Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GHẾ 4 SLAT CHAIR TẠI CÔNG TY MINH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GHẾ 4 SLAT CHAIR
TẠI CÔNG TY MINH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 07/2008


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ 4 SLAT
TẠI CÔNG TY MINH DƯƠNG
----------

Tác giả

NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ: HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG


Tháng 07/ 2008
i


LỜI CẢM ƠN
Để có được ngày hôm nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Cha Mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng dạy bảo tôi nên người
Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong thời gian tôi học
tập tại trường.
Quí thầy cô khoa Lâm Nghiệp đặc biệt là quí thầy cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản
Cô tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Hương giảng viên khoa Lâm Nghiệp trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài
này.
Ban giám đốc cùng toàn thể anh chị em công nhân công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Furniture đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu quy trình sản xuất của sản
phẩm đang nghiên cứu.
Tập thể lớp DH04CB trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã động viên và
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2008
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoàng Lan

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

---...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

---...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

iv


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế 4 Slat tại công ty Minh
Dương”.

Thời gian thực hiện: 15/03/2008 đến 30/06/2008.
Địa điểm: Tại công ty TNHH Minh Dương Furniture.
Một sản phẩm mộc khi gia công đều phải trải qua một quy trình sản xuất. Quy
trình sản xuất hợp lý sẽ giúp cho quá trình sản xuất đáp ứng được tiến độ, tránh lãng
phí cũng như sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả, từ đó giúp cho công tác quản lý và
kiểm tra chất lượng ở từng công đoạn sản xuất được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, trong sản xuất việc xây dựng và vận dụng một quy trình sản xuất vẫn còn nhiều
bất cập, tồn tại làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tăng phế phẩm, tăng tỷ lệ tái
chế….
 Mục đích nghiên cứu: Đưa ra quy trình sản xuất hợp lý để giảm bớt thời gian sửa
chữa chi tiết hỏng ở các khâu công nghệ, giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao chất lượng
sản phẩm sau khi trang sức, tăng năng suất nhằm hạ giá thành sản phẩm và cải thiện
công nghệ.
 Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về quy trình sản xuất một sản phẩm mộc, về
nguyên vật liệu sản xuất và các yếu tố công nghệ cũng như các dạng khuyết tật ảnh
hưởng đến chát lượng sản phẩm khi gia công. Từ đó đề xuất giải pháp công nghệ hợp
lý để giảm tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ tái chế nhằm hạ giá thành sản phẩm.
 Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cụ thể tại nhà máy (chụp hình+ghi nhận quy
trình), áp dụng phương pháp xử lý thống kê bằng cách theo dõi sản phẩm qua từng
công đoạn và sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
 Kết quả nghiên cứu: Thu được tỷ lệ các dạng khuyết tật ở từng công đoạn sản xuất

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa............................................................................................................................. i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................... ii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn..................................................................................iii

Nhận xét của giáo viên phản biện ................................................................................... iv
Tóm tắt................................................................................................................................ v
Mục lục .............................................................................................................................. vi
Danh sách các hình ảnh .................................................................................................. xii
Danh sách các bảng ........................................................................................................xiii
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 2
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.4. Nội dung của đề tài....................................................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN............................................................................................. 4
2.1. Tổng quan ..................................................................................................................... 4
2.1.1. Tình hình sản xuất sản phẩm gỗ ............................................................................ 4
2.1.2. Vài nét tổng quát về công ty Minh Dương ............................................................ 4
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................................. 4
2.1.2.2. Tình hình sản xuất tại công ty ....................................................................... 7
2.2.Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 9
2.2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 9
2.2.2. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................... 9
2.2.2.1. Yêu cầu chung về sản phẩm mộc .................................................................. 9
2.2.2.2. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên liệu sản xuất ....................................... 11
2.2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và tỷ lệ phế phẩm gỗ trong
gia công hàng mộc............................................................................................................. 11
vi


2.2.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất...................................................................... 12
2.2.2.5. Mẫu khảo sát ghế 4 Slat .............................................................................. 13

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG KHẢO SÁT ......................................................................... 14
3.1. Phân tích sản phẩm ..................................................................................................... 14
3.1.1. Giới thiệu sản phẩm đang nghiên cứu ................................................................. 14
3.1.2. Đặc điểm, yêu cầu chất lượng của sản phẩm đang nghiên cứu .......................... 15
3.1.3 Hình dạng, kết cấu................................................................................................ 16
3.1.4. Các dạng liên kết.................................................................................................. 16
3.2. Quy trình công nghệ sản xuất..................................................................................... 17
3.2.1. Lưu trình công nghệ............................................................................................. 17
3.2.2. Biểu đồ gia công sản phẩm .................................................................................. 22
3.2.3. Biểu đồ lắp ráp ..................................................................................................... 23
3.3. Khảo sát yêu cầu chất lượng và các dạng khuyết tật của nguyên vật liệu sản xuất ... 23
3.3.1. Nguyên liệu.......................................................................................................... 23
3.3.2. Vật liệu................................................................................................................. 27
3.4. Khảo sát yêu cầu chất lượng và các dạng khuyết tật ở công đoạn sơ chế.................. 30
3.4.1. Công nghệ trên máy bào 2 mặt ............................................................................ 30
3.4.2. Công nghệ trên máy rong cạnh ............................................................................ 30
3.4.3. Công nghệ trên khâu cắt tinh ............................................................................... 31
3.4.4. Công nghệ trên khâu ghép phôi ........................................................................... 31
3.4.5. Công nghệ trên khâu cưa lọng ............................................................................. 32
3.4.6. Khảo sát thực tế sản phẩm 4 Slat......................................................................... 32
3.5. Khảo sát yêu cầu chất lượng và các dạng khuyết tật ở công đoạn tinh chế ............... 34
3.5.1. Khâu định hình..................................................................................................... 34
3.5.1.1. Công nghệ trên khâu toupi .......................................................................... 34
3.5.1.2. Công nghệ trên khâu đánh mộng ................................................................ 35
3.5.1.3. Công nghệ trên khâu khoan đầu.................................................................. 35
3.5.1.4. Khảo sát thực tế sản phẩm 4 Slat ................................................................ 35
3.5.2. Khâu chà nhám .................................................................................................... 37
3.6. Khảo sát yêu cầu chất lượng và các dạng khuyết tật ở công đoạn trang sức ............. 39
3.6.1. Công nghệ trên khâu bã Filler ............................................................................. 39
vii



3.6.2. Công nghệ trên khâu sơn lót ................................................................................ 41
3.6.3. Công nghệ trên khâu xả ...................................................................................... 42
3.6.4. Công nghệ trên khâu topcoat ............................................................................... 43
3.7. Khảo sát yêu cầu chất lượng và các dạng khuyết tật ở công đoạn lắp ráp, đóng gói. 46
3.7.1. Công nghệ trên khâu ráp cụm lưng tựa................................................................ 46
3.7.2. Công nghệ trên khâu ráp khung mê ngồi............................................................. 47
3.7.3. Công nghệ trên khâu đóng gói, kiểm tra.............................................................. 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN...................................................................... 49
4.1. Kết quả khảo sát các dạng khuyết tật ở từng khâu công nghệ ................................... 49
4.1.1. Kết quả khảo sát nguyên vật liệu ......................................................................... 49
4.1.2. Kết quả các lỗi khuyết tật tại công đoạn sơ chế................................................... 49
4.1.3. Kết quả các lỗi khuyết tật tại công đoạn tinh chế ................................................ 50
4.1.3.1. Kết quả các lỗi khuyết tật tại khâu định hình............................................ 50
4.1.3.2. Kết quả các lỗi khuyết tật tại khâu chà nhám............................................ 50
4.1.4. Kết quả các lỗi khuyết tật tại công đoạn trang sức .............................................. 51
4.1.4.1. Khâu bả Filler............................................................................................ 51
4.1.4.2. Khâu xả...................................................................................................... 51
4.1.4.3. Khâu topcoat.............................................................................................. 51
4.2. Các giải pháp đề xuất giảm tỷ lệ khuyết tật ở mỗi khâu công nghệ........................... 53
4.2.1. Nguyên nhân sinh khuyết tật và biện pháp khắc phục ở công đoạn sơ chế......... 53
4.2.2. Nguyên nhân sinh khuyết tật và biện pháp khắc phục ở công đoạn tinh chế ...... 54
4.2.3. Nguyên nhân sinh khuyết tật và biện pháp khắc phục ở công đoạn trang sức .... 54
4.2.3.1. Khâu Filler................................................................................................. 54
4.2.3.2. Khâu xả...................................................................................................... 55
4.2.3.3. Khâu topcoat.............................................................................................. 55
4.3. Đề xuất các giải pháp công nghệ................................................................................ 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................. 58
5.1. Kết luận....................................................................................................................... 58

5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 60
PHỤ LỤC
viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Các sản phẩm tiêu biểu sản xuất tại công ty................................................... 7,8
Hình 2.2. Một số hình ảnh quy trình sản xuất ............................................................ 12,13
Hình 2.3. Mẫu khảo sát.................................................................................................... 13
Hình 3.1. Các vật tư lắp ráp............................................................................................. 17
Hình 3.2. Các chi tiết của sản phẩm 4 Slat đang khảo sát............................................... 22
Hình 3.3. Các khuyết tật ở công đoạn sơ chế .................................................................. 33
Hình 3.4. Các khuyết tật ở khâu định hình...................................................................... 36
Hình 3.5. Các khuyết tật ở khâu chà nhám...................................................................... 38
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm..................................................................................... 52
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ tái chế .......................................................................................... 53

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Nguồn nhân sự tại công ty vào đầu năm 2008.................................................... 5
Bảng 2.2. Cán bộ công nhân viên khối sản xuất xưởng 4................................................ 5
Bảng 3.1. Kích thuước tinh của ghế 4 Slat........................................................................ 15
Bảng 3.2. Kích thước quy cách thô của ghế 4 Slat............................................................ 24

Bảng 3.3. Độ ẩm nguyên liệu trong quá trình gia công................................................ 25,26
Bảng 3.4. Khảo sát 100 mẫu phôi đầu vào ........................................................................ 27
Bảng 3.5. Thành phần sơn NC .......................................................................................... 28
Bảng 3.6. Vật tư lắp ráp .................................................................................................... 29
Bảng 3.7. Quy trình Vernis................................................................................................ 39
Bảng 4.1.Độ ẩm nguyên liệu ............................................................................................. 49
Bảng 4.2. Tỷ lệ các lỗi khuyết tật khâu định hình............................................................. 50
Bảng 4.3. Tỷ lệ các lỗi khuyết tật khâu chà nhám............................................................. 50
Bảng 4.4. Tỷ lệ các lỗi khuyết tật khâu filler .................................................................... 51
Bảng 4.5. Tỷ lệ các lỗi khuyết tật khâu xả ........................................................................ 51
Bảng 4.6. Tỷ lệ các lỗi khuyết tật khâu topcoat ................................................................ 52

x


LỜI NÓI ĐẦU
Gỗ là nguồn nguyên liệu vô cùng quí giá đã được con người biết đến và sử dụng
từ lâu đời. Giá trị sử dụng không cần phải nói thì chúng ta cũng biết những lợi ích mà
gỗ mang lại cho con người.Các sản phẩm được làm ra từ gỗ đa dạng về loại hình,
phong phú về chức năng. Gỗ có màu sắc tự nhiên, vân thớ đẹp và là một trong những
vật liệu bền, nhẹ, có thể cách nhiệt, cách điện tốt, dễ dàng chế biến bằng máy móc
thiết bị.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống con người ngày
càng cao, ngành chế biến gỗ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó đáp ứng cho con
người các nhu cầu về xây dựng, về nhà ở, về trang trí nội thất, giao thông vận tải...
Tuy nhiên, nguồn gỗ tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt do sự phá hủy của bàn tay
con người. Vì vậy sản phẩm được làm ra từ gỗ ngày càng đòi hỏi phải có kỹ thuật cao
hơn có như thế mới tiết kiệm được nguồn nguyên liệu, giảm chi phí lao động tái chế
mà vẫn sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, giá cả hợp lý.
Vì thế để hiệu quả sản xuất tăng, chế biến ngoài đầu tư máy móc thiết bị hiện

đại, nâng cao tay nghề công nhân thì việc hoàn thiện quy trình sản xuất là giải pháp
thích hợp để hàng hóa sản xuất ra có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng
mà vẫn tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, trong sản xuất
việc xây dựng và vận dụng một quy trình sản xuất vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại làm
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tăng phế phẩm, tăng tỷ lệ tái chế…
Với thực trạng trên, được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp - Bộ môn Chế
Biến Lâm Sản, dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Thanh Hương tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ 4
SLAT TẠI CÔNG TY MINH DƯƠNG”.
Do lần đầu làm công tác nghiên cứu và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn sinh
viên

để

đề

tài

được

xi

hoàn

thiện

hơn.



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Do sự phát triển của xã hội nhu cầu của con người về các loại đồ gỗ trang trí nội,
ngoại thất ngày càng gia tăng và vấn đề kỹ thuật, thẩm mỹ cũng rất được chú trọng.
Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp hiện nay với đa dạng về loại hình chức
năng thì các sản phẩm làm ra phải mang tính cạnh tranh. Ngoài việc cạnh tranh về giá
cả thị trường cũng như chất lượng của sản phẩm thì việc cạnh tranh về mẫu mã, vẻ
đẹp, hình dáng cũng rất quan trọng. Để tạo ra một sản phẩm mộc hoàn thiện có giá trị
cao thì cần đặc biệt quan tâm đến từng khâu công nghệ sản xuất ra nó từ tạo phôi cho
đến khi ra thành phẩm. Vì vậy để tạo ra một sản phẩm đạt chất lượng cao và xuất
khẩu có hiệu quả thì việc tồn tại các dạng khuyết tật trên bề mặt sản phẩm trong suốt
quá trình sản xuất là không cho phép. Trước tình hình đó, tôi tiến hành thực hiện đề
tài này với hy vọng qua việc khảo sát sẽ tìm ra ưu nhược điểm và các dạng khuyết tật
hình thành trong quá trình sản xuất để tìm ra biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ tái chế.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra quy trình sản xuất hợp lý nhất để giảm thiểu thời gian sửa chữa chi tiết
hỏng ở các khâu công nghệ, giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm sau
khi trang sức, tăng năng suất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát qui trình sản xuất ghế 4 Slat tại công ty Minh Dương. Tìm hiểu các yêu
cầu chất lượng, các dạng khuyết tật hình thành trong sản xuất để từ đó đưa ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục trong suốt quá trình công nghệ.
1.4. Nội dung của đề tài
 Khảo sát nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm ghế 4 Slat (gỗ + vật liệu phụ).
 Khảo sát yêu cầu chất lượng của sản phẩm qua từng khâu sản xuất.

1



 Khảo sát qui trình sản xuất sản phẩm ghế ở từng công đoạn (sơ chế, tinh chế, trang
sức bề mặt, lắp ráp và đóng bao bì)
 Khảo sát các dạng khuyết tật qua từng khâu sản xuất
 Đề xuất giải pháp công nghệ hợp lý để giảm tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ tái chế nhằm hạ
giá thành sản phẩm
1.5. Phương pháp nghiên cứu
 Khảo sát cụ thể tại nhà máy (chụp hình + ghi nhận qui trình)
 Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu
 Áp dụng phương pháp xử lý thống kê bằng cách theo dõi sản phẩm qua từng công
đoạn để xác định được tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ tái chế
 Xác định tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ tái chế qua cách tính toán sau:
P = (Tổng số chi tiết hỏng/số mẫu khảo sát) x 100% (%)

(1.1)

 Xác định tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ tái chế của từng chi tiết trên từng công đoạn gia
công qua cách tính toán sau: Pcđ = (P1 + P2 + …+ Pk) x100% / k (%) (1.2)
Pcđ=

P
k

Với k: số khâu từng chi tiết đi qua
 Xác định tổng tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ tái chế trung bình các chi tiết trên từng công
đoạn sản xuất
P = (Pcđ1 + Pcđ2 + …+ Pcđn) x100% / n

(%)


(1.3)

Với n: tổng số chi tiết
 Xác định tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ tái chế qua các công đoạn gia công sản phẩm:
P = Pcđtb1 x Pcđtb2 x…..x Pcđtbn (%)

2

(1.4)


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan
2.1.1. Tình hình sản xuất sản phẩm gỗ
Hiện nay, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang ngày càng phát triển.
Cuộc sống của con người ngày một cải thiện, nhu cầu của xã hội không chỉ ăn ngon,
mặc đẹp mà còn cần một mái nhà sang trọng và ấm cúng. Các mặt hàng nội, ngoại
thất bằng gỗ đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng vì tính năng ưu việt của nó.
Trong bối cảnh đó, rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm đồ gỗ ra đời
nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người. Vì thế những năm gần đây, kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam không ngừng gia tăng. Sự tăng trưởng này là dấu hiệu
đáng mừng, song nhiều chuyên gia trong ngành cũng không khỏi lo ngại bởi nguồn
nguyên liệu phải nhập khẩu. Nếu như trước đây ngành chế biến gỗ chủ yếu dựa vào
rừng tự nhiên thì nay đã chuyển sang sử dụng gỗ nhập khẩu và rừng trồng là chính. Vì
vậy, sử dụng gỗ sao cho phù hợp, đúng mục đích và tiết kiệm là vấn đề quan trọng.
Để đạt được điều này, việc nghiên cứu qui trình sản xuất, khảo sát chất lượng, những
bất cập còn tồn tại ảnh hưởng đền qui trình, tỉ lệ phế phẩm, tỉ lệ tái chế là cần thiết.
2.1.2. Vài nét tổng quát về công ty Minh Dương
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Minh Dương là một Công ty cổ phần gỗ Minh Dương mười một
thành viên góp vốn được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 4602000627 do sở
kế hoạch và đầu tư cấp vào ngày 12/12/2002.Trụ sở và nhà xưởng toạ lạc tại: Ấp 1B –
Xã An Phú - Huyện Thuận An -Tỉnh Bình Dương.
Công ty TNHH Minh Dương ban đầu đi vào sản xuất chỉ có một nhà xưởng với
diện tích 1600m2 , số lao động lúc này là 200 người, vào thời điểm này công ty chỉ
chuyên sản xuất các mặt hàng gia dụng và thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa. Để
xây dựng được thương hiệu và có khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong
ngành, Công ty Minh Dương đã không ngừng cố gắng cải tiến về mẫu mã, chất lượng,
3


giảm thiểu chi phí, hạ thấp giá thành, thành lập các Showroom nhằm quảng bá sản
phẩm của mình. Nhờ vào sự cố gắng không ngừng đó, công ty cổ phần gỗ Minh
Dương đã gặt hài được nhiều thành công, sau ba tháng cố gắng công ty đã nhận được
đơn đặt hàng đầu tiên từ Hàn Quốc.
 Cán bộ công nhân viên khối văn phòng
Tính đến ngày 30/03/2008 bộ máy nhân sự của công ty tăng lên đến 1050 người.
Nguồn nhân sự tại công ty thể hiện bảng 2.1
Bảng 2.1. Nguồn nhân sự tại công ty vào đầu năm 2008
Bộ phận

Số lượng
4
5
3
3
6
6
12

1012

Ban giám đốc
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng nhân sự
Phòng kế toán – tài vụ
Phòng vật tư
Phòng kế hoạch
Phòng kỷ thuật
Xưởng sản xuất
 Cán bộ công nhân viên khối sản xuất

Cán bộ công nhân viên khối sản xuất xưởng 4 được thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 2.2. Cán bộ công nhân viên khối sản xuất xưởng 4
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

CÁC BỘ PHẬN
Cán bộ quản lý
Phôi
Định hình

Nhám
Filler
Ráp
Sealer
Xả
Top
Bao bì
TỔNG

NAM
3
41
31
49
6
28
12
3
25
10

 Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp

4

NỮ
0
4
0
8

15
8
0
34
10
4

SỐ LƯỢNG
3
45
31
57
21
36
12
37
35
14
291


5

PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG XUẤT
NHẬP KHẨU

KHỐI VĂN PHÒNG


PHÒNG
NHÂN SỰ

PHÒNG
VẬT TƯ

PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ
HOẠCH

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN

PHÒNG KỸ
THUẬT

XƯỞNG

KHỐI SẢN XUẤT

CÁC
TỔ
SẢN
XUẤT



2.1.2.2. Tình hình sản xuất tại công ty
a) Tình hình nguyên liệu:
Công ty hiện có một kho dự trữ nguyên liệu rộng lớn, với diện tích kho là
22000m2. Công ty có vị trí thuận lợi trong việc huy động nguồn nguyên liệu, nhưng
do tính chất sản xuất kinh doanh tại công ty nên hầu hết tất cả các nguyên liệu đưa về
công ty sản xuất đều qua tẩm sấy, bảo quản và được mua về với các quy cách sau:
+ Chiều dày: 18, 23, 26, 35, 40, 45, 50, 55…(mm)
+ Chiều rộng :45, 55, 65, 75, 85…..(mm)
+ Chiều dài: 200, 250, 300, 350, 400…. (mm)
Nguyên liệu chủ yếu: gỗ cao su, gỗ thông, gỗ sồi và ván ép. Tùy theo yêu cầu
của từng mặt hàng hay của khách hàng mà sử dụng loại nguyên liệu nào cho hợp lý.
Thông thường độ ẩm gỗ ở kho nguyên liệu của hầu hết các mặt hàng là dưới 12%.
Do các xưởng sản xuất nằm riêng biệt với kho nguyên liệu nên hình thức giao
nhận nguyên liệu cũng khác. Nguyên liệu được đưa vào sản xuất theo dạng giao m3 đã
đống thành kiện, với một định mức đã được công ty tính sẵn.
b) Các loại hình sản phẩm
Công ty Minh Dương có 4 xưởng, nhưng mỗi xưởng đều phụ trách một nhiệm
vụ riêng, sản xuất với các mặt hàng khác nhau. Hầu như các sản phẩm tại công ty đều
đạt tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã phong phú, hiện đang chiếm lĩnh thị trường hàng
mộc. Các sản phẩm đồ gỗ ở công ty Minh Dương chủ yếu là các mặt hàng: ghế, bàn,
tủ….được làm từ các loại gỗ cao su, gỗ thông, gỗ sồi…
Sau đây là hình ảnh của các sản phẩm tiêu biểu được sản xuất tại công ty năm 2008

6


Hình 2.1: Các sản phẩm tiêu biểu sản xuất tại công ty
c) Tình trạng máy móc thiết bị
Công ty cổ phần gỗ Minh Dương đã đầu tư khá lớn về dây chuyền công nghệ
và máy móc hiện đại. Hiện nay, 100% máy móc thiết bị được mua là thiết bị mới,

80% máy móc nhập từ nước ngoài trong đó 50% được nhập từ Đài Loan, 30% nhập
từ Ý và Đức. Các máy móc thiết bị đơn giản mà công ty chọn mua các mặt hàng
được sản xuất từ các công ty trong nước.
Loại thiết bị chủ yếu: các thiết bị trực tiếp gia công sản phẩm gồm có: cưa
đĩa, máy bào, máy phay toupi, máy khoan, máy rong, máy finger, máy chà nhám
các loại, thiết bị máy ép thủy lực, thiết bị phun sơn
Loại thiết bị phụ trợ: đây là những thiết bị không tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất, nhưng không thể thiếu được bởi vì nó giúp cho duy trì tiến độ sản
xuất được liên tục. Bao gồm các thiết bị hàn mài, vận chuyển, máy hút bụi, nén
khí. Thống kê số lượng máy tại xưởng 4 được thể hiện ở phụ lục 1
7


2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Cơ sở lý luận
Một sản phẩm mộc được làm ra phải trải qua rất nhiều công đọan, từ khâu pha
phôi, sơ chế, tinh chế, trang sức đến khi ra thành phẩm. Trong suốt quá trình gia công
thường xảy ra nhiều bất cập mà đòi hỏi người công nhân phải chú trọng và xử lý kịp
thời. Chính vì thế việc khảo sát quy trình công nghệ là yếu tố rất quan trọng, việc bố trí
công nghệ sản xuất một cách khoa học sẽ giúp cho quá trình sản xuất đáp ứng được tiến
độ, tránh lãng phí cũng như sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả, giúp công tác quản
lý chặt chẽ hơn và thuận lợi hơn cho công việc kiểm tra chất lượng. Hơn nữa người
công nhân sẽ nhận thức rõ được mục tiêu của nhà máy và nhiệm vụ của mình để làm
việc đạt hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đó, quá trình thực tập của tôi dựa vào quy trình
sản xuất do xưởng đề ra cho từng công đoạn, qua đó tôi quan tâm những yếu tố gây ra
phế phẩm, tái chế khi gia công ở các chi tiết của sản phẩm, tỷ lệ khuyết tật là bao
nhiêu? Những nhân tố ảnh hưởng? do cơ chế nào gây nên?...
Qua khảo sát đã chứng minh được có rất nhiều dạng khuyết tật cũng như nguyên
nhân gây nên nó và vấn đề đặt ra là cần phải có biện pháp hạn chế và khắc phục.
2.2.2. Cơ sở lý thuyết

2.2.2.1. Yêu cầu chung về sản phẩm mộc
Mỗi sản phẩm mộc đều có những yêu cầu chung như các yêu cầu về kết cấu sản phẩm,
yêu cầu độ ẩm, yêu cầu về thẩm mỹ, kinh tế mà tất cả công ty chế biến gỗ nói chung và
công ty Minh Dương nói riêng khi sản xuất cũng đều phải có.
a) Yêu cầu về kết cấu sản phẩm
Kết cấu sản phẩm là yêu cầu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Hiện nay công ty áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng của công ty và khách
hàng, có một ban quản lý về kết cấu và chất lượng gia công sản phẩm. Đối với những
chi tiết khác nhau có những yêu cầu chất lượng khác nhau: những chi tiết ở mặt ngoài
thì đòi hỏi chất lượng cao hơn so với chi tiết bên trong, còn các phần khuất thì số mắt
hay khuyết tật nhỏ trên một chi tiết được quyết định theo tiêu chuẩn công ty, khách
hàng
b) Yêu cầu về độ ẩm sản phẩm
Độ ẩm sản phẩm được khách hàng quy định, thường nhỏ hơn 12% và độ ẩm mọi vị trí
8


không chênh lệch nhau vượt quá 3%. Độ ẩm gỗ tác động rất lớn đến chất lượng sản
phẩm, nếu độ ẩm cao quá mức sẽ gây hiện tượng nứt tét khi gặp sự thay đổi lớn về độ
ẩm nhanh như ở các nước phương Tây. Do đó khi xuất hàng đi các nước có độ ẩm môi
trường thấp cần phải cần phải lựa chọn gỗ có độ ẩm thích hợp
c) Yêu cầu thẩm mỹ
Màu sắc của sản phẩm phải đồng màu, không có hiện tượng loang, chảy màu trên bề
mặt sản phẩm. Sơn phải kết dính tốt có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, nước, axit và
các tác nhân oxi hóa tốt. Màng sơn phải tinh khiết không dính bụi, trầy xước, phồng
dộp, cũng như các dạng hư hỏng khác. Màu sắc sau khi sơn thể hiện rõ vân thớ gỗ tự
nhiên của gỗ và màu gỗ mà khách hàng yêu cầu. Các kích thước của từng bộ phận phải
phù hợp theo một tỉ lệ nhất định đã được thể hiện qua bản vẽ. Kích thước của sản phẩm
phải phù hợp với diện tích xung quanh, phù hợp với môi trường sử dụng
d) Yêu cầu sử dụng

 Sử dụng đúng chức năng của nhà sản xuất
 Phải phù hợp với tâm sinh lý của người sử dụng
 Đảm bảo độ bền của chi tiết, bộ phận là yêu cầu mà phần lớn khách hàng quan tâm
 Sản phẩm mang tính tiện nghi, tiện dụng đúng theo yêu cầu của khách hàng
e) Yêu cầu kinh tế
Yêu cầu kinh tế là yêu cầu quan trọng tác động đến các đơn đặt hàng của khách hàng.
Giá cả của sản phẩm cũng là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với người tiêu
dùng khi chọn mua một sản phẩm nào đó mà còn là vấn đề mà nhà sản xuất đáng lo
ngại. Vì thế ngoài việc đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật thì sản phẩm phải đảm bảo giá
thành, sử dụng phù hợp với người tiêu dùng và có lợi nhà sản xuất
f) Yêu cầu công đoạn gia công
 Yêu cầu chất lượng của công đọan sơ chế
 Phôi tạo dáng chi tiết đúng quy cách
 Lựa phôi không bị khuyết tật để đưa vào sản xuất
 Yêu cầu chất lượng của công đọan tinh chế
 Chi tiết gia công phải đảm bảo đúng quy cách
 Đảm bảo độ bóng, độ nhẵn bề mặt, không bị khuyết tật

9


 Yêu cầu chất lượng của công đọan trang sức
 Chi tiết phải đảm bảo độ bóng, độ chắc, đồng màu và không chảy sơn
 Độ thẩm mỹ cao, không bị khuyết tật nào trên bề mặt
2.2.2.2. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên liệu sản xuất
Nguyên liệu có kích thước (dày, rộng, dài) đảm bảo yêu cầu với từng mặt hàng sản
xuất. Nguyên liệu có độ ẩm thích hợp, tùy theo thị trường xuất khẩu của công ty mà
nguyên liệu phải có độ ẩm phù hợp với môi trường nước đó. Ngoài ra, nguyên liệu
không bị mối mọt và khuyết tật khác như nứt, tét, giác lõi…
2.2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và tỷ lệ phế phẩm gỗ trong gia

công hàng mộc
a) Nguyên liệu
Nguyên liệu gỗ đóng vai trò hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng của
sản phẩm. Gỗ là loại nguyên liệu thường có nhiều bệnh tật, không những làm giảm chất
lượng mà còn đưa lại rất nhiều khó khăn và phiền phức trong việc gia công, đòi hỏi
chúng ta phải biết căn cứ vào bệnh tật gỗ, yêu cầu chất lượng nguyên liệu khi gia công
mà linh động xử lý kịp thời. Ngoài ra, độ ẩm gỗ cao hay thấp cũng ảnh hưởng tới khả
năng bám dính của màng sơn, keo và độ bóng màng sơn.Chính vì thế, trước khi tiến
hành gia công chúng ta phải kiểm tra nguồn nguyên liệu thật kỹ để tránh lượng phế
phẩm đáng tiếc xảy ra.
b) Quy trình công nghệ sản xuất
Trong sản xuất của ngành gỗ dù là thủ công hay làm bằng máy đều phải tuân thủ một
quy trình công nghệ nhất định. Lập được một quy trình công nghệ tốt, làm theo quy
trình đó một cách nghiêm túc, là đã nâng cao chất lượng, giảm tỷ lệ phế phẩm
c) Tình trạng máy móc thiết bị
Đây là yếu tố quan trọng vì nó quyết định chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao
động. Thiết bị có độ chính xác cao, lưỡi cưa cắt sắc bén thì sẽ tạo ra sản phẩm có chất
lượng, giảm bớt tỷ lệ các chi tiết hỏng do máy móc gây ra.
d) Tay nghề công nhân
Người công nhân là người trực tiếp điều hành máy. Nếu công nhân điều hành máy
không đúng kỹ thuật, không có tay nghề thì dù máy có chạy tốt đi chăng nữa nhưng vẫn

10


ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy yêu cầu đối với công nhân là phải có kĩ
năng sử dụng công cụ, biết tính toán công việc phải làm, tổ chức nơi làm việc một cách
khoa học, biết tuân thủ những quy tắc công nghệ, vệ sinh, an toàn lao động.
e) Nhiệm vụ QC
Nhiệm vụ của QC là làm cho sản phẩm khi xuất ra thị trường đảm bảo một chuẩn nhất

định nào đó. Chuẩn đó bao gồm những qui định bắt buộc của sản phẩm, được qui định
bởi công ty, khách hàng và bên cạnh đó tìm ra những chỗ sai sót, lỗi cần phải tái chế
lại. Vì vậy, nếu người QC không kiểm tra kỹ, bỏ sót các lỗi ở khâu đầu dẫn đến khâu
sau phải tái chế lại cực hoặc ảnh hưởng đến chất lượng.
2.2.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất
Do công ty đặt mua với nguồn nguyên liệu đã qua tẩm sấy bảo quản thích hợp nên giảm
bớt công đoạn pha phôi. Vì thế, quy trình công nghệ sản xuất chỉ gồm các công đoạn
sau:
Sơ chế - Tinh chế - Trang sức - Lắp ráp – Lót - xả - Topcoat - Đóng bao bì - Sản phẩm
Tóm lại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này là theo dõi suốt quy trình công
nghệ sản xuất nhằm mục đích đưa ra các lỗi gặp phải ở từng công đoạn, các yêu cầu
chất lượng để giảm bớt tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ tái chế của sản phẩm.
Sau đây là một số hình ảnh máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất
được thể hiện ở hình 2.1

11


Hình 2.2: Một số hình ảnh quy trình sản xuất
2.2.2.5. Mẫu khảo sát ghế 4 Slat
 Cụm lưng tựa
1: Chân sau
2: Vai tựa
3: Nan tựa
4: Kiềng lưng tưa
5: Kiềng sau
 Khung mê ngồi
6: Kiếng sau
7: Kiềng hông phải
8: Kiềng hông trái

9: Kiềng trước
10: Patt góc
 11: Kiềng hông dưới
 12: Chân trước

Hình 2.3: Mẫu khảo sát

12


Chương 3
NỘI DUNG KHẢO SÁT
3.1. Phân tích sản phẩm
3.1.1. Giới thiệu sản phẩm đang nghiên cứu
Ngày nay, mỗi một loại sản phẩm mang hình dáng khác nhau tùy theo phong tục
tập quán và con người sử dụng. Vì thế, những sản phẩm mộc có hình dáng đơn giản
gọn nhẹ dễ dàng tháo lắp luôn được khách hàng nước ngoài ưa chuộng hơn các sản
phẩm cầu kì tháo lắp khó khăn. Chình vì vậy nên công ty thường xuyên cải tiến mẫu
mã và kích thước của sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tạo nét đặc
trưng riêng cho sản phẩm của mình. Hiện nay công ty đang sản xuất các mặt hàng
trang trí nội thất như bộ bàn ăn Lincoln, ghế 4slat, ghế 7 slat, tủ chén ly, ghế
Oval….Do thời gian có hạn nên không thể khảo sát hết tất cả các sản phẩm đang sản
xuất tại công ty. Do đó chúng tôi chỉ chọn mặt hàng là ghế 4 Slat được sản xuất tại
xưởng 4 để tiến hành khảo sát
Ghế 4 slat có màu sắc tự nhiên, cấu tạo sản phẩm gồm các chi tiêt cong và những chi
tiết thẳng. Kiểu dáng tương đối đơn giản, dễ dàng tháo lắp, vận chuyển, có thể gia
công trên tất cả máy móc thiết bị chế biến gỗ thông dụng. Tuy đơn giản nhưng tạo cho
người sử dụng một cảm giác rất thoải mái và tiện dụng. Kích thước bao của sản phẩm
440 x 490 x 1000 (mm).Kích thước tinh chế của ghế 4 Slat thể hiện ở bảng 3.1


13


×