Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã phước lập, huyện tân phước, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.56 KB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ MỸ DUYÊN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ
PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC,
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 52850102

12 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ MỸ DUYÊN
MSSV: 4115182

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ
PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC,
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 52850102



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGÔ THỊ THANH TRÚC

12 - 2014


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân của em đã quan
tâm và lo lắng cho em trong thời gian qua để em có cơ hội bước tiếp vào
ngưỡng cửa đại hoc. Đặc biệt là công ơn của cha, mẹ đã không ngại khó khăn,
luôn lo lắng và động viên cho em trong suốt chặng đường học tập.
Trải qua chặng đường đại học, em xin chân thành biết ơn đến quý Thầy,
Cô của Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, quý Thầy, Cô của Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cũng như là quý Thầy, Cô của trường Đại học
Cần Thơ đã tận tình quan tâm và truyền đạt những kiến thức cho em. Đặc biệt
là em rất cảm ơn Cô Ngô Thị Thanh Trúc đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn.
Em cũng xin chân thành biết ơn đến các cán bộ ở Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, các cán bộ ở Trạm Thú Y Phòng Khuyến nông huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang và các cán bộ của
UBND xã Phước Lập đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và cung cấp tài liệu cho em.
Em cũng xin chân thành biết ơn đến những đáp viên đã tin tưởng và hỗ trợ
nhiệt tình cho em trong quá trình thu nhập số liệu thực tế để em có thể hoàn
thành bài nghiên cứu của mình.
Bài nghiên cứu của em đã được hoàn thành, tuy nhiên cũng không tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý Thầy, Cô để luận văn của em được hoàn thiện.
Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy, Cô của Bộ môn Kinh tế Tài nguyên
và Môi trường, Cô Ngô Thị Thanh Trúc, quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh, quý Thầy, Cô của trường Đại học Cần Thơ và các cán bộ ở

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, các cán
bộ ở Trạm Thú Y - Phòng Khuyến nông huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang và
các cán bộ của UBND xã Phước Lập được nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

Trương Thị Mỹ Duyên

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2014
Người thực hiện

Trương Thị Mỹ Duyên

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................... i
TRANG CAM KẾT ...................................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................. iii

CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .....................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................3
1.4.1 Không gian ......................................................................................3
1.4.2 Thời gian .........................................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................3
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................4
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan .........................................................4
2.1.2 Vai trò của biogas ............................................................................5
2.1.3 Quá trình chuyển hóa của biogas .....................................................6
2.1.4 Thành phần và tính chất của biogas .................................................7
2.1.5 Nguyên liệu để sản xuất khí biogas..................................................8
2.1.6 Các dạng mô hình biogas.................................................................9
2.1.7 Các lợi ích và khó khăn của việc áp dụng khí biogas ở Việt Nam ........ 12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
2.2.1 Phương pháp mô tả chọn vùng nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
............................................................................................................... 16

iv


2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 17
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 19
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 23
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG

BIOGAS CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ PHƯỚC LẬP,
HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG ................................................... 23
3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC,
TỈNH TIỀN GIANG ..................................................................................... 23
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 23
3.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên .................................................. 25
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 27
3.2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG TỪ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ PHƯỚC LẬP,
HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG ............................................... 29
3.2.1 Tổng quan về tình hình phát triển ngành chăn nuôi heo tại xã Phước
lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang .................................................. 29
3.2.2 Các vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi heo tại xã Phước
lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang .................................................. 31
3.2.3 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải chăn nuôi tại xã Phước lập, huyện
Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ................................................................... 31
3.3 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS VÀO
CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH
TIỀN GIANG................................................................................................ 32
3.3.1 Thực trạng áp dụng biogas tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang ............................................................................................. 32
3.3.2 Tiềm năng áp dụng biogas tại xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang ............................................................................................. 33
3.4 CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN BIOGAS
Ở ĐỊA BÀN XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG
...................................................................................................................... 34
3.4.1 Các thuận lợi của người dân khi áp dụng biogas tại xã Phước lập,
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ......................................................... 34

v



3.4.2 Các khó khăn của người dân khi áp dụng biogas tại xã Phước lập,
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ......................................................... 34
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 36
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS
TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG ............ 36
4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN .................................................. 36
4.1.1 Tuổi, số thành viên gia đình, thu nhập ........................................... 36
4.1.2 Giới tính, trình độ học vấn ............................................................. 36
4.2 THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ PHƯỚC
LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG ..................................... 38
4.2.1 Đặc điểm chăn nuôi heo .............................................................. 438
4.2.2 Hiệu quả tài chính từ việc chăn nuôi heo ở xã Phước lập, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang .......................................................................... 48
4.3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO
NHƯNG CHƯA ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN
PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG ...................................................................... 49
4.3.1 Thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi heo của người dân tại xã Phước
Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ................................................. 49
4.3.2 Nhận thức của người dân về tác hại của chất thải chăn nuôi tại xã
Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ....................................... 53
4.3.3 Nhận thức của hộ chăn nuôi heo về việc áp dụng biogas tại xã
Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang .............................................. 48
4.3.4 Nhận thức của hộ chăn nuôi heo về lợi ích của mô hình biogas tại xã
Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang .............................................. 48
4.4 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN ÁP DỤNG BIOGAS CỦA HỘ
CHĂN NUÔI HEO NHƯNG CHƯA ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC
LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG ..................................... 49
4.4.1 Tỷ lệ hộ chăn nuôi chấp nhận tham gia mô hình biogas tại xã Phước

lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ......................................................... 49
4.4.2 Chi phí nguồn năng lượng sử dụng cho nấu nướng của người dân tại
xã Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang .......................................... 51
4.4.3 Mục đích tham gia mô hình của hộ chăn nuôi tại xã Phước lập,
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ................................................................ 53
vi


4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ
HÌNH BIOGAS CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO NHƯNG CHƯA ÁP DỤNG
BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN
GIANG ......................................................................................................... 55
4.5.1 Các biến trong mô hình Logistic .................................................... 55
4.5.2 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại
xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ................................. 56
4.5.3 So sánh các biến trong mô hình với kết quả lược khảo tài liệu ....... 59
4.6 ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BIOGAS Ở
XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG................. 61
4.6.1 Những tồn tại về mô hình biogas tại xã Phước lập, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang .......................................................................... 61
4.6.2 Mục tiêu nhân rộng áp dụng biogas tại xã Phước lập, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang .......................................................................... 62
4.6.3 Đánh giá tính khả thi của việc nhân rộng mô hình biogas tại xã
Phước lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ....................................... 62
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................... 63
GIẢI PHÁP NHẰM NHÂN RỘNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS TẠI XÃ
PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG ........................... 64
5.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BIOGAS TẠI XÃ PHƯỚC
LẬP, HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG ..................................... 64
5.2 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY NHANH VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ MÔ

HÌNH BIOGAS VÀO CHĂN NUÔI TẠI XÃ PHƯỚC LẬP, HUYỆN TÂN
PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG ...................................................................... 64
CHƯƠNG 6 ...................................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 68
6.1 KẾT LUẬN ......................................................................................... 68
6.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................... 69
6.2.1 Đối với nông dân ........................................................................... 69
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương.................................................... 69
6.2.3 Đối với Nhà nước .......................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 71
vii


PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI.......................................................................... 74
PHỤ LỤC 2 SỐ MẪU KHẢO SÁT Ở CÁC ẤP................................................ 82
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TRUNG BÌNH GIỮA CÁC BIẾN
ĐỊNH LƯỢNG VỚI QUYẾT ĐỊNH THAM GIA VÀO MÔ HÌNH BIOGAS .. 83
PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIẾN
ĐỊNH TÍNH VỚI QUYẾT ĐỊNH THAM GIA VÀO MÔ HÌNH BIOGAS....... 85
PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC ............................... 89
PHỤ LỤC 6 ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH
BIOGAS VÀ CHI PHÍ, THU NHẬP CHĂN NUÔI HEO ................................. 90

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần của khí sinh học (biogas)................................................... 7
Bảng 2.2 Lượng chất thải hằng ngày của các động vật và người .......................... 8

Bảng 2.3 Số mẫu khảo sát ở các ấp của xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang ........................................................................................................ 19
Bảng 2.4 Diễn giải các biến trong mô hình Logistic .......................................... 21
Bảng 4.5 Mô tả đối tượng khảo sát ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang ........................................................................................................ 36
Bảng 4.6 Tỷ trọng số hộ có chăn nuôi heo theo từng loại heo tại xã Phước Lập,
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang .................................................................... 38
Bảng 4.7 Đặc điểm chăn nuôi heo của hộ dân ở xã Phước Lập, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014 ................................ 39
Bảng 4.8 Tổng chi phí chăn nuôi heo của hộ dân ở xã Phước Lập, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014 ................................ 45
Bảng 4.9 Thu nhập chăn nuôi heo của người dân ở xã Phước Lập, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014 ................................ 42
Bảng 4.10 Lợi nhuận từ việc nuôi heo của hộ chăn nuôi tại xã Phước Lập,
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014 ............... 48
Bảng 4.11 Tỷ trọng các cách xử lý chất thải cùng địa điểm của hộ chăn nuôi
heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 49) .................... 44
Bảng 4.12 Phương pháp xử lý chất thải khác địa điểm của các hộ chăn nuôi
heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 11) .................... 45
Bảng 4.13 Tỷ trọng về lý do chọn phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo
của người dân tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ................. 46
Bảng 4.14 Tỷ lệ nhận thức của các hộ chăn nuôi biết về tác hại của chất thải
chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ................. 47
Bảng 4.15 Tỷ lệ về nhận thức của hộ dân về lợi ích của biogas tại xã Phước
Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 49)............................................... 48
Bảng 4.16 Lý do không chấp nhận không tham gia vào mô hình biogas của hộ
chăn nuôi heo chưa áp dụng biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang ........................................................................................................ 57

ix



Bảng 4.17 Chi phí cho nguồn năng lượng đun nấu của hộ dân tại xã Phước
Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ............................................................ 52
Bảng 4.18 Tỷ trọng mục đích tham gia mô hình biogas của hộ chăn nuôi heo
chấp nhận tham gia mô hình biogas ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang ........................................................................................................ 54
Bảng 4.19 Các biến định lượng và sự khác biệt giữa hai nhóm biểu hiện định
tính trong mô hình hồi quy Logistic................................................................... 55
Bảng 4.20 Các biến định tính và mối quan hệ giữa các biến định tính với quyết
định tham gia vào mô hình biogas ..................................................................... 56
Bảng 4.21 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại
xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ............................................ 57
Bảng 5.22 Những vấn đề và giải pháp cho việc áp dụng biogas của các hộ
chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ................. 65
Phụ bảng 3.1 Thống kê nhóm của biến tuổi ....................................................... 83
Phụ bảng 3.2 Kết quả kiểm định giả thuyết giữa biến tuổi với quyết định tham
gia vào mô hình biogas ...................................................................................... 83
Phụ bảng 3.3 Thống kê nhóm của biến thu nhập ................................................ 83
Phụ bảng 3.4 Kết quả kiểm định giả thuyết giữa biến thu nhập với quyết định
tham gia vào mô hình biogas ............................................................................. 84
Phụ bảng 3.5 Thống kê nhóm của biến số lượng heo ......................................... 84
Phụ bảng 3.6 Kết quả kiểm định giả thuyết giữa biến số lượng heo với quyết
định tham gia vào mô hình biogas ..................................................................... 84
Phụ bảng 4.7 Bảng chéo giữa biến giới tính với quyết định tham gia vào
mô hình biogas .................................................................................................. 85
Phụ bảng 4.8 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến giới tính với quyết
định tham gia vào mô hình biogas ..................................................................... 85
Phụ bảng 4.9 Bảng chéo giữa biến trình độ học vấn với quyết định tham gia
vào mô hình biogas ........................................................................................... 86

Phụ bảng 4.10 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến trình độ học vấn với
quyết định tham gia vào mô hình biogas............................................................ 86
Phụ bảng 4.11 Bảng chéo giữa biến giá chất đốt tăng 25% với quyết định tham
gia vào mô hình biogas ...................................................................................... 87

x


Phụ bảng 4.12 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa giá chất đốt tăng 25% với
quyết định tham gia vào mô hình biogas............................................................ 87
Phụ bảng 4.13 Bảng chéo giữa biến sự ảnh hưởng từ cộng đồng với quyết định
tham gia vào mô hình biogas ............................................................................. 88
Phụ bảng 4.14 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa sự ảnh hưởng từ cộng
đồng với quyết định tham gia vào mô hình biogas ............................................. 88
Phụ bảng 5.15 Kết quả hồi quy Logistic ............................................................ 89
Phụ bảng 5.16 Kết quả tác động biên sau mô hình hồi quy Logistic .................. 89

xi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hầm biogas nắp cố định hình vòm KT1 Trung Quốc .......................... 10
Hình 2.2 Hầm biogas nắp nổi ............................................................................ 10
Hình 2.3 Túi biogas bằng nylon polyethylene (PE)............................................ 11
Hình 2.4 Hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE ........................................................ 11
Hình 3.5 Bản đồ vị trí địa lý xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang 23
Hình 3.6 Tổng đàn heo của xã Phước Lập từ tháng 4/2010 đến tháng 5/2014 .... 29
Hình 4.7 Tỷ lệ giới tính của đáp viên ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang (n=60) ............................................................................................. 37

Hình 4.8 Tỷ lệ trình độ học vấn của đáp viên ở xã Phước Lập, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang (n=60) .......................................................................... 37
Hình 4.9 Tỷ lệ nhận biết của hộ chăn nuôi heo về việc áp dụng biogas ở xã
Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n=60)...................................... 48
Hình 4.10 Tỷ lệ hộ chăn nuôi chấp nhận tham gia mô hình biogas ở xã Phước
Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ............................................................ 50
Hình 4.11 Tỷ trọng về chất đốt của các hộ chăn nuôi heo đang sử dụng tại xã
Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60).................................... 51
Hình 4.12 Tỷ lệ chấp nhận tham gia biogas của hộ chăn nuôi khi giá chất đốt
tăng 25% ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60) ............ 52
Hình 4.13 Tỷ lệ chọn dạng mô hình biogas của hộ chăn nuôi heo tại xã Phước
Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (n = 60)............................................... 53

xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ PCDB

Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh

BNN-PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CT-VN

Cây trồng và vật nuôi

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

PTNMT

Phòng Tài nguyên và Môi trường



Quyết định

QH

Quốc hội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy Ban Nhân dân

VACB

Vườn – ao – chuồng – biogas

xiii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chăn nuôi heo ở nước ta đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng trang
trại, số lượng chăn nuôi hộ gia đình và quy mô tính trên đầu heo cũng được
nâng cao. Tuy nhiên, chăn nuôi dù nhỏ lẻ hay quy mô lớn đều gây ra ô nhiễm
môi trường. Theo Tổng cục thống kê ở Việt Nam tính đến tháng 01/2014, số
lượng đầu heo đạt 26,4 triệu con, kế hoạch định hướng cho đến năm 2020 sẽ
đạt 52,13 triệu con. Với số lượng chăn nuôi heo ngày càng gia tăng làm cho
vấn đề về chất thải thải ra môi trường gây ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Theo
số liệu của Cục Chăn nuôi Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013),
trung bình mỗi năm đàn vật nuôi thải ra khoảng 75-80 triệu tấn chất thải gồm
phân, thức ăn thừa, xác gia súc, và các chất thải lò mổ, vài chục tỷ khối chất
thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Do vậy mà việc xử lý chất thải
chăn nuôi ngày càng được các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và chính
những người chăn nuôi quan tâm. Để hạn chế sự ô nhiễm môi trường gây ra
trên địa bàn, nhiều người dân đã áp dụng mô hình công nghệ khí sinh học
biogas vào chăn nuôi của gia đình.
Theo Cục thống kê Việt Nam (2013), Tiền Giang là tỉnh có số lượng
chăn nuôi heo nhiều nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tính đến ngày
01/07/2014 đạt 578,5 nghìn con, tăng 23,8 nghìn con so với kỳ 01/04/2014
(D.T.Thảo, 2014). Với số lượng như vậy, người dân tại tỉnh Tiền Giang phải
đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải, điều đó làm cho chất
thải thải ra làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không thể kiểm soát
được gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của
người dân. Vì vậy, một giải pháp để xử lý về chuồng trại, xử lý nước thải là sử
dụng mô hình biogas trên địa bàn tỉnh đã đem lại nhiều hiệu quả cao. Áp dụng
mô hình biogas không chỉ góp phần giúp cho hộ chăn nuôi giải quyết được
tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn cung cấp nguồn chất đốt và tiết kiệm
được nguồn năng lượng rất hiệu quả.

Xã Phước Lập thuộc huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang là một địa
bàn có nhiều hộ gia đình chăn nuôi heo nhất trong số 13 xã của huyện, việc áp
dụng mô hình biogas cũng đã được người dân nơi đây dần dần quan tâm và áp
dụng. Hầm/túi ủ biogas được dùng để xử lý chất thải chăn nuôi và tạo ra
nguồn năng lượng khí gas phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt người dân. Đây là
một mô hình mới vừa để xử lý ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải chăn
1


nuôi tạo ra, vừa đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, đặc biệt là cho những hộ
chăn nuôi gia súc, gia cầm tận dụng được nguồn chất thải gia súc và triệt tiêu
mùi hôi khó chịu. Hiệu quả từ việc sử dụng năng lượng sinh học khí biogas
vừa tiết kiệm được chi phí mua chất đốt, lại giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi
trường tại gia đình đã thu hút ngày càng nhiều hộ gia đình áp dụng. Tuy nhiên,
quá trình chấp nhận và sử dụng hầm/túi ủ biogas trong hộ gia đình có chăn
nuôi heo còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế dẫn đến số lượng các hộ gia đình
chấp nhận áp dụng còn thấp. Từ những thực trạng nêu trên nên em chọn đề tài
“phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã Phước
Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang”. Từ đó giúp cho hộ chăn nuôi heo
có nhận thức sâu hơn về lợi ích của mô hình biogas, đồng thời cần có những
giải pháp để định hướng và khuyến khích những hộ chăn nuôi heo áp dụng mô
hình biogas góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã Phước
Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang nhằm đề xuất giải pháp nhân rộng mô
hình biogas vào chăn nuôi góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng chăn nuôi heo và tình hình áp dụng biogas của hộ
gia đình trên địa bàn xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc người dân chấp nhận áp dụng
biogas tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất giải pháp giúp người dân áp dụng biogas vào chăn nuôi heo ở
xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Số hộ thuộc xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có chăn
nuôi heo là bao nhiêu, hộ nuôi heo theo dạng nào và có bao nhiêu hộ chăn
nuôi có sử dụng hầm/túi ủ biogas?
- Việc áp dụng biogas trong gia đình đem lại lợi ích như thế nào cho hộ
chăn nuôi?
- Những yếu tố nào đã tác động đến việc người dân chấp nhận áp dụng
mô hình biogas tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang?

2


- Đối với những hộ có chăn nuôi heo thuộc xã Phước Lập, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang nhưng không có sử dụng biogas thì những chất thải
chăn nuôi sẽ được thải ra đâu và xử lý như thế nào?
- Tại sao những hộ chăn nuôi tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang không áp dụng hầm/túi ủ biogas?
- Đối với những hộ có chăn nuôi heo thuộc xã Phước Lập, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang không có sử dụng hầm ủ biogas có định hướng sẽ sử
dụng mô hình này hay không?
- Cần có những giải pháp nào để giúp người dân có thể tham gia sử dụng
hầm/túi ủ biogas và giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Phước Lập, huyện Tân Phước,
tỉnh Tiền Giang.

1.4.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12
năm 2014.
Số liệu thứ cấp: số liệu về chăn nuôi heo và chất thải chăn nuôi được
Phòng Tài nguyên và Môi trường tại UBND huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang và Trạm Thú Y huyện Tân Phước cấp. Số liệu về hộ dân chăn nuôi có
sử dụng biogas và không có sử dụng biogas của Phòng Khuyến nông thuộc
UBND xã Phước Lập cấp.
Số liệu sơ cấp: số liệu được thu thập từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2014.
Số liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc người dân chấp nhận áp dụng biogas
vào chăn nuôi heo tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Số
liệu được thu thập đối với những hộ chăn nuôi heo nhưng chưa áp dụng mô
hình biogas.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc người dân áp dụng mô hình biogas đối
với hộ chăn nuôi heo nhưng chưa áp dụng biogas thuộc địa bàn xã Phước Lập,
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
Chất thải của động vật
Theo Tài liệu tập huấn Công nghệ khí sinh học cho kỹ thuật viên, thợ
xây và người sử dụng (2010, trang 35-36): “Chất thải của động vật (phân,
nước tiểu) trong chăn nuôi nông nghiệp là nguồn nguyên liệu lớn, chứa nhiều
thành phần hữu cơ có khả năng chuyển hóa sinh học để tạo biogas. Khối lượng

chất thải phát sinh có sự khác nhau, tùy theo từng loại gia súc, gia cầm, điều
kiện chăn nuôi, đặc điểm chuồng trại và đặc điểm ngành của từng quốc gia”.
Khái niệm về khí sinh học biogas
Biogas là dạng khí sinh học, được tái tạo từ quá trình phân hủy chất thải
của người và động vật trong điều kiện hầm khí. Nhờ vào hoạt động các vi sinh
vật, các chất thải này sẽ lên men, tạo khí trong đó chiếm tới 70% là khí metan,
được sử dụng làm chất đốt và cháy động cơ đốt trong. Vi sinh vật thường sử
dụng nguồn hữu cơ cacbon nhanh hơn sử dụng nitơ khoảng 30 lần. Do vậy
nguyên liệu có tỷ lệ C/N (tỷ lệ cacbon/nitơ) là 30/1 sẽ thích hợp nhất cho lên
men kỵ khí. Trong thực tế người ta rất có gắng đảm bảo tỷ lệ trên trong
khoảng 20-40. Phân gia súc có tỷ lệ C/N nằm trong giới hạn này nên được
xem là nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất khí biogas. (Vũ Thị Hương, 2011,
trang 4)
Theo Tài liệu tập huấn Công nghệ khí sinh học cho kỹ thuật viên, thợ
xây và người sử dụng (2010, trang 31) cho biết:
“Cơ thể sinh vật (động vật, thực vật…) được cấu tạo chủ yếu từ các chất
hữu cơ. Các chất này thường bị thối rửa do tác động của các vi sinh vật. Quá
trình này còn được gọi là quá trình phân giải. Người ta thường phân biệt hai
quá trình phân giải:
- Phân giải hiếu khí (hay hảo khí) xảy ra trong môi trường có oxy.
- Phân giải kỵ khí (hay yếm khí) xảy ra trong môi trường không có oxy.
Quá trình phân giải kỵ khí sinh ra một hỗn hợp khí gọi là khí sinh học
biogas với hai thành phần chủ yếu là khí cacbonic (CO2) và khí metan (CH4).
Khí metan là khí cháy được nên khí sinh học biogas cháy được”.
4


Quản lý chất thải
Theo Luật Bảo vệ Môi trường (2005, trang 2) ta có: “Quản lý chất thải là
hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử

lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”.
Xử lý chất thải
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và
không làm ảnh hưởng tới môi trường, tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội
nhằm phát huy hiệu quả kinh tế (Ma Thành Được, 2013, trang 5).
2.1.2 Vai trò của biogas
Sự phát triển của ngành chăn nuôi đã làm gia tăng các sản phẩm thải, nên
việc tận dụng nguồn chất thải này tạo ra khí sinh học là giải pháp thay thế
năng lượng khả thi do (Bùi Thị Nga và Nguyễn Hữu Chiếm, 2010):
- Tạo năng lượng đốt, hạn chế phá rừng.
- Xử lý tốt các tác nhân gieo rắc mầm bệnh trong phân vì nước thải của
túi biogas giảm mùi hôi, ít ruồi nhặng đeo bám, đặc biệt là ký sinh trùng và
các mầm bệnh lây lan bị tiêu diệt đáng kể góp phần hạn chế ô nhiễm môi
trường.
- Nước thải sau khi qua túi ủ biogas có thể sử dụng dễ dàng và hiệu quả
trong mô hình V.A.C.B: làm thức ăn cho cá sặc rằn, cá rô phi,... Ngoài ra,
nước thải còn được dùng để nuôi tảo, bèo làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Mùn bã của túi ủ cung cấp nguồn phân hữu cơ sinh học, giảm sử dụng
phân hóa học, qua đó giúp cải tạo đất, nâng cao năng suất cho cây trồng.
Để tìm một giải pháp hợp lý và bền vững trong việc xử lý chất thải chăn
nuôi thì việc ứng dụng công nghệ biogas là biện pháp tích cực nhất, đối với
khu vực địa bàn nông thôn việc áp dụng biogas có vai trò rất quan trọng (Vũ
Thị Hương, 2011, trang 5-6):
- Tạo nguồn năng lượng tái sinh rẻ và sạch phục vụ đời sống con người.
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường vệ sinh trong sạch trong các khu vực
cộng đồng nông thôn qua đó góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường, bảo vệ
sức khỏe toàn xã hội thông qua việc giảm ô nhiễm môi trường sản xuất, cung
cấp sản phẩm nông nghiệp sạch.
- Tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua việc giảm chi phí về nhu
cầu chất đốt phục vụ sinh hoạt.


5


- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao mức sống và
tiếp cận điều kiện văn minh đô thị cho người dân nông thôn trong việc sử dụng
khí sinh học vào việc nội trợ.
- Giảm sức lao động của phụ nữ trong công việc nội trợ.
2.1.3 Quá trình chuyển hóa của biogas
Theo Tài liệu tập huấn Công nghệ khí sinh học cho kỹ thuật viên, thợ
xây và người sử dụng (2010, trang 31): “Trong thiên nhiên khí sinh học được
sinh ra ở những nơi nước sâu tù đọng thiếu oxy như các đầm lầy (khí đầm
lầy), dưới đáy ao, hồ, giếng sâu, ruộng lúa ngập nước, bãi rác (khí bãi rác)
hoặc trong bộ máy tiêu hóa của động vật (khí ruột).
Khí sinh học còn được sinh ra ở các mỏ than đá (khí mỏ), dầu mỏ (khí
đồng hành) và khí thiên nhiên do các quá trình biến đổi địa hóa xảy ra hàng
triệu năm.
Trong điều kiện nhân tạo, biogas còn được sinh ra trong các thiết bị khí
sinh học nhờ công nghệ lên men yếm khí.
Về nguyên tắc, khi một lượng sinh khối được lưu giữ trong hầm kín và
ngày sẽ chuyển hóa và sản sinh ra một hợp chất dạng khí – khí biogas, có khả
năng cháy được với thành phần chính là metan và cacbon dioxide, trong đó
thành phần metan chiếm khoảng trên 50%. Quá trình này được gọi là quá trình
lên men kỵ khí hoặc quá trình sản xuất khí metan sinh học.
Quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra qua 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn phân hủy
- Giai đoạn hình thành axit
- Giai đoạn lên men metan
Các giai đoạn này được thực hiện bởi 2 loại vi khuẩn – vi khuẩn axit hóa
và vi khuản metan hóa. Chu trình chuyển hóa chất hữu cơ thành biogas qua

các phản ứng phức tạp, về cơ bản có thể chia thành 2 pha chính:
• Pha I – pha axit: Bao gồm giai đoạn thủy phân và giai đoạn tạo axit
liên kết với nhau, trong đó các chất thải hữu cơ sẽ chuyển hóa phần lớn thành
acetate.
• Pha II – pha metan: là giai đoạn 3 trở lên, trong đó khí CH4 và CO2
được tạo thành”.

6


2.1.4 Thành phần và tính chất của biogas
Thành phần của biogas:
Theo Tài liệu tập huấn Công nghệ khí sinh học cho kỹ thuật viên, thợ
xây và người sử dụng (2010, trang 32-33): “Khí biogas là một hỗn hợp của
nhiều chất khí. Thành phần khí sinh học tùy thuộc vào loại nguyên liệu tham
gia vào quá trình phân giải và các điều kiện trong quá trình đó như nhiệt độ,
độ pH, chất lượng nước,… Nó cũng tùy thuộc cả vào các giai đoạn phân giải”.
Bảng 2.1 dưới đây cho thấy thành phần của khí sinh học biogas.
Bảng 2.1 Thành phần của khí sinh học (biogas)
Đơn vị tính: %
Loại khí

Tỷ lệ

Loại khí

Tỷ lệ

Metan (CH4)


50 - 70 Hidro (H2)

0-3

Khí cacbonic (CO2)

30 - 45 Oxy (O2)

0-3

Nitơ (N2)

0 - 3 Hidro sunfua (H2S)

0-3

Nguồn: Tài liệu tập huấn Công nghệ khí sinh học cho kỹ thuật viên, thợ xây và người
sử dụng, 2010

a. Khí metan
Trong khí sinh học, metan (CH4) là thành phần chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao
nhất. Metan cũng là thành phần chủ yếu của của khí thiên nhiên (thường
chiếm trên 90%). Metan không màu, không mùi, nhẹ bằng nữa không khí, ít
hòa tan trong nước. Metan hóa lỏng ở nhiệt độ -161,50C trong điều kiện áp
suất khí quyển. Do vậy, việc hóa lỏng metan rất tốn năng lượng và người ta
thường không hóa lỏng metan cũng như không hóa lỏng khí biogas và khí
thiên nhiên.
b. Khí cacbonic
Thành phần chủ yếu thứ hai của biogas là khí cacbonic (CO2). Khí này
không màu, không mùi, không cháy được, không duy trì sự sống, nặng gấp

rưỡi không khí. Tỷ lệ cacbonic cao sẽ làm giảm chất lượng của khí biogas.
c. Khí hidro sunfua
Trong thành phần của khí biogas có khí hidro sunfua (H2S) là khí không
màu, có mùi hôi như mùi “trứng thối”, khiến cho khí biogas cũng có mùi hôi.
Khí hidro sunfua rất độc. Nếu ngửi nhiều H2S sẽ đau đầu, buồn nôn, không
phân biệt được các mùi khác nhau.

7


Tính chất của biogas:
Biogas là một khí ướt vì chứa hơi nước bão hòa bay hơi từ dịch phân
giải. Hơi nước sẽ ngưng tụ trong đường ống và cần được tháo đi.
Khí biogas với tỷ lệ 60% là khí CH4 và 40% khí CO2 có khối lượng riêng
là 1,2196 kg/m3 và tỷ trọng so với không khí là 0,94. Như vậy, khí sinh học
nhẹ hơn không khí.
Khí biogas có giá trị nhiệt năng (nhiệt trị) là 5.200 Kcal/m3.
2.1.5 Nguyên liệu để sản xuất khí biogas
Theo Tài liệu tập huấn Công nghệ khí sinh học cho kỹ thuật viên, thợ
xây và người sử dụng (2010, trang 35-36): “Nguyên liệu để sản xuất ra khí
biogas được chia thành hai loại là nguyên liệu có nguồn gốc động vật và
nguyên liệu có nguồn gốc thực vật”.
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật:
Thuộc loại này là chất thải (phân và nước tiểu) động vật như chất thải gia
súc, gia cầm, chất thải người…
Số lượng chất thải trên một đầu động vật phụ thuộc vào khối lượng cơ
thể và chế độ dinh dưỡng. Bảng 2.2 cho ta ước tính sản lượng chất thải.
Bảng 2.2 Lượng chất thải hằng ngày của các động vật và người
Vật nuôi


Khối lượng
cơ thể (kg)

Lượng chất thải theo % khối
lượng cơ thể (%)
Phân

Nước tiểu

Lượng phân
tươi
(kg/ngày)



135 - 800

5

4-5

8

Trâu

300 - 500

5

4-5


12

Lợn

30 - 75

2

3

2

Dê/cừu

30 - 100

3

1,0 - 1,5

3



1,5 – 2,0

4,5

Người


50 - 60

1

0,08
2

0,50

Nguồn: Tài liệu tập huấn Công nghệ khí sinh học cho kỹ thuật viên, thợ xây và người
sử dụng, 2010

Chất thải gia súc như trâu, bò, lợn phân giải nhanh hơn chất thải gia cầm
và chất thải người, nhưng sản lượng khí của chất thải gia cầm và chất thải
người lại cao hơn.

8


Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật:
Các nguyên liệu thực vật từ lá cây và cây thân thảo như phụ phẩm cây
trồng (rơm, rạ, thân lá khô, khoai, đậu,…), rác sinh hoạt hữu cơ (rau, quả,
lượng thực bỏ đi,…) và các loại cây xanh hoang dại (rong, bèo, các cây phân
xanh,…). Gỗ và thân cây già rất khó phân giải nên không dùng làm nguyên
liệu được.
Để quá trình phân giải kỵ khí diễn ra được thuận lợi, thường phải xử lý
sơ bộ (cắt nhỏ, đập dập, ủ hiếu khí) trước khi nạp chúng vào thiết bị khí biogas
để phá vỡ lớp vỏ cứng và tăng diện tích tiếp xúc cho vi khuẩn tấn công.
Thời gian phân giải của nguyên liệu thực vật thường dài hơn so với chất

thải động vật, thường từ 3-6 tháng.
2.1.6 Các dạng mô hình biogas
Túi ủ biogas: Túi ủ biogas có ưu điểm là chi phí đầu tư ban đầu thấp,
vận hành đơn giản và dễ khắc phục khi có sự cố. Tuổi thọ của túi ủ phụ thuộc
vào thời gian lõa hóa của nguyên liệu làm túi. Tuy nhiên, so với các dạng mô
hình biogas khác thì túi ủ biogas đòi hỏi phải có mặt bằng rộng để đặt túi ủ,
túi ủ rất dễ bị hư hỏng do sự phá hoại của chuột, gia súc, gia cầm.
Hầm biogas xây bằng gạch: Hầm biogas xây bằng gạch có độ kín khí,
có độ chịu lực lớn và chống axit ăn mòn. Thiết bị này còn có độ bền cao và
hiệu suất bồn bể cao. Tuy nhiên, hầm biogas xây bằng gạch dễ bị lún, nứt, dễ
bị rò khí ra ngoài không khắc phục được, dùng một thời gian do nhiệt độ
nóng nên bị axít ăn mòn bề mặt bê tông bị nhũn thành bùn, làm cho bể bị rò
khí ra ngoài. Đòi hỏi phải nạp nguyên liệu nhiều và thường xuyên, không tự
động phá váng được, lên men kỵ khí không đạt tối ưu, thời gian lên gas rất
lâu. Thi công mất nhiều thời gian, nhân công phát sinh nhiều chi phí, khó
khăn trong quá trình thi công và không thử được độ kín của bể ngay sau khi
lắp đặt.
Hầm biogas bằng nhựa composite: Hầm biogas bằng nhựa composite
có độ bền cao và kín tuyệt đối, kiểm tra độ kín ngay sau khi lắp đặt, không bị
nứt gẫy, không bị rò khí trong điều kiện nóng, lún, nứt, không bị axít ăn mòn.
Hiệu suất sinh khí cao vì nó chịu được áp suất lớn và kín tuyệt đối, có khả
năng tự động phá váng 100% và chuyển hoá lên men kỵ khí 100%. Lắp đặt
không tốn nhiều thời gian và nhân công lắp đặt, vận chuyển, lắp đặt 2-4 giờ
là xong, đổ phân ủ trước vào là dùng được ngay. Tuy nhiên, hầm biogas bằng
nhựa composite không đảm bảo chất lượng và cho sản lượng gas thấp, hầm
có dung tích chứa chất thải nhỏ, hay bị tắt ống dẫn gas và giá thành cao.
9


Theo Hội thảo khoa học về chất thải chăn nuôi, hiện trạng và giải pháp

trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2009) ta có các mô hình phát triển ở
Việt Nam:

Hình 2.1 Hầm biogas nắp cố định hình vòm KT1 Trung Quốc
Đây là loại hầm được nghiên cứu và xây dựng rộng rãi ở Trung Quốc từ
năm 1936, sau đó ở nhiều nơi khác cho tới nay. Vật liệu xây dựng chủ yếu là
gạch và xi măng. Hầm có cấu trúc vững, độ bền cao, gas sinh ra có áp suất cao.
Nhược điểm chủ yếu là cần phải có kỹ thuật viên có tay nghề cao để xây dựng
và bảo trì, giá thành cao (5-10 triệu đồng/hầm).
Trong những năm vừa qua, công nghệ loại này phát triển chủ yếu là loại
hầm kiểu KT1 và KT2 dạng xây gạch nắp vòm. Thể tích hầm biến động từ 550 m3. Do có chương trình phát triển được nước ngoài (Hà Lan) tài trợ (1-1,5
triệu/hầm) nên đang được phát triển trên nhiều tỉnh trong cả nước.

Hình 2.2 Hầm biogas nắp nổi
Xuất xứ từ Ấn Độ năm 1956. Có cấu trúc gọn, chiếm ít diện tích xây dựng
nhưng do giá thành cao hơn hẳn các loại hầm khác nên số lượng lắp đặt khiêm
10


×