Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TRẠNG THÁI IIIA – TIỂU KHU 90 – VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.92 KB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN LÁ
RỘNG THƯỜNG XANH TRẠNG THÁI IIIA2 – TIỂU KHU 90 –
VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG

Họ và tên: LÊ VĂN CƯỜNG
Chuyên ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng7/2008


GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN LÁ
RỘNG THƯỜNG XANH TRẠNG THÁI IIIA2 – TIỂU KHU 90 –
VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG

Tác giả:
LÊ VĂN CƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. GIANG VĂN THẮNG

Thang7/2008


i


Lời cảm ơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Các thầy cô giáo trường ĐHNL TPHCM, và các thầy cô
giáo ở khoa Lâm Nghiệp đã giảng dạy và chấp cánh cho ước mơ
của em thành hiện thực.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong bộ môn
Điều Tra – Quy Hoạch Rừng, đã giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cám ơn Ts: Giang Văn Thắng đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn em để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cám ơn các cô chú trong Phân Viện Điều Tra – Quy Hoạch
Rừng Nam Bộ đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu để
thực hiện đề tài.
Cám ơn ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ thuộc Vườn quốc gia
Phú Quốc đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Xin cha mẹ nhận nơi con lòng biết ơn vô hạn đã không
quãng gian khổ để cho con được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn những người bạn, những người thân
đã khuyến khích động viên tôi trong những năm học tập nghiên
cứu trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Văn Cường

ii



MỤC LỤC

TRANG

Trang bìa
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………….i
Mục lục…...…………………………………………………………………………….ii
Các hình và bảng biểu…………….………...…………...…………....…….iv
Bảng chữ viết tắt………………………………………………..………….….v
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………...…….1
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU……………………………..……………………….....4
4 2.1 Khái niệm cấu trúc rừng………………………….……………...….....4
2.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới...……..…6
2.3 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên Việt Nam..……………8
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.……………………... 11
3.1 Điều kiện tự nhiên...…………………………………………………….11
3.2: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..……………………………………..14
3.2.1 Điều tra về động vật…….…………………………………………… 15
3.2.2 Điều tra đất...….………………………………………………………15
CHƯƠNG 4
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……..…….…............ 16
4.1 Mục tiêu nghiên cứu và giới hạn của đề tài.…………..……………..16
4.1.1 Mục tiêu nghiên cứu….………….…………………………….……..16
4.1.2 Giới hạn của đề tài…….……………………..……………………….16
4.2 Nội dung nghiên cứu……….…………………………..……………….16
4.3 Phương pháp nghiên cứu…….……………………………………..…..16
4.3.1 Ngoại nghiệp…………….……………………………………..…......16

4.3.2 Nội nghiệp…….………………………………………………..……...20

iii


CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………...……………….….24
5.1 Một số đặc điểm cấu trúc rừng…….……………………………..……24
5.2 Đặc điểm tổ thành loài cây…….………………………..……………..24
5.3 Phân bố số cây theo cấp kính…….……………..…………………..…26
5.4 Phân bố số cây theo cấp chiều cao….……………………..…….……28
5.5 Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính.……………..…31
5.6 Phân bố trữ lượng theo cấp kính………….…...….….…………..… 33
5.7 Tần số tích lũy tán trong không gian…….…………………..…….... 35
5.8 Độ hỗn giao…………………….…………………………………….. .36
5.9 Phân bố chiều cao cây tái sinh……….………………………..……... 37
5.10 Độ tàn che của rừng…………….………………………………..…....39
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………….……………………………….41
6.1 Kết luận……...……………….……………………………..……………41
6.2 Đề xuất………………………………….………………………..……....42
6.3 Kiến nghị và tồn tại…….…………………………………...…………..43

iv


CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
A. BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG BIỂU


TRANG

Bảng 3.1: Điều tra về động vật……………………………………..………15
Bảng 3.2: Mô tả phẫu diện…………………………………………….…….15
Bảng 5.1: Tổ thành loài cây…………………………………………..…….25
Bảng 5.2: Phân bố số cây theo cấp kính…………..…………………....…27
Bảng 5.3: Phân bố số cây theo cấp chiều cao………………………….….29
Bảng 5.4: Phân bố trữ lượng theo cấp kính…………………..………..….33
Bảng 5.5: Tần số tích lũy tán trong không gian……………………….….35
Bảng 5.6: Phân bố chiều cao cây tái sinh………………………….…..….38
Bảng 5.7: Độ tàn che của 3 ô đo đếm…………………………………..….40
B. CÁC HÌNH
Hình 5.1: Biểu đồ tổ thành loài cây…………………………….…..……..25
Hình 5.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp kính………………………….28
Hình 5.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao…..…………..…...30
Hình 5.4: Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa H v n và D 1 . 3 ………..……..32
Hình 5.5: Biểu đồ biểu thị phân bố % trữ lượng theo cấp kính……..….34
Hình 5.6: Biểu đồ tần số tích lũy tán…………………………………..….36
Hình 5.7: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao cây tái sinh………….. 38

v


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

-

FAO: Food and Agriculture Organzation: Tổ chức Nông Lương Quốc Tế.

-


Hvn: Chiều cao vút ngọn.

-

Ddc: Chiều cao dưới cành

-

D1.3: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m.

-

Dt: Đường kính tán cây.

-

M: trữ lượng rừng.

-

V: Thể tích thân cây.

-

N%_tn: Phần trăm số cây thực nghiệm.

-

N%_lt: Phần trăm số cây lí thuyết.


-

H : Chiều cao bình quân của rừng..

-

D : Đường kính bình quân của rừng.

vi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, rừng là một tài
nguyên vô cùng quý giá. Ngoài chức năng bảo vệ môi trường, cải thiện
sự sống, an ninh quốc phòng, rừng còn có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân như cung cấp gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ khác.
Song, nó là một hệ sinh thái phức tạp bao gồm nhiều thành phần với các
quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian.
Dưới áp lực gia tăng dân số, cùng với sự phát triển của các ngành
công nghiệp đã làm cho nhu cầu gỗ gia tăng. Đồng thời dưới sức ép về
vấn đề giải quyết lương thực, thực phẩm, dược liệu cũng làm cho rừng
ngày càng cạn kiệt và mất dần tính đa dạng, diện tích và chất lượng rừng
ngày càng suy giảm ngiêm trọng.
Theo tài liệu công bố của tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO) năm
1990 thì hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên thế giới còn có khoảng 634
triệu ha, trong đó ở Nam Mỹ chiếm 138 triệu ha, ở Trung Phi 161 ha, tại
Đông Nam Á rừng đang bị phá hủy với diện tích rất lớn khoảng 17 triệu
ha/năm. Nếu chúng ta không sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì

đến cuối thế kỉ 21 rừng nhiệt đới có nguy cơ bị biến mất trên thế giới.
Tại hội nghị Quốc Tế về môi trường ở Kyoto (Nhật Bản) vào những
năm 1997 các nước trên thế giới đã ký một “nghị định về môi trường
năm 1997”, trong đó có hai mục tiêu quan trọng lập lại cân bằng sinh
thái trong thiên nhiên và ngăn chặn hạn hán, thiên tai xảy ra ở các nước
nhiệt đới phải giảm thiểu ngay nạn phá rừng, đồng thời phải tiến hành
phục hồi phủ xanh trên vùng đất trống, đồi trọc nhằm tái tạo lại kiểu
rừng đã tồn tại trước đây.
1


Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm trong khu vực Đông Nam Á với
vốn rừng nhiệt đới phân bố khắp cả nước nhất là ở Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ còn trữ lượng khá lớn. Mặc dù rừng nước ta chiếm một vị trí rất
nhỏ trên thế giới nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong cân bằng sinh
thái và bảo vệ môi trường trong nước cũng như khu vực Đông Nam Á.
Trước chiến tranh tỷ lệ che phủ của rừng mưa nhiệt đới là 43,8% vào
khoảng 14,8 triệu ha (Paul Maurand 1943) sau chiến tranh chống Mỹ
diện tích rừng bị thiêu hủy khoảng 5 triệu ha, tỉ lệ che phủ đạt 29,1%
dưới mức an toàn sinh thái (Thái Văn Trừng 1998).
Rừng mưa nhiệt đới là loại rừng đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều của vùng xích đạo có những đặc điểm nổi bật như: sự phong phú
đa dạng về loài, rừng có nhiều tầng tán rậm rạp, có nhiều loài cây gỗ
lớn.
Nằm trong vùng nhiệt đới chịu sự ảnh hưởng của khí hậu đại dương,
Vườn quốc gia Phú Quốc có điều kiện khí hậu thuận lợi với hệ sinh thái
rừng rất phong phú về động thực vật. Do điều kiện lịch sử, đảo Phú Quốc
được chinh phục đầu tiên từ phía Nam rồi dần khai khẩn về phía Bắc và
trong thời gian chiến tranh, vùng này không chịu ảnh hưởng nhiều nên
rừng Phú Quốc ở phía Bắc còn gần như được nguyên vẹn với khu rừng

già nguyên sinh còn lại duy nhất ở Nam Bộ.
Thảm thực vật nơi đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi
thấp. Vườn quốc gia Phú Quốc có đến 12.794 ha rừng, trên các đai cao
rừng còn giàu, tuy vậy ở các đai thấp rừng bị suy thoái nhiều, với ưu thế
ở đây là các cây họ đậu Fabaceae. Đến nay đã ghi nhận được 929 loài
thực vật trên đảo. Cũng có một vài ghi nhận cho rằng ở Phú Quốc trước
đây có loài vượn Pillê sinh sống.
Trong quản lý rừng, tác động lâm sinh là biện pháp kỹ thuật then
chốt để cải thiện và làm cho rừng có cấu trúc phù hợp nhất với mục đích
quản lý, nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho từng loại hình kinh
doanh rừng. Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi
2


rừng, quản lý rừng bền vững chỉ có thể giải quyết thỏa đáng một khi có
sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy luật vận động của hệ sinh thái rừng.
Do đó nghiên cứu cấu trúc rừng được xem là cơ sở quan trọng nhất giúp
các nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và
biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng, góp phần quản lý và
kinh doanh rừng lâu bền.
Được sự đồng ý của bộ môn Điều tra - Quy hoạch rừng và sự hướng
dẫn tận tình của thầy Giang Văn Thắng, trong khuôn khổ của một luận
văn tốt nghiệp đại học cuối khóa, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Góp phần nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh
trạng thái IIIA 2 - tiểu khu 90 - Vườn Quốc Gia Phú Quốc - Kiên
Giang”.
Do thời gian có hạn, cũng như năng lực còn hạn chế nên trong thời
gian thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý
và giúp đỡ của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn về kiến thức,
góp phần phục vụ công tác nghiên cứu cũng như công tác chuyên môn

sau này.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo
nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Có các loại cấu
trúc rừng sau:
- Cấu trúc tổ thành:
Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng
loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác, tổ thành cho
biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây khác nhau trên cùng
đơn vị diện tích.
Trong một khu rừng nếu một loài cây nào đó chiếm trên 95% thì
rừng đó được coi là rừng thuần loài, còn rừng có từ 2 loài cây trở lên với
tỷ lệ sấp xỉ nhau thì là rừng hỗn loài.
Tổ thành của khu rừng nhiệt đới thường phong phú về các loài hơn là
tổ thành các loài cây của rừng ôn đới.
- Cấu trúc tầng thứ:
Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng
phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham
gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới
thường nhiều tầng tán hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới, cụ thể:
+ Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có liên
tục.
+ Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng
chính, liên tục.

4


+ Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.
+ Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài cây thân thảo.
+ Ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo.
- Cấu trúc tuổi:
Cấu trúc về mặt thời gian, đó là trạng thái tuổi của các loài cây tham
gia vào hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với
cấu trúc về mặt không gian của rừng.
Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi lâm
phần thành các cấp tuổi. Với rừng tự nhiên thường thì mỗi cấp tuổi có
thời gian là 5 năm, nhiều khi là các mức 10, 15, hoặc 20 năm tùy theo
đối tượng rừng và mục đích kinh doanh.
- Cấu trúc mật độ:
Cấu trúc mật độ phản ánh mức độ đậm đặc của số cây thân gỗ trên
một đơn vị diện tích. Nó cũng phản ảnh mức độ tương tác giữa các cá thể
trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả năng
sản xuất của rừng. Theo thời gian thì mật độ cũng luôn thay đổi. Đây
chính là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong
kinh doanh rừng.
- Một số chỉ tiêu cấu trúc khác:
+ Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay
lãnh thổ. Ví dụ độ che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.
+ Độ tàn che: Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường
phân chia theo các mức từ: 0,1; 0,2;...0,9;1.
+ Mức độ khép tán: Mức độ này thể hiện sự giao tán giữa các cá thể
và cũng là chỉ tiêu để xác định giai đoạn sinh trưởng của rừng.
+ Phân bố số cây theo đường kính: Chỉ tiêu này có thể biểu thị bằng
biểu đồ hay hàm toán học biểu thị cho cấu trúc ngang của rừng thông qua

đường kính.
+ Phân bố số cây theo chiều cao: Biểu thị cho cấu trúc dọc của rừng
thông qua số cây tập trung theo cỡ chiều cao. Cũng như phân bố đường
5


kính, có thể sử dụng biểu đồ hay hàm toán học để mô tả cho đặc điểm
cấu trúc này.
2.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới
Rừng tự nhiên nhiệt đới là một loại hình rừng rất đa dạng, phong phú
đã cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và trong quá
trình nghiên cứu thuật ngữ “cấu trúc rừng” được sử dụng phổ biến nhưng
có ý nghĩa khác nhau theo từng tác giả:
Assmam (1968) định nghĩa: “Một lâm phần hay một rừng cây là một
tổng thể các cây rừng và phát triển trên một diện tích tạo thành một điều
kiện hoàn cảnh nhất định và có một cấu trúc bên ngoài cũng như bên
trong khác biệt với diện tích rừng khác”. Như vậy trong một rừng cây
hay một lâm phần trên một diện tích đất sẽ được hình thành khi nó có đủ
số lượng cá thể cây tạo nên tầng tán cũng như một độ tàn che và những
điều kiện hoàn cảnh rừng rất ổn định nào đó.
Cũng như quan điểm này Richards (1952) cho rằng: “Một quần xã
thực vật gồm những cây có hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau
nhưng tạo ra một hoàn cảnh sinh thái nhất định và được sắp xếp một
cách tự nhiên và hợp lý trong không gian”. Theo Richards cách sắp xếp
theo hướng thẳng đứng và hướng nằm ngang, cách sắp xếp này có ý
nghĩa quan trọng trong việc phân biệt với quần xã thực vật khác và có
thể mô tả bằng các biểu đồ. Các biểu đồ mặt cắt có giá trị không những
mô tả được cấu trúc tầng tán mà còn mô tả những chỉ tiêu cho những nhà
lâm học lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp tác động vào rừng
nhằm giúp cho rừng có một cấu trúc bền vững và ổn định. Trong đó công

trình nghiên cứu “Rừng mưa nhiệt đới”, ông cho rằng tuyệt đại bộ phận
thực vật thân gỗ đều có lá rộng thường xanh, ưa ẩm, thân có bạnh vè,
hoa quả, ngoài ra còn có một số thực vật miền ôn đới. Để mô tả cấu trúc
của rừng mưa nhiệt đới, tác giả Richards và Davids (1934) đã sử dụng
bản vẽ trắc đồ ngang và dọc của quần xã thực vật rừng. Richards cho

6


rằng rừng mưa nhiệt đới có năng lực tự phục hồi liên tục, tái sinh theo lỗ
trống, do đó sự suy vong của các thế hệ cây già cõi là phổ biến.
Khi nghiên cứu tái sinh của rừng nhiệt đới Vansteenis (1956) cũng
đã nhận định tái sinh tự nhiên của rừng nhiệt đới là liên tục và gần như
quanh năm. Còn các nhà nghiên cứu khác như: IT.Haig và M.A.Huper
(1956) thì sự tái sinh tự nhiên được xem là căn bản nhất trong quá trình
cải thiện tình hình rừng.
Ngoài ra, khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng A.Lamprecht
(1989) nhấn mạnh, phải đi sâu vào phân tích phong phú về thành phần
loài, quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng theo cấp kính, theo cấp
chiều cao, cũng như theo cấp tuổi của rừng. Phân tích tái sinh rừng theo
loài cây ưa sáng hay loài cây chịu bóng… Còn theo nghiên cứu của ông
Melexov (1989) thì nói đến đặc điểm lâm học của rừng người ta thường
đề cập đến các yếu tố sau: tổ thành loài, kết cấu tuổi, cấp kính, chiều
cao, cũng như về trữ lượng và tiết diện ngang của rừng. Ngoài ra, tác giả
còn đề cập đến các đặc điểm khác như: kết cấu đất, điều kiện khí hậu,
tiểu khí hậu, địa thế,… Từ đó việc xây dựng các biện pháp lâm học để
quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng mới đạt hiệu quả tối ưu.
Quá trình tái sinh rừng là một vấn đề đặc biệt được quan tâm trong
quá trình nghiên cứu về đặc điểm lâm học của rừng. Để giải quyết vấn đề
này nhiều tác giả đều thống nhất là phải làm rõ các vấn đề về vật hậu

như đặc điểm về hình thành cơ quan sinh sản, thời kỳ ra hoa, kết quả và
các nhân tố khác ảnh hưởng đến quá trình sinh sản như: kiểu cách phân
tán hạt giống, sự hình thành và trạng thái biến đổi của cây mầm và cây
con dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường thay đổi, cấu trúc độ tuổi,
mật độ và sức sống cá thể,…
Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng, chủ yếu theo đường
kính D 1 . 3 có liên hệ với giai đoạn phát dục của rừng và các biện pháp
kinh doanh. Theo ông, sự phân bố số cây theo đường kính có giá trị đặc
trưng nhất cho rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên hỗn loài, nó phản ánh
7


được các đặc điểm lâm sinh của rừng. Những quy luật phân bố mà ông
xác định được ở rừng tự nhiên được chấp nhận và kiểm chứng ở rất nhiều
nơi trên thế giới. Đó là phân bố đường kính của rừng tự nhiên có quy
luật một đỉnh lệch trái, số cây tập trung rất nhiều ở các cấp kính nhỏ do
bởi có nhiều loài, nhiều thế hệ cùng tồn tại. Song ở các cỡ kính lớn chỉ
có một số loài nhất định do bởi đặc tính sinh học (cây gỗ lớn) hay do
nhờ vị trí thuận lợi trong rừng chúng mới có khả năng tồn tại và phát
triển. Về phân bố chiều cao, rừng tự nhiên thường có quy luật nhiều
đỉnh, rừng càng có nhiều thế hệ hay do khai thác chọn không có quy tắc
thì phân bố chiều cao của rừng thường nhiều đỉnh và giới hạn của đường
cong phân bố nhiều đỉnh là phân bố giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn
không đều tuổi.
2.3 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên Việt Nam
Nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta cũng đã được nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nước thực hiện. Trong đó đáng kể nhất là cuốn: “Lâm
nghiệp Đông Dương” của Paul Maurand (1943) và những nghiên cứu của
Rollet (1969) về rừng thưa Nam Đông Dương. Về cấu trúc và trạng thái
rừng ở phía Bắc Việt Nam phải kể đến công trình nghiên cứu của

M.Loeschau (1962.1964.1966). Trên cơ sở cấu trúc, các đặc điểm lâm
sinh và trữ lượng của rừng… tác giả đã đề xuất các chỉ tiêu định lượng
để phân loại các trạng thái rừng ở miền Bắc Việt Nam và cho đến nay
vẫn còn áp dụng rộng rãi trong thực tiễn điều tra quy hoạch rừng và diều
chế rừng toàn quốc.
Các tác giả nghiên cứu cấu trúc rừng trong nước phải kể đến công
trình nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1961) về: “Thảm Thực Vật Rừng
Việt Nam” và của Trần Ngũ Phương (1965) trong công trình nghiên cứu:
“Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” trên cơ sở nghiên cứu
và phân tích các nhân tố sinh thái phát sinh cũng như những vùng địa lý
khác nhau, các tác giả đi đến kết luận và phân loại các kiểu rừng ở miền
Bắc Việt Nam cũng như ở Việt Nam.
8


Các tác giả trên đã tiến hành xác định dạng cấu trúc của các kiểu
rừng, song mang tính chất mô tả định tính, thuyết minh cho kết quả phân
loại của mình mà thôi.
Trong những năm gần đây có các công trình nghiên cứu đi sâu hơn
vào cấu trúc rừng, thông qua việc xác định phân bố số cây theo chiều cao
(H) và đường kính (D 1 . 3 ), song các kết quả nghiên cứu về cấu trúc lại
phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu tương đối khác nhau.
Đồng Sĩ Hiền (1968) trong công trình nghiên cứu “Lập biểu thể tích
và biểu độ thon cây đứng rừng Việt Nam” đã đi sâu vào xác định các quy
luật phân bố cây theo chiều cao (H) và đường kính (D 1 . 3 ) làm cơ sở cho
việc xây dựng biểu thể tích (V) một hay hai nhân tố. Kết quả nghiên cứu
cấu trúc rừng tự nhiên của ông cũng rất phù hợp với những kết quả
nghiên cứu của Prodan (1952), đó là cấu trúc đứng của rừng tự nhiên
Việt Nam đặc trưng bởi phân bố nhiều đỉnh về chiều cao và cấu trúc
ngang là phân bố giảm một đỉnh lệch trái về đường kính.

Về phương pháp nghiên cứu Đồng Sĩ Hiền đưa ra kết luận: Khi
nghiên cứu cấu trúc rừng dùng biểu đồ mô tả phân bố là phương pháp
tổng quát nhất, có đường cong phân bố thì có thể xác định cả vị trí của
cây bình quân và phạm vi biến động. Phương pháp biểu đồ là phương
pháp biểu diễn quy luật phân bố số cây theo D 1 . 3 , H v n ... đơn giản, rõ ràng
nhất.
Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1986) đã nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện
pháp kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ở rừng thuần loại,
đều tuổi các phân bố có dạng một đỉnh lệch trái ở những rừng non và
tiệm cận phân bố chuẩn ở những giai đoạn phát triển về sau. Ở rừng tự
nhiên khác tuổi do tái sinh liên tục theo lỗ trống của rừng qua phương
pháp chặt chọn nên cấu trúc đứng của rừng cũng có dạng phân bố giảm
nhiều đỉnh về chiều cao, còn cấu trúc ngang có dạng phân bố giảm một
đỉnh lệch trái về đường kính.
9


Công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng ở nước ta đáng chú ý nhất là:
“Quy luật cấu trúc của rừng gỗ hỗn loài” của Nguyễn Văn Trương (1982)
theo tác giả khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải tập trung
xác định thành phần loài cây, tìm hiểu về cấu trúc của từng loại rừng,
cấu trúc đường kính qua phân bố số cây và tổng diện ngang trên mặt đất,
cấu trúc nhóm loài cây, tình hình tái sinh và diễn thế của rừng.. Từ đó
mới có được những kết luận logic cho những biện pháp xử lý rừng có
khoa học và hiệu quả, vừa cung cấp được lâm sản, vừa nuôi dưỡng và tái
sinh rừng. Trong phương pháp nghiên cứu tác giả đã sử dụng ô tiêu
chuẩn có diện tích từ 0,25 ha đến 1,0 ha trong đó các cây D 1 . 3 ≥ 10cm trở
lên được đo đếm về D 1 . 3 , H v n , D t á n … Cự ly cấp kính là 4, chiều cao là
2m, cấp tiết diện ngang là 0,025m 2 . Trong xử lý tính toán số liệu nghiên

cứu theo xu hướng hiện nay, tác giả dùng phương pháp toán học để tiếp
cận vấn đề và định lượng hóa quy luật phân bố bằng các mô hình toán
học cụ thể.
Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng của
một số nhà khoa học lâm nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới.
Qua sự nghiên cứu của các nhà khoa học Lâm nghiệp trên thế giới và
Việt Nam đã giúp cho tôi xác định được phương hướng và phương pháp
nghiên cứu cho đề tài của mình.

10


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
Vườn quốc gia Phú Quốc là một Vườn quốc gia của Việt Nam, nằm
tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được thành lập theo Quyết định số
91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn
thiên nhiên Bắc đảo Phú Quốc thành Vườn Quốc gia Phú Quốc.
- Vị trí địa lý.
Vườn quốc gia Phú Quốc bao gồm địa phận khu Bảo tồn thiên nhiên
Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn có ranh
giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một
phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông
thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Vườn quốc gia Phú Quốc trải dài từ 10°12' - 10°27' vĩ bắc và từ
103°50' - 104°04' kinh đông.
- Địa hình, địa mạo.

Đảo Phú quốc có dạng địa hình đồi, núi thấp. Thấp dần từ phía Đông
sang phía Tây và từ phía Bắc xuống phía Nam.
Phía Bắc có dãy núi Bãi Đại với các đỉnh cao khoảng 200m, dãy núi
Hàm Rồng với đỉnh cao nhất 365m và dãy núi Chảo với đỉnh cao nhất
382 m.
Phía Đông là dãy núi lớn nhất Hàm Ninh tạo thành hình cánh cung kéo
dài hơn 30km theo hướng Bắc – Nam, cao nhất là đỉnh núi Chúa 565m.
Phía Tây núi thấp dần và không tạo thành dãy, trong đó có một số
11


đỉnh cao 100m - 200m.
Phía Nam có dãy núi Dương Đông và Suối Đá với các đỉnh cao
100m– 150m.
- Khí tượng thủy văn:
Đảo Phú Quốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính
chất xích đạo, nhưng bị chi phối mạnh bởi các quy luật của biển.
+ Nhiệt độ trung bình : 27,10 0 C
+ Tháng nóng nhất (IV): 28,3 0 C
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất (I): 25 0 C
+ Lượng mưa trung bình: 3.037mm, phân bố theo mùa rõ rệt.
+ Trong năm có 2.445 giờ nắng, trung bình 6 - 7 giờ/ngày, khá thuận
lợi cho việc sản xuất nông nghiệp
+ Mùa mưa kéo dài hơn các huyện khác trong tỉnh và toàn Đồng Bằng
Sông Cửu Long (8 tháng từ tháng IV đến tháng XI) và chiếm 90% lượng
mưa cả năm. Trong các tháng mưa nhiều thường ảnh hưởng đến kinh
doanh du lịch và gây tình trạng ngập cục bộ ở các khu vực trũng như:
Đồng Tràm, thị trấn Dương Đông… mức ngập thường dưới 1m, thời gian
ngập 5 - 10 giờ.
+ Ngược lại, trong các tháng mùa khô (XII - III), do lượng mưa không

đáng kể (chỉ chiếm 10% lượng mưa măm) đã gây tình trạng khô hạn cho
cây trồng và thiếu nước cho sinh hoạt ở một số khu vực.
+ Tốc độ gió trung bình: 3,9 m/s; Có hai hướng gió chính thay đổi
trong năm.
+ Gió mùa Đông – Bắc thịnh hành vào mùa khô (từ tháng XI đến
tháng IV năm sau), vận tốc trung bình biến đổi từ 2,8 - 4,0m/s.
+ Gió mạnh thường xảy ra vào các tháng VI - VIII, vận tốc gió lớn
nhất tuyệt đối lên tới 31,7m/s. Chế độ gió theo mùa đã chi phối mạnh mẽ
và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngư dân ở
các đảo nhỏ của huyện Phú quốc, họ thường phải di chuyển nơi ở theo
mùa để tránh gió.
12


- Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất :
Theo kết quả điều tra và xây dựng bản đồ đất huyện Phú Quốc năm
2005 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam.
Vườn quốc gia Phú Quốc có 4 nhóm đất: Nhóm đất cát, nhóm đất phù sa,
nhóm đất xám và nhóm đất đỏ vàng.
Thực chất đây là một đơn vị đất có nguồn gốc hỗn hợp từ những
trầm tích biển, phù sa sông suối và có cả sản phẩm dốc tụ. Đặc điểm
chung của chúng là có thành phần cơ giới mịn, từ thịt nhẹ đến thịt trung
bình. Do phân bố ở địa hình thấp trũng nên loại đất này giàu mùn, giàu
đạm, kali khá. Tuy nhiên, đất chua và thường chứa độc tố, thời gian bão
hòa nước mặt và nước ngầm kéo dài. Một số khu vực có thể cho nước
mặn vào để nuôi tôm và trồng rừng ngập mặn.
Phần lớn diện tích đất đai ở Vườn quốc gia Phú Quốc có độ dốc
nhỏ, giao động từ 3 0 – 7 0 . Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tiềm
tàng thấp. Nhìn chung, đất đai ở Phú Quốc ít thích hợp với phát triển

nông nghiệp và rất nhạy cảm với thay đổi môi trường nên cần phải coi
trọng biện pháp bảo vệ kết hợp với sử dụng đất thật tiết kiệm và hợp lý,
chỉ nên sử dụng vào sản xuất nông nghiệp các loại nông sản thực sự cần
thiết và trong phát triển du lịch, cần phải có tỷ lệ cây xanh đáp ứng nhu
cầu cân bằng sinh thái.
+ Tài nguyên nước:
- Nước mặt:
Vườn quốc gia Phú Quốc có hệ thống sông rạch khá dày, trong đó có
các rạch lớn như: Rạch Cửa Cạn dài 28,7km, rạch Tràm, rạch Vũng Bầu,
rạch Cá, ...
Vào mùa mưa phần lớn dòng chảy tập trung vào các sông suối và
chảy trực tiếp ra biển, lượng nước trữ lại trong đầm lầy, sông suối không
đáng kể.
Mùa khô dòng chảy kiệt chủ yếu do nước ngầm cung cấp, mặc dù
13


hiện tại độ che phủ của rừng còn khá cao, nhưng mực nước của hầu hết
các sông suối đều thấp, lưu lượng không đáng kể hoặc không chảy, trừ
một vài rạch lớn, đã gây lên tình trạng khô hạn nghiêm trọng.
Theo tổng kết của địa phương cứ 3 - 4 năm có một năm hạn thiếu
nước cho sản xuất và sinh hoạt. Để sử dụng tốt nguồn nước mặt vào phát
triển kinh tế - xã hội, cần phải ưu tiên đầu tư xây dựng các hồ chứa để
trữ nước cho mùa khô và điều tiết dòng chảy.
- Nước ngầm
Nước ngầm ở tầng sâu nên rất khó khai thác (2 điểm khoan sâu 30m –
40m ở Gành Dầu không có nước). Nhưng nước ngầm tầng nông có khắp
đảo, lưu lượng tương đối khá. Chất lượng nước ngầm tầng nông thuộc
loại nước mềm, theo viện Vệ Sinh Dịch Tễ là nước sạch có thể dùng cho
ăn uống được và hiện là nguồn cung cấp chính trong suốt thời kỳ mùa

khô. Tuy nhiên, về lâu dài nguồn nước này không thể đáp ứng đủ cho
nhu cầu phát triển, nên phải tính đến phương án trữ nguồn nước mặt (hồ
chứa) hoặc chuyển ra từ đất liền.
3.2 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là ô định vị được thành lập theo chương trình
đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc (Theo quyết
định 446/TTg)
- Đây là chu kỳ IV điều tra ô định vị nghiên cứu sinh thái:
+ Số hiệu ô: 781 - 28B.
+ Tọa độ địa lý: 104 o 02’51”E - 10 o 19’14”N.
+ Kiểu rừng: Lá rộng thường xanh.
+ Trạng thái rừng: IIIA 2 .
+ Tiểu khu 90.
+ Xã Bãi Thơm - Huyện Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang.
+ Độ cao tuyệt đối: 25m.
+ Độ dốc trung bình: 4 o .

14


+ Đơn vị điều tra: Trung tâm Sinh thái và Tài nguyên Lâm nghiệp Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ.
3.2.1 Về động vật
Bảng 3.1: Điều tra về động vật
TT

Tên loài

1

Nai


Số lượng quan sát
Con
Dấu
Sống/chết chân
4/1
Ít

2

Heo rừng

10/4

Ít

Ít

50

3

Hoẵng

5/2

Ít

Ít


100

4

Chồn mướp

25/8

Ít

Ít

30

5

Cu đinh

20/6

Ít

Ít

400

6

Kỳ đà


7/4

Ít

ít

300

Dấu
phân
Ít

Khoảng
cách

Ghi
chú

100

Nhận xét: Số lượng động vật còn tương đối nhiều, trong đó có nhiều loài
có giá trị. Cần có biện pháp bảo vệ những loài quý hiếm, và khai thác
hợp lý những loài có số lượng còn nhiều.
3.2.2 Về đất
- Do địa hình bằng phẳng, thảm che lớn nên tình hình xói mòn ít, tầng
mùn trung bình, được mô tả ở biểu dưới đây:
Bảng 3.2: Mô tả phẫu diện
Mô tả đặc trưng tầng đất

Tầng

đất

Độ
sâu
(cm)

Màu
sắc

T.Phần
cơ giới

Cấu
tượng

Độ
chặt

A

0-3

Nâu

Mùn

Hạt

Mềm


AB

3-45

Nâu

Cát

váng

pha

45-

Vàng

Thịt

120

nhạt

nhẹ

B

Hạt
Hạt
15


Độ
ẩm
Hơi
ẩm

Hơi

Hơi

mềm

ẩm

Hơi

Hơi

mềm

ẩm

Tỷ lệ Tỷ lệ
đá
rễ
lẫn
cây
0

35%


5%

10%

10%

10%

Ghi
chú


Chương 4
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
4.1 Mục tiêu nghiên cứu và giới hạn của đề tài
4.1.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được cấu trúc rừng và tổ thành loài cây trong khu vực nghiên
cứu.
- Góp phần đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm điều chỉnh
rừng tiếp cận trạng thái cấu trúc phù hợp.
4.1.2 Giới hạn của đề tài
Do thời gian và đặc điểm khu vực nghiên cứu hạn chế nên đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trạng
thái IIIA 2 ở tiểu khu 90 thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc.
4.2 Nội dung nghiên cứu
 Xác định tổ thành loài cây.
 Phân bố số cây theo cấp kính.
 Phân bố số cây theo chiều cao.
 Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính.

 Tần số tích lũy tán trong không gian.
 Độ hỗn giao.
 Phân bố chiều cao cây tái sinh.
 Phân bố trữ lượng theo cấp kính D 1 . 3 .
 Độ tàn che.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
4.3.1 Ngoại nghiệp
16


Sử dụng phương pháp điều tra thường dùng trong Điều Tra - Quy
Hoạch rừng cụ thể.
Được sự giúp đỡ của Phân viện Điều Tra - Quy Hoạch rừng Nam Bộ
chúng tôi tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp ô điều tra định vị,
cụ thể như sau:
Trong phạm vi tiểu khu, lựa chọn khu vực có trạng thái rừng đại diện
để thiết lập ô định vị có diện tích 250.000m 2 (500m x 500m). Trong ô
định vị, tiến hành phát những tuyến song song, cách nhau 100m để tạo
thành những ô đo đếm có diện tích 10.000m 2 (100m x 100m). Theo
hướng Tây - Bắc, đánh số thứ tự từ 1 đến 25. Như vậy sẽ có tất cả 25 ô
đo đếm.
Trong 25 ô đo đếm, tiến hành lựa chọn ra 3 ô đo đếm có trạng thái
rừng đại diện nhất để tiến hành điều tra.
Trong mỗi ô đo đếm, tiến hành phát những tuyến song song và cách
nhau 20m để tạo thành 25 phân ô đo đếm, mỗi ô có diện tích 400m 2 (20m
x 20m). Theo hướng Tây Bắc, đánh số thứ tự từ 1 đến 25, như vậy trong
mỗi ô đo đếm sẽ có 25 phân ô đo đếm.
Trong 25 phân ô đo đếm, chọn ra những phân ô 1, 5, 7, 9, 13, 17, 19,
21, 25 để tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra rừng. Cụ thể như: D 1 . 3 ,
H v n , H d c , D t , phẩm chất của những cây gỗ có D 1 . 3 từ 6cm trở lên, kết hợp

với điều tra cây tái sinh, thảm tươi, cây bụi.
- Đo đường kính và đóng biển cây: Đo đường kính D 1 . 3 của tất cả các
cây gỗ có D 1 . 3 từ 6 cm trở lên trong toàn bộ phân ô đo đếm, ghi phân biệt
theo số hiệu cây (số hiệu cây trong ô được đánh theo thứ tự từ trái qua
phải, từ trên xuống dưới). Đo đường kính bằng thước kẹp, ghi cụ thể tới
từng cm với trị số theo hai chiều Đông - Tây và Nam - Bắc sau đó lấy
giá trị số trung bình. Đối với cây hai thân: nếu chia thân dươi 1,3m thì
coi như hai cây, nếu chia thân trên 1,3m thì coi như một cây. Tại vị trí
đo 1,3m phải được đánh dấu sơn đỏ bằng một dấu chữ thập (dấu ngang
trùng với vị trí đo 1,3m) và đóng một biển làm bằng tôn cứng có kích
17


thước 10cm x 15cm. Trên biển ghi số hiệu cây bằng sơn đỏ trùng với số
hiệu cây ghi trong biểu để dễ dàng nhận biết cho lần đo của định kỳ sau.
+ Những cây bị rơi biển, mất biển, biển không đúng chất lượng và
quy cách hoặc mất do mọi lý do đều phải đóng bổ sung và ghi theo đúng
số hiệu cây của chu kỳ trước. Những cây còn biển và đúng quy cách sẽ
được tháo, gỡ ra viết lại số hiệu cây theo số hiệu cũ bằng sơn đỏ, dùng
đinh mới đóng vào vị trí trên cây đã được xác định. Đinh dùng để đóng
biển là loại đinh 5cm, đóng sâu vào cây 3cm..
+ Số hiệu của những cây trong chu kỳ trước bị chết khô, bị chặt hoặc
mất do các lý do không tiến hành đo đếm chỉ ghi số thứ tự, ở cột ghi chú
là chết, chặt… Những cây xuất hiện thêm do tăng trưởng của cậy rừng
mà có được đánh số phụ là a, b, c, d.. theo số hiệu của cây gần nhất.
+ Cây nằm trên đường ranh giới phân ô, chỉ đo đếm, đóng biển và ghi
chép vào phiếu những cây nằm trên đường ranh giới phân ô của một cạnh
trước và một cạnh bên của phân ô theo một quy luật nhất định trong ô đo
đếm đó.
- Xác định tên loài: Tên loài cây phải được xác định ở rừng và ghi vào

phiếu thu thập.
- Đo chiều cao cây gỗ: Tại các phân ô đo đếm của mỗi ô đo đếm, ngoài
việc đo D 1 . 3 của tất cả các cây gỗ như đã trình bày trên, còn phải tiến
hành đo chiều cao vút ngọn (H v n ) và chiều cao dưới cành (H d c ) của tất cả
các cây có đo D 1 . 3 , ghi phân biệt và tương ứng với tất cả các cây đã đo
D 1 . 3 . Đo chiều cao bằng thước Blum-lay, đơn vị tính lấy tròn đến 0,2.
- Đo đường kính tán cây: Đường kính tán cây đo theo bốn chiều Đông Tây, Nam - Bắc, đơn vị lấy tròn đến 0,1m, ghi tương ứng với kết quả đo
D 1 . 3 của tất cả các cây trong phân ô. Xác định tọa độ gốc cây trong phân
ô.
- Vẽ trắc đồ:
Mỗi ô đo đếm tiến hành vẽ 1 trắc đồ đứng và ngang. Vẽ hình chiếu
thẳng đứng của tất cả các tán cây lên giấy kẻ ly vuông với tỷ lệ 1:100.
Trường hợp hình chiếu tán cây trùm phủ, che lấp nhiều gây khó khăn cho
18


×