Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

THIẾT KẾ TỦ ĐỒNG HỒ BB SỬ DỤNG TRONG PHÒNG KHÁCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ TỦ ĐỒNG HỒ B&B SỬ DỤNG TRONG
PHÒNG KHÁCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ DIỆU
Ngành

: Chế biến lâm sản

Niên khoá

: 2004 – 2008

Tháng 07/2008
i


THIẾT KẾ TỦ ĐỒNG HỒ B&B SỬ DỤNG TRONG PHÒNG
KHÁCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

Tác giả

LÊ THỊ DIỆU

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư
ngành Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS Đặng Đình Bôi

Tháng 7/2008
i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã tận tình
chỉ bảo tôi trong suốt khóa học.
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy, cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý
thầy, cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản.
PGS.TS Đặng Đình Bôi – giáo viên hướng dẫn – người đã trực tiếp giúp đỡ tôi
hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo cùng tập thể anh, chị em công nhân công ty cổ phần Nam Việt đặc
biệt là xí nghiệp xây dựng và trang trí nội thất đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân cùng bạn bè
đã chăm lo, động viên và giúp đỡ tôi trong những ngày tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Tp. Hồ Chí Minh 01/07/2008
Sinh viên
Lê Thị Diệu

ii


TÓM TẮT
Thời gian thực hiện đề tài từ 01/04/2008 đến 15/06/2008. Đề tài được thực hiện
bằng phương pháp quan sát, khảo sát quy trình sản xuất, tham khảo mẫu mã, sử dụng
các phần mềm hỗ trợ như Word, Excel, Autocad để tiến hành thiết kế, tính toán, thể
hiện nội dung thiết kế. Kết quả thu đựơc là sản phẩm tủ đồng hồ B&B sủ dụng trong

phòng khách vừa mang tính cổ điển, sang trọng vừa phù hợp với đối tượng khách hàng
cao cấp. Sản phẩm có quy trình sản xuất phù hợp với thực tế sản xuất tại công ty. Sản
phẩm có giá bán là 3.322.694VNĐ phù hợp với đối tượng sử dụng là các căn hộ,
khách sạn, phòng họp sang trọng.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viiii
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................1
Chương 1 : MỞ ĐẦU ......................................................................................................3
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................3
1.2. Mục tiêu- mục đích thiết kế:................................................................................4
1.2.1. Mục đích:.......................................................................................................4
1.2.2. Mục tiêu:........................................................................................................4
1.3. Ý nghĩa khoa học- thực tiễn: ...............................................................................4
Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................5
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Nam Việt (NAVIFICO) .......................................5
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển: ...................................................5
2.1.2. Tình hình sản xuất của Trung tâm xây dựng và trang trí nội thất: ...............6
2.2. Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc: ..............................................................................8
2.3. Quy trình thiết kế sản phẩm: ................................................................................9
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................10
3.1. Nội dung thiết kế: ...............................................................................................10

3.2. Phương pháp thiết kế:.........................................................................................10
3.3. Thiết kế sản phẩm:..............................................................................................11
iv


3.3.1. Khảo sát và lựa chọn mô hình thiết kế: .......................................................11
3.3.2. Lựa chọn nguyên liệu: .................................................................................13
3.3.3. Phân tích các kết cấu của sản phẩm: ...........................................................15
3.3.4. Lựa chọn kích thước....................................................................................16
3.3.5. Tính toán các chỉ tiêu kĩ thuật: ....................................................................19
3.3.6 . Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt: .........................................................24
Chương 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .........................................................................26
4.1. Tính toán công nghệ: ..........................................................................................26
4.4.1.Tính toán nguyên liệu chính:........................................................................26
4.1.2 Tính toán vật liệu phụ cần dùng: ..................................................................35
4.1.3.Thiết kế công nghệ: .....................................................................................40
4.2 . Tính toán giá thành sản phẩm: ..........................................................................45
4.2.1. Chi phí mua nguyên liệu chính: ..................................................................45
4.2.2. Chi phí mua nguyên vật liệu phụ: ...............................................................46
4.2.3. Các chi phí động lực sản xuất: ....................................................................48
4.2.4. Giá thành xuất xưởng của sản phẩm: .........................................................49
4.2.5. Giá bán buôn của sản phẩm:........................................................................50
Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .........................................................................51
5.1. Kết luận: .............................................................................................................51
5.2. Kiến nghị: ...........................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53
PHỤ LỤC ......................................................................................................................53

v



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Công ty cổ phần Nam Việt ....................................................................5
Hình 3.1: Mẫu 1 .....................................................................................................2
Hình 3.2: Mẫu 2 .....................................................................................................2
Hình 3.3: Mẫu 3 .....................................................................................................2
Hình 3. 4: Gỗ sồi ..................................................................................................14
Hình 3.5: Liên kết vis...........................................................................................15
Hình 3.6: Liên kết chốt ........................................................................................15
Hình 3.7: Liên kết rãnh mộng ..............................................................................16
Hình 3.8: Bản lề ...................................................................................................16
Hình 4.1: Biểu đồ tỉ lệ nguyên liệu gỗ OAK .......................................................35
Hình 4.2: Biểu đồ tỉ lệ nguyên liệu MDF ............................................................35
Hình 4.3: Biểu đồ tỉ lệ nguyên liệu gỗ Cao su .....................................................35
Hình 4.4: Sơ đồ lắp ráp tủ đồng hồ B&B ............................................................42
Hình 5.1: Sản phẩm tủ đồng hồ B&B..................................................................51

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng kích thước tinh chế của các chi tiết sản phẩm:...........................17
Bảng 3.2: Bảng sai số gia công chi tiết sản phẩm:...............................................20
Bảng 4.1 : Thể tích tinh chế một sản phẩm:.........................................................26
Bảng 4.2 : Thể tích sơ chế sản phẩm: ..................................................................28
Bảng 4.3: Thể tích tấm nguyên liệu để pha cắt chi tiết sản phẩm: ......................31
Bảng 4.4: Bảng diện tích bề mặt cần chà nhám, sơn phủ: ...................................37
Bảng 4.5: Bảng vật liệu liên kết của sản phẩm ....................................................40
Bảng 4.6: Bảng giá nguyên liệu chính của sản phẩm: .........................................45
Bảng 4.7: Bảng giá nguyên liệu trang sức bề mặt của sản phẩm:........................46

Bảng 4.8: Bảng giá vật liệu liên kết: ....................................................................47
Bảng 4.9: Bảng giá chi tiết khác: .........................................................................47
Bảng 4.10: Bảng thống kê điện năng tiêu thụ ......................................................48

vii


LỜI NÓI ĐẦU
Các sản phẩm làm từ gỗ luôn được con người ưu tiên sử dụng trong cuộc sống
hàng ngày. Trong thời đại hiện nay mặc dù có rất nhiều loại vật liệu mới có khả năng
thay thế gỗ nhưng gỗ vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của con người nhờ có được
những đặc tính: vân thớ màu sắc đẹp, dễ kết hợp với các loại vật liệu khác, thời gian sử
dụng tương đối dài, luôn mang lại cho con người cảm giác thoải mái và dễ chịu. Các
sản phẩm làm từ gỗ có mẫu mã đa dạng, phong phú với nhiều mục đích sử dụng: các
sản phẩm gia dụng (bàn, ghế, tủ, kệ bếp,…), các trang thiết bị văn phòng (bàn vi tính,
bàn làm việc); các sản phẩm dùng trong xây dựng,…
Trong thời đại văn minh hiện nay các yêu cầu về thẩm mỹ của con người ngày
càng cao và luôn thay đổi, vì vậy các sản phẩm đồ gỗ cũng phải luôn được cải tiến, đa
dạng hoá mẫu mã, màu sắc và tính năng sử dụng. Chính vì lý do đó mà vai trò của
người thiết kế là rất quan trọng. Ngoài việc đưa ra được sản phẩm có kiểu dáng và tính
năng mới thì việc đem lại sự cân bằng về thể chất và tinh thần cho con người thông
qua mối quan hệ hài hoà giữa: “môi trường - đồ gỗ - con người” là rất cần thiết.
Đồng hồ là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, nó là một trong những
phát minh cổ nhất của con người. Lúc đầu, đồng hồ mặt trời được sử dụng để đo
những khoảng thời gian nhỏ vào ban ngày bằng cách sử dụng bóng của mặt trời chiếu
qua những cột mốc. Cùng với thời gian, chiếc đồng hồ đã được cải tiến để có thể đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người: đồng hồ nước, đồng hồ cát, đồng hồ
dùng lò xo…Xuất hiện từ những năm 1650, đồng hồ quả lắc đã được Christianna
Huygens( 1629 – 1695) tạo ra nhờ nguyên lí quả lắc của Galileo Galilei; đến 1670,
William Clement thiết kế đưa đồng hồ quả lắc vào trong một hộp dài. Từ đó, đồng hồ

quả lắc, vỏ gỗ đã là một vật dụng trang trí phổ biến trong rất nhiều gia đình. Cho đến
nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ chế tạo đồng hồ, rất nhiều loại đồng hồ
với độ chính xác cao ra đời phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau thì đồng hồ quả lắc
vẫn giữ được vị trí vốn có của nó.Với những ngôi nhà sang trọng, mang nét cổ kính thì
chiếc đồng hồ quả lắc vỏ gỗ cao, mang nhiều hoạ tiết trang trí là sự lựa chọn hợp lí
nhằm tăng thêm nét hài hoà cho căn nhà
1


Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp cùng sự
hướng dẫn của thầy Đặng Đình Bôi và sự đồng ý của ban giám đốc công ty cổ phần
Nam Việt, tôi xin thực hiện đề tài “Thiết kế tủ đồng hồ B&B sử dụng trong phòng
khách tại công ty cổ phần Nam Việt”
Mặc dù đã hết sức cố gắng nghưng do kiến thức có hạn, thời gian xâm nhập thực
tế không nhiều nên đề tài vẫn còn tồn tại thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô, bạn bè để dề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Đình Bôi đã tận tình hướng dẫn, cảm ơn tập
thể cán bộ nhân viên xí nghiệp sản xuất kinh doanh chế biến gỗ Nhà Việt, xí nghiệp
trang trí nội thất đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc hoàn thành bài thực tập.

2


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các sản phẩm từ gỗ đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ lâu đời. Trải qua nhiều
biến đổi đồ gỗ vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống của con người. Đặc biệt
hiện nay, các sản phẩm mộc đang được ưa chuộng với nhiều ưu điểm về hình dáng, kết
cấu, sự tiện dụng và tính thẩm mĩ. Tuy nhiên những sản phẩm nội- ngoại thất hiện có

trên thị trường trong nước và cả những sản phẩm được xuất khẩu đều dựa trên các đơn
đặt hàng của các khách hàng nước ngoài; do đó việc chủ động tìm hiểu, thiết kế những
mẫu mã sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và
ngoài nước là rất cần thiết.
Nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao, nhu cầu về trang trí ngôi nhà không còn là một điều xa xỉ.
Hiện nay, những căn nhà, biệt thự, khách sạn, cao ốc với kiểu dáng sang trọng, mang
phong cách châu Âu đang được ưa chuộng vì thế thị trường đồ trang trí nội thất phục
vụ cho các căn nhà sang trọng này đang dần được chú ý. Do đặc điểm về văn hoá,
quan niệm thẩm mỹ riêng khác với phương Tây nên cần có những mẫu thiết kế riêng
phù hợp với phong cách của ngôi nhà cũng như nhu cầu thẩm mỹ của người Việt. Với
đặc điểm các sản phẩm đồ gỗ phục vụ thị trường này phải mang tính thẩm mĩ cao, đáp
ứng được yêu cầu của khách hàng khó tính, có khả năng kết hợp hài hoà với toàn bộ
nội thất trong nhà tạo nên một phong cách riêng thì việc nghiên cứu thiết kế ra những
mẫu sản phẩm nội thất có kiểu dáng đặc sắc, mang tính thẩm mĩ cao là rất cần thiết.
. Một trong những sản phẩm nội thất tương đối phổ biến của các gia đình và cơ
quan là đồng hồ. Ngoài công dụng chủ yếu là đo đếm thời gian, đồng hồ còn có khả
năng trang trí cho căn phòng. Tuỳ theo kiểu dáng, kích thước và đặc trưng riêng mà
mỗi loại đồng hồ sẽ thích hợp với từng môi trường sử dụng khác nhau. Đồng hồ quả
3


lắc, vỏ gỗ là loại đồng hồ cổ, sử dụng nó sẽ góp phần góp phần tạo nên nét cổ kính,
sang trọng cho căn phòng.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin đưa ra mẫu thiết kế tủ đồng hồ B&B để
làm đa dạng thêm dòng sản phẩm trang trí nội thất phục vụ cho thị trường cao cấp
trong nước

1.2. Mục tiêu- mục đích thiết kế:
1.2.1 Mục đích:

Mục đích của công việc thiết kế là đưa ra một mẫu sản phẩm có mẫu mã mới
đáp ứng nhu cầu của thị trường, có quy trình gia công phù hợp với điều kiện sản xuất ở
cơ sở sản xuất.
1.2.2 Mục tiêu:
Để đạt được mục đích đề ra thì cần phải tiến hành và hoàn thành theo kế hoạch
những mục tiêu cơ bản sau:
- Đưa ra được mô hình sản phẩm thiết kế phù hợp với điều kiện sản xuất của
công ty
- Lựa chọn được nguyên liệu sử dụng hợp lí.
- Tính toán công nghệ sản xuất dựa trên dây chuyền sản xuất hiện có của công
ty.
- Tính toán giá thành sản phẩm.

1.3. Ý nghĩa khoa học- thực tiễn:
Sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mĩ, đặc tính sử dụng, tính
kinh tế của bộ sản phẩm phục vụ trang trí nội thất trong các không gian sang trọng, ấm
cúng. Ngoài ra sản phẩm sẽ góp phần làm đa dạng chủng loại mặt hàng trang trí nội
thất cao cấp, giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc trang trí cho ngôi
nhà của họ.

4


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Nam Việt (NAVIFICO)
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:

Hình 2.1: Công ty cổ phần Nam Việt
Công ty cổ phần Nam Việt có tên tiếng Anh là Nam Viêt Joint- stock company

( NAVIFICO), nằm tại khu công nghiệp Phước Long, phường Phước Long B, quận 9,
Tp Hồ Chí Minh. Công ty có một vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ (gần đường
xa lộ Hà Nội) và giao thông đường thuỷ ( gần cảng Cát Lái và cảng Tân Cảng) do đó,
việc thu mua nguyên liệu cũng như vận chuyển hàng hoá của công ty tương đối dễ
dàng.

5


Công ty cổ phần Nam Việt NAVIFICO tiền thân là công ty Nam Việt, được
thành lập vào năm 1963, với sản phẩm tấm lợp xi măng sợi. NAVIFICO là thương
hiệu đã rất quen thuộc với thị trường phía Nam và đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long. Sau đó, năm 2001, đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Nam Việt, thiết lập
kênh sản phẩm đồ gỗ nội thất và cửa đi cao cấp với sự ra đời của Xí nghiệp Gỗ Nhà
Việt, đồng thời mở rộng thêm các họat động của Công Ty qua sự thành lập Các xí
nghiệp xây dựng và trang tri nội thất, xí nghiệp cơ khí chế tạo máy, xí nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu.
NAVIFICO đăng kí niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng Khóan TPHCM
tháng 12 năm 2006, mã chứng khóan NAV với số vốn điều lệ 25.000.000.000VNĐ
(25 tỉ đồng).
2.1.2. Tình hình sản xuất của Trung tâm xây dựng và trang trí nội thất:
Trung tâm trang trí nội thất là một trong những thành viên của công ty Nam Việt
được thành lập vào năm 2006 sau khi sát nhập từ trung tâm xây dựng và xưởng trang
trí nội thất.
Chức năng chính của Trung tâm xây dựng và trang trí nội thất là thiết kế, xây
dựng và trang trí nội thất với hai bộ phận chính là: xây dựng và trang trí nội thất.
a.Nguyên liệu chính:
Các sản phẩm của trung tâm Trang trí nội thất chủ yếu phục vụ cho thị trường
đồ gỗ cao cấp trong nước do đó nguồn nguyên liệu cần phải đảm bảo các yêu cầu kĩ
thuật. Ngoài ra, do mới được thành lập nên nguồn nguyên liệu cũng đang bị phụ thuộc

vào Xí nghiệp gỗ chế biến Nhà Việt là chủ yếu
Nguyên vật liệu chủ yếu là các loại gỗ nhập ngoại như Gỗ Sồi, óc chó, Tần bì,
Anh đào, Thích cứng Cao su, Thông…gỗ cứng Bắc Mỹ.
Các loại nguyên liệu nhập ngoại đều được cấp chứng nhận FSC và phải đảm
bảo các chỉ tiêu kĩ thuật về độ ẩm ( 8% - 12%), độ chênh lệch độ ẩm trên một phách gỗ
không quá 2%, gỗ không có ứng suất ngầm, mục, nứt tét, mối mọt, không có hiện
tượng cong vênh…
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các loại nguyên liệu khác để phục vụ cho nhu
cầu sản xuất như: MDF, MFC, ván ép, da…

6


b.Sản phẩm - thị trường chủ yếu:
Sản phẩm đồ gỗ nội thất cao cấp, tinh xảo do xí nghiệp trang trí nội thất làm ra
là niềm tự hào về tay nghề cốt lõi của công ty Navifico. Sản phẩm của xí nghiệp Gỗ
Nhà Việt đã chinh phục khách hàng trên thế giới về chất lượng, kiểu dáng và nhất là
uy tín kinh doanh.
Sản phẩm chính bao gồm bộ giường tủ phòng ngủ (bedroom sets), bộ bàn ghế
tủ kệ phòng ăn (dinning room sets), tủ kệ bếp (kitchen cabinets), tủ bồn rửa (vanities),
nội thất khách sạn, ván sàn, đặc biệt là bộ cửa đi bằng gỗ sồi (solid oak entry door set).
Khách hàng chính của trung tâm chủ yếu là các đơn vị, cá nhân trong nước. Từ
những mẫu mã hiện có của trung tâm, cộng thêm sự tìm tòi,sáng tạo không ngừng của
đội ngũ thiết kế hiện nay trung tâm đã có được một lượng khách hàng đáng kể. Ngoài
ra, do đặc điểm công ty vừa chịu trách nhiệm xây dựng cộng thêm phần trang trí nội
thất nên đối tượng khách hàng được mở rộng đến các căn hộ và khu chung cư.
Các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa bao gồm các sản phẩm nội thất tủ âm
tường, tủ kệ bếp cho các công trình chung cư cao cấp ( Cao ốc Đất Phương Nam, Văn
phòng Quốc hội phía Nam, Công ty Dược Phẩm STADA, nhà hàng Mesopotamia).
Giới thiệu dòng sản phẩm nội thất cao cấp trong thị trường nội địa là chương trình hoạt

động của Nam Việt đang thực hiện mà nhân tố chính là Trung tâm trang trí nội thất.
c. Tình hình sản xuất:
Đặc điểm của trung tâm là sản xuất hàng nội địa theo đơn đặt hàng của khách
hàng nên có những chi tiết và bộ phận trung tâm phải đi gia công, đặt hàng ở ngoài do
điều kiện về máy móc không đáp ứng. Trung tâm sản xuất với số lượng nhỏ nên số
công nhân không nhiều, máy móc ngoài các máy cố định còn có các loại máy cầm tay
nhỏ để đáp ứng đặc điểm sản xuất của trung tâm. Hiện tại, xưởng đang thực hiện việc
mở rộng phân xưởng, sắp xếp lại máy móc, quy trình hoá các bước gia công để đạt
được năng suất cao, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị
trường nội địa.
Ngoài ra, phân xưởng còn có một số dụng cụ cầm tay khác như: máy cắt góc,
máy cưa lọng cầm tay, máy khoan điện, máy trimme, máy bào tay, …

7


Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng máy móc cố định của phân xưởng:
Đơn vị

Số

tính

lượng

Máy bào cuốn

cái

2


2

máy tiện

cái

1

3

Máy cắt tinh

cái

1

4

Máy ép nóng

cái

1

5

Máy khoan cần

cái


2

6

Máy cưa rong

cái

1

7

Máy router lưỡi dưới

cái

1

8

Máy khoan đa đầu ( Ý)

cái

1

9

Máy toupie 1 trục


cái

1

10

Máy toupie 2 trục

cái

1

11

Máy cưa đu

cái

1

12

Máy nén khí

cái

1

13


Máy khoan bản lề

cái

1

14

Máy nhám chổi

cái

2

15

Máy ép khung

cái

2

16

Máy router đứng

cái

1


17

Máy cưa lọng

cái

1

18

Máy cắt ngang

cái

1

19

Máy mẫu đa năng

cái

1

STT

Tên máy móc

1


2.2 Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc:
Khi thiết kế một sản phẩm mộc cần dựa vào các căn cứ sau để làm cơ sở cho
việc thiết kế sản phẩm:
-

Loại hình và chức năng sản phẩm: mỗ loại hình sản phẩm phục vụ cho

những mục đích khác nhau thì có những tiêu chuẩn đặc trưng cho từng loại sản phẩm.
-

Điều kiện môi trường sử dụng: quyết định đến hình dáng, độ bền sử dụng

của sản phẩm.

8


-

Đối tượng sử dụng: mỗi đối tượng sử dụng có những sở thích, đặc điểm thị

hiếu cũng như đặc điểm về hình dáng, kích thước, tải trọng riêng. Cần phải xác định
rõ đối tượng sử dụng để có những sản phẩm phù hợp.
-

Điều kiện sản xuất sản phẩm trong nước (nguyên,vật liệu và trang thiết bị):

đây là những yếu tố quyết định đến khả năng gia công sản phẩm. Các chi tiết của sản
phẩm phải có khả năng được gia công bởi những trang thiết bị mà cơ sở sản xuất hiện

có.
-

Yêu cầu chung của sản phẩm mộc: như yêu cầu về kinh tế, yêu cầu thẩm

mỹ, yêu cầu về sử dụng…

2.3. Quy trình thiết kế sản phẩm:
Để thiết kế ra một sản phẩm hoàn chỉnh, có khả năng sản xuất tại xưởng, có khả
năng ứng dụng cao vào cuộc sống thì người thiết kế cần phải tuân thủ nghững nguyên
tắc cơ bản như sau:

-

Quan sát, tham khảo những sản phẩm cùng loại với sản phẩm dự định thiết

-

Thăm dò thị hiếu, nhu cầu của thị trường về dòng sản phẩm nội thất sử

-

Tham quan, khảo sát dây chuyền, máy móc sản xuất tại công ty nhằm lựa

kế.
dụng
chọn sản phẩm thiết kế phù hợp với điều kiện sản xuất.
-

Phác thảo ý tưởng, lựa chọn các phương án phù hợp.


-

Thiết kế sản phẩm, tính toán giá thành sản phẩm.

-

Sản xuất thử, thăm dò ý kiến khách hàng.

-

Hoàn thiện sản phẩm, tiến hành sản xuất hàng loạt.

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung thiết kế:
Các bước để tiến hành thiết kế sản phẩm tủ đồng hồ tại xí nghiệp xây dựng và
trang trí nội thất gồm các công việc được tiến hành tuần tự theo kế hoạch như sau:
-

Tìm hiểu các sản phẩm mộc hiện đang sản xuất tại xí nghiệp xây dựng và

trang trí nội thất.
-

Khảo sát dây chuyền công nghệ hiện có tại công ty.


-

Tìm hiểu các đặc tính của các sản phẩm hiện công ty đang sản xuất.

-

Thực hiện quy trình thiết kế sản phẩm tủ đồng hồ.

-

Tiến hành sản xuất thử.

-

Đề xuất các biện pháp kĩ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp.

3.2. Phương pháp thiết kế:
Trong quá trình thiết kế, cần phải áp dụng các phương pháp khác nhau, sử dụng
các phần mềm hỗ trợ để đạt được hiệu quả cao nhất:
- Phương pháp ngoại nghiệp: khảo sát tình hình, đặc điểm sản xuất tại xí nghiệp
xây dựng và trang trí nội thất để xác định loại hình sản phẩm đặc trưng tại công ty ;
sau đó tham khảo các mẫu mã cùng loại hiện có trên thị trường để xác định rõ sản
phẩm dự định thiết kế.
- Phương pháp nội nghiệp: Ứng dụng các phần mềm khác nhau để phục vụ cho
công việc thiết kế sản phẩm ( phần mềm Autocad), tính toán các chỉ tiê u kĩ thuật,
nguyên liệu (phần mềm Microsoft Excel).

10



3.3. Thiết kế sản phẩm:
3.3.1 Khảo sát và lựa chọn mô hình thiết kế:
Mỗi sản phẩm đều được tạo nên theo hình dạng, kết cấu và kích thước xác định.
Tập hợp các đường nét, hình dạng của các chi tiết sẽ tạo nên hình dáng của sản phẩm.
Sản phẩm mộc có chất lượng tốt có nghĩa là sản phẩm đó không có khiếm khuyết về
mặt kĩ thuật, bên cạnh đó nó được tạo dáng một cách hài hoà. Chất lượng của một sản
phẩm mộc là tổng hợp mọi tính chất khách quan xác định khả năng sử dụng và giá trị
thẩm mĩ của nó. Do đó, nhiệm vụ tạo dáng trong thiết kế mộc là rất quan trọng bởi vì
chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể gây ra một hậu quả lớn về chất lượng của sản phẩm.
Tạo hình, tạo dáng cho sản phẩm phải kết hợp hài hoà giữa tính năng sử dụng,
hình dáng và công nghệ sản xuất.
Khi thiết kế một sản phẩm thì người thiết kế cần khảo sát các sản phẩm cùng
loại để phân tích các ưu nhược điểm của từng sản phẩm, tham khảo các mẫu mã, tìm
hiểu thị hiếu của thị trường để đưa ra được mô hình sản phẩm hoàn thiện nhất. Dưới
đây là các sản phẩm hiện đang có mặt trên thị trường với nhiều mẫu mã, hình dáng,
kích thước khác nhau. Mỗi mẫu mã đều có những đặc điểm riêng biệt, mang tính đặc
trưng riêng, phục vụ từng loại hình thẩm mĩ và phong cách khác nhau. Tuy nhiên, tất
cả các sản phẩm đều tuân thủ những nguyên tắc chung như mẫu mã phù hợp với nhu
cầu thị hiếu của khách hàng trong nước; kích thước phù hợp với chiều cao, quan niệm
thẩm mĩ của người sử dụng; đảm bảo được tính năng sử dụng của sản phẩm; kết hợp
hìa hoà với môi trường sử dụng sản phẩm.
Qua việc phân tích những ưu - nhược điểm của từng mẫu mã để hình thành nên
được mô hình sản phẩm hoàn chỉnh, khắc phục những khuyết điểm mà những mẫu mã
trên thị trường hiện có. Sau đây là một số sản phẩm hiện có trên thị trường với những
ưu và khuyết điểm của chúng:
+ Mẫu 1: có ưu điểm là các chi tiết của sản phẩm đơn giản, dễ gia công, tiêu tốn
nguyên vật liệu không nhiều. Tuy nhiên, sản phẩm cũng có khuyết điểm là kiểu dáng
đơn điệu, tỉ lệ phân chia gữa các phần không hài hoà, không tạo được điểm nhấn trên
sản phẩm.


11


+ Mẫu 2: ưu điểm của sản phẩm là tạo được ấn tượng ở phần trên, các chi tiết gia
công đơn giản. Nhược điểm của sản phẩm là không có sự cân bằng giữa các bộ phận,
không có tính thống nhất về kiểu dáng của các chi tiết, tạo cảm giác rời rạc, không
nhất quán.
+ Mẫu 3:đơn giản, có thêm cánh cửa tủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi và
điều chỉnh con lắc là những ưu điểm nổi bật của sản phẩm. Nhược điểm của sản phẩm
là không tạo sự cân bằng cho người sử dụng khi kích thước của phần dưới lớn, tỉ lệ các
phần của sản phẩm không hài hoà, không tạo được điểm nhấn cho sản phẩm.

12


Hình 3.3: Mẫu 3
Hình 3.1: Mẫu 1

Hình 3.2: Mẫu 2

Một căn cứ khác cũng không kém phần quan trọng khi tạo hình sản phẩm đó là
việc sử dụng nguyên vật liệu hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm. Vì vậy khi thiết
kế tạo dáng sản phẩm cần chú ý việc tạo kích thước chi tiết, không nên tạo kích thước
chi tiết quá lớn khi không cần thiết để tránh tình trạng lãng phí nguyên liệu. Ngoài ra,
tủ đồng hồ có một đặc điểm là khung cho hệ thống đồng hồ quả lắc vì vậy khi thiết kế

12



cần chú ý đến kích thước của mặt đồng hồ và hệ thống quả lắc cũng như các phụ kiện
trang trí thêm của đồng hồ.
Xuất phát từ những yêu cầu trên. Tôi xin đưa ra kích thước bao của sản phẩm
là: 2104 x 565 x 285mm ( cao x rộng x sâu).
Sau khi tham khảo các mẫu mã cùng loại, tôi xin đưa ra mô hình thiết kế tủ
đồng hồ sử dụng trong nhà với các đặc điểm như sau:
Bố cục của tủ đồng hồ chia làm 3 phần: phần trên, phần thân và phần chân.
-

Phần trên:

Điểm nhấn là phần trên cùng với trụ tiện nhỏ đặt giữa, 2 bên là 2 chỉ nóc với đường
cong gợi cảm tạo cảm giác sang trọng và cổ điển.
-

Phần thân:

Là phần có kích thước dài nhất, do đó việc sử dụng 2 trụ tiện dài, phân khúc nhờ
vào chi tiết chạm khắc đặt ở giữa tạo cảm giác cân đối, hài hoà cho phần thân. Hai
cánh cửa riêng biệt với các đố cửa cong làm cho các thanh thẳng cấu tạo nên phần thân
mềm mại hơn. Phần thân là nơi đựng hệ thống con lắc do đó nó là phần quan trọng
nhất trong toàn bộ khung gỗ. Phần cánh cửa được thiết kế rộng, có thêm lớp kính trong
làm nổi bật cho hệ thống quả lắc và dây trang trí, tạo được ấn tượng mạnh cho người
sử dụng.
-

Phần chân:

Được cấu tạo nên bởi các tấm gỗ dày, lớn tạo cảm giác vững chắc. Nhờ vào các chi
tiết cong của phần chân tủ, gờ tủ và điểm nhấn là chi tiết chạm khắc làm cho phần

chân tủ vừa chắc chắn vừa mềm mại.
Với sự kết hợp hài hoà giữa 3 phần, cộng thêm các chi tiết phụ trang trí tạo điểm
nhấn và việc sử dụng màu sơn giả cổ, thể hiện rõ vân thớ của nguyên liệu gỗ đã làm
nên một sản phẩm trang trí cho căn phòng vừa mang tính cổ điển, sang trọng nhưng
không quá màu mè, diêm dúa.
Hình vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm được thực hiện bằng phần mềm Autocad.
Tất cả các hình vẽ chi tiết của sản phẩm được trình bày ở phần Phụ lục.
3.3.2 Lựa chọn nguyên liệu:
Nguyên liệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá
trị sử dụng của sản phẩm mộc. Thiết kế sản phẩm mộc phải biết sử dụng nguyên vật
13


liệu một cách hợp lí để có thể vừa tiết kiệm gỗ vừa nâng cao được giá trị của sản
phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng nguyên liệu hợp lí sẽ góp phần rất lớn làm cho giá thành
của sản phẩm giảm xuống, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việc sử dụng nguyên liệu đúng theo yêu cầu, chức năng để tạo ra được sản
phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lí, đảm bảo sự liên tục trong sản xuất là rất cần
thiết.
Với những yêu cầu như trên cùng với tình hình sử dụng nguyên liệu trong xí
nghiệp, thì việc lựa chọn gỗ sồi trắng làm nguyên liệu chính của tủ đồng hồ là thích
hợp.

Hình 3. 4: Gỗ sồi
Gỗ sồi trắng có vân thớ thẳng, to và dài, vân gỗ đẹp. Khả năng kháng sâu mục
tốt, không bị các loại sâu nấm thông thường phá hoại. Gỗ sồi cứng và nặng, độ chắc
thấp nhưng dễ uốn cong bằng hơi nước. Tính ổn định của gỗ sồi trắng rất tốt, khả năng
gia công và chà láng tốt, ít bị xơ tước. Hiện nay tất cả các gỗ sồi nhập khẩu đều được
sấy khô công nghiệp đến dưới 12% để tránh co rút. Gỗ sồi chủ yếu được sử dụng để
làm đồ nội thất, cửa cao cấp,ván sàn, đồ gỗ kiến trúc, đồ chạm khắc ngoài trời…Hiện

nay, ở Việt Nam gỗ sồi được đánh giá cao không chỉ vì màu sắc, vân thớ đẹp, chất
lượng tương đối tốt mà còn do giá cả tương đối cao.
Ngoài các chi tiết chính, cần độ chịu lực, tính thẩm mĩ cao thì các chi tiết phụ
khác có thể làm bằng các loại nguyên liệu khác ( cao su, MDF) giá thành thấp nhưng
vẫn đảm bảo được tính năng của từng chi tiết. Với việc sử dụng nguyên liệu hợp lí thì
sản phẩm vẫn đảm bảo được các yêu cầu về tính thẩm mĩ, đồng thời giá thành của sản
phẩm vẫn ở mức chấp nhận được.

14


3.3.3 Phân tích các kết cấu của sản phẩm:
Khi thiết kế một sản phẩm mộc, người thiết kế cần chú ý đến tình hình máy
móc, trình độ sản xuất, cũng như đặc tính sử dụng của sản phẩm để lựa chọn các giải
pháp liên kết thích hợp. Trong sản phẩm mộc có nhiều loại liên kết, có thể phân chia
theo nhiều dạng. phân loại liên kết theo khả năng tháo rời hay cố định. Liên kết mộng,
đinh hay keo dán là những liên kết cố định. Liên kết bằng vis, bulong, hay bản lề
thường được coi là những liên kết có thể tháo rời.
Tủ đồng hồ là sản phẩm sử dụng trang trí trong nhà, các liên kết giữa các chi
tiết, bộ phận chủ yếu là liên kết cố định. Căn cứ theo cấu tạo, tính năng chung của tủ ta
có thể xét liên kết của tủ dựa vào các bộ phận chính. Chân tủ - đáy tủ: liên kết cố định,
không có sự dịch chuyển tháo lắp nhưng cần có khả năng chịu lực cao do đó sử dụng
hai loại liên kết: chốt và vis. Hông tủ - đáy tủ: liên kết chốt để cố định 2 bộ phận. Lưng
tủ - đáy tủ: rãnh mộng. Nóc tủ - hông tủ- lưng tủ: liên kết chốt gia cố keo. Cửa tủ hông tủ: liên kết bản lề. Các chi tiết của cánh cửa tủ: liên kết chốt gia cố keo hoặc
mộng liên kết góc.
Ngoài ra còn các liên kết phụ khác, tuỳ thuộc vào đặc tính, yêu cầu thẩm mĩ của
các chi tiết mà sử dụng loại liên kết cho hợp lí

Hình 3.6: Liên kết chốt


Hình 3.5: Liên kết vis

15


Hình 3.7: Liên kết rãnh mộng

Hình 3.8: Bản lề

3.3.4. Lựa chọn kích thước
Lựa chọn kích thước là khâu vô cùng quan trọng khi thiết kế sản phẩm mộc. Cơ
sở để xác định kích thước cơ bản của sản phẩm là kích thước của người sử dụng, kích
thước cần thiết cho nhu cầu sử dụng. Nếu các kích thước cơ bản của sản phẩm không
phù hợp với yêu cầu sử dụng và trạng thái sử dụng của con người sẽ gây ra nhiều khó
khăn trong việc sử dụng và giảm tính thẩm mĩ của sản phẩm.
Sự tạo thành các kích thước phù hợp với chức năng của tủ đồng hồ : hiển thị
đồng hồ và trang trí cho căn phòng. Chính vì thế các kích thước cơ bản của tủ đồng hồ
phải đáp ứng các đặc điểm sử dụng của con người và không gian sử dụng cũng như là
phù hợp với kích thước của mặt đồng hồ và con lắc .Mặt đồng hồ có kích thước: ( 274
x 420) mm, chiều dài của con lắc: 800 mm. Độ cao của tủ phải phù hợp với chiều cao
người sử dụng, ngang với tầm mắt để có thể quan sát giờ được thoải mái nhất và phù
hợp với chiều dài của con lắc. Chiều sâu và chiều rộng phải đảm bảo kích thước sử
dụng của căn phòng cũng như tính hài hoà của tổng thể tủ đồng hồ.

16


×