Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOÁ CHẤT TẠI TRUNG TÂM PHÂN TÍCH HOÁ SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.2 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

TRƯƠNG THỊ HỒNG THUỶ

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOÁ CHẤT TẠI TRUNG TÂM
PHÂN TÍCH HOÁ SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP.HCM

LUẬN VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOÁ CHẤT TẠI TRUNG TÂM
PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM HOÁ SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM TP.HCM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


SINH VIÊN THỰC HIỆN

HD1: KS. NGUYỄN HUY VŨ

TRƯƠNG THỊ HỒNG THỦY

HD2: KS. NGUYỄN MINH NAM

MSSV: 04127065

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2008


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
**************

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA
NGÀNH
HỌ & TÊN SV
KHÓA HỌC


: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
: TRƯƠNG THỊ HỒNG THỦY
: KHÓA 30 (2004 – 2008)

MSSV: 04127065
Lớp : DH04MT

1. Tên đề tài:
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung tâm
phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
2. Nội dung KLTN
 Xác định loại hóa chất sử dụng tại Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh
trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
 Khảo sát, đánh giá công tác quản lý hóa chất tại Trung tâm dựa trên các văn bản
pháp quy.
 Khảo sát, đánh giá công tác an toàn lao động tại Trung tâm.
 Đề xuất các giải pháp quản lý hóa chất phù hợp với các văn bản pháp quy của nhà
nước.
 Đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại Trung tâm.
3. Thời gian thực hiện:
Ngày bắt đầu: 1/04/2008
Ngày kết thúc: 30/6/2008
4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Huy Vũ
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ………. tháng……… năm 200….
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày ………. tháng……… năm 200….
Giáo viên hướng dẫn


KS. NGUYỄN HUY VŨ


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh
trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tại trường ĐH Nông Lâm
Tp. HCM tôi đã nhận được sự giảng dạy, giúp đỡ của trường, khoa và sự hướng dẫn tận tình
của thầy hướng dẫn, nay tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu, thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã dạy tôi trong suốt những
năm học tại trường.
Ban chủ nhiệm cùng quí thầy cô Khoa Công Nghệ Môi Trường – Trường Đại Học Nông
Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành những năm học
vừa qua.
Thầy Nguyễn Huy Vũ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành
khóa luận.
Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu CNSH & Môi Trường, Ban Giám Đốc Trung tâm Phân
tích Thí nghiệm Hóa Sinh – Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, cùng các thầy cô, anh chị
làm việc tại Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh đã tạo mọi điều kiện tốt cho tôi hoàn
thành khóa luận. Đặc biệt là anh Nguyễn Minh Nam đã tận tình chỉ bảo, cung cấp các số liệu
cần thiết cho tôi hoàn thành khóa luận.
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập và viết khóa
luận tốt nghiệp vừa phải nên không thể tránh được những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ
bảo của thầy cô và sự đóng góp ý kiến của mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2008
Sinh viên thực hiện


Trương Thị Hồng Thủy

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

i


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh
trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hóa chất phòng thí nghiệm là đối tượng để thực hiện phép thử và nó có ảnh hưởng đến
chất lượng phép thử. Trong lĩnh vực hoạt động hóa chất nói chung và phòng thí nghiệm nói
riêng tính chất nguy hại của hóa chất có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Đặc biệt là các chất thải
trong phòng thí nghiệm Hóa Sinh, phần lớn chúng là các chất thải nguy hại. Bản thân chúng
chứa nhiều hoá chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
Trước những nguy hiểm của hóa chất nói chung và hóa chất trong phòng thí nghiệm
nói riêng, một yêu cầu cấp thiết dặt ra là phải kiểm soát các hóa chất. Để đáp ứng một nhu cầu
thực tế hiện nay tôi quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Khảo sát hiện trạng và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung tâm phân tích Thí nghiệm
Hóa Sinh trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM”. Khóa luận gồm 6 chương với nội dung
như sau:
Chương 1- Mở đầu: giới thiệu mục đích nghiên cứu, nội dung và phương pháp
nghiên cứu, phạm vi, ý nghĩa của đề tài.
Chương 2 - Tổng quan về hóa chất: giới thiệu về các thuật ngữ sử dụng trong bài và
các ảnh hưởng của hóa chất.
Chương 3 – Tổng quan về trung tâm phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM: Giới thiệu về địa điểm, chức năng, nhiệm vụ và các loại hóa chất

Trung tâm sử dụng.
Chương 4- Hiện trạng hóa chất trong phòng thí nghiệm:
Mô tả các hiện trạng nhập, xuất và sử dụng hóa chất. Hiện trạng thu gom và lưu trữ
chất thải. Hiện trạng xử lý và tiêu hủy chất thải tại Trung tâm.
Đánh giá các hiện trạng trên dựa trên các văn bản pháp quy có liên quan.
Đề xuất ra các giải pháp quản lý và công nghệ nhằm làm giảm các tác hại trong quá
trình hoạt động hóa chất tại Trung tâm.
Chương 5 – Hiện trạng an toàn hóa chất phòng thí nghiệm:
Giới thiệu về các chính sách sức khỏe và an toàn hóa chất của Trung tâm.
Mô tả việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động, các chế độ dành cho người lao động
trong phòng thí nghiệm.
Đánh giá và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quản an toàn lao động tại
Trung tâm.
Chương 6 – Kết luận và kiến nghị:
Đưa ra các kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại Trung
tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

ii


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh
trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................1


1.2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ...............................................................................................................1

1.3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI...............................................................................................................1

1.4

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN..............................................................................................2

1.5

PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN...............................................................2

1.6

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................2

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT....................................................................................3
2.1

CÁC THUẬT NGỮ................................................................................................................3

2.2

ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT .........................................................................................4


2.2.1

Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người..........................................................4

2.2.2

Những nguy cơ cháy nổ..................................................................................................6

CHƯƠNG 3 - TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM HÓA SINH
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM.................................................................................................7
3.1

VỊ TRÍ.....................................................................................................................................7

3.2

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM ............................................7

3.3

LOẠI HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ........................................7

CHƯƠNG 4 - HIỆN TRẠNG HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ...............................8
4.1

HIỆN TRẠNG NHẬP, XUẤT VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT ................................................8

4.1.1

Hiên trạng nhập hoá chất................................................................................................8


4.1.2

Hiện trạng lưu trữ và bảo quản hóa chất và dụng cụ thí nghiệm....................................8

4.1.3

Hiện trạng sử dụng hoá chất, dụng cụ tại trung tâm.......................................................9

4.1.4

Hiện trang hóa chất sau sử dụng ..................................................................................10

4.1.4.1

Chất thải dạng rắn .......................................................................................................10

4.1.4.2

Chất thải dạng lỏng......................................................................................................10

4.1.4.3

Chất thải dạng khí........................................................................................................10

4.2
4.2.1

HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ LƯU TRỮ CHẤT THẢI...................................................10
Chất thải dạng rắn ........................................................................................................10


SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

iii


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh
trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM

4.2.2

Chất thải dạng lỏng ......................................................................................................11

4.2.3

Chất thải dạng khí ........................................................................................................11

4.3

HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI ..................................................................................12

4.3.1

Chất thải dạng rắn .......................................................................................................12

4.3.2

Chất thải dạng lỏng ......................................................................................................12

4.3.3


Chất thải dạng khí ........................................................................................................12

4.4

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ......................13

4.4.1

Đánh giá hiện trạng nhập, xuất, bảo quản và sử dụng hóa chất ...................................13

4.4.2

Đánh giá hiện trạng thu gom và lưu trữ chất thải.........................................................13

4.4.3

Đánh giá hiện trạng xử lý và thải bỏ chất thải..............................................................14

4.5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................................................16

4.5.1

Đề xuất giải pháp quản lý.............................................................................................17

4.5.2

Giải pháp công nghệ đề xuất........................................................................................18


CHƯƠNG 5 - HIỆN TRẠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÒNG THÍ NGHIỆM..........................22
5.1

CÁC CHÍNH SÁCH SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN HÓA CHẤT.........................................22

5.2

HUẤN LUYỆN VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ...............22

5.2.1

Vấn đề sử dụng các loại hóa chất, thiết bị ...................................................................22

5.2.2

Các biện pháp phòng ngừa sự cố.................................................................................22

5.2.2.1

Sự cố cháy nổ ...................................................................................................................22

5.2.2.2

Sự cố rò rỉ hoặc đổ tràn hóa chất tại nơi làm việc ............................................................23

5.2.3

Các biện pháp xử lý khẩn cấp ......................................................................................23


5.3

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG PTN ...................................23

5.4

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI PTN ..................24

5.5

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG AN TOÀN SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG PTN ...............24

5.6

ĐẾ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................................................24

CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................25
6.1

KẾT LUẬN ..........................................................................................................................25

6.2

KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................25

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

iv



Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh
trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM

DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 4.1: HÓA CHẤT NHẬP VÀO ĐƯỢC ĐỰNG TRONG CÁC CHAI CÓ DÁN NHÃN ..8
HÌNH 4.2: TỦ LƯU TRỮ VÀ BẢO QUẢN HOÁC CHẤT Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG ..................9
HÌNH 4.3: CÁC SỌT RÁC ĐẶT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM...........................................11
HÌNH 4.4: KHAY VÀ CAN THU GOM VÀ LƯU TRỮ NƯớC THẢI TRONG PTN .............11
HÌNH 4.5: BỒN XỮ LÝ KHÍ THẢI TẠI TRUNG TÂM............................................................12
HÌNH 4.6: CHẤT THẢI DẠNG RẮN SAU KHI RA KHỎI PTN..............................................14
HÌNH 5.1: SỬ DỤNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI PTN ...........................................................24

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CB CNV:
CNH:
CTNH:
HCHC:
PCCN:
PCCC:
PTN:
GV:
TCVN:
SV:
VSV:

Cán bộ công nhân viên
Chất nguy hại
Chất thải nguy hại
Hợp chất hữu cơ
Phòng chống cháy nổ

Phòng cháy chữa cháy
Phòng thí nghiệm
Giáo viên
Tiêu chuẩn Việt Nam
Sinh viên
Vi sinh vật

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

v


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hóa chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Hóa chất đã góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người, bảo vệ và nâng cao năng suất cây
trồng, chữa bệnh, tạo ra vật liệu mới có nhiều tính chất mà vật liệu tự nhiên không có. Nhưng
để áp dụng được những thành quả đó thì trước hết chúng ta phải tiến hành những nghiên cứu
thử nghiệm ngay trong phòng thí nghiệm.
Nhưng hóa chất cũng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp nếu như không biết cách sử dụng một cách đúng đắn. Trong đó có nhiều tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo như ưng thư, đột biến gen, hay ảnh hưởng đến sự phát
triển của thai nhi,…. Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người, phá hủy môi trường sinh thái,…

Vì vậy, vấn để đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động, bảo vệ môi
trường, tránh những ảnh hưởng của hóa chất đã và đang được cả thế giới quan tâm. Đặc biệt là
những người trực tiếp làm việc trong môi trường hóa chất. Mục tiêu giảm những tác hại của
hóa chất đối với những cán bộ, giảng viên, sinh viên làm việc tại Trung tâm Phân tích Thí
nghiệm Hóa Sinh trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM và tác hại xấu đến môi trường đang được
ban lãnh đạo trường Đại Học Nông lâm và ban Lãnh đạo Viện nghiên cứu Công Nghệ Sinh
Học và Môi trường vô cùng quan tâm.
Với những lý do trên việc tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng và đề xuất
biện pháp quản lý hóa chất tại Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường ĐH Nông
Lâm Tp.HCM”. Nhằm giảm thiểu tác động do hóa chất gây ra là rất cần thiết và cấp bách.
1.2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Xác định và đánh giá hiệu quả quản lý hóa chất ở Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa
Sinh thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học & Môi trường trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM
Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại Trung tâm Phân tích Thí
nghiệm Hóa Sinh thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học & Môi trường trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM sao cho phù hợp với các văn bản pháp quy của nhà nước.
Đề xuất biện pháp xử lý chất thải tại chỗ cho Trung tâm Phân tích Thí nghiệm thuộc
Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường, trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
1.3
-

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Xác định loại hóa chất sử dụng ở Trung tâm.
Khảo sát và đánh giá cách bảo quản và lưu trữ hóa chất tại Trung tâm.
Khảo sát và đánh giá công việc thu gom chất thải ở Trung tâm.
Khảo sát và đánh giá việc lưu trữ chất thải tại Trung tâm.

Khảo sát và đánh giá việc xử lý chất thải tại Trung tâm.
Đề xuất các giải pháp quản lý hóa chất phù hợp với các văn bản pháp quy của nhà nước.
Đề xuất giải pháp xử lý chất thải tại Trung tâm.
Khảo sát và đánh giá công tác thực hiện an toàn lao động tại Trung tâm.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

1


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

1.4

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- Thu thập số liệu và hình ảnh về tình trạng sử dụng, bảo quản, lưu trữ hóa chất tại Trung
tâm
- Thu thập số liệu và hình ảnh về tình trạng thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải rắn, lỏng, khí
tại Trung tâm
- Phỏng vấn trực tiếp những người liên quan.
- Đánh giá công tác quản lý hóa chất tại Trung tâm dựa trên các văn bản pháp quy có liên
quan.
1.5

PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

- Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh thuộc Viện nghiên
cứu Công nghệ Sinh học & Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, khu phố 6,

phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.
- Đề tài tập trung đề xuất giải pháp quản lý hóa chất phù hợp với văn bản pháp quy và giải
pháp xử lý tại chỗ chất thải dạng lỏng phát sinh từ Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa
Sinh trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
- Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 03/04/08 đến ngày 30/06/08.
1.6

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài thực hiện nhằm đề xuất giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại do các hóa chất
gây ra đối với con người và môi trường. Mà trước hết là cán bộ, giảng viên, sinh viên trong
trường Đại học Nông Lâm và môi truờng xung quanh khu vực trường Đại Học Nông Lâm.
Đồng thời đề tài cũng nhằm đề xuất các giải pháp quản lý hóa chất tại Trung tâm Phân
tích Thí nghiệm Hóa Sinh phù hợp với các quy định của nhà nước ta trong lĩnh vực hoạt động
hóa chất.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

2


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT
2.1

CÁC THUẬT NGỮ

Trong phạm vi luận văn, các thuật ngữ khoa học dưới đây sẽ được sử dụng với định

nghĩa chính xác như sau: (Nguồn: Tài liệu vệ sinh an toàn lao động của Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam).
- Ảnh hưởng cấp tính: Là ảnh hưởng xuất hiện ngay sau khi hóa chất xâm nhập vào cơ
thể, gây ra bởi sự tiếp xúc ngắn, đơn lẻ (thường không nhiều hơn một ca làm việc) với
một số lượng lớn hoặc nồng độ cao của một hóa chất. Thông thường có các triệu chứng
như sổ mũi, nhức đầu, buồn nôn, đi lỏng, toát mồ hôi, run, cảm giác mệt mỏi. Nếu tác
động mạnh còn gây ra co giật, ngất xỉu,…
- Ảnh hưởng mãn tính: Là ảnh hưởng gây ra bởi sự tiếp xúc nhiều lần với một hóa chất
trong một giai đoạn dài. Trong trường hợp này hóa chất được tích luỹ lại trong cơ thể,
đến một lúc nào đó có thể gây đột biến tế bào, kích thích u ác tính phát triển, ảnh hưởng
đến bào thai và gây dị dạng… Cả hai ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đều có thể mất đi
sau khi chấm dứt sự tiếp xúc và được điều trị thích hợp, song chúng có thể để lại hậu quả
lâu dài.
- Chất gây ung thư: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể con người gây nên bệnh ung
thư. Ở đây đề cập đến những chất: Acrylamide, Chloroform (CHCl3),…
- Chất nguy hại (hazardous materials) (ở đây không đề cập đến những chất gây ung thư
như đã kể trên): Là chất thải có chứa một hoặc nhiều hóa chất nguy hiểm hoặc các hóa
chất mà khi tương tác với các chất khác có thể gây nguy hại tới môi trường, động thực
vật và sức khỏe con người.
- Chất thải dạng lỏng: là bao gồm dung dịch sau khi trích ly mẫu và nước thải.
- Hóa chất: Là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và các hỗn hợp có nguồn gốc tự nhiên
hay do con người tổng hợp tạo thành.
- Hóa chất phòng thí nghiệm: Là đối tượng chính để thực hiện phép thử và nó có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng phép thử.
- Hóa chất nguy hiểm: Là những hóa chất trong quá trình sản xuất, sử dụng, bảo quản và
vận chuyển có thể gây ra cháy nổ, ăn mòn nhiễm độc cho người, động vật môi trường và
phá hoại tài sản và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp.
- Hóa chất độc: Là các chất gây ảnh hưởng xấu trực tiếp hoặc gián tiếp đến người, sinh
vật. Tác dụng độc có thể qua da, qua hô hấp hay ăn uống. Tính độc có thể thuộc loại độc
tính cấp hay độc tính mãn, gây nhiễm độc cục bộ hay toàn bộ.

- Hóa chất dễ cháy nổ: Là các hóa chất có thể tự phân giải gây cháy nổ hoặc cùng với các
chất khác tạo thành hỗn hợp cháy nổ dưới điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ,
áp suất,…
- Hóa chất ăn mòn: Là các chất thông qua phản ứng hóa học sẽ gây tổn thương nghiêm
trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các vật liệu, hàng có
tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12.5).
- Độc tính của hóa chất: Là khả năng gây tác hại của nó cho một cơ thể sống. Hóa chất
khác nhau có độc tính khác nhau. Thí dụ: một vài giọt hoá chất nào đó có thể gây tử
vong, trong khi những hóa chất khác chỉ gây những ảnh hưởng tương tự với khối lượng
lớn.
- Hơi: Là dạng khí của một chất lỏng ở nhiệt độ và áp suất trong phòng. Lượng khí phát
tán phụ thuộc vào độ bay hơi của chất lỏng. Chất có điểm bay hơi thấp thì dễ bay hơi
hơn những chất có điểm bay hơi cao.
- Mù sương: Là sự phân tán các hạt chất lỏng trong không khí.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

3


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

- Khí: Các chất oxy (O2), nitơ (N2), hoặc đioxit cacbon (CO2) trong trạng thái khí ở nhiệt
độ và áp suất trong phòng.
- Giới hạn hay còn gọi là ngưỡng: Liều hoặc nồng độ nhỏ nhất của hoá chất mà tại đó ảnh
hưởng đầu tiên xuất hiện.
- Nguy cơ: Là đặc tính cố hữu của một chất gây hại cho con người hoặc môi trường.
- Rủi ro (risk): Đó là khả năng có thể xảy ra những mối nguy hại và phạm vi có thể của
nó. Rủi ro không chỉ phụ thuộc vào nguy cơ độc hại (tức là khả năng chất đó ảnh hưởng

xấu đến sức khỏe con người và môi trường), mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
như sản phẩm được sử dụng như thế nào, lượng sử dụng bao nhiêu và phụ thuộc vào
phạm vi lan rộng của sản phẩm đó.
- Sự nhiễm độc: Bình thường con người có khả năng đối phó với nhiều hóa chất khác nhau
nhưng trong một giới hạn nhất định. Sự nhiễm độc này chỉ xảy ra khi giới hạn bị vượt
quá và cơ thể không có khả năng đối phó (bằng cách hấp thụ, tiêu hoá hay bài tiết).
- Tính đăc thù: Là khả năng của một hóa chất chỉ tác dụng lên một cơ quan.
- Tài liệu An toàn hoá chất: Là tài liệu chứa đựng những thông tin cần thiết về đặc tính
của hóa chất và các biện pháp để sử dụng chúng một cách an toàn, bao gồm cách nhận
diện, phân loại, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn cho tới việc tiến hành các biện pháp an
toàn và biện pháp khẩn cấp.
2.2
2.2.1

ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT
Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người

2.2.1.1 Sự độc hại của hóa chất
Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất bao gồm độc tính, đặc tính vật lý
của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân và
tác động tổng hợp của các yếu tố này. (Nguồn: Tài liệu vệ sinh an toàn lao động của Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam .
a. Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người
Hóa chất có thể đi vào cơ thể theo 3 con đường: (Nguồn: Tài liệu vệ sinh an toàn lao
động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam).
- Đường hô hấp: Khi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi.
- Hấp thụ qua da: Khi hoá chất dây dính vào da.
- Đường tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn đã bị nhiễm hóa chất.
 Qua đường hô hấp
Hệ thống hô hấp bao gồm đường hô hấp trên (mũi, miệng, họng), đường thở ( khí quản,

phế quản, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang), nơi oxy từ không khí vào máu và
đioxin cacbon từ máu khuếch tán vào không khí.
Đối với những người làm việc trong môi trường hóa chất, khi thở không khí có lẫn hóa
chất vào mũi hoặc miệng, qua họng, khí quản và cuối cùng là vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất
lắng đọng lại hoặc khuyếch tán qua thành mạch vào máu. Một hóa chất khi lọt vào đường hô
hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản, sau đó chúng sẽ xâm nhập
sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong phổi. Đặc biệt là các hóa chất ở dạng
hơi, khói, bụi, hoặc khí có thể xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng qua đường hô hấp.
 Hấp thụ hóa chất qua da

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

4


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

Một trong những con đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể là qua da. Độ dày của
da cùng với sự đổ mồ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một hàng rào bảo vệ
chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn thương cho da.
Hóa chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:
- Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da.
- Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da.
Những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc dễ tan trong mỡ (như các dung môi hữu
cơ và phenol) dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua da. Khi da bị tổn thương do các vết xước
hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da càng tăng lên xâm
nhập qua da vào máu.
 Qua đường tiêu hóa.
Do vô tình nuốt phải hoặc ăn, uống, hút thuốc trong khi tay có dính hóa chất hoặc dùng

thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập
vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Sự hấp thu thức ăn và các chất
khác (bao gồm cả hóa chất nguy hiểm) ban đầu xảy ra ở ruột non.
Thông thường hóa chấp hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn so với 2 đường trên và tính
độc sẽ giảm khi đi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch dạ dày và dịch tuỵ.
b. Loại hóa chất tiếp xúc
(Nguồn: Tài liệu vệ sinh an toàn lao động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam)
Đặc tính lý, hóa của các hóa chất quyết định khả năng xâm nhập của nó vào cơ thể con
người, chẳng hạn các hoá chất dễ bay hơi sẽ có khả năng tạo ra trong không khí tại nơi làm
việc một nồng độ cao, hay các chất càng dễ hòa tan trong dịch thể, mỡ và nước thì càng độc,…
Do các phản ứng lý hóa của chất độc với các hệ thống cơ quan tương ứng mà có sự
phân bố đặc biệt cho từng chất:
- Hóa chất có tính điện ly như chì (Pb), bari (Ba) tập trung trong xương; bạc (Ag), vàng
(Au) ở trong da hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức chất.
- Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung trong các tổ chức
giàu mỡ như hệ thần kinh.
- Các chất không điện ly và không hoà tan trong các chất béo khả năng thấm vào các tổ
chức của cơ thể kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ độc chất.
c. Nồng độ và thời gian tiếp xúc
(Nguồn: Tài liệu vệ sinh an toàn lao động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam)
Về nguyên tắc tác hại của hóa chất đối với cơ thể phụ thuộc vào lượng hóa chất đã hấp
thụ. Thông thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng nồng độ hóa chất cao có thể gây ra
nhiễm độc cấp tính, trong khi tiếp xúc trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xảy ra 2
xu hướng: hoặc cơ thể chịu đựng được, hoặc hóa chất đó được tích luỹ với lượng lớn hơn và
để lại ảnh hưởng mãn tính.
d. Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất
Làm việc trong môi trường phòng thí nghiệm không chỉ tiếp xúc với 1 loại hóa chất, vì
vậy thường cùng lúc phải chịu tác động tổng hợp của nhiều loại hoá chất.


SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

5


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

e.

Tính mẫn cảm của người tiếp xúc

Có sự khác nhau lớn trong phảu ứng của mỗi người khi tiếp xúc với hóa chất: tiếp xúc
với cùng một lượng hóa chất trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh hưởng trầm trọng,
một vài người bị ảnh hưởng nhẹ.
Mức độ ảnh hưởng của hóa chất lên cá thể phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính,
tình trạng sức khoẻ,…
2.2.1.2 Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con người
Những ảnh hưởng của hóa chất có thể là cấp tính hoặc mãn tính tùy thuộc vào nồng độ
và thời gian tiếp xúc. Hóa chất cũng gây ra những phản ứng khác nhau do kiểu và dạng tiếp
xúc khác nhau. Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại
theo các nhóm sau: (Nguồn: Tài liệu vệ sinh an toàn lao động của Tổng liên đoàn lao động
Việt Nam).
- Kích thích gây khó chịu
- Gây dị ứng
- Gây ngạt
- Gây mê và gây tê
- Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng
- Gây ung thư
- Hư bào thai

- Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gen)
- Bệnh bụi phổi
2.2.2

Những nguy cơ cháy nổ

Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản, vận
chuyển, sử dụng hóa chất không đúng có thể dẫn đến tai nạn cháy nổ.
2.2.2.1

Cháy

Để có sự cháy cần 3 yếu tố: nhiên liệu (chất cháy), một nguồn nhiệt và ôxy. (Nguồn:
Tài liệu vệ sinh an toàn lao động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam).
- Nhiên liệu: Hầu hết hóa chất đều là nguồn nhiên liệu cho cháy nổ (xăng, dầu, Toluen,
Magie, Metan,...). Vì vậy để kiểm soát nguy cơ cháy nổ do hóa chất, việc đầu tiên là xác
định rõ hóa chất đang sử dụng và những đặc tính riêng của nó.
- Nhiệt: Là yếu tố để đưa nhiên liệu tới điểm chớp cháy và kích thích hỗn hợp bùng cháy.
Nguồn nhiệt có thể là các dòng điện, tĩnh điện, phản ứng hóa học, quy trình nhiệt, sự ma
sát, ngọn lửa trần,…
- Ôxy: Hầu hết nhiên liệu cần ít nhất 15% ôxy để cháy, vượt quá 21%, ôxy có thể tự cháy
và dẫn tới nổ. Ngoài lượng ôxy có trong không khí còn có ôxy sinh ra từ các phản ứng
hóa học, hay khi một hóa chất (thường là chất ôxy hóa) bị đốt nóng.
2.2.2.2

Nổ
Hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nổ nhất định về nồng độ,
và nó tùy thuộc vào loại hóa chất.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy


6


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

CHƯƠNG 3 - TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM PHÂN TÍCH THÍ
NGHIỆM HÓA SINH TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
3.1

VỊ TRÍ

- Trung tâm được thành lập vào năm 1997.
- Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học
& Môi trường, trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
- Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh nằm ở khu nhà Cẩm Tú, trường ĐH Nông
Lâm Tp.HCM. khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.
3.2

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM

Trung tâm gồm 2 tổ: Hoá lý và Hóa sinh, có nhiệm vụ chung: (Nguồn: Trung tâm phân
tích Thí nghiệm Hóa Sinh Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM).
- Thực hiện các phân tích hóa lý và đo đạc các chỉ tiêu như: hàm lượng thuốc bảo vệ thực
vật, kim loại nặng, acid amin, vitamin, độc tố nấm (aflatoxin...), histamin, kháng sinh và
nhiều chất khác, sử dụng các máy móc hiện đại như sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp,
quang phổ kế hấp thu nguyên tử, quang phổ kế Tử ngoại Khả kiến.
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học, sinh học, vi sinh
vật, vv…

- Thực hiện các chẩn đoán bệnh cây trồng vật nuôi bằng công nghệ sinh học phân tử.
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như nông học,
chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, thủy sản, bảo quản chế biến.
- Trung tâm còn phục vụ cho việc giảng dạy và thực tập của sinh viên đối với các môn học
công nghệ sinh học, thực phẩm, nông học,…
- Ngoài ra còn thực hiện phân tích dịch vụ về các chỉ tiêu sinh học như: các bệnh trên
động vật, thực vật, vi sinh vật, gen, di truyền,….
3.3

LOẠI HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

- Trong năm tổ Hóa lý sử dụng 100 loại hóa chất. (Nguồn: Trung tâm phân tích Thí
nghiệm Hóa Sinh Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM).
- Tổ Hóa sinh sử dụng 310 loại hóa chất. (Nguồn: Trung tâm phân tích Thí nghiệm Hóa
Sinh Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM).

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

7


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

CHƯƠNG 4 - HIỆN TRẠNG HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ
NGHIỆM
4.1

HIỆN TRẠNG NHẬP, XUẤT VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT


4.1.1
Hiên trạng nhập hoá chất
- Lượng hóa chất nhập vào được tính dựa vào số mẫu dự trù cần phân tích trong một năm.
- Lượng hóa chất nhập vào và xuất ra được thống kê và kê khai theo thủ tục quy trình của
Trung tâm. Việc nhập và xuất được ghi vào sổ do Giám đốc Trung tâm và người quản lý
phòng hóa chất chịu trách nhiệm cất giữ và bảo quản.
- Bảng báo cáo kiểm kê hóa chất theo định kỳ 6tháng/1lần.
- Hóa chất nhập vào thì luôn có phiếu an toàn hóa chất do nhà sản xuất cung cấp đính kèm
với loại hóa chất đó.
- Các chai, lọ bao bì đều có dán nhãn.
- Tại Trung tâm, nhãn hóa chất tuân thủ đầy đủ mọi quy định về màu sắc của chữ, chữ số,
hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu… theo nghị định 89/2006/NĐ-CP. Ví dụ, điều 8
nghị định số 89/2006/NĐ-CP quy định chữ số phải có màu tương phản với màu nền của
nhãn hàng hoá, đối với những chai lọ màu xám chữ trên nhãn màu trắng, còn các chai lọ
màu trắng thì nhãn ghi chữ màu đen.

Hình 4.1: Hóa chất nhập vào được dựng trong các chai có dán nhãn
4.1.2 Hiện trạng lưu trữ và bảo quản hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
- Hóa chất được phân loại dựa trên đặc điểm bảo quản, khả năng cháy nổ và độc tính. Căn
cứ vào yêu cầu bảo quản trên bao bì hoặc bảng thông tin đính kèm hoặc theo đặc tính
từng loại để sắp xếp, bảo quản vào các tủ khác nhau. (Nguồn: Trung tâm phân tích Thí
nghiệm Hóa Sinh Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM).
- Tại phòng sắc ký phổ gồm có 3 tủ hóa chất ở nhiệt độ bình thường (nhiệt độ phòng), 2 tủ
ở nhiệt độ lạnh.
 Ba (03) tủ hóa chất ở nhiệt độ bình thường được chia thành nhiều ngăn riêng biệt,
mặt trước làm bằng thủy tinh, các mặt còn lại làm bằng kim loại. Bên ngoài tủ có
dán biển báo cháy nổ, biển báo nguy hiểm.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy


8


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

-

-

-

 Tủ đựng hóa chất có dạng như tủ đựng sách. Các loại hóa chất được bỏ vào trong
các lọ bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh, bao màu vàng sẫm để chứa các hóa chất
dạng bột và cho vào các ngăn, mỗi ngăn các chai lọ, bao bì sắp xếp gọn gang,
không chồng chéo lên nhau, nhưng không bỏ vào các khay hay các mép tủ không
có các gờ.
Phòng công nghệ hóa sinh có:
 Một (01) tủ ở nhiệt độ 4oC để bảo quản các loại hóa chất có yêu cầu giữ mát ở
nhiệt độ 4oC như các chất có protein, enzym,…
 Một (01) tủ ở nhiệt độ -70oC để bảo quản các hóa chất có đặc tính sinh học cần
bảo quản ở -70oC.
Phòng Công nghệ Sinh học Thực vật có 3 tủ ở nhiệt độ -20oC để bảo quản các hoá chất
có đặc tính sinh học cần bảo quản ở nhiệt độ -20oC.
Tất cả các tủ nêu trên đều có dán danh sách: tên, xuất xứ, vị trí cất giữ, khối lượng nhập
vào và xuất ra của mỗi loại hóa chất được kê khai 6 tháng/lần.
Các dụng cụ thí nghiệm được phân ra làm 2 loại là nhựa như các đầu tuýp, chai lọ
nhựa,… và thủy tinh như: đĩa petri, buret, lam, lamen, các chai lọ thủy tinh,…. Ứng với
mỗi loại sẽ bảo quản ở 1 tủ riêng giống như tủ đựng hóa chất.
Trung tâm đã xây dựng quy trình: Bảo quản hóa chất và dụng cụ thí nghiệm. Quy trình

hướng dẫn tuần tự các bước công việc cần thực hiện và người chịu trách nhiệm về các
công việc đó. Mục đích của quy trình nhằm đảm bảo chất lượng & an toàn hóa chất và
dụng cụ thí nghiệm.

Hình 4.2: Tủ lưu trữ và bảo quản hóa chất ở nhiệt độ phòng
4.1.3

Hiện trạng sử dụng hoá chất, dụng cụ tại trung tâm
Hóa chất, dụng cụ ở Trung tâm nhằm phục vụ cho việc thí nghiệm, nghiên cứu, học tập
của các giảng viên, sinh viên của trung tâm của các khoa Công nghệ Thực Phẩm, Công nghệ
Sinh Học,… thuộc trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.(Nguồn: Trung tâm Phân tích Thí nghiệm
Hóa Sinh trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM)
Theo quy định của Trung tâm:
- Mỗi cán bộ, sinh viên khi làm thí nghiệm, nghiên cứu cần nắm rõ các thao tác, quy trình
công việc của mình.
- Sử dụng hóa chất phải tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và quy định của Trung
tâm.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

9


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

- Các sinh viên khi đến Trung tâm để học tập thì được hướng dẫn về việc sử dụng hóa chất
và các thiết bị, dụng cụ trong khoảng thời gian 2-3 tuần và phải chấp hành các quy định
về việc sử dụng hóa chất của Trung tâm.
- Mỗi cán bộ, sinh viên khi lấy hóa chất ra để sử dụng đều phải có sự đồng ý của người có

trách nhiệm và phải ghi vào sổ theo dõi việc sử dụng hóa chất.
- Mỗi cán bộ, sinh viên khi sử dụng dụng cụ, thiết bị tại Trung Tâm phải có sự đồng ý của
người có trách nhiệm và phải đăng ký vào sổ theo dõi việc sử dụng dụng cụ, thiết bị tại T
rung tâm.
- Mỗi người sau khi tiến hành phân tích thí nghiệm phải có trách nhiệm dọn vệ sinh chỗ
làm thí nghiệm, sửa các dụng cụ làm thí nghiệm đúng theo quy định.
4.1.4

Hiện trang hóa chất sau sử dụng
Hóa chất sau khi sử dụng sẽ trở thành chất thải và nó có mặt ở 3 dạng: rắn, lỏng và
khí.

4.1.4.1 Chất thải dạng rắn
- Bao gồm chất thải từ các quá trình phân tích, thí nghiệm như: bao tay, đầu tuýp, Agarose
để đổ môi trường nuôi cấy VSV, các mẫu thực phẩm như thịt, cá, trái cây,…. Các dạng
chất thải này có thể dính các hóa chất, máu, huyết thanh, VSV nguy hại đối với con
người và môi trường (như: Eschrichia coli)
- Rác thải sinh hoạt của cán bộ giảng viên, sinh viên làm việc tại Trung tâm.
4.1.4.2 Chất thải dạng lỏng
- Bao gồm hỗn hợp các dung dịch sau khi phân tích mẫu, trích ly mẫu, hóa chất dạng lỏng
còn dư lại như: nước phân tích gel, axetone, chloroform, Isopropanol, ….
- Nước, hóa chất dùng để súc rửa và làm vệ sinh các dụng cụ thí nghiệm như:
 Axeton, ethanol,... để rửa các dụng cụ có dính các chất bẩn dạng dầu mỡ.
 Dung dịch HCl 1% dùng vệ sinh các dụng cụ sau khi phân tích ADN
 Dung dịch DEPC vệ sinh các dụng cụ trước khi phân tích ARN.
 Xà bông rửa các loại dụng cụ như ống nghiệm, cối, chày, dụng cụ chứa thuốc trừ
sâu,...
 Nước lọc, nước cất rửa lại tất cả các dụng cụ.
- Nước thải từ bồn xử lý các hơi, khí thải của Trung tâm.
- Nước thải ra từ việc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cán bộ giảng viên, sinh viên ở

Trung tâm.
4.1.4.3 Chất thải dạng khí
- Là các hơi dung môi thoát ra từ các phản ứng, hay quá trình nung nóng hóa chất, lưu giữ
hóa chất như: hơi chloroform, phenol, β mecapto ethanol,….
4.2

HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ LƯU TRỮ CHẤT THẢI

4.2.1
Chất thải dạng rắn
- Trong mỗi phòng phân tích, phòng thí nghiệm có từ 2 đến 3 sọt đựng rác có thể tích 7L
và sọt rác được lót đáy và thành sọt bằng túi ni lông thông thường để tránh chất thải rơi
vãi ra sàn nhà và dễ thu gom.
- Các đầu tuýp được để riêng ra 1 sọt, các loại rác thải phát sinh từ quá trình phân tích
thuộc danh sách hóa chất có chứa chất có khả năng gây ung thư được thu gom riêng. Ví

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

10


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

dụ như các bao tay trong quá trình phân tích gel có dính chất Ethium Bromide
(C21H20BrN3), hay các bao tay, đầu tuýp,… trong các thí nghiệm có sử dụng Acrylamide
(C3H5NO).
- Hầu hết các loại rác khác còn lại như: bao tay, túi ni lông, các hộp giấy, mẫu thịt, quả,
các mẫu thực phẩm,… được thải bỏ chung trong sọt rác còn lại.
- Khi lượng rác chiếm lớn hơn hoặc bằng 3/4 thể tích sọt rác, rác sẽ được thu gom và đưa

ra khỏi phòng thí nghiệm.
- Các loại rác thải sau khi ra khỏi phòng thí nghiệm được gộp chung bởi những nhân viên
thu dọn vệ sinh và được lưu trữ chung với các loại rác thải sinh hoạt khác tại khu vực
nhà Cẩm Tú trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.

Hình 4.3: Các sọt rác đặt trong phòng Thí nghiệm
4.2.2 Chất thải dạng lỏng
- Các chất thải dạng lỏng có chứa các chất được đánh giá độc hại β-mecapto ethanol,
Isopropanol, chloroform, Acrylamide, isoamine,… được bỏ chung vào các thùng, can
nhựa làm bằng PE và cất giữ trong phòng thí nghiệm.
- Các chất thải dạng lỏng còn lại được đổ trực tiếp vào các bồn rửa ngay trong mỗi phòng
thí nghiệm, tự thoát đến cống thoát nước chung rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải phát sinh từ sinh hoạt của CB CVN, sinh viên làm việc tại Trung tâm được thu
gom vào hầm tự hoại.

Hình 4.4: Khay và Can thu gom và lưu trữ nước thải trong PTN
4.2.3

Chất thải dạng khí
Các dung môi độc như axeton (CH3COCH3), phenol, chloroform,… được lưu giữ và tiến
hành thí nghiệm trong tủ hút độc và xử lý theo phương pháp hấp thụ bằng NaOH hoặc than
hoạt tính.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

11


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM


4.3

HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI

Chất thải dạng rắn
4.3.1
- Một số chất thải có chứa các chất ung thư (ví dụ: các bao tay có Ethium Bromide) sau
khi sử dụng được bỏ vào tủ kín và chiếu tia UV trong vòng 2 giờ sau đó đem thải bỏ
chung với các loại rác khác của trường.
- Những loại rác thải còn lại được xem như rác thải sinh hoạt và thải bỏ chung với các loại
rác khác của trường.

Chất thải dạng lỏng
4.3.2
- Các chất thải dạng lỏng có chứa các chất được đánh giá độc hại β-mecapto ethanol,
Isopropanol, chloroform, Acrylamide, isoamine,… được bỏ chung vào các thùng, can
nhựa làm bằng PE và cất giữ trong phòng thí nghiệm ở trên được đưa đi chôn lấp bởi
Trung tâm.
- Các chất thải có chứa các chất gây ung thư (ví dụ: Ethium Bromide (C21H20BrN3),…)
được chiếu tia UV trong vòng 2 giờ, sau đó thải ra hệ thống nước thải chung rồi ra nguồn
tiếp nhận.
- Các loại chất thải lỏng còn lại đổ trực tiếp ra hệ thống nước thải chung rồi ra nguồn tiếp
nhận.
- Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng hầm tự hoại
4.3.3
Chất thải dạng khí
- Các dung môi độc hại như: hơi Chloroform, phenol,…được xử lý ngay trong tủ hút độc
bằng phương phấp hấp thụ bằng NaOH hoặc được dẫn qua bồn xử lý khí thải bằng
phương pháp hấp thụ NaOH hoặc than hoạt tính rồi thoát ra môi trường

- Cơ chế hoạt động của bồn xử lý khí: khí được dẫn vào đáy bồn xử lý theo hướng từ đáy
lên trên, dung dịch xút (NaOH) được tưới từ trên xuống ngược chiều với khí cần xử lý,
sau khi tiếp xúc toàn bộ chất độc hòa tan vào xút và theo xút ra đáy tháp, dung dịch xút
sau này sẽ được thu gom lại và xử lý chung với chất thải dạng lỏng của trung tâm. Khí
sạch thải ra môi trường nhưng trước khi thải ra môi trường, không có hệ thống kiểm tra
nồng độ khí sau xử lý.
- Tại trung tâm đã có hệ thống thông gió trong mỗi phòng trong PTN

Hình 4.5: Bồn xử lý khí thải tại trung tâm

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

12


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

4.4

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

4.4.1

Đánh giá hiện trạng nhập, xuất, bảo quản và sử dụng hóa chất

4.4.1.1 Mặt tích cực:
- Hóa chất nhập vào: có đầy đủ các thông tin an toàn, hướng dẫn sử dụng của nhà sản
xuất.
- Bảo quản hoá chất: được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp, sắp xếp hợp lý, bao gói đúng quy

định.
- Trung tâm đã có thủ tục quy trình “bảo quản hoá chất và dụng cụ thí nghiệm”.
4.4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại:
- Đối với các hóa chất bảo quản ở nhiệt độ bình thường: các chai lọ đựng hoá chất được
bỏ trực tiếp vào các ngăn tủ làm bằng kim loại không có các gờ, do đó nếu xảy ra sự cố
rò rỉ hoặc đổ hóa chất sẽ gây khó khăn cho việc thu gom và dọn vệ sinh, ngoài ra, có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe của những người làm việc tại nơi xảy ra sự cố. Nên việc lưu trữ
trong trường hợp này chưa phù hợp với điều 30, luật hóa chất Số 06/2007/QH12- cất
giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong xản xuất, kinh doanh hóa chất.
- Trong quá trình hoạt động Trung tâm có thải bỏ một số loại chất thải ở thể rắn, lỏng, khí
có chứa thành phần nguy hại đối với sức khỏe con người và môi trường. Nhưng hiện tại
(05/2008) Trung tâm vẫn chưa đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi
trường. Đây là điểm chưa phù hợp với khoản 1.1, mục 1, chương IV, thông tư Số
12/2006/TT-BTNMT - trách nhiệm đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
4.4.2

Đánh giá hiện trạng thu gom và lưu trữ chất thải

4.4.2.1 Mặt tích cực
a. Chất thải dạng rắn
- Các thùng rác có nắp đậy cho nên sẽ tránh được hiện trạng chất thải phát tán ra bên
ngoài.
- Trung tâm đã tách riêng được các đầu tuýp bằng nhựa.
- Các bao tay trong quá trình phân tích gel đã được thu gom và lưu trữ trong tủ kín.
b. Chất thải dạng lỏng
- Các dung dịch sau trích ly có tính độc như β-mecapto ethanol, Isopropanol, chloroform,
Acrylamide, isoamine,… được thu gom vào các thùng, can nhựa làm bằng PE.
4.4.2.2 Những vấn đề còn tồn đọng
a. Chất thải rắn
- Phân loại chất thải chưa cụ thể và hợp lý theo đúng quy định: Chỉ tách riêng các đầu

tuýp và rác thải có dính hóa chất gây ung thư, còn các loại rác thải khác dù có dính hóa
chất độc hại khác hay không độc hại đều được bỏ lẫn lộn với nhau. Điểm này chưa phù
hợp với khoản 1.4, mục 1, chương IV, thông tư Số 12/2006/TT – BTNMT.
- Lưu trữ chất thải ngoài phòng thí nghiệm chưa được lưu tâm đúng mức: chất thải sau khi
ra khỏi phòng thí nghiệm được đặt ngoài sự kiểm soát của trung tâm và được xem như
rác sinh hoạt. Chưa phù hợp với khoản 1.3, mục 1, chương IV, thông tư Số 12/2006/TTBTNMT - trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

13


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

b. Chất thải dạng lỏng
- Thải bỏ chưa hợp lý dung dịch sau khi trích ly mẫu, nước thải súc rửa dụng cụ thí
nghiệm: Các dung dịch có chứa chất nguy hại, chất gây ung thư bỏ chung với nhau.
Nước súc rửa, vệ sinh dụng cụ có chứa các thành phần chất nguy hại đổ vào hệ thống
thoát nước rồi ra nguồn tiếp nhận. việc thải bỏ chất thải dạng lỏng là chưa phù hợp với
khoản 1.4, mục 1, chương IV, thông tư Số 12/2006/TT-BTNMT – trách nhiệm của chủ
nguồn CTNH.
- Thiết bị thu gom lưu trữ không tuân thủ đúng quy định về chất lượng và nhãn dán: Can,
khay nhựa lưu trữ chất thải lỏng không có thông số chất lượng của vật liệu và chưa dán
nhãn báo về sự nguy hiểm của các chất thải chứa trong đó. Điểm này chưa phù hợp với
điều khoản 1.4, mục 1, chương IV, thông tư Số 12/2006/TT-BTNMT – trách nhiệm của
chủ nguồn CTNH
- Không có quy trình lưu trữ chất thải dạng lỏng tại chỗ: Các chất thải dạng lỏng hiện
đang được trung tâm quản lý và lưu trữ tại mỗi PTN không có quy trình thủ tục bảo
quản, lưu trữ hay kiểm tra, chưa đựợc sự chấp thuận của cơ quan chức năng và chưa đáp

ứng được yêu cầu của nguyên tắc lưu trữ CTNH.
4.4.3
4.4.3.1

Đánh giá hiện trạng xử lý và thải bỏ chất thải.
Mặt tích cực

a. Chất thải dạng rắn
- Các chất thải dạng rắn có chứa thành phần gây ung thư đã được xử lý bằng tia UV trong
vòng 2 giờ.
- Các dụng cụ thí nghiệm làm việc với vi sinh vật đều được hấp khử trùng trước khi bỏ ra
môi trường.
b. Chất thải dạng khí
- Các bồn xử lý bằng than được thay theo định kỳ 6 tháng/1 lần.
4.4.3.2 Những mặt còn tồn đọng
a. Chất thải rắn
- Ngoài các chất thải có chứa chất gây ung thư đã được xử lý ở trên thì các chất thải còn
lại đều được đối xử như rác thải sinh hoạt là chưa phù hợp vì theo quy định phải kiểm
định rác này có nằm trong dạnh mục CTNH hay không (dựa theo Quyết định số
23/2006/QĐ – BTNMT về “Ban hành danh mục chất thải nguy hại”). Nếu là chất thải có
chứa thành phần nguy hại thì phải thu gom, lưu trữ, xử lý, tiêu hủy theo quy định của
thông tư Số 12/2006/TT-BTNMT.

Hình 4.6: Chất thải dạng rắn sau khi ra khỏi PTN

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

14



Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

c. Chất thải dạng lỏng
- Các chất thải lỏng gây ung thư như β-mecapto ethanol, Isopropanol, chloroform,
Acrylamide, isoamine,… thu gom vào các thùng, can nhựa làm bằng PE ở trên, được
Trung tâm tự tiến hành chôn lấp. Nhưng hiện tại Trung tâm chưa đăng ký chủ xử lý, tiêu
hủy CTNH, đồng thời Trung tâm cũng chưa có quy trình chôn lấp cụ thể, chưa xác định
được thời gian, lượng chất thải mỗi lần đi chôn lấp. Điểm này chưa phù hợp với
khoản1.7, mục 1, chương IV thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.
- Các dòng nước thải còn lại như các dòng nước thải chứa chất axeton, ethanol,… chưa
được xử lý mà thải ra môi trường là chưa phù hợp với tiêu chuẩn môi trường theo khoản
1 điều 19 luật hóa chất số 06/2007/TT-BTNMT-về xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất
thải và dụng cụ chứa hóa chất. Nước thải này phải xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam loại B
theo TCVN 5945:2005 trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

15


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM

4.5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Trong hoạt động hóa chất thì CNH có thể bộc phát tác hại bất cứ lúc nào, ngay từ trong
quy trình lưu trữ, vận chuyển, sử dụng. Do vậy, để làm khả năng xảy ra hiểm họa cho con

người, tài sản và môi trường thì việc quản lý CTNH phải được quan tâm kiểm soát trong suốt
quá trình kể từ lúc sản xuất cho đến khi thải bỏ cuối cùng.
Quy trình của hóa chất tại trung tâm hiện nay như sau:

Nhập hóa chất

Bảo quản và lưu trư
hóa chất

Sử dụng hóa chất

Hóa chất sau sử
dụng (Thải bỏ)

Vận chuyển chất thải
đến nơi xử lý

Xử lý, tiêu hủy chất
thải (tại chỗ)/ giao
cho đơn vị chức
năng

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

16


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất tại trung phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM


Đề xuất giải pháp quản lý
4.5.1
Trung tâm đã có quy trình và biện pháp để quản lý chất thải nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả quản lý nhằm đảm bảo các yêu cầu pháp luật, đề
tài xin đề xuất các biện pháp sau.
4.5.1.1 Giai đoạn nhập, xuất, lưu trữ, bảo quản và sử dụng hóa chất
- Để phòng ngừa các sự cố xảy ra do các tủ đựng hóa chất làm bằng kim loại, không có gờ
các lọ, bình, bịch đựng hóa chất cần được bỏ vào các khay nhựa để chống bị ăn mòn, rỉ
sét. Theo điều 30,luật hoá chất số 06/2007 về cất giữ, bảo quản hoá chất nguy hiểm
trong sản xuất, kinh doanh hoá chất.
4.5.1.2 Giai đoạn thải bỏ, thu gom và lưu trữ chất thải tại Trung tâm
- Hóa chất sau khi sử dụng có chứa thành phần các chất, các VSV có khả năng gây bệnh
làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Qua các hoạt động của mình
trung tâm đã phát thải ra CTNH. Vì vậy Trung tâm cần đăng ký chủ nguồn thải CTNH
với Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM để được hướng dẫn và hỗ trợ Theo khoản
1.1, mục 1, chương IV, thông tư Số 12/2006/TT-BTNMT - trách nhiệm của chủ nguồn
thải CTNH.
- Theo đó
 Trung tâm cần lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý CTNH định kỳ 06
(sáu) tháng 1 lần gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM theo phụ lục 4 (A)
của thông tư số12/2006/TT-BTNMT. Theo khoản 1.13, mục 1, thông tư Số
12/2006/TT-BTNMT – trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH.
 Trung tâm cần phải có một khu vực lưu trữ CTNH riêng..
Đối với mỗi loại chất thải, cần có cách thu gom và lưu trữ khác nhau:
-

-

-


-

a. Chất thải dạng rắn
Các CTNH dạng rắn ở trong mỗi PTN phải được phân loại bỏ vào các thùng rác có lót
túi ni lông thông thường nhưng không bị rách, nứt và có nắp đậy sao cho các CTNH đó
không rơi vãi, không tương tác với nhau gây ra cháy, nổ, hay làm tăng tính độc của các
chất thải.
Khi rác ở mỗi thùng đầy (thể tích rác trong thùng ≥ 3/4 thùng) cần lấy túi đựng rác ra và
bỏ vào các thùng, bao, bì lớn hơn, sau đó bỏ vào khu vực lưu trữ CTNH riêng của Trung
tâm. Các thùng, bao, bì phải đảm bảo các yêu cầu về độ bền, không bị ăn mòn, không bị
rạn nứt, nhiễm bẩn, để không gây đổ, rơi vãi, phát tán rác ra bên ngoài. Theo khoản 1.4,
mục 1, thông tư Số 12/2006/TT-BTNMT – trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH.
b. Chất thải dạng lỏng
Các nước súc rửa vệ sinh dụng cụ, cũng như các hóa chất, dung dịch sau khi trích ly mẫu
mà có chứa các thành phần nguy hại cho con người, môi trường cần thu gom và xử lý đạt
tiêu chuẩn loại B trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận. Theo khoản 1, điều 19, chương III,
luật hóa chất số 06/2007/QH12 – xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ
chứa hóa chất.
Các chất thải lỏng cần được phân loại dựa trên đặc tính của các chất thải để đảm bảo các
chất thải không tương tác với nhau gây cháy nổ, hay tăng độc tính của chất thải.
Các chất thải lỏng cần được lưu trữ trong các thùng chứa đáp ứng các yêu cầu an toàn kỹ
thuật như: thùng phải được đóng kín, không bị rạn nứt, không bị ăn mòn bởi các chất có
trong dòng thải, không bị nhiễm bẩn hay hư hại gì khác. Nhằm bảo đảm không rò rỉ, rơi
vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn gồm các thông tin: tên CTNH, mô tả các
nguy cơ do chất thải có thể gây ra cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707-2000 về “

SVTT: Trương Thị Hồng Thủy

17



×