Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

THIẾT KẾ GIƯỜNG NÔI BABY BED TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ IFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ GIƯỜNG NÔI BABY BED TẠI CÔNG TY
LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ IFC

Họ và tên sinh viên : MẠC THỊ THANH YẾN
Ngành

: CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Niên khóa

: 2004 – 2008

Tháng 7/2008


THIẾT KẾ GIƯỜNG NÔI BABY BED TẠI CÔNG TY
LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ IFC

TÁC GIẢ

MẠC THỊ THANH YẾN

KHÓA LUẬN ĐƯỢC ĐỆ TRÌNH ĐỀ ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CẤP BẰNG KỸ SƯ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


HOÀNG VĂN HÒA

THÁNG 7/2008
i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:


Ban giám hiệu cùng toàn thề giáo viên trường Đại Học Nông Lâm TP.

Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi theo học tại trường trong những năm
qua.


Ban chủ nhiệm khoa cùng quý thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt

là bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức
bổ ích giúp tôi thực hiện đề tài này.


Thầy Hoàng Văn Hòa, giảng viên bộ môn Chế Biến Lâm Sản, người đã

tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
 Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em công nhân viên công ty Liên
doanh đồ gỗ Quốc tế IFC, đặc biệt các thành viên trong tổ thiết kế đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi tìm hiểu thực tế sản xuất tại công ty và nhiệt tình giúp đỡ tôi thực
hiện đề tài này.
 Xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, hỗ trợ

tôi trong suốt những năm học tập tại trường.

ii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện trong thời gian hơn 3 tháng tại công ty Liên Doanh đồ gỗ
Quốc tế IFC, đã tiến hành khảo sát các sản phẩm cùng loại đang được sản xuất tại
công ty và tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng thông qua các khách hàng của công ty để
đưa ra mô hình sản phẩm thiết kế; khảo sát lựa chọn nguyên liệu phù hợp để sản xuất
sản phẩm. Sau đó tiến hành tính bền tại những vị trí chịu lực lớn nhất và các chi tiêu
kỹ thuật cho sản phẩm thiết kế; tính toán lượng nguyên vật liệu chính, phụ cần dùng để
sản xuất sản phẩm; tính toán công nghệ và giá thành của sản phẩm.
Mục đích của đề tài là đưa ra thị trường một mẫu sản phẩm phẩm mới, lạ đảm
bảo những yêu cầu về thẩm mỹ, giá trị sử dụng, tính kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu
thị trường và góp phần đa dạng hóa sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam, quá trình gia công
sản phẩm phù hợp với điều kiện của hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp tại Việt
Nam.
Bằng phương pháp khảo sát thực tế và sử dụng phần mềm Autocad thể hiện nội
dung thiết kế, sử dụng phần mềm excel và một số công thức tính toán để tính toán các
chỉ tiêu kỹ thuật, nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm.
Sản phẩm giường nôi baby bed là một loại sản phẩm đa chức năng, là một chiếc
nôi dùng cho trẻ, làm giường khi trẻ lớn hơn và dùng làm ghế sofa dùng được cho
người lớn khi không dùng cho trẻ nữa. Sản phẩm thuộc loại tháo rời không hoàn toàn,
có thể tháo rời để đóng gói khi không sử dụng đến. Nguyên liệu được lựa chọn để sản
xuất sản phẩm này là gỗ Sồi, có kết hợp gỗ thông cho những chi tiết khuất, ít chịu lực
tác dụng nhằm hạ giá thành và khối lượng sản phẩm.
Sau khi kiểm tra độ bền cho sản phẩm, thu được kết quả là sản phẩm này đảm
bảo độ bền cao, an toàn cho người sử dụng ngay cả khi sau một thời gian sử dụng lâu
dài. Với giá gỗ Sồi hiện nay là 800 USD/m3 và giá gỗ thông là 300 USD/m3, chúng tôi

tính được giá của toàn sản phẩm đã tính lợi nhuận 10% là 2711000 (đồng).
Sản phẩm được lấy kích thước chuẩn theo kích thước các sản phẩm giường nôi
sản xuất cho trẻ em Nhật, phù hợp với đối tượng là người Châu Á, đặc biệt là khu vực
Đông Nam Á.
iii


MỤC LỤC
Trang
BÌA PHỤ ..........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vii
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................. viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu, mục đích của đề tài ...............................................................................2
1.2.1. Mục đích thiết kế............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.3. Các yêu cầu thiết kế sản phẩm..............................................................................2
1.3.1. Yêu cầu về thẩm mỹ.......................................................................................2
1.3.2. Yêu cầu sử dụng.............................................................................................3
1.3.3. Yêu cầu về kinh tế..........................................................................................4
Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................5
2.1. Tổng quan về công ty Liên doanh đồ gỗ quốc tế IFC. .........................................5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. ................................................................5
2.1.2. Vị trí địa lý của công ty..................................................................................5
2.1.3. Công tác tổ chức quản lý tại công ty..............................................................6

2.1.4. Tình hình nguyên liệu. ...................................................................................8
2.1.5. Tình hình máy móc thiết bị ............................................................................8
2.1.6. Tay nghề công nhân. ......................................................................................9
2.1.7. Sản phẩm của công ty. ...................................................................................9
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................11
3.1. Nội dung thiết kế.................................................................................................11
3.2. Phương pháp thiết kế ..........................................................................................11
3.3. Thiết kế sản phẩm ...............................................................................................11
3.3.1. Chọn mô hình sản phẩm thiết kế..................................................................11
3.3.2. Lựa chọn nguyên liệu thiết kế......................................................................17
3.3.3. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế đồ gỗ gia dụng. ...............................18
3.3.4. Tạo dáng sản phẩm. .....................................................................................18
Chương 422: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................22
4.1. Phân tích kết cấu sản phẩm và các giải pháp liên kết.........................................22
4.1.1. Phân tích kết cấu sản phẩm: .........................................................................22
4.1.2. Phân tích các giải pháp liên kết:...................................................................22
4.1.3. Phân tích liên kết giữa các chi tiết: ..............................................................24
4.2. Lựa chọn kích thước, kiểm tra bền và tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật................26
4.2.1. Lựa chọn kích thước. ...................................................................................26
4.2.2. Kiểm tra bền cho sản phẩm..........................................................................27
4.2.3. Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật .....................................................................30
4.3. Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt...................................................................35
4.3.1. Yêu cầu độ nhẵn bề mặt. ..............................................................................35
iv


4.3.2. Yêu cầu lắp ráp.............................................................................................36
4.3.3. Yêu cầu trang sức bề mặt. ............................................................................36
4.4. Tính toán nguyên liệu chính ...............................................................................37
4.4.1. Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất một sản phẩm ...........................................37

4.4.2. Hiệu suất pha cắt ..........................................................................................38
4.4.3. Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm ...........................39
4.4.4. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ..........................................................................................39
4.4.5. Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công..................................40
4.5. Tính toán nguyên phụ liệu cần dùng...................................................................41
4.5.1. Tính toán bề mặt cần trang sức ....................................................................41
4.5.2. Tính toán vật liệu phụ cần dùng...................................................................42
4.6. Thiết kế công nghệ..............................................................................................45
4.6.1. Lưu trình công nghệ .....................................................................................45
4.6.2. Biểu đồ gia công sản phẩm ..........................................................................46
4.6.3. Lập bản vẽ thi công của từng chi tiết ...........................................................48
4.7. Tính toán giá thành sản phẩm .............................................................................48
4.7.1. Chi phí mua nguyên liệu ..............................................................................49
4.7.2. Phế liệu thu hồi.............................................................................................50
4.7.3. Chi phí mua nguyên vật liệu phụ .................................................................50
4.7.4. Các chi phí liên quan khác ...........................................................................53
4.8. Nhận xét và đề xuất biện pháp hạ giá thành .......................................................54
4.8.1. Nhận xét .......................................................................................................54
4.8.2. Đề xuất một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm........................................54
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................56
5.1. Kết luận...............................................................................................................56
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................58
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Số lượng và kích thước các chi tiết..............................................................24
Bảng 4.2: Định mức bã bột và sơn. ..............................................................................40
Bảng 4.3. Biểu đồ gia công chi tiết .........................................................................................44

Bảng 4.4. Bảng định mức tỷ lệ phần trăm theo giá trị nguyên liệu..............................46
Bảng 4.5 Tính toán chi phí lượng sơn ..........................................................................49
Bảng 4.6. Tính toán chi phí vật liệu liên kết ................................................................49

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Mẫu sản phẩm 1 ...........................................................................................12
Hình 3.2: Mẫu sản phẩm 2 ...........................................................................................13
Hình 3.3: Mẫu sản phẩm 3 ...........................................................................................14
Hình 3.4: Sản phẩm khi dùng làm nôi..........................................................................19
Hình 3.5: Sản phẩm khi dùng làm giường....................................................................20
Hình 3.6: Sản phẩm khi dùng làm ghế sofa .................................................................20
Hình 4.1: Liên kết vít....................................................................................................21
Hình 4.2: Liên kết chốt.................................................................................................22
Hình 4.3: Liên kết mộng...............................................................................................22
Hình 4.4: Liên kết móc.................................................................................................22
Hình 4.5: Liên kết bọ....................................................................................................23
Hình 4.6: Liên kết vít cấy lục giác ...............................................................................23
Hình 4.6: Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh.............................................................................26
Hình 4.7 : Biểu đồ ứng suất nén ...................................................................................28
Hình 4.8: Biểu đồ sử dụng nguyên liệu ........................................................................39

vii



LỜI NÓI ĐẦU
Nguồn nguyên liệu gỗ đã được con người biết đến và đưa vào sử dụng từ rất lâu
đời với những mục đích xây dựng là chủ yếu, ngoài ra còn dùng vào một số công dụng
khác như làm bàn, ghế, giường nhưng vì xã hội còn chưa phát triển cao, kỹ thuật còn
thấp nên sản loại hình sản phẩm còn ít, mẫu mã không đẹp. Khi xã hội phát triển thì
các sản phẩm mộc từ gỗ nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người cũng
không ngừng phát triển. Các sản phẩm mộc có nhiều loại với mẫu đẹp, có nguyên lý
kết cấu đa dạng, phong phú, mang tính tiện ích cao được sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau. Ngày nay các sản phẩm từ gỗ được đưa vào sử dụng trong đời sống ngày
càng nhiều và càng gần gũi với con người, các sản phẩm thường gặp trong đời sống
hàng ngày là: bàn, ghế, tủ, giường, đồ mỹ nghệ, các loại cửa,… ngoài ra nguyên liệu
gỗ còn được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất trần nhà, sàn nhà, cầu thang, … bằng
gỗ thay vì dùng kim loại hay bằng gạch, đá như trước đây. Đặc biệt các sản phẩm mộc
còn có thể là các công cụ, vật dụng, các chi tiết máy, các chi tiết đặc biệt trong ngành
hàng không, hay các mặt hàng trong trang trí nội thất.
Xã hội con người luôn luôn vận động và luôn thay đổi theo xu hướng phát triển
cao hơn. Do đó đòi hỏi ngành chế biến gỗ cũng nằm trong xu thế phát triển đó của xã
hội, luôn đổi mới và ngày càng hoàn thiện vẻ đẹp sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu
thị hiếu ngày một khó tính của người tiêu dùng. Chính vì vậy, vấn đề thiết kế sản
phẩm mộc tạo ra nhiều mẫu mã mới đã và đang là vấn đề cần thiết trong tình hình hiện
nay, nhằm góp phần đem lại vị trí đích thực cho ngành chế biến gỗ trong đời sống con
người ngày nay.

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngành chế biến gỗ ở nước Việt Nam chúng ta được các chuyên gia đánh giá là
“sinh sau đẻ muộn” tuy nhiên đã phát triển một cách mạnh mẽ và vươn lên một tầm
cao mới. Trong những năm gần đây ngành đã đạt được kim ngạch xuất khẩu lớn cho
nước ta, với vị trí là một trong 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt
Nam. Theo số liệu từ hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2008,
ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đạt được 934 triệu USD, tăng 20% so
với cùng kỳ năm 2007.
Hiện nay đối thủ lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam là Trung Quốc đang bị áp
thuế bán phá giá rất cao tại thị trường Mỹ. Vì vậy các nhà nhập khẩu đang có xu
hướng tìm kiếm và chuyển sang mua hàng của các thị trường khác có mức giá rẻ hơn
như Việt Nam. Các chuyên gia đều nhận định đây là cơ hội cho ngành chế biến gỗ
Việt Nam phát triển trong thời gian tới để vươn tới thành tích thư được kim ngạch xuất
khẩu là 5 tỷ USD trong năm 2010 theo như kế hoạch đã đề ra.
Ngày nay khi xã hội phát triển mạnh mẽ, các yêu cầu của thị hiếu người tiêu
dùng cũng tăng lên một bậc cao hơn, đòi hỏi các sản phẩm mộc cũng phải luôn gắn bó
chặt chẽ với những thay đổi của kỹ thuật và đời sống xã hội loài người. Do vậy, các
sản phẩm mộc đòi hỏi phải mang tính sáng tạo cao, thể hiện được nét độc đáo của sản
phẩm nhưng vẫn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phải nằm trong mối quan hệ
hài hòa, gắn bó của các yếu tố “môi trường – đồ gỗ - người sử dụng”. Có như vậy
ngành chế biến gỗ của nước ta mới có thể tận dụng được cơ hội phát triển rộng ra trên
thế giới như các chuyên gia đã phân tích ở trên. Thế nhưng hầu hết các đơn hàng xuất
khẩu đồ gỗ của Việt Nam đều do chính bên đặt mua đưa ra mẫu mã hoặc sản xuất dựa
theo cataloge của nước ngoài, còn đối với các sản phẩm sử dụng trong nước được sản
xuất theo kinh ngiệm thực tiễn chứ chưa có sự đổi mới trong công việc tạo mẫu mã để
đưa ra thị trường các sản phẩm có kiểu dáng đẹp đáp ứng yêu cầu thực tế. Do đó, cần
1


có một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp đối với các sản phẩm còn mới mẻ cho ngành

chế biến gỗ Việt Nam.
Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế của ngành như đã nêu ở trên, được sự phân
công của khoa Lâm nghiệp, bộ môn Chế biến lâm sản, được sự đồng ý cho phép của
công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc tế IFC (International Furniture Coporation), dưới sự
hướng dẫn của giáo viên Hoàng Văn Hòa tôi thực hiện đề tài “ Thiết kế giường nôi
baby bed”.
1.2. Mục tiêu, mục đích của đề tài
1.2.1. Mục đích thiết kế
Nghiên cứu thiết kế một sản phẩm mộc để đưa ra thị trường một sản phẩm
mang đầy đủ các yêu cầu của một sản phẩm mộc, phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng góp phần đa dạng hóa sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Khảo sát lựa chọn nguyên liệu thiết kế.
 Khảo sát các sản phẩm cùng loại để đưa ra mô hình sản phẩm thiết kế.
 Hoàn thiện thiết kế, tính toán các vấn đề công nghệ và giá thành sản
phẩm.
 Đề xuất một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
1.3. Các yêu cầu thiết kế sản phẩm
Một sản phẩm bất kì khi sản xuất đều đòi hỏi rất nhiều yêu cầu để có thể thích
ứng được với thị hiếu người tiêu dùng. Nhưng tất cả đều qui tụ thành 3 yêu cầu sau:
 Yêu cầu thẩm mỹ.
 Yêu cầu sử dụng.
 Yêu cầu kinh tế.
1.3.1. Yêu cầu về thẩm mỹ
Hình dáng: Một sản phẩm mộc cần phải có hình dáng hài hòa, cân đối
phù hợp với môi trường sử dụng và đảm bảo sự trang hoàng của căn phòng có thẩm
mỹ, đường nét sắc sảo tạo đường nét êm dịu và hình dáng phải tạo cảm giác thoải mái
cho người sử dụng. Tất cả các kích thước của các chi tiết, bộ phận và của toàn bộ sản
2



phẩm phải đảm bảo đúng một tỷ lệ nhất định, phù hợp với chiều cao và mục đích của
người sử dụng. Không được quá cao gây khó khăn khi cần lấy một vật nào đó đặt trên
sản phẩm, hoặc nếu làm quá thấp sẽ gây cảm giác không thoải mái khi cần làm một
việc gì mà không vừa tầm tay. Mọi chi tiết dùng để đặt vật dụng thường được sử dụng
phải làm nằm trong vùng hoạt động thuận lợi của người sử dụng nó.
Đường nét: đường nét của một sản phẩm cũng là một yếu tố nâng cao giá
trị thẩm mỹ của một sản phẩm, các đường cong mềm mại nhưng vẫn thể hiện nét sắc
sảo sẽ tạo ra các cảm xúc khác nhau và cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Ngoài
ra nó còn thể hiện trình độ kỹ thuật của người thiết kế và của cơ sở sản xuất ra sản
phẩm.
Màu sắc: màu sắc của sản phẩm là yếu tố rất quan trọng, nó tôn vẻ đẹp,
nâng cao giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, và là yếu tố tác động rất mạnh đến trạng thái
thần kinh của con người khi nhìn vào sản phẩm. Vì vậy màu sắc phải hài hòa, trang
nhã, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho người sử dụng, phù hợp với môi trường sử
dụng. Sản phẩm đặt trong môi trường sử dụng là nhà ở thì màu sắc có thể tương phản
với màu sắc của tường, trần, nền hoặc có thể cùng gam màu. Đối với giường nôi thì
thông sử dụng nhiều màu sắc và các gam màu phải tươi sáng hoặc giữ nguyên màu gỗ
tự nhiên, tôn lên vẻ đẹp tự nhiên từ nguyên liệu.
Mẫu mã: sản phẩm phải đảm bảo tính thời đại, phù hợp với đối tượng sử
dụng, tính thẩm mỹ cao và phù hợp với kết cấu, công nghệ chế tạo đơn giản. Nếu
không đạt được điều đó thì ngay lập tức mẫu sản phẩm đó sẽ bị đào thải ra khỏi xã hội,
sản phẩm không được tiêu thụ gây ra nhiều thiệt hại cho nhà sản xuất. Vì vậy khi thiết
kế thì người thiết kế phải luôn tạo ra mẫu mã sản phẩm mới lạ, phù hợp với chức năng
và môi trường sử dụng, phù hợp với kiến trúc xung quanh.
1.3.2. Yêu cầu sử dụng
 Độ bền: đảm bảo tính ổn định, giữ nguyên hình dáng khi sử dụng lâu dài,
liên kết giữa các chi tiết, bộ phận phải đảm bảo bền khi sử dụng. Các phần chịu lực và
tải trọng lớn phải chắc chắn và an toàn. Do đó khi sản xuất cần chọn kỹ nguyên liệu,
cần tránh các hiện tượng nguyên liệu bị nấm mốc, mối mọi, nhiều mắt hoặc qua tẩm

sấy chưa đạt yêu cầu.
3


 Tính tiện nghi: sản phẩm liên kết phải linh động, tháo lắp nhanh, di chuyển
dễ dàng và phải tiện lợi khi sử dụng để vận chuyển sản phẩm dễ dàng, ít tốn diện tích
khi còn lưu giữ trong kho, gọn nhẹ khi đóng thùng. Do vậy sản phẩm phải phù hợp với
tâm sinh lý người sử dụng và kiến trúc nhà ở và tiện nghi phải đi kèm với tính đồng
bộ. Theo xu hướng sử dụng sản phẩm mộc trong các khu nhà cao tầng thì việc tháo lắp
là vấn đề cần quan tâm hàng đầu, sản phẩm thiết kế phải làm sao tiết kiệm được diện
tích.
1.3.3. Yêu cầu về kinh tế
Một sản phẩm đạt chất lượng cao, thuận tiện và tiện nghi trong sử dụng, có giá
trị thẩm mỹ cao nhưng giá thành còn cao thì vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu của
người tiêu dùng. Do đó để đáp ứng được toàn diện những yêu cầu cần thiết cho một
sản phẩm thì giá tiêu thụ của sản phẩm đó phải phù hợp, không quá cao đối với người
sử dụng và không quá thấp để đảm bảo lợi nhuận cho nhà sản xuất. Để đạt được các
yêu cầu đó thì người thiết kế phải tìm ra các giải pháp sao cho: sử dụng nguyên vật
liệu hợp lý, công nghệ gia công dễ dàng, phù hợp với tay nghề công nhân và trang
thiết bị hiện có, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, …
 Một sản phẩm mộc đạt ba yêu cầu nêu trên thì chắc chắn sản phẩm sẽ gây
được nhiều sự chú ý và kích thích lòng ham muốn mua một sản phẩm của người sử
dụng.

4


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty Liên doanh đồ gỗ quốc tế IFC.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty liên doanh đồ gỗ quốc tế IFC (International Furniture Corporation) là
một trong nhóm 5 công ty lấy thương hiệu Scansia của Na Uy bao gồm công ty liên
doanh Scansia Pacific, công ty liên doanh IFC và 3 công ty có 100% vốn đầu tư của
Scansia là Scanviwood, Scansia Viet và ScansiaSofa. Công ty Liên doanh IFC được
thành lập từ nhu cầu thị trường về các sản phẩm đồ gỗ nội thất tại các nước Mỹ và Bắc
Âu mà yêu cầu về dây chuyền công nghệ hiện tại của các công ty trong nhóm 5 công
ty đã được thành lập vào thời điểm này không đáp ứng được.
Công ty liên doanh đồ gỗ Quốc tế IFC được thành lập vào ngày 22/10/1999 tại
địa chỉ số 18 đường Song Hành, khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. Hồ
Chí Minh, sản phẩm của công ty chủ yếu là nội thất với mặt hàng đồ trẻ em và nội thất
phòng ngủ. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Mỹ, châu Âu, Australia,
Nhật,… Từ khi thành lập đến nay, công ty đã thường xuyên thay đổi phương pháp
quản lý, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ nghiệp vụ của công nhân viên, từng bước
củng cố và phát triển một cách bền vững với phương châm làm việc của công ty là:
“chất lượng sản phẩm là thước đo lương tâm của người sản xuất, là sự sống còn của
doanh nghiệp, là con đường an toàn nhất để tăng cường tính cạnh tranh. Nhờ đó, lượng
hàng xuất khẩu của công ty đang ngày càng tăng, tạo thêm việc làm cho khoảng hơn
600 lao động phổ thông, kéo theo sự phát triển của các đơn vị gia công, cung ứng
nguyên vật liệu, bao bì, dầu màu,…, tăng giá trị của nền kinh tế nước ta khoảng 12
triệu USD/ năm.
2.1.2. Vị trí địa lý của công ty
Công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc tế được đặt số 18, đường Song Hành, khu công
nghiệp Tân Tạo, TP. Hồ Chí Minh, là con đường song song với quốc lộ 1A, là một
5


trong những trục giao thống chính của nước ta. Do đó, từ vị trí này rất thuận tiện cho
việc vận chuyển hàng hàng hóa và nguyên vật liệu bằng nhiều phương tiện vì ở đây
gần cảng Sài Gòn và cả ga Sài gòn, dễ dàng vận chuyển bằng đường bộ, xe ra vào

công ty dễ dàng nhờ vị trí nằm sát đường quốc lộ. Bên cạnh đó, công ty thuộc trong
khu công nghiệp Tân Tạo, được sự quản lý, đảm bảo an ninh của Ban quản lý khu
công nghiệp, dễ dàng học hỏi, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật mới, thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất kinh doanh, quan hệ hợp tác.
2.1.3. Công tác tổ chức quản lý tại công ty
2.1.3.1. Đội ngũ quản lý.
 Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực của công ty thường xuyên được bổ sung,
đào tạo, phát triển từ những người có đã qua thực tế quản lý lâu dài trong công ty và
nguồn nhân lực từ bên ngoài đã qua đào tạo, có kinh nghiệm quản lý. Cán bộ công
nhân viên ở các phòng ban đều là những người có năng lực, có đủ trình độ và có tâm
huyết gắn bó với sự tồn tại và phát triển của công ty.
 Trình độ chuyên môn: Hầu hết cán bộ công ty đều đã qua đào tạo, có trình
độ phù hợp với vị trí làm việc của mình, đa số có trình độ đại học. Đội ngũ cán bộ
quản lý, công nhân thường xuyên được tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề,
trình độ quản lý. Ngoài ra công ty còn có những chính sách khuyến khích công nhân
viên của mình tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
 Kinh nghiệm quản lý: Công ty đã hoạt động và có được hơn 8 năm trong
lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất, cán bộ quản lý chủ chốt của công ty đều là những
người có trình độ và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã làm việc trong công ty từ
khi thành lập. Việc hợp tác với các chuyên gia người nước ngoài đã tạo điều kiện
thuận lợi cho đội ngũ quản lý của công ty tiếp thu được những kinh quản lý mới.
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty như sau:

6


Thư ký

Phòng hành

chính nhân sự

Tổ xuất
nhập
khẩu

Ban sử
dụng
gỗ

Phòng giám đốc

Phòng kế hoạch
kỹ thuật

Ban
kết
cấu

Ban kế
hoạch điều
độ thống kê

Tổ

điện

Phòng kế
toán


Ban
thiết
kế

Ban
giám
sát

Ban
vật


Ban hoàn
thiện bề
mặt

Nhóm phun
sơn

Đóng gói

Tổ KCS

Nhóm
pha xẻ

Nhóm định
vị + định
hình


Nhóm chà
nhám

Nhóm
lắp ráp

7

Nhóm
nguội


2.1.4. Tình hình nguyên liệu.
Nguyên liệu được sử dụng tại công ty chủ yếu là các loại gỗ thông ( thông New
Zealand, thông Nam Phi, thông Canada), sồi, bạch đàn đỏ, …, ngoài ra, tùy theo chi tiết
của sản phẩm vả yêu cầu của khách hàng mà công ty còn nhập thêm ván MDF, gỗ ngô
đồng để sản xuất những chi tiết ít chịu lực, bị khuất nhằm hạ giá thành và khối lượng sản
phẩm, còn những chi tiết dùng ván ép uốn cong thì công ty mua tại các cơ sở gia công
trong nước.
Nguyên liệu nhập về đều là gỗ đã xẻ và đã qua khâu tẩm sấy vì điều kiện diên tích
công ty có hạn và nhằm giảm thời gian sản xuất. Công ty nhập gỗ nguyên liệu chủ yếu từ
các nước Bắc Âu, Brazil, New Zealand, Indonesia, Lào. Công ty lựa chọn nhập khẩu gỗ
từ những nước này vì:
 Các nước này có sản lượng gỗ lớn, nhất là gỗ thông, như vậy sẽ đảm bảo nguồn
nguyên liệu dồi dào. Bên cạnh đó gỗ tại các nước đều đã được cấp chứng nhận
FSC (Forest Stewardship Council) của hội đồng quản lý rừng quốc tế. Vấn đề khai
thác gỗ từ những nước này đều tuân thủ những quy định về bảo vệ rừng.
 Nguyên liệu gỗ từ những nước này thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng, giá cả
lại thấp hơn mà chất lượng lại tốt hơn so với nguyên liệu gỗ trong nước rất nhiều.
 Các nước này có công nghệ chế biến hỗ hiện đại, gỗ nguyên liệu sau khi được khai

thác được cưa xẻ đúng quy cách, qua ngâm tẩm và sấy đến độ ẩm thích hợp để bảo
quản và duy trì chất lượng trong suốt thời gian lưu trữ và vận chuyển.
 Nhà nước ta thực hiện chính sách hạn chế khai thác rừng nhằm bảo vệ tài nguyên,
môi trường. Như vậy nguồn nguyên liệu trong nước không thể đáp ứng được
nguyên liệu lâu dài cho các cơ sở sản xuất trong nước. Vì vậy nhập nguyên liệu
còn góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường nước ta.
2.1.5. Tình hình máy móc thiết bị
Máy móc sử dụng tại công ty chủ yếu sản xuất tại các nước Việt Nam, Đài Loan,
Ý, Đức,… Tình hình hoạt động của hệ thống máy móc của công ty tương đối ổn định, khá
8


hiện đại, công suất không lớn, hình dáng nhỏ gọn, độ chính xác tương đối cao, năng suất
tốt. Tuy nhiên các thiết bị máy móc ở đây chỉ là những thiết bị gia công đơn giản, đặc
biệt, công ty có trang bị một hệ thống sơn tĩnh điện và hiện đang xây dựng thêm một máy
nữa.
Các loại máy gia công ở đây khá đầy đủ các loại máy cần thiết cho quá trình sản
xuất từ khâu pha phôi, sản xuất ván ghép thanh, chốt gỗ, cho đến những thiết bị gia công
sơ chế, gia công tinh chế, dây chuyền trang sức hoàn thiện bề mặt.
2.1.6. Tay nghề công nhân.
Hầu hết công nhân tuyển dụng vào làm việc trong công ty đều đã có sẵn nghề mộc
hoặc là những công nhân đã có chứng chỉ kỹ thuật được đào tạo tại một số trường kỹ
thuật, hoặc được đào tạo tại chỗ thông qua quá trình làm việc tại công ty. Ngoài ra công ty
còn thường xuyên mở các lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề công nhân. Đội ngũ công
nhân lao động hiện nay tại công ty đủ khả năng đảm bảo cho quá trình sản xuất về số
lượng và chất lượng cho công ty.
2.1.7. Sản phẩm của công ty.
Hầu hết sản phẩm của công ty đều đạt chất lượng cao, vừa lòng khách hàng, giá cả
hợp lý.
Một số sản phẩm đã được sản xuất ở công ty:


9


10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung thiết kế
 Tìm hiểu các sản phẩm mộc đang được sản xuất tại công ty và trên thị
trường đỗ gỗ nội thất.
 Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất hàng mộc tại công ty, tìm hiểu
tình hình chung về thiết bị kỹ thuật của các nhà máy sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam.
 Tìm hiểu đặc tính của các sản phẩm nôi đã và đang được sản xuất tại
công ty.
 Tiến hành thiết kế sản phẩm: đưa ra mô hình, các thông số, tính toán các
chỉ tiêu kỹ thuật, nguyên vật liệu, giá cả,…
 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm.
3.2. Phương pháp thiết kế
 Ngoại nghiệp: khảo sát tình hình sản xuất tại công ty thực tập, tham
khảo một số mẫu cùng loại, khảo sát máy móc thiết bị hiện có tại công ty.


Nội nghiệp: sau ki khảo sát và đưa ra hình dáng sản phẩm sẽ thiết kế, sử

dụng phần mềm Autocad thể hiện sản phẩm. Áp dụng một số phương pháp tính
toán các chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên vật liệu cần thiết bằng phần mềm excel.
3.3. Thiết kế sản phẩm
3.3.1. Chọn mô hình sản phẩm thiết kế

Để tìm được mô hình thiết kế, tiến hành khảo sát các kiểu sản phẩm cùng loại
hình và chức năng đã được sản xuất và bán trên thị trường. trên cơ sở đó để đánh giá,
phân tích ưu khuyết điểm của chúng rồi dựa trên cơ sở đánh giá và những ưu khuyết
điểm vừa phân tích đó để thiết kế ra sản phẩm hoàn thiện hơn, có tính thẩm mỹ và tiện
nghi cao hơn. Quá trình phân tích dựa trên 3 yêu cầu của một sản phẩm và một số
nguyên tắc khi thiết kế sản phẩm mộc.
11


Hình 3.1. Mẫu sản phẩm 1
Nhận xét:
 Ưu điểm: mẫu mã tương đối đẹp, kết cấu đơn giản, các chi tiết dễ gia công, đây
là một loại sản phẩm tháo rời nên rất tiện lợi cho quá trình vận chuyển, khi
không sử dụng thì có thể tháo rời và cất gọn. Các chi tiết chủ yếu là các thanh
nên có thể tiết kiệm được nguyên liệu trong quá trình cưa xẻ. Có thể thay đổi độ
cao mặt sàn tùy theo độ tuổi của trẻ.
 Nhược điểm: xét về thẩm mỹ thì sản phẩm này chưa cao, chưa mang nét độc
đáo, mới lạ cho sản phẩm. Chức năng sử dụng còn hạn chế, chỉ có thể sử dụng
làm giường nôi khi trẻ còn nhỏ, khi lớn lên thì sản phẩm không được sử dụng
nữa, hoặc có thể sử dụng vào mục đích đựng đồ dùng tuy nhiên khi đựng đồ
dùng với một chiếc nôi thì chiếm rất nhiều diện tích, không phù hợp với những
căn hộ chật hẹp.

12


Hình 3.2. Mẫu sản phẩm 2.
Nhận xét:
 Ưu điểm: kết cấu đơn giản, có thể gấp lại gọn khi không dùng tới, dễ gia công,
tiết kiệm chi phí vận chuyển. Tiết kiệm nguyên liệu với các chi tiết đơn giản,

chủ yếu là các thanh. Tùy theo độ tuổi của trẻ có thể thay đổi vị trí mặt sàn cho
phù hợp. Vế trước được thiết kế thành 2 phần, nửa trên có thể đóng mở nhờ bản
lề giúp dễ hơn trong mỗi khi bế trẻ ra vào nôi.
 Nhược điểm: Thiết kế quá đơn giản, sơ sài, tính thẩm mỹ thấp. Dùng loại then
cài ở vế trước dễ dàng mở ra có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi không có người
lớn ở cạnh. Về tính công năng thì cũng giống như mẫu đã nêu ở trên, chỉ có thể
sử dụng lảm nôi.

13


Hình 3.3. Mẫu sản phẩm 3
Nhận xét:
 Ưu điểm: thiết kế mới lạ với kiểu dáng giống một chiếc giường và 2 ngăn tủ có
thể chứa đựng một số đồ dùng, có 4 thanh với mục đích trang trí cho sản phẩm
và còn có thể treo màn chắn muỗi cho trẻ, kết cấu và kích thước các chi tiết
đảm bảo tính an toàn khi sử dụng cho trẻ.
 Nhược điểm: cũng giống như 2 mẫu đã nêu ở trên, mẫu sản phẩm này không
mang tính đa năng, chức năng của nó chỉ hạn chế ở việc sử dụng làm nôi giữ
trẻ, kiếu dáng tuy lạ mắt nhưng chưa đẹp.
 Qua khảo sát và phân tích ưu, nhược điểm của các sản phẩm đã nêu ở trên, mỗi
sản phẩm đều có những ưu nhược điểm của nó nên đòi hỏi người thiết kế phải làm như
thế nào để đưa ra một mẫu sản phẩm hoàn thiện hơn. Chính vì vậy tôi muốn thiết kế ra
một sản phẩm hoàn thiện hơn về mặt kết cấu lẫn chức năng sử dụng và đảm bảo yêu
14


cầu về thẩm mỹ, tính kinh tế cũng như yêu cầu về sử dụng nhờ sự kết hợp hài hòa các
ưu điểm của ba mẫu sản phẩm đã nêu ở trên và hạn chế nhược điểm đã gặp ở các mẫu
đó. Mẫu thiết kế được thể hiện hình dáng và tính năng sử dụng như sau:


Hình 3.4: mẫu sản phẩm thiết kế khi dùng làm nôi

Hình 3.5: Sản phẩm khi dùng làm giường
15


Hình 3.6: Sản phẩm khi dùng làm ghế sofa
Sản phẩm giường nôi baby bed mà tôi đưa ra ở đây là sự kết hợp một cách hợp
lý các mẫu đã tham khảo và nâng cao hơn đặc tính giá trị sử dụng cho sản phẩm với 3
chức năng: làm nôi, làm giường trẻ em và có thể sử dụng làm ghế đôi dùng cho 2
người lớn ngồi. Sản phẩm được thiết kế với đường nét mềm mại, lựa chọn nguyên vật
liệu và kích thước phù hợp, an toàn cho trẻ em.
Nhận xét:
 Ưu điểm: sản phẩm được thiết kế có đường cong ở chi tiết chân giường tạo nét
mềm mại, cân đối. Sản phẩm giường nôi baby bed được nâng cao giá trị sử
dụng với ba chức năng, không chỉ dùng làm nôi mà nó còn dùng làm giường
ngủ cho trẻ và còn dùng làm ghế sofa dùng được cho người lớn. Kiểu dáng tuy
không mới lạ nhưng nó phù hợp đối với sản phẩm này bởi khi chúng ta sử dụng
và mục đích gì thì nó vẫn không giảm đi tính thẩm mỹ. Phần dưới được tận
dụng làm 2 ngăn tủ có thể kéo về 2 phía, phần không gian chứa bên trong hộc tủ
lớn dùng để chứa đồ dùng. Đây là một loại hình sản phẩm nội thất nủa tháo rời,
16


×