Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT DIP (DEINKING PULP) Ở CÔNG TY TNHH NEW TOYO PULPPY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT DIP
(DEINKING PULP) Ở CÔNG TY TNHH NEW TOYO PULPPY

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Quế Kiềm
Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 02/2009


NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT DIP
(DEINKING PULP) Ở CÔNG TY TNHH NEW TOYO PULPPY

Tác giả

NGUYỄN THỊ QUẾ KIỀM

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy.

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phan Trung Diễn.

Tháng 02 năm 2009


ii


NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT DIP
(DEINKING PULP) Ở CÔNG TY TNHH NEW TOYO PULPPY

Tác giả

NGUYỄN THỊ QUẾ KIỀM

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy.

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phan Trung Diễn.

Tháng 02 năm 2009

iii


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.

-


Ban chủ nhiệm, cùng quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dậy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian qua.

-

Ban lãnh đạo công ty TNHH New Toyo Pulppy (Việt Nam),anh Thái Văn
Huỷnh quản đốc phân xưởng bột, anh Khuất Anh Dũng kiêm phó giám
đốc sản xuất và quản đốc phân xưởng giấy, cùng toàn thể các anh chị
trong phân xưởng bột, phân xưởng giấy, phòng QC tại công ty đã tận tình
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

-

Đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc gởi tới thầy TS.Phan Trung Diễn đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.

-

Lời cảm ơn được gởi tới các bạn sinh viên Công Nghệ Giấy 30, cùng các
bạn thực tập ở New Toyo đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập cũng như thực hiện đề tài.

-

Lòng biết ơn sâu sắc con gởi tới bố mẹ và các em đã tạo mọi điều kiện về tinh
thần, vật chất để con hoàn thành tốt đề tài và trong những năm học vừa qua.

Mặc dù chúng tôi hết sức cố gắng để thực hiện đề tài nhưng khả năng bản
thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất

mong sự đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy,Cô và bạn bè để bài viết này
hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn
Nguyễn Thị Quế Kiềm

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất bột DIP (Deiking Pulppy) ở công ty TNHH
New Toyo Pulppy” được thực hiện tại công ty TNHH New Toyo Pulppy (Việt Nam)
tọa lạc tại số 8, Đường số 6, Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore, Huyện
Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam từ tháng 09/2007 đến 2/2008.
Mục đích của đề tài là nâng cao tính ổn định theo độ bền đứt của sản phẩm giấy
vệ sinh An An giữa các ca sản xuất.
Chúng tôi đã thực hiện những công việc sau:
1. Về nội dung
- Tìm hiểu dây chuyền khử mực tại công ty New Toyo
+ Nguyên liệu đầu vào và tỷ lệ phối chế nguyên liệu, hóa chất sử dụng
+ Thuyết minh dây chuyền, một vài thông số kỹ thuật của thiết bị, tỷ lệ sử dụng hóa
chất, tỉ lệ phối trộn bột.
- Những bất cập trên dây chuyền và các giải pháp khắc phục được đề xuất
+ Thứ nhất là nguyên liệu đầu vào: khâu kiểm tra, phân loại nguyên liệu đầu vào.
+ Tình trạng các đồng hồ đo lưu lượng và các cảm ứng trên dây chuyền bột DIP của công ty.
+ Thứ ba là khâu tổ chức sản xuất: bố trí vận hành và vệ sinh vận hành.
- Xử lý số liệu và các giải pháp nhằm nâng cao tính ổn định về chất lượng của giấy vệ
sinh An An giữa các ca sản xuất.
2.Về Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu lý thuyết với việc tìm hiểu thực tế sản
xuất tại nhà máy để xác định.

Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: liệt kê các thông số, phân tích
xử lý số liệu trên Excel, vẽ đồ thị so sánh trên Word và trên Excel,…
Kết quả thu được
Chênh lệch của độ bền đứt giữa ca 1 và ca 3 giảm điều đó chứng tỏ độ bền đút
giữa ca 1 và ca 3 ổn định.
Chênh lệch của độ bền đứt giữa ca 2 và ca 3 giảm điều đó chứng tỏ độ bền đứt
giữa ca 2 và ca 3 ổn định.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................. iv
Tóm tắt........................................................................................................................ v
Mục lục ....................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... ix
Danh sách các bảng .................................................................................................... x
Danh sách các đồ thị và sơ đồ .................................................................................... xi

Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................... 1
1.1
1.2
1.3
1.4

Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
Mục đích của đề tài.............................................................................................. 1
Yêu cầu của đề tài................................................................................................ 2

Giới hạn đề tài............................................................................................................ 2

Chương 2. TỔNG QUAN............................................................... 2
2.1 Tổng quan về công nghiệp giấy............................................................................ 2
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 3
2.1.2 Công nghiệp giấy thế giới ................................................................................. 6
2.1.3 Công nghiệp giấy Đông Nam Á ........................................................................ 6
2.1.4 Công nghiệp giấy Việt Nam .............................................................................. 7
2.1.5 Những thách thức và cơ hội của ngành giấy Việt Nam quá trình hội nhập ...... 8
2.2 Định hướng phát triển ngành giấy đến năm 2010 ................................................ 9
2.2.1 Mục tiêu............................................................................................................. 9
2.2.2 Giải pháp đầu tư ................................................................................................ 10
2.2.3 Giải pháp nguyên liệu cho ngành giấy .............................................................. 10
2.2.4 Giải pháp về phát triển các nguyên, nhiên vật liệu khác................................... 11
2.2.5 Giải pháp ô nhiễm môi trường .......................................................................... 11
2.2.6 Một số chính sách hỗ trợ về tài chính cho ngành giấy ...................................... 11
2.3 Công nghệ tái chế ................................................................................................. 13
2.3.1 Sự ra đời của công nghệ tái chế và thu gom giấy loại....................................... 13
2.3.2 Công nghệ khử mực (DIP_Dei king Pulp) ........................................................ 17
2.4 Giới thiệu về công ty sản xuất giấy lụa New Toyo Pulppy Việt Nam ................. 19
2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 20
2.4.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự................................................................... 20
2.4.3 Khái quát thị trường, chất lượng và sản phẩm .................................................. 20
2.4.3.1 Thị trường và chất lượng ................................................................................ 21
2.4.3.2 Sản phẩm giấy từ bột DIP tại công ty New Toyo Pulppy .............................. 21
2.4.4.1 An toàn lao động ............................................................................................ 23
2.4.4.2 An toàn phòng cháy chữa cháy ...................................................................... 23
2.4.4.3 An toàn điện và an toàn văn phòng ................................................................ 23

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 25

3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 25
vi


3.1.1 Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 25
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 25
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 25
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 25
3.2.1 Tìm hiểu dây chuyền khử mực tại công ty New Toyo ...................................... 25
3.2.2 Những bất cập trên dây chuyền và các giải pháp khắc phục được đề xuất....... 25
3.2.3. Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................................... 25
3.2.4 Phương pháp nội nghiệp ..............................................................................................25
3.3 Tìm hiểu dây chuyền bột DIP............................................................................... 26
3.3.1 Lựa chọn nguyên liệu ........................................................................................ 26
3.3.2 Tỷ lệ phối chế .................................................................................................... 27
3.3.3 Vai trò các loại hóa chất .................................................................................... 27
3.3.3.1 NaOH.............................................................................................................. 27
3.3.3.2 Na2SiO3 .......................................................................................................... 28
3.3.3.3 H2O2 ............................................................................................................... 29
3.3.3.4 DTPA.............................................................................................................. 29
3.3.3.5 Deinking Agent LD-850................................................................................. 29
3.4 Thuyết minh dây chuyền sản xuất bột DIP ......................................................... 29
3.4.1 Các công đoạn trong dây chuyền và thông số kỹ thuật của nó ......................... 29
3.4.1.1 Pulper (nghiền thủy lực): ............................................................................... 30
3.4.1.2 Vít ép bột 1(screw press 1 .............................................................................. 30
3.4.1.3 Tháp trương nở (retention tower .................................................................... 30
3.4.1.4 Tiếp là bộ phận ổn định nồng độ bột (dump tank .......................................... 30
3.4.1.5 Lọc nồng độ Cao (HD cleaner........................................................................ 30
3.4.1.6 Hệ thống sàng lỗ (separator............................................................................ 31
3.4.1.7 Hệ thống sàng khe (primary screen): ................................................. 31

3.4.1.8 Tuyển nổi giai đoạn 1 (primary flotation 1): ................................................ 31
3.4.1.9 Rửa (SH Washer)............................................................................................ 32
3.4.1.10 Víp ép bột 2 (screw press 2) ......................................................................... 32
3.4.1.11 Vít gia nhiệt (disperser) ................................................................................ 33
3.4.1.12 Tháp tẩy 1(No.1 Bleaching Tower).............................................................. 33
3.4.1.13 Tháp tẩy 2( No.2 Bleaching Tower)............................................................. 33
3.4.1.14 Rửa giai đoạn 3 ..............................................................................................................34
3.4.1.15 Bể số 3 (No.3 stock chest)............................................................................ 34
3.4.2 Thuyết minh dây chuyền .................................................................................. 34
3.4.3 Những bất cập và nguyên nhân của những bất cập, giải pháp khắc phục......... 40
3.4.3.1. Khâu kiểm ta nguyên liệu đầu vào ................................................................ 40
3.4.3.2 Phân loại nguyên liệu ............................................................................40
3.4.3.3 Dây chuyền ...........................................................................................41

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................... 44
4.1 Kết quả xử lý và phân tích số liệu ........................................................................ 44
4.1.1 Từ bảng số liệu trên ta có đồ thị tương quan độ bền đứt theo chiều MD.......... 45
4.1.2 Dựa các bảng số liệu (Phụ lục 6 từ bảng 6.1 – 6.18) ta có độ biến động
giữa các ca sản xuất theo chiều CD biểu diễn theo đồ thị dưới ................................. 46
4.2 Áp dụng các giải pháp ......................................................................................... 47
4.3 Kết quả ........................................................................................................................ 49
vii


Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ...................................... 51
5.1. Kết luận................................................................................................................ 51
5.2. Kiến nghị ..............................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTC

: Công Nghệ Tái Chế

DIP

: Deinking Pulppy

CEPI

: Liên Hiệp Công Nghệ Giấy Châu Âu

VAT
VP

: Thuế giá trị gia tăng
: Waste paper

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản xuất bột giấy thế giới năm 2005 – 2006 ............................................ 5
Bảng 2.2. Ước tính về nhu cầu xơ sợi cho sản xuất giấy ở Châu Á tính đến năm 2010... 6
Bảng 2.3: Danh mục dự án đầu tư vừa và lớn tại Việt nam đến 2010........................... 12
Bảng 2.4: Cơ hội việc làm của công nghệ tái chế...................................................... 13

Bảng 2.5: Giá giấy loại trên thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á
cuối tháng 8/2007 ....................................................................................................... 14
Bảng 2.6: Giá giấy loại tại Châu Á ................................................................................. 15
Bảng 2.7: Tỷ lệ giảm của xơ sợi dài qua các lần tái chế ........................................... 17
Bảng 2.8. Tình hình nhập khẩu và tiêu dùng bột DIP................................................ 19
Bảng 3.1: Tỉ lệ sử dụng hóa chất ............................................................................... 28
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn giấy vệ sinh từ bột DIP của công ty New Toyo ..................... 44
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các giải pháp sẽ áp dụng nâng cao tính ổn định độ bền đứt.........47
Bảng 4.3: Độ bền đứt theo chiều MD ........................................................................ 48
Bảng 4.4: Độ bền đứt theo chiều CD ......................................................................... 49
Bảng 4.5: Độ bền đứt theo chiều MD ........................................................................ 49
Bảng 4.6: Độ bền đứt theo chiều CD ......................................................................... 49

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Giấy cói cổ từ Ai Cập ................................................................................ 4
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn sản lượng bột giấy năm 2005, 2006 trên thế giới ........... 5
Hình 2.3: Sự khử mực dùng tuyển nổi hoặc rửa........................................................ 18
Hình 2.4: Công ty Pulppy Việt Nam.......................................................................... 20
Hình 2.5: Sơ đồ bố trí nhân sự tại công ty Pulppy..................................................... 20
Hình 2.6. Khăn An An ............................................................................................... 20
Hình 2.7. Giấy vệ sinh ............................................................................................... 21
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn sự biến động độ bền đứt theo chiều dọc MD giữa
ca sản xuất (chưa thực hiện các giải pháp)................................................................. 45
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn độ biến động độ bền đứt theo chiều ngang CD giữa
ca sản xuất (chưa thực hiện các giải pháp)................................................................. 46
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn sự biến động độ bền đứt theo chiều dọc MD giữa 3 ca sản
(đã thực hiện các giải pháp)........................................................................................ 48

Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn sự biến động độ bền đứt theo chiều ngang CD giữa
3 ca sản xuất (đã thực hiện các giải pháp).................................................................. 49
Sơ đồ line I: Trong dây chuyền sản xuất bột DIP...................................................... 35
Sơ đồ line II: Trong dây chuyền sản xuất bột DIP .................................................... 36
Sơ đồ line III: Trong dây chuyền sản xuất bột DIP .................................................. 37

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Công nghiệp thế giới ngày càng phát triển thì nhu cầu về giấy ngày càng cao.
Người ta thường nói mức tiêu thụ giấy của một quốc gia chính là thước đo sự phát
triển của quốc gia đó. Thật vậy sự phát triển của ngành giấy gắn mật thiết với từng
bước phát triển của các nền kinh tế. Nhưng giấy ngày càng tiêu thụ nhiều đồng nghĩa
với việc phải cung cấp càng nhiều rừng nguyên liệu giấy, rừng nguyên liệu ngày càng
thu hẹp và giấy thải loại ngày càng nhiều. Một nhu cầu bức thiết đặt ra là “ làm sao tận
dụng được nguồn thu hồi đó”. Công nghệ tái chế (CNTC) ra đời trong lúc đó, nó đã
nhanh chóng khẳng định như một nền kinh tế tái chế và nền kinh tế đó nó có vai trò
hết sức quan trọng. Gắn liền với nó có tái chế giấy loại chính là công nghệ khử mực
(Deinking pulp) ngày nay. Để tìm hiểu thêm về công nghệ khử mực giấy loại nên
chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất bột DIP (Deinking pulp)
ở công ty TNHH New Toyo Pulppy (Việt Nam)”
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên đề tài không
tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2 Mục đích của đề tài
-


Nghiên cứu quy trình sản xuất bột DIP tại phân xưởng bột DIP.

-

Đánh giá dây chuyền và phân tích tính ổn định của sản phẩm An An. Đề ra một
số biện pháp nâng cao tính ổn định và đảm bảo chất lượng tốt.

1


1.3 Yêu cầu của đề tài
-

Thuyết minh dây chuyên sản xuất bột DIP, thông số kỹ thuật từng thời điểm
công tác tại dây chuyền.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tính ổn định của sản phẩm giấy vệ sinh An An

-

Đề ra biện pháp nâng cao tính ổn định của dây chuyền bột DIP mà vẫn đảm bảo
chất lượng sản phẩm giấy vệ sinh An An.

1.4 Giới hạn đề tài: Nghiên cứu quy trình bột DIP trên đối tượng là giấy vệ sinh An An.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về công nghiệp giấy
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Từ rất xa xưa người ta đã tìm thấy những ký hiệu ngôn ngữ đầu tiên của loài
người tìm thấy trong hang động được viết trên đá, xương, sau đó là gỗ, kim loại và
thạch Cao. Lịch sử xã hội loài người ngày càng phát triển với sự xuất hiện các thời kỳ
lịch sử vẻ vang như: thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới rồi thời kỳ đồ đồng, sắt,…Một nhu
cầu đặt ra là cần phải có phương tiện lưu trữ cao cấp hơn là trên xương, tre, trúc, vỏ
cây. Những loại giấy cổ xưa nhất như giấy của người Ai Cập, giấy nghiêng, giấy Trầm
Hương của người Việt,...Và đến năm 105 sau Công nguyên, ông Thái Luân người
Trung Quốc gốc Việt đã phát minh ra cách làm giấy tờ từ giẻ rách, lưới đánh cá cũ
nghiền nhỏ, se thành tờ. Đây là một phát minh đánh dấu lịch sử nhân loại phát triển lên
một tầm Cao mới về ngôn ngữ và chữ viết. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì Thái Luân
là người Tàu, tuy nhiên theo lịch sử và vị trí lãnh thổ từ rất xưa thì ông là người Việt quê ở
Quý Dương tên Thái Luân tự là Kính Trọng.
Quý Dương là đất Việt xưa bị Trung Quốc xâm chiếm và chia cắt. Như vậy đất
Việt đã sinh ra một nhân tài phát minh ra giấy viết đầu tiên của nhân loại. Sự phát
minh ra giấy viết là một sự kiện lớn trong lịch sử loài người.
Từ khi có giấy, sự kế thừa và truyền bá kiến thức tiến vào thời đại hoàn toàn
mới. Thái Luân là người đổi mới kỹ thuật làm giấy quan trọng.
Trước đó ở một số nơi trên thế giới có nhiều nơi cũng hình thành sơ khai việc
làm giấy như ở Ai Cập có giấy từ cây cói (3000 năm trước Công Nguyên).
Kỹ thuật làm giấy lan rộng đến Thái (năm 300), Triều Tiên và sau đó đến Nhật
(năm 600). Lúc này giấy không chỉ là công cụ lưu trữ thông tin mà còn được dùng
trong cả lĩnh vực tiền tệ tại Trung Hoa, Nhật Bản, Ba Tư, Ấn Độ. Năm 750, kỹ thuật
3


này lan rộng tới SamarCand có thể là do những tù binh Trung Quốc trong những lần

tranh chấp biên giới. Từ đây, kỹ thuật này lan rộng trong khắp thế giới Ả Rập.
Người Ả Rập tiếp tục cải tiến kỹ thuật sản xuất giấy, đặc biệt là kỹ thuật pha
keo vào bột giấy để cải thiện tính chất bề mặt của tờ giấy cũng như khả năng in ấn
được tốt hơn. Không chỉ dừng lại ở đây, người Ả Rập còn tiêu chuẩn hóa kích thước
và đơn vị đo lường cho giấy. Kỹ thuật này tiếp tục lan rộng sang Châu Âu qua các
cuộc chinh phục và thám hiểm. Tại đây giấy đóng vai trò là vật liệu để viết và đã đẩy
lùi được giấy da – là loại vật liệu đắt tiền.

Hình 2.1: Giấy cói cổ từ Ai Cập (nguồn: internet)
Nhà máy giấy đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Châu Âu gần Cordoba, sau đó là
Seville năm 751. Có thể tóm tắt giấy xuất hiện sớm nhất ở một số nơi như sau:
 Nhà máy đầu tiên ở Ý được xây dựng gần Fabriano khoảng năm 1250.
 Vào khoảng thế kỷ 13, xuất hiện loại giấy nghệ thuật tại Pháp, nhưng phải đến năm
1348 tại Troyes mới có Nhà máy giấy, sau đó là Essones.
 Năm 1445, Gutenberg (Đức) phát minh ra máy in.
 Tháng Giêng năm 1799, Louis-Nicolas Robert (1761 – 1828), một đốc công trẻ của
Nhà máy ở Essones cùng cha phát minh ra máy xeo giấy liên tục. Đây là mốc lịch sử
quan trọng vì từ đây giấy được sản xuất nhanh hơn nhiều hơn và rẻ hơn.
 Năm 1825, sản lượng giấy khổng lồ đã đạt được tại Châu Âu, Mỹ. Riêng năm
1850, có hơn 300 máy xeo giấy tại Anh và Pháp.


Cùng thời gian này, sử dụng giấy và bao bì Carton bắt đầu phát triển mạnh. Năm

1850, đã xuất hiện nhiều máy xeo giấy Carton nhiều lớp. Và cũng chính năm 1850

4


máy mài gỗ ra đời, phương pháp nấu bột giấy hóa học với nguyên liệu là gỗ và xút

mới mở ra khả năng sản xuất giấy ở tầm cỡ công nghiệp từ nguyên liệu gỗ rẻ tiền.
 Năm 1856, Edward C.Haley, một kỹ sư người Anh đã phát minh ra loại giấy bồi
(undulated) dùng để làm mũ cối. Nhà máy sản xuất giấy bồi đầu tiên tại Mỹ là năm
1871, tại Pháp là vào năm 1888 ở vùng Limousin.
 Năm 1857, một người Mỹ, Jojeph Coyetty đã phát minh ra giấy toilet. Nó chỉ được
phổ biến tại Pháp vào đầu thế kỷ 20, vì trong suốt thời gian dài, người ta cho đó là sản
phẩm xa xỉ. Nó được sử dụng rộng rãi chỉ vào những năm thập niên 60 của thế kỷ 20.
Ngày nay, bột giấy được sản xuất với nhiều phương pháp tiên tiến đem lại hiệu quả
kinh tế cao đặc biệt là khả năng thu hồi hóa chất, giấy tái sinh nhờ công nghệ tẩy mực.
Bảng 2.1: Sản xuất bột giấy thế giới năm 2005 – 2006 (Đơn vị: 1.000 tấn)
Bột hóa và bán hóa
2005

2006

62.189

61.352

Châu Âu 33.380
Châu Á

Bột cơ

2006

2005

2006


16.090 15.324

216

216

78.495

76.892

34.774

15.423 15.983

665

675

49.468

51.432

13.701

13.985

1.701

1.808


18.570 20.173 33.972

35.966

13.820

14.996

1.085

1.079

707

607

15.612

16.682

1.837

1.874

288

294

848


857

2.973

3.024

Châu Úc

1.463

1.476

1.257

1.114

0

0

2.720

2.620

Tổng

126.390

128.457


35.843 35.631

Mỹ La
tinh
Châu
Phi

2006

Tổng

2005

Bắc Mỹ

2005

Bột khác

21.006 22.528 183.239

186.616

Tổng sản lượng bột giấy
các loại (ngàn tấn)

(Nguồn: VPPA)
80.000
70.000
60.000

50.000
40.000
30.000
20.000
10.000
0

Năm 2005
Năm 2006

Bắc
Mỹ

Châu
Âu

Châu
Á

Mỹ La Châu
tinh
Phi

Châu
Úc

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn sản lượng bột giấy năm 2005, 2006 trên thế giới
5



2.1.2 Công nghiệp giấy thế giới
Công nghiệp giấy thế giới hiện có trên 10.267 xí nghiệp sản xuất giấy và 8.992
xí nghiệp sản xuất bột giấy.
Năm 2005 đạt mức 342.671.000 tấn tốc độ tăng trưởng nhu cầu bình quân hàng
năm 3,14%.
 Năm 1999 mức tiêu dùng bình quân đầu người trên thế giới 49,7 kg tăng 1,2 kg
so với năm 1995, năm 2005 mức tiêu dùng trên 50 kg/người/năm.
 Năm 1999 tổng sản lượng giấy toàn thế giới 315.210.000 tấn.
 Tổng sản lượng bột giấy 197.617.000 tấn.
Bảng 2.2. Ước tính về nhu cầu xơ sợi dùng cho sản xuất giấy biến động ở Châu Á tính
đến năm 2010 là theo bảng dưới đây:
(Triệu tấn)
Bột từ gỗ/ phi gỗ
Xơ sợi thu hồi
Tổng cộng

1996
175
120
295

2000
185
145
330

2005
2010
205
225

170
195
375
420
(nguồn: Waste Paper Recycling. Page 6)

2.1.3 Công nghiệp giấy Đông Nam Á
Công nghiệp giấy Đông Nam Á chỉ bao gồm: Malayxia, Mianma, Philipin, Thái
Lan và Việt Nam.
 Công nghiệp giấy Đông Nam Á có 256 xí nghiệp sản xuất giấy (chiếm tỉ lệ
2,3%) so với thế giới và 46 xí nghiệp sản xuất bột giấy (chiếm tỉ lệ 0,5% thế
giới).
 Năng lực sản xuất các xí nghiệp sản xuất giấy 8.710.000 tấn/năm.
 Năng lực sản xuất các xí nghiệp bột giấy 3.650.000 tấn/năm.
 Năng lực sản xuất giấy các nước Đông Nam Á chiếm tỉ lệ 2,8% thế giới.
 Năng lực sản xuất bột giấy của các nước Đông Nam Á chiếm tỉ lệ 1,8% thế giới.
 Quy mô bình quân các xí nghịêp ở Đông Nam Á 37.100 tấn/năm.
 Quy mô bình quân các xí nghiệp bột giấy Đông Nam Á 86.900 tấn/năm.
 Năm 2005 nhu cầu tiêu thụ giấy các nước Đông Nam Á 9.012.000 tấn, nhu cầu
tiêu thụ bột giấy 3.806.000 tấn.

6


Tổng sản lượng giấy 1998 đạt 9,49 triệu tấn, so với năm 1995 sản lượng tăng
thêm 2,4 triệu tấn, đạt nhiệt độ tăng trưởng Cao nhất thế giới 87,18% gấp 6 lần mức
tăng trưởng bình quân của thế giới (15,4%). Năm 2005 sản lượng đạt 10,6 triệu tấn .
2.1.4 Công nghiệp giấy Việt Nam
Sơ lược phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt Nam và những thành tựu đạt
được trong những năm qua.

Trong lịch sử Việt Nam nghề làm giấy là một trong những nghề có từ lâu đời.
Giấy gió đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỉ thứ III. Quá trình làm giấy tồn tại suốt
trong những thế kỉ sau. Nhưng phương pháp sản xuất của thời kì này là phương pháp
thủ công. Văn thư của các vua chúa phong kiến, sách vở của các nho sĩ quan lại, văn tự
và các giấy tờ, chứng thư, giấy gói pháo và thân pháo, tranh Đông Hồ nổi tiếng … tất
cả đều từ giấy đó .
Thời Pháp thuộc năm 1913 ở Việt Nam đã bắt đầu có máy xeo giấy, lúc đó nhà máy
giấy Đáp Cầu có công suất khoảng 2.500 tấn/năm. Ngành giấy Việt Nam thật sự phát triển
từ thập niên 60 - 70. Ở phía Bắc có nhà máy giấy Việt Trì có hệ thống hiện đại nhất lúc
đó, công suất 12.000 tấn/năm.
Cùng với nó có nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (tiền thân là nhà máy giấy Đáp Cầu),
nhà máy giấy Vạn Điểm…trang bị cơ giới ở mức trung bình.
Trong chiến tranh của đế quốc Mỹ vẫn ra đời hàng loạt nhà máy giấy có công
suất từ 300 - 1000 tấn /năm có mức cơ giới hoá khá.
Gần như lúc đó mỗi tỉnh đều có một đến hai nhà máy giấy. Ở miền Nam ra đời nhà
máy giấy Đồng Nai (Cogido) công suất 20.000 tấn/năm, nhà máy giấy Cogivina công
suất 18.000 tấn/năm và hàng loạt nhà máy khác có công suất nhỏ hơn cũng ra đời.
Sau năm 1975 lúc này đã xuất hiện và hình thành một tình thế, một phong trào
nơi nơi làm giấy, địa phương nào cũng làm giấy. Vì thế có hàng loạt cơ sở sản xuất
giấy có công suất từ 50 – 1000 tấn/năm ra đời. Mô hình chung thường là chế bột giấy
bằng nồi thủ công, ngâm ủ hoặc tái chế giấy lề, giấy thải, nghiền bột bằng bể Hà Lan
cỡ nhỏ, xeo giấy bằng máy xeo tự chế trong nước, sản phẩm thu được thông thường là
giấy không tẩy, một mặt hoặc hai mặt láng, định lượng thấp (30 - 60 g/m2 ) và cũng
chia ra thành giấy viết nguyên màu, giấy in roneo, giấy in quảng cáo, có một số cơ sở
sản xuất bìa thô dùng để làm lịch, hòm hộp đơn giản.
7


Năm 1986 - 1987 là thời kỳ sôi động nhất trong lịch sử làm giấy ở Việt Nam,
năm 1985 toàn miền Bắc có đến gần 60 cơ sở sản xuất giấy và miền Nam có đến 170

cơ sở sản xuất giấy và bột. Sản lượng toàn quốc trong những năm này đạt khoảng
80.000 - 90.000 tấn/năm, năm 1987 - 1990 nhiều xí nghiệp giấy trung ương cũng phải
ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Đó là một thời kỳ sa sút, suy giảm nặng nề,
sản lượng giấy 1989 tụt xuống còn 75.000 tấn/năm.
Năm 1994 đạt 145.800 tấn, năm 1995 đạt 201.000 tấn, năm 1996 đạt 223.000 tấn
giấy và Carton tăng 3,5% với năm 1995, trong đó tổng công ty giấy Việt Nam đạt
113.500 tấn, khối địa phương và nước ngoài quốc doanh đạt xấp xỉ 110.000 tấn bằng
97% sản lượng giấy trung ương. Mục tiêu năm 1997 sản lượng toàn ngành là 228.000
tấn trong đó tổng công ty giấy là 138.000 tấn.
Trong năm 2006, Việt Nam sản xuất được 300 ngàn tấn bột giấy và 959 ngàn tấn
giấy, xuất khẩu ra nước ngoài 171 ngàn tấn giấy; công suất sản xuất bột năm 2006 là
355 ngàn tấn và công suất sản xuất giấy là 1.158 ngàn tấn; hiệu suất bột đạt 85%, hiệu
suất giấy đạt 83% và giấy loại là 38%; tiêu dùng giấy theo đầu người năm 2006 là
18,46 ngàn tấn.
Tháng 10 năm 2007 Việt Nam chính thức ra nhập WTO, mở cửa nền kinh tế, hòa
mình vào thị trường thế giới. Ngành giấy là một trong những ngành được chú trọng, đó
là thách thức cũng là cơ hội cho nghành giấy Việt Nam. Năm 2007 tổng nhu cầu vốn
đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án xây dựng mới và mở rộng nhà máy và triển khai
vùng nguyên liệu giấy của Tổng công ty lên tới hơn 1700 tỷ đồng (nguồn: báo CN
giấy số 178_10_2007). Năng lực sản xuất giấy năm 2007 đạt 1.341.000 tấn, tăng
15,8% so với năm 2006. Trong đó giấy lớp mặt chiếm 32%, giấy in viết chiếm
22,12%, giấy làm lớp sóng 20,88%. Năm 2007 nhập khẩu giấy tăng 8.861.730 tấn,
tăng 12,36% so với năm 2006. tiêu dùng Việt Nam năm 2007 dự kiến đạt 1.800.230
tấn, tăng 13,65% so với năm 2006. Tiêu dùng theo đầu người năm 2007 là 21 kg.
2.1.5 Những thách thức và cơ hội của ngành giấy Việt Nam quá trình hội nhập
 Cơ hội
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với lực lượng lao động dồi dào (hơn
80 triệu dân) và chi phí lao động thấp. Theo dự báo, mức tiêu thụ giấy bình quân đầu
8



người/năm của Việt Nam năm 2010 và 2020 ướt đạt 24,5 kg và 33,6 kg. Đây cũng là
cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài nước.
 Khó khăn
Ngành giấy Việt Nam là một trong những ngành được bảo hộ đầu tiên chịu áp lực
cạnh tranh lớn khi bước vào hội nhập. Thực tế cho thấy hơn một tuần sau khi áp dụng
mức thuế mới theo AFTA khoảng cách về giá giữa giấy nội và giấy ngoại đã kéo dài hơn.
Cụ thể là trong các mặt hàng giấy đang được sản xuất trong nước hiện nay, hai loại
giấy in và giấy viết từ nhiều năm nay luôn được bảo hộ với mức thuế nhập khẩu khá cao
50% làm cho giấy ngoại có chất lượng khá cao cũng khó có thể cạnh tranh. Tuy nhiên, về
sau mức thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống dần và đến giá trị bằng 0% thì cuộc cạnh tranh
giữa giấy nhập khẩu và giấy sản xuất trong nước sẽ càng trở nên khốc liệt.
Bất lợi trong cạnh tranh của các nhà máy giấy hiện nay là lâm vào tình trạng
thiếu bột giấy nghiêm trọng. Các nhà máy giấy phụ thuộc quá nhiều vào nguồn bột
giấy nhập khẩu. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu bình quân 130.000 - 150.000 tấn
bột giấy, trong khi đó, giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục.
Khó khăn lớn của ngành giấy Việt Nam là thiếu vốn. Tổng tài sản lưu động của
Tổng công ty giấy Việt Nam ướt đạt 1.600 tỷ đồng, trong khi đó, riêng nhu cầu về vốn
cho các dự án đầu tư mới đã lên đến 37.500 tỷ đồng. Thiếu vốn dẫn đến khó khăn
trong việc đầu tư các thiết bị, công nghệ hiện đại. Điều này dẫn đến chất lượng sản
phẩm và năng suất lao động thấp, hao phí nguyên nhiên vật liệu ở mức Cao.
Hầu hết hệ thống thiết bị và công nghệ của các cơ sở sản xuất giấy của Việt
Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, thậm chí có một số cơ sở sản
xuất nhỏ không có hệ thống xử lý nước thải.
2.2 Định hướng phát triển ngành giấy đến năm 2010
2.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu phát triển của ngành giấy Việt Nam đến năm 2010 là khai thác và phát
triển các nguồn lực sản xuất, đảm bảo 85-90% nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng
bước tham gia hội nhập khu vực. Đổi mới thiết bị và hiện dại hóa công nghệ, kết hợp
hài hòa giữa đầu tư xây dựng mới với đầu tư theo chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện

có, phát triển vùng nguyên liệu, cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất, xuất nhập khẩu ,
9


tăng sản lượng đảm bảo chất lượng và súc cạnh tranh của hàng hóa, góp phần tăng
trưởng kinh tế , thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.2.2 Giải pháp đầu tư
 Hạng mục đầu tư
Cần bám sát quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm
2010: đối với các nhà máy sản xuất bột giấy hải đầu tư khá lớn và chi phí cho khâu xử
lý môi trường phải ở mức cao, vì vậy định hướng xây dựng các nhà máy phải tập trung
sản xuất với quy mô lớn, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cần thiết (ở mức 200.000 đến
250.000 tấn và lớn hơn).Sản lượng giấy năm 2010 tăng lên 1,32 lần so với quy hoạch
theo quyết định số 160/1998 là 1.050.000 tấn/năm sẽ đạt ở mức 1.380.000 tấn/năm.
Đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghiệp, đầu tư chiều sâu và mở rộng hài hòa
với đầu tư xây dựng mới.
 Vốn đầu tư: nhà nước cần có chính sách ưu đãi về đầu tư cho công nghiệp giấy,
tạo môi trường hấp dẫn kêu gọi đầu tư nước ngoài vào nguyên liệu giấy và sản xuất
giấy tại Việt Nam.
 Đối vớc các dự án bột giấy trong nước, nhà nước cần tạo điều kiện để các thành
phần kinh tế khác nhau được sử dụng vốn tín dụng Nhà nước, vốn ODA để đầu tư
phát triển vùng nguyên liệu giấy. Và đồng thời nhà nước cần có chính sách bảo lãnh
cho các chủ đầu tư ngành công nghiệp giấy vay vốn nước ngoài thực hiện các dự án.
Tổng công suất thiết kế các nhà máy bột giấy đến 2010 đã được hoạch định tăng
lên 13,5% từ 1.015.000 tấn/năm lên 1.192.830 tấn/năm.
Tổng công suất các nhà máy giấy cũng tăng lên khá cao từ 1.050.000 tấn/năm
tăng lên 1.976.550 tấn/năm.
2.2.3 Giải pháp nguyên liệu cho ngành giấy
Cần phân loại các nhà máy sản xuất giấy thành hai dạng:
 Các nhà máy đang sản xuất cùng vở vùng nguyên liệu đã hình thành và ổn định

(ví dụ ở khu vực trung tâm Đông Nam Bộ).
 Các nhà máy mới xây dựng phải có vùng nguyên liệu quy hoạch rõ ràng và có
tính khả thi cao.

10


Ngoài ra nhà nước cần có các chính sách về quy hoạch vùng trồng nguyên liệu giấy
như thay thế một số rừng tự nhiên kém chất lượng bằng rừng trồng cây nguyên liệu
giấy. Nhà máy bột giấy Kon Tum có quy hoạch trồng rừng 120.000 ha bạch đàn, keo
tai tượng, thông, keo lai,…và rừng tự nhiên hỗ trợ (lồ ô, tre, nứa). Nhà máy giấy
Thanh Hóa 60.000 tấn/giấy và 50.000 tấn bột giấy có quy hoạch 65 – 70 ngàn ha rừng
trồng (luồng, tre, nứa).
Xây dựng một số nhà máy bột giấy ở khu vực khác như miền Trung, miền Đông
Nam bộ, gắn liền với vùng nguyên liệu giấy trong chương trình 5 triệu ha rừng của
chính phủ để cung cấp bột cho các nhà máy trong toàn quốc không có điều kiện phát
triển bột giấy (vì ô nhiễm môi trường).
Để đảm bảo cân bằng sinh thái giảm bớt rừng bị khai thác. Ngành công nghiệp
giấy cũng có phương án nhập giấy phế liệu về tái chế lại bột giấy đưa vào sản xuất
(công ty giấy Tân Mai, công ty giấy Việt Trì).
Ngoài ra khối công nghiệp giấy địa phương tận dụng giấy phế liệu, phế liệu trong
nông nghiệp như bã mía, rơm rạ tại địa phương.
2.2.4 Giải pháp về phát triển các nguyên, nhiên vật liệu khác
Đối với ngành công nghiệp giấy cần thiết một số nguyên, nhiên liệu, hầu hết có
nguồn cung cấp từ nước nhưng có những biến động khá mạnh như: Điện (nguồn điện
quốc gia đang có những căng thẳng về nguồn cung), xăng dầu (phụ thuộc vào mức giá
thế giới); hóa chất (thường tự sản xuất với quy trình khép kín); nước (nguồn nước chủ
yếu tự cung cấp nên một số nơi gặp khó khăn).
2.2.5 Giải pháp ô nhiễm môi trường
Phát triển công nghiệp giấy phải luôn gắn liền với việc chống ô nhiễm môi trường.

Các dự án mới đầu tư đều phải có thiết bị công nghệ xử lý môi trường. Các nhà máy cũ cần
tìm biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bằng cách đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất
thải rắn,…Trường hợp đầu tư không hiệu quả thì ngừng sản xuất bộ phận gây ô nhiễm nặng
(Việt Trì bỏ nấu bôt giấy, Đồng Nai đã lắp hệ thống thu hồi kiềm và xử lý nước thải).
2.2.6 Một số chính sách hỗ trợ về tài chính cho ngành giấy:
Chính sách thuế, giá ( đặc biệt là thuế VAT nên giảm xuống mức thấp nhất dưới
mức 5%).Các chính sách khác như đầu tư phát triển khu công nghiệp và đào tạo nhân
lực cho nghành giấy.
11


Bảng 2.3: Danh mục dự án đầu tư vừa và lớn tại Việt nam đến 2010 (theo vietbao.com)
Bột, tấn/năm

Giấy tấn/năm

I. Đang triển khai (từ 2008 –2010)

512.000

270.000

Nhà máy bột giấy An Hoà - Tuyên Quang

130.000

-

Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hoá


50.000

60.000

Nhà máy Bột Giấy Phương Nam – Long An

100.000

-

Nhà máy Bột giấy Quảng Nam

100.000

-

Công ty Giấy Chánh Dương

100.000

100.000

Khác (nhỏ)

32.000

110.000

II. Đã được cấp phép ( từ 2009 –2011)


370.000

750.000

MR Bãi Bằng giai đoạn 2 – Phú Thọ

250.000

-

Nhà máy giấy bao bì VinaKraft – Bình Dương

-

220.000

Nhà máy bột giấy Lee & Man - Hậu Giang

150.000

350.000

Nhà máy giấy bao bì An Bình – Vũng Tàu

-

150.000

III. Đang lập Dự án (từ 2010 –2015)


1.100.000

760.000

Tập đoàn Sozitz (Nhật bản) – Đà Nẵng

600.000

-

Công ty CP Giấy Sài Gòn – Bà Rịa & Hưng Yên

-

400.000

Nhà máy Bột Giấy Nghệ An - Nghệ An

100.000

-

Nhà máy Bột Giấy Bình Định

130.000

-

Nhà máy Bột Giấy & Giấy Đắk lắc


200.000

250.000

Nhà máy bao bì Vĩnh Phúc – TP HCM

-

60.000

Nhá máy Giấy & bột giấy Phú Giang – Bắc Ninh

50.000

50.000

Dự kiến cuối năm 2008 có một số dự án đi vào hoạt đọng như: nhà máy bột giấy
Phương Nam, tỉnh Long An; nhà máy giấy bao bì VinaKraft – Bình Dương.
Năm 2009 sẽ đi vào hoạt động là một số nhà máy: nhà máy giấy Tissue Diana –
KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh; Công ty Pulppy Corelex – KCN Phố Nối A – Hưng Yên.

12


2.3 Công nghệ tái chế
2.3.1 Sự ra đời của công nghệ tái chế và thu gom giấy loại
Công nghệ tái chế (CNTC) vừa là công cụ phát triển kinh tế, vừa là công cụ bảo
vệ môi trường. Việc thu gom, tận dụng, tái chế và làm giảm lượng rác thải là hành
động thiết thực nâng cao đời sống cho cộng đồng. Một khi được hướng dẫn thu gom
phân lọai cẩn thận và có kỹ thuật, cũng như được nâng cao giá trị trong nhận thức của

mọi người, thì những vật liệu phế thải có thể trở thành một nguồn lực kinh tế mạnh
cho Quốc gia, đem lại nhiều việc làm cùng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp
trong ngành tái chế.
Việc phân loại, làm sạch, đóng bành… còn mang lại giá trị cộng thêm cho những
vật liệu phế thải. Mỗi một công đoạn tái chế sẽ giúp địa phương có nhiều công ăn việc
làm hơn, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh trên việc cung cấp nguyên-nhiên vật liệu và
dịch vụ, khiến đồng vốn xoay vòng nhiều hơn trong nền kinh tế thông qua chi trả
thanh toán và đóng thuế…
Bảng 2.4: Cơ hội việc làm của công nghệ tái chế
Loại hình hoạt động

Công việc /10.000 tấn mỗi năm

Tái sử dụng sản phẩm
Máy vi tính

296

Sản phẩm dệt may

85

Sửa chữa đồ gỗ

28

Sản xuất sử dụng nguyên liệu tái chế

25


Các nhà máy giấy

18

Các nhà sản xuất thủy tinh

26

Các nhà sản xuất đồ nhựa

93

Sản xuất sử dụng vật liệu truyền thống

10

Chế biến phân bón

4

Chôn lấp và thiêu hủy rác

1

(Nguồn: Viện Phát triển Nguồn lực Địa phương, ILSR, Washington, DC, 1997, dựa
trên số liệu phỏng vấn thu thập được trên toàn nước Mỹ)

13



Riêng ngành giấy, khi sử dụng phế liệu được phân loại và tái chế sẽ hạn chế khai
thác rừng, tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, giúp bảo vệ môi
trường sống của cộng đồng, bớt đi những thiên tai do sự phá hủy của con người gây nên.

Bảng 2.5: Giá giấy loại trên thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á cuối tháng 8/2007
(Tạp chí công nghiệp giấy số 177_tháng 9/2007)

Cuối tháng

Cuối tháng

Cuối tháng

08/2005

8/2007

8/2006

- Cactong hòm hộp cũ OCC

195-205

195-205

150-160

- Lề kraft 2 mặt

245-250


245-250

175-185

- Giấy in báo cũ

185-195

185-195

130-135

- Giấy loại hỗn hợp

175-180

175-180

115-120

- Lề trắng ngắn

330-340

330-340

310-320

- Lề trắng cứng


520-540

520-540

460-480

- Carton hòm hộp cũ OCC

175-185

175-180

127-137

- Giấy in báo cũ

180-190

180-185

115-125

- Giấy loại hỗn hợp

170-175

165-170

105-110


- Carton hòm hộp cũ OCC

180-185

175-180

140-145

- Giấy in báo cũ

190-195

190-192

128-133

- Giấy loại hỗn hợp

180-185

175-180

115-120

Chủng loại

Giấy loại Mỹ

Giấy loại Châu Âu


Giấy loại Nhật Bản

Ghi chú: Tại cảng TrungQuốc và Đông Nam Á, USD/tấn.

14


×