thế hệ hay do khai thác không có quy tắc, thì phân bố chiều
cao của rừng thường nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong phân bố nhiều đỉnh, là
phân bố đặc trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi (theo Giang Văn Thắng 2003).

Xác định cấu trúc của một loại rừng được Wenk (1995) nghiên cứu nhằm mục
đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng của cây
rừng qua các quy luật phân bố cây theo chiều cao Hvn (Cấu trúc đứng) theo đường
kính D1,3 (Cấu trúc ngang) đường kính tán Dtán, tổng diện ngang (G), mà còn có thể
xác định được chính xác kích thước bình quân của lâm phần phục vụ công tác điều tra
quy hoạch rừng.Ở loại hình này rừng trồng thuần loại đều tuổi phân bố số cây theo H,
3


D1,3… khi mới trồng thường có quy luật sinh thái sau đó lệch trái khi đã bước vào
khép tán và dần chuyển sang lệch phải khi rừng lớn tuổi (theo Giang Văn Thắng 2003)
2.3 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam
Rừng Việt Nam thuộc dạng rừng mưa nhiệt đới nên rất đa dạng và phong phú
số lượng loài rất lớn và có cấu trúc phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt
Nam cũng được tiến hành từ khá sớm được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
thực hiện tiêu biểu nhất là cuốn sách “Lâm nghiệp Đông Dương” của Paul Maurand
(1943).
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, đầu tiên phải kể tới công
trình của Thái Văn Trừng (1961) về “thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ
sinh thái” cũng theo Thái Văn Trừng khi nghiên cứu rừng mưa thường xanh của nước
ta, đã đưa ra cấu trúc tầng như Tầng ưu thế, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ
quyết. Tác giả còn dựa vào bốn tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt
Nam: dạng sống ưu thế của những thực vật tầng cây lạp quần, độ tàn che của tầng ưu
thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái tán lá, dựa vào đó tác giả chia
rừng Việt Nam Thành mười bốn kiểu.
Đồng Sỹ Hiền (1974) trong công trình nghiên cứu “Lập thể tích và biểu độ thon
cho cây rừng Việt Nam” tác giả đã đi sâu phân tich phân bố chiều cao (Hvn) và đường
kính (D1.3) làm cơ sở cho việc xây dựng biểu thể tích.
Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1986) đã nghiên cứu cấu trúc rừng thông ba lá
ở lâm đồng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kinh doanh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở rừng thuần loại đều tuổi các phân bố có dạng
một đỉnh lệch trái và các rừng non phân bố chuẩn ở những giai đoạn phát triển về sau,
ở rừng tự nhiên khác tuổi do tái sinh liên tục theo lổ trống của rừng qua phương pháp
chặt chọn nên cấu trúc có dạng phân bố giảm theo nhiều đỉnh, còn cấu trúc đường kính
có dạng phân bố giảm mọt đỉnh lệch trái (Nguyễn Thị Ái Nhi, 2005).
2.4 Những nghiên cứu về tái sinh rừng ở thế giới
Vai trò của cây con là thay thế lớp cây già cỗi chết đi, vậy tái sinh rừng được
hiểu theo nghĩa là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây
gỗ, vậy hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cấu, tuổi,
chất lượng cây con và đặc điểm phân bố.
4


Về phương pháp điều tra tái sinh, nhiều tác giả sử dụng cách lấy mẩu ô vuông
theo hệ thống Lowder Milk (1927) với diện tích ô dao động từ 1- 4 m2 nếu diện tích bé
thì phải tăng số ô ngược lại nếu diện tích lớn thì số lượng ô ít đi sao cho đảm bảo tính
đại diện.
Theo Xannikow (1967), Vipper (1973), trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta
nhận thấy tầng cỏ và tầng cây bụi qua quá trình sinh trưởng thu nhận ánh sáng, các
chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến cây tái sinh. Những lâm phần thưa, rừng đã bị
khai thác nhiều, tạo ra nhiều khoảng trống lớn, tạo điều kiện cho thảm tươi và cây bụi
phát triển mạnh. Trong điều kiện đó chúng sẽ là nhân tố cản trở sự phát triển và khả
năng sinh tồn của cây tái sinh. Nếu lâm phần kín, đất khô, nghèo dinh dưỡng cây bụi
thảm tươi phát triển chậm sẽ tạo điều kiện cho cây tái sinh vươn lên. (Nguyễn Văn
Thêm, 1992).
Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, A. Obrevin (1938) nhận thấy,
cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa là rất hiếm, ông gọi là hiện tượng
“không bao giờ sinh con đẻ cái” của cây mẹ trong thành phần tầng cây gỗ của rừng
mưa. Tổ thành loài cây mẹ ở tầng trên và cây con ở tầng dưới thường khác nhau rất
nhiều, biến đổi không giống nhau giữa các vùng. Vì vậy tổ thành loài cây trong rừng

mưa không ổn định trong không gian và thời gian. Tác giả đưa ra bức khảm sinh thái
nhưng phần lý giải các hiện tượng trong đó còn hạn chế, ít thuyết phục và chưa có tính
thực tiễn, nhất là khi muốn đưa ra biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm điều khiển tái
sinh theo mục đích kinh doanh (theo giáo trình Sinh thái rừng của Phùng Ngọc Lan và
Hoàng Kim Ngũ, 1998).
2.5 Những nghiên cứu tái sinh rừng ở Việt Nam
Rừng Việt Nam thuộc dạng rừng mưa nhiệt đới nên có cả hai dạng tái sinh liên
tục và tái sinh theo vệt, ngoài ra còn có hiện tượng nảy mầm đồng thời tạo ra những
đám rừng thuần loài mà ta thương rất gặp như bồ đề, rừng sau sau.
Rừng tự nhiên của chúng ta rất đa dạng và phong phú số loài cây rất lớn mỗi
loài có một đặc tính sinh trưởng khác nhau dẩn đến việc tái sinh cũng không theo một
quy luật nào cả.

5


Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978), khi nghiên cứu về thực vật rừng Việt Nam
đã có kết luận, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và ảnh hưởng đến quá trình tái
sinh tự nhiên trong rừng.
Đinh Quang Diệp (1993), nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên ở rừng Khộp
vùng Easup – Đak Lak kết luận: độ tàn che, thảm mục, độ dày tầng thảm mục, điều
kiện lập địa…là những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cây con tái sinh dưới tán rừng.
Qua nghiên cứu tác giả cho thấy cho thấy tái sinh trong khu vực có dạng phân bố cụm.

6


Chương 3
ĐẶT ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chúng tôi nghiên cứu cấu trúc rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu – Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3.2 Vị trí, đặt điểm khu vực nghiên cứu
3.2.1 Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu thuộc đơn vị hành chánh của
5 xã: Bình Châu; Bưng Riềng; Bông Trang; và Phước Thuận.
- Phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận.
- Phía Bắc giáp Lâm trường Xuyên Mộc.
- Phía Tây giáp sông Hỏa và xã Phước Thuận.
- Phía Nam giáp biển Đông giới hạn bởi bờ biển từ ấp Thuận Biên xã Phước
Thuận đến xã Bình Châu.
- Tọa độ địa lý

Từ 10o27’57” đến 10o37’46” vĩ độ Bắc
Từ 107o24’31” đến 107o36’07” độ kinh Đông

- Tổng diện tích tự nhiên của khu bảo tồn là 11.392 ha.
- Khu Bảo tồn được chia làm 2 phần rõ rệt bởi đường quốc lộ 55 bao gồm 11
tiểu khu rừng.
3.2.2 Địa hình địa mạo
Nhìn chung địa hình Khu Bảo tồn có địa hình tương đối bằng phẳng, thoai thoải
từ bốn phía đổ vào trung tâm, tạo thành bốn vùng địa hình khác nhau như sau:
a. Vùng bằng phẳng chiếm diện tích 9.902 ha, trải rộng từ phía Bắc đến phía
nam, độ cao từ 20 - 50 m so với mực nước biển độ dốc bình quân từ 3 đến 5 độ.
b. Vùng đồi: Bao gồm một số ngọn đồi có độ cao tuyệt đối từ 60 đến 160 m như
Hồng Nhung (118 m) nằm ở phía Bắc thuộc phân cụm I, cụm hồ Linh (Cao từ 100 đến

7



162 m) nằm ở ven biển thuộc tiểu khu 51, khu vực Mộ Ông, Gái Ma…ở phía Tây Nam
thuộc tiểu khu 49, diện tích của vùng có địa hình đồi là 350 ha.
c. Vùng hồ lòng chảo có diện tích là 200 ha gồm các hồ trũng ven sông suối
thường gập nước mùa mưa và các hồ có nước quanh năm như: Hồ Linh, Hồ Tràm, Hồ
Cốc, Hồ Nhám, Hồ Tròn, Hồ Núi Le.
d. Vùng cồn cát ven biển có diện tích 450 ha, chạy dọc trên 12 km bờ biển, ở
phía Khu Bảo tồn thiên nhiên từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến Bến Lội xã Bình
Châu. Dạng địa hình này bao gồm các cồn cát di động đã ổn định có thảm thực vật che
phủ và cồn cát đang di động chưa có thảm thực vật che phủ có độ cao từ 30 đến 60 m
so với mực nước biển.
Các dạng địa hình khác nhau tạo cho Khu Bảo tồn có cảnh quan sinh động với
các dạng núi, rừng, suối biển từ đó hình thành các khu cư trú rất đa dạng cho các loài
sinh vật. Đồng thời cũng là địa bàn thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học,
giáo dục môi trường và tham quan du lịch.
3.2.3 Địa chất và thổ nhưỡng
Đất đai ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Binh Châu - Phước Bửu được hình thành
trên ba loại đá mẹ chính:
a. Đá mắc ma chứa Grannit – Diosit (trung tính). Đây là sản phẩm của sự hoạt
động xâm nhập mắc ma.
b. Đá Bazan trẻ sản phẩm của hoạt động núi lửa.
c. Trầm tích và phù sa cổ.
Các loại đá mẹ trên, dưới ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sinh vật và các hoạt
động của biển tạo nên các loại đất chính sau:
- Đất Feralit vàng nhạt: Phát triển trên đá mắc ma – Grannit và trầm tích thuộc
nhóm đất hình thành tại chổ chiếm diện tích rất lớn có màu xám trắng đến vàng nhạt,
thành phần cơ giới nhẹ các chiếm từ 40 đến 60%), tầng đất sâu, tầng mùn mỏng, hàm
lượng NPK thấp do bị rửa trôi mạnh.
- Đất Feralit màu đỏ: Phát triển trên đá Bazan có màu nâu vàng đến màu nâu
đỏ, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nặng (sét tới 60%), hàm lượng NPK cao.


8


- Đất phèn chua: Chiếm diện tích khá lớn, được hình thành trên các bưng ngập
nước vào mùa mưa. Đất có màu trắng xám đến xám đen, độ PH từ 4 đến 4,5. Thành
phần cơ giới nhẹ (cát từ 50 đến 60%) hàm lượng NPK thấp chỉ thích hợp cho cây tràm
- Đất các ven biển: Chạy dọc theo bờ biển điển hình gồm hai dạng đất khác
nhau:
+ Cồn cát di động không ngập nước biển
+ Đất cát ướt thường bị ngập khi thủy triều dâng
Cả hai loại đất này đều có tỉ lệ cát từ 60 đến 70%, tầng mùn hầu như không có,
hàm lượng NPK rất thấp, hút và thoát nước mạnh, độ che phủ thực vật thấp dưới 10%
Đất cát trắng và cát vàng trong nội địa: Chiếm tỷ lệ khá cao trong khu vực trên
70%, hàm lượng NPK rất thấp.

9


Hình 3.1: Bản đồ đất Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
10


3.2.4 Khí hậu
Số liệu theo dõi tại trạm khí tượng Vũng Tàu được ghi nhận như sau:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm của không khí là 25,8oC cao nhất là 38oC vào
tháng 4 đến tháng 5, thấp nhất là 15oC vào tháng 12 biên độ nhiệt 3oC.
- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.396 mm cao nhất la 1.877 mm (năm
1917) và thấp nhất là 704 mm (năm 1907) số ngày mưa bình quân theo năm là 124
ngày.
- Số tháng mưa là sáu tháng (từ tháng 5 đến tháng 10) nhưng thường tập trung

vào tháng 7, 8, 9 hàng năm.
- Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (6 tháng) có khi tới 7
tháng. Số tháng khô từ 1 tháng đến 3 tháng, số tháng hạn từ 2 - 3 tháng, số tháng kiệt
từ 0 đến 1 tháng.
Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm tuyệt đối bình quân hàng năm là 82,5%
+ Độ ẩm tuyệt đối (Max) hằng năm tới 100%
+ Độ ẩm tuyệt đối (Min) hằng năm là 36% vào tháng 12 và tháng 1
+ Lượng bốc hơi cao nhất (Max) là 43,7% vào tháng 3
Chế độ gió:
+ Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
+ Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
+ Tốc độ trung bình của gió là 8 đến 10 km/h lớn hơn vào những ngày mưa bão
hay gió xoáy lốc có thể tới 90 đến 100 km/h
Hai hướng gió này đều từ biển đông thổi vào và suốt dọc ven biển đều không có
cây cao chắn gió, cho nên có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực vật cũng như
quá trình sinh trưởng, phát triển và tái sinh rừng.
3.2.5 Thuỷ văn
Trong Khu Bảo tồn thiên nhiên có khoảng 43 km sông suối lớn nhỏ thường có
nước quanh năm nhưng ngắn dưới 10 km như sông Hỏa, suối Cát, suối Nhỏ, suối
Bàng. Ngoài ra còn có một số bàu và hồ nước quanh năm như bàu Nhám, bàu Bàng,
11


hồ Cốc, hồ Tràm, hồ Linh, hồ Tròn và hồ Núi Le… có thể nuôi cá hoăc cải tạo để phục
vụ du lịch.
Đặc biệt phía Đồn Bắc của Khu Bảo tồn thiên nhiên có suối nước khoáng Bình
Châu có nhiệt độ từ 60oC đến 80oC đây là khu du lịch có giá trị. Nhìn chung mực nước
ngầm trong Khu Bảo Tồn tương đối thấp vào khoảng từ 4 m đến 6 m, thuận lợi cho
xây dựng hệ thống cấp nước phục vụ các công trình dịch vụ du lịch sau này.

3.2.6 Thành phần hệ thực vật rừng
Kết quả điều tra xây dựng danh mục thực vật và mô tả các loài thực vật của
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu đã ghi nhận được 750 loài và định
danh được 739 loài thực vật bậc cao thuộc 123 họ. Họ đậu có 68 loài, họ Lác hến
(Cyperaceae) có 46 loài, họ Cà Phê (Rubiaceae) có 39 loài, họ Hoà thảo (Poaceae) có
36 loài, họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) có 35 loài, họ Dầu (Diperotecarpace) có 13
loài, họ Tử vi (Lytheraceae) có 7 loài, họ Bàng (Combretaceae) có 6 loài họ Re
(Lauraceae) có 7 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 22 loài, họ Dẻ (Fagaceae) có 2 loài,
họ Thị (Ebennaceae) có 8 loài.
Về dạng sống, trong số 732 loài thực vật bậc cao đã xác định được tên có các
dạng sống như sau: cây thân gỗ 342 loài chiếm 48%; cây thân thảo sống trên mặt đất là
224 loài chiếm 31%; dây leo (thân gỗ và thân thảo) có 100 loài chiếm 14%, cây bụi 32
loài chiếm 4% cây; cây phụ sinh trên cây khác 25 loài 2%; cây kí sinh trên các cây
khác có 9 loài chiếm 1%.

12


Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
13


3.2.7 Phân loại thảm thực vật rừng
Trong phân loại chung về thảm thực vật rừng Việt Nam, kiểu thảm thực vật ở
khu vực tỉnh Bà Rịa (cũ) trong đó có Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
được xếp vào “Kiểu thực vật rừng kín, nửa rụng lá ẩm nhiệt đới”. Kiểu thảm thực vật
này nằm trong nhóm A tức là nhóm những kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở những vùng
thấp và những vùng có độ cao trung bình dưới 1.000 mét ở miền Nam và dưới 700 mét
ở miền Bắc nước ta. Thảm thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
có ba kiểu phụ thực vât, bao gồm 22 tổ hợp thực vật có các đặt trưng sau:

a. Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu thực vật Malaixia – Indonexia và
khu hệ Ấn Độ - Miến Điện.
Kiểu phụ này gặp khá phổ biến ở miền Nam tại các vùng có độ cao trung bình
thành phần loài trong kiểu phụ thực vật này gồm những loài cây nằm trong các
họ: họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Tử vi
(Lyrthraceae). Những họ thực vật này đại diện nằm trong hai luồng di cư: Thứ
nhất là là luồng các nhân tố Malayxia – Indonexia từ phía Nam lên trong đó có
các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) là tiêu biểu và luồng thứ hai là luồng
các nhân tố Ấn Độ - Miến Điện từ phía Tây sang trong đó các loài cây thuộc họ
họ Bàng (Combretaceae), họ Tử vi (Lyrthraceae) là những loài tiêu biểu.
Kiểu phụ thổ nhưỡng
Trên các điều kiện thổ nhưỡng có những xã hợp thực vật thích ứng với các
điều kiện địa hình địa mạo đất đai có hình thành các kiểu tổ hợp thực vật
khá độc đáo. Trong kiểu phụ thổ nhưỡng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình
Châu – Phước bửu có các đơn vị cơ bản sau:
-

Quần hợp tràm (Melaleuca Cajuputi) cộng cỏ chanh lương
(Leptocarpus disjunctus) cộng cỏ hang đầu dẹp (Xyris complanata)
trên đất cát trắng không ngập nước mùa mưa quần xã này chiếm diện
tích 1.545 ha phân bố tập trung nhiều ở tiểu khu 22, 23, 24 trên địa
hình tương đối bằng phẳng thoát nước với độ tàn che nhỏ hơn 0,3
quần hợp tràm này tuy không có giá trị kinh tế nhưng cần bảo vệ giữ
lại phục vụ nghiên cứu khoa học sau này.
14


-

Quần hợp Tràm (M.cajupputi) cộng Dầu lông (Diperocarpus

intricatus) – cỏ Cú (Cyperus rotondus) trên đất cát pha ngập nước
theo mùa, quần hợp này phân bố tập trung ở khu vực suối nước nóng
Bình Châu thuộc tiểu khu 22 và rải rác ở các tiểu khu 23, 24. Do địa
hình thấp, trũng, đất không bị rửa trôi lớp mùn dày, cây sinh trưởng
phát triển tốt hơn so với quần hợp tràm bụi mật độ cây bình quân là
590 cây mộc đơn lẻ phân bố không đều, trong đó Dầu lông chiếm tỉ
lệ khoảng 20%

-

Quần hợp Tràm (M.cajupputi), cỏ Lác (Cyperus) và cỏ Năng
(Eleocharis) trên đất ngập nước ven hồ và bưng đầm, phân bố tập
trung chủ yếu ở xung quanh hồ Nhám tiểu khu 27 và các đầm ngập
nước ven biển phía sau khu cồn cát di động ở tiểu khu 28, 30. Tràm ở
đây chỉ phân bố thưa, rải rác không đều ở phần đất nông có đường
kính lớn nhưng thường cong queo, nhiều nhánh nên ít có giá trị kinh
tế. Còn những phần nước ngập nước sâu thì chỉ có họ cỏ, các sinh
cảnh trên đây rất có ý nghĩa trong việc bảo tồn đa dạng sinh học,
phục vụ tham quan du lịch và nghiên cứu môi trường.

-

Sinh cảnh thực vật trên đất ngập nước ven sông suối, tuy diện tích
không lớn lắm nhưng đây cũng là một sinh cảnh thực vật phân bố
trên các bãi cát thấp ven sông suối thường ngập nước vào mùa mưa
thường có một đặc thù riêng biệt so với các kiểu phụ cận.

-

Sinh cảnh thực vật trên sườn và chân phía sau cồn cát, diện tích 698

ha ở sườn và chân phía sau cồn cát ven biển của tiểu khu 27, 28, 30
những sinh cảnh này trước đây là những đám rừng cây gỗ tương đối
tốt nhưng do quá trình cát bay di động lấn chiếm tạo thành những cồn
cát lấp dần những cây gỗ hiện có tạo thành một sườn dốc phía sau
cồn cát di động có tán cây che phủ.

-

Sinh cảnh thực vật trên bãi cát ven biển, diện tích chỉ khoảng 72 ha
có phân bố ở trên bãi cát ven biển núi Hồ Linh với bề rộng 20m đến
50 m nằm sát dưới chân cồn cát đã có thực vật ổn định, thành phần
thực vật chủ yếu là thân thảo cá biệt có cây gỗ.
15


b. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác
Có ba kiểu phụ thực vật thuôc kiểu phụ thứ sinh nhân tác:
- Phức hợp cây ưa sáng đang phục hồi sau khai thác kiệt, với 752 ha phân
bố tập trung nhiều ở tiểu khu 25, tiểu khu 29 và rải rác ở các tiểu khu
khác thành từng đám nhỏ trên nhiều loại đất khác nhau do tác động quá
mức của con người và thiên nhiên trong giai đoạn trước đây. Hầu hết
trong phức hợp cây này thuộc trạng thái rừng phục hồi, thành phần loài
cây ở đây khá phức tạp gồm nhiều loài cây ưa sáng với 45 loài cây thân
gỗ, hạ mộc và thảm tươi khác nhau.
- Sinh cảnh thực vật cây bụi và cây cỏ, diện tích 65 ha, phân bố rải rác
khắp Khu Bảo tồn, sinh cảnh này được hình thành chủ yếu là do khai
thác gỗ, củi, than một cách kiệt quệ và phát nương làm rẩy nhiều lần bỏ
đi đất bị rửa trôi thoái hóa bạc màu dẫn đến các loài cây ưa sáng mọc
nhanh , cây tái sinh chồi, cây bụi và cỏ phát triển nhanh thành loại rừng
IB với đường kính cây từ 3 đến 6 phân và chiều cao từ 4 đến 7 m. Thành

phần thực vật cũng khá phức tạp, bao gồm các loại cây chồi, cây bụi, dây
leo bụi rậm và cỏ, rãi rác có lim sóng có lông. (Peltophorum dasyrrchis),
Lành ngạnh (Cratoxylon chochinchiensis) Trâm (syzygium cinerium) loài
rừng này khó phục hồi thành rừng gỗ tốt được.
- Sinh cảnh thực vật ven lộ giới, thành phần thực vật ven lộ giới khá đa
dạng và phức tạp gồm nhiều cây gỗ, cây bụi , cây cỏ, dây leo có tới gần
100 loài thực vật khác nhau những loài thường gặp như: Tai nghé, Lành
ngạnh, Cò ke, Ba bét, Ba soi, Hu đay …
- Quần hợp keo lá tràm (Acasia auriculiphormis), quần hợp này có diện
tích 744 ha. Quần hợp keo lá tràm trồng tập trung ở tiểu khu 22, 23, 24,
25, 26, đây là quần hợp rừng trồng trên những khu vực đất trống trước
đây.
- Quần hợp Phi lao, là loại rừng trồng trên bãi cát phục vụ cho các bãi tắm
ở khu vực hồ Cốc, hồ Linh. Diện tích nhỏ khoảng 6 ha cấu trúc rừng đơn
giản chỉ gồm một tầng cây gỗ. Tầng thảm cỏ thưa thớt một số loài như
rau Muống biển.
16


×