Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

“ Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai công suất 400 m 3 ngày đêm ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.63 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“ Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ
gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất 400 m3/ngày đêm ”

SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÂM VĂN HIỀN
NGÀNH

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

KHÓA

: 30

-2008-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“ Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ
gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất 400m3/ngày đêm ”



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

K.S VŨ VĂN QUANG

LÂM VĂN HIỀN
MSSV : 04127028

- 2008 -


Trước tiên với tất cả lòng thành kính em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến thầy Ks Vũ Văn Quang là thầy hướng dẫn trực tiếp cho em hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp, được sự hướng dẫn của thầy đã làm cho em học hỏi được
nhiều kiến thức về chuyên môn và ngoài xã hội, kế đến xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy cô trong Khoa Công Nghệ Môi Trường đã tận tình giúp đỡ em, được
sự dạy dỗ của các thầy cô đã giúp cho em tiếp thu được những kiến thức q
báu, sau cùng xin cảm ơn các bạn đã cùng em học tập và gắn bó trong suốt
những năm học, và em xin gởi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh, chò
trong nhà máy đã giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Tuy em đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không tránh khỏi được thiếu sót, rất
mong sự góp ý của thầy cô và các bạn !

Chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Lâm Văn Hiền



Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................................................ V
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN .............................................................................................................. 1
1.3 PHẠM VI KHÓA LUẬN................................................................................................................. 2
1.4 NỘI DUNG KHÓA LUẬN .............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẾT MỔ VÀ CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG....... 3
2.1 CÁC LOẠI CHẤT THẢI, Ô NHIỄM CHỦ YẾU VÀ NGUỒN GỐC ......................................... 3
2.2 NHÀ MÁY GIẾT MỔ GIA SÚC – GIA CẦM VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỒNG NAI .... 4
2.2.1 Giới thiệu ............................................................................................................................ 4
2.2.2 Vò trí đòa lý .......................................................................................................................... 4
2.2.3 Điều kiện tự nhiên và ý nghóa kinh tế ................................................................................. 5
2.3 MỤC ĐÍCH PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẾT MỔ GIA SÚC – GIA CẦM VÀ
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỒNG NAI............................................................................................... 6
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẾT MỔ ............................ 7
3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ................................................................................ 7
3.1.1 Phương pháp xử lý cơ học ................................................................................................... 7
3.1.2 Phương pháp xử lý hóa học ................................................................................................ 8
3.1.3 Phương pháp xử lý hóa lý ................................................................................................... 8
3.1.4 Phương pháp xử lý sinh học ................................................................................................ 9
3.1.4.1 Động học quá trình xử lý sinh học ..................................................................... 9
3.1.4.2 Các quá trình xử lý sinh học trong nước thải ....................................................12
3.2 THÀNH PHẦN – TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI NHÀ MÁY ....................................................... 12

3.2.1 Qui trình hoạt động của nhà máy giết mổ gia súc - gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng
Nai ............................................................................................................................................. 12
3.2.1.1 Tổ chức nhân sự tại nhà máy ............................................................................12
3.2.1.2 Hoạt động sản xuất của nhà máy .....................................................................13
3.2.1.3 Diện tích mặt bằng sử dụng của nhà máy .........................................................18
3.2.2 Nguồn gốc phát sinh nước thải ......................................................................................... 18
3.2.3 Tính toán lưu lượng nước thải ........................................................................................... 18
3.2.4 Thành phần – tính chất chung của nước thải nhà máy ..................................................... 19
3.3 CƠ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ .................................................................... 20
3.4 SƠ ĐỒ KHỐI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.................................................................... 21
3.4.1 Phương án 1 ...................................................................................................................... 21
3.4.2 Phương án 2 ...................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI............................................... 30
4.1 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XLNT ............................................................................ 30
4.1.1 Phương án 1 (xem chi tiết phụ lục 1) ................................................................................ 30
4.1.1.1 Lưu lượng tính toán ...........................................................................................30
4.1.1.2 Song chắn rác ...................................................................................................30
4.1.1.3 Hầm bơm tiếp nhận ..........................................................................................30
4.1.1.4 Bể điều hòa ......................................................................................................31
4.1.1.5 Bể lắng 1 ..........................................................................................................32
SVTH: Lâm Văn Hiền

i


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

4.1.1.6 Bể UASB..........................................................................................................33
4.1.1.7 Bể AEROTANK ...............................................................................................34

4.1.1.8 Bể lắng 2 ..........................................................................................................35
4.1.1.9 : Bể chứa nước sau lắng....................................................................................36
4.1.1.10 : Bể lọc áp lực.................................................................................................36
4.1.1.11 Bể khử trùng...................................................................................................37
4.1.1.12 Bể nén bùn .....................................................................................................38
4.1.2 Phương án 2 (xem chi tiết phụ lục 1) ................................................................................ 38
4.1.2.1 Bể SBR.............................................................................................................39
4.1.2.2: Bể chứa nước sau SBR ....................................................................................40
4.1.2.3: Bể lọc áp lực ...................................................................................................40
4.1.2.4 : Bể khử trùng ........................................................................................................................... 41
4.2 TÍNH TOÁN KINH TẾ HỆ THỐNG XLNT ............................................................................... 42
4.2.1 Phương án 1 (xem chi tiết phần phụ lục 2) ....................................................................... 42
4.2.1.1 Chi phí đầu tư ...................................................................................................42
4.2.1.2 Chi phí quản lý vận hành..................................................................................42
4.2.1.3 Gía thành xử lý 1 m3 nước thải ..........................................................................42
4.2.2 Phương án 2 (xem chi tiết phần phụ lục 2) ....................................................................... 42
4.2.2.1 Chi phí đầu tư ...................................................................................................42
4.2.2.2 Chi phí quản lý – vận hành...............................................................................43
4.2.2.3 Gía thành xử lý 1 m3 nước thải .........................................................................43
4.2.3 So sánh hiệu quả hai phương án ..........................................................................43
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 44
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 44
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................... 45

SVTH: Lâm Văn Hiền

ii



Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

BOD

: Nhu cầu Oxi sinh hoá

COD

: Nhu cầu Oxi hóa học

SS

: Chất rắn lơ lửng

XLNT

: Xử lý nước thải

NXB

: Nhà xuất bản

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

SVTH: Lâm Văn Hiền

iii


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
BẢNG 3.1 TỔ CHỨC NHÂN SỰ TẠI NHÀ MÁY ....................................................................................... 12
BẢNG 3.2 NHU CẦU NGUYÊN PHỤ LIỆU VÀ SẢN PHẨM CUẢ NHÀ MÁY ..................................... 13
BẢNG 3.3: TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI....................................................................... 19
BẢNG 3.4 : BẢNG ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI QUA CÁC CÔNG TRÌNH THEO
PHƯƠNG ÁN 1 ..................................................................................................................................... 24
BẢNG 3.5 : BẢNG ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI QUA CÁC CÔNG TRÌNH THEO
PHƯƠNG ÁN 2 ..................................................................................................................................... 28
BẢNG 4.1 : TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA.............................................................. 32
BẢNG 4.2 : TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA.............................................................. 33
BẢNG 4.3 : TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA.............................................................. 34
BẢNG 4.4 : TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA.............................................................. 35
BẢNG 4.5 : TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA.............................................................. 36
BẢNG 4.6 : CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ CHO BỂ TIẾP XÚC CHLORINE ......................................... 37
BẢNG 4.7 THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA TỪNG BỂ SBR........................................................................ 39
BẢNG 4.8 : BẢNG SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ HAI PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ................................... 43

SVTH: Lâm Văn Hiền


iv


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
SƠ ĐỒ 3.1: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ GIẾT MỔ GÀ CÔNG XUẤT 16.000 CON/NGÀY ............................. 16
SƠ ĐỒ 3.2 : SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ GIẾT MỔ HEO CÔNG SUẤT 800 CON/NGÀY. .............................. 18
SƠ ĐỒ 3.3 : SƠ ĐỒ KHỐI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ THEO PHƯƠNG ÁN 1 ................................................ 22
SƠ ĐỒ 3.4 : SƠ ĐỒ KHỐI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ THEO PHƯƠNG ÁN 2 ................................................ 26

SVTH: Lâm Văn Hiền

v


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn gốc mọi sự biến đổi về môi trường sống đang xảy ra hiện nay trên thế giới
cũng như ở nước ta là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội loài người. Các hoạt
động này một mặt làm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, mặt khác lại đang
tạo ra hàng loạt khan hiếm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái
môi trường khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn
cầu, là quốc sách của hầu hết các nước trên thế giới.

Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Nền kinh tế thò trường là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành kinh tế,
trong đó có ngành chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra các sản phẩm có giá trò phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành này cũng tạo ra
một lượng lớn chất thải rắn, khí, lỏng… là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường chung của đất nước. Cùng với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm thì ngành giết mổ cũng trong tình trạng đó. Do đặc điểm công nghệ của ngành,
ngành giết mổ đã sử dụng một lượng nước khá lớn trong quá trình chế biến. Vì vậy, ngành
đã thải ra một lượng nước khá lớn cùng với các chất thải rắn, khí thải.
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do ngành giết mổ thải trực tiếp ra môi trường đang là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý môi trường. Nước bò nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng
đến con người và sự sống của các loài thuỷ sinh cũng như các loài động thực vật sống gần
đó. Vì vậy, việc nghiên cứu xử lý nước thải ngành giết mổ cũng như các ngành công
nghiệp khác là một yêu cầu cấp thiết đặt ra không chỉ đối với những nhà làm công tác bảo
vệ môi trường mà còn cho tất cả mọi người chúng ta.
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN

 Thu thập một số liệu nước thải đầu vào và tình hình xả thải để làm cơ sở cho việc

đưa ra các biện pháp xử lý hiệu qủa và hợp lý nhất phục vụ cho việc tính toán thiết
kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực
phẩm Đồng Nai.

 Nghiên cứu, đề xuất phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ
gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai.

 Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm
và chế biến thực phẩm Đồng Nai.
 Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm
và chế biến thực phẩm Đồng Nai.


SVTH: Lâm Văn Hiền

1


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

 Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và giá thành xử lý 1 m3 nước
thải.
1.3 PHẠM VI KHÓA LUẬN
 Nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai, tham khảo
các nhà máy giết mổ khác.
 Nước thải thu gom trong nhà máy gồm nước thải từ khu nhà ăn, nhà vệ sinh và nước
thải từ khu vực sản suất của nhà máy chủ yếu từ hai xưởng giết mổ Gà và Heo.
 Qui mô: theo kế hoạch phát triển của nhà máy đến năm 2028, niên hạn thiết kế
công trình 15 năm
 Thời gian thực hiện khoá luận từ ngày 31/03/2005 dự kiến hoàn thành vào ngày
30/06/2005.
1.4 NỘI DUNG KHÓA LUẬN
 Khảo sát thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, từ các khu vực nhà máy như:
nhà ăn, các xưởng giết mổ.
 Thu thập, phân tích chỉ tiêu đầu vào của nước thải (BOD, COD, SS, pH, N, P,
coliform,…) của nước thải ở nhà máy để nhận đònh, đánh giá, lựa chọn, đưa ra các
phương án xử lý thích hợp nhất đối với nước thải nhà máy giết mổ.

 Tính toán thiết kế công trình thực tế dựa trên hiệu quả xử lý và hiệu quả kinh tế.

SVTH: Lâm Văn Hiền


2


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẾT MỔ VÀ
CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 CÁC LOẠI CHẤT THẢI, Ô NHIỄM CHỦ YẾU VÀ NGUỒN GỐC
Nước thải: nguồn gốc
 Nước thải từ quá trình sản suất
 Nước vệ sinh thiết bò nhà xưởng
 Nước sinh hoạt cho các công nhân của nhà máy
Nước thải của các cơ sở giết mổ có nồng độ chất rắn cao, BOD và COD khá cao và
luôn luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon, nitơ,
photpho, các hợp chất hữu cơ này làm tăng độ phì của nước nước đồng thời dễ bò phân hủy
bởi các vi sinh vật, gây mùi hoi thúi và làm ô nhiễm nguồn nước. Nước thải của các cơ sở
chế biến thòt cá thường chứa một lượng lớn vi sinh vật. Nếu không có biện pháp xử lý thì
rất dễ gây ô nhiễm bởi các vi khuẩn gây bệnh, gây ngộ độc nguồn nước sử dụng.
Ngoài ra ngành giết mổ là một ngành đòi hỏi sử dụng nước rất nhiều, hầu như các
công đoạn xử lý nguyên liệu đều có nhu cầu dùng nước như:
- Khâu rửa sơ bộ nguyên liệu.
- Khâu làm rã nước đá đông lạnh.
- Khâu xử lý nguyên liệu.
- Khâu chế biến như hấp, luộc…
Nước thải của công nghệ chế biến thòt gần giống nước thải sinh hoạt nhưng mức độ
ô nhiễm cao hơn nhiều. Chúng có nồng độ dầu mỡ, axit béo rất cao, ngoài ra còn có chất
tẩy rửa, lông…
Nước thải giết mổ còn chứa chất dinh dưỡng như Protein, khi diamin hoá tạo ra

NH3 vì thế nước thải cần phải được nitrit hoá.

SVTH: Lâm Văn Hiền

3


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

2.2 NHÀ MÁY GIẾT MỔ GIA SÚC – GIA CẦM VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
ĐỒNG NAI
2.2.1 Giới thiệu
Đây là chi nhánh của Tổng công ty Công Nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai thành lập
ngày 29 tháng 6 năm 2005. Là nhà máy giết mổ gia xúc - gia cầm theo công nghệ
tự động.
Tên nhà máy: Nhà máy giết mổ gia súc - gia cầm và chế biến Thực Phẩm Đồng
Nai.
Tên giao dòch viết tắt: DONATABA
Tên giao dòch nước ngoài: Đong Nai Food industrial corporation
Chủ dự án: Tổng Công Ty Công Nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai.
Tổng vốn đầu tư: 55.715.282.000 đồng
2.2.2 Vò trí đòa lý


Vò trí

Vò trí của nhà máy toạ lạc tại ấp Bàu Cát, xã Trung Hòa, Huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai.
 Phía Bắc giáp suối sông thao

 Phía Tây giáp đường đất nhỏ, phía bên kia đường đất là đất nông nghiệp.
 Phía Đông giáp với vườn cây an trái ( bưởi, sầu riêng,…)
 Phía Nam giáp khu nghóa trang.


Đường giao thông

Hiện vò trí của nhà máy cách chợ Biên Hòa 30 km cach thành phố Hồ Chí Minh
60km và cách quốc lộ 1A khoảng 1km theo tuyến đường bắc nam.. Từ quốc lộ 1A vào nhà
máy đã có đường bê tông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản suất.


Cấp điện

Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy được ước tính khoảng 60000 KW/tháng. Nguồn
cung cấp điện được lấy từ đường dây điện 22KV của khu vực trạm hạ thế 400KVA. Trạm
hạ thế đặt tại phía Tây Nam của nhà máy. Ngoài ra thì nhà máy cũng lắp đặt máy phát
điện dự phòng.

SVTH: Lâm Văn Hiền

4


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm



Cấp nước


Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy chủ yếu phục vụ cho sản xuất, vệ sinh thiết bò,
nhà xưởng, hoạt động sinh hoạt công nhân, tưới cây. Tổng nhu cầu dùng nước
khoảng 575m3/ngđ. Lượng nước này tính như sau:
 Tổng lượng nước cấp cho sản xuất là: 472 m3/ngđ
 Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tính cho 60 người là: 7,2 m3/ngđ.
 Nước tưới cây khoảng 95m3/ngđ.
 Nguồn nước cấp cho nhà máy được lấy từ giếng khoan xử lý bằng phương pháp lắng
và lọc. Sau đó nước được bơm lên đài để phân phối đến các thiết bò dùng nước trong
nhà máy.


Thoát nước

Hệ thống thoát nước nhà máy phân chia thành các hệ thống riêng biệt:
 Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt sẽ được lắng cặn sơ bộ trong
các bể tự hoại rồi thấm dần vào đất.
 Hệ thống thoát nước thải sản xuất: từ hai xưởng giết mổ heo và gà được thu gom
dằng đường ống D = 400mm về khu xử lý.
 Hệ thống thoát nước mưa: nước mưa từ khu nhà xưởng, nhà ăn và nhà nghỉ,…và nước
mưa chảy tràn trên mặt đất được thu từ các hố ga và theo cống thoát nước mưa có
đường kính từ D = 200mm đến D = 500mm đổ vào cống thoát nước chung và thoát
vào suối Sông Thao.
2.2.3 Điều kiện tự nhiên và ý nghóa kinh tế
Nhà máy giết mổ gia xúc - gia cầm và chế biến Thực Phẩm Đồng Nai có tổng diện
tích 57.194m2 nằm tại ấp Bàu Cát, xã Trung Hòa,huyện Trảng Bom,Tỉnh đồng nai.
Khu đất của nhà máy thành lập chủ yếu trồng cây khoai mì và một số cây khác như
điều, chôm chôm, cà phê, chuối, nhãn…
Nhà máy cách xa khu dân cư đây là một vò trí khá thuận lợi cho việc giết mổ của
nhà máy.

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội như sau:

SVTH: Lâm Văn Hiền

5


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

o Doanh thu nhà máy sẽ là nguồn thuế đáng kể góp phần đóng góp vào ngân
sách nhà nước.
o Đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân.
o Tạo sự ổn đònh về gia xúc – gia cầm đầu ra cho các trang trại tập trung
(tổng nhu cầu nguyên liệu hàng năm cho giết mổ và chế biến heo là
130.000 con/năm; giết mổ và chế biến gà là 1.440.000con/năm).
o Tạo việc làm cho hơn 60 lao động tại đòa phương.
2.3 MỤC ĐÍCH PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẾT MỔ GIA SÚC – GIA
CẦM VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỒNG NAI
Nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai xây dựng
hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu thực phẩm cho tỉnh và các vùng
lân cận đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
tỉnh và các tỉnh lân cận, giúp giải quyết việc làm cho không ít lao động, nhưng bên cạnh
đó việc hoạt động của nhà má cũng phát sinh những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường
của khu vực dự án điển hình là vấn đề nước thải sinh ra trong các hoạt động của nhà má
như nước thải nhà ăn, nước thải sinh hoạt, nước thải khu sản xuất…, các loại nước thải này
nếu không được xử lý trước khi thải ra sẽ làm ô nhiễm nguồn nước trong khu vực gần dự
án, vì thế việc xử lý nước thải nhà máy giết mổ trước khi thải ra nguồn là hết sức cần
thiết. Điều đó đã nói lên được tính cần thiết của việc xử lý nước thải cho nhà máy giết mổ
gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai trước khi thải ra môi trường xung

quanh.

SVTH: Lâm Văn Hiền

6


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI NHÀ MÁY GIẾT MỔ
3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1.1 Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các chất không hoà tan và một
phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.
Trong nước thải thường có các tạp chất rắn cỡ khác nhau bò cuốn theo như rơm, cỏ,
bao bì,… ngoài ra còn có các loại hạt lơ lửng ở dạng huyền phù rất khó lắng. Tuỳ theo kích
cỡ các hạt huyền phù được chia thành các hạt chất lơ lửng có thể lắng được, hạt chất rắn
keo được khử bằng đông tụ.
Các loại tạp chất trên dùng các phương pháp xử lý cơ học là thích hợp (trừ hạt dạng
chất rắn keo)
 Song chắn rác: nhằm giữ lại các vật thô, như giẻ, giấy, rác… ở trước song chắn rác.
Song được làm bằng sắt tròn hoặc vuông(sắt tròn được = 8-10mm) thanh nọ cách
thanh kia 1 khoảng 60-100mm để chắn vật thô và 10-25mm để chắn vật nhỏ hơn, đặt
nghiêng theo dòng chảy 1 góc 60-750. Vặn tốc dòng chảy thường lấy 0,8-1m/s để
tránh lắng cát.
 Lắng cát: dựa vào nguyên lý trọng lực, dòng nước thải được cho chảy qua “bẫy cát”.
Bẫy cát là các loại bể, hố, giếng... cho nước thải chảy vào theo nhiều cách khác
nhau. Nước qua bể lắng dưới tác dụng của trọng lực cát nặng sẽ lắng xuống đáy và

kéo theo một phần chất đông tụ.
 Các loại bể lắng: ngoài lắng cát, sỏi trong qúa trình xử lý cần phải lắng các loại hạt
lơ lửng, các loại bùn (kể cả bùn hoạt tính).. nhằm làm cho nước trong. Nguyên lý
làm việc của các loại bể này đều dựa trên cơ sở trọng lực. Bể lắng thường được bố
trí theo dòng chảy có hình nằm ngang hoặc thẳng đứng. Bể lắng ngang trong xử lý
nước thải công nghiệp có thể là một bậc hoặc nhiều bậc.
 Lọc cơ học: lọc được dùng trong xử lý nước thải để tách các tạp chất phân tán nhỏ
khỏi nước mà bể lắng không lắng được. Trong các loại phin lọc thường có loại phin
lọc dùng vật liệu lọc dạng tấm hoặc dạng hạt. Vật liệu lọc dạng tấm có thể làm
bằng tấm thép có đục lỗ hoặc lưới bằng thép không rỉ và các loại vải khác nhau, tấm
lọc cần có trở lực nhỏ, đủ bền và dẻo cơ học, không bò trươn nở và bò phá hoại ở
điều kiện lọc. Vật liệu lọc dạng hạt là cát thạch anh, than gầy (anthracit), than cốc,
sỏi, đá nghiền, thậm chí cả than nâu, than bùn hay than gỗ. Trong xử lý nước thải
thường dùng thiết bò lọc chậm, lọc nhanh, lọc kín, lọc hở. Ngoài ra còn dùng các loại
lọc ép khung bản, lọc quay chân không, các máy vi lọc hiện đại. Đặc biệt là đã cải
tiến các thiết bò lọc trước đây thuần tuý là lọc cơ học thành lọc sinh học, trong đó vại
trò của màng sinh học được phát huy nhiều hơn.
SVTH: Lâm Văn Hiền

7


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

3.1.2 Phương pháp xử lý hóa học
Thực chất của phương pháp xử lý hoá học là đưa vào nước thải các chất phản ứng
nào đó để gây tác động tới các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn lắng hoặc tạo
dạng chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp xử lý hoá học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp.

 Trung hoà: dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về
trạng thái trung tính pH = 6,5-8,5. Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều
cách: trộn lẫn nước thải chứa axit và chứa kiềm; bổ sung thêm các tác nhân hoá học;
lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hoà; hấp phụ nước thải chứa axit
bằng nước thải chứa kiềm.
 Keo tụ: dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ
(phèn) và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có trong
nước thải thành những bông có kích thước lớn hơn, trong quá trình lắng cơ học chỉ
lắng được các hạt chất rắn huyền phù có kích thước >10-2mm, còn các hạt nhỏ ở
dạng keo không thể lắng được. Ta có thể làm tăng kích thước các hạt nhờ tác dụng
tương hổ giữa các hạt phân tán liên kết vào các tập hợp hạt để có thể lắng được.
Muốn vậy cần trước hết là trung hoà điện tích giữa chúng, tiếp theo là liên kết
chúng lại với nhau. Quá trình trung hoà điện tích các hạt là quá trình đông tụ, còn
quá trình tạo thành các bông cặn lớn từ các hạt nhỏ là quá trình keo tụ.
 Ozon hoá: là phương pháp xử lý nước thải có chứa chất hữu cơ dạng hoà tan và dạng
keo bằng Ozon. Ozon dễ dàng nhường Oxi nguyên tử cho các tạp chất hữu cơ.
 Phương pháp điện hoá học: thực chất là phá huỷ các tạp chất độc hại có trong nước
thải bằng cách Oxi hoá điện hoá trên cực anot hoặc dùng để phục hồi các chất quý.
Thông thường hai nhiệm vụ phân huỷ chất độc hại và thu hồi chất quý được thực
hiện đồng thời.
 Khử khuẩn: dùng các hoá chất có tính độc hại đối với vi sinh vật, tảo, động vật
nguyên sinh, giun, sán... để làm sạch nứơc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào
nguồn hoặc tái sử dụng. Khử khuẩn hay sát khuẩn có thể dùng hoá chất hoặc các tác
nhân vật lý như Ozon, tia tử ngoại... Hoá chất dùng để khử khuẩn phải đảm bảo có
tính độc đối với vi sinh vật trong thời gian nhất đònh sau đó phải được phân huỷ hoặc
bay hơi không còn dư lượng gây độc cho người sử dụng hoặc vào các mục đích sử
dụng khác.
3.1.3 Phương pháp xử lý hóa lý
Phương pháp xử lý hoá lý dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình: hấp phụ, tuyển
nổi, trao đổi ion, tách bằng màng, trưng bay hơi, trích ly, cô đặc, khử hoạt tính phóng xạ,

khử khí, khử mùi, khử muối...

SVTH: Lâm Văn Hiền

8


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

 Hấp phụ: dùng để tách các khí hữu cơ và khí hoà tan khỏi nước thải bằng cách tập
trung những chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc bằng cách tương tác
giữa các chất bẩn hoà tan với các chất rắn (hấp phụ hoá học).
 Trích ly: dùng để tách các chất bẩn hoà tan ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung một
chất dung môi không hoà tan vào nước nhưng độ hoà tan của chất bẩn trong dung
môi cao hơn trong nước.
 Chưng bay hơi: là chưng nước thải để các chất hoà tan trong đó cùng bay hơi lên
theo hơi nước. Khi ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình thành các lớp
riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
 Tuyển nổi: phương pháp tuyển nổi dựa trên nguyên tắc các phần tử phân tán trong
nước có khả năng tự lắng kém nhưng có khả năng kết dính vào các bọt khí nổi lên
trên bề mặt nước. Sau đó người ta tách các bọt khí cùng các phần tử dính ra khỏi mặt
nứơc, thực chất đây là quá trình tách bọt hoặc làn đặc bọt. Trong một số trường hợp
quá trình này cũng được dùng để tách các chất hoà tan như các chất hoạt động bề
mặt. Quá trình tuyển nổi được thực hiện nhờ thổi không khí vào trong nứơc thải, các
bọt khí dính các hạt lơ lửng và nổi lên trên mặt nước.
 Trao đổi ion: là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi ion
(ionit). Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa
nhân tạo. Chúng không hoà tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả năng
trao đổi ion.

 Tách bằng màng: là phương pháp tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng
các màng bán thấm. Đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua.
3.1.4 Phương pháp xử lý sinh học
3.1.4.1 Động học quá trình xử lý sinh học
Các vi sinh vật dò dưỡng hoại sinh có trong nước thải, các vi sinh vật này vừa phân
huỷ vừa Oxi hoá cơ chất dến sản phẩm cuối cùng CO2 và H2O cùng một số khí khác hoặc
khoáng hoá hợp chất Nitơ và Photpho, đồng thời đồng hoá các chất hữu cơ và NH4 và PO4
để sinh trưởng. Sinh khối của các vi sinh vật tăng, sản sinh ra các enzym thuỷ phân và Oxi
hoá – khử làm tăng hoạt tính của quần thể sinh vật.
Các chỉ số liên quan đến động học quá trình
Sinh trưởng tế bào
Trong cả hai trường hợp nuôi cấy tế bào theo mẻ hay dòng liên tục tốc độ tăng
trưởng tế bào vi sinh vật có thể biểu diễn theo công thức:

rg  . X
 rg : tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật (khối lượng/đơn vò thể tích.thời gian).
SVTH: Lâm Văn Hiền

9


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

  : tốc độ sinh trưởng riêng (thời gian-1)
 X : nồng độ vi sinh vật (khối lượng/đơn vò thể tích)
Cơ chất sinh trưởng giới hạn
Trong nuôi cấy theo mẻ, nếu cơ chất và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh
trưởng chỉ có một số lượng hạn chế trong môi trường thì sẽ bò vi sinh vật sử dụng đến cạn
kiệt phục vụ cho sinh trưởng.

Trong nuôi cấy liên tục sinh trưởng sẽ bò giới hạn. nh hưởng của các chất dinh
dưỡng hoặc cơ chất giới hạn tới sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục được
tính bằng công thức sau:

  m

S
kS  S

  : tốc độ sinh trưởng riêng (thời gian-1)
 m : tốc độ sinh trưởng riêng cực đại (thời gian-1)
 S : nồng độ cơ chất sinh trưởng giới hạn trong dung dòch (khối lượng/đơn vò thể tích)
 KS :hằng số tương ứng với ½ tốc độ cực đại (khối lượng/đơn vò thể tích)

rg 

 m. X .S
kS  S

Tốc độ sinh trưởng (m)

Công thức tính tốc độ sinh trưởng
m Max(tốc độ cực đại)

m/2

Sinh trưởng tế bào và sử dụng cơ chất.
Trong nuôi cấy theo mẻ hay nuôi cấy liên tục
một phần cơ chất được sử dụng để tạo tế bào
s

Nồng độ cơ chất giới hạn (S)
mới, phần khác được Oxi hoá đến sản phẩm
Sơ đồ 3.1 : Ảnh hưởng của nồng độ cơ
chất giới hạn tới tốc độ sinh trưởng riêng
cuối cùng là chât vô cơ hoặc hữu cơ. Số tế
bào mới sinh ra lại sử dụng cơ chất tiếp tục
phục vụ cho sinh trưởng, do vậy quan hệ giữa tốc độ sinh trưởng và tốc độ sử dụng cơ chất
được mô tả như sau:
rg = - Y.rSU

 rg : tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật (khối lượng/đơn vò thể tích.thời gian)
 Y: hệ số sử dụng cơ chất tối đa (tỉ số giữa sinh khối và khối lượng)
 rSU: tốc độ sử dụng chất nền (g/m3.giây)

SVTH: Lâm Văn Hiền

10


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

rSU  

K . X .S
KS  S

Quần thể vi khuẩn dùng trong xử lý nước thải không phải tất cả các tế bào đều có
tuổi như nhau hoặc ở pha sinh trưởng lôgarit. Trong đó một số ở giai đoạn sinh trưởng
chậm dần, một số khác bò chết. Những dạng tế bào này sẽ bò phân huỷ nội bào và sản

phẩm phân huỷ tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào. Quá trình phân huỷ nội
bào được diễn ra như sau:
2C2 H 5O2 N  9O  10CO2  2 H 2O  2 NH 3  Q

Phương trình này ta thấy COD cần cho quá trình Oxi hoàn toàn tế bào sẽ bằng
nồng độ tế bào nhân 1,42.
Công thức sẽ là
rd   K d . X
 Kd : hệ số phân huỷ nội bào (1/giây)
 X : nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính)(g/m3)

Như vậy cần phải kết hợp quá trình sinh trưởng và quá trình sinh trưởng nội bào để
tính tốc độ sinh trưởng thực tế của tế bào:

r 'g 

 m .X .S
KS S

 K d .X

r 'g  Y rSU  K d .X
 r’g : tốc độ sinh trưởng thực của quần thể vi sinh vật (1/giây)
Tốc độ sinh trưởng riêng thực của vi sinh vật:

 '   m.

S
 Kd
KS  S


Tốc độ tăng trưởng sinh khối :
Yb  

r 'g
rSU

nh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý sinh học. Nhiệt độ không những
chỉ ảnh hưởng đến hoạt tính enzym xúc tác phản ứng hoá sinh trong tế bào vi sinh vật mà
còn tác động rất lớn đến khả năng hoà tan các khí vào chất lỏng cũng như khả năng lắng
của chất rắn sinh học.
SVTH: Lâm Văn Hiền

11


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

nh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng của quá trình sinh học:

rT  r20 . (T  20)
 rT : tốc độ phản ứng ở T0C
 r20 : tốc độ phản ứng ở 200C
  : hệ số hoạt động do nhiệt độ
3.1.4.2 Các quá trình xử lý sinh học trong nước thải

Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải đều có xuất xứ trong tự nhiên.
Nhờ thực hiện các biện pháp tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong các công trình

nhân tạo quá trình làm sạch các chất bẩn diễn ra nhanh hơn. Trong thực tế hiện nay người
ta vẫn tiến hành xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học ở điều kiện tự nhiên và điều
kiện nhân tạo tuỳ thuộc vào khả năng kinh phí, yêu cầu công nghệ, đòa lý cùng hàng loạt
các yếu tố khác. Nói chung các quá trình sinh học trong xử lý nước thải gồm 5 nhóm quá
trình chủ yếu sau:

 Quá trình hiếu khí
 Quá trình kò khí
 Quá trình trung gian
 Quá trình tuỳ tiện
 Quá trình ở ao hồ
3.2 THÀNH PHẦN – TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI NHÀ MÁY
3.2.1 Qui trình hoạt động của nhà máy giết mổ gia súc - gia cầm và chế biến thực
phẩm Đồng Nai
3.2.1.1 Tổ chức nhân sự tại nhà máy

Tổng nhu cầu phục vụ cho công tác điều hành, quản lý,sản xuất cũng như giám sát
chất lượng môi trường và chất lượng sản phẩm của nhà máy là 60 người cụ thể được trình
bày trong bảng 3.1:
Bảng 3.1 Tổ chức nhân sự tại nhà máy
Bộ phận công tác

Số lượng (người)

Ban giám đốc

2

SVTH: Lâm Văn Hiền


12


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

Phòng kế toán, hành chính, bảo vệ

7

Phòng kế hoạch – kinh doanh

10

Trực tiêp sản xuất

41

Tổng cộng

60
( nguồn từ nhà máy )

3.2.1.2 Hoạt động sản xuất của nhà máy

Nhà máy chuyên giết mổ gia súc gia cầm theo dây chuyền tự động. Thời gian làm
việc của nhà máy là 6 ngày/tuần với chế độ làm việc 2ca/ngày (4 giờ/ca).
Nguồn nguyên liệu chủ yếu từ các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm ở các huyện
trong tỉnh. Nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản
suất nhà máy sẽ ký hợp đồng liên kết tiêu thụ với các công ty và trang trại chăn nuôi đã

được nghành thú y chứng nhận cơ sơ an toàn dòch bệnh.
Sản phẩm của quá trình giết mổ gia súc gia cầm sẽ là nguồn nguyên liệu cho quá
trình chế biến thực phẩm.
Bảng 3.2 Nhu cầu nguyên phụ liệu và sản phẩm cuả nhà máy
Stt

Danh mục

A

Nguyên liệu giết mổ

1

Heo

800 con/ngày

2



16.000 con/ngày

B

Nguyên phụ liệu chế biến thực phẩm

1


Heo hơi

60 tấn/ngày

2



43,2 tấn/ngày

3

Gia vò (đường, muối, hành, tiêu, tỏi, ớt,
dầu ăn)

4

Bao bì

C

Sản phẩm

1

Thòt heo hơi

SVTH: Lâm Văn Hiền

Số lượng


0,5 tấn/ngày
1 tấn/ngày

9.720 tấn/năm

13


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

2

Phụ phẩm hơi

144.000 bộ/năm

3

Giết mổ gia công heo

72.000 con/năm

4

Thòt gà

2.160 tấn/năm


5

Phụ phẩm gà

1.260.000 bộ/năm

6

Giết mổ gia công gà

720.000 con/năm
( nguồn từ nhà máy )

Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy chủ yếu phục vu cho hoạt đông sản xuất, vệ
sinh thiết bò, hoạt động sinh hoạt công nhân, tưới cây. Tổng nhu cầu dùng nước là
400m3/ngđ.
Nguồn nước cấp cho nhà máy được lấy từ giếng khoan sâu 100m. Nước từ giếng
khoan được bơm vào bể chứa nước ngầm dung tích V= 150 m3 và được xử lý bằng phương
pháp lắng và lọc. Sau đó nước được bơm tăng áp lên đài nước để phân phối đến các thiết
bò dùng nước trong nhà máy bằng hệ thống ống thép tráng kẽm.
Công nghệ giết mổ gà

Gà nguyên liệu nhập về sẽ đưa vào khu vực tiếp nhận . Tại khu vực tiếp nhận có
các băng tải, trục lăn, xích tải sử dụng cho việc treo gà. Sau khi gà được treo lên, các rổ
đựng gà sẽ được rửa sạch bằng hệ thống rửa. Sau đó gà sẽ bò gây choáng bằng máy gây
choáng với hệ thống cung cấp nước an toàn (làm bằng thép không gỉ) trước khi được cắt
tiết. Tiết gà được thu bằng máng hứng huyết để đưa về thùng chứa.
Gà đã được cắt tiết đưa vào máy trụng. Máy trụng sẽ phun hơi nước nóng trong
khoản 60 giây, nhiệt độ được điều chỉnh tự động lên khoảng 60 độ, áp xuất hơi nhỏ hơn
2,5 bar nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình đánh lông. Hơi nóng được cung cấp từ

hai lò hơi có công xuất mỗi lò là 1,5 tấn hơi/h. Nhiên liệu sử dụng để cung cấp cho lò hơi
là than đá.
Khi dây chuyền treo gà đã trụng đi qua, máy đánh lông dạng đóa có thể tự động
điều chỉnh ngang dọc phù hợp với kích thước, trọng lượng của gà sẽ đánh sạch lông. Tiếp
theo đầu và chân gà sẽ được cắt bằng giao và máy cắt chân tự động gắn trên băng
chuyền. Dao và máy cắt chân làm bằng thép không gỉ cố thể điều chỉnh được. Cắt hiệu
quả và chính sác, tạo sự đồng điều cho sản phẩm, đòng thời dể dàng vệ sinh và bảo trì.
Máy tháo gà tự động gắn trên đầu xích tải treo sẽ tháo gà đưa vào hệ thống xich
treo để khoan đích tự động, đảm bảo đònh vò chính xác tại chổ cho dao cắt. Tiếp theo, máy
khoan tự động hay bán tự động với các đơn vò mở ổ bụng sẽ khoan ổ bụng mà không gây
nguy hại đến thòt gà hoặc bộ ruột. Sau đó, máy láy lòng tự động sẽ láy lòng và bỏ hơn
98% phổi, đồng thời giảm tối thiểu nguy hại đến gan.

SVTH: Lâm Văn Hiền

14


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

Sau khi lấy lòng máy hút diều, phổi, mề sẽ lấy các bộ phận này đưa đến bàn làm
sạch và xử lý tại khu xử lý chất thải. Máy rửa bên trong và bên ngoài (sử dụng máy cầm
tay bán tự động)sẽ rửa thật sạch gà. Gà được rửa sạch sơ bộ bằng nước. Thời gian và nhiệt
độ làm lạnh được thiết kế theo tiêu chuẩn châu âu: nhiệt độ thân gà 4oc, thời gian làm
lạnh không quá 30phút. Tiếp theo, gà được chuyển qua cụm pha lóc, đóng gói với đầy đủ
dây chuyền và công nghệ pha lóc, đóng gói, dán tem theo tiêu chuẩn chau âu.
Gà lông

Tiếp nhận gà, treo gà

Gây choáng bằng nước
Cắt tiết - thu tiết

Rửa rổ đựng gà
Nước thải
Nước thải

Trụng gà bằng hơi nước
Chất thải
rắn

Đánh lông – dang đường

Nước thải

Cắt đầu, chân tự động

Khoan đít tự động
Chất thải
rắn

Mở ổ bụng tự động
Nước thải
Móc lòng tự động

Chất thải
rắn

Hút phổi diều bán (tự động)


Bàn làm sạch

Làm lanh
Pha lóc, đóng gói
SVTH: Lâm Văn Hiền

15


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ công nghệ giết mổ gà công xuất 16.000 con/ngày

Công nghệ giết mổ heo công suất 800 con/ngày:

Heo nguyên liệu nhập về xe tải sẽ được đưa vào khu tiếp nhận. Tại khu tiếp nhận,
heo được nhốt trong chuồng và cân trọng lượng trên các bệ cân heo sống trước khi qua
khu vực gây choáng. Điện là nguồn năng lượng được sử dụng để gây choáng heo trên
băng chuyền vận chuyển và gây ngất heo ở cuối băng chuyền. Tiếp tục heo được đẩy ra
máng và treo lên chọc tiết trên xích tải, phía dưới có máng thu huyết va bơm hút huyết tập
trung về thùng chứa.
Heo trên xích tải cho đi qua hệ thống tắm heo sạch sẽ trước khi qua máng trụng
heo tự động bằng hơi nước trong đường ngầm (heo vẫn được treo trên xích tải). Hơi nóng
sử dụng trong quá trình trụng heo trên đường hầm cũng được cung cấp từ hai lò hơi trên.
Máy trụng heo có cơ cấu tự động nhả móc heo đưa vào máy cạo lông. Máy cạo
lông có trục nằm ngang và có cơ cấu tự động đẩy ra khỏi máy cạo. Lông heo được cạo
sạch theo dạng miếng rút lông, không gây sước da, rách da, hay bầm tím. Xích tải treo heo
tiếp tục đưa heo qua máy đốt lông. Sau đó heo tiếp tục đi qua máy rửa. Máy rửa chủ yếu
để rửa sạch và masage thân heo, giữ cho thòt mềm và thân heo sạch sẽ, da trắng sáng.

Heo đã rửa sạch sẽ đưa vào dây chuyền mổ heo, tách lòng. Đây là dây chuyền
hoàn chỉnh có đầy đủ dụng cụ phục vụ cho quá trình mổ heo, tách lòng. Sàn thao tác tại
đây được trang bò đầy đủ dụng cụ cho công nhân đứng mổ thuận tiện và đảm bảo thòt đạt
vệ sinh. Lòng tách ra được đưa vào khu vực sử lý nội tạng. Khu vực này có khay chứa và
bệ thao tác, kiểm tra và tách lòng thành dạng “lòng trắng” và “lòng đỏ” sau đó nhanh
chóng đưa vào phòng làm sạch và bảo quản lạnh.
Heo sau khi tách lòng, cưa sẻ thân, được đưa vào khu pha lóc đóng gói. Khu vực có
đầy đủ các dụng cụ cắt pha lóc, đóng gói thòt theo tiêu chuẩn châu âu.

SVTH: Lâm Văn Hiền

16


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc – gia cầm và chế biến thực phẩm Đồng Nai
công suất Q 400M3/Ngày đêm

Tiếp nhận heo

Vào vò trí

Rửa khay

Nước
thải

Gây choáng
Chọc tiết
Rửa bằng máy
Trụng heo

bằng hơi trên đường hầm

Cạo lông, đốt, lửa

Mổ, tách lòng

Nước
thải

Rửa, cưa đôi
Tỉa gọt, cân
Kiểm tra thú y

Nước
thải
Nước
thải
Chất thải
rắn

Chất thải
rắn
Tách lòng đỏ, trắng
Kiểm tra thú y

Bảo quản lạnh

Pha lóc, đóng gói
SVTH: Lâm Văn Hiền


17


×