Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
Chương 1 Lắng nghe
và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
Hoàng Thanh Hương
Diễn đàn Phát triển Việt Nam và
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội xác định một mục tiêu khá tham vọng-trở thành “thành phố cơng
nghiệp trước năm 2015”, về đích sớm hơn mục tiêu của Việt Nam đặt ra
là 5 năm 1 . Đứng dưới góc độ kinh tế, để đạt được mục tiêu này Hà Nội
cần có những hành động cụ thể để trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt
các nhà đầu tư. Nhiều nghiên cứu thực hiện gần đây đã chỉ ra cách thức
chính quyền lắng nghe doanh nghiệp và cách thi hành luật là yếu tố quan
trọng tạo nên sức hấp dẫn môi trường đầu tư của một địa phương. Cùng
nguồn lực như nhau, nhưng thành tựu phát triển kinh tế của địa phương
phụ thuộc vào các cam kết khác nhau của chính quyền địa phương trong
một nền kinh tế đa bên hữu quan. Trong bối cảnh như vậy, mối quan hệ
giữa chính quyền và doanh nghiệp là một trong những trọng tâm cần được
nghiên cứu để giúp địa phương đạt được mục tiêu về phát triển kinh tế và
xã hội. Đáng tiếc là trong trường hợp của Hà Nội chủ đề này chưa được
nghiên cứu đầy đủ.
Bài viết này nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chính quyền Hà Nội và
cộng đồng doanh nghiệp, trong đó tập trung phát hiện các mối liên hệ “rời
rạc” giữa hai bên. Trên thực tế, các mối liên hệ “rời rạc” hoặc khoảng
cách có thể tồn tại ở bất kỳ cấp nào, làm phân cách chính quyền và cộng
1
Phỏng vấn ông Phùng Hữu Phú,
truy cập ngày 16 tháng 12 năm
2005
1
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
đồng doanh nghiệp. Tiếp đến, các phương án để giải quyết các khoảng
cách nói trên sẽ được thảo luận.
1. Hệ thống về sự tác động giữa chính quyền địa
phương và doanh nghiệp
Chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp được xem là các tác nhân xã hội lần
lượt trong khu vực công và khu vực tư nhân. Hai khu vực này tương tác với
nhau thông qua một loạt các thể chế. Sự tương tác giữa hai khu vực này là
chìa khóa để hiểu mối quan hệ giữa chúng.
Xét về khái niệm, sự tác động giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp có
thể sâu sắc, hữu cơ và dài hạn hoặc rời rạc, phân tán, cơ học và ngắn hạn. Ở
một thái cực, hai khu vực có thể khơng gặp nhau hoặc gặp nhau rất ít và
thơng thường là chính quyền truyền thơng với cộng đồng doanh nhân theo
cách chính thức thơng qua việc ban hành các quy định, quy chế, thu thập
thơng tin nói chung… Trong trường hợp như vậy, chính phủ thực thi quyền
của mình mà khơng tham vấn doanh nghiệp. Nói cách khác, chính quyền đại
diện cho quyền lực chính trị hợp nhất và thơng qua các chính sách, chính phủ
định hướng và chỉ dẫn hành động cho khu vực tư nhân. Do đó, chính phủ và
khu vực doanh nghiệp bị gián đoạn. Khoảng cách giữa hai khu vực này ảnh
hưởng đến tính đáp ứng của chính phủ. Điều này càng trầm trọng hơn khi mà
các tác động qua lại phi thị trường chi phối quan hệ hai khu vực. Ở một thái
cực khác, chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp có thể cùng nhau hình thành
một vài thể chế qua đó hai khu vực tương tác với nhau bằng cách chia sẻ
thông tin, truyền thông, đối thoại, thương lượng và hành động chung. Dạng
thức của việc tác động qua lại sẽ là sự tương hỗ lẫn nhau (bình đẳng, có đi có
lại) hoặc là một sự trao đổi, ví dụ như các chương trình hỗ trợ tài chính. Đối
thoại giữa chính phủ và khu vực doanh nghiệp được thực hiện trong phạm vi
mạng lưới các tổ chức công và tư nhân. Các tổ chức này được hình thành
nhằm đem lại sự hiệp lực (kết quả là lợi ích các bên đạt tổng dương) hơn là
một sự phân chia lao động đơn thuần (kết quả là lợi ích các bên đạt tổng bằng
không). Một cách lý tưởng, sự tác động qua lại sẽ tác động đến quá trình học
2
Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
tập dài hạn qua đó kiến thức sẽ được các bên sáng tạo ra và sử dụng. Sự tác
động qua lại này sẽ làm tăng phúc lợi chung thông qua sự đồng thuận giữa
các bên chủ yếu.
Hệ thống này được trình bày ở hình dưới đây. Trong trường hợp đầu, mối
quan hệ chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp là sâu sắc, mạnh mẽ, và dài
hạn được mô tả thông qua đường đậm liền nét. Trường hợp hai, mối quan hệ
cơ học và rời rạc được mô tả bằng đường mảnh không liền nét, hàm ý có
những cản trở trong kênh truyền thơng giữa hai bên.
Hình 1: Hệ thống cách tác động qua lại giữa chính phủ và
cộng đồng doanh nghiệp
3
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Thực tiễn không chỉ đơn giản hai màu đen và trắng, do đó, dạng thức của sự
tác động giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp có thể khơng ở những
thái cực nêu trên mà nằm đâu đó ở giữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng quan sát
thấy nhiều thực tiễn đáng tham khảo.
Quan hệ giữa chính phủ Malaysia và ngành cơng nghiệp chế biến có khuynh
hướng như trường hợp đầu tiên được mơ tả trong hình 1. Chính phủ Malaysia
thực thi chính sách do khu vực tư nhân dẫn dắt và định hướng kinh doanh.
Nhiều chính sách và biện pháp khác nhau được thực hiện nhằm duy trì sức
cạnh tranh của đất nước cũng như khẳng định vị trí hấp dẫn trong mắt các
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Để làm như vậy, chính phủ Malaysia
tương tác với cộng đồng doanh nghiệp ở mức độ khá cao. Ví dụ việc xây
dựng Kế hoạch phát triển tổng thể công nghiệp dựa trên sự tham gia rất cao
của cộng đồng doanh nghiệp. Quan điểm của doanh nghiệp được đưa vào kế
hoạch ngay từ ban đầu. Cộng đồng doanh nghiệp được tham gia vào Nhóm
nguồn lực kỹ thuật và thậm chí được tham gia ngay từ những buổi họp thảo
luận đầu tiên. Cộng đồng doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chủ đề cịn Bộ Cơng
nghiệp và Ngoại thương (MITI) nỗ lực để đưa ra các mối quan tâm về chính
sách dài hạn 2 . Nói tóm lại, chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ
tầm nhìn và mối quan tâm, cùng phát triển những thỏa thuận mang tính thể
chế cho phép sự tham gia sâu của doanh nghiệp khi xây dựng chính sách. Kết
quả là Malaysia được đánh giá là một trong những môi trường kinh doanh tốt
nhất trên Thế giới.
Cùng liên quan đến câu hỏi “làm thế nào” chính phủ lắng nghe cộng đồng
doanh nghiệp. Thái Lan cũng là một ví dụ tốt để tham khảo nếu xem xét việc
hoạch định chính sách cơng nghiệp dưới thời Thủ tướng Thaksin. Chính sách
cơng nghiệp của Thái Lan có đặc điểm là có sự tham gia rõ nét của doanh
nghiệp. Nói cách khác, các bước thiết kế, thực hiện và điều chỉnh chính sách
được thực hiện thơng qua sự hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa chính phủ và
cộng đồng doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp đóng vai trị dẫn dắt. Ở Thái
Lan, cơng việc hình thành kế hoạch tổng thể được bắt đầu bằng việc chính
phủ lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp. Thành phần và mục tiêu của kế
2
VDF (2006), Hoạch định chính sách cơng nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật
Bản: Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam
4
Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
hoạch tổng thể được cộng đồng doanh nghiệp đề xuất. Tại mỗi bước của việc
thực hiện, chỉnh sửa và giải quyết vấn đề, khu vực tư nhân có rất nhiều cơ hội
để trình bày ý kiến của mình. Do đó, khi kế hoạch tổng thể được thơng qua
có rất ít tranh luận giữa các bên hữu quan khác nhau. Không như trường hợp
của Bộ Công nghiệp Việt Nam, kế hoạch tổng thể của Thái Lan khơng cần
thiết phải được thơng qua chính thức để có hiệu lực. Nói ngắn gọn, cơ quan
chịu trách nhiệm chính thức là Bộ Cơng nghiệp nhưng ý tưởng được chia sẻ
cho tất cả bên hữu quan trong q trình dự thảo.
Chính phủ Thái Lan cũng thiết lập các ủy ban chính phủ trong những ngành
quan trọng. Những ủy ban này đánh giá thực trạng, xác định chủ đề mới và
thành lập các ủy ban “con” đặc biệt để dự thảo các giải pháp được yêu cầu.
Vì kế hoạch tổng thể chỉ xây dựng những mục tiêu rộng và vì mỗi ủy ban
khơng ngừng điều chỉnh việc thực kế hoạch tổng thể, do đó khơng cần thiết
để sửa đổi kế hoạch tổng thể. Điều này hoàn toàn đối nghịch với trường hợp
Việt Nam. Như các phần sau đây sẽ trình bày, các cuộc gặp mặt giữa chính
phủ Việt Nam và các nhà đầu tư là chính thức, khơng thường xun và khơng
mang tính tương tác.
Hiển nhiên là Thái Lan theo cách tiếp cận từ trên xuống với tầm nhìn rõ ràng
do thủ tướng Thaksin đề xướng. Thaksin muốn điều hành một quốc gia như
điều hành một doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, việc ra quyết định của
cơ quan chính quyền nhanh hơn quyết định của khu vực tư nhân, đồng thời
đối thoại giữa các bộ, doanh nghiệp trong và ngoài nước và các đối tác nước
ngoài được chú ý. Kết quả là Thái Lan đạt được những thành tích quan trọng
trong phát triển kinh tế và cơng nghiệp hóa.
Qua những ví dụ trên có thể thấy sự tác động qua lại giữa chính phủ và cộng
đồng doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy môi
trường kinh doanh. Sự tác động không chỉ liên quan đến mức độ tham gia của
cộng đồng doanh nghiệp đến q trình hoạch định chính sách mà cịn là quan
điểm của chính phủ, cam kết về phát triển doanh nghiệp tư nhân và các thỏa
thuận mang tính thể chế.
5
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Trở lại với trường hợp Hà Nội, cần nhấn mạnh rằng Hà Nội khác biệt trường
hợp của Thái Lan và Malaysia về một số mặt. Xét dưới góc độ kinh tế, sự
khác biệt quan trọng nhất là do sự khác biệt về cấp độ (Hà Nội là một thành
phố không phải là một quốc gia như 2 trường hợp đã nêu), điều này liên quan
đến cấu trúc quyền lực và sự tự chủ trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, vượt
trên sự khác biệt đó, Hà Nội nên thúc đẩy kênh thơng tin chính quyền
địa phương và doanh nghiệp theo dạng thứ nhất của sự tác động qua lại đã
trình bày ở trên. Đó là chìa khóa giúp Hà Nội đạt mục tiêu phát triển kinh tế
trở thành điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư.
Chúng tơi sẽ phân tích trường hợp của Hà Nội bằng cách xem xét các
kênh chính phủ ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp và ngược lại.
Phần sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết.
2. Cách thức chính quyền địa phương tác động cộng
đồng doanh nghiệp
Tầm quan trọng của sự tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp được
Chính phủ Việt Nam xác nhận và tuyên bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc
về Thương mại và Phát triển tại Sao Paulo năm 2004: “Sự tác động qua lại
giữa chính phủ và khu vực tư nhân cũng như quan hệ đối tác với doanh
nghiệp sẽ được thúc đẩy và tăng cường… Chúng tôi đặc biệt chú ý đến xây
dựng quan hệ đối tác giữa các bên khác nhau như chính phủ, khu vực doanh
nghiệp, vùng, tổ chức phi chính phủ , viện nghiên cứu và hàn lâm, v.v.” Tuy
nhiên thuật ngữ “quan hệ đối tác” hoặc thúc đẩy tác động qua lại giữa chính
phủ và doanh nghiệp không được đề cập hiển nhiên trong các văn bản của
chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên, những thuật ngữ này được lồng ghép ẩn ý
trong các chính sách tạo mơi trường kinh doanh hấp dẫn. Chính quyền Hà
Nội khẳng định mạnh mẽ và rõ ràng trong chiến lược dài hạn là “trái tim của
cả nước, trung tâm hành chính, chính trị của cả nước, trung tâm kinh tế quốc
6
Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
tế” 3 . Điều này được hiểu là chính quyền muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế
trở thành trung tâm kinh tế lớn trong khu vực.
Như các địa phương khác, chính quyền Hà Nội được tổ chức theo cách tập
trung quyền và tiếp cận từ trên xuống. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có
trách nhiệm soạn thảo nội dung chính sách và tổ chức thực hiện chính sách
trong phạm vi của mình. Trên thực tế, phạm vi quyền hạn của UBND khá
rộng rãi, ngoại trừ vấn đề thuế và nhân sự. UBND thành phố chịu trách
nhiệm về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và dài hạn và sau đó đệ
trình lên Hội đồng nhân dân Thành phố và Chính phủ. UBND Thành phố
cũng được yêu cầu tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh
tế do các bộ ngành và chính phủ đề xướng. UBND được tổ chức thành các
cấp, có mối liên hệ trực tuyến các Sở ở cấp thành phố, phòng ban ở cấp quận
huyện và bộ phận ở cấp xã phường. Quyền hạn giảm khá nhiều qua các cấp
thể hiện sự tập trung hóa tuy nhiên các nỗ lực về cải cách hành chính đang
được thực hiện. Hình 2 mơ tả điều này một cách đơn giản.
Hình 2: Tổ chức theo tuyến chức năng-tập trung quyền
Sự tác động của chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào
cấu trúc của chính phủ và quan điểm của chính quyền về doanh nghiệp.
3
UBND Hà Nội (2000)
7
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Hà Nội với cơ cấu mô tả như trên dường như vẫn cịn có thể cải thiện sự tác
động qua lại giữa chính quyền và doanh nghiệp. Chúng tơi sẽ xem xét sự tác
động này một cách rõ hơn để tìm ra câu trả lời thích hợp.
Sự tương tác giữa chính quyền và doanh nghiệp nhiều hay ít?
Sự tương tác giữa chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp nhiều
hơn ở cấp thực hiện chính sách. Tại cấp cao hơn, chính quyền và cộng đồng
doanh nghiệp khơng gặp nhau thường xun và theo cách khn khổ chính
thức chủ yếu dưới dạng ban hành văn bản, quy định thu thập dữ liệu và giám
sát. Trong bối cảnh như vậy, việc chia sẻ tầm nhìn và mối quan tâm khơng
được chú ý đầy đủ. Do đó, rất có thể những quan điểm của nhà đầu tư không
được đưa vào đầy đủ trong q trình hoạch định chính sách. Trường hợp cấp
giấy phép là một ví dụ đáng được quan tâm. Nghiên cứu về cấp giấy phép
được Tổ nghiên cứu của Chính phủ và VCCI thực hiện cho thấy tình trạng
cấp giấy phép và giấy phép con làm tổn hại đến môi trường kinh doanh. Từ
194 giấy phép có hiệu lực năm 2002, năm 2003 số giấy phép là 246 và năm
2004 là 298. Hơn nữa, 55% của những giấy phép trên do cơ quan cấp tỉnh
ban hành, và 22% do cơ quan chính quyền ở các cấp thấp hơn. Rõ ràng điều
này đi ngược lại với Luật Doanh nghiệp. Dường như là chính quyền địa
phương muốn thực thi quyền đối với doanh nghiệp hơn là hỗ trợ. Trường hợp
Hà Nội cũng được phân tích trong nghiên cứu. Giám đốc của một doanh
nghiệp tư nhân phàn nàn rằng hiệu lực của giấy phép là quá ngắn nên doanh
nghiệp phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc để có giấy phép. Ví dụ xe tải trộn
bê tông chỉ được đi vào thành phố (vào ban đêm) khi có giấy phép của Sở
giao thơng cơng chính. Điều đáng nói là giấy phép này chỉ cấp cho từng cơng
trình và có giá trị trong vịng một tháng. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép
quá ngắn nên doanh nghiệp phải đi đến cơ quan chính quyền nhiều lần trong
suốt thời gian xây dựng cơng trình 4 .
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là một trong những cầu nối quan trọng giữa
chính quyền địa phương và các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng. Tuy nhiên
dường như cơ quan này chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nhà đầu
tư. Phòng đầu tư nước ngồi của Sở có nhiệm vụ cơ bản là thu hút đầu tư
4
VCCI (2005)
8
Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
nước ngoài và cấp giấy phép. Nhiều yêu cầu khác nhau từ phía nhà đầu tư
nước ngồi có thể vượt quyền hạn của cơ quan này. Trường hợp của
Tp.HCM là một ví dụ tốt đáng được quan tâm. Trung tâm Xúc tiến Thương
mại và Đầu tư Tp.HCM là một cầu nối quan trọng giữa chính quyền địa
phương và nhà đầu tư. Đây là một trong hai tổ chức ở Việt Nam được cơng
nhận là tổ chức xúc tiến thương mại và có tên trong hồ sơ của Các tổ chức
xúc tiến thương mại do Trung tâm Thương mại quốc tế/UNCTAD/WTO
(ITC) và Danh mục các tổ chức liên quan đến thương mại và đầu tư của các
nước và vùng lãnh thổ đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương do
ESCAPE/UN phát hành. Với nhiệm vụ chính là xúc tiến xuất khẩu và thu
hút đầu tư nước ngoài vào Tp.HCM, ITPC cung cấp những thông tin cập
nhật về đầu tư và thương mại cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Họ tổ chức diễn đàn tương tự như Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam từ năm
2002. Trên thực tế, Hà Nội khơng có những tổ chức như vậy. Đó cũng là lý
do Hà Nội gặp khó khăn trong việc lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của nhà
đầu tư.
Những can thiệp mang tính hành chính có làm tăng khoảng cách?
Có những can thiệp mang tính hành chính làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi
trường đầu tư của Hà Nội. Trường hợp chính sách nhà và đất là ví dụ. Nhà
đầu tư vào lĩnh vực nhà ở phải để lại 20% cho quỹ đất thành phố và 50% nhà
ở để bán cho các đối tượng ưu tiên do thành phố quy định. Điều hiển nhiên là
chính quyền địa phương nên can thiệp vào thị trường nhà đất. Tuy nhiên, sự
can thiệp nói trên của chính quyền làm thị trường nhà đất trở nên phức tạp và
làm tăng giá nhà đất. Sẽ tốt hơn nếu chính quyền đối thoại với nhà đầu tư
cũng như cá bên hữu quan khác để làm hài hịa lợi ích các bên.
Một ví dụ khác được trích dẫn ở đây là chủ đề khá nóng trong những tháng
cuối năm 2005 về quy định ngừng đăng ký xe máy. Xét về chừng mực nào
đó, ví dụ này hơi khác trường hợp nhà đất nêu trên. Chính quyền Hà Nội
quyết định tạm thời ngừng đăng ký xe máy trong 4 quận nội thành từ năm
2003 để giải quyết nạn tắc nghẽn giao thông và hạn chế tỷ lệ tai nạn. Đến
2004, việc ngừng đăng ký này được mở rộng áp dụng thêm 3 quận huyện
mới. Trong trường hợp này, nhiều nhà phân tích cho rằng chính quyền
9
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Hà Nội đang dựa trên quan điểm quản lý dựa trên sự thuận tiện cho mình hơn
là đưa ra các phương án chính sách khác nhau làm hài hịa lợi ích các bên
trong nền kinh tế nhiều bên hữu quan. Các nhà sản xuất và phân phối xe máy,
đặc biệt là đối với dòng xe ga, bị tổn hại nhiều. Hà Nội tiêu thụ 25% sản
lượng sản xuất của nhà sản xuất xe ga lớn nhất nước-Yamaha. Do đó, sản
lượng sản xuất của Yamaha sụt giảm 20% ngay trong năm đầu tiên ban hành
quyết định này. Yamaha bị buộc phải hướng vào thị trường nông thôn nhưng
trên thực tế nông thôn không phải là thị trường lý tưởng cho xe ga. Ngoài ra,
phần lớn trong số 20 đại lý của Yamaha tại Hà Nội có khả năng sẽ đóng cửa.
Những nhà sản xuất xe ga khác như Honda và SYM cũng chia sẻ lo lắng của
Yamaha. “Thời kỳ vàng son của xe ga sẽ chấm dứt nếu quy định này được
thực hiện”, một người buôn bán xe ga trên phố Bà Triệu nói: “Sẽ là khơng
thể để bán một chiếc xe 100 triệu đồng như Dylan hoặc @ cho người dân
nông thôn”. Tuy nhiên cần lưu ý rằng quy định này không chỉ tác động đến
thị trường xe cao cấp mà còn tác động đến cả thị trường xe sản xuất trong
nước. Thị trường khu vực thành thị bị suy giảm đáng kể và đột ngột và đồng
thời làm tăng cạnh tranh trên thị trường ngách ở nông thôn. “Chúng tôi phải
đối mặt với cạnh tranh lớn hơn khi đa phần các nhà sản xuất ra sức bán xe
trên thị trường nông thôn”, giám đốc của một công ty trong nước nói như
vậy. Hiệp hội ơtơ và xe máy Việt Nam bày tỏ sự quan ngại khi phần lớn
thành viên của hội gặp khó khăn khi quy định này có hiệu lực 5 .
Rõ ràng là chính quyền địa phương đang thông tin với cộng đồng doanh
nghiệp chủ yếu qua một cách tiếp cận từ trên xuống. Chính quyền đang cố
gắng ảnh hưởng, tác động đến doanh nghiệp bằng cách ban hành các quy
định và đưa ra sự can thiệp mang tính hành chính. Sự kết nối giữa chính
quyền và doanh nghiệp bị ngắt quãng do những sự can thiệp mang tính hành
chính nói trên. Điều gì đằng sau những sự can thiệp hành chính này? Có ít
nhất hai ngun nhân cơ bản sau. Đầu tiên là do quan điểm chia sẻ tầm nhìn
và mối quan tâm khơng được chú ý đầy đủ. Khoảng cách về mặt tư duy
không đem lại sự kết nối có hiệu quả và hiệu lực giữa nhà đầu tư và chính
quyền địa phương. Tiếp đến, những can thiệp hành chính phi thị trường do
quan niệm quản lý dựa trên sự thuận tiện khơng đóng góp được gì cho sự đáp
5
Vietnam News 05/02/2004
10
Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
ứng của chính quyền đối với mong muốn của nhà lại đầu tư. Ngược lại, chính
những can thiệp hành chính như vậy làm giảm mức độ cam kết của chính
quyền đối với cộng đồng doanh nghiệp.
3. Kênh cộng đồng doanh nghiệp tác động đến
chính quyền địa phương
Nhờ Đổi mới, cải cách mơi trường kinh doanh có những thay đổi đáng kể.
Tiếp theo chính quyền trung ương, các chính sách ở cấp tỉnh có vai trị quan
trọng trong việc thay đổi mơi trường kinh doanh. Sự thay đổi tăng lên đi kèm
với những tham vấn mang tính hệ thống giữa chính phủ và và doanh nghiệp
để giải quyết những hạn chế phát triển doanh nghiệp. Trong bối cảnh như
vậy, ngày càng có nhiều cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp ảnh hưởng đến
chính quyền địa phương. Các kênh ảnh hưởng có thể là:
•
Các nhà đầu tư nước ngồi có thể ảnh hưởng đến chính sách của
chính phủ thơng qua một diễn đàn được WB và Bộ Kế hoạch Đầu tư
tổ chức. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF, được tổ chức đồng
thời với Hội nghị các nhà tư vấn) là một diễn đàn chính thức để các
nhà đầu tư thảo luận với chính phủ về những rào cản kinh doanh.
VBF tổ chức hai năm một lần, trong đó nhà đầu tư nước ngồi trình
bày một danh sách các yêu cầu cho sự thay đổi chính sách. Ma trận
các vấn đề gặp phải với môi trường thể chế khi kinh doanh ở
Việt Nam được sử dụng để đánh giá nỗ lực của chính phủ trong việc
giảm bớt những phiền hà đối với cộng đồng kinh doanh. Nhiều chủ
đề được thảo luận tại diễn đàn này, từ thủ tục hành chính và quyền
sử dụng đất, đến cơ sở hạ tầng, quy định thuế và thủ tục giải quyết
tranh chấp. Nỗ lực của chính quyền địa phương không được đánh
giá một cách hiển nhiên nhưng họ được thông tin về các ma trận
đánh giá này và uy tín của địa phương trong cộng đồng nhà đầu tư.
Nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội có tham gia diễn đàn này.
•
Từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời, các doanh nghiệp tư nhân trong
nước có thể tạo ra những ảnh hướng lớn hơn trước đây đến các cơ
quan chính quyền địa phương. Cũng tương tự như một số tỉnh thành
khác, Hà Nội có tổ chức riêng để lắng nghe ý kiến từ phía nhà kinh
11
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
doanh trong nước. Trung tâm hỗ trợ Doang nghiệp vừa và nhỏ của
Hà Nội mở cửa từ tháng 10 năm 2005. Chịu sự quản lý của Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội, trung tâm sẽ đưa ra các đề xuất giúp chính
quyền thành phố thiết kế và điều chỉnh chính sách phát triển Doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Trung tâm sẽ cung cấp những thông tin, văn bản
luật cho doanh nghiệp. Khơng kể đến các tổ chức thuộc chính phủ,
những hiệp hội doanh nghiệp độc lập hơn đang được phát triển
nhằm đại diện tiếng nói của doanh nghiệp. VCCI là một tổ chức lớn
nhất và có uy tín nhất hiện này. Xét về nguồn gốc, VCCI được chính
phủ thành lập năm 1960 với mục tiêu ban đầu là thúc đầy quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác. Hiện thời, đó là một tổ
chức “độc lập, phi chính phủ” (như trong quy chế ghi) hoạt động
trên nguyên tắc tự chủ tài chính nhưng thực hiện các họat động
“dưới sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước Việt Nam” VCCI có 5270
thành viên trong đó 1349 là DNNN. Cán bộ của VCCI là những
công chức nhà nước và một phần năm quỹ họat động là do nhà nước
chi trả. Các hiệp hội khác là:
•
Liên minh hợp tác xã (VCA): Do nhà nước tài trợ và cán bộ mang
ngạch công chức. VCA có chi nhánh ở tất cả các tỉnh thành bao gồm
cả Hà Nội. Bất kỳ hợp tác xã nào cũng có thể đăng ký làm hội viên.
•
Hiệp hội công thương (UAIC): Đây là tổ chức đã hoạt động ở phía
Nam trước thời kỳ giải phóng với tên gọi là Hội công kỹ nghệ gia
thành phố. Đây là hiệp hội doanh nghiệp đầu tiên có những hội viên
là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hội đã được tái tổ chức thành
các tổ chức theo lĩnh vực kinh doanh (hiện thời có 12 tổ chức).
Trước đây Hiệp hội chỉ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân nhưng
những năm gần đây những doanh nghiệp nhà nước cũng có thể gia
nhập hội. Hiện thời, Hội có khoảng 1800 thành viên.
•
Câu lạc bộ và hiệp hội doanh nghiệp trẻ: Hoạt động ở nhiều tỉnh
thành. Phần lớn các hội viên là các doanh nghiệp dân doanh. Hội
doanh nghiệp trẻ Tp.HCM là hội đầu tiên được thành lập, các hội
khác được thành lập theo cách phi chính thức. Hội doanh nghiệp trẻ
Hà Nội được 10 giám đốc doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành
lập trong những năm đầu 1990. Thoạt đầu nhóm này chủ yếu là để
gặp gỡ và giao lưu. Dần dần, nhóm trở thành diễn đàn tại đó các
12
Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
thành viên có thể trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội giao
thương. Hiện tại, Hội có 390 thành viên
•
Hội doanh nghiệp vửa và nhỏ Hà Nội: Là câu lạc bộ thành lập từ
năm 1995 ở Hà Nội. Năm 2000, được đổi tên là hội doanh nghiệp
vừa và nhỏ Hà Nội.
•
Ngồi ra cịn có nhiều hiệp hội tổ chức theo ngành trong đó các
thành viên chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Hiệp hội da giày
Việt Nam (LEFASO) là một ví dụ. Trước đây hội này là liên minh
sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ khác, Hiệp hội Dệt
Việt Nam (VITAS) lại được thành lập từ 1 tổng cơng ty?
Nói tóm lại, sự tương tác giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp vẫn
mang tính thức bậc tuy nhiên doanh nghiệp có những kênh để tác động vào
chính quyền địa phương.Tuy nhiên, danh sách nói ở trên chưa cho chúng ta
biết độ lớn tác động của cộng đồng doanh nghiệp trên thực tế. Hay nói cách
khác, rất khó xác định và khơng có thơng tin rõ ràng về hiệu quả của những
kênh này. Tuy nhiên câu hỏi về mức độ tham gia doanh nghiệp vào quá trình
hoạch định chính sách có thể được lý giải rõ ràng là căn cứ tốt để tìm hiểu sự
tương tác giữa chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Mức độ cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoạch định
chính sách
Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng doanh
nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách. Trước hết hãy xem xét q
trình soạn thảo các văn bản luật của chính quyền Hà Nội. Q trình dự thảo
văn bản luật được mơ tả trong hình vẽ. Qua đó, chúng ta có thể thấy mặc dù
những lãnh đạo hàng đầu của thành phố có định hướng đúng, chất lượng của
chính sách được soạn thảo phụ thuộc vào 2 yếu tố: (i) năng lực của cơ quan
chịu trách nhiệm soạn thảo và (ii) quá trình sọan thảo. Nguyên nhân đầu tiên
nằm ngoài phạm vi của bài viết này, nhưng nguyên nhân thứ hai đáng được
quan tâm. Hoạt động tham vấn các bên hữu quan không được nêu cách rõ
ràng, hiển nhiên theo đúng nghĩa của nó trong q trình soạn thảo chính sách.
Các bên hữu quan bao gồm cộng đồng doanh nghiệp có thể tham gia vào quá
13
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
trình này chỉ bằng cách nhận xét vào văn bản soạn thảo. Rõ ràng sự tham gia
như vậy không tạo ra sự tham gia đầy đủ của cộng đồng doanh nghiệp.
Hình 3: Q trình soạn thảo chính sách của Hà Nội
UBND
giao
Cơ quan phụ trách
Thành lập
Các cơ quan
có liên quan
Tổ cơng tác
Tóm tắt thực hiện luật, đánh giá văn bản hiện hành do TW và địa phương
ban hành
Nghiên cứu định hướng, chính sách của Đảng và văn bản của các cơ
quan cấp cao hơn, nghị quyết của UBND
Phân tích, đánh giá thực trạng và những chủ đề có liên quan cho văn bản
được soạn thảo
Chuẩn bị đề cương, bản thảo, sửa chữa và đệ trình
Xác định văn bản cần bị hủy bỏ
Nhận xét
Văn bản
Đệ trình
14
Các cá nhân tổ
chức có liên
quan
Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
Ví dụ được dẫn chứng ở đây là trường hợp Hà Nội soạn thảo kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội 2001-2010. Như chỉ ra ở dưới đây, Hà Nội đã nỗ lực rất
nhiều trong việc soạn thảo kế hoạch với 42 bản báo cáo cơ sở. Nhiều trường
đại học, nhà nghiên cứu và chuyên gia được mời tham gia quá trình soạn
thảo. Tuy nhiên sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp được đề cập chưa
rõ ràng.
Điều tra của chúng tôi trên 20 doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp FDI
quy mô lớn và doanh nghiệp dân doanh quy mô nhỏ hoạt động ở Hà Nội cho
thấy không doanh nghiệp nào được nghe về kế hoạch này. Và sau đó chúng
tơi hỏi câu hỏi “Anh/chị có muốn xem bản kế hoạch này?” tất cả các doanh
nghiệp được điều tra trả lời: “Không”. Điều này đối lập với lý thuyết. Xét về
lý thuyết, kế hoạch chiến lược của chính quyền địa phương là một trong
những nhân tố quan trọng của môi trường vĩ mơ do đó doanh nghiệp nên
nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi xây dựng kế hoạch và chiến lược cạnh tranh
của mình. Như vậy dường như trên thực tế tầm nhìn và sự quan tâm của
chính quyền địa phương và doanh nghiệp bị ngăn cách. Hai bên không hiểu
rõ nhau do khơng chia sẻ mối quan tâm, tầm nhìn và lợi ích với nhau. Kết
quả là, sự tương tác giữa hai bên thay vì hội tụ lại đi theo hướng phân tách.
Hiện nay, Hà Nội vừa giao cho Sở Kế hoạch Đầu tư hoàn tất kế hoạch kinh
tế xã hội 2006-2010. Lịch trình cho quá trình soạn thảo này như sau 6 :
6
Tháng 2 năm 2006 HAPI chuẩn bị bản thảo kế hoạch và trình lên
các cơ quan liên quan như các phòng ban, sở ngành, quận huyện của
thành phố
Tháng 3 năm 2006 HAPI trình bản thảo đã sửa cho UBND Thành
phố
Tháng 4 năm 2006 HAPI hoàn tất báo cáo và trình lên UBND Thành
phố, nhận góp ý từ ban thành ủy
Tháng 5 năm 2006 nhận góp ý từ các bên hữu quan bao gồm cộng
đồng doanh nghiệp
Tháng 6-7, HAPI trình lên UBND để thông qua
HPC (2006a)
15
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Ví dụ này cho thấy sự tương tự với quá trình soạn thảo kế hoạch
tổng thể. So sánh với trường hợp của Thái Lan và Malaysia trình
bày trong phần đầu, có tối thiểu hai điểm cần chú ý về quá trình
soạn thảo chính sách nói chung và q tình soạn thảo kế hoạch nói
riêng của Hà Nội:
Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình này rất yếu.
Quan điểm của nhà đầu tư không được tiếp thu trong các bước đầu
tiên của quá trình soạn thảo kế hoạch. Thay vì đó, tiếng nói của nhà
đầu tư chỉ được nghe khi kế hoạch gần như hoàn tất soạn thảo, tại
thời điểm nhà đầu tư đóng góp ý kiến nhận xét vào bản thảo đã sửa.
Việc tham vấn doanh nghiệp không đầy đủ do nhiều nguyên nhân.
Một nguyên nhân là mức độ quan trọng của việc tham gia của cộng
đồng doanh nghiệp vào q trình ra quyết định khơng được ghi
nhận. Điều này khác biệt với trường hợp của Thái Lan và Malaysia
đã nêu ở trên. Điều này dường như do thiếu sự tương tác giữa lãnh
đạo cấp cao và doanh nghiệp. Nguyên nhân khác là do năng lực của
các hiệp hội doanh nghiệp cịn yếu. Do đó, các hiệp hội này chưa thể
tổ chức tập hợp được tiếng nói của các doanh nghiệp và thúc đẩy sự
quan tâm chung của cộng đồng doanh nghiệp.
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) có thể tạo ra sự thay đổi?
Ai đó có thể đặt câu hỏi hoàn toàn tự nhiên rằng ICT có thể giúp chính phủ
và doanh nghiệp lại gần nhau hơn. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta xem xét
đến trường hợp cổng giao tiếp điện tử Hà Nội Portal. Cổng giao tiếp điện tử
Hà Nội () có mục đích cung cấp và phổ biến thơng
tin quản lý thành phố tới các cơ quan chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp
và người dân. Đó là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm xây dựng
chính phủ điện tử. Tuy nhiên trên thực tế cổng giao tiếp này không hiệu quả
như mong đợi. Có cơ sở cho thấy số tin cập nhật không cao. Trong công văn
của UBND thành phố ngày 19/01/2006, không sở ban ngành nào của Hà Nội
cung cấp hơn 20 tin tức lên mạng ngoại trừ văn phịng Ủy ban và Sở Văn hố
thơng tin. Chỉ có 3 trên 392 câu hỏi được trả lời. Tỷ lệ trả lời công dân qua
cổng giao tiếp điện tử là quá thấp. Đó là lý do trong tháng 1 năm 2006,
UBND thành phố yêu cầu các ban ngành và quận huyện nghiêm túc đánh giá
16
Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
lại việc cung cấp thông tin qua mạng. Rõ ràng là ICT chỉ có thể phát huy tối
đa ưu thế của mình khi sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao được lan
truyền xuống các cấp quản lý thấp hơn. Trong bối cảnh hiện nay, dường như
các ban ngành chưa sẵn sàng cho việc minh bạch và đáp ứng cộng đồng cũng
như thực hiện dịch vụ chính phủ điện tử.
Nói tóm lại, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đang có
khoảng cách. ICT là cơng cụ hữu hiệu để có thể làm giảm khoảng cách. Tuy
nhiên ICT chỉ phát huy được sức mạnh của mình khi sự cam kết mạnh mẽ
của lãnh đạo cấp cao không lan truyền xuống đủ mạnh ở các cấp thấp hơn.
4. Sự đáp ứng của chính phủ, FDI và PCI
Năm 2005, Hà Nội thu hút được 159 dự án FDI với trị giá hơn 1,56 tỷ USD.
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong việc thu hút FDI trong năm 2005, chiếm 33%
số giấy phép được cấp và vốn tăng thêm. Năm 2005 tăng thêm 42% dự án và
cao 5,3 lần về số vốn năm 2004 đạt được. FDI thu hút trên thực tế vượt qua
mục tiêu 100 dự án và 930 triệu đô la vốn đăng ký, cao hơn 59% số dự án
(159 dự án) và 68% vốn (1,56 tỷ đô la Mỹ) 7 . Đây là lần đầu tiên Hà Nội
vượt qua Tp.HCM trong việc thu hút FDI. Mặc dù những thành tựu trong
việc thu hút FDI khiến chúng ta vui mừng tuy nhiên cần xem xét đánh giá
yếu tố nào thu hút FDI đến Hà Nội. Thật khó để cho rằng những thành tựu
đạt được là do sự đáp ứng nhà đầu tư và sáng kiến của chính quyền thành
phố. Trên thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế hơn các tỉnh thành phía nam bao
gồm: vị trí địa lý, giá tiền cơng và chi phí cơ sở hạ tầng thấp hơn. Xét về vị trí
địa lý, Hà Nội gần Trung Quốc hơn các tỉnh thành phía nam. Hiện nay Trung
Quốc đang là đối tác thương mại ngày càng quan trọng và là đối tác lớn nhất
của Việt Nam. Tờ báo Time Asia đã trích dẫn lời của nhiều nhà đầu tư cho rằng
Hà Nội là một trong những ví trí đáng để đầu tư nếu nhà kinh doanh muốn bán
sản phẩm sang Trung Quốc 8 . Dòng vốn FDI vào Hà Nội trong những năm gần
đây chủ yếu là do tăng tính quan trọng của thị trường Trung Quốc gần kề và sự
7
8
HAPI (20/02/ 2006) FDI of Hanoi, 2005
Kay Johnson, Waking up the North, Time Asia 23 tháng 4 năm 2006.
17
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
cải thiện đáng kể giao thông giữa Hà Nội và Trung Quốc. Trong tháng 1,
đường cao tốc nối Hà Nội tới biên giới Việt – Trung vừa được hoàn tất, làm
giảm thời gian vận chuyến tới thành phố công nghiệp Nam Ninh từ hai ngày
xuống cịn bảy tiếng. Qua đó, có thể thấy Hà Nội đạt được những thành tựu
trong thu hút FDI nhưng sự đóng góp của việc đáp ứng cộng đồng doanh
nghiệp của chính quyền thành phố là chưa thật sự rõ ràng.
Một cách khác để đânh giá mức độ đáp ứng của chính quyền Hà Nội là dựa
trên sự đánh giá của nhà đầu tư. Đó là cách tiếp cận của chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) do VNCI và VCCI thực hiện. PCI là chỉ tiêu được xây
dựng dựa trên việc lượng hóa các yếu tốt của môi trường vĩ mô theo quan
điểm của doanh nghiệp. Các chỉ số được lựa chọn dựa trên việc nghiên cứu
tổng quan tài liệu về tính hình cạnh tranh nói chung và các nhân tố do các
nhà nghiên cứu và cộng đồng kinh doanh đề xuất. Cụ thể có 9 nhóm (chỉ số)
được xây dựng PCI 2005 bao gồm: chi phí gia nhập thị trường, đất đai và mặt
bằng kinh doanh, minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí về thời gian thực
hiện các quy định của Nhà nước, chi phí phi chính thức, thực hiện các chính
sách của TW (các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh), sự ưu đãi doanh nghiệp nhà
nước, tính năng động và sáng kiến của lãnh đạo tỉnh hay chính sách phát triển
khu vực tư nhân 9 . PCI 2005 là tiếng nói của 2000 doanh nghiệp từ 42 tỉnh
thành. PCI 2005 của Hà Nội khá thấp do doanh nghiệp đánh giá thấp sự minh
bạch và chi phí ngầm của mơi trường kinh doanh nơi đây. PCI 2006 của Hà
Nội thấp hơn, đứng thứ 40. Trong đó, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp tư
nhân trong nước thấp hơn đáng kể so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi. Chỉ có 1 chỉ tiêu được cải thiện là sự minh bạch. Tất cả các chỉ số còn
lại đều giảm khá nhiều như chi phí tham gia thị trường, đất đai, sự năng động
của chính quyền địa phương và phát triển doanh nghiệp tư nhân. Hà Nội cũng
bị đánh giá thấp trong 2 chỉ tiêu mới là môi trường thể chế và đào tạo lao
động. Doanh nghiệp bày tỏ sự không tin tưởng vào môi trường thể chế của
thành phố. Với kết quả như vậy PCI cho thấy có ít sự thay đổi trong sự lắng
nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp của chính quyền địa phương.
9
Có 3 nguồn thơng tin cơ bản để xây dựng nhóm chỉ tiêu này. Thứ nhất là điều tra
qua thư tới 16200 doanh nghiệp ở 42 tỉnh thành. Nguồn thứ hai là thông tin thứ cấp.
Nguồn thứ ba là đánh giá của nhóm nghiên cứu.
18
Lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp
Nói ngắn gọn, Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nhưng nhà
hoạch định chính sách nên thận trọng. Dòng vốn FDI cao đổ vào Hà Nội là do
lợi thế sẵn có về ví trí, cơ sở hạ tầng và chi phí nhân cơng hơn là dựa vào sáng
kiến, sự năng động và mức độ đáp ứng tốt của chính quyền địa phương. Trong
trường hợp này, chính quyền thành phố cần tăng cường sự tương tác giữa chính
quyền và doanh nghiệp – yếu tố quan trọng để duy trì mơi trường kinh doanh
hấp dẫn.
5. Tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và
doanh nghiệp
Các phân tích trên đây cho thấy có khoảng cách giữa chính quyền địa phương
và cộng đồng doanh nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng đến sự đáp ứng của
chính quyền và mơi trường kinh doanh của Hà Nội. Các phân tích trên đây
cũng cho thấy Hà Nội cần cải thiện sự tương tác giữa chính quyền và cộng
đồng doanh nghiệp bằng cách khắc phục những khoảng cách giữa hai bên.
Điều này cần được xem xét theo nghĩa tích cực. Chúng tơi khơng có hàm ý
nói rằng sự đáp ứng của chính quyền Hà Nội hiện thời không tốt mà muốn
nhấn mạnh rằng sự đáp ứng, tính năng động của thành phố chưa tương xứng
với tiềm năng.
Để rút ngắn khoảng cách giữa hai bên, cần thiết cho phép doanh nghiệp tham
gia sâu hơn vào quá trình hoạch định chính sách theo cách minh bạch hơn.
Tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp nên được đưa vào trong những bước
đầu tiên của q trình hoạch định chính sách. Để làm được điều này, vai trò
và năng lực của các hiệp hội doanh nghiệp cần được tăng cường để là cầu nối
hiệu quả giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp. Ngồi ra các nhà
hoạch định chính sách cần xem xét lại q trình soạn thảo chính sách và ra
quyết định. Nếu chính quyền địa phương hướng về doanh nghiệp, họ sẽ ra
các quyết định cần thiết giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn. Cơ chế để
đón nhận những quan điểm của nhà đầu tư sẽ được tạo ra. Nếu khơng có cơ
chế rõ ràng và hiệu quả, doanh nghiệp khó có thể tham gia đầy đủ vào quá
trình này.
19
Mơi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Nhìn nhận dưới góc độ khác, sự tương tác giữa chính quyền và cộng đồng
doanh nghiệp nên được các tổ chức hiện thời thúc đẩy một cách rõ ràng,
bất kể đó là tổ chức của chính phủ hay phi chính phủ. Những tổ chức như
vậy sẽ thúc đẩy việc trao đổi thơng tin, đối thoại và thậm chí là hành động
chung giữa chính quyền và doanh nghiệp. Trung tâm phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ có thể là cầu nối giữa nhà đầu tư trong nước và chính
quyền thành phố nếu tổ chức này thực sự định hướng về phát triển doanh
nghiệp. Về FDI, mơ hình như ITPC của Tp.HCM như trình bày ở trên là
một ví dụ tốt nên tham khảo.
Cuối cùng, sự tương tác nên được nhấn mạnh ở bất kỳ cấp lãnh đạo nào. Cấp
lãnh đạo cao nên gặp gỡ với cộng đồng doanh nghiệp thường xuyên hơn
thông qua các tổ chức trung gian hoặc qua các hành động chung. Nói cách
khác, tất cả các cấp lãnh đạo nên gặp gỡ và lắng nghe doanh nghiệp thường
xuyên.
Tóm lại, lắng nghe và đáp ứng cộng đồng doanh nghiệp là một trong những
nội dung quan trọng giúp Hà Nội cải thiện mơi trường đầu tư theo cách minh
bạch hóa. Các tổ chức trung gian và cơ chế minh bạch cần được thiết kế để
đảm bảo sự tham gia đầy đủ của cộng đồng doanh nghiệp trong q trình
hoạch định chính sách của chính quyền địa phương. Hơn nữa, sự tương tác
giữa lãnh đạo các cấp và doanh nghiệp nên được khuyến khích. Những biện
pháp như vậy sẽ đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh Hà Nội.
20