Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY IN TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.61 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY IN
TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Họ và tên sinh viên: DIỆP HƯNG LONG
Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 11/2008


KHẢO SÁT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY IN
TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Tác giả

DIỆP HƯNG LONG

Tiểu luận được để trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Sản Xuất Giấy và Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:
PHAN TRUNG DIỄN

Tháng 11 năm 2008
i



LỜI CÁM ƠN
Trước hết em muốn gửi lời cám ơn đến Quý Thầy Cô Khoa Nông học Trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, những người đã nhiệt tình dạy dỗ, truyền
đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm sống thật quý báu cho sự phát triển nghề
nghiệp của em trong tương lai.
Con xin chân thành cảm ơn công lao cha mẹ đã nuôi nấng dưỡng dục con để
con có được như ngày hôm nay; xin cảm ơn anh chị và bạn bè đã giúp đỡ em trong
suốt thời gian ngồi trên giảng đường đại học.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Trung Diễn, thầy đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và giúp em hoàn thành tốt tiểu luận tốt
nghiệp.
Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, Quý Cô,
Chú, Anh, Chị trong Nhà máy giấy Bình An đã nhiệt tìnn gúp đỡ em trong suốt 2
tháng thực tập.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô khoa Lâm nghiệp, Trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám đốc và toàn thể Anh Chị, Cô Chú
trong Nhà máy giấy Bình An dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự
nghiệp.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2008

Diệp Hưng Long

ii


MỤC LỤC
Trang tựa .........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

Chương 1.........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
Chương 2.........................................................................................................................2
TỔNG QUAN..................................................................................................................2
2.1

Công nghiệp giấy ở Việt Nam ..........................................................................2

2.2 Giới thiệu nhà máy giấy Bình An .........................................................................3
2.2.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................3
2.2.2 Cơ cấu các loại sản phẩm..............................................................................4
Chương 3 ......................................................................................................................11
CHUẨN BỊ BỘT..........................................................................................................11
3.1 Các loại nguyên liệu được sử dụng tại công ty....................................................11
3.2

Đơn pha chế giấy GI 82, định lượng 56g/m2 ..................................................11

3.3

Nguyên liệu dùng cho công nghệ sản xuất giấy in .........................................12

3.4

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy in (phụ lục 2) .............................14

3.5

Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất giấy in.....................................14


3.6

Tiêu chuẩn chất lượng giấy in (phụ lục 3)......................................................17

3.7

Đánh giá chất lượng sản phẩm .......................................................................17

Chương 4 ......................................................................................................................18
MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT...............................................................................18
4.1

Qui trình công đoạn chuẩn bị bột ...................................................................18

4.1.1 Hồ quậy .........................................................................................................18
4.1.2 Bể chứa..........................................................................................................20
4.1.3 Thiết bị lọc cát nồng độ cao ..........................................................................20
4.1.4 Thiết bị đánh tơi: ...........................................................................................21
4.1.5 Thiết bị nghiền ..............................................................................................22
4.1.6 Thùng điều tiết (level box)............................................................................24
4.1.7 Thiết bị bơm quạt ..........................................................................................25
iii


4.1.8 Thiết bị lọc cát...............................................................................................25
4.1.9 Thiết bị sàng áp lực .......................................................................................26
4.1.10 Thiết bị sàng bằng .......................................................................................27
4.2


Qui trình công đoạn xeo phần ướt ..................................................................27

4.2.1 Thùng đầu......................................................................................................28
4.2.2 Bộ phận lưới..................................................................................................29
4.2.3 Bộ phận ép.....................................................................................................33
4.3

Qui trình công đoạn xeo phần khô..................................................................35

4.3.1 Thiết bị bộ phận sấy ......................................................................................35
4.3.2 Xử lý bề mặt..................................................................................................37
4.4

Qui trình công nghệ phần Canlander và pope roll..........................................38

4.4.1 Mục đích: ....................................................................................................38
4.4.2 Cấu tạo máy cán láng ..................................................................................38
4.4.3 Các thông số bộ phận calander and pope roll .............................................39
4.5

Hoá chất phụ gia dùng trong sản xúât giấy in ..............................................39

4.5.1 Leucophor liquid .........................................................................................39
4.5.2 Chất màu Cartarent Violet 3,5 % và 2,0%..................................................41
4.5.6 Keo AKD _ Nhũ tương E15........................................................................41
4.5.7 Chất độn CaCO3 ..........................................................................................42
4.5.8 PK435..........................................................................................................43
4.5.9 NP882..........................................................................................................43
4.5.10


Tinh bột cationic......................................................................................44

Trình tự nấu tinh bột (phụ lục 3) ........................................................................44
Chương 5 ......................................................................................................................46
KẾT LUẬN ..................................................................................................................46
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Dự báo ngành giấy năm 2020 ........................................................................2
Bảng 2.2: Năng lực sản xuất các loại giấy trong năm 2006, 2007 và dự đoán trong các
năm 2008, 2008, 2010, 2015. ..........................................................................................2
Bảng 2.3: Một vài thông số kĩ thuật thiết bị tại phân xưởng giấy 2. ..............................4
Bảng 2.4: Thông số thể tích thiết bị tại phân xưởng giấy 2............................................8
Bảng 2.5: Số lượng máy móc thiết bị tại phân xưởng giấy 2…………………………..8

Bảng 2.6: Bảng nhu cầu hóa chất trong năm 2006. ........................................................9
Bảng 2.7: Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất. .............................9
Bảng 3.1: Đơn pha chế..................................................................................................11
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm..................................................................17
Bảng 4.1: Các thông số kiểm tra phần chuẩn bị bột. ....................................................23
Bảng 4.2: Kiểm tra của nhà máy tại bộ phận thùng đầu...............................................32
Bảng 4.3: Kiểm tra của nhà máy tại bộ phận dàn ép ....................................................34
Bảng 4.4: Sự phân bố nhiệt độ trong các lô sấy. ..........................................................36
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu chất độn CaCO3. .......................................................................42
Bảng 4.6: Liệt kê mức dùng hoá chất. ..........................................................................45

v



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ qui trình công nghệ công đoạn chuẩn bị bột. .....................................18
Hình 4.2: Bể quậy bột. ..................................................................................................19
Hình 4.3: Thiết bị lọc cát nồng độ cao..........................................................................21
Hình 4.4: Thiết bị đánh tơi............................................................................................21
Hình 4.5: Máy nghiền đĩa. ............................................................................................22
Hình 4.6: Thiết bị lọc cát nồng độ thấp. .......................................................................26
Hình 4.7: Thiết bị sàng bằng.........................................................................................27
Hình 4.8: Sơ đồ qui trình công nghệ công đoạn xeo phần ướt. ....................................28
Hình 4.9: Hệ thống ép...................................................................................................34
Hình 4.10: Thứ tự gia hoá chất trong sản xuất giấy in độ trắng 82 oISO. ....................39

vi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giấy là sản phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Xung quanh
chúng ta, ở bất kì nơi nào cũng thấy vai trò của giấy và sản phẩm của nó. Ngay từ thời xa xưa
con người đã biết làm ra giấy và cho đến hôm nay việc sản xuất giấy đã trở thành một ngành
công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đánh giá sự phát triển đó là hàng trăm
nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ khác nhau lần lượt hình thành. Ở nước ta, sản lượng giấy bình
quân năm là 2005 là 850.000 tấn, năm 2006 là 887.400, tiêu thụ giấy bình quân theo đầu
người là 15 kg/người/năm (2006 ), dự đoán đến năm 2010 là 20-21 kg/người/năm. Nhu cầu
giấy ngày càng tăng cao đòi hỏi công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm phải luôn luôn cải
tiến không ngừng, bên cạnh đó máy móc, thiết bị là công cụ hỗ trợ cho việc sản xuất phải
được cải thiện và đổi mới. Hiện nay các đơn vị sản xuất đã đầu tư hàng loạt các máy móc hiện

đại, hoàn toàn tự động hoá, tạo năng suất, chất lượng cao. Song phải sử dụng và bố trí máy
móc thiết bị như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là vấn đề luôn được
ngành quan tâm. Được sự đồng ý của khoa Lâm nghiệp, bộ môn công nghệ giấy và giáo viên
hướng dẫn tôi tiến hành thực hiện tiểu luận “Khảo sát qui trình công nghệ sản xuất giấy in tại
nhà máy giấy Bình An”

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Công nghiệp giấy ở Việt Nam
Tại Hội thảo Kỹ thuật do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), ABB, Andritz
và Marubeni tổ chức ngày 24/8/2007 đã công bố dự báo phát triển công nghiệp giấy Việt
Nam đến 2010 và tầm nhìn 2015. Theo đó năm 2010 tiêu dùng giấy ở Việt Nam lên đến 2,9
tiệu tấn giấy và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn)
lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần. Tiêu dùng tính theo đầu người (kg/người/năm) là 32 kg và 60
kg.
Bảng 2.1: Dự báo ngành giấy năm 2020
2005

2010

2015

2020

Sản xuất

860.000


1.019.000

1.765.500

3.637.830

Nhập khẩu

651.000

1.302.000

1.906.000

2.477.800

Xuất khẩu

135.000

155.000

205.000

308.900

Tiêu dung

1.376.000


2.166.000

3.466.500

5.808.730

Dân số

83

93

103

115

Bình quân đầu người

17

23

34

50

Bảng 2.2: Năng lực sản xuất các loại giấy trong năm 2006, 2007 và dự đoán trong các
năm 2008, 2008, 2010, 2015
Đơn vị: Tấn

2006

2007

2008

2009

2010

2015

Năng lực

1.158.000 1.341.000 1.498.000 2.350.000 2.618.000 5.400.000

- Giấy in báo

58.000

58.000

58.000

58.000

58.000

200.000


57.000

70.000

70.000

80.000

90.000

200.000

260.000

260.000 300.000 350.000 370.000 750.000

- Giấy in viết (tráng
phấn)
- Giấy in. viết

2


(không tráng phấn)
- Giấy làm lớp mặt

313.000

400.000 450.000 870.000 1.000.000 2.100.000


172.000

250.000 280.000 542.000 620.000 1.350.000

- Giấy tráng phấn

93.000

93.000

100.000 180.000 200.000 450.000

- Giấy tissue

65.000

70.000

100.000 130.000 140.000 200.000

- Giấy vàng mã

140.000

140.000 140.000 140.000 140.000 150.000

Tiêu dùng

1.554.578 1.800.230 2.054.479 2.424.136 2.882.243 6.045.000


- Giấy in báo

95.994

99.468

88.916

109.342 130.000 150.000 173.000 370.000

235.785

256.000 294.000 333.000 380.000 667.000

454.004

530.577 616.700 750.000 943.000 2.150.000

298.175

375.096 431.673 524.000 640.000 1.600.000

- Giấy tráng phấn

174.433

191.711 202.384 243.000 270.000 418.000

- Giấy tissue


39.402

40.500

43.600

46.600

50.700

75.000

- Giấy vàng mã

6.200

10.000

13.000

15.000

17.000

35.000

- Giấy khác

161.669


187.536 216.660 248.400 285.660 550.000

các tông sóng
- Giấy làm lớp giữa
các tông sóng

- Giấy in viết (tráng
phấn)
- Giấy in. viết
(không tráng phấn)
- Giấy làm lớp mặt
các tông sóng
- Giấy làm lớp giữa
các tông sóng

106.462 114.136 122.883 180.000

2.2 Giới thiệu nhà máy giấy Bình An
2.2.1 Vị trí địa lý
Nhà máy giấy Bình An nằm trên địa bàn thuộc xã Bình Thắng, Huyện Dĩ An, Tỉnh
Bình Dương

3


Vị trí nhà máy cách thành phố Hồ Chí Minh 25 km, xa lộ Hà Nội 1 km, cách ga đường
sắt sóng thần 10 km, cách cảng Sài Gòn 25 km. Điều này rất thuận lợi cho việc vận chuyển
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
2.2.2 Cơ cấu các loại sản phẩm



Các sản phẩm chủ yếu
Nhà máy giấy Bình An với tên gọi giao dịch là cogimeko, là doanh nhiệp nhà nuớc trực

thuộc tổng công ty cổ phần giấy Tân Mai,với các mặt hàng kinh doanh chủ yếu sau:
 Giấy photocopy
 Giấy in viết
 Giấy pelure
 Giấy hai da
 Giấy hộp sóng
 Giấy vệ sinh


Thông tin về hoạt động sản xuất
Hiện nay nhà máy đang có 4 máy giấy được chia thành 2 phân xưởng giấy: Phân xưởng

giấy 1 và phân xưởng giấy 2. Trong đó phân xưởng giấy 1 gồm có 3 máy giấy năng suất mỗi
máy đạt khoảng 10 tấn giấy/ngày, 3 máy giấy này đã ngưng hoạt động vào đầu năm 2007,
đến tháng 6/2007 mới bắt đầu hoạt động trở lại. Phân xưởng giấy 2 có 1 máy giấy với công
suất hiện tại khoảng 70 - 90 tấn/ngày, sản xuất khoảng 300 - 320 ngày/năm.
Bảng 2.3: Một vài thông số kĩ thuật thiết bị tại phân xưởng giấy 2
Số thứ
tự

Loại máy

Thông số kỹ thuật
Thể tích V = 30 m3
Công suất : 18 – 150 tấn/ngày.


1

Nghiền thuỷ lực

Đường kính lỗ sàng : 15 mm.
Motor : 250 kW – 380 V.
Thể tích V = 18m3.
Công suất: 80 tấn/ngày.
4


Đường kính lỗ sàng: 12 mm
Đường kính mâm dao: 64 mm.
Thời gian đánh tơi: 10 – 15 phút
Máy SJ01.
Công suất : 50 – 60 tấn/ngày.
Đường kính vào và ra: 100 mm.
2

Đánh tơi

Máy SJ02.
Công suất : 80 – 120 tấn/ngày.
Đường kính ống vào: 150; 200 mm
Đường kính ống ra : 150 mm.
Đường kính đĩa: 720 mm.
Công suất: 15 – 250 tấn/ngày.
Nguồn điện: 160 – 800 kW.

3


Nghiền đĩa.

Tốc độ: 470 – 1000 vòng/phút.
Nồng độ: 2 – 5 %.
Dài: 2600 mm.
Rộng: 1130 mm.
Cao: 1080 mm.
Lọc cát cấp 1 và cấp 2.
Lưu lượng: 2000 l/phút.
Nồng độ: 1,4 %.
Chênh lệch áp lực: 22 mWs.
Áp lực tối thiểu: 8 mWs.
Áp lực cho phép: 3,5 atm.

4

Lọc cát

Lượng nước pha loãng: 50 l/phút.
Đường kính lỗ: 30 mm.
Lọc cấp 3.
Lưu lượng: 2000 l/phút.
Nồng độ: 1,4 %
Chênh lệch áp lực: 22 mWs.
Áp lực tối thiểu: 2 mWs.
5


Áp lực cho phép: 3,5 bar.

Đường kính lỗ: 20 mm.
Sàng cấp 1.
Kích thước khe sàng: 0,35 mm.
Vòng quay rotor: 200 – 400 vòng/phút.
Vòng quay motor: 1470 vòng/phút.
Công suất motor: 37 kW
Áp lực vận hành: 3,5 bar.
Nồng độ bột: 1,4 %.
Chênh lệch áp: 0,08 – 0,2 bar
Công suất sàng: 200 tấn/ngày.
Sàng cấp 2.
Kích thước khe sàng: 0,35 mm.
Vòng quay rotor: 200 – 400 vòng/phút.
5

Sàng áp lực

Vòng quay motor: 1472 vòng/phút
Công suất motor: 37 kW.
Áp lực vận hành: 3,5 bar.
Nồng độ bột: 1,4 %.
Chênh lệch áp suất: 0,8 – 0,2 bar.
Áp lực vào: 2 – 2,5 bar.
Áp lực xả: 2 – 2,5 bar.
Công suất sàng: 200 tấn/ngày.
Sàng cấp 3.
Kích thước lỗ sàng: 1,6 mm.
Vòng quay rotor: 200 – 300 vòng/phút.
Vòng quay motor: 22 kW.
Áp lực vận hành: 3,5 bar.

Chênh lệch áp: 0,08 – 0,2 bar.
Tốc độ tối đa: 600 m/phút.

6

Thùng đầu

Khổ rộng: 3255 mm.
Số lượng lỗ: 3.
6


Bước lỗ: 25 mm.
Đường kính lỗ: 9 mm.
Công suất: 140 tấn/ngày.
Lưu lượng: 102341 – 18309 l/phút.
Qui cách lưới: 3360 × 34100 mm.
Tốc độ lưới: 160 × 515 m/phút.
1 tấm định hình và 10 foil phun nước.
Kích thước bàn định hình: 204 × 3040 mm.
Số hòm hút: 5 hòm hút chân không nhẹ và 9 hòm
7

Lưới

hút chân không mạnh.
Kích thước trục ngực: L = 3300 mm.
Ø = 610 mm.
Kích thước trục bụng: L = 3500 mm.
Ø = 820 mm.

Kích thước lô truyền động: L = 3500 mm.
Ø = 720 mm.

Lô sấy.
Lô sấy giấy: 58 lô.
8

Lô làm lạnh 3 lô.

Lô sấy: Ø1000 × 3200 mm (2 lô).
Ø 1500 × 3200 mm (55 lô).
Lô lạnh phần tráng: Ø 350 × 3200 mm (2 lô).

(thực tế 2 lô, lô 53
không hoạt động)
Chiều dài lô: 3018 mm.
Đường kích lô: 685 mm.
Nồng độ keo: 4 – 10 %.
Nhiệt độ keo: ≤ 60 0C.
9

Lô ép keo.

pH keo: ≈ 7.
Độ nhớt: 90 – 120 Cps.
Áp lực ép: 70 kg/cm2.
Áp lực dầu: 4,4 – 36 kg/cm2.
Áp lực nước vào: 2 – 5 at.
Áp lực nước ra: 0,1 – 0,5 at.
7



Bảng 2.4: Thông số thể tích thiết bị tại phân xưởng giấy 2
Thể tích (m3)

Tên thiết bị
Máy nghiền thủy lực ZDS 28

30

Máy nghiền thủy lực ZDS 18

18

Bể chứa bột hard wood

150

Bể chứa bột soft wood

150

Bể chứa bột giấy đứt

45

Nồi nấu tinh bột

3


Bể pha loãng tinh bột

13

Bể chứa tinh bột

3,5

Bể cấp tinh bột trung gian

0,085

Bể cấp tinh bột

0,16

Bảng 2.5: Số lượng máy móc thiết bị tại phân xưởng giấy 2
Loại máy móc thiết, thiết bị

Số lượng (cái)

Máy nghiến thủy lực

2

Máy lọc cát nồng độ cao

2

Máy đánh tơi


2

Máy nghiến đĩa

6

Lọc cát 3 cấp
+ cấp 1

18

+ cấp 2

8

+ cấp 3

2

Sàng áp lực

3

Sàng bằng

1

Sàng lỗ


1



Nhu cầu điện
Điện được sử dụng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy với nhu cầu

trong năm khoảng 22.000.000 – 25.000.000 kWh/năm.
8


Nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia, truyền tải đến nhà máy thông qua
đường dây 220 KV.


Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Nhiên liệu (dầu FO) được sử dụng cho nồi hơi với mức tiêu thụ khoảng 20.000 – 22.000

lít dầu/ngày. Lượng dầu sử dụng đạt khỏang 704.000 lít/tháng.


Nhu cầu về nguyên vật liệu và hóa chất

Bảng 2.6: Bảng nhu cầu hóa chất trong năm 2006
STT

Loại nguyên
liệu

Đơn vị tính


Số lượng

Nguồn cung cấp

1

Bột hóa

Tấn/năm

20.000 - 25000

2

Hóa chất

Tấn/năm

2.000 - 4.000

Nhập khẩu và
trong nước
Nhập khẩu và
trong nước

Bảng 2.7: Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất
STT




Tên hóa chất

Trạng thái

1

Chất dùng trong xử lý nước cất

Rắn

2

Chất dùng trong xử lý lò hơi

Rắn/lỏng

3

Chất trợ bảo lưu

Lỏng

4

Chất tăng trắng

Lỏng

5


Chất độn

Lỏng

6

Chất chống vi sinh

Lỏng

Nhu cầu sử dụng nước
Nước cấp cho sản xuất: Hiện nay nhà máy sử dụng nguồn nước là nước mặt từ rạch Bà

Hiệp (nhánh của sông Đồng Nai).

9


Nước sông được xử lý trước khi sử dụng với tổng nhu cầu sử dụng nước trong năm của
dây chuyền khoảng 700.000 m3/năm.
Nước cấp cho sinh hoạt: Từ nhà máy nước Thủ Đức, khoảng cách đến nhà máy xa nên
áp lực yếu, lưu lượng cung cấp hạn chế. Nhu cầu sử dụng hằng năm khoảng 7000 m3/năm.

10


Chương 3
CHUẨN BỊ BỘT
3.1 Các loại nguyên liệu được sử dụng tại công ty

Các loại bột hiện nay đang được sử dụng tại nhà máy:
LBKP: Bột tẩy trắng bằng phương pháp Kraft đối với gỗ lá rộng (sơ ngắn)
NBKP: Bột tẩy trắng bằng phương pháp kraft đối với gỗ lá kim (sơ dài)
Các nguồn LBKP, NBKP chủ yếu nhập từ Canada, Indo, Newzeland.
Ngoài ra còn các nguồn bột của Tân Mai như bột CTMP (bột hoá nhiệt cơ), bột Dip (bột
khử mực).
3.2 Đơn pha chế giấy GI 82, định lượng 56g/m2
Bảng 3.1: Đơn pha chế
Hồ quậy

Hồ quậy

101 E-001

101E -002

LBKP 90/IK/Indo

3,5 bành

-

28

LBKP 84/T/Indo

1,5 bành

-


15,5

2 bành

-

18,5

CTMP 70/TM

4 Kiện

-

35

Tuyến nghiền

Phối chế

Nồng độ %

Độ nghiền

101T-103

60-65

4


45-50 oSR

101T-203

35-40

4

55-60 oSR

GV

GI

Điểm cho

Bột

NBKP
90/Elk/Canada

Mức dùng (Kg/Tấn)

11

Tỉ lệ % sử dụng


CaCO3(GCC)
AKD


Độ tro của giấy
12 - 14

Trước sàng
7

Level box

PK 435

0,17

trước sàng

NP 882

2

Sau sàng

LecophorAP (U)

2 lít/Hồ quậy but LBKP 90, NBKP 90

Hồ quậy bột

NP882

0,1 (pha loãng 10 lần sau khi sử dụng)


Hố lưới

7300 (phá bọt)

8,5 %

Bể phối trộn

Tinh bột Anionic

10 %

(ép keo)
Cartarent Violet

2 lít/Hồ quậy LBKP,NBKP

(3,5 %)

4 lít/Hồ quậy CTMP70/ TM

Cartarent Violet
(20%)

Hồ quậy bột

Tinh chỉnh

Bơm online


1,0

Bể phối trộn

Fixing Agent
(PW - 3115)



Phân tuyến nghiền

-

Hard wood: 2 máy nghiền.

-

Soft wood: Bột CTMP quậy ở hồ 001 sau đó bơm chuyển qua hồ 201

(Hồ quậy 001 → 201→ HDC → 202 → 1 máy nghiền → 203 ).
-

Đảm bảo không bị bón bột, phải kiểm tra việc khoá van kĩ trước khi thay đổi
tuyến quậy bột.



Ghi chú: Chỉ sử dụng màu tím cartarent Violet.




Chỉ sử sụng OBA cho quậy bột độ trắng 90, không sử dụng OBA cho quậy bột

CTMP/TM và điều chỉnh độ trắng online.


Hoá chất chống vi sinh sử dụng theo tần suất qui định.



Tỉ lệ phối chế softwood/hardwood: Điều chỉnh theo độ trắng.

3.3 Nguyên liệu dùng cho công nghệ sản xuất giấy in

12


Các loại bột dùng để sản xuất giấy in độ trắng 82 oISO


LBKP 90: Bột tẩy trắng bằng phương pháp Kraft đối với gỗ lá rộng (xơ ngắn).



NBKP 90: Bột tẩy trắng bằng phương pháp kraft đối với gỗ lá kim (xơ dài).



Các nguồn LBKP, NBKP chủ yếu nhập từ Canada, Indo, Newzeland .

Ngoài ra còn các nguồn bột của Tân Mai như bột CTMP 70 – 75 (bột hoá nhiệt cơ)
Bột hoá sulphat từ gỗ lá kim: Loại bột có độ bền cơ lý cao nhất do xơ sợi có chiều dài

lớn, xơ sợi ít bị tổn thương trong quá trình nấu, thành tế bào dày hơn hẳn so với bột sulphat từ
gỗ lá rộng. Loại bột này sau khi nghiền sơ sợi có sự chổi hoá tốt nên tạo giấy có độ bền cao.
Loại bột sulphat từ gỗ lá kim thường xuyên được sử dụng để phối trộn với các loại bột có độ
bền kém khác, nhằm mục đích tăng độ bền cơ lý của giấy ở trạng thái ướt, tránh hiện tượng
đứt giấy khi xeo và tăng độ bền của giấy ở trạng thái khô sau khi xeo.
Bột hoá sulphat từ gỗ lá rộng: Dễ thoát nước trên tất cả các vùng của máy xeo hơn hẳn
bột từ lá kim. Trong giấy có chứa bột hoá từ gỗ lá rộng thì có nhiều lỗ hỏng rất nhỏ và mịn,
làm tăng khả năng bắt mực in của giấy, giảm sự biến dạng của giấy khi ướt, giảm sự khác
nhau giữa hai bề mặt của giấy làm cho cấu trúc của giấy đều hơn. Tấm giấy ít bị quăn hơn do
lực căng bề mặt của giấy giảm.
Sử dụng 20 – 30 % bột hoá từ gỗ lá rộng cho giấy in có tính thấm mực in tốt, độ đục
cao, hiệu quả kinh tế cao. Nhưng nếu thành phần giấy chứa quá nhiều bột hoá từ gỗ lá rộng
thì làm tăng độ bụi của giấy do xơ sợi xenlulo gỗ lá rộng vụn hơn so với gỗ lá kim.
Các nhà kĩ thuật xác định khi tăng tỉ lệ sử dụng thành phần bột hoá từ gỗ lá rộng thì làm
giảm độ bền ướt của giấy trong quá trình xeo. Nếu tỉ lệ này cao quá thì khi xeo trên máy xeo
vận tốc cao, giấy sẽ dễ bị đứt vì vậy ta phải giới hạn tỉ lệ sử dụng bột hoá gỗ lá rộng trong
thành phần giấy.
Bột cơ CTMP: Khi gia thêm bột cơ vào thành phần bột giấy thì làm giảm độ bền cơ lý
của giấy, giấy mau bị ngả vàng.

13




Ưu điểm sử dụng bột cơ CTMP: Tăng độ xốp, độ thấm hút nước, khả năng bắt


mực in của giấy và độ đục. Do vậy, giấy sản xuất từ bột CTMP có giá thành thấp, độ
bền cơ lý cao và độ cứng cao.


Bột CTMP/TM độ trắng 67 – 70%: Độ đục tương đối cao, độ xốp cao, độ biến

dạng giảm nhưng nhược điểm là giấy mau bị ngả vàng do thành phần lignin dễ dàng bị
hồi màu dưới tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng.
3.4 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy in (phụ lục 2)
3.5 Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất giấy in
Bột hardwood (Hw) từ hồ quậy thủy lực PP30 được bơm sang bể chứa 101T – 101,
sau đó, hỗn hợp bột này được đưa sang lọc tiếp tục sang đánh tơi sau đó được đưa sang bể
101T – 102. Hỗn hợp bột này được đem sang dàn nghiền sau đó được đem về bể 101T –
103.
Bột softwood (Sw) từ hồ quậy thủy lực PP30 được bơm sang bể chứa 101T – 201.
Sau đó, hỗn hợp bột này được đưa sang lọc tiếp tục sang đánh tơi sau đó được đưa sang bể
101T – 202. Hỗn hợp bột này được đem sang dàn nghiền sau đó được đem về bể 101T –
203.
Bột hardwood và softwood đã đạt được độ nghiền cùng với giấy đứt đã xử lý đi
vào bể trộn blendchest. Tại đây hóa chất phụ gia được cho vào và mức huyền phù
trong blendchest được xác định bởi bộ điều khiển 62 – LC tác động đến 4 van của 4
đường cấp bột vào.
Bơm 101P - 317 sẽ bơm huyền phù bột qua bể máy (Machine chest). Khi
machine chest quá đầy sẽ chảy tràn về blendchest. Có 1 bộ LIRC3911 - 701 điều
khiển, ghi nhận, hiển thị mức huyền phù bột trong machine chest báo về panel điều
khiển.
Bơm 101P - 318 sẽ bơm bột từ machine chest lên thùng điều tiết (level box) để ổn
định lưu lượng, cột áp và qua bộ điều khiển nồng độ trước khi hòa với nước trắng ở
WW1(102T - 119). Sau đó, bơm quạt (fan pump) 101P - 322 bơm vào lọc cát cấp 1.


14


Bộ điều khiển nồng độ CsRC3911 - 706 điều khiển nồng độ bột vào level box.
Yêu cầu nồng độ bột ra khỏi level box là 3%. Nếu cao hơn bộ điều khiển sẽ tác động
đến van mở nước pha loãng từ thùng 101T - 113.
Bộ LIC 3911 - 707 tác động đến van trên đường ống vào level box điều khiển
mực nước trong level box sao cho dòng bột ra khỏi level box luôn ổn định lưu lượng,
nồng độ, cột áp.
Bộ FR 3911 - 712 ghi nhận báo cho người vận hành biết lưu lượng trước khi pha
loãng bột đặc xuống còn nồng độ bột vận hành (nồng độ pha loãng này tùy thuộc vào
định lượng giấy, yêu cầu nồng độ thùng đầu, khả năng thoát nước và đặc tính hệ ép) để
đi vào lọc cát nồng độ thấp. Bộ HIC 3911 - 713 điều khiển fan pump và van đều tiết
lưu lượng, cột áp bơm và lọc cát. Dùng fan-pump có 3 mục tiêu: Hòa trộn bột đặc với
nước trắng, tạo ra áp lực và chuyển huyền phù bột về thùng đầu, dòng bột ra khỏi fan
pump đòi hỏi: không có bọt khí trong bột, xung áp lực trong hệ thống về phía thùng
đầu phải nhỏ và cung cấp sự ổn định cho van điều chỉnh lưu lượng.
Bộ DPI 3911 - 721 so sánh chênh lệch áp lực dòng bột vào lọc cát và áp lực dòng
bột tốt ra khỏi lọc cát. Sự chênh lệch này cho biết hiệu quả lọc cát và công suất lọc.
ΔP = áp lực nạp liệu- áp suất dòng bột ra, P cao thì hiệu quả lọc cao.
Bột tốt ra khỏi lọc cát cấp 1 đi đến sàng áp lực để loại bỏ các tạp chất có kích
thước lớn hơn khe sàng mà chưa được loại ra ở lọc cát nồng độ thấp, có 2 sàng áp mắc
song song nhau (1 hoạt động và 1 dự phòng). Trên mỗi sàng, có gắn đồng hồ hiển thị
áp lực dòng bột vào và ra của sàng áp, nhìn vào đồng hồ hiển thị cho biết tình trạng
hoạt động cùa sàng, lượng xả cặn là 3 % so với lượng bột vào.
Bột tốt của sàng áp lực được đưa tới thùng đầu còn bột xấu được đưa vào bể
reject tank 102T - 118.
Bể chứa bột cặn 102T - 118 chứa bao gồm:



Bột xả cặn của 2 sàng áp lực 102E - 026 và 102E – 027



Nước trắng dùng để pha loãng từ 102T - 119 (WW1)
15




Thải nhẹ của lọc cát cấp 1



Thải nhẹ của lọc cát cấp 2



Lượng bột đi qua sàng bằng (102E - 029) (bột tốt)
Tất cả bột cặn chứa trong 102T - 118 được sàng áp lực 102E - 028 phân loại một lần

nữa, bột tốt ra khỏi sàng này đi về WW1 (102T - 119) còn bột xấu qua sàng bằng, có thể bột
từ 102T - 118 không đi qua sàng áp lực mà đi thẳng đến sàng bằng tuyển chọn.
Bể chứa bột cặn 102T - 115 (reject tank 1) chứa bao gồm:


Thải nặng lọc cát cấp1




Bột tốt của lọc cát cấp 3



Nước trắng pha loãng từ WW1 (102T - 119)



Nước sạch pha loãng
Tất cả bột cặn chứa trong reject tank 1 được bơm 102P - 320 bơm vào lọc cát cấp 2, lọc

cát cấp 2 gồm 8 cái, bột tốt của lọc cát cấp 2 đi về WW (104T - 120). Còn thải nhẹ về 102T 118, thải nặng được nước trắng WW1 (102T - 119) pha loãng về reject tank 2 (102T - 116).
Bột cặn chứa trong reject tank 2 được pha loãng và phân loại tiếp tại lọc cát cấp 3, lọc
cát cấp 3 gồm 2 cái, bột tốt của lọc đi về reject tank 1, xấu của lọc cát cấp 3 về 101T - 117 và
được xả xuống rãnh thoát.
Tại reject tank 1và 2 có gắn bộ LIC 3911 - 722 và LIC 3911 - 726 theo thư tự để chỉ thị
và điều khiển mức chất lỏng trong hồ, nếu mực chất lỏng quá thấp không đủ cho bơm bột
hoạt động và lưu lượng vào lọc cát kế tiếp quá thấp gây ra hiện tượng mất cân bằng và mài
mòn thiết bị lọc cát.
Sau khi qua hệ thống lọc cát và sàng áp lực bột đựơc đưa qua hệ thống giảm chấn trước
khi đưa qua thùng đầu.
Qua hệ thống các môi phun bột được đưa lên dàn lưới hình thành tấm giấy ướt ,bên
dưới lưới có các phôi gạt nước và hệ thống hút chân không.
Sau khi ra khỏi dàn lưới băng giấy ướt được đưa qua hệ thống ép rồi qua hệ thống sấy.
16


3.6 Tiêu chuẩn chất lượng giấy in (phụ lục 3)
3.7 Đánh giá chất lượng sản phẩm


Bảng 3.2: Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Chính phẩm %

Chính phẩm phát sinh %

Thứ phẩm %

Phế phẩm %

(min)

(max)

(max)

(max)

95

2

2

0,5

Loại chính phẩm: Đạt tiêu chuẩn.
Chính phẩm phát sinh:


Độ trắng > mức max trong khoảng 2 % ISO




Định lượng không nằm trong khoảng quy định
Thứ phẩm: Do không đạt chính phẩm, một chính phẩm phát sinh nhưng đạt một hay

nhiều hơn trong những chỉ tiêu chất lượng sau:


Định lượng.



Chỉ số độ bền xé (D): < mức min từ 1 -500 µm.



Độ trắng: < mức min 0,1 – 1 % ISO.



Độ nhám: Mặt nhám hơn > mức max từ 1 - 100 ml/phút.



Độ cobb: > mức min từ 1-5 g/m2.



Đường kính: 90 - 98,9.




Khuyết tật: Mức độ ít



Số mối nối: > 4-5
Loại phế phẩm



Các sản phẩm bị nhăn, gằn, xếp nếp, mềm đầu với sản phẩm không đứt, hay một chỉ

tiêu ngoại quan của cấp chính phẩm, một chỉ tiêu của sản phẩm thứ phẩm thì cho xé tái sản
xuất.
17


Chương 4
MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT
4.1 Qui trình công đoạn chuẩn bị bột
Nhiệm vụ của công đoạn:


Đánh tơi huyền phù bột từ trạng thái trước đó chuyển thành huyền phù bột tơi

đều không vón cục.



Nghiền huyền phù bột từ độ nghiền trước đó thành huyền phù theo chỉ tiêu kĩ

thuật phục vụ cho công nghệ xeo giấy.


Tiếp nhận bột từ công đoạn nghiền, sau đó tiến hành điều chỉnh nồng độ, ổn

định lưu lượng và loại bỏ tạp chất trong bột bằng sàng, lọc để đưa bột thùng đầu.

Lọc nồng độ
cao

Hồ quậy

Sàng áp
lực

Lọc cát

Đánh tơi

Bơm quạt

Nghiền

Bể chứa

Thùng điều
tiết


Bể trộn

Bể đầu máy

Thùng đầu

Hình 4.1: Sơ đồ qui trình công nghệ công đoạn chuẩn bị bột
4.1.1 Hồ quậy
a.

Cấu tạo:
Hồ quậy là thiết bị hình trụ bằng bêtông, dưới đáy hồ là mâm quậy dạng cánh khuấy

làm bằng thép gắn với môtơ chuyển động.
b.

Nguyên tắc hoạt động:
18


×