Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÔN TÂN TIẾN, XÃ ĐẠ RSAL, HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP
DỤNG CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI THÔN TÂN TIẾN, XÃ ĐẠ RSAL,
HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên : NGÔ DIỆU QUYÊN
Ngành

: Lâm Nghiệp

Niên khóa

: 2004 – 2008

Tháng 7/2008


TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÁC
HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÔN TÂN
TIẾN, XÃ ĐẠ RSAL, HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

NGÔ DIỆU QUYÊN


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
TS. BÙI VIỆT HẢI

Tháng 7/2008
i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

iv


LỜI CẢM ƠN

Đề tài này được thực hiện tốt đẹp, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Bố mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được ngày hôm nay.
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Những thầy cô ở trường đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4 năm đại học.
Thầy Bùi Việt Hải đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Anh Dương Văn Tuấn (trưởng thôn) và Nguyễn Văn Toàn (phó thôn), thôn Tân
Tiến, đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian thực tập tại thôn.
UBND xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn thành
đề tài này.

v


TÓM TẮT

Đề tài:“ Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến người dân trong việc quyết định áp
dụng các hệ thống nông lâm kết hợp tại thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông,
tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ ngày 1/4/2008 đến 1/7/2008.
Luận văn nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người dân
trong việc áp dụng các hệ thống nông lâm kết hợp tại thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal,
huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Qua đó, đề ra các giải pháp phát triển, cải thiện
hiệu quả các mô hình này góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của người
dân thôn Tân Tiến. Tại địa phương có 8 phương thức sử dụng đất như sau:
a) Cà phê
b) Cà phê – tiêu
c) Cà phê – cây gỗ (điều)
d) Cà phê – cây ăn quả
e) Cà phê – tiêu – cây ăn quả
f) Cà phê – cây nông nghiệp
g) Cà phê – cây gỗ (điều) – cây nông nghiệp
h) Các hệ thống sử dụng đất khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các hệ thống này bao gồm ba nhóm yếu
tố: chính sách nhà nước, điều kiện tự nhiên và yếu tố xã hội nhân văn. Trong đó, yếu
tố chính sách nhà nước là ảnh hưởng mạnh nhất đối với người dân.
Dựa vào thực trạng nơi nghiên cứu và nhu cầu của người dân, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và phát triển các mô hình kể trên.

vi


ABSTRACT
The thesis entitled: “Studying factors affected local people’s decision in
applying agroforestry systems at Tan Tien hamlet, Da Rsal comune, Dam Rong
distrist, Lam Dong province” was implemented from 1st April 2008 to 1st Junly 2008.

This study was Implemented to show factors affected local people’s decision in
applying agroforestry systems. Then, we look for possible solutions to develop the
agroforestry systems at Tan Tien hamlet, Da Rsal comune, Dam Rong distrist, Lam
Dong province as well as improve that systems’s effect and raise the living standards
of local people.
The result of this study showed that farming is the local people’s main
occupation. There are eight land used systems existing in this area such as:
a) Coffee
b) Coffee – Black pepper
c) Coffee – Timber (Cashew);
d) Coffee – Fruit trees
e) Coffee – Black pepper – Fruit trees
f) Coffee – Agricultural plants
g) Coffee – Timber (Cashew) – Agricultural plants
h) Other land used systems
And the factors affected local people’s decision in applying agroforestry
systems are: the policies of the government, The physical features of area; social and
cultural factors. Among them, the policies of the government is the most decisive
factor.
Based on the findings and area’s realistic condition, we proposed some possible
solutions to develop the agroforestry systems were showed.

vii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................v
TÓM TẮT...................................................................................................................... vi

ABSTRACT ................................................................................................................. vii
MỤC LỤC ................................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ....................................................................... xiii
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................3
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................4
2.1 Khái niệm NLKH ......................................................................................................4
2.2 Các hệ thống NLKH tại Việt Nam ............................................................................4
2.3 Một số nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam và Lâm Đồng .......................................6
Chương 3. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP – ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .............8
3.1 Nội dung ....................................................................................................................8
3.2 Phương pháp.............................................................................................................9
3.2.1 Quan sát kết hợp với phỏng vấn .............................................................................9
3.2.2 Sử dụng các công cụ kết hợp khác (trong bộ PRA) ...............................................9
3.2.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin................................................................10
3.3 Địa điểm nghiên cứu...............................................................................................11
3.3.1 Cơ sở lựa chọn địa điểm nghiên cứu ....................................................................11
3.3.2 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu ..........................................................11
3.3.3 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................11
3.3.3.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................11
3.3.3.2 Địa hình .............................................................................................................12
3.3.3.3 Khí hậu ..............................................................................................................12
viii


3.3.3.4 Thủy văn ............................................................................................................13
3.3.4 Điều kiện dân sinh – kinh tế – xã hội ...................................................................13

3.3.4.1 Dân số – y tế – văn hóa ....................................................................................13
3.3.4.2 Kinh tế ...............................................................................................................15
3.3.4.3 Cơ sở hạ tầng .....................................................................................................15
3.3.4.4 Công tác khuyến nông .......................................................................................15
3.3.5 Nhận xét về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội...............................................16
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................17
4.1 Các hệ thống Nông Lâm kết hợp tại địa phương ....................................................17
4.1.1 Các mô hình sử dụng đất trong hệ thống NLKH..................................................17
4.1.1.1 Cà phê – Cây ăn quả..........................................................................................18
4.1.1.2 Cà phê – Tiêu – Cây ăn quả...............................................................................18
4.1.1.3 Cà phê – Tiêu.....................................................................................................18
4.1.1.4 Cà phê – Cây nông nghiệp.................................................................................19
4.1.1.5 Cà phê – Cây gỗ (điều) – Cây nông nghiệp ......................................................19
4.1.1.6 Cà phê – Cây gỗ (điều)......................................................................................19
4.1.1.7 Các hệ thống khác .............................................................................................20
4.1.1.8 Cà phê ................................................................................................................20
4.1.2 Ưu nhược điểm của các hình thức sử dụng đất ...................................................20
4.1.2.1 Mô hình Cà phê – Cây ăn quả ...........................................................................21
4.1.2.2 Mô hình Cà phê – Tiêu – Cây ăn quả................................................................21
4.1.2.3 Mô hình Cà phê – Tiêu......................................................................................22
4.1.2.4 Mô hình Cà phê – Cây nông nghiệp..................................................................22
4.1.2.5 Cà phê – Cây gỗ (điều) – Cây nông nghiệp ......................................................23
4.1.2.6 Mô hình Cà phê – Cây gỗ..................................................................................23
4.1.3 Các hình ảnh minh họa .........................................................................................24
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng các hệ thống NLKH của người dân ................27
4.2.1 Chính sách nhà nước ............................................................................................27
4.2.2 Yếu tố xã hội và nhân văn ....................................................................................29
4.2.2.1 Dòng thị trường và nhu cầu xã hội về các sản phẩm của hệ thống ...................29
4.2.2.2 Sự ổn định giá cả và hiệu quả kinh tế................................................................29
ix



4.2.2.3 Phong tục, tập quán canh tác của người dân .....................................................31
4.2.3.4 Trình độ kỹ thuật của người dân .......................................................................32
4.2.2.5 Hình thức quản lý của hệ thống.........................................................................33
4.2.3 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................34
4.2.3.1 Diện tích rẫy ......................................................................................................34
4.2.3.2 Chất lượng đất ...................................................................................................35
4.2.3.3 Nước tưới...........................................................................................................37
4.3 Nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của các mô hình ...........................38
4.3.1 Từ phía chính sách................................................................................................38
4.3.2 Từ phía quản lý của các tổ chức ...........................................................................39
4.3.3 Trình độ chuyên môn của người dân....................................................................40
4.3.4 Yếu tố thị trường ..................................................................................................40
4.4 Một số giải pháp có thể áp dụng.............................................................................41
4.4.1 Giải pháp về vốn...................................................................................................41
4.4.2 Giải pháp về học vấn ............................................................................................41
4.4.3 Giải pháp về kỹ thuật............................................................................................42
4.4.4 Giải pháp về chính sách và thực hiện chính sách.................................................42
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................44
5.1 Kết luận....................................................................................................................44
5.1.1 Các mô hình NLKH tại địa phương .....................................................................44
5.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các hệ thống NLKH tại địa
phương ..................................................................................................................44
5.1.3 Nguyên nhân thất bại của các chương trình hỗ trợ của nhà nước về NLKH .......45
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47
PHỤ LỤC

x



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLKH:

nông lâm kết hợp

SWOT:

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cản trở (StrengthWeakness-Opportunity-Threat)

V-A-C:

Vườn - ao - chuồng

R-V-A-C:

Rừng - vườn - ao - chuồng

SALT:

Kỹ thuật canh tác NLKH trên đất dốc

FAO:

Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture
Organization)

LNXH:


Lâm nghiệp xã hội

UBND:

Ủy ban nhân dân

PRA:

Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory
Rural Appraisal)

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

SD:

sử dụng

TL:

tỉ lệ

HTSDd:

hệ thống sử dụng đất

KTCSND:

kiến thức về chính sách của người dân


HQKT:

hiệu quả kinh tế

KTCMND:

kiến thức chuyên môn của người dân

DT:

diện tích

CL:

chất lượng đất

NT:

nước tưới

IIRR

Viện tái thiết nông thôn quốc tế

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng dân số, tôn giáo toàn xã...............................................14
Bảng 4.1: Các mô hình sử dụng đất của các hộ dân......................................................17
Bảng 4.2: Bảng tần số giữa HTSDd (hệ thống sử dụng đất) và KTCSND (kiến thức về
chính sách của người dân) ....................................................................................27
Bảng 4.3: Mức độ hiểu biết về các chính sách được thực hiện tại thôn của người dân..... 28
Bảng 4.4: Tần số giữa HQKT (hiệu quả kinh tế) và HTSDd (hệ thống sử dụng đất)...30
Bảng 4.5: Tần số giữa hệ thống sử dụng đất và dân tộc................................................31
Bảng 4.6: Tần số giữa HTSDd và KTCMND (kiến thức chuyên môn của người dân) .... 32
Bảng 4.7: Tần số giữa HQKT và KTCMND (kiến thức chuyên môn) .........................33
Bảng 4.8: Tần số giữa hệ thống sử dụng đất và diện tích rẫy .......................................34
Bảng 4.9: Tần số giữa HQKT và CL đất (chất lượng đất) ............................................35
Bảng 4.10: Tần số giữa HTSDd và CL đất ...................................................................36
Bảng 4.11: Tần số giữa HQKT và NT (nước tưới) .......................................................37

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 4.1: Sầu riêng – Cà phê.........................................................................................24
Hình 4.2: Cà phê – Xoài – Mít – Sầu riêng ...................................................................24
Hình 4.3: Cà phê – Tiêu – Sầu riêng – Mít – Mãng cầu ...............................................24
Hình 4.4: Cà phê – Tiêu – Cây ăn quả ..........................................................................24
Hình 4.5: Cà phê – Dâu tằm ..........................................................................................25
Hình 4.6: Cà phê – Điều – Bí đỏ ...................................................................................25
Hình 4.7: Cà phê – Bắp – Điều......................................................................................25
Hình 4.8: Cà phê – Điều – Khoai mì .............................................................................25
Hình 4.9: Cà phê – Điều ................................................................................................26
Hình 4.10: Dâu tằm – Xoài............................................................................................26
Hình 4.11: Điều – Tràm.................................................................................................26


Sơ đồ 4.1: Sơ đồ Venn về ảnh hưởng của các tổ chức, đoàn thể ..................................39

xiii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Đặt vấn đề
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nông lâm kết
hợp (NLKH) như: các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống, hệ sinh thái vườn
nhà… ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng, mà nguyên
nhân chủ yếu là do chưa giải quyết được vấn đề sinh kế cho người dân, đã và đang là
mối lo của chính phủ các nước trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của NLKH đã giải
quyết được những mâu thuẫn (cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại) của các chính
sách đi trước. Về thực chất thì NLKH thường được xem như là một hệ thống sử dụng
đất có tiềm năng đem lại các lợi ích về lâm sản, lương thực thực phẩm trong lúc vẫn có
khả năng bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái (Nguyễn Văn Sở, 2002). Từ đó cho thấy
rằng, chính vì hiệu quả của nó mà NLKH ngày càng được chú ý và quan tâm hơn
trong chính sách phát triển ở các địa phương, cộng đồng ven rừng nước ta.
Chính sự tồn tại lâu đời, cộng với sự di dân từ đồng bằng lên vùng cao đã tạo ra
sự phong phú, đa dạng trong các hệ thống NLKH. Mỗi hệ thống có những ưu - nhược
điểm và điều kiện áp dụng khác nhau. Ở Việt Nam, có thể chia NLKH thành 2 nhóm:
các hệ thống NLKH bản địa và các hệ thống NLKH mới được đưa vào. Theo kết luận
của nhiều nhà nghiên cứu, phần lớn các mô hình NLKH mới du nhập trong những năm
gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế về tính hiệu quả, độ bền vững, tính công bằng và sự
chấp nhận của người dân địa phương (Nguyễn Văn Sở và cộng sự, 2002). Thực tế cho
thấy, tính chấp nhận của người dân địa phương chi phối hoàn toàn sự thành công của
dự án. Điều đó giải thích rõ tại sao các nhà nghiên cứu khi đưa ra thử nghiệm một loại

cây trồng tại một địa phương lại hết sức quan tâm đến ý kiến người dân nơi đó.

1


Gần đây, một số mô hình NLKH được áp dụng thành công tại một số nơi (như:
mô hình NLKH trồng bạch đàn và bời lời xen khoai tím trên đất bạc màu tại xã Ayun,
huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai; mô hình NLKH trồng kết hợp cây lâm nghiệp và cây
ăn quả với sắn, khoai sọ… ở xã Đạo Trù, huyện miền núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
trên đất đồi rừng…), đã cải thiện đáng kể đời sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số. Nhưng ngược lại với những thành công của các mô hình nói trên, có không ít các
dự án về NLKH đã gặp thất bại. Vậy nguyên nhân do đâu? Trước hết, phải xem xét
các yếu tố có liên quan. Theo Nguyễn Thông (1996), mỗi dân tộc, mỗi vùng phát triển
ổn định, trước hết phải quan tâm yếu tố nội sinh của họ. Đó là nhân tố quyết định sự
bền vững của chương trình định canh định cư, chương trình phát triển nông – lâm
nghiệp. Còn theo Lê Duy Thước (2001), đối tượng quan trọng của NLKH là điều kiện
tài nguyên môi trường sinh thái; những nhu cầu thiết yếu để phát triển NLKH cần đảm
bảo về mặt chính sách, quyền sở hữu cho nhân dân và giao lưu thị trường. Xuất phát từ
các thông tin trên, nhận thấy rằng các yếu tố ở đây phải bao gồm cả yếu tố về tự nhiên,
xã hội – nhân văn và các chính sách nhà nước có liên quan.
Xã Đạ Rsal là một xã vùng sâu, vùng xa và được coi là xã có tiềm lực kinh tế
mạnh nhất huyện Đam Rông, huyện mới được thành lập đầu năm 2005 (nghị định số
189/2004/NĐ – CP về việc thành lập huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng). Là xã mới
thành lập nhưng Đạ Rsal lại rất được nhà nước quan tâm. Riêng về thôn Tân Tiến, nơi
có các hệ thống NLKH, nhiều chương trình hỗ trợ như: chương trình cho vay vốn (của
hội phụ nữ, hội nông dân xã), chương trình trợ cước và trợ giá (quyết định số 368/QĐ
– UBND về việc phê duyệt phương án thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận
chuyển, chương trình đầu tư hệ thống giao thông nông thôn (chương trình 135)…
nhưng chỉ đáp ứng cho phần nhỏ các hộ dân ở đây (khoảng 10%), nhiều hộ vẫn còn
tình trạng thiếu vốn đầu tư, phải đi vay vốn tư thương. Nhìn chung, trong địa bàn xã

mức thu nhập của người dân không đồng đều, bình quân chỉ khoảng 4 hoặc 5 triệu
đồng/người/năm. Từ thực tế đó, theo chúng tôi, khi thực hiện các dự án hoặc các
chương trình có liên quan đến NLKH nói chung và tại địa phương này nói riêng; tạo
sự công bằng cho mọi người dân và quan tâm, dành ưu tiên đến những người thuộc
diện khó khăn nhất là rất cần thiết.

2


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của bộ môn Lâm nghiệp xã
hội cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy Bùi Việt Hải, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các hệ thống NLKH của
người dân tại thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 So sánh các hệ thống NLKH ở địa phương và tìm ra ưu – nhược điểm của
các hệ thống ấy.
 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận của người dân đối
với các hệ thống NLKH.
 Đề ra giải các pháp khắc phục những hạn chế trong việc áp dụng các hệ
thống đã nêu.

3


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Khái niệm NLKH
Nông lâm kết hợp (NLKH) là một hình thức canh tác đã có từ lâu đời, nhưng
mãi đến những năm 70 của thế kỷ XX nó mới được chính thức nghiên cứu trên thế

giới (Nguyễn Văn Sở, 2002). Có thể hiểu NLKH theo nhiều cách khác nhau:


NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm

(cây gỗ, cây bụi, cọ, tre hay cây ăn quả, cây công nghiệp…) được trồng có suy tính
trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và (hoặc) với vật nuôi dưới
dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác
động hỗ tương qua lại về cả hai mặt sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của chúng
(Lundgen và Raintree, 1983 – dẫn theo Nguyễn Văn Sở, 2002).


NLKH là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng

trọt được sản xuất cùng lúc hoặc kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra
các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (theo
PCARD, 1979 – dẫn theo Nguyễn Văn Sở, 2002).
Nói một cách đơn giản, NLKH là trồng cây trên nông trại. NLKH là giải pháp
hiệu quả nhất hiện nay trong vấn đề giải quyết nạn du canh du cư, sinh kế cho đồng
bào thiểu số, cải thiện môi trường ở mỗi nước nói riêng và thế giới nói chung.
2.2 Các hệ thống NLKH tại Việt Nam
Ở Việt Nam, có thể chia NLKH thành 2 nhóm: các hệ thống NLKH bản địa
(các hệ thống NLKH truyền thống) và các hệ thống NLKH mới được đưa vào (các hệ
thống NLKH cải tiến).

4


(1) Các hệ thống NLKH truyền thống:
 Hệ thống bỏ hóa/nương rẫy cải tiến

 Các hệ thống rừng nhiều tầng truyền thống
o Hệ thống NLKH rừng và ruộng bậc thang
o Vườn hộ truyền thống
 Vườn rừng
 Vườn nhà với cây công nghiệp
 Vườn cây ăn quả
 Hệ thống V – A – C (Vườn – Ao – Chuồng)
 Hệ thống R – V – A – C (Rừng – Vườn – Ao – Chuồng)
 Hệ thống Rừng – Hoa màu – Lúa nước
(2) Các hệ thống NLKH cải tiến:
 Hệ thống canh tác xen theo băng (trên đất dốc – SALT 1)
 Trồng cây ranh giới/hàng rào cây xanh
 Hệ thống đai phòng hộ chắn gió
 Hệ thống Taungya
 Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp
o Rừng cao su, thông, rừng khộp + gia súc
o Keo dậu + cỏ nuôi gia súc
o Dừa + cỏ (cỏ họ đậu)
 Hệ thống Lâm – Nông – Đồng cỏ (SALT 2)
 Hệ thống canh tác nông lâm bền vững (SALT 3)
 Hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả qui mô nhỏ (SALT 4)
 Hệ thống lâm ngư kết hợp
Theo kết luận của nhiều nhà nghiên cứu, phần lớn các mô hình NLKH mới
được du nhập trong những năm gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế về tính hiệu quả, độ
bền vững, tính công bằng và sự chấp nhận của người dân địa phương (Nguyễn Văn Sở,
2002).
5


2.3 Một số nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam và Lâm Đồng

Nghị quyết đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (1981) có nêu: “sử dụng
đất đai nhất thiết phải theo phương thức NLKH”. Tạp chí Lâm nghiệp tháng 6/1983 có
bài viết của Nguyễn Văn Trương “cơ sở khoa học của vấn đề NLKH”. Tiếp đó, Bộ
Lâm nghiệp đã ghi thành đề tài nghiên cứu các mô hình NLKH ở Việt Nam trong
chương trình của Bộ (kế hoạch 1981 – 1985) (Lê Duy Thước, 1995).
Gần đây, các chính sách định canh định cư, kinh tế mới, chương trình 327,
chương trình 5 triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang
trại… đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống NLKH tại Việt
Nam. Nhiều nhà khoa học cũng như tổ chức đã đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này, như:
(i) ấn phẩm về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái nông nghiệp vùng trung du
miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn của Lê Trọng Cúc và cộng sự (1990);
(ii) ấn phẩm về các hệ thống NLKH điển hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO
và IIRR (1995) (cũng đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục Khuyến nông và Khuyến
lâm). Ngoài ra, Mittelman (1997) đã có một công trình tổng quan rất tốt về hiện trạng
NLKH và lâm nghiệp xã hội (LNXH) ở Việt Nam, đặc biệt là các chính sách ảnh
hưởng đến sự phát triển của NLKH (Nguyễn Văn Sở, 2002).
Lê Quang Minh (2006) với đề tài “ Tìm hiểu và phân loại các kỹ thuật NLKH
tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” có kết luận: yếu tố ảnh hưởng đến
việc quyết định sử dụng các mô hình NLKH của người dân là địa hình. Ngoài ra, một
số mô hình còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, kỹ thuật trồng cây rừng, chi phí
đầu tư và thời gian thu hồi vốn…
Mai Văn Thành và cộng sự (2004) có đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến người
dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống NLKH tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình” đưa ra năm yếu tố (an toàn lương thực, dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ
đầu vào, tổ chức địa phương, quyền sử dụng đất) có ảnh hưởng nhất đối với người dân
trong việc quyết định áp dụng các hệ thống NLKH.
Nguyễn Lê Nhung (2007) với đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm,

6



huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến các hệ thống
NLKH nơi đây như: môi trường và chính sách kinh tế.
Lê Thị Minh (2007) với đề tài “Mô tả và đánh giá thu nhập các mô hình canh
tác NLKH tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” đã kết luận: giá
cả thị trường, dịch bệnh sâu hại và yếu tố xã hội là các yếu tố có ảnh hưởng đến các hệ
thống NLKH tại địa phương.
Lê Duy Thước (1995) đã nghiên cứu một số hệ thống NLKH ứng dụng tại Việt
Nam và đưa ra các kết quả cụ thể trong ấn phẩm của mình.
Phạm Tiến Hải (2004) với đề tài “Đánh giá kết quả trồng rừng Sao Đen và Dầu
Rái theo phương thức NLKH, trồng dưới tán rừng và trồng theo rạch tại trại thực
nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Bù Đăng – Bình Phước” đưa ra kết luận: phương
thức trồng rừng trên rẫy lúa mới canh tác một năm cây sinh trưởng mạnh hơn so với
phương thức trồng trên rẫy lúa đã canh tác 3 năm.
Đặng Bá Lê (2003) với đề tài “ nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp quản lý
việc sử dụng đất nông nghiệp đang sản xuất trên đất Lâm nghiệp tại Ban quản lý rừng
đặc dụng Lâm Viên, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.
Và rất nhiều các đề tài nghiên cứu khác về NLKH giữa rừng Đước và tôm như
đề tài của Dương Thanh Thoại (2004), Lương Đình Trọng (2005)…
Tại địa phương, chưa có một nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào quá trình hình
thành cũng như các yếu tố chi phối sự chọn lựa của người dân trong việc áp dụng các
kỹ thuật nông lâm kết hợp. Mà đó chính là tiền đề cho việc đề ra các giải pháp chung
cho mâu thuẫn giữa các chính sách nhà nước và người dân địa phương trong công tác
bảo vệ rừng – một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới.

7



Chương 3
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP – ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung
(1) Các hệ thống NLKH (có hình minh họa) tại địa phương, ưu và nhược điểm
của các hệ thống:
o Hiện trạng các loại mô hình, tỷ lệ số hộ áp dụng
o Ưu – nhược điểm (tổng hợp từ bảng SWOT).
(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng các hệ thống NLKH tại
cấp hộ gia đình:
o Yếu tố tự nhiên (khí hậu, đất đai, sâu bệnh, địa hình…)
o Yếu tố xã hội và nhân văn (nhu cầu xã hội về các sản phẩm của hệ
thống, sự ổn định giá cả, dòng thị trường; phong tục, tập quán canh
tác của người dân; hình thức quản lý của hệ thống )
o Chính sách của nhà nước trước và sau sự xuất hiện các hệ thống có
liên quan đến việc hỗ trợ người dân hoặc khuyến khích áp dụng kỹ
thuật NLKH
(3) Nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của các hệ thống
o Từ phía chính sách
o Từ phía quản lý (Venn)
o Từ phía người dân
(4) Một số giải pháp nhằm cải thiện các hệ thống NLKH có thể áp dụng tại địa
phương:
o Giải pháp về vốn
8


o Giải pháp về chính sách
o Giải pháp về kỹ thuật
3.2 Phương pháp

3.2.1 Quan sát kết hợp với phỏng vấn
 Đối với thông tin thứ cấp:
o Thông tin về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã: ủy ban nhân dân
(UBND) xã
o Thông tin về khí tượng thủy văn: phòng (ban) nông nghiệp địa chính

o Diện tích đất lâm nghiệp: UBND xã
o Bản đồ sử dụng đất: phòng (ban) nông nghiệp địa chính huyện (xã)
 Đối với thông tin sơ cấp: phỏng vấn trong 2 giai đoạn
o Giai đoạn đầu đặt câu hỏi mở (phỏng vấn cán bộ xã, các trưởng thôn,
một số hộ cung cấp thông tin chủ chốt…)
o Giai đoạn 2 dùng câu hỏi đóng hoặc nửa mở (cho phỏng vấn bán cấu
trúc)
 Đối tượng phỏng vấn:
o Phỏng vấn cán bộ (thôn, xã)
o Phỏng vấn người dân
3.2.2 Sử dụng các công cụ kết hợp khác (trong bộ PRA)
 Đi lát cắt: dựa vào bản đồ sử dụng đất xã (thôn), xác định tuyến đường đi
nhằm thu thập thông tin về quyền sử dụng, thảm thực vật, chất lượng đất
và các mô hình NLKH …
 Vẽ sơ đồ tài nguyên: phỏng vấn người dân kết hợp với quan sát thực địa.
 Lược sử thôn bản: phỏng vấn già làng, trưởng thôn về những mốc thời
gian có sự kiện quan trọng trong thôn bản (đặc biệt chú ý đến những sự
kiện có liên quan).
9


 Lịch thời vụ: phỏng vấn già làng và trưởng thôn, so sánh với các số liệu
về khí hậu địa phương để kết luận về sự ảnh hưởng của khí hậu đến việc
canh tác của người dân.

 Phân loại kinh tế hộ: đưa cho các hộ và trưởng thôn đánh giá theo tiêu
chí của thôn.
 Biểu đồ Venn: phỏng vấn người dân về mức độ ảnh hưởng của các tổ
chức xã hội và nhà nước đến người dân theo các mức độ khác nhau, cho
điểm và dựa vào đó để vẽ biểu đồ venn.
 SWOT: đặt câu hỏi có liên quan về các ưu, nhược, điểm mạnh, điểm yếu
và dự đoán cơ hội, cản trở…của các hệ thống NLKH mà người dân áp
dụng. Sau đó tổng hợp thành bảng SWOT…
3.2.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin
- Xử lý: Thông tin thu được qua bảng phỏng vấn các hộ dân gồm hai phần:
o Phần thông tin của câu hỏi mở: tiến hành tóm lược ý, xếp các ý giống
nhau hoặc có nội dung giống nhau qua một nhóm, sau đó tiến hành
thống kê tổng số hộ có cùng ý kiến để rút ra kết luận về các thông tin cần
thu thập.
o Phần thông tin của câu hỏi đóng: tiến hành thống kê số đáp án trùng
nhau, tương ứng với mỗi câu, trong các bảng phỏng vấn thu được. Sau
đó, nhập thành bảng tổng hợp chung cho các câu hỏi (mã hóa thành số
tương ứng với mỗi đáp án ở mỗi câu để xử lý bằng phần mềm thống kê).
- Phân tích thông tin:
o Đối với các thông tin thu được bằng câu hỏi mở, qua phần xử lý thông
tin đã có thể nhận xét hoặc rút ra kết luận cần thiết.
o Đối với thông tin thu được bằng câu hỏi đóng, dùng phần mềm
Statgraphics 3.0 để xử lý và phân tích mối quan hệ phụ thuộc giữa các
yếu tố điều tra. Dựa vào kết quả phân tích χ2 thu được, rút ra kết luận về
mối quan hệ giữa các yếu tố đã phân tích.
10


- Tổng hợp: Dựa vào các thông tin thu được rút ra kết luận về các yếu tố chi
phối quyết định áp dụng các hệ thống NLKH của người dân. Từ đó đưa ra các

giải pháp cụ thể cho tình hình địa phương.
3.3 Địa điểm nghiên cứu
3.3.1 Cơ sở lựa chọn địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu cần phải có tính đa dạng về các hệ thống NLKH.
- Cộng đồng tại địa điểm nghiên cứu phải đa dạng về thành phần, mỗi thành
phần dân cư có tập quán canh tác khác nhau.
- Địa điểm nghiên cứu có nhiều chương trình, chính sách nhà nước về khuyến
khích NLKH đang thực hiện.
Với những lý do trên, thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm
Đồng là nơi rất thích hợp để thực hiện đề tài.
3.3.2 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Xã Đạ Rsal có 1.300 hộ, gần 6.000 nhân khẩu, trong đó có gần 50 số hộ là đồng
bào dân tộc thiểu số với 8.476 ha diện tích tự nhiên, nằm tiếp giáp với một số xã của
tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, có quốc lộ 27 chạy qua, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
việc thông thương, giao lưu buôn bán thương mại. Là nơi sinh sống của 13 dân tộc đến
từ 40 tỉnh thành trong cả nước chủ yếu sống bằng nông nghiệp với 800 ha cà phê, 300
ha bắp, 30 ha lúa nước, 50 ha khoai môn trồng xen vụ, 50 ha mặt nước ao hồ tưới cà
phê vừa nuôi cá.
3.3.3 Điều kiện tự nhiên
3.3.3.1 Vị trí địa lý
Xã Đạ Rsal là một xã thuộc huyện Đam Rông nằm ở phía Bắc và Tây Bắc tỉnh
Lâm Đồng, là cửa ngõ nối Lâm Đồng với các tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 27.Địa
giới hành chính xã Đạ Rsal: phía Đông giáp xã Đạ M'Rong, phía Tây giáp tỉnh Đắk
Nông, phía Nam giáp các xã Liêng Srônh và Rô Men, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
Thôn Tân Tiến là thôn mới thành lập, tách từ thôn 6 trước đây của xã, địa giới
hành chính như sau:
11



×