BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA GIỚI VÀ PHÂN CÔNG
LAO ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG THÔN PĂNG PẾ ĐƠNG,
XÃ ĐẠ R’SAL, HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM
ĐỒNG
GVHD: THS NGUYỄN THỊ KIM TÀI
SVTH : K’TUỔI
Lớp : DH04LN
TP. Hồ Chí Minh
tháng 7/ 2008
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn đến:
Quý Thầy Cô và Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và Thầy Cô Khoa Lâm
Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền
đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập, đã tạo điều kiện cho
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khoá này.
Lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Kim Tài, giảng viên Khoa Lâm
Nghiệp, cùng các Thầy Cô trong bộ môn Lâm Nghiệp Xã Hội đã tận tình hướng
dẫn giúp em hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn gia đình anh Pang pế y Bang, trưởng thôn Pang pế đơng, cùng
toàn thể bà con trong thôn Pang pế đơng, xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông, tỉnh
Lâm Đồng đã tận tình giúp đỡ em và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Người thực hiện luân văn.
K’TUỔI
i
TÓM TẮT
Giới là một vấn đề mà hiện nay xã hội đang quan tâm, khi nói về giới
nhiều người chỉ nghĩ rằng đó là nói về giới nam và giới nữ, họ rất ít quan tâm
đến những vấn đề khác liên quan đến giới nên chúng tôi muốn qua đề tài “Tìm
hiểu vai trò của giới và phân công lao động trong quản lý tài nguyên rừng
tại cộng đồng thôn Păng Pế Đơng, Xã Đạ R’Sal, Huyện Đam Rông, Tỉnh
Lâm Đồng” để làm rõ thêm vấn đề còn tồn tại liên quan đến giới tại một cộng
đồng.
Đề tài được thực hiện ở Thôn Păng Pế Đơng. xã Đạ R’sal Huyện Đam
Rông tỉnh Lâm Đồng, một vùng đa số là dân tộc thiểu số sinh sống. trong đó dân
tộc M’nông chiếm đa số, do mỗi dân tộc tây nguyên họ sẽ có những phong tục
tập quán riêng, nên đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình tự nhiên, lịch sử
thôn bản , dân sinh kinh tế, những thuận lợi và khó khăn về bình đẳng giới, để từ
đó phân tích được sự phân công lao động của giới trong hộ gia đình, qua phỏng
vấn phân tích được những điều kiện còn tồn tại và những nhu cầu của người dân
trong tương lai.qua nghiên cứu, từ sau khi thành lập thôn tới nay với sự quan tâm
của đảng và nhà nước cuộc sống của người dân M’nông ngày càng được cải thiện
những phong tục tập quán cố hủ lạc hậu cũng đã dần được loại bỏ, những vấn đề
về giới như tập tục “Trọng Nam Khinh Nữ”, ép hôn cũng đã được loại bỏ.khi
cuộc sống của người dân được cải thiện thì nhận thức của họ về sự bình đẳng
giữa nam giới và nữ giới càng cao, họ đã biết chia sẽ các công việc gia đình với
nhau, không bắt buộc nam giới phải làm công việc này, thì nữ giới phải làm việc
kia. Tập tục sống du canh du cư phá rừng làm rẫy cũng không còn nữa. được sự
quan tâm của cán bộ khuyến nông lâm nên người dân cũng áp dụng được kỉ thuật
trồng, cách chăm sóc các loại giống mới nâng cao năng suất cây trồng. họ cũng
đã nhận thức được vai trò của mỗi thành viên trong gia đình, không có sự phân
biệt nam nữ trong phân công lao động trong sản xuất, công việc gia đình, trong
quản lý tài nguyên rừng và trong xã hội, nam nữ cùng nhau quyết định các công
việc của gia đình.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
TÓM TẮT ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................ viii
Chương 1................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
1.1 MỤC ĐÍCH:.....................................................................................................2
1.2 MỤC TIÊU: .....................................................................................................2
Chương 2................................................................................................................3
TỔNG QUAN ........................................................................................................3
2.1 Khái niệm về giới và phân tích giới.................................................................3
2.2 Chính sách quốc gia về bình đẳng giới ............................................................4
2.3 Một số nghiên cứu về giới ở Việt Nam............................................................4
Chương 3................................................................................................................7
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..........................7
3.1
Nội dung nghiên cứu...................................................................................7
3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7
3.3 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................8
3.3.1 Vị trí ranh giới của thôn Păng Pế Đơng ........................................................8
3.3.2 Khí hậu ..........................................................................................................8
3.3.3 Thủy văn........................................................................................................9
3.3.4 Thỗ nhưỡng ...................................................................................................9
3.3.5 Thảm thực vật..............................................................................................10
3.3.6 Địa hình.......................................................................................................10
3.4 Tình hình Dân sinh, kinh tế và xã hội ............................................................10
3.4.1 Dân số - y tế - văn hóa ................................................................................10
iii
3.4.2. Kinh tế ........................................................................................................13
3.4.3 Cơ sở hạ tầng...............................................................................................14
3.4.4 Tài nguyên rừng ..........................................................................................14
Chương 4..............................................................................................................15
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................15
4.1 Phân tích bối cảnh, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến vai trò giới và phân
công lao động giới................................................................................................15
4.1.1 Sơ lược về lịch sử thôn bản.........................................................................15
4.1.2 Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng đến vai trò của giới trong quản lý tài
nguyên rừng..........................................................................................................18
4.1.2.1 Vị trí .........................................................................................................18
4.1.2.2 Địa hình....................................................................................................18
4.1.2.3 Đất đai ......................................................................................................18
4.2 Phân công lao động của giới ..........................................................................19
4.2.1 Lịch thời vụ và điều kiện mức sống đã ảnh hưởng đến phân công lao động
giới........................................................................................................................19
4.2.2 Phân công lao động của giới trong hộ gia đình theo thời gian ...................22
4.2.3 Phân công lao động đối với người già ........................................................31
4.2.4 Phân công lao động theo giới trong chăn nuôi............................................31
4.2.5 Phân công lao động theo giới trong canh tác vườn hộ:...............................32
4.2.6 Phân công lao động theo giới trong hoạt động canh tác ruộng lúa.............34
4.2.7 Phân công lao động theo giới trong hoạt động canh tác hoa màu .............35
4.2.8 Phân công lao động theo giới trong việc quản lý rừng của cộng đồng:......36
4.2.9 Phân công lao động theo giới trong hoạt động tái sản xuất: .......................37
4.2.10 Phân công lao động theo giới trong thu hái lâm sản ngoài gỗ ..................38
4.2.11 Phân công lao động theo giới trong các hoạt động của cộng động:..........39
4.2.12 Phân công lao động theo giới trong các hoạt động phi nông nghiệp ........39
4.2.13 Quyền quyết định trong tiếp cận tài sản....................................................40
4.3 Nhu cầu thực tiễn và nhu cầu chiến lược của giới .........................................41
4.4 Kế hoạch hành động phát triển của cộng đồng ..............................................44
iv
Chương 5..............................................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................46
5.1 Kết luận ..........................................................................................................46
5.2 Kiến nghị........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................48
PHỤ LỤC.............................................................................................................49
v
CHỮ VIẾT TẮT
BQLR
Ban quản lý rừng
BVR
Bảo vệ rừng
PCCR
Phòng chống cháy rừng
PCCC
phòng cháy chữa cháy
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
UBND
ủy ban nhân dân
DANH SÁCH CÁC BẢNG
vi
Bảng 3.1 Các công cụ được sử dụng để thu thâp theo từng nhóm thông tin
8
Bảng 3.2 Tổng hợp hiện trạng dân số toàn xã Đạ Rsal:
11
Bảng 3.3 Tổng hợp hiện trạng dân số thôn Păng Pế Đơng
12
Bảng 4.1 Lịch hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân
19
Bảng 4.2 Các chỉ tiêu phân hạng mức sống của hộ gia đình
21
Bảng 4.3 Phân công lao động của giới đối với hộ gia đình khó khăn trong mùa
nắng
22
Bảng 4.4 Phân công lao động của giới đối với gia đình trung bình khá trong mùa
nắng
24
Bảng 4.5 Phân công lao động của giới đối với gia đình khó khăn trong mùa mưa
26
Bảng 4.6 Phân công lao động của giới đối với gia đình trung bình khá trong mùa
mưa
28
Bảng 4.7 Phân công lao động đối với trẻ em dưới 15 tuổi
30
Bảng 4.8 Phân công lao động theo giới trong hoạt động chăn nuôi
32
Bảng 4.9 Phân công lao động theo giới trong hoạt động canh tác vườn hộ
33
Bảng4.10 Phân công lao động theo giới trong canh tác ruộng lúa
35
Bảng 4.11 Phân công lao động theo giới trong hoạt động canh tác hoa màu
36
Bảng 4.12 Phân công lao động theo giới trong hoạt đông tái sản xuất
38
Bảng 4.13 Phân công lao động giới trong hoạt động thu hái LSNG
39
Bảng 4.14 Phân công lao động theo giới trong hoạt động phi nông nghiệp
40
Bảng 4.15 Quyết định của giới trong tiếp cận tài sản
41
Bảng 4.16 Nhu cầu thực tiễn của giới và kế hoạch hành động
42
Bảng 4.17 Nhu cầu chiến lược của giới và kế hoạch hành động
43
Bảng 4.18 Kế hoạch hành động phát triển cộng đồng
45
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
SƠ ĐỒ TÀI NGUYÊN CỦA THÔN PĂNG PẾ ĐƠNG XÃ ĐẠ R’SAL
16
SƠ ĐỒ LÁT CẮT THÔN PĂNG PẾ ĐƠNG XÃ ĐẠ R’SAL
17
viii
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, giới là vấn đề đang được quan tâm nhiều không những trong lĩnh
vực lâm nghiệp mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay những nhận thức về vai trò của giới trong
tiến trình phát triển của xã hội, cũng như trong tiến trình xây dựng và phát triển hệ
thống quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách chưa đúng đắn, còn nhiều vấn đề mâu
thuẫn giữa các bên liên quan cũng như trong cộng đồng xã hội, chính việc nhận thức
chưa đầy đủ, đúng đắn về vai trò của giới nên nó đã ảnh hưởng lớn đến sự phân công
lao động cũng như quyền quyết định, quyền tham gia các hoạt động trong xã hội giữa
giới nam và giới nữ. Từ sự nhận thức đó tạo rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết
các vấn đề bình đẳng về giới, cũng như hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên bền
vững. Chính vì vậy, tạo sự bình đẳng về giới không phải là công việc đơn giản mà đó
là một công việc đòi hỏi phải có sự phân tích và tìm hiểu một cách chi tiết, chỉ khi
nào có sự quan tâm về giới tạo được sự bình đẳng giữa giới nam và giới nữ thì khi đó
mới đồng nghĩa với việc giúp cho giới nam nhận thức sâu hơn về vai trò của giới nữ
và giới nữ nhận thức sâu hơn vai trò của giới nam để từ đó họ cùng phát huy tốt khả
năng để phát triển kinh tế, xã hội và cộng đồng. Và do đó, bình đẳng giới phải được
xem xét trong các hoạt động cộng đồng, và trong quá trình lập quyết định nhắm đến
phát triển bền vững; đó là sự bình đẳng của cả nam và nữ giới trong việc lập quyết
định. Điều này có nghĩa là việc định hướng các hoạt động phát triển vào việc tạo
quyền và tăng quyền cho phụ nữ và các nhóm người bị thiệt thòi khác và làm thay đổi
các mối quan hệ bất bình đẳng. Vì vậy việc tìm hiểu và phân tích các vấn đề giới liên
quan đến các lĩnh vực nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng là rất cần thiết để
nâng cao vai trò và địa vị của phụ nữ, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hiện còn quá ít tài liệu phân tích giới trong các hoạt động phát triển ở Việt
Nam, đặc biệt là các hoạt động phát triển trong vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu
số. Hầu hết các dân tộc điều có những phong tục tập quán riêng của họ nên khái niệm
1
về giới và vai trò của mỗi giới chưa đi sâu vào cuộc sống của họ, nên còn xảy ra
nhiều vấn đề về bất bình đẳng giới, do vậy trong thời gian thực tập chúng tôi sẽ cố
gắng vận dụng những phương pháp và công cụ và những kiến thức đã học thực hiện
đề tài “Tìm hiểu vai trò của giới và phân công lao động trong quản lý tài nguyên
rừng tại cộng đồng thôn Păng Pế Đơng, Xã Đạ R’Sal, Huyện Đam Rông, Tỉnh
Lâm Đồng” với mong muốn tìm ra nhu cầu thực tiễn và nhu cầu chiến lược của giới
tại địa điểm nghiên cứu và để từ đó nhìn thấy được tầm quan trọng của từng giới
trong quản lý tài nguyên rừng.
1.1 MỤC ĐÍCH:
-
Nghiên cứu vai trò giới và phân công lao động của giới trong quản lý tài
nguyên rừng.
-
Lập kế hoạch hành động phát triển giới tại cộng đồng thôn Păng Pế Đơng
xã Đạ R’Sal huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng.
-
Thúc đẩy cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động trong xã hội và trong
quản lý tài nguyên rừng.
-
Tạo sự bình đẳng giới và đem lại công bằng trong xã hội.
1.2 MỤC TIÊU:
-
Phân tích bối cảnh địa phương ảnh hưởng đến vai trò và sự phân công lao
động giới
-
Phân tích vai trò của giới và phân công lao động theo giới trong các hoạt động
sản xuất ở cấp độ hộ gia đình, cũng như trong quản lý tài nguyên rừng
-
Phân tích nhu cầu thực tiễn, nhu cầu chiến lược và lập kế hoạch để phát triển
bảo vệ rừng có lồng ghép giới tại địa phương.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
Trong một xã hội phát triển như ngày nay thì vấn đề quan tâm đến và tìm hiểu
rõ vai trò của mỗi giới là một chủ đề cần được chú trọng. Khi nói đến giới nhiều
người chỉ hiểu một cách rất đơn giản đó là vấn đề giữa giới nam và giới nữ, mà khi
nghiên cứu về giới chúng ta sẽ cần làm rõ đến bình đẳng giới, vì trong xã hội vấn đề
bất bình đẳng giới vẫn còn xảy ra, nhất là ở những vùng nghèo, kém phát triển. Ở các
bản làng, dân tộc vùng sâu, vùng xa quan niệm bất bình đẳng giới còn tác động một
cách mạnh mẽ, họ còn có những phong tục tập quán như hủ tục lạc hậu tảo hôn, ép
hôn, thách cưới hoặc không chấp nhận hôn nhân thuộc dân tộc mình với người thuộc
dân tộc khác…chính vì vậy chúng ta cần phải đi tìm hiểu và phân tích vai trò của
từng giới để thấy được tầm quan trọng của mỗi giới trong sự phát triển chung của xã
hội.
2.1 Khái niệm về giới và phân tích giới
Giới là các quan niệm, hành vi các mối quan hệ tương quan về địa vị xã hội
của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khác, giới là sự
khác biệt giữa nam và nữ từ giác độ xã hội.
Phân tích giới là quá trình thu thập, phân tích các số liệu một cách có hệ thống
thông tin về giới. Phân tích giới bao gồm việc xác định những hoạt động kinh tế mà
giới nam và giới nữ tiến hành, những nguồn lực mà họ sử dụng và quản lý những lợi
ích nhân được.
Mục tiêu của phân tích giới là phân tích vị trí của nam giới và phụ nữ trong xã
hội để xác định nhu cầu và tiềm năng riêng của họ nhằm đạt hiệu quả lao động cao và
để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ và nam giới đáp ứng được nhu cầu của cả hai
giới, làm cho họ thấy hài lòng. Phân tích giới cũng dự đoán được kết quả và thành
công do đó tránh được những kết quả tiêu cực đối với phụ nữ hay mối quan hệ giới có
thể xảy ra trong quá trình phát triển
3
2.2 Chính sách quốc gia về bình đẳng giới
Việt Nam là một nước tự hào có hệ thống chính sách và chiến lược rõ ràng về
bình đẳng giới. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ban hành năm 1946 đã khẳng định
sự bình đẳng với phụ nữ và nam giới của nhà nước trong xã hội Việt Nam:
Điều 6: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện:
chính trị, kinh tế, văn hóa.
Điều 9: Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện
Trong bản Hiến pháp 1959, nguyên tắc bình đẳng giới được nhấn mạnh và mở
rộng, thể hiện ở điều 24 của Hiến pháp: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có
quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
và gia đình”.
Điều 63: Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt.
Hiến pháp gần đây nhất –1992- khẳng định: “Công dân nữ và nam có quyền
ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã
hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt không ngừng phát huy vai trò
của mình trong xã hội”.
Cho đến nay, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã thông qua và ban hành rất
nhiều văn bản pháp luật và quy định nhằm bảo vệ địa vị của người phụ nữ, nâng cao
bình đẳng giới ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đã thành lập nhiều tổ chức cơ
quan chuyên trách về vấn đề phụ nữ, giới và phát triển như Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, các trung tâm nghiên cứu về vấn đề
phụ nữ, lao động nữ, các tổ chức chương trình hỗ trợ phụ nữ nghèo. Gần đây, Nghị
định số 29/NĐ-CP tháng 5 năm 1998 của Chính phủ ban hành quy chế dân chủ ở xã,
phường đã cụ thể hóa quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân nói chung, phụ nữ nói
riêng trong khi tham gia vào công việc của chính quyền cơ sở và quyết định những
vấn đề thiết thân đối với mỗi người mỗi giới.
2.3 Một số nghiên cứu về giới ở Việt Nam
Ngày nay khi nói đến vai trò giới người ta đều nghĩ đến những vai trò và
quyền lợi của giới. Giữa giới nam và giới nữ trong xã hội có xu hướng làm việc khác
nhau, thực hiện các vai trò cũng khác nhau. Cụ thể như là vai trò sản xuất, vai trò
cộng đồng, vai trò sinh sản và nuôi dưỡng, như vậy nếu phân loại các công việc như
4
trên thì cho ta thấy phụ nữ thực hiện nhiều vai trò cùng một lúc, mặt trái của cộng
đồng ở những vùng cao là tuy phụ nữ có vai trò không kém gì nam giới, nhưng cộng
đồng vẫn chưa nhìn nhận và đánh giá đúng mức về vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Theo Trần Thị Quế (1999), “cho đến ngày nay ở hầu hết mọi nơi còn tồn tại
bất bình đẳng giới thể hiện ở những công việc của nam giới và nữ giới thực hiện vai
trò của mình và những quan niệm, thái độ và sự đánh giá của xã hội đối với công việc
mà mỗi giới thực hiện. chúng” Để làm rõ được những vấn đề về vai trò giới và bình
đẳng giới chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sự phân công lao động giới trong gia đình, giữa
vợ và chồng, giữa trẻ em trai và trẻ em gái
Ở Việt Nam nghiên cứu về phụ nữ và giới cho đến nay đã có bước phát triển
nhanh chóng. Đã nắm bắt được những yêu cầu đặt ra đối với sự nghiệp bình đẳng
nam nữ, có những đóng góp thực tiễn, đánh giá phân tích và kiến nghị kịp thời.
Lê Thị Lý (2002), khi nghiên cứu vai trò của giới trong quản lý tài nguyên
thiên nhiên vùng cao cho rằng cả phụ nữ và nam giới người dân tộc M’nông đều tích
cực tham gia các hoạt động canh tác nông nghiệp và quản lý bảo vệ rừng, sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cả hai giới đều có quyền quyết định, kiểm soát nguồn
lực thông qua các hoạt động cụ thể trên hiện trường, trong gia đình, cộng đồng. Rõ
ràng, cả hai đều hiểu khá sâu sắc về môi trường tự nhiên, về các nguồn lực với tầm
nhận thức và hiểu biết so với nam giới, đồng thời do thực hiện cùng một lúc nhiều vai
trò và chức năng bẩm sinh của giới tính nên bản thân người phụ nữ phải chịu khá
nhiều thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc.
Võ Văn Thoan (2002), cho rằng trong chuỗi lịch sử tồn tại của cộng đồng
vùng Nam tây nguyên cả hai giới đều quan tâm đến tài nguyên rừng, trong cuộc sống
họ luôn tìm cái mới và thử nghiệm nó để tìm cách thích ứng với hoàn cảnh mới, điều
này cho thấy giới nam và giới nữ có năng lực tham gia và quyết định trong tiến trình
phát triển công nghệ có tham gia (PTD), bình đẳng giới hoàn toàn có khả năng phát
triển tiến trình PTD tại đây khi các bên liên quan tham gia tiến trình thúc đẩy tích cực
hơn, cũng cần có sự cảm thông của cả hai giới và có sự vận động bên trong của cộng
động.
Nguyễn Thị Hồng Mai (2002) khi phân tích vai trò giới trong quản lý tài
nguyên ở một cộng đồng Kinh mới định cư theo chương trình kinh tế mới tại vùng
5
núi huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy rằng do tập quán lâu đời giới
nam thường cho họ được nhiều quyền quyết định hơn phụ nữ mặc dầu phụ nữ bỏ
nhiều thời gian lao động hơn, cũng do tập quán người phụ nữ thường tự buộc họ
quanh quẩn trong gia đình, ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, do đó họ ít
có cơ hội phát triển kiến thức, do vậy làm tăng thêm sự phụ thuộc vào nam giới của
phụ nữ.
Thu Nhung M’lô (2000) trong các công trình phân tích giới ở cộng đồng dân
tộc, phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái và truyền thụ kiến thức
bản địa cho con cái. Tác giả nhấn mạnh rằng đối với phụ nữ Ê-đê vai trò này rất quan
trọng trong việc bảo lưu truyền thống văn hóa và vốn tri thức về các điều kiện thiên
nhiên và tài nguyên rừng trong cộng các cộng đồng. Các ngành nghề thủ công truyền
thống được phụ nữ truyền cho con gái của họ thông qua lao động trực tiếp các hoạt
động trong nhà, trên rẫy và trên rừng.
Mục tiêu quan trọng của vấn đề nghiên cứu về giới là chúng ta có thể tìm hiểu
được những vấn đề còn chưa được xã hội quan tâm mà nó có liên quan về giới để có
kế hoạch hành động cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao, phát huy trình
độ năng lực và vai trò của phụ nữ, đảm bảo để phụ nữ thực hiện được chức năng của
mình và được tham gia đầy đủ, bình đẳng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động như kinh
tế, chính trị, văn hóa và xã hội
6
Chương 3
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
+ Những đặc điểm của bối cảnh có ảnh hưởng đến vai trò và sự phân công lao
động theo giới.
-
Tình hình tự nhiên.
-
Lịch sử thôn bản.
-
Dân sinh kinh tế.
-
Những thuận lợi và khó khăn về bình đẳng giới
+ Vai trò giới và sự phân công lao động theo giới
-
Trong hoạt động sản xuất ở cấp độ hộ gia đình
-
Trong các hoạt động quản lý tài nguyên rừng
+ Nhu cầu thực tiễn và nhu cầu chiến lược của giới
+ Kế hoạch có lồng ghép giới trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
1. Thu thập thông tin thứ cấp:
Bước đầu đi tìm hiểu thông tin chung của thôn về tình hình tự nhiên, kinh tế xã
hội thu thập qua số liệu của ủy ban nhân dân xã Đạ R’Sal, hạt kiểm lâm huyện
Đam Rông và các dự án đầu tư phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số của Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Lâm Đồng.
2. Phân tích thông tin sơ cấp:
Sau khi đã nắm được thông tin chung của thôn bản thì ta sẽ tiến hành thu thập
thông tin chi tiết qua những người am hiểu về lịch sử thôn bản như là già làng,
thôn trưởng, thôn phó, hội phụ nữ, trưởng buôn…sau đó tổng hợp thông tin và
tiến hành phân tích.
-
Tiến hành vẽ sơ đồ tổng quan và sơ đồ tài nguyên, sơ đồ xã hội và đi lát cắt có
lòng ghép yếu tố giới để biết được sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ trong
việc tiếp cận các nguồn tài nguyên này
7
-
Tiến hành soạn thảo các câu hỏi, phiếu điều tra để đi phỏng vấn một số hộ đại
diện (được chọn trong quá trình phân hạng nhóm hộ) trong thôn bản để thu
thập thông tin chi tiết hơn về phân công lao động, về lịch thời vụ, để biết rõ
nam giới thường làm việc gì? và nữ giới thường làm việc gì? Và làm ở đâu?
trong các hoạt động sản xuất, trong quản lý tài nguyên rừng.
Bảng 3.1 Các công cụ được sử dụng để thu thâp theo từng nhóm thông tin:
Công cụ
Bối cảnh
Hoạt động Tài nguyên Hành động
Sơ đồ
x
x
Lắt cắt
x
x
Phân tích mùa vụ
Dòng lịch sử
x
x
x
x
Phân công lao động
x
x
Ma trận
x
x
Xếp hạng mức sống
x
x
x
3.3 Địa điểm nghiên cứu
3.3.1 Vị trí ranh giới của thôn Păng Pế Đơng
Thôn Păng pế đơng thuộc xã Đạ R’sal, Huyện Đam Rông, Tỉnh lâm đồng có toạ
độ địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
- Phía Nam giáp các xã Liêng Srônh và Rơ Men
- Phía Đông giáp xã Đạ M’Rông
- Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông
3.3.2 Khí hậu
Khí hậu huyện Đam Rông mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ khí hậu
của vùng núi cao, mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thấp nằm
sâu trong nội địa, phân hóa thành hai tiểu vùng:
Tiểu vùng phía Nam (với đại diện là khu vự Phi Liêng, Đạ Knàng và các dãy
núi giáp Lạc Dương) có khí hậu mát và ôn hòa quanh năm.
-
Nhiệt độ trung bình từ 20,5 – 21,50 C
8
-
Lượng mưa khá cao từ 1.600 – 1.700mm/năm, mùa mưa đến sớm và dài,
lượng bốc hơi thấp, ít căng thẳng về cân bằng nước.
Tiểu vùng phía Bắc:
-
Nhiệt độ trung bình từ 22 – 230 C thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và
á nhiệt đới.
-
Lượng mưa khá cao 1.600 – 1.700mm/năm, mùa mưa khá dài và thường bắt
đầu muộn hơn vùng phía Nam khoảng 10 – 20 ngày.
Khí hậu có hai mùa rõ rệt đó là một mùa khô và một mùa mưa.
- mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10
- mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau
- tháng khô hạn nhât là từ tháng 02 đến 03 cũng có nhưng năm xảy ra hạn hán
kéo dài tới tháng 4,5
3.3.3 Thủy văn
Ba nhánh suối lớn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của
huyện thuộc địa phận xã Đạ R’sal.
Nguồn nước mặt: nguồn thủy sinh rộng, lượng mưa khá cao và mùa mưa khá
dài, thảm rừng rất tốt nên nguồn nước mặt rất phong phú, lượng dòng chảy trung bình
hàng năm khoảng 28 -35 lít/s/ km2 .
Nhưng vào mùa khô hạn lưu lượng nước đối với những nhanh suối nhỏ cũng
bị cạn kiệt, cho nên việc sử dụng để tưới tiêu nước cho nông lâm nghiệp ở một số nơi
còn gặp rất nhiều khó khăn.
Nguồn nước ngầm: vùng núi cao có lưu lượng nước ngầm rất nhỏ, khả năng
khai thác rất hạn chế, nhưng đa số phần lãnh thổ xã thuộc địa hình thung lũng và ven
các đồi thấp nên có lượng nước ngầm rất phong phú.
3.3.4 Thỗ nhưỡng
Đối với đất rừng chủ yếu là đất đỏ bazan có thành phần cơ giới là thịt nhẹ pha
cát, có tỉ lệ đá lẫn, còn đối với đất ven chân núi là loại đất hơi đen và có thành phần
cát pha lẫn.
Đất bồi tụ ven sông suối chủ yếu tập trung ở con sông lớn Đắc San , những
vùng đất này thường được người dân canh tác hoa màu vì nó có độ phì nhiêu rất cao.
9
Đối với đất chỗ trũng, thấp chủ yếu là đất đen, tỉ lệ mùn cao, phù xa bồi
thường xuyên hàng năm, có những nơi thành vùng sình lầy.
3.3.5 Thảm thực vật
Tổng diện tích rừng tự nhiên 1876,1 ha, đất trồng trọt và canh tác là 1.711,2
ha, loài thực vật chủ yếu ở đây là cây họ Dầu, và cây lá kim, ngoài ra cũng có những
loại cây thân gỗ cứng như bằng lăng, cam xe…,đối với rừng trồng thì chủ yếu là
trồng thông và cây keo lai, còn ở những nơi đất trống, rừng nghèo kiệt thì chủ yếu là
cây bụi và dây leo.
3.3.6 Địa hình
Xã Đạ R’sal nằm trên khu vực địa hình đồi núi, biến đổi cao độ phức tạp:
- Đỉnh cao nhất nằm ở phía Tây của xã có độ cao 1384,0m.
- Đỉnh cao thứ hai là phía Đông của thị trấn Bằng Lăng với độ cao 746,0m.
- Đỉnh cao thứ ba nằm ở phía Đông xã với độ cao 701,2m.
- Nhìn chung thì địa hình thôn Pang Pế Đơng tương đối phức tạp vì nó nằm
trong vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng trung du bị chia cắt bởi các dãy
núi và khe suối , chủ yếu trồng cà phê, bắp, mì và điều vào mùa mưa thì trồng
lúa nước và chỉ canh tác được một vụ.
3.4 Tình hình Dân sinh, kinh tế và xã hội
3.4.1 Dân số - y tế - văn hóa
- Dân số
Thôn păng pế đơng dân cư phân bố chủ yếu dọc theo 2 bên trục quốc lộ 27,
theo thống kê năm 2007, toàn thôn có 140 hộ, 635 nhân khẩu, trong đó nam giới 302
nhân khẩu, nữ giới 332 nhân khẩu.
Theo thống kê của UBND xã Đạ R’Sal thì toàn xã hiện có 10 dân tộc anh em
sinh sống (bảng 3.2) thì trong khi đó thôn păng pế đơng đã có tới 6 dân tộc anh em
sinh sống (bảng 3.3)
10
Bảng 3.2 : Tổng hợp hiện trạng dân số toàn xã Đạ Rsal:
Tổng số
STT Dân tộc
Hộ
Tôn giáo
Khẩu
Thiên
Tin
Phật
Cao
Đạo
chúa
lành
giáo
đài
khác
1
Cie
6
36
36
0
0
0
2
M’Nông
215
1156
1124
32
0
0
3
Khmer
2
4
4
0
0
0
4
Mạ
2
4
4
0
0
0
5
Kinh
1207
4266
535
0
125
20
6
Tầy
30
255
0
0
0
0
7
Nùng
2
6
0
0
0
0
8
Thái
3
9
0
0
0
0
9
Thổ
2
2
0
0
0
0
10
Mường
3
11
0
0
0
0
1472
5749
1703
32
125
20
Tổng
cộng
*Nguồn: Lấy từ UBND xã Đạ Rsal
11
Bảng 3.3 : Tổng hợp hiện trạng dân số thôn Păng Pế Đơng
Tổng số
STT Dân tộc
Hộ
Tôn giáo
Khẩu
Thiên
Tin
Phật
Cao
Đạo
chúa
lành
giáo
đài
khác
1
M’nông
118
534
101
17
0
0
2
Kinh
5
30
0
0
3
2
3
Tầy
8
27
0
0
0
0
4
Nùng
4
20
0
0
0
0
5
Thái
3
14
0
0
0
0
6
Mường
2
10
0
0
0
0
Nguồn* trưởng thôn
- Y tế
Thôn Păng Pế Đơng có một trạm y tế nằm ngay trung tâm thôn, trạm có 4
nhân viên. Nên cũng rất thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh cho
người dân, thuận lợi trong việc tuyên truyền vận động người dân chống sót rét, an
toàn vệ sinh.
Trạm y tế cũng đã phát thể bảo hiểm miễn phí cho người dân, có tổ chức khám
chữa bệnh miễm phí theo định kỳ.
- Văn hóa
Ngoài những ngày lễ lớn như lễ hội đâm trâu thì xã cũng tổ chức các phong
trào văn nghệ quần chúng tới tận thôn, buôn. Phát huy các trò chơi dân gian, khơi
dậy phong trào văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tổ chức giao lưu thể thao giữa các
thôn, buôn.
Từ đó đã tạo thêm tính đậm đà bản sắc dân tộc, tình đoàn kết giữa các dân tộc
anh em giữa các thôn, buôn với nhau.
12
- Giáo dục
Huyện đam rông là một huyện thuộc vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn của
tỉnh lâm đồng.cho nên càng xuống xã ,thôn, buôn thì công tác giáo dục còn gặp rất
nhiều khó khăn, giáo dục chưa phát triển mạnh, tình trạng mù chữ, thất học còn rất
phổ biến nhất là đối với con em dân tộc thiểu số.
Tình trạng trẻ em bỏ học sớm cũng do rất nhiều nguyên nhân tác động như:
- Bố mẹ ít quan tâm đến việc học của con cái
- Bỏ học sớm để theo bố mẹ lên nương rẫy
- Do gia đình có kinh tế khó khăn không co điều kiện cho con đi học
- Nhận thức nâng cao trình độ học vấn của người dân còn thấp
3.4.2. Kinh tế
Trồng trọt: theo số liệu thống kê năm 2007, tổng diện tích gieo trồng là
1.711,2 ha. Trong đó có: 370 ha bắp với sản lượng 1280 tấn, đạt năng suất 40 tạ/ha;
93 ha lúa với sản lượng 344,1 tấn đạt năng suất 37 tạ/ha; 889,9 ha cà phê đạt năng
suất 23 tạ/ha; 72 ha dâu tằm; 135,3 ha điều đạt năng suất 7,5 tạ/ha; 20 ha diện tích
trồng cây ăn quả; 463 ha diện tích trồng cây lương thực có hạt; 67 ha trồng cây tinh
bột lấy củ; 57 ha cây thực phẩm; 7,4 ha cây công nghiệp ngắn ngày và 1.119,8 ha
cây lâu năm.
Chăn nuôi: thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc. Tổng
đàn trâu, bò l 397 con; đàn heo 1825 con; gia cầm 10.210 con.
Lâm nghiệp: ban lâm nghiệp xã thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý
rừng, kiểm tra rà sóat các khu vực trọng điểm, đồng thời xây dựng phương án
PCCCR mùa khô, thành lập các tổ và phân công các thành viên ban lâm nghiệp phụ
trách từng khu vực, từng thôn. Bên cạnh đó chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên
truyền Luật quản lý bảo vệ rừng, Luật PCCC rừng, vận động bà con nông dân không
được phát rừng làm rẫy.
13
3.4.3 Cơ sở hạ tầng
Giao thông, thủy lợi: do mưa bão kéo dài, lượng xe lưu thông ngày càng nhiều
làm cho nhiều tuyến đường trên địa bàn xã xuống cấp, hư hỏng nặng như: đường 135
tại thôn Tân Tiến và thôn Đăk Măng; đường bi mía tại thơn Phi Jut; đường cây xoài
tại thôn Pang Pế Đơng… Nhìn chung hệ thống giao thông còn hạn chế. Xã đang tiến
hành sữa chữa các cầu đường bị trôi trong cơn bão số 2.
Hệ thống điện nhìn chung còn thiếu, đa số người dân ở xa khu vực quốc lộ
chưa có đủ điện thắp sáng. Hiện xã đang thực hiên lắp đặt thêm để đáp ứng nhu cầu
của người dân.
3.4.4 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng tự nhiên của thôn Păn Pế Đơng là 1876,1 ha. Trong đó có
823 ha rừng tự nhiên chưa giao khoán cho người dân và đang thuộc sự quản lý của
BQLR xã Đạ R’Sal.
Tình hình thực vật rừng ở đây cũng khá phong phú vì nó nằm trong vùng có
khí hậu nhiệt đới, có rất nhiều loại cây khác nhau nhưng có hai loại chiếm ưu thế đó
là cây họ dầu và cây lá kim. Ngoài ra thì cũng có các loại cây như gõ mật, dáng
hương, cây trâm, đặc biệt là thông ba lá, ở những khe suối thì có các loại LSNG như
song, mây, lồ ô, tre, nứa…đây là những loại lâm sản được người dân thu hái.
Đối với những vùng trước đây bị người dân phá rừng làm rẫy thì sau khi bỏ
hoang đa số là cỏ và cây bụi, cây gỗ tái sinh.
Do tình trạng săn bắt bừa bãi đã làm cho các loại động vật co nguy cơ tuyệt
chủng, theo người dân cho biết ở đây chỉ còn các loại động vật như heo rừng, nai,rắn
hổ mang, nhím, sóc, gà rừng, thỏ, khỉ.
14
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích bối cảnh, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến vai trò giới và phân
công lao động giới
4.1.1 Sơ lược về lịch sử thôn bản
Về tình hình chung của huyện Đam Rông, trước đây khi chưa hình thành thì
huyện Đam Rông là thuộc địa phận của huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương, sau này
vì điều kiện quản lý nên năm 2005, huyện Đam Rông được thành lập, huyện Đam
Rông là một huyện vùng sâu vùng xa nhất của tỉnh Lâm Đồng, và điều kiện dân sinh,
kinh tế còn rất nhiều khó khăn.
Trước năm 1991, thôn Păng Pế Đơng hiện nay là ở ngã ba bằng lăng thuộc xã
Liêng S’rônh thuộc huyện Lâm Hà. Năm 1992 thì người dân thôn Păng Pế Đơng
chuyển về gần cầu của con suối Đắc San quốc lộ 27 hướng đi Đắc Lắc, đến định canh
ở đây thì thuộc địa phận của xã Đạ R’sal, có tên thôn là thôn 3. Lúc này cuộc sống
của người đồng bào M’nông gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh
thần, trình độ còn thấp kém, sống chủ yếu bằng canh tác truyền thống, phá rừng làm
rẫy, thông tin văn hóa còn hạn chế, toàn thôn chỉ có 2,3 hộ có ti vi sài bằng ắc qui
Đến năm 1995, thì thôn 3 với sự quan tâm của nhà nước thì một vài hộ định cư
gần quốc lộ 27 đã có điện, cho đến năm 1996 thôn 3 đã tác ra thành hai thôn đó là
thôn 3 và thôn 4 hay còn gọi là thôn đắk măng và thôn păng pế đơng
Năm 1997 thôn Păng Pế Đơng chia thành 3 xóm đó là xóm cây xoài, xóm
trung tâm và xóm 6 hộ
Sau khi thành lập nhờ được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành xã Đạ
R’sal, thôn Păng Pế Đơng đã dần dần làm quen với phương thức canh tác mới, được
nhà nước cung cấp giống cây trồng, cho vay vốn để phát triển kinh tế và dần dần cuộc
sống của người dân được cải thiện hơn
15
SƠ ĐỒ TÀI NGUYÊN CỦA THÔN PĂNG PẾ ĐƠNG XÃ ĐẠ R’SAL
Rừng
Rừng
Suối
Thôn Đắk Măng
Đường quốc lộ 27
Đường mòn
CHÚ THÍCH ều kiện thuận lợi để người dân thu hai lâm sản ngoài gỗ tăng
18