BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG CỦA HUYỀN PHÙ BỘT GIẤY KHI LÊN
MÁY XEO TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN
Họ và tên sinh viên : VÕ THỊ ANH MINH
Ngành : CÔNG NGHỆ GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khoá : 2004– 2008
Tháng 02/2009
KHẢO SÁT YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG CỦA HUYỀN PHÙ BỘT GIẤY KHI LÊN
MÁY XEO TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN
Tác giả
VÕ THỊ ANH MINH
Khóa luận được đệ trình đề đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
công nghệ giấy và bột giấy
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Văn Bang
Tháng 02/ 2009
i
LỜI CẢM ƠN
▪ Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô trường đại học
Nông Lâm đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn của khoa Lâm Nghiệp đã tận
tâm truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo
học tại trường.
▪ Tôi xin cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Bang là giáo viên hướng dẫn
tôi đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
▪ Tôi xin gởi lời cám ơn đến ban lãnh đạo nhà máy giấy Bình An đã tạo điều kiện
cho tôi có cơ hội được thực tập tại nhà máy. Đặc biệt cám ơn đến các anh chị,
cô chú tại các phân xưởng giấy đã tận tình giải đáp những thắc mắc của tôi
trong suốt thời gian tôi thực tập tại nhà máy.
▪ Cuối cùng tôi cũng có lời cảm ơn đến tập thể lớp DH04GB đã đóng góp những
ý kiến bổ ích giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát yêu cầu kỹ thuật cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng
của huyền phù bột giấy trước khi lên máy xeo tại nhà máy giấy Bình An” được
tiến hành tại nhà máy giấy Bình An từ ngày 01/10/2008 đến 31/12/2008. Đề tài
được tiến hành bằng cách khảo sát, thu thập và xử lý số liệu.
Trong suốt thời gian thực tập tại nhà máy, tôi đã đi vào tìm hiểu công đoạn
chuẩn bị bột từ nghiền thủy lực cho đến khi bột giấy được đưa lên máy xeo, đặc
biệt tôi đã tìm hiểu các tính chất của huyền phù bột, các yếu tố ảnh hưởng đến
tính chất của huyền phù và từ đó hiểu rõ sự ảnh hưởng của huyền phù như thế
nào đến tính chất của tờ giấy. Qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
của huyền phù, cải thiện chất lượng giấy.
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Cảm tạ..............................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu và mục đích đề tài ......................................................................................1
1.3 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN .............................................................................................3
2.1 Tổng quan về ngành giấy ..........................................................................................3
2.1.1 Tình hình thế giới ................................................................................................3
2.1.2 Tình hình trong nước ...........................................................................................4
2.2 Giới thiệu về nhà máy giấy Bình An.........................................................................4
2.2.1 Lịch sử phát triển .................................................................................................4
2.2.2 Tình hình sản xuất tại nhà máy............................................................................5
2.2.3 Các loại sản phẩm của nhà máy...........................................................................5
2.2.4 Tiêu chuẩn của giấy viết và giấy in báo ..............................................................6
2.3 Tổng quan về quy trình chuẩn bị bột.......................................................................10
2.3.1 Nguồn nguyên liệu - Chất lượng và phân loại...................................................10
2.3.2 Vai trò của các loại hoá chất..............................................................................11
2.3.3 Tỷ lệ phối chế nguyên liệu và hóa chất .............................................................13
2.4 Giới thiệu máy móc thiết bị trong công nghệ chuẩn bị bột của máy M4 tại phân
xưởng 2 .......................................................................................................................17
2.4.1 Bể nghiền thủy lực............................................................................................17
iv
2.4.2 Máy đánh tơi ......................................................................................................17
2.4.3 Máy nghiền đĩa ..................................................................................................18
2.4.4 Bể phối trộn .......................................................................................................19
2.4.5 Bể đầu máy ........................................................................................................19
2.4.6 Bể chứa ..............................................................................................................19
2.4.7 Hòm điều tiết .....................................................................................................19
2.4.8 Bơm quạt............................................................................................................19
2.4.9 Lọc cát nồng độ cao...........................................................................................20
2.4.10 Lọc cát nồng độ thấp........................................................................................20
2.4.11 Sàng áp lực.......................................................................................................21
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................22
3.1 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................22
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................22
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................23
4.1 Quy trình chuẩn bị bột giấy .....................................................................................23
4.1.1 Sơ đồ khối quy trình chuẩn bị bột......................................................................23
4.1.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ chuẩn bị bột .............................................23
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến huyền phù bột và ảnh hưởng của huyền phù bột đến
tính chất của tờ giấy....................................................................................................26
4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến huyền phù bột giấy .................................................26
Yêu cầu về độ nghiền.......................................................................................26
Áp lực nghiền...................................................................................................27
Cường độ nghiền..............................................................................................27
Thời gian nghiền ..............................................................................................27
Nồng độ bột khi nghiền....................................................................................27
Nhiệt độ trong quá trình nghiền .......................................................................28
Độ pH của huyền phù bột ................................................................................28
Ảnh hưởng của nước sử dụng ..........................................................................28
Chủng loại nguyên liệu và thời gian bảo quản bột ..........................................28
Ảnh hưởng của quá trình gia keo.....................................................................29
Ảnh hưởng của chất độn và các chất phụ gia khác..........................................29
v
Ảnh hưởng của máy móc và thiết bị ................................................................30
Kỹ thuật vận hành ............................................................................................31
4.2.2 Ảnh hưởng của huyền phù bột đến tính chất tờ giấy.........................................31
Độ bền cơ lý của giấy ......................................................................................31
Tính biến dạng của giấy...................................................................................32
Tính hút mực in................................................................................................34
Tính quang học của giấy ..................................................................................34
4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng huyền phù bột giấy ..................................36
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................37
5.1 Kết luận....................................................................................................................37
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTMP:
Bột hóa nhiệt cơ.
LBKP :
Bột hóa tẩy trắng bằng phương pháp kraft đối với gỗ lá rộng – sớ ngắn.
NBKP:
Bột hóa tẩy trắng bằng phương pháp kraft đới với gỗ lá kim – sớ dài.
DIP :
Bột giấy đã được khử mực.
OCC :
Giấy cactông, hòm hộp cũ.
TG
:
Tấn giấy.
TB
:
Tấn bột.
KTĐ :
Khô tuyệt đối.
SR
Độ nghiền.
:
AKD :
Keo Alkyl Keten Dimer.
MC :
Bể đầu máy (Machine Chest).
DAF :
Hệ thống tuyển nổi.
Blendchest: Bể phối trộn.
Levelbox:
Hòm điều tiết.
OBA :
Chất cảm quang (Optical Brightness Agent).
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật cho giấy viết.......... ........................................... ........ 7
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn kỹ thuật cho giấy in báo 670ISO. ..................................................... 8
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn kỹ thuật cho giấy in.......................................................................... 9
Bảng 2.4: Công thức phối chế bột và hoá chất.................................................................. 13
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp lượng dùng các hóa chất cho giấy viết độ trắng 900ISO......... .14
Bảng 2.6: Tỷ lệ phối chế bột của hai loại giấy có cùng định lượng khác độ trắng. .......... 14
Bảng 2.7: Tỷ lệ nguyên liệu và hoá chất cho giấy IB60N-48g/m2.................................... 15
Bảng 2.8: Tỷ lệ sử dụng hoá chất. ..................................................................................... 16
viii
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Sự tiến bộ khoa học kĩ thuật cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
công nghiệp, đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó
ngành công nghiệp giấy không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên ngành giấy ở nước
ta vẫn còn non trẻ, chưa có quy mô và tầm vóc tương ứng với tiềm năng và thị
trường hiện có.
Mặc dù, các phương tiện tin học trong thông tin và lưu trữ phát triển mạnh,
nhưng giấy vẫn luôn là một sản phẩm không thể thay thế được trong hoạt động
giáo dục, in ấn, báo chí, văn học, hội họa…Qua đó, để đáp ứng được nhu cầu sử
dụng ngày càng cao của con người đối với các sản phẩm giấy, nhà máy giấy Bình
An đã cho ra đời nhiều sản phẩm như giấy in, giấy viết, giấy in báo. Không chỉ
đáp ứng về số lượng mà còn phải chú trọng đến chất lượng, vì vậy với nội dung
của đề tài này tôi nghiên cứu về chất lượng của huyền phù bột giấy, các yêu cầu
kỹ thuật của huyền phù trước khi lên máy xeo và những giải pháp để nâng cao
chất lượng huyền phù để đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức cao.
1.2 Mục tiêu và mục đích đề tài:
Tìm hiểu các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của huyền phù bột giấy trước khi lên máy
xeo và các ảnh hưởng của nó đến tính chất của tờ giấy như thế nào.
Tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng huyền phù bột giấy nhằm làm tốt hơn
chất lượng tờ giấy.
SVTH: Võ Thị Anh Minh
1
GVHD: Nguyễn Văn Bang
1.3 Giới hạn đề tài:
Nội dung đề tài được tìm hiểu tại nhà máy giấy Bình An, cụ thể là tại phân xưởng
máy giấy 2.
Các số liệu được thu thập từ bộ phận kỹ thuật của nhà máy.
* Giới hạn của đề tài chỉ khảo sát tính chất của huyền phù bột từ đó nói lên ảnh
hưởng của nó đến tính chất tờ giấy chứ không đi sâu vào tìm hiểu về các quy
trình sản xuất từ khâu chuẩn bị bột đến công đoạn thành phẩm.
SVTH: Võ Thị Anh Minh
2
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về ngành giấy:
2.1.1 Tình hình thế giới:
Kể từ khi ông Sài Luân (người Trung Quốc) khám phá ra cách làm giấy khoảng
200 năm trước Công Nguyên thì đã có những cải cách trong nghề làm giấy nhưng
không nhiều trong suốt gần 2000 năm qua. Cho đến những năm của thập niên
1950 và tiếp theo là 1990, công nghiệp giấy đã chứng kiến những sự phát triển về
khoa học công nghệ rất ngoạn mục, hết sức phong phú, đa dạng, đầu tiên là ở Bắc
Mỹ sau đó là Bắc Âu. Những thay đổi về công nghệ của nó không chỉ trong sản
xuất bột giấy và giấy mà còn ở việc tạo ra nhiều chủng loại mặt hàng sản phẩm
với nhiều phẩm chất hết sức ưu việt.
Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20 thì công nghệ nấu sunfat và sunfit được phát triển
thêm nữa.
Một cải cách kỳ diệu về hệ thống ép vào những năm cuối của thế kỷ 20 là việc
mở rộng tuyến nip ép (Wide Nip Press). Ngoài ra còn có một phát minh không
kém phần quan trọng là việc ứng dụng của công nghệ kiềm tính trong gia keo
giấy.
Với những thay đổi to lớn đó thì hiện nay ngành giấy trên thế giới đã có nhiều
bước tăng trưởng vượt bậc. Sản xuất giấy và bìa trên thế giới tiếp tục tăng trong
năm 2006 và đạt 382 triệu tấn (năm 2005 là 366 triệu tấn). Sản xuất bột năm 2006
đạt 192 triệu tấn tăng 1,9% so với 2005 (gần 189 triệu tấn). Dự đoán đến năm
2010, cả thế giới sẽ sản xuất đến 400 triệu tấn giấy.
Hiện nay, các quốc gia đứng đầu trong sản xuất giấy trên thế giới là Mỹ, Canada,
sau đó là Trung Quốc và Nhật.
SVTH: Võ Thị Anh Minh
3
GVHD: Nguyễn Văn Bang
2.1.2 Tình hình trong nước:
Từ 1999 đến nay thì các doanh nghiệp giấy quốc doanh lần lượt cổ phần hóa và
ngày càng mở rộng quy mô sản xuất.
Theo báo cáo của Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam trong năm 2005 sản xuất
giấy in và giấy viết trong nước đã đáp ứng được 89,29% nhu cầu tiêu dùng.
Trong năm 2006, Việt Nam sản xuất được 300 ngàn tấn bột giấy và 959 ngàn tấn
giấy. Xuất khẩu ra nước ngoài 171 ngàn tấn giấy. Công suất sản xuất bột năm
2006 là 355 ngàn tấn và công suất sản xuất giấy là 1,2 triệu tấn. Hiệu suất bột đạt
85%, hiệu suất giấy đạt 83% và giấy loại là 38%.
Tính đến cuối năm 2006, ngành giấy trong nước có tốc độ tăng trưởng hàng năm
khoảng 15-16%, đưa công suất từ vài trăm ngàn tấn/năm lên hơn 1 triệu tấn/năm.
Hiệp hội giấy Việt Nam dự báo đến năm 2010 nhu cầu về giấy trong nước là
khoảng 1,98 triệu tấn/năm, trong đó có 1,15 triệu tấn giấy bao bì, 385 ngàn tấn
giấy in, viết, 120 ngàn tấn giấy báo và 325 ngàn tấn giấy loại khác.
2.2 Giới thiệu về nhà máy giấy Bình An:
2.2.1 Lịch sử phát triển:
Nhà máy giấy Bình An đóng tại xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Nhà máy giấy Bình An được thành lập từ những năm 60. Từ sau năm 1975 nhà
máy đã có những thành tựu đáng kể trong việc cải tiến công nghệ cho phù hợp
với từng sản phẩm, sản xuất đa dạng với đủ các loại mặt hàng như giấy in, giấy
viết, giấy photocopy, giấy pelure, giấy bao gói các loại. Đặc biệt vào năm 2000,
cùng với sự tồn tại vững chắc và đang ngày một phát triển nhà máy đã có sự phấn
đấu lớn trong việc nhập dây chuyền giấy tráng phấn hiện đại với công suất
45.000tấn/năm.
Năm 2007 sáp nhập với Công ty cổ phần giấy Tân Mai. Hiện nay nhà máy giấy
Bình An là doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Công ty cổ phần giấy Tân Mai.
2.2.2 Tình hình sản xuất tại nhà máy:
Hiện tại nhà máy có 4 máy giấy và được chia thành 2 phân xưởng giấy:
- Phân xưởng giấy 1: gồm 3 máy giấy
* Máy 1 và 2: Máy xeo tròn 2 lô lưới.
Tốc độ máy: 65 – 70 m/phút.
SVTH: Võ Thị Anh Minh
4
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Khổ giấy: 1m67.
Công suất: 7 – 12 tấn/ngày.
* Máy 4: Máy xeo dài.
Tốc độ máy: 120 – 130 m/phút.
Khổ giấy: 1m72.
Công suất: 23 tấn/ngày.
- Phân xưởng giấy 2: có một máy giấy xeo lưới dài.
Tốc độ máy: 420 – 430 m/phút.
Khổ giấy: 2m68.
Công suất: 70 – 90 tấn/ngày.
Sản xuất các loại giấy như: IB60-48g/m2, IB80-60g/m2, GI86-58g/m2, GI8652g/m2, GV86-58g/m2 …
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là bột hóa được nhập từ các nước
Indonexia, Newzealand, Brazil, Germany, Finland…Và nguồn bột hoá nhiệt cơ
(CTMP), bột giấy tái chế (DIP) nhập từ nhà máy giấy Tân Mai.
Hoá chất phụ gia gồm các loại sau: chất độn CaCO3, tinh bột, chất gia keo bề
mặt, keo AKD, chất bảo lưu, chất khử bọt, chất tăng trắng (OBA), hầu hết được
mua ở những công ty trong nước.
2.2.3 Các loại sản phẩm của nhà máy:
Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy hiện nay là:
Giấy in báo IB60-48g/m2, IB80-60g/m2…
Giấy in GI86-58g/m2, GI86-52g/m2…
Giấy viết GV86-58g/m2…
2.2.4 Tiêu chuẩn của giấy viết và giấy in báo:
♦ Tiêu chuẩn kỹ thuật của giấy viết, giấy in báo và giấy in được trình bày ở các Bảng
2.1, 2.2 v à 2.3 bên dưới.
♦ Tiêu chuẩn đóng gói cho giấy in báo:
▪ Quy cách và kích thước giấy dạng cuộn:
- Khổ cuộn 420mm, 650mm, 700mm, 790mm, 840mm, 1060mm, 1300mm với
sai số cho phép ± 2mm.
Hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
SVTH: Võ Thị Anh Minh
5
GVHD: Nguyễn Văn Bang
- Đường kính cuộn 100 ± 1cm.
▪ Quy cách và kích thước giấy dạng ram:
- Chiều dài hoặc chiều rộng nhỏ hơn 400 ± 1mm.
- Chiều dài và chiều rộng bằng và lớn hơn 400; ± 2mm.
Hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
♦ Tiêu chuẩn đóng gói giấy viết:
▪ Quy cách và kích thước giấy dạng cuộn:
- Khổ cuộn 650mm, 700mm, 790mm, 840mm, 1300mm với sai số cho phép
± 2mm.
Hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
- Đường kính cuộn 100 ± 1cm.
▪ Quy cách và kích thước giấy dạng ram:
- Chiều dài hoặc chiều rộng nhỏ hơn 400 ± 1mm.
- Chiều dài và chiều rộng bằng và lớn hơn 400; ± 2mm.
Hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
SVTH: Võ Thị Anh Minh
6
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Bảng 2.1:
Tiêu chuẩn kỹ thuật giấy viết
Giá trị
STT
Tính chất
Đơn vị
2
GV80
58
GV82
≥70
1
Định lượng
g/m
2
3
Độ hút nước , Cobb60
Độ lem
g/m2, max
25
Không lem
4
Độ nhám Bendtsen
(mặt nhám hơn)
ml/ph, max
350
5
Chỉ số bền xé
Dọc
Ngang
mN.m2/g, min
4,2
4,6
6
Độ trắng %ISO
7
8
Chiều dài đứt
Dọc
Ngang
Độ đục
%ISO, min
3800
1800
88
9
Độ tro
%, min
10
10
Tỷ trọng
kg/m3, min
700
11
Độ dày
µm, min
SVTH: Võ Thị Anh Minh
75 ± 1
m, min
7
72
80 ± 1
85
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Bảng 2.2:
Tiêu chuẩn kỹ thuật giấy in báo 670ISO
STT
Tính chất
Loại 1
Loại 2 Loại 3
1
Định lượng (g/m2)
45±1
50±1
60±1
2
Độ bền xé theo chiều ngang
24
30
30
63
68
80
(gf, min)
3
Độ dày (µm, min)
4
Độ hút nước cobb (g/m2, max)
100
5
Độ trắng ISO (%)
66±1
6
Độ nhám bendtsen (ml/phút,
350
max)
7
8
Chỉ số bền xé (mN.m2/g, min)
Dọc
4,2
Ngang
4,6
Chiều dài đứt (m, min)
Dọc
4.200
Ngang
2.000
9
Tỷ trọng (kg/m3, min)
650
10
Độ đục (%, min)
88
11
Độ bền bề mặt, chỉ số nén (min)
0,9
12
Độ tro (%, min)
5.0
SVTH: Võ Thị Anh Minh
8
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Bảng 2.3:
Tiêu chuẩn kỹ thuật giấy in.
Giá trị
STT
Tính chất
Đơn vị
2
1
Định lượng
g/m
2
Độ hút nước , Cobb60
g/m2, max
3
Độ lem
4
Độ nhám Bendtsen
(mặt nhám hơn)
5
Chỉ số bền xé
Dọc
Ngang
GI80
≥58
GI82
≥70
35
Không lem
ml/ph, max
350
mN.m2/g, min
4,2
4,6
6
Độ trắng %ISO
7
Chiều dài đứt
Dọc
Ngang
m, min
4000
1500
8
Độ đục
%ISO, min
88
9
Độ tro
%, min
10
10
Tỷ trọng
kg/m3, min
700
11
Độ dày
µm, min
SVTH: Võ Thị Anh Minh
75 ± 1
9
72
85
GVHD: Nguyễn Văn Bang
2.3 Tổng quan về quy trình chuẩn bị bột:
2.3.1 Nguồn nguyên liệu - Chất lượng và phân loại:
Bột hoá nhiệt cơ CTMP70/TM (chemi–thermo mechanical pulp, độ trắng 70 sản
xuất tại Tân Mai): Là loại bột được sản xuất bằng cách xử lý dăm mảnh bằng hóa
chất, xông hơi nóng hoặc nấu sơ bộ rồi nghiền dăm mảnh trong máy nghiền đĩa
để tạo bột giấy.
Ưu điểm: Độ đục cao, khả năng bắt mực in tốt, tăng độ xốp, hiệu suất
cao do vậy giấy được làm từ CTMP có giá thành rẻ, thích hợp để sản xuất
các loại giấy: giấy in báo, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy bao bì carton.
Nhược điểm: Độ bền cơ lý thấp, không tăng độ bền cơ lý trong quá trình nghiền tinh để
sản xuất giấy, để lâu mau bị ngả vàng.
Bột hóa LBKP90 (Bột tẩy trắng bằng phương pháp Kraft đối với gỗ lá
rộng-sớ ngắn, nhập ngoại): Là loại bột được sản xuất bằng cách nấu gỗ
hay một số loại thực vật với dung dịch kiềm gồm NaOH và Na2S ở nhiệt
độ cao, được tẩy trắng.
Ưu điểm: Dễ thoát nước trên tất cả các vùng của máy xeo hơn hẳn bột từ lá kim. Giấy
có chứa bột hoá từ gỗ lá rộng thì có nhiều lỗ hỏng rất nhỏ và mịn, làm tăng khả năng bắt
mực in của giấy, giảm sự biến dạng của giấy khi ướt, giảm sự khác nhau giữa hai bề mặt
của giấy làm cho cấu trúc của giấy đều hơn. Tấm giấy ít bị quăn hơn do lực căng bề mặt
của giấy giảm.
Nhược điểm: giấy chứa quá nhiều loại bột hoá này sẽ làm tăng độ bụi của giấy.
Bột hoá NBKP90 (Bột tẩy trắng bằng phương pháp kraft đối với gỗ lá kimsớ dài, nhập ngoại): Bột gỗ lá kim sản xuất bằng phương pháp Kraft tẩy
trắng 90 % ISO.
Ưu điểm: Do xơ sợi ít bị tổn thương trong quá trình nấu, thành tế bào
dày hơn hẳn so với bột kraft từ gỗ lá rộng nên bột gỗ này cho xơ sợi
xenlulo có độ dài lớn và chất lượng cao, độ bền cơ lý cao nhất
Nhược điểm: Do xơ sợi dài nên trong quá trình xeo giấy dễ bị kết bông
tạo nên đám mây vì vậy phải phối trộn bột sớ ngắn vào bột sớ dài để bột
được phân phối đều khi xeo. Bột sớ ngắn sẽ lấp đầy các khoảng trống giữa
các sớ dài.
SVTH: Võ Thị Anh Minh
10
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Bột DIP60/TM: Là loại bột được sản xuất tại Tân Mai, bằng cách tái sinh giấy thu
hồi từ giấy lề, giấy hỏng, giấy bao bì, giấy văn phòng chưa in hoặc đã in…
Khi dùng bột DIP thì hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất cao. Vì bột
DIP lấy từ trong nước nên quá trình vận chuyển dễ dàng và đảm bảo được
nguồn nguyên liệu.
2.3.2 Vai trò của các loại hoá chất:
Chất tăng trắng OBA:
Mục đích: OBA hấp thụ tia tử ngoại và phản xả lại ánh sáng hơi xanh làm tăng
độ trắng cho giấy và giảm sắc vàng của nhiều loại bột được tẩy ở mức độ vừa
phải.
Các loại màu sử dụng:
Màu tím: Cartazin Violet RN.
Màu xanh: Cartaren blue AN F-CN.
Mục đích: làm tăng độ trắng cho giấy.
Bột talc:
Mục đích: được sử dụng làm chất hấp thụ các tạp chất kỵ nước hạt nhựa cây
lẫn lộn trong bột. Khi sử dụng bột talc để gây hiện tượng sủi bọt do tính kỵ
nước của nó.
Chất độn CaCO3 :
Mục đích: sử dụng làm chất độn nội bộ, lấp đầy các khoảng trống giữa các xơ
sợi bột làm tăng độ trắng, độ đục, độ nhẵn cho giấy và giảm chi phí do giá
thành CaCO3 rẻ hơn xơ sợi.
PK435:
Nồng độ: 0,2 %.
Mục đích: Làm chất bảo lưu chính, làm tăng độ bảo lưu của các xơ sợi mịn, các
hạt chất độn, các hạt keo chống thấm trong tờ giấy.
NP882:
Mục đích: Trợ bảo lưu, trợ tạo hình. Chất trợ bảo lưu phần ướt cực tốt đối với
sợi mịn, bảo lưu CaCO3 trong phối chế làm giấy. Giúp điều khiển phần ướt ổn
định nhằm cải thiện độ đồng đều và các tính chất giấy.
SVTH: Võ Thị Anh Minh
11
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Keo AKD (Alkyl Kenten Dimer)
Mục đích: Truyền cho giấy tính không thấm nước và không bị nhòe khi gặp
mực viết gốc nước.
Anti Dus 302: cũng được cho vào tại thùng điều tiết như keo AKD, dùng để
thay thế cho keo AKD, có tác dụng tương tự như keo AKD.
Tinh bột cation:
Nồng độ: 2%.
Công dụng:
Tăng độ bảo lưu các xơ sợi ngắn, chất độn, hóa chất phụ gia, cải thiện lực
liên kết giữa xơ sợi và chất độn.
Tăng độ bền cơ lý của tờ giấy (độ chịu kéo, độ chịu xé, độ bục,..) tăng độ
hồ, cải thiện độ thoát nước.
Cải thiện sự tạo hình tờ giấy: mặt giấy không bị bong, láng mịn.
Tiết kiệm được lượng keo chính cần dùng.
Tinh bột anion:
Nồng độ 10%.
Mục đích: Gia keo bề mặt cho giấy (ép keo), tăng độ nhẵn, độ láng, độ bóng,
độ đục của giấy, tăng độ bền bề mặt giấy, không bị xơ tróc… Tinh bột anion
có độ nhớt thấp hơn cation nên sử dụng ép keo giảm được hiện tượng đứt
giấy.
Chất tăng bền ướt: (Wet strength HP330C)
Là loại hóa chất cho vào bột giấy nhằm làm cho giấy vẫn giữ được độ bền
cơ lý tương đối khi gặp nước. Nó có tác dụng tạo ra những liên kết giữa xơ
sợi mà những liên kết này không bị phân hủy khi gặp nước.
Chất phá bọt: (Defoamer)
PW 7300 là một tác nhân phá bọt cho quá trình sản xuất giấy và bột giấy. Nó
rất hiệu quả trong việc loại bỏ bọt khí và bong bóng trong bột giấy. Vì vậy nó
là sản phẩm tốt trong việc ức chế bong bóng. Cũng như loại nhũ tương
alcohol có hàm lượng chất béo cao, nó có thể được dùng ở nhiệt độ mở rộng.
SVTH: Võ Thị Anh Minh
12
GVHD: Nguyễn Văn Bang
2.3.3 Tỷ lệ phối chế nguyên liệu và hoá chất:
Bảng 2.4:
Công thức phối chế bột và hoá chất.
Công thức bột
Bột Softwood
Bột Hardwood
Bột giấy đứt
Tên hoá chất
Tỉ lệ (%)
10-20
Nồng độ nghiền (%)
3,0-3,5
Độ nghiền (0SR)
60-62
Tỉ lệ (%)
80-90
Nồng độ nghiền (%)
4,0-4,2
Độ nghiền (0SR)
57-58
Tỉ lệ (%)
25
Nồng độ nghiền (%)
3,5-4,0
Độ nghiền (0SR)
60±2
Hoá chất gia nội bộ
Ép keo (Sizepress)
Tinh bột
kg/TG
10,0
7,5
Màu (xanh, tím)
g/TB
0,9
0,76
Cảm quang
kg/TB
2,3
AKD
kg/TG
5,0
Tăng độ bền ướt
kg/TG
4,0-8,0
Trợ bảo lưu 1
kg/TG
0,25-0,3
Trợ bảo lưu 2
kg/TG
1,7-2,0
Chất phá bọt
kg/TG
0,2-0,3
0,2
Chất diệt khuẩn
kg/TG
0,05-0,06
0,15
SVTH: Võ Thị Anh Minh
13
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Bảng 2.5:
Bảng tổng hợp lượng dùng các hóa chất cho giấy viết độ trắng 900ISO.
Kết quả khảo sát
(kg/TB-KTĐ)
166
STT
1
Loại hóa chất
CaCO3
Định mức
(kg/TB-KTĐ )
180
2
AKD
13
12,4
3
pK435
0,25
0,19
4
NP882
2,5
1,96
5
OBA
2,5
1,9
Trước sàng áp
lực
Sau sàng áp
lực
Hồ quậy
6
10
8,48
Bể máy
7
Tinh bột
cation
Màu tím
0,12
0,097
Hồ quậy
8
Màu xanh
0,08
0.058
Hồ quậy
Điểm cho
Trước sàng áp
lực
Hòm điều tiết
Bảng 2.6:
Tỷ lệ phối chế bột của hai loại giấy có cùng định lượng khác độ trắng.
Giấy viết 82oISO
Giấy viết 90oISO
Loại giấy
định lượng 80 g/m2
định lượng 80 g/m2
LBKP90/Indo
28%
75%
LBKP84/T/Indo
10,5%
-
NBKP90/Canada
18,5%
15%
CTMP70/TM
35%
10%
SVTH: Võ Thị Anh Minh
14
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Bảng 2.7:
Tỷ lệ nguyên liệu và hoá chất cho giấy IB60N-48g/m2.
STT
Bột
Tỷ lệ % sử dụng
1
DIP60/Ger
20
2
CTMP70/TM keo lai
35
3
CTMP70/TM thông
15
4
OCC
10
5
NBKP 90/USA
10
6
BCTMP80/NZL
10
Tuyến nghiền
1
2
1
101T-103
101T-203
Phụ liệu
Talc
80-85
15-20
Mức dùng (kg/tấn)
20
Nồng độ
Độ nghiền
(%)
(0SR)
4
55-65
4
50-55
Điểm cho
Hồ quậy
1
1,5
0,25
0,1
Theo quy định
Bể đầu máy
Bể tuyển nổi
Trước sàng
Bể tuyển nổi
Bể phối trộn
Phối chế (%)
2
Alum (PAC)
3
PL-1510
4
KBX 391
5
6
0,35
0,12
Hồ lưới
Hồ quậy 001
7
Defoamer
Cartazin Violet RN
1.5%
Cartazin Violet RN 10%
0,08
Bơm tinh chỉnh
8
9
Anti Dust 302
Wet strength HP 330C
4
2
Hòm điều tiết
Bể đầu máy
SVTH: Võ Thị Anh Minh
15
GVHD: Nguyễn Văn Bang
Bảng 2.8:
Tỷ lệ sử dụng hoá chất.
Mức dùng
(Kg/Tấn)
GV
CaCO3 (GCC)
AKD
GI
172
Điểm cho
Trước sàng
12 - 14
7
Level box
PK 435
0,17
trước sàng
NP 882
2
Sau sàng
LecophorAP (U)
2 lít
NP882
0,1
Hố lưới
7300 (phá bọt)
8,5 %
Bể phối trộn
10 %
Sizepress
Cartarent Violet
2 lít
Hồ quậy bột LBKP, NBKP
(3,5 %)
4 lít
Hồ quậy bột TMP70/TM
Tinh chỉnh
Bơm online
1,0
Bể phối trộn
Tinh bột Anionic
(ép keo)
Cartarent Violet
(20%)
Fixing Agent
(PW - 3115)
SVTH: Võ Thị Anh Minh
Hồ quậy bột LBKP 90,
NBKP 90
16