Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐIỀU TRA CÔNG DỤNG VÀ VÙNG PHÂN BỐ CỦA CÂY LÁ BUÔNG Ở KHU VỰC RỪNG PHÒNG HỘ XÃ LỘC TẤN, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌCNÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA CÔNG DỤNG VÀ VÙNG PHÂN BỐ CỦA
CÂY LÁ BUÔNG Ở KHU VỰC RỪNG PHÒNG
HỘ XÃ LỘC TẤN, HUYỆN LỘC NINH,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM TÀI
SVTH: HOÀNG TRUNG THÀNH

Tp. Hồ Chí Minh, 06/2008


LỜI CẢM ƠN!
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt
và trang bị cho em kiến thức vô cùng quý báu trong thời gian theo học tại trường.
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện tốt cho
em hoàn thành đề tài.
Tôi xin cám ơn các bạn sinh viên Lâm Nghiệp khóa 30 đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cho em bày tỏ lòng cám ơn đến cô Nguyễn Thị Kim Tài đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài.
Mình xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn trong nhóm Tứ Liều đã cùng
mình trải qua những khó khăn trong thời sinh viên và đã tận tình giúp đỡ mình trong quá
trình hoàn thành đề tài này.


.

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2008
Hoàng Trung Thành


MỤC LỤC
TRANG TỰA ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN! ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................... vi
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3
2.1. Ý nghĩa của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng.................................... 3
2.2. Vài nét về cây Lá buông trong đời sống của người dân Việt Nam. ................... 7
2.2.1 Danh pháp ......................................................................................................... 7
2.2.2. Đặc điểm hình thái........................................................................................... 7
2.2.3. Đặc điểm sinh thái .......................................................................................... 9
2.2.4. Tình hình phát triển ........................................................................................ 9
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 13
3.1.Địa điểm nghiên cứu.............................................................................................. 13
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 13
3.1.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................13
3.1.1.2. Địa chất và địa hình.................................................................................14
3.1.1.2.1. Địa chất..............................................................................................14
3.1.1.2.2. Địa hình .............................................................................................16

3.1.1.3. Khí hậu ....................................................................................................18
3.1.1.3.1. Về nhiệt độ, tổng tích ôn và sồ giờ nắng.........................................18
3.1.1.3.2. Lượng mưa........................................................................................18
3.1.1.4. Sông ngòi, thủy văn .............................................................................19
3.1.2. Các nguồn tài nguyên.................................................................................... 19
3.1.2.1. Tài nguyên đất .........................................................................................19
3.1.2.2 Tài nguyên nước ......................................................................................22
3.1.2.2.1. Nguồn nước mặt ...............................................................................22
3.1.2.2.2. Nguồn nước ngầm............................................................................22
3.1.2.3. Tài nguyên rừng ......................................................................................23
3.1.3.Tình hình dân sinh, kinh tế, văn hóa, xã hội................................................ 24
3.1.3.1. Dân sinh – kinh tế ....................................................................................24
3.1.3.1.1. Sản xuất nông nghiệp .......................................................................24
3.1.3.1.2. Chăn nuôi ..........................................................................................24
3.1.3.1.3.Công tác khuyến nông.......................................................................25
3.1.3.1.4. Công tác xóa đói giảm nghèo...........................................................26
3.1.3.2. Văn hóa, xã hội ........................................................................................26
3.1.3.3. Quốc phòng an ninh ................................................................................28
3.2. Nội dung ................................................................................................................ 29


3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................ 32
4.1 Công dụng của cây Lá buông ............................................................................... 32
4.1.1 Công dụng chung............................................................................................ 32
4.1.2 Công dụng đối với người dân địa phương.................................................... 32
4.1.2.1 Công dụng của lá non...............................................................................33
4.1.2.2 Công dụng của lá già ................................................................................34
4.1.2.3 Công dụng của thân..................................................................................35
4.2. Cách thức sử dụng và tầm quan trọng của các sản phẩm từ cây Lá buông đối

với cộng đồng ở địa phương ....................................................................................... 37
4.2.1. Cách thức sử dụng......................................................................................... 37
4.2.1.1 Các hình thức khai thác ...........................................................................37
4.2.1.2 Cách thức sơ chế, bảo quản .....................................................................40
4.2.2.Tầm quan trọng .............................................................................................. 41
4.3. Vùng phân bố của cây Lá buông ở xã Lộc Tấn ................................................. 42
4.3.1. Sơ đồ lát cắt.................................................................................................... 42
4.3.2. Sự phân bố của cây Lá buông ...................................................................... 43
4.4. Phương hướng sử dụng và phát triển cây Lá buông của địa phương ............. 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 49
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 49
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 51

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Thống kê diện tích theo địa hình ...................................................................... 15
Bảng 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 32
Bảng4.1. Kết quả trả lời phỏng vấn 30 hộ dân về công dụng của cây Lá buông. ............ 33
Bảng 4.2. Kết quả phỏng vấn 30 hộ dân về dụng cụ và phương tiện dùng khai thác Lá
buông. ................................................................................................................................ 38


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cây Lá buông thành thục ................................................................................... 9
Hình 2.2. Hoa và quả của cây Lá buông............................................................................. 9
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí của xã Lộc Tấn............................................................................... 15
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện những công dụng của lá non của cây Lá buôn ...................... 34
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện những công dụng của lá già của cây Lá buôn ....................... 35

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện những công dụng của thân cây Lá buôn................................ 36
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện những công dụng của quả cây Lá buôn................................. 37
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ của các dụng cụ được người dân địa phương sử dụng
trong khai thác Lá buôn ..................................................................................................... 39
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ được sử dụng của các phương tiện mà người dùng trong
quá trình khai thác Lá buôn ............................................................................................... 39
Hình 4.7. Vận chuyển Lá buôn từ rừng ra ........................................................................ 40
Hình 4.8. Biểu đồ tỉ lệ sử dụng các hình thức khai thác Lá buôn..................................... 40
Hình 4.9. Lá buôn non đang phơi .................................................................................... 40
Hình 4.10. Bảo quản Lá buôn .......................................................................................... 42
Hình 4.11. Sơ đồ lát cắt ................................................................................................... 44
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phân bố Lá buôn của các khu vực ở Lộc Tấn .............. 46
Hình 4.13. Bản đồ thể hiện sự phân bố Lá buôn ............................................................. 47


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết hoạt động chính của người dân ở vùng nông thôn Việt Nam
ta hầu hết là thuần nông, ngoài những sản phẩm thu được từ nông nghiệp thì nông dân thu
hái một số lâm sản từ rừng để cải thiện cuộc sống hoặc chính những sản phẩm này là
nguồn thu nhập chính của gia đình. Nói cách khác nông dân ở vùng nông thôn phụ thuộc
vào rừng trước hết cho an toàn lương thực, thu nhập. Rừng là nơi cung cấp mọi mặt cho
cuộc sống hằng ngày của người dân như cung cấp: gỗ, củi, nhiều sản phẩm có giá trị cao
từ lâm sản ngoài gỗ, việc sử dụng, chế biến, tồn trử, bảo quản, gia hoá tùy thuộc vào nhu
cầu của từng cộng đồng và tùy thuộc vào phong tục, tập quán, sở thích của từng nhóm
cộng đồng. Như vậy rừng đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của cộng đồng.
Trong quá trình quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, mỗi cộng đồng đã đúc kết được
những kinh nghiệm , những kiến thức bản địa phong phú. Trong những năm gần đây, với
nhiều nguyên nhân khác nhau tài nguyên rừng đã bị mất đi hay bị suy thoái dần, mặc dù

chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan để quản lý, bảo vệ và tái tạo rừng bền
vững trên cơ sở tham gia của các cộng đồng địa phương, để nâng cao chất lượng rừng,
phát triển nguồn thu từ những sản phẩm ngoài gỗ có giá trị thương mại, tạo thu nhập cho
người dân sống trong và gần rừng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đã đòi
hỏi rất nhiều sản phẩm từ rừng, khi con người đã đạt được dân trí cao, cuộc sống ấm no
thì nhu cầu giải trí của con người được đề cao lên: việc ăn những món ăn lạ, đặc sản,
thưởng thức những phong cảnh hoang sơ, về với cuội nguồn dân tộc…, do đó việc sử
dụng các lâm sản ngoài gỗ tại địa phương có ý nghĩa văn hoá vô cùng quan trọng.
Với cộng đồng dân xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, thì trước đây
rừng là vốn sống có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong sinh kế và văn hoá. Kho tàng kiến
thức bản địa về sử dụng các sản phẩm từ rừng sẽ bị mai một hoặc biến đổi dần để thích


ứng trong điều kiện sống hiện nay. Trong bối cảnh một số diện tích rừng phòng hộ với
thảm thực vật rừng tự nhiên đã và đang có nguy cơ bị tàn phá, thì lâm sản ngoài gỗ là một
thứ tài nguyên có giá trị đóng góp cho thu nhập hộ, kể cả đời sống văn hóa và tâm linh
của cộng đồng.
Do vậy, điều tra tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, tư liệu hoá cách sử dụng địa phương
lâm sản ngoài gỗ, xác định các loại lâm sản ngoài gỗ có tiềm năng thị trường là cần thiết
kết hợp chúng trong sự phát triển kinh tế của cộng đồng, trong quản lý tài nguyên rừng
khu vực xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước một cách bền vững. Trong thời
gian thực tập tốt nghiệp, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Điều tra công dụng và
vùng phân bố của cây Lá buông khu vực rừng phòng hộ xã Lộc Tấn, huyện Lộc
Ninh, tỉnh Bình Phước”. Ở khu vực xã Lộc Tấn – huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước
cây Lá buông là một nguồn lâm sản ngoài gỗ đã và đang được người dân ở đây khai thác
khá phổ biến, thậm chí nó chính là nguồn thu nhập chính của một số hộ dân ở đây chuyên
sống bằng nghề khai thác và chế biến loại lâm sản này. Chính vì vậy, đề tài này được thực
hiện nhằm tìm hiểu, bảo vệ và giúp người dân ở đây có những biện pháp sử dụng và phát
triển một cách hợp lý và bền vững nguồn lâm sản này, điều này có tầm quan trọng không
nhỏ trong việc góp phần vào cải thiện và nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân

địa phương nhất là những hộ nghèo đang sống bằng nghề khai thác và buôn bán các sản
phẩm từ cây Lá buông.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu công dụng của cây Lá buông đối với đời sống của con người nói chung
và đối với đời sống của người dân địa phương nói riêng.
Hiểu rõ hơn cách thức sử dụng và tầm quan trọng của các sản phẩm từ cây Lá
buông của cộng đồng dân địa phương.
Điều tra vùng phân bố của loại lâm sản này bằng cách điều tra thực địa cũng như
thu thập thông tin, để có phương hướng sử dụng và phát triển nguồn lâm sản này một
cách hợp lý hơn.


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Ý nghĩa của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng
Lâm sản ngoài gỗ là nguồn tài nguyên to lớn của rừng Việt Nam. Mặc dù có nhiều
tiềm năng, nhưng chúng chưa được phát triển đúng tầm để có những đóng góp quan trọng
vào sự phát triển của địa phương và cả nước. Việc đánh giá đúng các thuận lợi và khó
khăn để phát triển lâm sản ngoài gỗ ở nước ta là hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm đề
xuất được các biện pháp hợp lý để phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.
Các lâm sản ngoài gỗ rất quan trọng đối với sinh kế của cộng đồng người dân ở các
vùng núi và vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. Những người dân sống gần hoặc trong các khu
vực rừng tự nhiên sử dụng củi đốt và các loại lâm sản ngoài gỗ khác làm lương thực, thức
ăn chăn nuôi gia súc, dược liệu, vật liệu xây dựng, trang trí và các đồ tiêu dùng khác. Một
số loại lâm sản ngoài gỗ được bán để bổ sung thu nhập bằng tiền của hộ gia đình hoặc
được trao đổi lấy các mặt hàng thiết yếu khác như gạo … Ước tính rằng 24 triệu người
(khoảng 1/3 tổng dân số) sống gần rừng hoặc trong rừng, và gần 8 triệu người dân tộc
thiểu số thu lượm các sản phẩm từ rừng, săn bắn và đánh cá. (Poffenberger et al. 1998.9).
Các nhóm dân tộc thiểu số và các hộ dân sống gần rừng ở Việt Nam thường dựa
vào các lâm sản ngoài gỗ. Do vậy họ có kiến thức phong phú về một số loại sản phẩm từ

rừng ngoài gỗ, những sản phẩm đặc biệt của vùng sinh thái mà họ đang sinh sống. Như
cộng đồng người dân tộc Dao thu lượm các loại cây thuốc, quế, và Sơn ta; người Hmông
thì thu hoạch mây tre chất lượng cao, người Khmer ở miền Nam thì chiết xuất dầu thơm
từ các rừng tràm và các loại sản phẩm có giá trị cao từ rừng ngập mặn ... (Poffenberger et
al. 1998.9).
Mặc dù các loại lâm sản ngoài gỗ rõ ràng là có tầm quan trọng lớn đối với đời sống
của hàng triệu người dân Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có những thông tin định


lượng để đánh giá sơ bộ về đóng góp của sản phẩm từ rừng ngoài gỗ vào thu nhập hộ gia
đình. Những đề tài nghiên cứu lớn và đáng tin cậy về các vấn đề chủ yếu của lâm sản
ngoài gỗ đang được tiến hành,một số kết quả nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy vai trò
lâm sản ngoài gỗ trong đời sống của cộng đồng người dân nghèo sống ở gần rừng và
trong rừng.
Theo ước tính của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), hơn 3,5 tỉ người ở tất cả các
nước đang phát triển phụ thuộc vào nguồn thực vật như là một thành phần trong chăm sóc
sức khỏe ban đầu (Balick, J.M.1997). Hiện nay ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới
như Trung Quốc, Mexico, Nigieria, Thái Lan... đã quyết định kết hợp Y học cổ truyền
trong đó có sử dụng các loại cây thuốc truyền thống. Trong số khoảng 250000 loại thực
vật đã biết trên thế giới, hiện có tới 20000 - 3000 loại được sử dụng làm thuốc ở các mức
độ khác nhau (WHO, 1985; NAPRALERT, 1990). Có khoảng trên 1000 loại cây thuốc
được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc đông Y Trung Quốc, trong đó hơn 2/3 được thu
hái từ hoang dã (He, Shan-An 1997).
Những loại thực vật ăn được, trong đó có các loại hạt, hoa, lá, rể, củ ... là những
nguồn thức ăn của con người có chứa dầu ăn, gia vị, thức uống ... Chúng là nguồn thực
phẩm có từ thời xa xưa, là nguồn thực phẩm chứa đạm, chất béo, năng lượng, khoáng đa
lượng, vi luợng, vitamin ... (Wickens, E.G, 1995).
Các lâm sản ngoài gỗ là nguồn lực kinh tế , dinh dưỡng quan trọng cho cộng đồng
và dân cư nông thôn. Theo tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO, 1997) ước tính
khoảng 80% dân số các nước phát triển dùng các sản phẩm từ rừng ngoài gỗ cho nhu cầu

dinh dưỡng và sức khỏe, thu nhập của hàng triệu gia đình trên thế giới dựa vào các lâm
sản ngoài gỗ, tổng giá trị thương mại của các sản phẩm này ước tính khoảng 1100000
USD.
Theo Wickens, 1991. LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công
nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng
được dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội. Việc


sử dụng sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm thuộc về
lĩnh vực dịch vụ của rừng.
Theo FAO, 1995. Lâm sản ngoài gỗ là tất cả các những sản phẩm có nguồn gốc
sinh vật không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong
định nghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa và các
hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này. Theo định nghĩa khác thì
ngoài những sản phẩm trên còn có thể bao gồm những sản vật nhỏ thân gỗ, không phải gỗ
để sản xuất công nghiệp hoặc bột giấy (như đồ thu công mỹ nghệ, trống, ghế nhỏ…).
Theo các quan niệm trên thì lâm sản ngoài gỗ là một phần tài nguyên rừng. Ở Việt
Nam, theo Lê Mộng Chân (1993) cho rằng “tài nguyên thực vật rừng là một bộ phận cấu
thành quan trọng của tài nguyên rừng, nó bao gồm toàn bộ sản phẩm thực vật của rừng“
và “Vì vậy tài nguyên thực vật rừng ở đây rất phong phú và có giá trị nhiều mặt” và
“Nhiều loại cây rừng còn cho các sản phẩm tự nhiên, ngoài gỗ đó là cây đặc sản”.
Theo FAO, 1999. Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ
gỗ lớn, có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng.
Tại hội nghị về LSNG tại Bangkok 1991, thì lâm sản ngoài gỗ được chia thành 6
nhóm: trong đó các sản phẩm làm thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc từ thực vật
: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm chiếm 2 nhóm lớn.
Ở Lào, theo nghiên cứu của Joost Foppes và các cộng sự (1997), tại cao nguyên
Nakai xác định 306 loài cho sản phẩm ngoài gỗ, trong đó có 223 loài cho thực phẩm,
trong số này có 50 loài cho lá ăn được và 50 loài cho trái ăn được. Nguồn thu nhập của
nông hộ tại cao nguyên Nakai từ lâm sản ngoài gỗ là 76% trong đó từ các loại sa nhân

(cardamon) là 11%.
Việt Nam, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên rất đa dạng về các kiểu rừng và
có hệ thực vật, động vật phong phú với trên 11000 loại thực vật có mạch, 1000 loại rêu,
2500 loại tảo , 826 loại nấm lớn, 276 loại thú, 828 loại chim, 180 loại bò sát, 80 loại
lưỡng cư, 2510 loại cá nước ngọt và cá biển ( Hoàng Văn Thắng, 1998). Đây là nguồn


lâm sản ngoài gỗ rất phong phú của Việt Nam, chỉ thống kê 1 ô tiêu chuẩn của kiểu rừng
kín nhiệt đới thường xanh, một kiểu rừng có giá trị cao tại vùng Bắc Trung Bộ đã có trên
100 loại gỗ lớn, hơn 100 loài cây bụi, cây thảo, dây leo và cây phụ sinh, trong đó có rất
nhiều loại thuộc lâm sản ngoài gỗ. Hiện nay chúng ta đã biết được giá trị sử dụng của
khoảng 5.000 loài thực vật tại Việt Nam. (Vũ Văn Dũng, 2004).
Ở nước ta, lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng đố với cộng đồng dân cư sống
gần rừng, dân tộc vùng cao. Các loại lâm sản ngoài gỗ từ cây rừng là nguồn rau xanh, là
vị thuốc và bài thuốc chính của họ như: cây Màng Tang ( Litsea cubeba), cây Vàng Đắng
(Coscinium fenestratum), Thảo Quả (Amomum aromaticum), Hà Thủ Ô (Fallopia
multiflora), Ươi bay (Scaphium lychnophorum), Nấm Linh Chi … và rất nhiều loài cây
khác cũng là dược liệu quý đã được người dân thuần hóa. Nhà nước cũng đã có nhiều dự
định và kế hoạch triển khai gây trồng và quản lý các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao
này.
Từ năm 1984 nhà nước đã giao cho ngành Lâm Nghiệp thống nhất quản lý các loại
đặc sản rừng ( Quyết định 160 Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 10 tháng 12 năm 1984), nhưng
nhiều cấp chỉ nghĩ đến việc tận dụng các loại lâm sản này mà không có một chiến lược
phát triển nó một cách bền vững. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu về nuôi trồng ,
chế biến, đề xuất các chính sách liên quan đến lâm sản ngoài gỗ.
Ở Việt Nam, chính phủ ban hành rất nhiều chương trình, chính sách cho việc phát
triển và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng. Tuy nhiên hầu như chưa có một chính sách hoặc
chương trình nào riêng cho việc quản lý lâm sản ngoài gỗ. Nhưng hầu hết các chương
trình và chính sách phát triển vào bảo tồn tài nguyên rừng đều có nội dung liên quan đến
quản lý lâm sản ngoài gỗ.

Hiện nay có rất nhiều loại lâm sản ngoài gỗ khác nhau được điều tra, phát hiện và
khai thác sử dụng, chính vì vậy việc điều tra công dụng và vùng phân bố của những loại
lâm sản ngoài gỗ để tiện cho việc nghiên cứu, ứng dụng, nhận biết các loại cây có giá trị
của chúng trong sản xuất, gây trồng, thu hoạch, chế biến…có ý nghĩa thiết thực đối với


đời sống con người, đặc biệt là những cộng đồng người dân sống gần rừng, nơi có sự
phân bố của những nguồn lâm sản này.
2.2. Vài nét về cây Lá buông trong đời sống của người dân Việt Nam.
2.2.1 Danh pháp
 Ngành Ngọc lan : Magnoliophyta (Angiospermae)
 Lớp Hành : Liliopsida
 Phân lớp Cau : Arecidae
 Bộ Cau : Arecales (Palmales)
 Họ Cau dừa : Arecaceae (Palmae)
 Chi Lá buông : Corypha
 Tên khoa học: Corypha lecomtei BECC.
 Tên thường gọi : cây Lá buông, cây Lá buôn,…
2.2.2. Đặc điểm hình thái
Cây Lá buông là cây gỗ, thân cột mập, cao tới 15m, đường kính 40-60cm, thân có
nhiều sẹo dạng vòng do lá rụng và gốc các cuống lá bao phủ.
Lá mọc tập trung ở ngọn cây, dạng quạt lớn, rộng đến 4-5m, màu xanh lục đậm
bóng, mép lá xẻ thuỳ dài 2,5m thuôn hẹp, nhọn, thẳng tận cùng bằng mũi.
Cuống lá lớn dài 1-5m, có rãnh sâu, phình rộng thành bẹ ở gốc, rộng đến 30cm,
mép lá có răng khoẻ màu đen.


Hình 2.1. Cây Lá buông thành thục (hình chụp tại tiểu khu 97 thuộc khu vực rừng phòng
hộ xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước ).


Cụm hoa chuỳ lớn, mọc thẳng, dạng tháp dài 2-3m, phân nhánh 3-4 lần, trải rộng.
Hoa nhiều, lưỡng tính, 6 nhị đực.
Quả hạch hình trái xoan, dài 4-5cm, vỏ dày 0,2cm, và nội nhũ hoá sừng, một hạt.
Chu kỳ sinh trưởng của cây kéo dài, từ khi quả chín đến khi nảy mầm có thể từ 4 5 năm và rất khó nhân giống. Chính vì vậy việc gây trồng Lá buông ít phổ biến, Ở nước
ta, cây buông được trồng tại chùa Svayton (thị trấn Tri Tôn, An Giang), tại chùa Samrong
Ek và chùa Xoài Xiêm (Trà Cú, Trà Vinh), có nguồn gốc từ Campuchia do một vài sư
mang về.


Hình 2.2. Hoa và quả của cây Lá buông.

2.2.3. Đặc điểm sinh thái
Loài đặc hữu của Nam Đông Dương. Ở Việt Nam cây mọc từ các tỉnh Nam trung bộ
đến Nam bộ, trong rừng thưa, đồi hoang hay cây bụi vùng núi trung du.
Hoa tháng 8-9. Cây cho hoa một lần, sau lụi chết (cây trên 60 tuổi mới có hoa).
2.2.4. Tình hình phát triển
Cây Lá buông thích nghi với thời tiết khí hậu ở một số nước trong khu vực Đông
Nam Á. Là một loại cây chịu nắng nhưng chỉ tồn tại và phát triển ở nơi có độ ẩm từ 80%
trở lên, chu kỳ sinh trưởng của cây kéo dài, từ khi quả chín đến khi nảy mầm có thể từ 4 5 năm và rất khó nhân giống. Ở Việt Nam, cây buông chỉ mọc và phát triển tốt ở một số
tỉnh như Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Thuận và Khánh Hòa.(VietNamnet, 20/9/2004).
Tuổi thọ trung bình của cây buông thường kéo dài trên 15 năm, cây buông cung
cấp hai bộ phận có giá trị kinh tế là bẹ và búp lá. Bẹ của một tàu lá buông trưởng thành
rộng từ 2 - 5cm, độ cứng và đàn hồi tốt, có sức bền với nhiệt độ thời tiết. Riêng về búp lá,
hàng năm mỗi cây cho từ 4 - 8 búp, mỗi búp trong một cây trưởng thành với trọng lượng
trên 10kg, dài từ 1 - 4m, nếu được chăm sóc tốt búp có thể nặng đến 15kg. Thực tế, có
nhiều búp nặng trên 18kg và dài tới 4m, một "con đẹp” của tiêu chuẩn sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ. Giai đoạn cho sản phẩm thường kéo dài từ 10 - 15 năm. Nếu cây được bảo
vệ và khai thác hợp lý, thời gian cho sản phẩm có thể kéo dài đến 20 năm. Theo đánh giá,
cây buông có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Đặc biệt, sản



phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ lá buông là một trong những mặt hàng có giá trị cao, được
thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Khôi phục, bảo tồn và phát triển vùng nguyên
liệu buông để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất là cơ hội lớn giúp người dân địa phương đã
từng gắn bó với cây Lá buông cải thiện đời sống… (VietNamnet, 20/9/2004).
Ở Việt Nam đã hình thành những hợp tác xã chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ phát triển nhờ vào nguồn nguyên liệu từ cây Lá buông, như hợp tác xã Thống Nhất.
Theo lời giới thiệu của hợp tác xã này trên Website của tỉnh Tiền Giang: “Hợp tác xã
Thống Nhất chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Chúng tôi
luôn không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu khách hàng, luôn cho ra đời
những sản phẩm với nhiều kiểu dáng mẫu mã mới và chất lượng cao. Với điều kiện tự
nhiên ưu đãi, nguyên vật liệu tại chỗ sẵn có từ cây bàng buông, cây lá buông… sản phẩm
của chúng tôi có mặt hầu hết khắp nơi từ trong nước đến ngoài nước. Một ưu điểm nửa là
về bảo vệ môi trường sản phẩm bàng buông, lá buông sau khi sử dụng xong sẽ rất dễ tiêu
hủy mà không để lại một chất độc hại nào. Do đó các nước tiên tiến rất ưa chuộng sản
phẩm này. Những chiếc nón, giỏ…là những sản phẩm độc đáo, mang tính truyền thống
địa phương chúng tôi từ đôi bàn tay lành nghề , khéo léo của bà con, công nhân nhàn rỗi.
Vì vậy nếu doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi”.
Ở một số địa phương, đã có những chương trình và dự án khôi phục và phát triển
rừng Lá buông nhằm cải thiện đời sống cho người dân cũng như làm sống lại các ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp độc đáo một thời để phục vụ xuất khẩu và khách du lịch đang
phát triển hiện nay, nổi lên là hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận. Ở Bình Thuận có
chương trình “Khôi phục 800 ha rừng Lá buông”: “Dự án được giao cho hợp tác xã Nông
lâm nghiệp xã Suối Kiết quản lý trồng , quản lý và khai thác. Tổng diện tích đất dành cho
dự án khỏang 800 ha. Ngòai ra chủ trương của tỉnh thông qua hợp tác xã còn khuyến
khích người dân trồng và phục hồi cây lá buông trên diện tích đất vườn nhà trong gia đình
.Sau ba năm triển khai dự án, đến nay các rừng buông ở xã Suối Kiết đã dần dần được
khôi phục.Hiện có 550 ha/814 ha đất đã phát triển cây buông . Số diện tích còn lại bị dân
di cư tự do lấn chiếm, tỉnh đang thực hiện các biện pháp thu hồi số diện tích này để tiếp



tục phát triển cây buông . Hợp tác xã Nông lâm Suối Kiết thực phân, giao khoán cho từng
hộ xã viên quản lý và khai thác số cây buông phát triển tốt; đồng thời hợp tác xã thường
xuyên tổ chức đoàn đi kiểm tra, đôn đốc, vận động xã viên quan tâm khôi phục rừng
buông của mình… do đó dự án có tỷ lệ cây buông sống tốt đạt trên 60%, trong đó có 150
ha hai năm tới sẽ cho thu hoạch. Nhiều hộ dân ở thôn 1 xã Suối Kiết khôi phục được vườn
buông gia đình từ 2 đến 3 ha, và đang phát triển tốt và đồng đều, hứa hẹn cho năng suất
cao. Ngày 3/12/2002, UBND tỉnh chấp thuận dự án "đầu tư phát triển vùng cây buông"
của Hợp tác xã Lâm nông nghiệp Suối Kiết, huyện Tánh Linh. Mục tiêu của dự án là quản
lý, bảo vệ, phục hồi và nuôi dưỡng rừng lá buông để làm nguyên liệu chế biến hàng thủ
công mỹ nghệ xuất khẩu, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
nhân dân trong xã, góp phần xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái (Theo
TTXVN). Ở Khánh Hòa cũng có dự án khôi phục bảo tồn và phát triển cây buông, với dự
án này một số địa phương trong tỉnh đang dần có một vị trí quan trọng về kinh tế và du
lịch như ở huyện Khánh Vĩnh: “Cây buông không cần nhiều công chăm sóc nhưng đem
lại hiệu quả cao. Với dự án khôi phục bảo tồn và phát triển cây buông như hiện nay, rừng
buông ở huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa đang dần có một vị trí quan trọng về mặt
kinh tế, du lịch. Vì thế, đời sống của người dân đã từng gắn bó với cây buông ở
một huyện miền núi này đang dần đi vào thế ổn định. Có thể nói, cây buông đang tìm lại
vị thế của mình, rừng buông đang được phục hồi bằng kế hoạch lâu dài và khả thi. Hộ dân
được giao khoán diện tích đất trồng buông đã dần đi vào thế ổn định với mức thu nhập
cao. Điển hình như gia đình chị Hải, ở thôn Ba Cẳng, xã Khánh Hiệp, bình quân mỗi năm
thu hoạch khoảng 50 tấn lá tươi (12 – 15 tấn lá khô). Hiện tại, giá mỗi tấn lá buông khô là
1,6 triệu đồng. Với diện tích như vậy vào thời điểm hiện nay, hàng năm gia đình chị thu
về đạt trên 20 triệu đồng”.(VietNamNet, 2004).
Các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ cây Lá buông cũng đang
dần khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tại
Hội chợ du lịch Nha Trang biển hẹn tháng 8/2003, đã xuất hiện hơn chục mặt hàng được
sản xuất từ lá buông của HTX Vĩnh Phước huyện Ninh Hòa. Đặc biệt, những sản phẩm
này thu hút được sự chú ý của du khách trong và ngoài nước tham gia hội chợ. Thực tế,



cây buông gắn liền với đồng bào dân tộc thiểu số hiện tại đã trở thành sản phẩm mỹ nghệ
có sức tiêu thụ trên thị trường hiện nay khá cao. Đó quả là một dấu hiệu khả quan cho
người trồng buông, chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ buông nói riêng, nền kinh tế du
lịch Khánh Hòa nói chung.
Cây Lá buông không chỉ được dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ mà còn có thể dùng để vẽ tranh, viết chữ; Để có chữ trên lá buông, người ta dùng
ngòi viết bằng kim loại mài thật nhọn. Viết xong, dùng muội đèn dầu lửa pha với dầu thoa
lên rồi đem phơi, khi khô dùng dầu lửa chùi sẽ thấy chữ hiện ra. Đơn giản là vậy nhưng
việc viết chữ trên lá buông rất công phu, tỉ mẩn, sơ ý một chút là coi như tấm lá buông đó
hỏng hoàn toàn (Theo Báo Cần Thơ). Chính vì vậy không chỉ có giá trị về kinh tế, cây Lá
buông còn có giá trị văn hóa rất lớn, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Chăm. Có khá
nhiều những quyển kinh cổ được viết bằng lá buông như ở thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp,
huyện Bắc Bình, Bình Thuận tổng cộng có 13 "quyển" kinh khác nhau viết trên lá buông,
hiện được lưu giữ lại nhà sư cả Mai Tiệm, thuộc dòng Chăm Bà La Môn. Các "quyển"
kinh này được coi như một di sản hiếm và độc đáo nhất còn lưu lại của nền văn hoá cổ
Chăm (Lâm Gia Tịnh, 2005). Theo ước đoán, hiện các làng người Chăm ở các tỉnh duyên
hải Nam Trung Bộ đang còn lưu giữ khoảng 60.000 trang thư tịch cổ được viết trên lá
buông và các loại giấy cổ. Nguồn văn hóa phi vật thể vô tận này rất cần được gìn giữ.


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1.Địa điểm nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu nằm trong địa phận xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh
Bình Phước.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Lộc Tấn nằm ở phía Bắc huyện Lộc Ninh, trung tâm xã cách trị trấn Lộc Ninh

khoảng 4,6 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 145 km về hướng Bắc theo quốc lộ
13.
Địa bàn xã có tọa độ địa lý:
Từ 11o 50’52’’ đến 11o 57’48’’ vĩ độ Bắc
Từ 106o 25’10’’ đến 106o 39’07’’ kinh độ Đông
Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
- Phía Bắc và Đông bắc giáp các xã Lộc Thạnh, Lộc Hòa và Lộc An;
- Phía Đông giáp xã Lộc Hiệp;
- Phía Nam giáp các xã Lộc Thiện, Lộc Thuận và thị trấn Lộc Ninh;
- Phía Tây là đường biên giới quốc gia Việt Nam – Campuchia.
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 13.429 ha, được phân thành 13 ấp: gồm các ấp
1B, 4A, 4B, 5A, 5C, 6A, 6B, ấp Thạnh Đông, Thạnh Tây, ấp K57, ấp 12 và hai ấp có
đồng bào dân tộc thiểu số là ấp Bù Núi (BN) và ấp Cây Chặt.


Hình 3.1. Sơ đồ vị trí của xã Lộc Tấn.

3.1.1.2. Địa chất và địa hình
3.1.1.2.1. Địa chất
Theo các tài liệu đã có: Báo cáo chú giải bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000;
Địa chất và khoáng sản tờ CôngPông Chàm – Lộc Ninh ( CV – IV và C48 – V ) của
Tổng cục địa chất cho thấy huyện Lộc Ninh có nhiều thành tạo địa chất có tuổi khác nhau
từ trầm tích lục địa nguyên cổ tuổi Permi – Trias của hệ tầng Tà Nốt, Tà Thiết và các trầm
tích phần cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết, đá vôi xen các lớp sét kết, sét vôi, bột
kết…tuổi Jura; đến thành tạo Neogene ở vùng sụt của hệ tầng Bà Miêu, các phun trào
bazan tuổi Pleistocene của hệ tầng Xuân Lộc và các trấm tích sông, hoặc hỗn hợp sông –
đầm lầy tuổi Holocene.
Tuy nhiên, trong phạm vi xã Lộc Tấn chỉ có hai loại đá mẹ mẫu chất tham gia hình
thành đất là: đá bazan và mẫu chất phù sa cổ.
(1) Đá bazan:

Các phun trào bazan của hệ tầng Xuân Lộc (βQII xl ), phân bố ở tầng phía khu vực
trung tâm xã ấp của xã Lộc Tấn, dưới dạng chỏm sót trên đường phân bố hệ tầng Bà Miêu


và hệ tầng Đray Linh; chúng chiếm khoảng 32,7% diện tích tự nhiên, bao phủ phần lớn
diện tích vùng đồi núi có địa hình dạng vòm cao, thoải. Thành phần gồm bazan olivin,
bazan olivin kiềm dolerit, olivin kiềm và bazanit,nghèo silic, giàu kiềm. Khoáng tạo đá
phần lớn là olivin và ít pyroxen dày 20 – 120 cm. Khoáng vật tạo đá gồm: olivin: 10% –
15%, pyroxen (augit): 20% – 26%, plagioclas: 60%, ít quặng sulfur.
Các loại đá bazan trẻ, bazan-olivin và bazan-olivin kiềm, là những loại đá dễ phong
hóa. Vì vậy, đất hình thành trên loạt phun trào này thường là đất nâu đỏ điển hình
(Halic/Humic Ferralsols), là loại đất có chất lượng tốt nhất thích hợp với nhiều loại cây
trồng như cao su, tiêu, điều, cà phê, cây ăn quả,…và cả những cây hàng năm. Về nền
móng địa chất, vùng bazan cũng là nơi có độ chịu lực cao, địa hình đồi, ít dốc, thoát nước
tốt khá thuận lợi cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
(2) Mẫu chất phù sa cổ:
Chủ yếu là trầm tích của hệ tầng Bà Miêu, tuổi Pliocene thượng – phần giữa (N22
bm). Chúng bao phủ khoảng 66,75% diện tích lãnh thỗ; phân bố ở phía Tây và Tây bắc
của xã. Các trầm tích này tạo nên bề mặt địa hình dạng bậc thềm, chiếm giữ các đọ cao từ
60 – 70 đến 80 – 100 m. Thành phần trầm tích lớp trên cùng gồm cát: 59%, sét: 22 – 29%,
bột: 5 – 12%; dày 9m. Các phần dưới có tỷ lệ sét cao hơn (32 – 39%), song thường lẫn
nhiều sỏi sạn laterit (số liệu lỗ khoan 223 tại xã Minh Hưng – Binh Long).
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ nói chung thường có thành phần cơ giới nhẹ,
nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp. Nên phần lớn đất hình thần trên phù sa cổ thuộc
nhóm đất xám (Acrisols). Nhìn chung các đất trên phù sa cổ tuy có chất lượng không cao
nhưng rất đa dạng về các loại hình sử dụng đất, kể cả các cây lâu năm như cao su, cây ăn
quả, tiêu, điều,…và cả các cây hàng năm như lúa, mì, bắp, mía, đậu đỗ các loại, tùy theo
độ dày tầng đất hữu hiệu.
(3) Các mẫu chất trẻ:
Trong phạm vi huyện Lộc Ninh nói chung, các mẫu chất trẻ, còn gọi là trầm tích hiện

đại (Holocene) chiếm diện tích không lớn. Chúng thừơng phân bố dọc thung lũng các
sông suối ở dạng bãi bồi cao, bãi bồi thấp hoặc các trũng thấp lầy hóa lấp đầy các lòng
sông cổ. Dựa vào thành phần trầm tích cũng như các dạng địa mạo, quan hệ địa địa chất,


trầm tích Holocene ở Lộc Ninh được chia ra ba kiểu thành tạo khác nhau: Trầm tích sông
(aQIV32), trầm tích sông đầm lầy (abQIV31), và sườn tích – lũ tích – dốc tụ, hệ Đệ Tứ,
không phân chia (dQ). Riêng ở xã Lộc Tấn chỉ có một loại mẫu chất: sườn tích – lũ tích –
dốc tụ hệ Đệ Tứ, không phân chia (dQ): chiếm 0,19% diện tích tự nhiên; phân bố dưới
dạng vạt gấu sườn dọc các chân đồi núi, hoặc đáy thung lũng, tạo thành các giải hẹp xen
kẽ trong các thung lũng – hợp thủy vùng đồi núi. Đây là loại trầm tích deluvi, proluvi
gồm các sản phẩm bào mòn, rửa trôi từ các khu vực xung quanh có địa hình cao hơn đưa
xuống. Thành phần trầm tích khá phân biệt tùy thuộc mẫu chất nguồn, gồm cát, sạn, dăm,
bột, ít sét và có thể lẫn các tảng lăn đá gốc. Bề dày không ổn định thường thay đổi từ một
vài mét đến cả vài chục mét. Đất hình thành trên loạt trầm tích này được xếp vào các đất
dốc tụ hay phù sa suối. Nhìn chung, chúng có độ phì khá, mặt khác lại chiếm các vị trí
thung lũng hoặc hợp thủy thấp – bằng nên thường thích hợp cho trồng lúa hoặc cây trồng
cạn hàng năm. Loại đất này được phân bố ở vùng trũng thấp ven suối Le, và sông Sài Gòn
khu vực ấp Bù Núi.
3.1.1.2.2. Địa hình
Tuy là một xã vùng núi, nhưng Lộc Tấn có địa hình tương đối bằng, rất thuận lợi cho
việc bố trí sử dụng đất.
Địa hình Lộc Tấn, nhìn chung khá bằng phẳng, bao gồm những dải đồi thoải, các bậc
thềm nghiêng nhẹ từ đông sang tây, xen kẻ ít thung lũng hợp thủy nông – hẹp là kiểu bề
mặt đặc trưng đối với địa hình Lộc Tấn. Chúng trải rộng trên hầu khắp địa bàn xã, cao độ
trung bình từ 80m đến 200m; địa hình thấp nhất ở phía Tây của xã (khu vực đồn BP 803
và đường tuần tra dọc phía Tây (60m)),địa hình cao nhất ở khu vực phía Đông và Đông
nam xã khu ấp 6B, ấp K57 (200m, trong khu đất cao su) và mang đậm sắc thái của những
nền sông cổ cỡ lớn qua nhiều vĩ kỳ khác nhau với độ nghiêng nhẹ nhàng chừng 3 – 4o, ít
nhấp nhô và nền móng vững chắc ổn định.

Căn cứ vào hình thể và độ nghiêng dốc của bề mặt, yếu tố địa hình có thể phân chia ra
các cấp tương đối theo độ dốc, quy mô diện tích của từng cấp độ dốc như sau: (bảng 2.1)


Bảng 3.1: Thống kê diện tích theo địa hình
Độ dốc

Xã Lộc Tấn
(ha)

(%)

Huyện Lộc Ninh
(ha)

Ghi chú

(%)

Rất thuận lợi
I (<3o)

8.988,8665

66,94

38.296,0789 45,04

cho sử dụng
đất

Rất thuận lợi

II (3-8o)

2.186,0000

16,28

29.511,0000

34,71

cho sử dụng
đất
Thuận lợi cho

III (8-15o)

1.926,0000

14,34

13.668,8629

16,07

sử
dụng đất

IV


(15-

20o)
Sông,
suối, hồ…
TỔNG

Ít
279,0000

2,08

1.889,0000

2,22

thuận

lợi

cho sử dụng
đất

491,335

0,37

1.669,0959


13.429,0000

100,00 85.034,0377

1,96
100,00

Về độ dốc địa hình, số liệu bảng 2.1 cho thấy: Diện tích đất phân bố ở địa hình
bằng có độ dốc dưới 3o (diện tích: 8.988,8665 ha) chiếm 66,94% diện tích tự nhiên; diện
tích đất phân bố ở dạng bậc thềm ít dốc (độ dốc 3 – 8o) có diện tích 2.186 ha (chiếm
16,28% diện tích tự nhiên); diện tích đất phân bố ở dạng địa hình dốc nhẹ (đô dốc 8 – 15o)
có diện tích 1.926 ha (chiếm 14,34% diện tích tự nhiên); đất có địa hình dốc trung bình
(độ dốc 15 – 20o) có diện tích là 279 ha (chiếm 2,08% diện tích tự nhiên). Qua số liệu cho
thấy tuy Lộc Tấn là xã có cao độ trung bình hơn những vùng khác trong huyện, nhưng đất
đai ở đây có địa hình khá bằng phẳng rất phù hợp cho bố trí sử dụng đất và phát triển sản
xuất nông nghiệp.


3.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu quan trắc nhiều năm của trạm Lộc Ninh so với các trạm lân cận như
Phước Long và Dầu Tiếng – Tây Ninh, cho thấy:
3.1.1.3.1. Về nhiệt độ, tổng tích ôn và sồ giờ nắng
Nhiệt độ trung bình năm đạt 26,0oC, giá trị trung bình cao thường xuất hiện trong
tháng 12 và tháng 1, giá trị trung bình thấp cũng chỉ xuống đến 24,4 – 24,5oC; biên độ
nhiệt độ trung bình năm đạt 3,0 – 3,5oC. Tổng tích ôn hàng năm khá lớn, trung bình nhiều
năm lên đến 9.490oC/năm. Số giờ nắng lên đến 2.401 giờ/năm, đặc biệt trong suốt thời
gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trung bình mỗi tháng có 216 – 256 giờ nắng và như
vậy mỗi ngày có đến 7,2 – 8,3 giờ nắng. Nhìn chung, nguồn nhiệt lượng và thời gian nắng
của vùng là khá dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho động thái phát triển của thực vật cũng
như quá trình phân giải chất hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất.

3.1.1.3.2. Lượng mưa
Lộc Ninh là khu vực có lượng mưa khá cao và mùa mưa kéo dài, tính trung bình năm,
lượng mưa và số ngày mưa đều khá cao, lên đến 2.286,4mm và 145 ngày có mưa, cao hơn
một chút so với khu vực lân cận song hơn hẳn các khu vực ở Nam Bộ (Phước Long:
2.044,8 mm/141 ngày; Dầu Tiếng: 2.101,5 mm/141 ngày; thành phố Hồ Chí Minh: 1.942
mm/163 ngày).
Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều trong năm hình thành nên hai mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11, chiếm 91% lượng mưa
cả năm. Tháng 9 là tháng có lượng mưa cao nhất so với cả năm (391mm/tháng). Mưa nhiều
làm cho một số khu vực đất thấp ven một số sông suối trong vùng không sản xuất được
do ngập úng. Mặt khác, còn thiệt hại hơn là quá trình rửa trôi các cation kiềm và một số
yếu tố dinh dưỡng xảy ra mạnh mẽ trên các đất ở bậc thềm cao, dẫn đến chua hóa và
nghèo kiệt hóa dinh dưỡng. Mùa khô từ đầu tháng 12 đến cuối thang 4 năm sau, lượng
mưa thấp, chỉ chiếm khoảng 9% tổng lượng mưa hàng năm; trong khi đó lượng bốc hơi
lại cao, chiếm khoảng 50 – 60% tổng lượng bốc hơi trong năm, làm cho chỉ số khô hạn
mùa khô lên đến 2,8 – 3,2 lần. Mưa ít, nắng nóng nhiều, bề mặt đất thường khô làm cho


các quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ, dẫn đến đất bị giảm và thiếu hụt chất
hữu cơ.
Lượng bốc hơi hàng năm thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 1.157,3 mm/năm; đặc biệt
trong các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11), lượng bốc hơi chỉ khoảng 471 mm, làm
cho chỉ số ẩm lên đến 4,0 – 4,4 lần.
Ẩm độ không khí khá cao, trung bình năm đạt 80 – 81%; tuy nhiên trong các tháng
mùa khô, nhất là tháng 2 đến tháng 4, ẩm độ không khí xuống thấp, chỉ còn 71 – 72%.
Những đặc trưng như trên của khí hậu, nhìn chung là những đặc điểm rất thuận lợi cho
phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là cho bố trí các loại cây trồng nhiệt đới.
Tuy nhiên, do lượng mưa lớn và tập trung kết hợp với địa hình đã gấy xói mòn và rửa
trôi vật liệu, các chất dinh dưỡng trong đất khiến đất thoái hóa dẫn đến không có biện
pháp bảo vệ và cải tạo đất.

3.1.1.4. Sông ngòi, thủy văn
Trong phạm vi xã Lộc Tấn có một số suối nhỏ như suối Tônle Chum, suối Lovea, suối
M’lu cùng một số suối nhánh như suối Cấm, Prek Naille, Prek Ten, Prek Dok và Prek
Toa. Các suối trong xã thuộc lưu vực sông Sài Gòn; chúng được bắt nguồn từ hku vực
phía Đông nam xã Lộc Tấn và Lộc Thạnh; chảy theo hướng Đông bắc – Tây nam hoặc
Đông – Tây và đổ vào Tônle Chàm. Tổng chiều dài các suối trong xã lên đên 67 km, đạt
mật độ khoảng 0,5 km dài/ km2.
Về thủy văn, hệ thống sông suối ở dây thường có lưu vực nhỏ, cự ly nhắn, dốc, lưu
lượng nước không lớn và có sự phân biệt rất rõ theo mùa, thường đầy nước vào mùa mưa
nhưng lại cạn kiệt trong mùa khô. Do vậy, khả năng bồi đắp phù sa là rất hạn chế và
không đủ khả năng cung cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng. Muốn sử dụng được nguồn
nước này cho sản xuất cần có những đầu tư lớn vào các công trình xây dựng các hồ, đập
đầu nguồn.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai là một tài nguyên quý giá, có giới hạn về không gian, chất lượng
đất không đồng nhất, không thể thay thế và cố định vị trí vĩnh cửu về chức năng, làm vật


×