Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐƯỜNG PHỐ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO
HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐƯỜNG PHỐ THỊ XÃ
ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên : LÊ THỊ PHƯỢNG
Ngành

: Lâm Nghiệp

Niên khóa

: 2004 – 2008

Tháng 7/2008


KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO HỆ
THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐƯỜNG PHỐ THỊ XÃ
ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

LÊ THỊ PHƯỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Lâm nghiệp



Giáo viên hướng dẫn
ThS. TRƯƠNG MAI HỒNG

Tháng 7/2008
i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, em đã
nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của những người thầy, người cô trong khoa Lâm
Nghiệp, các thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt đối với cô Trương Mai Hồng, giảng viên khoa Lâm Nghiệp trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến cô - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô
khoa Lâm Nghiệp, tất cả các thầy cô bộ môn Lâm Sinh- Trồng Rừng đã giúp đỡ em rất
nhiều trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cháu cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc - Phòng kỹ thuật xí nghiệp công trình
Công cộng thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho cháu
trong suốt thời gian thu thập số liệu.
Em chân thành cảm ơn anh Nguyễn Phú San đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện bản thiết kế cải tạo hệ thống cây xanh đường phố.
Cám ơn tập thể lớp Lâm Nghiệp 30 và các bạn thân đã cùng tôi chia sẽ mọi
niềm vui, nỗi buồn trong suốt quá trình sinh hoạt và học tập.
Xin cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi suốt trong quá trình thực hiện luận
văn này. Sau cùng con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha, mẹ và gia đình đã cổ
vũ, hỗ trợ, động viên để con có được như ngày hôm nay.

Chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Lê Thị Phượng

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát, đánh giá và đề xuất phương án cải tạo hệ thống cây xanh
trên đường phố thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước” được thực hiện từ ngày 1/3/2008
đến ngày 17/07/2008.
Mục đích chính của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng cây xanh trên 8 tuyến
đường chính của thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước. Qua đó, đề xuất bản thiết kế cải
tạo để cây xanh ở đây là một hệ thống đồng nhất, đẹp về mỹ quan và hài hòa với các
công trình kiến trúc.
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra đo đếm cây để biết tình
hình sinh trưởng của cây trên các tuyến đường, kết hợp với thực trạng các tuyến
đường khảo sát để đề xuất những biện pháp cải tạo phù hợp. Sử dụng phần mềm
Autocard để có được bản thiết kế cải tạo lại hệ thống cây xanh trên 8 tuyến điều tra.
Kết quả là đã đánh giá được tình hình sinh trưởng của cây xanh trên 8 tuyến
đường điều tra và xây dựng được các bản vẽ cải tạo hệ thống cây xanh trên các tuyến
đường này.

iii


SUMMARY
Student: Le Thi Phuong, class: Forestry 30.
University of Agriculture and Forestry, HCM city.
Instructor: Ms.C Truong Mai Hong.

Topic: “ To survey, evaluate and suggest the methods to reform system of
plants in the street of Dong Xoai town, Binh Phuoc province”. Operated in Dong Xoai
town, Binh Phuoc province from 1/3/2008 to 16/7/2008.
The objective of topic is to evaluate state of plant in the street of Dong Xoai
town, Binh Phuoc province. Thruogh this, to suggest the methods to reform the plants
here. So that they are suitable to the street plant standard, good sight- seeing, balanced
to the constructions as well as identical to the whole system.
The theme used the methods of survey sach as measurement, counting the
plants so that we can evaluate the state of growing and progress towards the plants in
the survey streets; use the ruler of design and reform the plant with the elements in
practice on the eights roads of survey; use the Autocard software to design and reform
the system of the plants on the eights road of survey.

iv


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn........................................................................................................................i
Tóm tắt đề tài .................................................................................................................ii
Sumary........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ix
Danh sách các hình ..........................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ ...................................................................................................xi
Danh sách các sơ đồ .....................................................................................................xii
Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích- ý nghĩa của đề tài ....................................................................................2

1.3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3
1.4. Giới hạn của đề tài...................................................................................................3
Chương 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ............................................4
2.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước.................................................4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................4
2.1.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................4
2.1.1.2. Khí hậu ...............................................................................................................4
2.1.1.3. Nguồn nước ........................................................................................................5
2.1.1.4. Địa hình – Đất Đai..............................................................................................5
2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội Bình Phước ...................................................................6
2.1.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................................6
2.1.2.2. Tình hình xã hội..................................................................................................6
2.2. Vai trò của cây xanh nơi đô thị.................................................................................7
2.2.1. Cây xanh cải thiện khí hậu ....................................................................................7
2.2.2. Cây xanh góp phần quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí cảnh
quan .........................................................................................................................8
2.2.3. Một số công dụng khác của cây xanh....................................................................8
v


2.4. Cơ sở để thiết kế lại hệ thống cây xanh đường phố .................................................9
2.5. Một số mô hình thiết kế cây xanh ở Việt Nam......................................................12
2.5.1 Một số mô hình thiết kế cây xanh trên các tuyến đường ở thị xã Thủ Dầu Một
tỉnh Bình Dương ....................................................................................................12
2.5.2. Một số mô hình thiết kế cây xanh ở đường có dải phân cách rộng, vỉa hè rộng ...14
Chương 3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................16
3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu..............................................................................16
3.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................17
3.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................17

3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................18
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin- tài liệu liên quan .............................................18
3.4.2. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu ............................................................18
3.4.3. Xử lý số liệu ........................................................................................................19
3.4.4. Phương pháp đánh giá phẩm chất cây xanh trên 8 tuyến điều tra.......................20
3.4.4.1. Chỉ tiêu tán cây .................................................................................................20
3.4.4.2. Chỉ tiêu thân cây...............................................................................................20
3.4.4.3. Chỉ tiêu Hvn .....................................................................................................21
3.4.4.4. Chỉ tiêu D1,3 ....................................................................................................22
3.4.4.5. Chỉ tiêu Hdc (độ phân cành).............................................................................22
3.4.5. Nguyên tắc thiết kế cải tạo hệ thống cây bóng mát trên 8 tuyến đường điều tra 23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................25
4.1. Hiện trạng và phân hạng 8 tuyến đường điều tra ...................................................25
4.1.1. Hiện trạng 8 tuyến đường....................................................................................25
4.1.2. Phân hạng tuyến đường .......................................................................................28
4.2. Hiện trạng cây xanh trên 8 tuyến đường khảo sát ..................................................29
4.2.1. Số lượng và loài cây xanh trên 8 tuyến đường....................................................31
4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây xanh trên 8 tuyến điều tra.....................34
4.2.2.1. Số cây chết, cháy cành lá ở 8 tuyến..................................................................34
4.2.2.2. Phân bố cây xanh theo chiều cao vút ngọn (Hvn)............................................35
4.2.2.3. Phân bố cây xanh theo cấp đường kính ngang ngực ........................................37
vi


4.2.2.4. Phân bố số cây theo cấp đường kính tán (Dt)...................................................39
4.3. Phân loại phẩm chất cây xanh trên 8 tuyến điều tra.............................................41
4.4. Đánh giá ưu- nhược điểm của mảng xanh hiện tại.................................................42
4.4.1. Phân tích SWOT về mảng xanh hiện tại ở thị xã Đồng Xoài ............................42
4.4.1.1. Điểm mạnh .......................................................................................................42
4.4.1.2. Điểm yếu ..........................................................................................................43

4.4.1.3. Cơ hội ...............................................................................................................43
4.4.1.4. Nguy cơ, thách thức..........................................................................................44
4.4.2. Đánh giá ưu- nhược điểm của mảng xanh hiện tại..............................................45
4.4.2.1. Ưu điểm ............................................................................................................45
4.4.2.2. Nhược điểm ......................................................................................................45
4.5. Đề xuất thiết kế cải tạo mảng xanh trên 8 tuyến đường điều tra tại thị xã Đồng
Xoài .......................................................................................................................46
4.5.1. Tuyến Quốc Lộ 14 (QL14)..................................................................................46
4.5.2. Tuyến Phú Riềng Đỏ (PRĐ)................................................................................48
4.5.3. Tuyến Hùng Vương (HV) ...................................................................................49
4.5.4. Tuyến Lê Duẩn (LD) ...........................................................................................50
4.5.5. Tuyến Lê Quý Đôn (LQĐ) ..................................................................................51
4.5.6. Tuyến Nguyễn Văn Cừ (NVC)............................................................................53
4.5.7. Tuyến Nguyễn Chí Thanh (NCT) .......................................................................53
4.5.8. Tuyến Hai Bà Trưng............................................................................................54
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................56
5.1. Kết luận...................................................................................................................56
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. LQĐ

: Lê Quý Đôn

2. PRĐ


: Phú Riềng Đỏ

3. HV

: Hùng Vương

4. LD

: Lê Duẩn

5. HBT

: Hai Bà Trưng

6. NCT

: Nguyễn Chí Thanh

7. NVC

: Nguyễn Văn Cừ

8. QL14

: Quốc Lộ 14

9. UBND

: ủy ban nhân dân


10. TCXD VN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam

11. TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

12. Hvn

: Chiều cao vút ngọn

13. D 1,3

: Đường kính ngang ngực

14. Dt

: Đường kính tán cây

15. GVHD

: Giảng viên hướng dẫn

16. SVTH

: Sinh viên thực hiện

17. T bình


: Trung bình

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Kết quả điều tra 8 tuyến đường tại thị xã Đồng Xoài...................................25
Bảng 4.2: Kết quả phân hạng 8 tuyến đường khảo sát tại thị xã Đồng Xoài ................28
Bảng 4.3: Số lượng cây xanh trên 8 tuyến điều tra .......................................................31
Bảng 4.4: Thành phần loài và số lượng cây xanh ở 8 tuyến khảo sát ...........................32
Bảng 4.5: Bảng danh mục các loài cây đang sinh trưởng trên 8 tuyến điều tra:...........33
Bảng 4.6: Số cây chết, bị cháy cành lá trên 8 tuyến điều tra.........................................34
Bảng 4.7: Kết quả phân cấp cây xanh theo chiều cao vút ngọn trên cả 8 tuyến đường 35
Bảng 4.8: kết quả phân cấp cây xanh theo Hvn trên mỗi tuyến điều tra.......................36
Bảng 4.9: Kết quả phân cấp cây xanh theo D1,3 trên 8 tuyến đường khảo sát.............37
Bảng 4.10: Kết quả điều tra số cây theo đường kính ngang ngực của cây xanh trên mỗi
tuyến đường khảo sát.............................................................................................38
Bảng 4.11: Phân bố số cây theo cấp đường kính tán trên 8 tuyến đường .....................39
Bảng 4.12: Kết điều tra chi tiết đường kính tán cây trên mỗi tuyến đường ..................40
Bảng 4.13: Kết quả đánh giá phẩm chất cây xanh trên 8 tuyến đường khảo sát...........41
Bảng 4.14: Danh mục các loài cây đề xuất trồng cải tạo trên 8 tuyến đường tại thị xã
Đồng Xoài..............................................................................................................46

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.5: Đường không dải phân cách lề rộng 2 m- mặt đường 10 m ........................... 13
Hình 2.6: Đường không dải phân cách lề rộng 2 m- mặt đường 12 m..........................14
Hình 2.7: Đường không dải phân cách lề rộng 2,5 m- mặt đường 12 m ....................... 13
Hình 2.8 Đường không dải phân cách lề rộng 2,5 m- mặt đường 10 m........................14
Hình 2.9: Lề đường rộng 1,5 m mặt đường rộng 10 m ..................................................... 14
Hình 2.10 Đề xuất không bố trí cây xanh......................................................................15
Hình 2.11: Mô hình thiết kế cây xanh ở dải phân luồng giữa và dọc theo bờ xa lộ tuyến
Quốc Lộ 13 thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương...............................................14
Hình 2.12: Mô hình thiết kế cây xanh ở dải phân cách rộng và vỉa hè rộng.................15
Hình 4.1Tuyến Quốc Lộ 14 ................................................................................................. 26
Hình 4.2 Tuyến Lê Duẩn ...............................................................................................26
Hình 4.3Tuyến Nguyễn Văn Cừ ......................................................................................... 27
Hình 4.4 Tuyến Phú Riềng Đỏ ......................................................................................27
Hình 4.5 Tuyến Hùng Vương .............................................................................................. 27
Hình 4.6 Tuyến Lê Quý Đôn.........................................................................................27
Hình 4.7 Tuyến Hai Bà Trưng ............................................................................................. 28
Hình 4.8 Tuyến Nguyễn Chí Thanh ..............................................................................28
Hình 4.9 Cây xanh bị xâm chiếm trên tuyến Phú Riềng Đỏ ........................................... 29
Hình 4.10 Cây xanh bị gãy trên tuyến Phú Riềng Đỏ ...................................................29
Hình 4.11Công nhân mé cành nhánh cây trên tuyến Lê Duẩn ........................................ 29
Hình 4.12 Cây xanh nằm sát nhà dân trên tuyến Hùng Vương.....................................29
Hình 4.13 Muồng hoàng yến phát triển tốt trên tuyến Quốc Lộ 14 ................................ 30
Hình 4.14 Sao đen phát triển tốt trên tuyến Hùng Vương.............................................30
Hình 4.15 Phượng vỹ trên tuyến Hai Bà Trưng rất đẹp .................................................... 30

Hình 4.16 Cây Viết phát triển tốt tại tuyến Phú Riềng Đỏ............................................30

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU

TRANG

Biểu đồ 4.1: Phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn ............................................35
Biểu đồ 4.2: Phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn trên mỗi tuyến điều tra.......36
Biểu đồ 4.3: Phân bố cây xanh theo cấp đường kính ngang ngực ................................37
Biểu đồ 4.4: Kết quả phân bố số cây theo đường kính ngang ngực của cây xanh trên
mỗi tuyến đường khảo sát .....................................................................................38
Biểu đồ 4.5: Phân bố cây xanh theo cấp đường kính tán cây........................................39
Biểu đồ 4.6: Kết quả điều tra chi tiết đường kính tán cây trên 8 tuyến đường điều tra 40
Biểu đồ 4.7: Kết quả đánh giá phẩm chất cây xanh trên 8 tuyến đường.......................41

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 3.1: Mặt bằng tổng thể các tuyến đường quy hoạch ...........................................17
Sơ đồ 4.1: Bản vẽ cải tạo tuyến Quốc Lộ 14.................................................................47
Sơ đồ 4.2: Bản vẽ cải tạo tuyến Phú Riềng Đỏ .............................................................49

Sơ đồ 4.3: Bản vẽ cải tạo tuyến Hùng Vương...............................................................50
Sơ đồ 4.4: Bản vẽ cải tạo tuyến Lê Duẩn ......................................................................51
Sơ đồ 4.5: Bản vẽ cải tạo tuyến Lê Quý Đôn................................................................52
Sơ đồ 4.6: Bản vẽ cải tạo tuyến Nguyễn Văn Cừ..........................................................53
Sơ đồ 4.7: Bản vẽ cải tạo tuyến Nguyễn Chí Thanh .....................................................54
Sơ đồ 3.8: Bản vẽ cải tạo tuyến Hai Bà trưng ...............................................................17
Sơ đồ 5.1: Mặt bằng tuyến Quốc Lộ 14 và Lê Quý Đôn sau cải tạo.............................56
Sơ đồ 5.2: Mặt bằng tuyến Phú riềng Đỏ và Lê Duẩn sau cải tạo ................................56
Sơ đồ 5.3: Mặt bằng tuyến Hai Bà Trưng và Hùng Vương sau cảo tạo........................56
Sơ đồ 5.4: Mặt bằng tuyến Nguyễn Chí Thanh và Nguyễn Văn Cừ sau cải tạo...........51

xii


Chương 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của đất nước, các khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều.
Bên cạnh mặt tích cực đó là sự mở rộng của các khu đô thị sẽ dẫn con người đến một
cuộc sống hiện đại hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, các khu đô thị mọc lên cũng đi đôi
với việc các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, dân cư
nơi đô thị cũng đông đúc hơn. Sự hoạt động không ngừng của các nhà máy công
nghiệp, sự sinh hoạt của người dân nơi đây cộng với các khí thải và chất thải của các
hoạt động giao thông đã làm ô nhiễm môi trường. Hằng ngày, các hoạt động sản xuất,
nấu nướng, đi lại và sinh hoạt của người dân đã thải vào môi trường không khí hàng
ngàn ngàn tấn các chất khí độc như SOx, COx, NOx, với hàng trăm tấn như bụi sắt,
bụi chì và các chất thải công nghiệp, các chất thải sinh hoạt khác. Các nguồn ô nhiễm
này sẽ phát tán vào khu dân cư, gây tác động xấu đến sức khỏe con người. Những trận
mưa chứa các bụi và khí bẩn lại quay trở lại các khu dân cư. Đây chính là những
nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp, tai- mũi-họng, các bệnh về mắt, và

nguy hiểm hơn cả đó là căn bệnh ung thư, một căn bệnh hiểm nghèo. Hiện nay, một
trong những giải pháp hữu hiệu được các khu đô thị sử dụng để làm giảm ô nhiễm môi
trường, làm giảm sự nóng nực và oi bức trong môi trường đô thị đó chính là việc tăng
diện tích mảng xanh trong các khu đô thị. Qua thực tế cho thấy đây là một biện pháp
hiệu quả, cùng lúc có thể giải quyết được nhiều vấn đề như sức khỏe của con người, ô
nhiễm môi trường, giải trí cho người dân,…. Cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu
như: điều hòa nhiệt độ khi trời nắng, điều hòa ẩm độ không khí, ngăn giữ lại các khí
độc từ các khu công nghiệp và hạn chế xói lở khi mưa to. Cây xanh tạo sự hài hòa khi
phối hợp hợp lý với các công trình kiến trúc: đó chính là sự hài hòa về kết cấu như
màu sắc, kết cấu mịn hay thô,…, hài hòa về cấu trúc: gồm cấu trúc ngang, dọc, hình
dạng,…cây xanh tạo mỹ quan cho môi trường đô thị. Môi trường nơi đô thị sẽ trở nên
mát mẻ, trong lành và đẹp hơn khi có nhiều cây xanh. Ngoài ra, cây xanh còn tạo ra
1


các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em, tạo ra các khu thư giản, rèn luyện sức khỏe cho
người lớn làm tăng chất lượng cuộc sống của người dân nơi đô thị. Cây xanh còn là
nguồn để cung cấp củi, gỗ khi mé cành nhánh cây xanh đô thị hoặc khi thay thế lớp
cây già cỗi bằng một lớp cây mới, là nguồn cung cấp hạt giống để bảo tồn nguồn gen
và gây trồng, phát triển nguồn cây xanh cho địa phương.
Để giữ vững và phát huy vai trò to lớn của mảng xanh đối với môi trường đô thị
thì việc điều tra, đánh giá qua đó đề xuất biện pháp cải tạo cây xanh ở từng khu đô thị
nên là một việc làm mang tính thường xuyên theo một định kỳ nhất định mà công ty
cây xanh và các cơ quan có liên quan ở khu đô thị nên làm.
Thị xã Đồng Xoài mới được thành lập, hệ thống mảng xanh ở đây còn rất nhiều
vấn đề cần quan tâm và còn manh mún. Theo như sự khảo sát thực tế của tác giả và
căn cứ vào các số liệu cung cấp của xí nghiệp công trình công cộng thị xã Đồng Xoài
thì trên tổng số các tuyến đường chính ở thị xã Đồng Xoài, chỉ có khoảng 30% tổng số
các tuyến đường đã được xí nghiệp trồng cây xanh thành một hệ thống đồng nhất, 30%
các tuyến đường đã có cây xanh trên đường nhưng do dân trồng. Các tuyến đường này

do người dân không căn cứ vào một tiêu chuẩn hay quy định nào về việc chọn loài và
cách trồng cây xanh đường phố, nên cây xanh rất hỗn độn về thành phần loài, khoảng
cách trồng, chiều cao, và vị trí trồng. Số tuyến đường còn lại vẫn chưa có cây xanh.
Mặt khác, ở thị xã Đồng Xoài, các khu công nghiệp đang mọc lên ngày càng nhiều,
dân số ngày càng đông thêm do người dân đến nhập cư để lao động sinh sống. Đứng
trước tình hình đó, việc nhanh chóng quy hoạch lại hệ thống mảng xanh của thị xã sao
cho phù hợp với quy hoạch của tỉnh Bình Phước, phù hợp với điều kiện thực tế ở thị
xã, để hệ thống mảng xanh ở đây phát huy tốt vai trò của nó đối với khu đô thị mới
này là một việc làm cần thiết.
Chính vì những lý do trên, và dưới sự hướng dẫn của cô Trương Mai Hồng, tác
giả đã chọn đề tài: “Khảo sát, đánh giá và đề xuất phương án cải tạo hệ thống cây xanh
trên đường phố thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục đích- ý nghĩa của đề tài
Mục đích chính của đề tài là đánh giá hiện trạng cây xanh trên đường phố thị xã
Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, qua đó đề xuất biện pháp cải tạo để cây xanh ở đây là
một hệ thống đồng nhất, đẹp về mỹ quan và hài hòa với các công trình kiến trúc.
2


Duy trì và cải thiện tốt mảng xanh tại các khu đô thị, tạo mỹ quan và môi
trường trong sạch, phát huy tốt vai trò của cây xanh ở đô thị.
Những kết quả điều tra và đề xuất biện pháp cải tạo của đề tài có thể làm cơ sở
khoa học để xí nghiệp công trình công cộng thị xã Đồng Xoài sử dụng tham khảo để
thiết kế lại hệ thống cây xanh ở đây.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Phân hạng được 8 tuyến đường đề tài khảo sát theo TCXD VN, 2002.
- Điều tra, đánh giá được hiện trạng cây xanh trên 8 tuyến đường chính của thị
xã Đồng Xoài.
- Phân loại được phẩm chất cây xanh trên 8 tuyến điều tra.
- Đề xuất danh mục loài trồng trên 8 tuyến đường điều tra

- Đề xuất bản thiết kế cải tạo mảng xanh trên 8 tuyến điều tra phù hợp.
1.4. Giới hạn của đề tài
- Do thời gian làm đề tài là 4 tháng, nên chỉ khảo sát trên 8 tuyến đường chính ở
thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, bao gồm:
1.Tuyến QL14
2. Tuyến PRĐ
3. Tuyến HV
4. Tuyến LD
5. Tuyến LQĐ
6. Tuyến HBT
7. Tuyến NVC
8. Tuyến NCT
- Đề tài được thự hiện vào mùa mưa nên việc điều tra đo đếm cây phải kéo dài
hơn so với kế hoạch đã đặt ra và tương đối vất vả.
- Đối tượng điều tra là các cây thân gỗ, các cây cho bóng mát ở lề đường, giữa
các giải phân cách, ở vỉa hè. Không điều tra các cây hoa kiểng, cây cỏ, cây lá màu.
Không điều tra các cây ở công viên, công sở, trường học, bệnh viện.

3


Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình phước ở vĩ độ 11022’-12016’ B
Kinh độ 10208’-107028’ Đ
Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía tây của vùng Đông Nam Bộ. Phía đông
giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Phía bắc

giáp tỉnh Đăk Nông và phía nam giáp tỉnh Bình Dương.
2.1.1.2. Khí hậu
Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió
mùa, Có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn
định từ 25,8 đến 26,20C. Nhìn chung thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, xong
chênh lệch giữa nhiệt độ ngày và đêm là khá lớn, khoảng 7 đến 90C nhất là vào các
tháng mùa khô. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 3, 4, 5 (từ 37 đến 37,20C) và thấp nhất
vào tháng 12 là 190C.
Bình Phước nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2400
đến 2500 giờ, số giờ nắng bình quân ngày là 6,2 đến 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều
nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 và thời gian nắng ít nhất vào các tháng 7, 8, 9.
Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 mm đến 2325mm. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 đến 90% tổng lượng mưa cả năm.Tháng có
lượng mưa lớn nhất là tháng 7 (lượng mưa đạt 376 mm). Mùa khô từ cuối tháng 11
đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 10 đến 15% tổng lượng mưa cả
năm.Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là vào tháng 2 và tháng 3.
Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ dao động về độ ẩm không khí giữa mùa
mưa và mùa khô khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 đến 81,4 %. Độ ẩm lớn
nhất là 88,2%, và độ ẩm nhỏ nhất là 16%.
4


Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: Chính Đông, Đông Bắc và Tây
Nam theo 2 mùa:
Mùa khô: Gió Chính Đông chuyển dần sang Đông Bắc với vận tốc trung bình là
3,5 m/s.
Mùa mưa: Gió Đông chuyển dần sang Tây Nam với vận tốc trung bình là 3,2
m/s.
2.1.1.3. Nguồn nước
Nguồn nước mặt: Bình Phước có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật

độ 0,7- 0,8 km/km2 bao gồm: Sông Sài Gòn (chảy ở phía tây tỉnh với chiều dài 135
km, là ranh giới tự nhiên giưa Bình Phước và Tây Ninh), sông Bé (chảy theo hướng
bắc nam rồi đổ vào sông Đồng Nai), sông Đồng Nai, sông Măng, và nhiều suối lớn,
một số hồ đập như hồ Suối Cam, hồ Suối Lam, đập thuỷ điện Cần Đơn,đập thủy điện
Sook Phú Miêng.
Nguồn nước ngầm: Các vùng thấp dọc theo các con sông suối, nhất là phía tây
nam tỉnh,nguồn nước ngầm khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tếxã hội.
2.1.1.4. Địa hình – Đất Đai
a- Địa hình
Bình Phước là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên với đồng bằng nên địa hình
thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Đông Bắc là vùng núi, có độ cao trung
bình từ 450 đến 500 m so với mặt nước biển, cao nhất là núi Bà Rá 733 m. Phía Tây
Bắc gồm những dãy núi thấp và đồi lượn sóng với chiều cao phổ biến từ 20 đến 30 m,
còn lại là vùng đất bằng phẳng. Các dãy núi phần lớn được bao phủ bởi các thảm rừng
hoặc đồng cỏ rậm rạp, trong đó có khu bảo tồn thiên Bù Gia Mập, Sóc Bom Bo, Trảng
Bàu Lạch. Ngoài ra, Bình Phước còn có 5143 ha thuộc phần mở rộng của vườn quốc
gia Cát Tiên.
b- Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của Bình Phước là 6855,99 km2 bao gồm:
Đất ở: 5251 ha, đất nông nghiệp: 431751 ha, đất lâm nghiệp: 187599 ha, đất
chưa sử dụng: 34865 ha.

5


Bình Phước có điều kiện tự nhiên khí hậu, đặc biệt là đất có chất lượng cao
chiếm tới 61% tổng diện tích đất rất phù hợp với các loài cây công nghiệp có giá trị
như Cao Su, Điều, Cà Phê, Tiêu, ngoài ra tiềm năng lớn về rừng và đất rừng có thể
phát triển và khai thác tiềm năng này.
Bình Phước với 315,629 ha đất Lâm Nghiệp (chiếm 51,3 % tổng diện tích đát

của tỉnh), trong đó đất có rừng là 165,701 ha (chiếm 47,22% diện tích đất Lâm
Nghiệp).
2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội Bình Phước (theo số liệu thống kê kinh tế- xã hội
tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Bình Phước)
2.1.2.1. Tình hình kinh tế
Nền kinh tế nông nghiệp Bình Phước với các nghành chính là: Nông nghiệp,
công nhiệp và thủ công nghiệp.
Về nông nghiệp, các loài cây được trồng chính ở tỉnh là cây lương thực như
lúa, khoai mỳ; các cây công nghiệp hàng năm như: Đậu Phộng, Mè, Bông Vải và các
loài cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: Cao Su, Điều, Cà Phê, Tiêu.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp nhìn chung tăng so với cùng kỳ về diện tích trồng
cũng như sản lượng thu hoạch.(theo số liệu thống kê kinh tế -xã hội tháng 10 năm
2007 của UBND tỉnh Bình Phước).
Về công nghiệp và thủ công nghiệp: Các nghành công nghiệp chính là công
nghiệp khai thác mỏ,công nghiệp sản xuất phân phối điện nước,công nghiệp chế biến.
2.1.2.2. Tình hình xã hội
Bình Phước có diện tích tự nhiên 6856 km2 và dân số năm 2001 ước tính
khoảng 708,1 nghìn người với mật độ dân số103,3 người /1km2. Nếu so với 61 tỉnh,
thành phố thì Bình Phước đứng thứ 16 về diện tích tự nhiên, thứ 51 về dân số, và thứ
49 về mật độ dân số. Hiện nay Bình Phước có 8 huyện thị bao gồm: Đồng Xoài, Đồng
Phú, Phước Long, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp, Chơn thành, và Lộc Ninh, Với hơn
80 xã, phường và thị trấn.
Thị xã Đồng Xoài là trung tâm văn hóa, chính trị, hiện nay thị xã Đồng Xoài
được xếp vào đô thị loại III. Theo dữ liệu lưu trữ của xí nghiệp công trình công cộng
thị xã Đồng Xoài thì diện tích mảng xanh hiện tính theo đầu người ở thị xã năm 2006
là 2,3m2 người.
6


2.2. Vai trò của cây xanh nơi đô thị

Theo tài liệu của Trương Mai Hồng (2007) thì:
Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc để lao động và sinh sống. Nơi đây do
các hoạt động công nghiệp, do sự đông dân nên môi trường không trong sạch hay có
thể khẳng định là ô nhiễm hơn so với các vùng khác. Môi trường nơi đô thị cũng là nơi
con người phải lao động căng thẳng cả về lao lực lẫn trí lực nên họ cần phải có một
môi trường làm việc trong lành, thoáng mát. Họ cần nơi nghỉ ngơi, thư giản, thể dục
thể thao sau những giờ làm việc vât vả. Một trong những giải pháp để giải quyết các
thự trạng hiện nay ở đô thị là việc tăng cường hệ thống mảng xanh nơi đô thị. Đây là
một cách làm phổ biến hiện nay ở các khu đô thị và thực tế cho thấy nó có tác dụng rất
lớn đối với môi trường đô thị. Cây xanh nơi môi trường đô thị có 4 nhóm công dụng
chính đó là: cải thiện khí hậu, giải quyết vấn đề môi sinh, với phương diện kiến trúc,
bảo tồn nguồn gien, vật liệu chất đốt.
2.2.1. Cây xanh cải thiện khí hậu
Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh được thể hiện qua 3 điểm chính đó là:
Điều hòa nhiệt độ khi trời nắng và điều hòa ẩm độ không khí, ngăn giữ các khí độc từ
các khu công nghiệp, hạn chế xói lửa khi mưa to.
Cây xanh điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào sự kiểm soát bức
xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thu và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Cây
và các thực vât khác cũng giúp điều hòa nhiệt độ không khí mùa hè thông qua sự hô
hấp. Cây hô hấp vào ban ngày sẽ tải ra O2 và hơi nước nên có tác dụng điều hòa nhiệt
độ không khí. Cây xanh được gọi là nhà máy điều hòa nhiệt độ không khí tự nhiên.
Cây hút nước từ rễ cây và sử dụng 95 đến 98 % lượng nước này cho việc thoát hơi
nước của cây, còn lại là lượng nước sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cây.
Ví dụ: Số liệu đo tại 9 vị trí với 3 vị trí lỗ trống, 3 vị trí dưới tán cây lớn và 3 vị
trí dưới tán cây thấp (chiều cao cây nhỏ hơn 3 m) trong công viên 23/9 vào các khoảng
thời gian 7h-12h-17h trong ngày cho kết quả như sau (theo Trương Mai Hồng, 2007):

7



7h

Vị trí

12h

17h

nhiệt độ

ẩm độ

nhiệt độ

ẩm độ

nhiệt độ

ẩm độ

Chỗ trống

30

59

36,5

44,67


28,17

71,13

Dưới tán cây xanh lớn

29

63,67

33,17

53

27

72

Dưới tán cây nhỏ

30

59

34,17

52

27


72

Rễ cây hút 1000 (g) nước, cơ thể chỉ tăng 3 (g) chất khô, còn lại được dùng cho
việc thoát hơi nước (Trương Mai Hồng, 2007)
2.2.2. Cây xanh góp phần quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí
cảnh quan
Trong kiến trúc và trang trí cảnh quan, cây xanh cũng như những chất liệu khác
có tính kiến trúc và cấu trúc. Việc bố trí cây xanh như thế nào để tạo một không gian
rộng hoặc hẹp, tạo một kết cấu mịn hay thô sẽ phụ thuộc vào cách chọn loài cây, cách
bố trí và số lượng cây. Cùng với các thành phần kiến trúc khác, cây xanh có thể dùng
làm rào chắn, khoanh ranh giới, nối kết, mở rộng hoặc thu nhỏ tầm nhìn, trang trí
ngoại thất.Vì những lý do trên mà việc lựa chọn vật lệu cây xanh phải được lựa chọn
thận trọng, phù hợp với mục đích của người xây dựng kiến trúc và trang trí cảnh quan.
2.2.3. Một số công dụng khác của cây xanh
Ngoài các công dụng chính trên,cây xanh còn cung cấp các sản phẩm gỗ có giá
trị kinh tế cao như Sao, Dầu, sau một chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ để thay thế
bằng lớp cây mới. Cây xanh cung cấp củi, gỗ khi mé cành nhánh cây. Cây xanh trong
môi trường đô thị còn có tác dụng bảo tồn nguồn gien cho những cây gỗ quý hiếm
như Dáng hương, Gõ đỏ,…. Dưới tán cây, bóng mát trong các khu công cộng, cây
xanh là nơi nô đùa, vui chơi của trẻ em. Là nơi người lớn có thể đi dạo, tập thể dục,
suy ngẫm những vấn đề riêng tư của mình. Cây xanh còn như một chỉ dẫn biến cố lịch
sử, nơi tưởng niệm. Ví dụ: Cây xanh được lấy làm tên các địa danh như: Hàng Xanh ở
TP. HCM, cây Gáo. Các cây hoa kiểng trên các balcon, sân thượng bổ sung môi
trường thiên nhiên cho cảnh quan nội thị. Đô thị sẽ trở nên đìu hiu, hoang vắng nếu
thiếu bóng cây xanh.

8


2.4. Cơ sở để thiết kế lại hệ thống cây xanh đường phố

- Với các đường trục của đô thị, các đại lộ vỉa hè rộng trên 3 m, mặt đường trên
18 m và đường đôi 2 chiều. Có thể bố trí một hàng cây bụi thấp ở giữa, trên mỗi vỉa hè
trồng một hàng cây. Cách bố trí này sẽ là tăng khả năng che chắn giữa các hàng cây,
vừa trồng được nhiều cây, vừa đẹp mắt (Trương Mai Hồng, 2007).
-Với đường đôi 2 chiều, vỉa hè dưới 3 m thì nên bố trí một hàng ở chính giữa
mặt đường, còn vỉa hè trồng cây bụi thấp với khoảng cách cây từ 4 - 6 m. Vỉa hè rộng
từ 3 đến 5 m, trồng cây trung mộc với cự ly cây từ 8 đến 10 m. Vỉa hè rộng hơn 5 m,
trồng cây trung mộc với khoảng cách cây cách cây là 8 đến 10 m (Trương Mai Hồng,
2006). Với đường có tuyến phân đường xe rộng, lề đường hẹp thì: Ở lề đường nên
trồng các cây tán la đẹp, hoa lá có màu sắc xinh tươi như: tuyến Vấp, Mặc nưa, Bằng
lăng tím, Muồng hoa vàng, Muồng hoàng yến, Móng bò sọc, Móng bò tím, Muồng
java,…; Ở tuyến phân luồng nên trồng các loài cây có rễ chắc, chịu được gió mạnh,
cho bóng mát tốt như: Dầu con rái, Dầu lông, Sao đen, Sến, Gõ mật, Dáng hương, Me
chua…(Chế Đình Lý, 1997).
-Với các đường rộng dưới 12 m, bố trí một hàng cây trên mỗi vỉa hè, nếu vỉa hè
rộng 3 m, còn nếu vỉa hè rộng hơn có thể trồng 2 hay nhiều hàng cây. Đường có lề
hẹp, không có giải phân cách ở giữa, cây được chọn trồng bao gồm: Cây thấp có dáng
tán lá đẹp, hoa có màu sắc xinh tươi, dây leo, cây tạo hình.(Theo Trương Mai Hồng,
2006). Đường có lề rộng, không có giải phân cách ở giữa, có nhiều dinh thự, village,
có sân rộng cách xa tim đường. Chọn cây to cho bóng mát, rễ chắc chịu được với gió
mạnh. Các loài có thể chọn trồng trên tuyến đường này gồm: Dầu con rái, Dầu lông,
Sao đen, Gõ đỏ, Gõ mật, Dáng hương, Sến mủ, Me chua (Chế Đình Lý, 1997)
- Ở những đường hẹp, nên bố trí như thế nào đó để ngọn cây hai bên đường
khép thành một vòm cành lá che nắng cho người đi đường và tạo nên một cảnh quan
đẹp, vui mắt. Ở những đoạn đường cong, nơi nhiều đường giáp nhau hai bên đầu cầu,
nên dành những khoảng trống. Nếu đường tốt, mặt đường rộng, xe chạy nhanh cần để
khoảng cách rộng 100-150 m. Nếu đường xấu, hẹp, tốc độ xe chạy chậm thì khoảng
cách đó độ 30 đến 50 m. Trên khoảng cách an toàn đó có thể trồng cây hàng rào xén,
cây bụi thấp có chiều cao dưới 0,5 đến 0,6 m (Trương Mai Hồng, 2007)


9


- Khoảng cách trồng cây phụ thuộc vào: Quy định của xí nghiệp công trình
công cộng thị xã Đồng Xoài cự ly cây trồng đường phố là 6-8 m.; kích thước trưởng
thành của loài cây chọn trồng trên các tuyến đường.
- Cây xanh trồng dọc mạng lưới đường dây điện (Thông tư 20/ 2005 của Bộ xây
dựng):
+ Với đường điện trung thế (lưới điện cao):Trồng sao đen, Dầu rái, Lim xẹt,
Phượng vỹ, Me chua.
+ Với đường điện hạ thế (lưới điện thấp):Trồng viết, Bằng lăng, Muồng hoàng
yến, Muồng hoa vàng, Bàng, Phi lao, Cau kiểng, cây tạo hình,cây dây leo.
+ Với đường không có đường dây điện: Trồng Dầu rái, Sọ khỉ, Muồng hoa
vàng, Sao đen, Lim xẹt, Bàng, Hoàng nam, Sa kê, Viết.
-Với đường có dải phân cách, quy định như sau:
+Dải phân cách nhỏ có chiều rộng nhỏ hơn 2 m: Trồng cỏ, các loài cây bụi
thấp, cây cảnh, một số dây leo như: Chuỗi ngọc, Mai chiếu thủy, Dâm bụt, Phi lao,
Trắc bách diệp, Muồng hoa vàng.
+Dải phân cách có chiều rộng lớn hơn 2 m: trồng cây thân thẳng có chiều cao
và đường kính tán không ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Các cây có thể trồng trên
dải phân cách này như: Móng bò tím, Bướm bạc, Bướm hồng, các loại cau…
- Với tuyến đường có chiều dài nhỏ hơn 2 km chỉ nên trồng một loài cây duy
nhất.Với đường có chiều dài lớn hơn 2 km có thể trồng từ 1 đến 3 loài cây.
Cách bố trí trồng, chọn loài cây đẹp trên vỉa hè, kết hợp có các công viên nhỏ,
danh lam thắng cảnh là một nghệ thuật đáng chú ý, dễ thu hút khách.
-

Về việc chọn loài cây trồng đường phố (Theo Chế Đình Lý, 1997):

Có 3 yếu tố tham gia trong quá trình chọn loài cây trồng ở đường phố, các yếu

tố này bao gồm:
+Các yếu tố địa điểm:
Các cây với tán rộng phù hợp nhất với các khu nhà bên cạnh có 2 đến 3
tầng.trong khi các loài có tán thấp, nhỏ phù hợp với các nhà liên kế thấp, 1 tầng.Các
cây mọc nhanh, rễ cạn, mọc nhanh trong các mảng cây hẹp sẽ gây các tổn hại cho
đường dạo và vỉa hè. Nhiều tác giả cho rằng nên trồng các loài mọc chậm với kích

10


thước trưởng thành nhỏ trong các mảng cây xanh hẹp.Nên chọn các loài kháng ô
nhiễm để trồng ở những nơi ô nhiễm.
+Các yếu tố xã hội: Bao gồm giá trị của cộng đồng, vẻ mỹ quan của loài cây, sự
an toàn cho công chúng, các tác động bên ngoài xã hội.
Vai trò của cộng đồng địa phương rất quan trọng trong việc chọn loài cây
trồng đường phố vì tùy từng vùng, từng tôn giáo, sắc tộc mà cộng đồng ở đó sẽ chọn
các loài cây khác nhau.
Tính thẩm mỹ của cây gồm: màu lá theo mùa, kích thước lá, tập tính phân
cành của cây, hoa, vỏ cây, dạng tán, kích thước trưởng thành của cây. Đây là một
trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chọn loài cây làm cây trồng đường phố.
Sự an toàn của công chúng là một yếu tố được quan tâm khi chọn loài cây
trồng đường phố. Khi chọn cây tránh cây trái độc, có gai, tránh cây hay sâu bệnh, cây
có độ phân cành thấp. Tránh những cây có rễ cạn và lồi lên mặt đất gây tổn hại mặt
đường. Các loài cây hay rụng lá, hoa, quả, các loài cho tán rậm, dày, cho bóng che
nặng.
+Các yếu tố kinh tế:
Bao gồm chi phí mua cây con, trồng, phí để đạt số cây sống trong thời kỳ tạo
lập, phí đốn hạ, thay thế. Nếu chọn loài cây mà không phù hợp với yếu tố kinh tế này
thì kế hoạch sẽ không thể thực hiện được.
b- Tham khảo định hướng phát triển cho cây đường phố ở TP. HCM cho thấy:

- Tận dụng các khoảng trống trên các vỉa hè còn có thể trồng cây để gia tăng số
lượng. Trên các tuyến đường mới mở hoặc chỉnh trang mở rộng, phải đảm bảo giành
vị trí thích hợp để trồng cây xanh.
- Tích cực thay thế các cây già cỗi, sâu bệnh, rỗng ruột, bọng gốc, nghiêng,
nặng tàn có nguy cơ đổ ngã. Hạn chế tối đa các thiệt hại do cây xanh gây ra.
- Việc thay thế hệ cây mới sẽ kết hợp với chiến lược bảo tồn và có cân nhắc
thận trọng vì đốn thì dễ nhưng trồng thì khó. Đầu tư các công trình nghiên cứu dẫn
giống, du nhập các loài cây mới từ cây rừng bản địa, rừng miền đông nam bộ. Trên cơ
sở đó, hình thành các hàng cây đạt được yêu cầu về cảnh quan có chiều cao cây trưởng
thành thấp, giảm chi phí bảo quản,tăng giá trị khoa học và tăng độ an toàn cho cây
xanh đường phố, tăng đa dạng sinh học cho cây xanh đường phố.
11


- Chú trọng công tác sửa tán tạo hình, khống chế chiều cao hợp lý nhằm tăng
giá trị thẩm mỹ, tạo sự cân đối hài hòa với các công trình kiến trúc mới phát triển.
- Thực hiện trồng mới cây xanh trên các tuyến đường mới mở với chủng loại
phù hợp với đặc điểm của khu phố và tình trạng lưới điện. Nhằm ngăn chặn tình trạng
lấn chiếm vỉa hè như trước đây.
2.5. Một số mô hình thiết kế cây xanh ở Việt Nam
2.5.1 Một số mô hình thiết kế cây xanh trên các tuyến đường ở thị xã Thủ Dầu
Một tỉnh Bình Dương (Thạch Thị thanh Vân, 2007)

Hình 2.1
Đường có dải phân cách
lề rộng 3 m- mặt đường 12 m

Hình 2 2
Đường không dải phân cách
lề rộng 3 m- mặt đường 10 m


Hình 2. 3
Đường có dải phân cách
lề rộng 3 m- mặt đường 10 m

Hình 2. 4
Đường không có dải phân cách
lề rộng 3 m- mặt đường 12 m

12


×