Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chương 1 quản trị và nhà quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.52 KB, 6 trang )

Quản trị học:
1

Chương

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC

PHẦN I: CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tổ chức là gì? Phân tích các đặc điểm của tổ chức? Tại sao công việc quản trị
cần thiết cho các tổ chức? tr.3,4
-Vì sao quản trị là hoạt động cần thiết đối với mọi tổ chức? Không phải mọi tổ chức đều
tin rằng họ cần đến quản trị. Trong thực tiễn, một số người chỉ trích nền quản trị hiện đại
và họ cho rằng người ta sẽ làm việc với nhau tốt hơn và với một sự thỏa mãn cá nhân
nhiều hơn, nếu không có những nhà quản trị. Họ viện dẫn ra những hoạt động theo
nhóm lý tưởng như là một sự nỗ lực ‘đồng đội’. Tuy nhiên họ không nhận ra là trong
hình thức sơ đẳng nhất của trò chơi đồng đội, các cá nhân tham gia trò chơi đều có
những mục đích rõ ràng của nhóm cũng như những mục đích riêng, họ được giao phó
một vị trí, họ chấp nhận các qui tắc/luật lệ của trò chơi và thừa nhận một người nào đó
khởi xướng trò chơi và tuân thủ các hướng dẫn của người đó. Điều này có thể nói lên
rằng quản trị là thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức.
2. Hãy nêu và phân tích định nghĩa quản trị? Tr4,5
-thông qua và với ng khác: những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách
sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc
bằng chính mình.
3. Trình bày nội dung 4 chức năng cơ bản của quản trị? Trong đó, chức năng nào
là quan trọng nhất? Vì sao? Tr10,11
• Hoạch định
Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được và
những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng
đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Nhiều DN không hoạt động được hay hoạt động


chỉ với một phần công suất do không có hoạch định hoặc hoạch định kém.
Là chức năng đầu tiên trong quan trị, bao gồm:
- Xác định mục tiêu và phương hướng hoạt động.
- Xác định và cam kết các nguồi lực để thực hiện mục tiêu.
- Quyết định công việc cần thiết để đạt được mục tiêu.
• Tổ chức:
Chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc, tổ chức nhân sự. Công việc này bao gồm:
- Thiết lập cơ cấu và mối quan hệ giữa các thành viên.
- Phối hợp nhận lực và các nguồi lực khác
.Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt được mục
tiêu. Nếu tổ chức kém thì DN sẽ thất bại, dù hoạch định có tốt.
• Lãnh đạo:
- Định hướng, phối hợp, thúc đẩy.Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa DN đến thành công
mặc dù hoạch định và tổ chức chưa thật tốt, nhưng chắc chắn sẽ thất bại nếu lãnh đạo kém.
• Kiểm tra:
Sau khi đề ra mục tiêu, xác định những kế hoạch, vạch rõ việc sắp đặt cơ cấu, nhân sự, công
việc còn lại…Nhưng vẫn có thể thất bại nếu không kiểm tra. Công tác kiểm tra bao gồm:
- Thiết lập các tiêu chuẩn.
- Đo lường kết quả.
- Điều chỉnh hoạt động.
- Điểu chỉnh các tiêu chuẩn.
4. Chứng minh quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
*Quản trị là khoa học
-Quản trị là một lĩnh vực hoạt động khoa học kinh tế - xã hội phức tạp và vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Tính khoa học của quản trị dựa trên một số các yếu
tố:
+Dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về quy luật tự nhiên, kỹ thuật và xã hội. Ngoài quản trị phải
dựa trên cơ sở lý luận của triết học, kinh tế học, ứng dụng các thành tựu của khoa học, toán
học, công nghệ...
+Tính khoa học đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên nguyên tắc quản trị.

+ Tính khoa học còn đòi hỏi quản trị phải dựa trên sự định hướng cụ thể, đồng thời đòi hỏi
phải nghiên cứu toàn diện.
Phan Thanh Phong

1


Quản trị học:
1

Chương

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC

*Quản trị là nghệ thuật
+Việc tiến hành các hoạt động quản trị trong thực tế, trong những điều kiện cụ thể được xem
vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Trong bối cảnh kinh tế xã hội của thế giới hiện đại ngày
nay, công tác quản trị trên hầu hết các lĩnh vực không thể không vận dụng các nguyên tắc,
phương pháp quản lý, đòi hỏi cán bộ quản trị phải có được một trình độ đào tạo nhất định.
+Nghệ thuật quản trị các yếu tố nhằm đạt mục tiêu đề ra cho toàn hệ thống hay tổ chức được
xem xét.
+ Nghệ thuật quản trị các yếu tố nhằm đạt mục tiêu đề ra cho toàn hệ thống hay tổ chức được
xem xét.
+Nghệ thuật quản trị là những "bí quyết" biết thế nào đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu
quả cao. Chẳng hạn, nghệ thuật dùng người, nghệ thuật ra quyết định, nghệ thuật giải quyết
các vấn đề ách tắc trong sản xuất, nghệ thuật bán hàng, nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn...
->Với nội dung trình bày như trên, có thể thấy hai yếu tố khoa học và nghệ thuật của quản trị
không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau và cả hai đều rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
Khoa học về quản trị ngày càng tiến triển và hoàn thiện tạo cơ sở tốt hơn cho nâng cao trình
độ và hiệu quả của nghệ thuật quản trị.

5. Một nhà quản trị cần phải có những kỹ năng nào? Tr16,17
6. Tại sao kỹ năng nhân sự có tầm quan trọng như nhau đối với mọi cấp quản trị?
-Kĩ năng nhân sự là khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp, thuyết trình, hướng dẫn động
viên và điều khiển con người trong tập thể.
-Kĩ năng nhân sự là kĩ năng liên quan đến con người, trong khi công việc của nhà quản trị là
đưa ra các quyết định để tác động lên các đối tượng quản trị.
-Đối với nhà quản trị cấp cao, công việc chính của họ là đưa ra các chiến lược, họ giao tiếp
với cả người bên ngoài và bên trong tổ chức, nên kĩ năng nhân sự là không thể thiếu.
-Đối với nhà quản trị cấp trung thì họ là người bổ sung kế hoạch và chiến lược, giao tiếp với
cấp trên và cấp dưới nên kĩ năng nhân sụ là rất cần thiết.
-Còn với nhà quản trị cấp cơ sở, phần lớn thời gian tham gia vào công việc chuyên môn và
trực tiếp hướng dẫn nhân viên, nên phải có khả năng thuyết trình, hướng dẫn..
7. Phân tích mối liên hệ giữa cấp quản trị với các chức năng quản trị. Tr15
8. Công việc của một nhà quản trị thay đổi như thế nào theo cấp bậc của người
đó trong tổ chức? tr12-14(chức năng)
9. Có ý kiến cho rằng: “Giám đốc một công ty điện lực phải giỏi về điện hơn các
kỹ sư trong nhà máy đó”. Hãy nhận xét ý kiến trên.
trươc tiên tôi muốn nói la giám đốc không nhất thiết phải là người gioi nhất trong sản xuất,
nếu xét về kinh tế học kỹ sư và giám đốc la 2 chức vụ khac nhau có chuyên môn khac nhau,
kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó trong chuổi
sản xuất cua xi nghiệp.
giám đốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm về việc quản lý, phân công trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty, ..........
vi có sự khac nhau đó nên một giám đốc nhà may không nhất thiết phải giỏi cơ khí hơn các
kỹ sư của mình.
là 1 giám đốc thực thụ bạn cần giỏi về chuyên môn quan lý, phải biết cách sử dụng người,
biết thị trường cần gì ?, phai biêt làm nhưng gì cân làm để thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, phải biết đối thủ của mình là ai và họ đang lam gì ?........v...v...............
là 1 kỹ sư giỏi bạn cần nghiên cứu tim hiểu để làm sao nâng cao hiệu quả sản xuất, chất
lượng của sãn phẩm luôn luôn được nâng cao và đổi mới.

10. Trên bia mộ của một nhà tỷ phú người Mỹ có ghi:” Nơi đây an nghỉ một người
biết sử dụng những người giỏi hơn mình”.
PHẦN II: PHÂN TÍCH ĐÚNG/SAI

1. Sự thành công của các tổ chức ngày nay (kinh doanh và phi lợi nhuận) đều
hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực quản trị của các nhà quản trị.
S. vì sự thành công của tổ chức không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào nhà quản trị mà còn phụ
thuộc vào nhân viên
Phan Thanh Phong

2


Quản trị học:
1

Chương

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC

2. Chỉ có những người là nam giới và có độ tuổi phù hợp mới có thể trở thành
các nhà quản trị.
S. vì nữ giới vẫn có thể trở thành nhà quản trị
3. Chỉ có những công ty lớn hay tập đoàn mới cần có các nhà quản trị.
S. vì mọi doanh nghiệp đều cần có nhà quản trị để điều hành
4. Không thể xác định một nhóm người là một tổ chức trừ khi họ cùng phấn đấu
để đạt được một hoặc một số mục tiêu chung cụ thể.
S. vì không có cấu trúc chặt chẽ
5. Chỉ có những nhà quản trị mới có những đóng góp đáng kể cho sự thành công
của tổ chức.

S. vì sự thành công của tổ chức không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào nhà quản trị mà còn phụ
thuộc vào nhân viên
6. Mọi nhà quản trị đều thực hiện một số chức năng nhất định để hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
Đ. Vì cho dù là cấp quản trị nào cũng phải thực hiện 4 chức năng
7. Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất của hoạt động quản trị.
Đ. Vì lập kế hoạch( hoạch đinh) là chức năng đầu tiên của tiến trình quản trị; là sơ sở, nền
tảng để thực hiện các chức năng còn lại
8. Mục tiêu của chức năng tổ chức là thiết lập được một mô hình tổ chức để đạt
được các mục tiêu mà tổ chức đã đưa ra.
Đ. Vì tổ chức là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp cho mọi người có thể
thực hiện các kế hoạch đã đề ra và thõa mãn các mục tiêu của tổ chức
9. Nhiệm vụ của chức năng lãnh đạo là giám sát và ra các mệnh lệnh để hướng
dẫn và bắt buộc nhân viên làm việc theo mong muốn của nhà quản trị nhằm
đạt được mục tiêu đề ra.
S. vì thiếu động viên nhân viên
10. Các nhà quản trị cấp cao không cần thực hiện chức năng kiểm tra.
S. vì cấp quản trị nào cũng cần chức năng kiểm tra
11. Các nhà quản trị cấp tác nghiệp cần thiết phải có kỹ năng chuyên môn cao.
Đ. Vì nhà quản trị tác nghiệp là nhà quản trị trực tiếp giám sát điều hành
12. Yêu cầu về kỹ năng nhân sự ở mỗi cấp quản trị khác nhau là khác nhau.
S. vì kỹ năng nhận sự rất quan trọng nên đối với các cấp quản trị là như nhau
13. Toàn cầu hóa chỉ ảnh hưởng đến những tổ chức kinh doanh có hoạt động xuất
nhập khẩu.
14. Toàn cầu hóa làm thay đổi cả cách thức kinh doanh, quản trị và làm việc của tổ
chức.
Đ. Toàn cầu hóa luôn biến động, luôn thay đổi. các nhà quản trị phải nắm bắt đc thay đổi và
điều chỉnh kịp thời mới sống sót đc. Không nắm bắt đc thời đại sẽ thất bại
15. Công việc quản trị ở một cơ sở kinh doanh dịch vụ là hoàn toàn giống với
công việc quản trị ở một đơn vị sản xuất.

S. vì các công việc khác nhau thì cách quản lý cũng khác nhau
PHẦN III: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Tình huống 1:
Với sự giúp đỡ của một số tổ chức nhân đạo quốc tế, một trung tâm y tế đã được
xây dựng ở Việt Nam. Đây là một trung tâm y tế được trang bị các loại thiết bị y tế hiện đại,
trong quá trình chuẩn bị cho sự hoạt động, một số cán bộ y tế đã được đi tu nghiệp ở nước
ngoài về chuyên môn. Nhưng theo yêu cầu của tổ chức nhân đạo, cần phải có một đợt tập
huấn ngắn cho toàn bộ các nhà quản trị và nhân viên của trung tâm y tế về vấn đề quản lý.
Một giáo sư nổi tiếng của trường Đại học Kinh tế được mời tới hướng dẫn cho đợt
tập huấn về quản lý này. Ông đã giảng về lý thuyết quản lý, nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của quản lý trong tất cả các tổ chức, giới thiệu các công cụ và kỹ thuật quản lý, hướng dẫn
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Cuối đợt tập huấn, trong buổi trao đổi ý
kiến, một người đã đứng dậy phát biểu ý kiến: “Thưa giáo sư, những điều giáo sư nói rất thú
Phan Thanh Phong
3


Quản trị học:
1

Chương

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC

vị, chứa đựng những kiến thức rộng lớn, có thể là rất bổ ích, nhưng nó chỉ áp dụng cho
những công ty kinh doanh, những xí nghiệp sản xuất quốc doanh và tư nhân, chứ không thể
áp dụng ở đây. Chúng tôi là các bác sĩ, chúng tôi cứu những con người, cho nên chúng tôi
không cần tới quản trị”.
Lúc này, vị giáo sư kinh tế mới được biết rằng người phát biểu vừa rồi là một vị giáo
sư bác sĩ đáng kính, là thầy của hầu hết các bác sĩ trẻ ở trung tâm. Đồng thời vị bác sĩ đó

vừa mới đảm nhận nhiệm vụ của một trưởng khoa trong trung tâm y tế. Khi vị giáo sư bác sĩ
phát biểu xong, hầu hết các bác sĩ và y tá đều im lặng và không có ý kiến gì thêm.
Câu hỏi thảo luận:
1) Bạn nghĩ gì về ý kiến của phát biểu của ông giáo sư bác sĩ?
2) Nếu bạn là ông giáo sư kinh tế, bạn sẽ giải thích như thế nào để ông
bác sĩ kia đồng tình với ý kiến của bạn?
Tình huống 2:
Công ty Ánh Sáng là một công ty chuyên sản xuất các loại bóng đèn huỳnh quang.
Gần đây nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, công ty đã sản xuất thành công loại bóng đèn
huỳnh quang có tuổi thọ lâu hơn 1,5 lần và tiết kiệm 30% điện tiêu thụ so với loại bóng đèn
thường. Đây là loại sản phẩm mới chưa từng xuất hiện trên thị trường. Cách đây hai tháng
công ty đã quảng cáo sản phẩm mới này trên nhiều tờ báo. Số tiền chi chi quảng cáo rất lớn
nhưng kết quả không như mong muốn: số lượng sản phẩm mới bán được rất ít.
Trước tình hình như vậy, ông Thanh là giám đốc công ty đã gọi anh Hùng, trưởng bộ
phận tiếp thị của công ty lên và nói: “Tôi thấy sản phẩm bóng đèn mới bán quá chậm.
Chúng ta cần phải tìm cách giới thiệu những tính năng ưu việt của loại bóng đèn này với
khách hàng. Tôi thấy các công ty khác hay tổ chức họp báo và sự kiện để giới thiệu sản
phẩm mới. Cậu nghiên cứu và làm theo họ đi.”
Sau một tuần nghiên cứu cách thức tổ chức họp báo và tham gia một số sự kiện giới
thiệu sản phẩm của các công ty khác, anh Hùng đã tổ chức cuộc họp báo vào thứ hai và tổ
chức buổi lễ giới thiệu sản phẩm bóng đèn mới vào thứ bảy tuần vừa rồi.
Khách mời của cuộc họp báo, ngoài một số phóng viên kinh tế còn có các phóng
viên chuyên trách về văn hóa văn nghệ và tài chính. Đây là những phóng viên mà công ty
có quen biết từ trước. Cơ cấu chủ toạ của cuộc họp báo bao gồm giám đốc công ty, trưởng
bộ phận tiếp thị, tài chính, sản xuất, nhân sự và nhân viên phụ trách quảng cáo, khuyến
mãi. Cuộc họp báo bắt đầu bằng bài phát biểu của ông giám đốc nói về hướng phát chiển
chung cũng như chiến lược phát triển của công ty trong năm tới. Trưởng bộ phận sản xuất
thì đề cập đến chứng chỉ ISO mà công ty vừa được cấp còn trưởng bộ phận tiếp thị thì
thuyết trình về thách thức mới cho công ty nói riêng và thị trường đồ điện gia dụng nói
chung khi gia nhập WTO. Cuối cùng là nhân viên quảng cáo khuyến mãi mới đề cập rất gắn

gọn về những tính năng ưu việt của loại bòng đèn mới. Ngày hôm sau, chỉ có sáu tin ngắn
đăng trên báo trong khi công ty mong đợi tất cả các báo đều đưa tin. Trong sáu tin này hết
ba tin đề cập đến việc các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị điện của Việt Nam sẽ
gặp khó khăn khi gia nhập WTO.
Trong lễ giới thiệu sản phẩm mới, công ty đã mời 200 khách, chủ yếu bao gồm các
đại lý và các cửa hàng bán lẻ. Chủ đề của buổi lễ là “LỄ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM BÓNG
ĐÈN MỚI CỦA CÔNG TY ÁNH SÁNG” và được treo lên phông sân khấu. Buổi lễ cũng được
mở đầu bằng bài phát biểu của ông giám đốc công ty và ông trưởng bộ phận tiếp thị về
những khó khăn mà công ty gặp phải khi Việt Nam gia nhập WTO. Tiếp theo là bộ phận biểu
diễn ca nhạc do một ca sĩ nhạc nhẹ nổi tiếng trình diễn cùng với múa phụ họa của vũ đoàn
ba- lê thành phố. Vì có một số đại lý miền Tây tham dự, nên công ty đã mời một số nghệ sĩ
cải lương hát xen kẽ vào chương trình ca nhạc. Cuối cùng là tiệc chiêu đãi. Khi buổi tiệc kết
thúc mọi người vui vẻ ra về nhưng sau đó một tháng số lượng đơn đặt hàng vẫn không
tăng.
Câu hỏi thảo luận:
1.
Quan điểm của ông Thanh đối với quan hệ công chúng như thế nào?
Phan Thanh Phong

4


Quản trị học:
1

Chương

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC

2. Buổi họp báo đã diễn ra thành công hay thất bại? Tại sao? Nếu bạn là anh Hùng, bạn sẽ tổ

chức họp báo như thế nào để đạt hiệu quả như mong muốn?
3. Lễ giới thiệu có đạt được mục tiêu đã đề ra không? Vì sao như vậy?
Tình huống 3:
Cũng như mọi công ty luyện kim khác, công ty thép BT cũng gặp khó khăn trong
những năm cuối thập kỷ 90. Trong một cuộc họp giao ban Ban giám đốc, mọi người đều
nêu vấn đề lương bổng, họ cho rằng vì lương bổng quá thấp nên không tạo ra tinh thần làm
việc trong công nhân. Nhưng GĐ công ty trả lời ông không quan tâm đến vấn đề đó, ông
cũng nhấn mạnh rằng vấn đề đó là nhiệm vụ của phó GĐ phụ trách nhân sự. Các cán bộ
quản lý sau cuộc họp đều chưng hửng và có những ý kiến bất mãn.
Được biết vị GĐ công ty nguyên là một chuyên viên tài chính giỏi, HĐQT giao chức
vụ GĐ cho ông với hy vọng tài năng chuyên môn của ông sẽ giúp cho công ty vượt qua giai
đoạn khó khăn tài chính trầm trọng. Ban đầu thì mọi việc cũng có tiến triển, ông đã dùng các
ký thuật tài chính để giải quyết được những món nợ của công ty, nhưng vấn đề sâu xa thì
ông vẫn không giải quyết được.
Là một chuyên viên tài chính cho nên ông thường bối rối khi phải tiếp xúc đối mặt với
mọi người, vì vậy ông thường dùng văn bản giấy tờ cho các mệnh lệnh chỉ thị hơn là tiếp
xúc trực tiếp với mọi người. Ông cũng là người phó mặc những vấn đề về kế hoạch và nhân
sự cho các cấp phó của mình vì ông quan niệm tài chính là quan trọng nhất. Mọi cố gắng cải
tổ của công ty đều có nguy cơ phá sản. Các quản trị viên cấp giữa ít hợp tác, các quản trị
viên cao cấp thì không thống nhất.
Câu hỏi thảo
luận :

1. Theo bạn tại sao HĐQT lại bổ nhiệm vị GĐ mới đó? Bạn có ý kiến gì về việc này ?
2. Qua tình huống trên bạn nhận xét gì về hoạt động quản trị trong công ty ?
3. Giám đốc công ty đã làm tốt chức năng nào chưa làm tốt chức năng nào ?
4. Nếu bạn ở cương vị GĐ công ty BT bạn sẽ làm gì để phát triển công ty ?
Tình huống 4:
Maximark là một trong số các siêu thị có mặt đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều người biết đến Maximark như một trung tâm mua sắm trực thuộc Công ty TNHH Nam

Phong nhưng ít ai ngờ rằng người có “gan” thành lập rồi lèo lái Maximark lại là một phụ nữ
trẻ.
… Chị Nguyễn Ánh Hồng nhớ lúc ấy là vào năm 1990, khi chị vừa sinh con gái đầu
lòng. Thị trường thành phố chưa dồi dào hàng nhóa như bây giờ, mua đồ dùng cho trẻ sơ
sinh phải nhờ người quen, muốn mua rẻ lại phải mua nhiều…Chị nảy ra ý định: mở một cửa
hàng chuyên kinh doanh mặt hàng dành cho bà mẹ và trẻ em. Sau đó, với số vốn của gia
đình trợ giúp, cửa hàng chuyên kinh doanh vật dụng cho bà mẹ, trẻ em mang tên cô con gái
đầu lòng ra đời trên đường Lê Lợi, quận 11. Thật bất ngờ, cửa hàng được đông đảo người
mua đón nhận, doanh số tăng dần ngoài sự mong đợi của người khởi xướng. Bạn bè ra sức
động viên và không quên nhắc nhở chị đừng để lãng phí kiến thức của những năm học tập
ở nước ngoài (chị tốt nghiệp đại học ở Philippines với chuyên ngành Quản lý siêu thị và
khoa Tâm lý học).
Sau một thời gian, chị Hồng mạnh dạn huy động thêm vốn, thành lập Công ty TNHH
An Phong – tên cậu con trai, thuê mặt bằng ở quận 10 và mở siêu thị Maximark trên đường
Ba Tháng Hai. Loại hình kinh doanh siêu thị tại Tp.HCM lúc bấy giờ còn khá mới mẻ. Chị
phải vừa làm vừa nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng để rút kinh nghiệm, đầu tư dần
trang thiết bị, mở rộng mặt bằng từng giai đoạn một. Lợi nhuận được bao nhiêu công ty lại
tái đầu tư đến đấy. Ngoài ra, công ty còn gửi 16 nhân viên đi đào tạo ngắn hạn tại Bangkok,
Thái Lan để học từ thực tế trưng bày, quản lý tiền hàng cũng như cách giữ gìn vệ sinh quầy
Phan Thanh Phong

5


Quản trị học:
1

Chương

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC


kệ của các siêu thị lớn. Maximark còn có được lợi thế về giao tiếp. Nhờ giỏi ngoại ngữ, chị
Hồng có thể trao đổi trực tiếp với các doanh nhân nước ngoài làm ăn tại Việt Nam; cùng với
sự tháo vát, năng nổ của một nữ doanh nhân trẻ, chị Hồng đã tạo được sự tín nhiệm nơi
các công ty liên doanh và các công ty có vốn đầu tư 100% của nước ngoài. Trong một dịp
kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, Maximark có sáng kiến bổ sung một số thực phẩm chế
biến sẵn như các loại gỏi, các loại thịt, cá làm sẵn và tẩm gia vị, người mua mà siêu thị
nhắm đến là nam giới
chỉ còn làm động tác cuối cùng là nấu chín. Một lần nữa, người hướng dẫn cách nêm nếm
gia vị vẫn không ai khác hơn là chị giám đốc “miệng nói, tay làm” của Công ty An Phong.
“Đúng là làm nghề gì thì cũng phải say mê mới làm nổi!”, chị Ánh Hồng tâm sự với
bạn bè như vậy.
Câu hỏi thảo luận :

1. Nêu các vai trò của nhà quản trị mà chị Nguyễn Ánh Hồng đã thực hiện thành
công?
2. Những chức năng quản trị nào đã được giám đốc Nguyễn Ánh Hồng thực hiện?
3. Hãy nhận xét ý kiến của chị Ánh Hồng: “Đúng là làm nghề gì thì cũng phải say
mê mới làm nổi!”.

Phan Thanh Phong

6



×