Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

“Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi
trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”

SINH VIÊN THỰC HIỆN : VÕ THỊ HỒNG HẢO
NGÀNH

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

KHÓA

: 30

- 2008 -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi
trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



KS. NGUYỄN HUY VŨ

SINH VIÊN THỰC HIỆN

VÕ THỊ HỒNG HẢO

MSSV

04130013

- 2008 -


Bộ Giáo & Đào Tạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
**************

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA
NGÀNH
HỌ & TÊN SV
KHÓA HỌC

: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

: VÕ THỊ HỒNG HẢO
MSSV: 04130013
: KHÓA 30 (2004 – 2008)
Lớp : DH04MT

1. Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện bảo vệ môi trường các
KCN thuộc huyện Nhơn Trạch
2. Nội dung KLTN
 Khảo sát hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường đã thực hiện
tại các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
 Đánh giá hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường đã thực hiện
tại các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
 Dự báo hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả trong
công tác bảo vệ môi trường cho các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch.
3. Thời gian thực hiện:
 Ngày bắt đầu: 3/2008
 Ngày kết thúc: 30/6/2008
4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Huy Vũ
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ………. tháng……… năm 200….
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày ………. tháng……… năm 200….
Giáo viên hướng dẫn

KS. NGUYỄN HUY VŨ


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người

và đã động viên, giúp đỡ con về cả tinh thần và vật chất để có thể vững tâm học tập đến ngày
hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Công Nghệ Môi
Trường trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập ở
giảng đường đại học.
Giáo viên hướng dẫn Ks. Nguyễn Huy Vũ – giảng viên khoa Công Nghệ Môi Trường
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suôt thời gian học tập và làm khóa luận.
Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận.
Chân thành cảm ơn cùng các anh chị trong Chi Cục đã cho tôi những ý kiến quý báu
trong quá trình làm khóa luận. Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn đến ThS Hoàng Văn Thống – Chi
Cục trưởng Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Đồng Nai, ThS. Nguyễn Thị Đức Hạnh và ThS.
Cáp Trương Quốc Hiếu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt
thời gian làm khóa luận.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp Môi trường 30 đã chia sẻ những khó
khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Do kiến thức bản thân còn hạn chế nên quá trình hoàn thành khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo của quý Thầy, Cô và sự đóng góp ý kiến
của bạn đọc.


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn này được thực hiện trên cơ sở khảo sát tổng hợp các kết quả kiểm tra hiện
trạng môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường và đánh giá công tác quản lý môi trường ở
các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch. Từ đó đưa ra dự báo và đề xuất các biện pháp
BVMT cho các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch.
Chương 1 mở đầu của luận văn thể hiện rõ sự cần thiết của đề tài nghiên cứu và tính

cấp thiết về vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Xác định mục tiêu, nội
dung, phương pháp nghiên cứu và kết quả của đề tài đóng góp nhất định cho quá trình áp
dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các KCN trên
huyện Nhơn Trạch.
Chương 2 của luận văn bao gồm việc đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh
Đồng Nai và huyện Nhơn Trạch. Đồng thời tóm tắt ngắn gọn về hiện trạng quy hoạch của các
KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
Chương 3 của luận văn tập trung mô tả hiện trạng môi trường và các biện pháp bảo vệ
môi trường đã thực hiện tại các KCN từ đó phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và công
tác quản lý. Kết quả đánh giá đã làm sáng tỏ những điểm phù hợp và chưa phù hợp trong công
tác quản lý môi trường ở các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch.
Chương 4 của luận văn dựa trên kết quả phân tích, đánh giá trên từ đó đưa ra dự báo
xu hướng phát triển và mức độ xả thải trên cở sở quy hoạch phát triển công nghiệp và đề xuất
những phương pháp bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế.
Chương 5 của luận văn là những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu, kiến nghị các
biện pháp quản lý và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm giảm thiểu ô nhiễm,
cải thiện và bảo vệ môi trường cho các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

v


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................................................................. v
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................................................viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ x
CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
1.1.
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................... 1
1.2.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................... 1

1.3.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 2

1.4.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................. 2

1.5.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 2

1.6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 2

1.7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 3


1.8.

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN .......................................................................................................................... 3

1.9.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC HUYỆN NHƠN TRẠCH..................... 4
2.1.
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI ..... 4
2.2.

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NHƠN

TRẠCH 4
2.2.1.

Vị trí địa lí ............................................................................................................................................... 4

2.2.2.

Điều kiện tự nhiên ................................................................................................................................... 5

2.2.3.

Đặc điểm kinh tế xã hội .......................................................................................................................... 6

2.3.


TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH ......................... 7

2.3.1.

Khái niệm KCN và quản lý môi trường ở các KCN .............................................................................. 7

2.3.2.

Tổng quan về các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch ................................................................................. 7

2.3.2.1. Tổng quan................................................................................................................................................ 7
2.3.2.2. Hiện trạng quy hoạch .............................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG & CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM
TRONG CÁC KCN THUỘC HUYỆN NHƠN TRẠCH ........................................................................................ 10
3.1.
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN................................................................................. 10
3.1.1.

Môi trường đất....................................................................................................................................... 10

3.1.2.

Môi trường nước.................................................................................................................................... 10

3.1.2.1. Nước mặt ............................................................................................................................................... 10
3.1.2.2. Nước ngầm ............................................................................................................................................ 10
3.1.2.3. Nước thải ............................................................................................................................................... 10
3.1.3.

Chất thải rắn và chất thải nguy hại........................................................................................................ 13


3.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt........................................................................................................................... 13
3.1.3.2. Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất ...................................................................................................... 13
3.1.4.

Môi trường khí....................................................................................................................................... 14

3.2.

CÔNG TÁC BVMT ĐÃ THỰC HIỆN TẠI CÁC KCN THUỘC HUYỆN NHƠN TRẠCH............ 15

3.2.1.

Các biện pháp kỹ thuật.......................................................................................................................... 15

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

vi


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

3.2.1.1. Nước thải ............................................................................................................................................... 15
3.2.1.2. Chất thải rắn và chất thải nguy hại........................................................................................................ 20
3.2.1.3. Môi trường không khí ........................................................................................................................... 22
3.2.2.

Các biện pháp quản lý ........................................................................................................................... 28

3.3.


ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

NHƠN TRẠCH.................................................................................................................................................... 28
3.3.1.

Đánh giá hiện trạng môi trường tại các KCN....................................................................................... 28

3.3.1.1. Nước thải ............................................................................................................................................... 28
3.3.1.2. Chất thải rắn .......................................................................................................................................... 29
3.3.1.3. Khí thải .................................................................................................................................................. 29
3.3.1.4. Các biện pháp quản lý môi trường....................................................................................................... 30
3.3.2.

Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường hiện hành.................................................................. 30

3.3.2.1. Tích cực ................................................................................................................................................. 30
3.3.2.2. Hạn chế .................................................................................................................................................. 31
CHƯƠNG 4 - DỰ BÁO Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC KCN THUỘC ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH ............................. 33
4.1.
DỰ BÁO Ô NHIỄM ............................................................................................................................. 33
4.1.1.

Nước thải ............................................................................................................................................... 33

4.1.2.

Chất thải rắn .......................................................................................................................................... 36


4.1.3.

Khí thải .................................................................................................................................................. 37

4.1.3.1. KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) ...................................................................................................... 37
4.1.3.2. KCN Nhơn Trạch V .............................................................................................................................. 39
4.2.

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN NHƠN TRẠCH .................................................................................................................................... 39
4.2.1.

Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ........... 39

4.2.2.

Đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lí môi trường.............................................................. 41

4.2.2.1. Biện pháp tổ chức quản lý..................................................................................................................... 41
4.2.2.2. Biện pháp quy hoạch đầu tư.................................................................................................................. 41
4.2.2.3. Biện pháp kỹ thuật công nghệ............................................................................................................... 42
4.2.2.4. Biện pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ............................................................................... 43
4.2.2.5. Biện pháp giám sát chất lượng môi trường........................................................................................... 44
4.2.2.6. Các biện pháp phối hợp......................................................................................................................... 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 45
5.1.
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 45
5.2.


KIẾN NGHỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO......................................................... 45

5.2.1.

Kiến nghị ............................................................................................................................................... 45

5.2.2.

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................................................... 46

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

vii


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1 Tính chất, lưu lượng nước thải của các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch ............................................. 11
Bảng 3.2 Thành phần của các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại chủ yếu tại các KCN thuộc huyện Nhơn
Trạch ...................................................................................................................................................................... 13
Bảng 3.3 Thống kê lượng phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp thuộc địa bàn
huyện Nhơn Trạch ................................................................................................................................................ 14
Bảng 3.4 Thống kê số lượng công ty phát sinh khí thải tại các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch ............. 15
Bảng 4.1 Bảng hệ số phát thải các chất ô nhiễm bình quân trên đầu người ........................................................ 32
Bảng 4.2 Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của bể tự hoại ................................................................................ 33
Bảng 3.3 Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng thải của KCN ............................................................... 34
Bảng 4.4 Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống xử lý tự hoại ......................................... 34
Bảng 4.5 Tổng lưu lượng nước thải các KCN khi diện tích lấp đầy .................................................................... 34

Bảng 4.6 Dự báo chất thải rắn công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2020................................................................. 35
Bảng 4. 7 Kết quả dự báo ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp cho KCN khi lấp đầy diện tích ........................... 37
Bảng 4. 8 Kết quả dự báo ô nhiễm chất thải rắn KCN khi lấp đầy diện tích ....................................................... 37
Bảng 4.9 Hệ số ô nhiễm khí thải tại một số KCN điển hình ................................................................................ 38
Bảng 4.10 Bảng dự báo ô nhiễm không khí trong KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) ...................................... 38
Bảng 4.11 Bảng dự báo nồng độ ô nhiễm trên bờ mặt tác động tại KCN Nhơn Trach III (Giai đoạn 2) ........... 38
Bảng 4.12 Bảng hệ số ô nhiễm KCN Sóng Thần.................................................................................................. 39
Bảng 4.13 Bảng tải lượng phát thải khí thải của KCN Nhơn Trạch V................................................................. 39

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn
Trạch I .................................................................................................................................................................... 16
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn nhất KCN Nhơn
Trạch III (Giai đoạn 2)........................................................................................................................................... 17
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn
Trạch II1................................................................................................................................................................. 18
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn
Trạch III (Giai đoạn 1)........................................................................................................................................... 19
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi xung quanh KCN Nhơn Trạch I ...................................................... 22
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn
Trạch III (Giai đoạn 2)........................................................................................................................................... 23
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn
Trạch II................................................................................................................................................................... 24
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn
Trạch III (Giai đoạn 1)........................................................................................................................................... 25
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi xung quanh KCN Nhơn Trạch I ...................................................... 26

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo


viii


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai........................................................................................................... 4
Hình 2.2. Bảng đồ quy hoạch huyện Nhơn Trạch................................................................................................... 6

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

ix


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ môi trường.

BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa.

BOD5:

Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày.


COD:

Nhu cầu oxy hóa học.

DO:

Nồng độ oxy hòa tan.

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trường.

CTR:

Chất thải rắn.

CTRCN:

Chất thải rắn công nghiệp.

CTRSH:

Chất thải sinh hoạt.

CTNH:

Chất thải nguy hại.

DN:


Doanh nghiệp.

HTXLNT:

Hệ thống xử lý nước thải.

ISO:

Tiêu chuẩn quốc tế.

KCN:

Khu công nghiệp.

KCX:

Khu chế xuất.

QLMT:

Quản lý môi trường.

PTBV:

Phát triển bền vững

SS:

Chất rắn lơ lửng.


TSS:

Tổng rắn lơ lửng.

TCMT:

Tiêu chuẩn môi trường.

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TN&MT:

Tài nguyên và Môi trường.

UBND:

Ủy ban nhân dân.

XLCT:

Xử lý chất thải.

XLNT:

Xử lý nước thải.

XLKT:


Xử lý khí thải.

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

x


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Song hành với sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là
vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Ô nhiễm và suy thoái môi trường đã và đang được cả nhân loại hết sức quan tâm vì nó
đe doạ sự phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Sự biến đổi khí hậu bất thường, suy
giảm tầng ozon, tình trạng ô nhiễm gia tăng, suy thoái đất canh tác, nạn phá rừng, lũ lụt, suy
giảm đa dạng sinh học… đang trở thành bức bách mang tính toàn cầu.
Phát triển công nghiệp nói chung và khu công nghiệp nói riêng là một bộ phận phát
triển tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, là phương tiện thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó thì vấn đề môi trường cũng nảy sinh do hoạt
đông của các khu công nghiệp, khu chế xuất gây ra.
Hoạt động của các khu công nghiệp sẽ phát thải vào môi trường một lượng lớn các tác
nhân gây ô nhiễm như: SO2, NOx, COx, hydrocacbon, bụi, tiếng ồn..., nước thải có chứa kim
loại nặng, các chất hữư cơ, các vi sinh vật gây bệnh…,chất thải rắn và các chất thải nguy hại.
Vấn đề môi trường càng trở nên phức tạp hơn do tính phát tán, lan truyền của độc chất trong
môi trường từ nguồn thải khổng lồ là các khu công nghiệp đặc biệt là những khu công nghiệp
có hạ tầng cơ sở thiếu kém hoặc không có hệ thống xử lý môi trường phù hợp, và cơ chế quản

lí chưa rõ ràng và hiệu quả.
1.2.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Nhơn Trạch có vị trí địa lí thuận lợi là tâm điểm tam giác Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu, đựơc qui hoạch thành đô thị loại II.
Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa
ngõ tương lai vào TP. Hồ Chí Minh nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công
nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Là một trong những Huyện có sức thu hút mạnh về đầu tư, có triển vọng trong phát
triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai.
Tốc độ phát triển công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch trong những năm gần đây rất cao
đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện Nhơn Trạch. Tuy nhiên việc qui hoạch hạ tầng kĩ
thuật và xử lý môi trường ở các khu công nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển, dẫn đến
không ít bất cập và những tồn tại cần giải quyết:
- Tình trạng các khu công nghiệp vi phạm tiêu chuẩn môi trường còn rất phổ biến, đặc
biệt là tiêu chuẩn nước thải, áp lực gây ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Đáng chú ý
nhất là vấn đề nước thải công nghiệp. Trong đó vẫn còn phần lớn nước thải của các cơ sở sản
xuất chưa qua hệ thống xử lí nước mà thải thẳng ra môi trường với nhiệt độ, chất rắn lơ lửng,
pH, độ màu, các chất mỡ khoáng…ở mức cao. Bên cạnh đó trạm xử lí nước thải tập trung tại
các khu công nghiệp vẫn chưa xây dựng, mới chỉ có khu công nghiệp Nhơn Trạch I là đã xây
dựng và đi vào hoạt động nhưng thông số ô nhiễm vẫn còn vượt mức cao so với tiêu chuẩn.
Làm cho nguồn tiếp nhận là dòng sông Thị Vải gần như trở thành dòng sông ô nhiễm nhất ở
Đồng Nai cũng như khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Chủ đầu tư các khu công nghiệp thiếu vốn đầu tư nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng
bảo vệ môi trường cho các khu công nghiệp theo qui định không thể thực hiện trước khi khu
công nghiệp chính thức hoạt động. Đa số vừa kêu gọi đầu tư vừa kêu gọi xây dựng cơ sở hạ
tầng bảo vệ môi trường.
SVTH: Võ Thị Hồng Hảo


1


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- Vấn đề thu gom chất thải rắn cũng đang là vấn đề bức xúc lớn của khu công
nghiệp.Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại ngày càng nhiều nhưng vẫn
chưa có biện pháp xử lí phù hợp.
- Để giải quyết những tồn tại trên, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các
khu công nghiệp thuộc Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng, việc kiểm soát
hay khống chế tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của các khu công nghiệp gây ra
cần phải xem xét nghiêm túc, càng sớm càng tốt và đây cũng chính là mục đích của đề tài.
1.3.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch đã và đang
rất nhanh. Vì vậy vấn đề môi trường ở đây rất nhạy cảm.
Đề tài “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC ĐỊA BÀN HUYỆN
NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI” nhằm xem xét những vấn đề môi trường còn tồn tại
trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua. Từ đó đề xuất hướng giải quyết tốt hơn
mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho huyện Nhơn Trạch và tỉnh Đồng Nai.
1.4.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các KCN đang hoạt động trong địa bàn huyện Nhơn
Trạch theo quy hoạch được phê duyệt.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Bước đầu nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường các KCN thuộc huyện
Nhơn Trạch và đề ra các biện pháp giảm thiểu.
+ Các khu công nghiệp đang hoạt động thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch: KCN Nhơn
Trạch I, II, III (giai đoạn1), III(giai đoạn2), V.
1.5.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá hiện trạng môi trường và hiệu quả công tác quản lí môi trường ở các khu
công nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch.
Dự báo môi trường cho các KCN khi lấp đầy diện tích.
Đề xuất các biện pháp nhằm quản lý chất lượng môi trường theo hướng phát triển bền
vững các khu công nghiệp sinh thái.
1.6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát và thu thập số liệu thực tế về hiện trạng môi trường phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
- Nhận định ban đầu về hiện trạng môi trường tại các khu công nghiệp thuộc địa bàn
huyện Nhơn Trạch.
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại các
khu công nghiệp của huyện Nhơn Trạch.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp tại các khu công nghiệp.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường cho các khu công
nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

2



Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

1.7.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp khảo sát thực địa.

1.8.

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2008 và hoàn thành vào cuối tháng 6/2008.

1.9.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu đề tài được tóm tắt như sau:

- Hiện trạng môi trường tại các KCN bao gồm vấn đề chính là nước thải, chất thải rắn,
khí thải. Xác định nguồn gốc phát sinh và thành phần, lượng chất thải.
- Hiện trạng khống chế ô nhiễm mà các KCN đã thực hiện được.
- Đánh giá về hiện trạng môi trường và công tác quản lý đã thực hiện tại các KCN trên
địa bàn huyện Nhơn Trạch.
- Dự báo chất thải khi KCN lấp đầy và đề xuất các biện pháp BVMT cho các KCN
góp phần vào quá trình phát triển bền vững cho địa bàn huyện Nhơn Trạch.

- Đề ra một số nghiên cứu tiếp theo nhằm cải thiện môi trường cho các KCN theo
hướng phát triển bền vững.

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

3


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC
HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.1.

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH ĐỒNG NAI

Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ và nằm trong vùng phát triển kinh tế
trọng điểm phía Nam. Tỉnh Đồng Nai có diện tích 5.862.37 km2 (Chiếm 1.76% diện tích tự
nhiên cả nước, chiếm 25.5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ), bao gồm 11 đơn vị hành
chính trực thuộc: Tp. Biên Hoà là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá của tỉnh; Thị xã Long
Khánh; huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân
Phú, Trảng Bom và Cẩm Mỹ. Ranh giới hành
chính tỉnh Đồng Nai đựoc xác định như sau:
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương
và Bình Phước.
- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
- Phía Tây giáp TP.Hồ Chí Minh.

Địa hình của tỉnh là trung du và đồng
bằng, chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ
đến đồng bằng Nam Bộ. Nhìn chung đất của
Đồng Nai có địa hình tương đối bằng phẳng,
92% có độ dốc < 15% trong đó 82.09% đất
có độ dốc >150 chiếm khoảng 8%.
Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, với hai mùa: mùa khô và
mùa mưa. Nhiệt độ bình quân là 250 – 260,
rất thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị
xuất khẩu cao. Lượng mưa tương đối cao,
khoảng 1500mm đến 2700mm, phân bố theo
vùng theo vụ.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai

2.2.

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.2.1. Vị trí địa lí
Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là huyện mới được tách ra
trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành cũ theo Nghị định số 51/CP ngày 23/06/1994 của Thủ
tướng Chính phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ
106045’16’’ – 107001’55’’ Kinh độ Đông và 10031’33’’ – 10046’59’’ Vĩ độ Bắc, có vị trí
địa lý như sau:
- Phía Bắc: giáp huyện Long Thành, Quận 2 và Quận 9 thuộc Tp. Hồ Chí Minh
- Phía Nam và phía tây giáp huyện Nhà Bè thuộc Tp. Hồ Chí Minh.
- Phía Đông giáp huyện Long Thành và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu.
SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

4


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Năm 1996 huyện Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
tổng thể, theo đó huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành một thành phố mới với qui mô đô thị loại II,
diện tích đất qui hoạch năm 2005 là 2000 ha và định hướng đến năm 2020 khoảng 8.000 ha.
Có các chức năng như sau:
- Khu công nghiệp: được bố trí tại khu Đông - Bắc gắn liền với cảng Thị Vải
- Khu trung tâm thành phố đựơc bố trí tại khu phía Nam, tây Nam nối liền gần sông
Thị Vải ở phía Đông Nam, với khu vực gần sông Đồng Nai ở phía Tây Bắc. Trung tâm thành
phố được bố trí trên hành lang Đông Nam – Tây Bắc.
- Khu dân dụng: tập trung phát triển lên khu vức phía Tây và phía Nam xung quanh
khu Trung Tâm.
Với vị trí chiến lược nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giữa vùng tam giác
kinh tế: Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, ven các tuyến giao thông thủy bộ
huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào Tp. Hồ Chí Minh; Huyện Nhơn Trạch có lợi
thế to lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, là một trong những huyện có sức hút
mạnh về vốn đầu tư, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai cũng như toàn Vùng kinh tế trọng điếm phía
Nam.

2.2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1. Điều kiện địa hình
Huyện Nhơn Trạch là một huyện trung du nằm dọc quốc lộ 51. Địa hình thấp và tương
đối bằng phẳng. Theo tài liệu khảo sát địa chất công trình tại huyện Long Thành (cũ) cho thấy

địa chất công trình tại khu vực các KCN có sự phân bố lớp đá theo trình tự:
- Lớp 1: Lớp cát pha, hạt mịn, màu trắng, xám vàng, đất ẩm, bở rời. Lớp này có độ dày
từ 1-3m
- Lớp 2: Lớp cát pha sét cao lanh màu xám trắng lẫn ít sỏi thạch anh, sỏi sạn Laterit.
Đất ẩm ướt trạng thái dẻo. Ở độ sâu từ 1-7m.
- Lớp 3: Lớp cát pha và cát sạn thạch anh màu xám trắng, đỏ vàng loang lổ. Đất ẩm
trạng thái dẻo. Lớp này ở độ sâu từ 6-12m. C = 0,45-0,5 Kg/cm2; φ = 160 – 240.
- Lớp 4: Lớp sét màu xám tro, xám xanh. Đất ẩm ướt, có độ sâu H>12m. Với các đặc
tính C = 1,1kg/cm2; φ = 110.

2.2.2.2. Khí tượng thủy văn
Huyện Nhơn Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những
đặc trưng chính:
Nắng chiều trung bình khoảng 2600-2700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung
bình 25-260C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (210C) tháng có trung bình
cao nhất là khoảng từ 34-350C.
Mưa tập trung theo mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên tổng 80% tổng
lượng mưa cả năm.

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

5


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.3.1. Đặc điểm kinh tế
Trước năm 1994, cơ cấu kinh tế huyện Nhơn Trạch còn là một huyện thuần nông trồng
cây lúa nước, hoa màu và chăn nuôi theo quy mô sản xuất gia đình. Với định hướng quy

hoạch thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, huyện Nhơn Trạch đã thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Đến năm 2007 tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 49,41% dịch vụ chiếm
25,41% và nông lâm ngư nghiệp là 25,28%. Hiện nay, toàn huyện có 10 KCN đã thu hút 204
dự án với tổng số vốn tư là 2 tỷ 574 triệu USD, trong đó 104 dự án đi vào hoạt động thu hút
32,5 ngàn lao động. Lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển đa dạng phục vụ công nghiệp và
đáp ứng nhu cầu tiêu dung của nhân dân địa phương.
Với những thành tựu đã đạt được trong 10 năm qua, phương hướng tổng quát phát
triển cho giai đoạn 2006 – 2010 là “tiếp tục thực hiện chuyển dịch mạnh các cơ cấu kinh tế
theo định hướng công nghiệp hóa”. Tập trung sức cho việc phát triển nông thôn bước đầu cơ
bản trở thành thành phố, là đô thị loại 2 có công nghiệp, dịch vụ phát triển nhằm phấn đấu trở
thành đô thị loại 1 trong những năm tiếp theo.

2.2.3.2. Dân số - lao động
Tính đến năm 2005, dân số toàn huyện là 119.840 người tăng 11.435 người so với
năm 2000. Tốc độ tăng dân số năm 2005 là 2,6%, trong đó tăng tự nhiên là 1,12%.
Dân số trong độ tuổi lao động là 73.200 người chiếm 61% dân số, trong đó số lao
động đang làm việc là 61.480 người trong các lĩnh vực gồm: lao động nông nghiệp 26.360
người; lao động công nghiệp 15.135 người, lao động dịch vụ 16.810 người.

2.2.3.3. Y tế - giáo dục
Đời sống văn hóa ở nông thôn cũng ngày càng được cải thiện. Mỗi xã đều có trạm y
tế, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung tâm học tập cộng đồng. Toàn huyện có 7 trường
THCS, 2 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Nhơn Trạch có đền thờ liệt sĩ,
trung tâm văn hóa, công viên bia tưởng niệm Giống Sắn và sắp tới đây sẽ có thêm các khu du
lịch, thế giới tuổi thơ…góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đại bộ phận
người dân trong huyện. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được triển khai đến tận các
ấp, nhiều năm qua ở Nhơn Trạch không xảy ra tình hình dịch bệnh.

Hình 2.2. Bảng đồ quy hoạch huyện Nhơn Trạch


SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

6


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.3.

TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN
TRẠCH

2.3.1. Khái niệm KCN và quản lý môi trường ở các KCN
2.3.1.1. Khái niệm KCN
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới, địa giới xác định, không
có dân cư sinh sống, do chính phủ quyết định thành lập.Trong khu công nghiệp có thể có
doanh nghiệp chế xuất.

2.3.1.2. Quản lý môi trường ở các KCN
a.

Khái niệm về quản lý môi trường. (QLMT)

Mặc dù hiện nay chưa có một định nghĩa chung, thống nhất về QLMT nhưng có thể
tóm tắt QLMT như sau: “Quản lý môi trường là sử dụng tổng hợp các biện pháp, luật pháp,
chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và
phát triển bền vững kinh tế, xã hội quốc gia”, Michael Allaby (1995).
Các nguyên tắc QLMT, các công cụ thực hiện việc theo dõi, giám sát chất lượng môi

trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng dựa trên cơ sở hình
thành và phát triển ngành khoa học môi trường.

b.

Quản lý môi trường ở các KCN
Quản lý môi trường ở các KCN bao gồm những nội dung chính như sau:
- Xem xét các vấn đề môi trường trong công tác hoặc giai đoạn quy hoạch phát triển

KCN;
- Thẩm định về mặt môi trường các dự án thành lập KCN, các dự án đầu tư vào KCN;
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường và giám sát chất lượng môi trường
của các nhà máy trong KCN;
- Quan trắc chất lượng môi trường bên ngoài hàng rào các KCN;
- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về môi trường và xử phạt hành chính về lĩnh vực
bảo vệ môi trường và các quy phạm về môi trường…

2.3.2. Tổng quan về các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch
2.3.2.1. Tổng quan
Các KCN trong địa bàn huyện Nhơn Trạch nằm cạnh nhau tạo thành một cụm các
KCN đang hoạt động: Nhơn Trạch I, II, III (Giai đoạn 1), III (Giai đoạn 2) và V; đang quy
hoạch: KCN Nhơn Trạch II-Lộc Khang, Nhơn Trạch II-Nhơn Phú, Nhơn Trạch VI (KCN dệt
may Vinatex Tân Tạo), Theo sơ đồ bố trí (xem bảng đồ vị trí các KCN huyện Nhơn Trạch).
Riêng KCN Ông Kèo thì nằm tách biệt so với các KCN còn lại (xem bảng đồ vị trí các KCN
huyện Nhơn Trạch).
Cụm các KCN nằm ở trung tâm đối với các thành phố lớn của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam:
- Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 40km về hướng Bắc theo QL51 .
- Cách trung tâm Tp.Hồ Chí Minh 30km. Thủ Tướng Chính Phủ đã quyết định phê
duyệt xây dựng tuyến đường cao tốc từ trung tâm Tp.HCM qua cầu Thủ Thiêm, Long Thành

rất quan trọng trong quan hệ kinh tế, xã hội giữa Nhơn Trạch và Tp.HCM.
- Cách thành phố Vũng Tàu 45km theo quốc lộ 51 về phía Nam.
SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

7


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- Rất thuận lợi về mọi mặt: địa hình, địa mạo, vị trí so với các khu vực kinh tế quan
trọng của tam giác kinh tế trọng điểm.
Đặc biệt KCN cách xa khu dân cư nên mức độ ảnh hưởng chất thải đến môi trường
khu dân cư không đáng kể.

2.3.2.2. Hiện trạng quy hoạch
a.

Các KCN đang trong giai đoạn hoạt động

 KCN Nhơn Trạch I
Khu công nghiệp Nhơn Trạch I được thành lập theo quyết định số 715/TTg ngày
30/8/1997 của Thủ tướng chính phủ do Công ty Phát triển đô thị và KCN (URBIZ) là chủ đầu
tư. Tổng diện tích KCN: 448,5ha, trong đó đất dành cho thuê: 323ha. Diện tích đã cho thuê là
269,17 ha chiếm 83,33% diện tích đất công nghiệp.
Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 71 dự án, trong đó có 58 dự
án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 81,96%, 5 dự án đang triển khai chiếm tỷ lệ 7,04% và 1dự
án ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ 1,14%. Với tổng số dân lao động 26.000 người.
Các dự án được phân bố trong KCN chủ yếu gồm các lĩnh vực chính sau: dệt nhuộm;
sản xuất sản phẩm từ kim loại; hóa chất; sản xuất thủy tinh, gốm sứ,..; thuộc, sơ chế da; chế
biến gỗ; giấy; cao su; thực phẩm và các hoạt động kinh doanh khác.


 KCN Nhơn Trạch II
KCN Nhơn Trạch II được thành lập năm 1996 trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp
dệt nhuộm đầu từ năm 1993 – 1995, do cơ quan chủ quản dự án là Công ty Phát triển đô thị
và KCN (URBIZ). KCN có tổng diện tích là 374 ha, trong đó 279 ha dùng cho thuê, trong đó
diện tích đất đã cho thuê là 247,33 chiếm 88,65%.
Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 44 dự án, trong đó có 33 dự
án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 75%, 3 dự án đang triển khai chiếm tỷ lệ 6,8% và 8 dự án
chưa được triển khai chiếm tỷ lệ 18,2%. Với tổng số dân lao động 9.085 người.
Các dự án được phân bố vào một số lĩnh vực công nghiệp chính: dệt nhuộm, mỹ
phẩm, cơ khí, lắp ráp ô tô, điện tử, bê tông…
Quy hoạch phân bố các nhà máy trong KCN : dựa vào đặc tính phát thải của các nhà
máy mà KCN đã phân thành các cụm sau: Cụm nhà máy dệt nhuộm, các nhà máy chế biến
thực phẩm. Đây là các nhà máy có nhiều nước thải tập trung vào một khu vực có cao độ thấp
hơn so với các nhà máy khác ít nước thải như cụm nhà máy cơ điện, lắp máy…

 KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 1)
KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn I) được thành lập 1997 theo Quyết định số 464/QĐTTg của Thủ tướng chính phủ. Do đơn vị quản lý hạ tầng: Xí Nghiệp Dịch Vụ & Phát Triển
Nhơn Trạch 3.
KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn I) với tổng diện tích 336,9 ha, diện tích dùng cho
thuê: 233,85ha, diện tích đã cho thuê là 233,85ha chiếm tỷ lệ 100%
Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 30 dự án, trong đó có 28 dự
án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 93,33%, 2 dự án ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ 6,67%. Với
tổng số dân lao động 4.008 người.
Là KCN tổng hợp đa ngành nhằm thu hút vốn đầu tư nhiều loại công nghiệp khác
nhau như: dệt, may mặt, sản xuất sợi nhân tạo, sản xuất kinh doanh điện, cơ khí, xây dựng,
chế biến thực phẩm và dược phẩm, hương liệu …

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo


8


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

 KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2)
KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) thành lập năm1997 theo Quyết định số 464/QĐTTg. Do đơn vị quản lý hạ tầng: Xí Nghiệp Dịch Vụ và Phát Triển KCN Nhơn Trạch III làm
chủ đầu tư.
KCN có tổng diện tích 352ha, trong đó 244,7ha dùng để xây dựng nhà xưởng cho
thuê, diện tích đã cho thuê là 54,07ha chiếm tỷ lệ 21,1%
Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 20 dự án, trong đó có 10 dự
án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 50%, 9 dự án đang triển khai chiếm tỷ lệ 45%, số dự án
chưa triển khai 1 chiếm tỷ lệ 5%. Với tổng số dân lao động 2.171 người.
Là KCN tổng hợp đa ngành nhằm thu hút vốn đầu tư nhiều loại công nghiệp khác
nhau như: dệt, may mặt, giày, da, chế tạo máy, chế biến thực phẩm và dược phẩm, hương
liệu, công nghệ vật liệu, trang trí nội thất, sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ và các ngành
dịch vụ: ngân hàng, bưu điện, dịch vụ vệ sinh công cộng, dịch vụ kho bãi, nhà xưởng cho
thuê…

 KCN Nhơn Trạch V
KCN Nhơn Trạch V thành lập theo Quyết định số 3578/QĐCT.UBNDT ngày
06/10/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc thành lập KCN Nhơn Trạch 5. Đơn vị
quản lý hạ tầng: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Việt Nam IDICO.
KCN có tổng diện tích 302ha, phần diện tích quy hoạch cho thuê 205ha, trong đó
74,69ha đã cho thuê chiếm 36,43% diện tích đất công nghiệp.
Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 12 dự án, số dự án đang xin
cấp giấy phép đầu tư là 3 dự án. Trong đó có 4 dự án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 33,3%,
5 dự án đang triển khai chiếm tỷ lệ 41,7%, số dự án đã được cấp phép nhưng chưa triển khai
3 chiếm tỷ lệ 25%. Với tổng số dân lao động 136 người.
Là KCN tổng hợp đa ngành nhằm thu hút vốn đầu tư nhiều loại công nghiệp khác

nhau như: dệt, may mặt, giày, da, chế tạo máy, chế biến thực phẩm và dược phẩm, hương
liệu, công nghệ vật liệu, trang trí nội thất, sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ và các ngành
dịch vụ: ngân hàng, bưu điện, dịch vụ vệ sinh công cộng, dịch vụ kho bãi, nhà xưởng cho
thuê…

b.

Các KCN đang trong giai đoạn quy hoạch

KCN Nhơn Trạch II-Lộc Khang đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi
trường, KCN Nhơn Trạch II-Nhơn Phú, KCN Nhơn Trạch VI và KCN Dệt may Vinatex-Tân
Tạo đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa có dự án hoạt động.

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

9


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG & CÁC BIỆN
PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM TRONG CÁC KCN THUỘC HUYỆN
NHƠN TRẠCH
3.1.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN

3.1.1. Môi trường đất
Diện tích đất tại các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch chủ yếu dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động

của các KCN.
Các tác nhân gây ô nhiễm đất trong các KCN trên địa bàn huyện chủ yếu là do:
- Sự lắng đọng của các khí thải độc (chủ yếu là các bụi, khí chứa S, P, N..).
- Hệ thống thoát nước của các KCN chưa hoàn chỉnh hoặc chưa xây dựng nên nước
thải tự thấm qua đất.
- Do việc vận chuyển lưu trữ chất thải rắn của các KCN và doanh nghiệp.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất tại các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch
được trình bày bảng A.1 – phần phụ lục A
Nhìn chung, chất lượng đất tại các KCN còn khá tốt và chỉ tại KCN Nhơn Trạch I, II
đất đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ do hàm lượng Zn, Cu và Cd.

3.1.2. Môi trường nước
3.1.2.1. Nước mặt
Các KCN trong địa bàn huyện Nhơn Trạch nằm dọc theo lưu vực sông Thị Vải, đều xả
thải vào nguồn tiếp nhận là sông Thị Vải. Theo kết quả quan trắc định kỳ do Trung tâm Quan
Trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện, chất lượng nước sông Thị Vải đang có
dấu hiệu suy thoái do chịu tác động của nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa
qua xử lý. Và được thể hiện rõ qua các thông số chỉ thị (Bảng A.2 – phần phụ lục A).

3.1.2.2. Nước ngầm
Tầng nước ngầm tại khu vực huyện Nhơn Trạch được coi là dồi dào, và có khả năng
phục vụ cho mục đích công nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên hàm lượng sắt khá cao vì vậy ở
đây các doanh nghiệp đã khử sắt trước khi sử dụng. Các KCN đã khai thác sử dụng một lượng
nước khá lớn trong đó có các KCN như: KCN Nhơn Trạch I, II, III (giai đoạn 1). Và từ năm
2006, UBND tỉnh Đồng Nai đã có chỉ thị cấm các doanh nghiệp trong KCN khai thác và sử
dụng nước ngầm để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm được thể hiện
(Bảng A.3 – phần phụ lục A).

3.1.2.3. Nước thải
Nước thải công nghiệp của các KCN trong địa bàn huyện Nhơn Trạch xuất phát từ ba

nguồn chính:

a.

Nước thải từ hoạt động sinh hoạt

Nguồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt, rửa tay chân, tắm giặt, ăn uống, vệ
sinh. Lượng nước thải này chủ yếu tập trung từ các doanh nghiệp có số lượng công nhân
nhiều trong khu công nghiệp.
Về đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD, COD),
các chất rắn lơ lửng (TS), các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh.
SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

10


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

b.

Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn: nước mưa được quy ước là nước sạch có thể xả trực tiếp mà
không cần phải xử lý. Tuy nhiên nước mưa chảy tràn trong nội bộ mặt bằng các KCN trên địa
bàn huyện không được thu gom triệt để và cuốn theo các thành phần ô nhiễm như đất, cát, rác
thải, dầu, mỡ … và các chất rắn nổi.

c.

Nước thải từ hoạt động sản xuất


Đặc trưng nước thải sản xuất của các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch được chia theo
đặc thù của từng ngành sản xuất của các doanh nghiệp cụ thể (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Tính chất, lưu lượng nước thải của các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch
Nước thải từ
hoạt động sản
xuất
Nguồn phát sinh
chủ yếu:

KCN
NT I
Dệt nhuộm;
Sản xuất gạch
men gốm sứ;

NT II

NT III (Gđ1)

NT III (Gđ2)

NT V

Ngành dệt
nhuộm.

Thuộc da; nhiệt
điện.


Ngành dược
phẩm.

Sản xuất
da.

Thuộc da; Xi
mạ.
Thành phần và
tính chất đặc
trưng.

Kim loại nặng,
dầu mỡ, BOD5,
COD, các acid,
Coliform, độ
màu cao và gây
mùi.

Coliform, màu,
BOD5, COD,
TSS, P tổng,
Kim loại nặng.

Kim loại nặng,
dầu mỡ,
Coliform, màu,
BOD5, COD,
TSS, Ptổng.


Coliform, màu,
COD; amoniac.

Coliform,
BOD5,
COD, chất
hữu cơ, vô
cơ, pH.

Lưu lượng

3.200 m3/ngđ

6.911 m3/ngđ

4.600 m3/ngđ

73 m3/ngđ

60 m3/ngđ

 KCN Nhơn Trạch I
Theo kết quả thống kê, lượng nước thải của KCN Nhơn Trạch I là 3.200 m3/ngày.
Trong đó có 22/58 dự án phát sinh nước thải sản xuất. Thành phần và tính chất nước thải KCN
chịu ảnh hưởng chính từ các doanh nghiệp lớn như: ngành dệt nhuộm (Cty IL Kwang Vina,
Dea You); sản xuất gạch men, gốm sứ (Caesar, Dian Ya, Chang Yih); thuộc da (Sam Woo);
xi mạ (Fine Cable, Shing Jung; Tung Kwang). Các doanh nghiệp còn lại nước thải có tính
chất không quá phức tạp (đa số là nước thải sinh họat) hoặc có lưu lượng nhỏ, mức độ ô
nhiễm không cao. Đặc điểm và tính chất của nguồn thải này có chứa kim loại nặng, dầu mỡ,
chứa nhiều chất ô nhiễm (chất trợ nhuộm, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa..), độ màu cao và gây

mùi.
Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại
KCN Nhơn Trạch I (Bảng B.1 – phần phụ lục B)
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch I (Bảng
A.4 – phần phụ lục A).

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

11


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

 KCN Nhơn Trạch II
Theo kết quả thống kê tổng lượng nước thải toàn khu là 6.911m3/ngđ. Thành phần và
tính chất nước thải KCN chịu ảnh hưởng chính từ các doanh nghiệp dệt nhuộm lớn như công
ty: Hualon, S.Y, Nam Phương, Chong Nam, Ching Fa, Việt Côn. Như vậy có thể thấy nước
thải KCN chủ yếu là nước thải công nghiệp dệt nhuộm. Các doanh nghiệp còn lại nước thải có
tính chất không quá phức tạp (đa số là nước thải sinh họat) hoặc có lưu lượng nhỏ, mức độ ô
nhiễm không cao. Đặc điểm và tính chất của nguồn thải này có chứa kim loại nặng, dầu mỡ,
chứa nhiều chất ô nhiễm (chất trợ nhuộm, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa..), độ màu cao và gây
mùi.
Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại
KCN Nhơn Trạch I (Bảng B.2 – phần phụ lục B).
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch II (Bảng
A.5 – phần phụ lục A).

 KCN Nhơn Trạch III ( Giai đoạn I)
Tổng lượng nước thải KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn I) khoảng 4.600m3/ngđ. Trong
đó lượng nước thải của các doanh nghiệp trong phân khu Formosa khoảng 4.540m3/ngđ,

lượng nước thải của các doanh nghiệp còn lại là 60m3/ngđ.
Thành phần và tính chất nước thải KCN chịu ảnh hưởng chính từ các doanh nghiệp
ngành thuộc da trong phân khu Formosa (Cty TNHH: Wei Tai; ) , ngành sản xuất điện ( Nhà
máy nhiệt điện đốt than). Các doanh nghiệp còn lại nước thải có tính chất không quá phức tạp
(đa số là nước thải sinh họat) hoặc có lưu lượng nhỏ, mức độ ô nhiễm không cao. Vì vậy
thành phần đặc trưng trong nước thải chủ yếu là: kim loại nặng, dầu mỡ động thực vật,
coliform, màu, BOD5, COD, TSS, Ptổng có mùi.
Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại
KCN Nhơn Trạch I (Xem bảng B.3 – phần phụ lục B).
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch III_giai
đoạn 1 (Bảng A.6 – phần phụ lục A).

 KCN Nhơn Trạch III ( Giai đoạn II)
Tổng lượng nước thải toàn KCN 73m3/ngđ. Thành phần và tính chất nước thải KCN
chịu ảnh hưởng chính từ Công ty CP Dược phẩm Ampharco. Các doanh nghiệp còn lại nước
thải có tính chất không quá phức tạp (đa số là nước thải sinh họat) hoặc có lưu lượng nhỏ,
mức độ ô nhiễm không cao. Vì vậy thành phần đặc trưng trong nước thải chủ yếu là: coliform,
màu, BOD5, COD, amoniac.
Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại
KCN Nhơn Trạch I xem bảng B.4 – phần phụ lục B.
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch III_giai
đoạn 2 (Bảng A.7 – phần phụ lục A).

 KCN Nhơn Trạch V
Tổng lượng nước thải toàn KCN là 60m3/ngđ. Thành phần và tính chất nước thải KCN
chịu ảnh hưởng chính từ các công ty thuộc ngành sản xuất da đặc biệt là Cty TNHH Sun Ya
Việt Nam. Vì vậy thành phần đặc trưng trong nước thải chủ yếu là: BOD5, COD, coliform,
chất hữu cơ, vô cơ, pH.
Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại
KCN Nhơn Trạch I (Xem bảng B.5 – phần phụ lục B).


SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

12


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch V (Bảng
A.8 – phần phụ lục A).

3.1.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại
Các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch là có đặc điểm chung là tập trung nhiều loại
ngành nghề sản xuất đa dạng nên thành phần chất thải rắn trong nhà máy cũng đa dạng và
phát sinh chủ yếu từ hai nguồn chính: từ hoạt động sinh hoạt của công nhân và từ các hoạt
động sản xuất.

3.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thuộc
huyện Nhơn Trạch có nguồn gốc từ:
- Nhà ăn: thực phẩm thịt, cá, rau quả dư thừa, túi nilon…
- Từ khu vực văn phòng: giấy, vỏ lon, chai nhựa loại bỏ…
- Từ khu vực vệ sinh, khu vực nhà xe của công nhân…
- Từ khu nhà tập thể chuyên gia, công nhân trong Công ty.

3.1.3.2. Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp,
thành phần chất thải rắn cũng đa dạng phụ thuộc vào công nghệ sản xuất. Nguồn chất thải rắn
công nghiệp có thể chia thành 2 loại: chất thải rắn thông thường (carton, giấy vụn, da vụn,
mạt kim loại, vụn kim loại, phế phẩm,..). Và chất thải rắn nguy hại (bao bì hoá chất, hoá chất

thừa, cặn dầu nhớt, bóng đèn, giẻ lau dính hoá chất, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải các
doanh nghiệp và KCN,..).
Do các KCN trong địa bàn huyện Nhơn Trạch đều tập trung nhiều loại ngành nghề nên
thành phần chất thải rắn phát sinh rất đa dạng và có thể tóm tắt như sau (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Thành phần của các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại chủ yếu tại các
KCN thuộc huyện Nhơn Trạch

STT
1
2
3
4
5

Loại chất thải

Thành phần

Chất thải có khả năng tái chế, tái sử Nhựa, nylon, bìa carton, chỉ vụn, vải vụn, giấy vụn,
dụng.
gỗ vụn, mạt cưa, phôi, mạt vụn kim loại…
Chất thải dễ phân huỷ sinh học

Phát sinh từ cản tin: trấu, vỏ trứng, rau quả từ chế
biến thực phẩm, ngũ cốc dư thừa...

Chất thải khó phân huỷ sinh học

Thuỷ tinh, xốp, cao su....


Chất thải nguy hại

Bao bì có dính hoá chất độc hại, bùn có chứa hoá
chất..

Chất thải trơ

Xỉ kim loại, gạch vụn, cặn, cát, đất, xi măng cứng…

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

13


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Bảng 3.3 Thống kê lượng phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại trong các khu công
nghiệp thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch
Tổng lượng chất thải rắn thông thường
(kg/tháng)
Tên KCN

Tổng lượng
chất thải nguy
hại (kg/tháng)

Tổng lượng
chất thải rắn
toàn KCN
(kg/tháng)


Tổng lượng chất thải
rắn phải thiêu huỷ
hoặc chôn lấp
(kg/tháng)

Tổng lượng chất thải
rắn có thể tái chế, tái
sử dụng (kg/tháng)

Nhơn Trạch I

474.073,5

277.295

57.310

812.231

Nhơn Trạch II

2.255

26.763

3.864

32.882


Nhơn Trạch III
(giai đoạn I)

2.086,5

15.582

2.679,7

20.348,2

Nhơn Trạch III
(giai đoạn II)

22.397

1.000

10

23.497

500

1.300

Nhơn Trạch V

800


(Nguồn: phiếu cung cấp thông tin của các KCN huyện Nhơn Trạch 12/2007)

Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn một số nhà máy đang hoạt động tại KCN
Nhơn Trach I, II, III (Giai đoạn 1), III(Giai đoạn 2), V xem Bảng B.1, B.2, B.3, B.4, B.5 –
phần phụ lục B.

3.1.4. Môi trường khí
Ô nhiễm không khí của các KCN huyện Nhơn Trạch chủ yếu:
- Khí thải từ dây chuyền công nghệ: thành phần khí thải từ dây chuyền công nghệ rất
đa dạng, phụ thuộc vào loại hình sản xuất và qui mô sản xuất của từng đơn vị như: hơi dung
môi, bụi sơn, bụi vải, kim loại…
- Khí thải từ nguồn đốt nhiên liệu để cung cấp năng lượng: từ nhà máy nhiệt điện, các
máy móc, thiết bị nồi hơi, lò sấy… trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn sẽ
sinh ra các khí thải như bụi, CO, NO2, SO2 …và được phát thải ra môi trường xung quanh.
- Khí thải từ các hoạt động khác: các hoạt động giao thông vận tải vận chuyển hàng
hoá, thiết bị, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng làm gia tăng ô nhiễm không khí về bui, CO,
SO2, NO2 ,…Ngoài ra, môi trường không khí trong các khu công nghiệp còn bị ảnh hưởng từ
các nhà máy xử lý nước thải của từng doanh nghiệp và khu xử lý nước thải tập trung (nếu có)
phát sinh…

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

14


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Bảng 3.4 Thống kê số lượng công ty phát sinh khí thải tại các KCN trên địa bàn huyện
Nhơn Trạch
Nguồn phát

sinh khí thải

Số lượng công ty phát sinh khí thải trong KCN
NT I

NT II

NT III (Gđ1)

NT III (Gđ2)

NT V

11 /58

17/33

10/32

3/10

3/4

20/58

8/33

23/32

10/10


1/4

Từ việc sử dụng
nhiên liệu hóa
thạch (dầu FO,
DO, than đá,
gas)
Từ dây chuyền
công nghệ sản
xuất
(Nguồn: phiếu cung cấp thông tin của các KCN huyện Nhơn Trạch 12/2007)

Nguồn phát sinh và thành phần khí thải một số nhà máy đang hoạt động tại KCN
Nhơn Trạch I, II, III(Gđ1), III(Gđ2), V Xem bảng B.1, B.2, B.3, B.4, B.5 phần phụ lục B.
Kết quả phân tích chất lượng khí thải xung quanh KCN Nhơn Trạch I, II, III(Gđ1),
III(Gđ2), V xem Bảng A.9, A.10, A.11, A.12, A.13 phần phụ lục A.

3.2.

CÔNG TÁC BVMT ĐÃ THỰC HIỆN TẠI CÁC KCN THUỘC HUYỆN NHƠN
TRẠCH

3.2.1. Các biện pháp kỹ thuật
3.2.1.1. Nước thải
a.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của các công nhân trong các KCN huyện Nhơn

Trạch có thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất rắn lơ lửng, các hợp
chất dinh dưỡng, coliform… hầu hết đưa vào bể tự hoại để xử lý và chưa có bất kỳ một doanh
nghiệp nào trong các KCN trên địa bàn huyện có hệ thống khử trùng trước khi thải bỏ vào
cống thoát nước chung của KCN.

b.

Nước mưa chảy tràn

Hiện nay trong các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch không có KCN nào có hệ
thống tách dầu mỡ cho nước mưa trước khi thải ra sông.

c.

Nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất có thành phần nước thải đa dạng phụ thuộc vào ngành nghề sản
xuất. Việc xử lý nước thải ở các KCN có thể chia làm hai nhóm chính sau:
Nhóm các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung
Trong địa bàn huyện Nhơn Trạch có hai KCN đã xây dựng hệ thống xử lý tập trung và
đang hoạt động đó là KCN Nhơn Trạch I và KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn II).

 Nhơn Trạch I
- Hiện tại Công ty UBZIT đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN
với công suất thiết kế: 4.000m3/ngày. Vận hành thực tế: 2.000m3/ngày.

SVTH: Võ Thị Hồng Hảo

15



×