Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI SOẠN THI HẾT MÔN TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.05 KB, 8 trang )

BÀI SOẠN THI HẾT MÔN
(Môn Tình hình, nhiệm vụ địa phương)
Câu 1: Đồng chí hãy trình bày những giá trị truyền thống cơ bản
của tỉnh Quảng Nam. Những vấn đề chủ yếu cần lưu ý trong kế thừa,
phát triển các giá trị truyền thống đó trong điều kiện cụ thể hiện nay.
Đáp án
1. Trình bày những giá trị truyền thống cơ bản của tỉnh Quảng
Nam:
a. Yêu nước:
- Truyền thống yêu nước của con người xứ Quảng thể hiện đặc trưng
của tư tưởng và hành động của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Tuy nhiên,
tình cảm và tư tưởng yêu nước của người xứ Quảng sinh nở và phát triển
trong những điều kiện cụ thể riêng có của mình; mang đường nét, thực chất
và tác dụng đặc sắc.
- Truyền thống yêu nước của tỉnh Quảng Nam được củng cố, dồi mài
bởi vô số cuộc khởi nghĩa, đấu tranh chống phong kiến, thực dân, đế quốc. Ở
mãnh đất Quảng Nam này, chủ nghĩa yêu nước được phát huy đến mức cao
độ, trở thành sức mạnh vật chất, một thứ vũ khí tinh thần cực kỳ sắc bén đưa
họ vượt lên trên những thử thách toàn diện và ghê gớm nhất để đánh thắng,
trong những điều kiện mà người ngoài cuộc đến mức khó tin cho đến khả
năng tồn tại của họ.
- Một tinh thần và hành động yêu nước hết sức rắn rõi, kiên trì, ngấm
sâu, rất lâu trên vùng đất này đã nhào nặn ý thức chính trị hết sức đặc biệt
trong mọi thành phần nhân dân: coi vận mệnh đất nước cao hơn cuộc đời
của chính mình, của gia đình, vợ con mình; đó là lẽ sống dứt khoát đã trở
thành đương nhiên ở đây. Cho nên trong cuộc đấu tranh giải phóng quê
hương, luôn có sự tham gia đông đảo, khẳng định vai trò tích cực của nhân
dân.
- Một môi trường nhân dân như vậy quả thật đã tạo nên đất dụng văn
võ lý tưởng của những nhân kiệt xứ Quảng.
Truyền thống yêu nước của ngừời xứ Quảng thể hiện một cách rõ


ràng, xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Đặc biệt,
sau năm 1954, xứ Quảng là một trong những địa bàn hoạt động hung dữ nhất
của bọn Quốc dân đảng phản động; nơi thể nghiệm trước tiên, quyết liệt và
để lại hậu quả nghiêm trọng của chính sách tố cộng, diệt cộng của kẻ thù.
Trong chiến lược Việ Nam hóa chiến tranh, nơi đây trở thành trọng điểm
đánh phá với mức cao nhất cả về mật độ và cường độ. Ở đó, con người xứ

1


Quảng đã từng nhịn ăn, nhịn mặc, dành từng hạt gạo, nắm muối và cả nhân
lực, trí lực cho tiền tuyến mà không hề so đo, tính toán
- Nói về sự hy sinh, cống hiến của tỉnh Quảng Nam qua hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì ở nơi đây có những con
số biết nói (nêu cụ thể: là tỉnh có nhiều liệt sĩ nhất cả nước; là tỉnh có nhiều
Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất cả nước; là tỉnh có xã nhiều liệt sĩ, nhiều Bà
mẹ Việt Nam anh hùng và nhiều anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhất
cả nước; là tỉnh có Bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu nhất nước; là tỉnh có
trận đầu diệt Mỹ lớn nhất …).
b. Hiếu học và học giỏi:
- Chuyện học là một trong những đề tài luôn được nhắc đến khi bàn
về truyền thống đất Quảng.
+ Trong 32 khoa thi Hương tại trường thi Thừa Thiên dưới thời nhà
Nguyễn (từ 1817 đến 1918), cả nước có tổng số 911 người đăng khoa thì
Quảng Nam đã có 252 người đỗ liên tục trong 32 khoa thi. Về đại khoa,
Quảng Nam có 38 vị trong tổng số 558 vị của cả ngước; trong đó có 14 tiến
sĩ và 24 phó bảng.
+ Quảng Nam nổi tiếng với các danh xưng:
. Tiến sĩ khai hoa ở Đàng Trong (Ông Lê Thiện Trị - người Duy
Xuyên đỗ tiến sĩ năm 1838).

. Tứ kiệt: 4 người Quảng Nam cùng đỗ Phó bảng trong khoa thi Hội
năm Tân sửu (1901): Nguyễn Đình Hiến, Phan Chu Trinh, Võ Vỹ và Nguyễn
Mộng Hoán.
. Tứ Hổ: 4 người Quảng Nam đỗ Thủ khoa trong 4 khoa thi Hương
liền kề nhau: Phạm Liệu, Huỳnh Hanh (Huỳnh Thúc Kháng), Nguyễn Đình
Hiến, Võ Hoành.
. “Ngũ phụng tề phi” (5 con chim phượng cùng bay lên): dùng để chỉ
3 tiến sĩ: Phạm Liệu, Phạm Tuấn, Phan Quang và 2 Phó bảng: Ngô Chuân và
Dương Hiển Tiến (là người Quảng Nam) đỗ đạt trong khoa thi Hội năm Mậu
Tuất 1898.
. Ông Ích Khiêm đỗ cử nhân năm 15 tuổi, trở thành một trong những
Thần động của Đất Việt.
. Xứ Quảng cũng từng mệnh danh là “đất học”.
. Sau này còn xuất hiện nhiều tấm gương hiếu học như: Phan Khôi;
Phan Thanh; đặc biệt là nhà toán học Hoàng Tụy.
- Hiếu học là truyền thống, nền nếp xưa nay của đất Quảng, đã thấm
sâu vào từng tế bào làng, xã:
+ Trong sự học của người Quảng Nam cũng có điều rất đáng chú ý: họ
học vì ham chiếm lĩnh cái mới, chiếm lĩnh tri thức – bởi vì ở một vùng đất
mới, một thế giới là lạ với quê cũ nên họ phải ham học, có cái nhu cầu đòi
2


học. Học trở thành bổn phận mà mỗi thành viên tự ý thức rõ, luôn nỗ lực
vươn lên và đó luôn gần như là con đường duy nhất để thoát nghèo trên
mãnh đất này. Do vậy, dù nghèo khó đến mấy, người nông dân Quảng Nam
vẫn cố gắng cho con đi học, ít ra là “học dăm ba chữ để làm người”.
+ Xét cho cùng, đối với người Quảng Nam; một mặt, việc học là biểu
hiện cụ thể của ý chí làm chủ cuộc sống của mình, mặt khác, hiếu học còn là
một trong những đức tính cần thiết của con người để có điều kiện hiểu biết,

khám phá và sáng tạo.
- Nhiều nhà khoa bảng Quảng Nam dù “công thành danh toại” vẫn
trọn đời giữ được nhân cách, tiết tháo của một kẻ sĩ. Đối với người Quảng
Nam, mục đích của việc học không phải là để vinh thân phì gia, mà là để thi
thố tài năng, giúp nước cứu đời; ngược lại một khi chính sự rối ren, bất nhất,
suy vong thì hơn ai hết, họ ý thức rất rõ “quan trường chỉ là nô lệ trong đám
nô lệ nên lại càng nô lệ hơn”. Do vậy, cho dù đỗ đạt, họ vẫn sẵn sàng từ chối
việc làm quan (như: Huỳnh Thúc Kháng, Trần Qúy Cáp, Phan Thành Tài
…); còn những vị đang làm quan thì lấy lý do về quê nuôi cha mẹ già để
được từ quan (như: Tổng đốc Hà Nội Lê Đỉnh Trác, Hành tẩu Bộ Lễ Phan
Chu Trinh …) và phần lớn, họ đi cùng với nhân dân chống giặc và sẵn sàng
chịu tù đày chết chóc (như: Phạm Như Xương, tiến sĩ Trần Văn Dư, Nguyễn
Duy Hiệu, Trần Qúy Cáp …).
c. Sáng tạo, nhanh nhạy trong tiếp thu cái mới:
- Phải khẳng định rằng, bản chất, nguồn gốc của con người xứ Quảng
là đổi mới, đi tìm cái mới. Bởi con người xứ Quảng sinh ra từ sự thay đổi –
mà là thay đổi rất lớn, hoàn toàn ở vùng đất mới. Khi những người dân đầu
tiên từ Bắc Hà vào xứ Quảng, họ bắt đầu chuyển đổi môi trường sống, cách
sống và cả số phận mình; cho nên khả năng thích ứng được rèn luyện nhiều,
họ phải luôn luôn trong tâm thế đón nhận cái bất ngờ, khống chế và làm chủ
nó; hơn thế nữa, ngay từ đầu và liên tục sau đó, xứ Quảng còn là cánh cửa
tiếp xúc chủ yếu của Việt Nam với các nước.
- Người Quảng Nam nhạy cảm với cái mới, dám thay đổi, không ngại
và thường mở đầu, khai phá, cách mạng.
- Nhạy cảm với cái mới, người Quảng Nam cũng thường là người có
gan dám làm cái mới; điển hình như: Cụ Phạm Phú Thứ, Cụ Nguyễn Duy
Hiệu, Cụ Phan Chu Trinh, Cụ Võ Chí Công, Cụ Lưu Ban …
- Nhiều người giải thích “Quảng Nam hay cãi” có nguồn gốc từ sự lựa
chọn đầy lý luận từ một cuộc ra đi mang tính cãi lại với chế độ phong kiến
Bắc Hà và sau đó được dồi mài qua quá trình vật lộn với thiên tai, địch họa

tại vùng đất này.
d. Cần cù:

3


- Cần cù là một trong những đặc tính vốn có, tất yếu của con người xứ
Quảng. Nó đã trở thành một đặc tính đậm đặc của con người nơi đây.
- Một biểu hiện khí chất cần cù trong con người xứ Quảng là sự gan lì
vượt khó khăn, tinh thần độc đảm rất cao, ý chí tiến thủ mạnh mẽ. Đối với
người Quảng Nam, gian khổ, trở ngại không khiến họ sợ hãi, thoái chí hay
rối ren; trái lại càng kích thích sự cang trường và trí sấn tạo của họ, tạo nên
sức mạnh hoàn thành những kỳ tích lắm khi lạ lùng.
- Truyền thông cần cù xét ở mặt nào đó còn thể hiện ở việc dư thừa sự
quyết liệt trong tư tưởng, cứng cỏi trong hành động. Họ luôn thực hiện cho
bằng được việc đã định, sự nghiệp đã quyết, đi đến cùng ý hướng đã chọn;
thậm chí họ còn có xu hướng thích nhận những việc khó, chưa có giải pháp,
khó khăn, nguy hiểm để ra tay tháo gỡ, thi thố tài năng. Đồng thời ở đất này,
gắn với sự chăm chỉ, bền gan là thói giản dị, thiết thực, tiết kiệm, ăn chắc
mặc bền.
đ. Nhân nghĩa:
Nói theo cách nói người xưa, nhân là lòng người, nghĩa là đường đi
của lòng người. Nghĩa ở đây là lẽ phải, đấu tranh cho lẽ phải, đặt lợi ích
chung trên lợi ích riêng, vì đại nghĩa mà giám hy sinh cá nhân cho đất nước.
Ở mãnh đất này, truyền thống nhân nghĩa không chỉ được biểu đạt theo nội
dung ấy mà còn nổi bật lên với quan điểm vì dân đậm đà, sâu xa. Lòng
thương dân là một động cơ tinh thần thôi thúc người lãnh đạo, người đứng
đầu hành động theo nguyện vọng chung của nhân dân. Họ gần gũi, gắn bó,
hiểu sức mạnh của nhân dân, tin nhân dân. Nhân nghĩa với người Quảng
Nam gắn liền với thương dân, trọng dân, gần dân.

2. Những vấn đề chủ yếu cần lưu ý trong kế thừa, phát triển các
giá trị truyền thống Quảng Nam trong điều kiện cụ thể hiện nay:
a. Điều kiện cụ thể hiện nay:
* Bối cảnh thế giới:
- Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin đã có bước phát triển nhảy vọt, trở thành một động lực xuyên quốc gia,
đang tạo cơ sở vật chất cho quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, làm thay đổi nhiều quan niệm về nhiều lĩnh vực đời sống xã
hội trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Cục diện chính trị thế giới có nhiều thay đổi căn bản:
+ Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang dân tộc, sắc tộc, tôn giáo,
chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố quốc tế vẫn đang
diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.
+ Khu vực Đông Nam Á, châu Á Thái Bình Dương đang từng bước
phục hồi và phát triển; song vẫn đang tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn
định, đặc biệt là tình trang tranh chấp biển – đảo giữa các quốc gia …
4


* Bối cảnh trong nước:
- Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, đất nước ta
đã đạt được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
- Đồng thời, đất nước ta vẫn đang phải đối mặt trước những thách
thức nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó có việc
kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, của các địa phương
trong phạm vi quốc gia.
b. Vấn đề chủ yếu cần lưu ý trong kế thùa và phát triển các giá trị
truyền thống của tỉnh Quảng Nam hiện nay:
- Phải xác định đúng: kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của
tỉnh Quảng Nam là một trong những mục tiêu, góp phần tạo ra động lực thúc

đẩy quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Quảng Nam.
- Chủ động giữ gìn bản sắc truyền thống Quảng Nam và tiếp thu giá
trị truyền thống của các vùng miền của Tổ quốc và tinh hoa văn hóa nhân
loại; trong đó, lấy bản sắc truyền thống Quảng Nam làm cốt, làm nền; bên
cạnh đó cần phải chủ động phát triển, nâng cao tầm vóc, ý nghĩa của các giá
trị truyền thống của tỉnh nhà và tích cực sáng tạo ra các giá trị tinh thần mới
phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và nhân loại.
- Trách nhiệm của mỗi người dân đất Quảng:
+ Tôn trọng và giữ gìn; chủ động, linh hoạt trong kế thừa, phát triển
các giá trị truyền thống của đất Quảng phù hợp với những điều kiện mới;
đồng thời, tích cực tiếp thu các giá trị truyền thống của các vùng miền trong
nước và tinh hoa nhân loại trên tinh thần “tiếp biến”, “gạn đục khơi trong”,
lấy các giá trị truyền thống của tỉnh nhà làm cốt, làm nền, phải thực sự coi
đó là một quy luật.
+ Tiêu chí kế thừa, phát triển và tiếp thu: cái đúng, cái hay, cái tốt, cái
phù hợp với điều kiện riêng có của Quảng Nam; không đánh mất bản sắc
riêng của Quảng Nam, nhưng cũng phải chủ động thay đổi, thậm chí là vứt
bỏ những nội dung giá trị truyền thống lỗi thời, không còn phù hợp với điều
kiện mới hiện nay.
Câu 2: Đồng chí hãy trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Nam
lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn
1939-1945. Phân tích làm rõ những sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam
trong tổ chức và lãnh đạo thực hiện Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách
mạng Tháng Tám năm 1945.
Đáp án
1. Trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 19391945:
5



a. Đặc điểm tình hình Quảng Nam giai đoạn 1939-1945:
- Đầu năm 1939, Quảng Nam không chỉ khôi phục được lực lượng
cách mạng sau thời kỳ khủng bố trắng giai đoạn 1930-1931 của thực dân
Pháp mà còn tạo nên khí thế cách mạng sôi động ở cả nông thôn lẫn thành
thị trên địa bàn tỉnh nhà.
- Đến cuối năm 1939, hầu hết các đồng chí Tỉnh ủy viên và một số cán
bộ, đảng viên đều bị bắt. Chủ trương mới của Hội nghi Trung ương lần thứ
VI chưa được tổ chức triển khai thực hiện trên thực tế. Phong trào cách
mạng trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.
- Tháng 3 năm 1940, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam được lập lại và
hoạt động sôi nổi. Đến tháng 11 năm 1940, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã họp
và bầu ra Ban Chấp hành đảng bộ chính thức do đồng chí Hồ Tỵ làm Bí thư.
- Đến đầu năm 1942, tại Quảng Nam, các cuộc đấu tranh của quần
chúng chống đế quốc, phát xít, phong kiến diễn ra nhiều nơi. Tuy nhiên, các
cuộc đấu tranh cũng bộ lộ một số hạn chế của nó nên dẫn đến những tổn thất
nhất định.
-Từ năm 1943 đến cuối năm 1944, công tác khôi phục tổ chức Đảng
trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh; phong trào cách mạng của quần chúng
bước đầu phát triển mạnh mẽ.
- Từ tháng 4 năm 1945, phong trào cách mạng toàn tỉnh tiếp tục dâng
cao. Quân Nhật đành chịu bất lực. Bộ máy tay sai của Nhật hầu hết đều nằm
im trước khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân đất Quảng.
- Đến tháng 8 năm 1945, nhìn chung bộ máy thống trị, tay sai của
Nhật từ phủ, huyện đến cơ sở đều bị tê liệt; quần chúng nhân dân được tập
hợp dưới ngọn cờ hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh, sẵn sàng khởi nghĩa khi
có lệnh.
b. Chủ trương mới của Tỉnh ủy Quảng Nam:
- Tháng 11 năm 1940, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam tổ chức hội nghị
thảo luận và tiếp thu Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ VI
(11/1939) và quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; quyết

định ra tờ báo “Khởi nghĩa” để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
quần chúng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940), củng cố lại ban
lãnh đạo đảng bộ tỉnh.
- Trước yêu cầu của tình hình mới, đầu năm 1942 Tỉnh ủy Quảng Nam
họp để ra nghị quyết hành động. Nghị quyết chỉ rõ: phải đẩy mạnh hơn nữa
phong trào cách mạng trong tỉnh, chuyển hướng mọi hoạt động, chuẩn bị lực
lượng đón thời cơ khởi nghĩa, đánh đỏ kẻ thù Pháp – Nhật cùng bọn Việt
gian, giành lại đất nước, dân tộc một tương lai chói lọi.
- Tháng 5 năm 1945, Tỉnh ủy Quảng Nam họp Hội nghị mở rộng
quyết định kiện toàn Uỷ ban Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam, lấy mật
6


danh là Việt Minh Vụ Quang. Hội nghị cũng chủ trương đẩy mạnh xây dựng
khu căn cứ cách mạng, phát triển các đội tự vệ vũ trang ở cơ sở, chủ trương
việc móc nối xây dựng cơ sở trong thành thị, vùng xung yếu, vùng núi.
- Tháng 6 năm 1945, Tỉnh ủy họp hội nghị mở rộng chủ trương sử
dụng hình thức tuyên truyền xung phong để tập hợp quần chúng, nhanh
chóng phát triển các đội tự vệ vũ trang cơ sở, xây dựng đội du kích Vũ Hùng
thành lực lượng vũ trang nòng cốt của tỉnh, sẵn sàng đón thời cơ.
- Trong hai ngày 12 và 13 tháng 8 năm 1945, Tỉnh ủy Quảng Nam
triệu tập cuộc họp khẩn cấp bàn kế hoạch chớp thời cơ khởi nghĩa. Nhờ nắm
vững tinh thần của Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta” của Trung ương Đảng và khả năng cuộc khởi nghĩa của ta có thể nổ ra
giành thắng lợi; đêm 13 và 14 tháng 8 năm 1945, cuộc họp đã thống nhất
nhận định tình hình và quyết định “phát động ngay toàn tỉnh một đợt tuyên
truyền bằng mọi hình thức; sau đó, từ ngày 18 đến 22 tháng 8 năm 1945 sẽ
tổ chức cuộc biểu tình ở các phủ, huyện, chuẩn bị sẵn sàng tiến lên Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền từ phủ, huyện trước rồi lên toàn tỉnh. Hội nghị
cử ra Uỷ ban bạo động tỉnh gồm 9 đồng chí, do đồng chí Võ Chí Công phụ

trách và quyết định chuyển cơ quan thường trực của Tỉnh ủy và thường trực
Ban bạo động tỉnh từ Bà Rén (Quế Sơn) ra Bích Trâm (Điện Bàn) để chỉ đạo
khởi nghĩa.
c. Diễn biến của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách
mạng Tháng Tám năm 1945:
- Chiều 17-8-1945,, đồng chí Võ Chí Công bí mật trực tiếp đến Hội
An nắm tình hình và triệu tập các thành viên trong Uỷ ban bạo động Hội An
họp và báo cáo gửi về Thường trực Tỉnh ủy đề nghị cho Hội An khởi nghĩa
trong đêm 17-6-1945; đề nghị trên đã được Tỉnh ủy chấp nhận.
- Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, khởi nghĩa ở Hội An chính thức nổ ra
vào 3 giờ sáng ngày 18-8-1945 và nhanh chóng giành thắng lợi hoàn toàn
vào 5 giờ sáng cùng ngày.
- Cũng ngay trong ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra và
nhanh chóng giành thắng lợi ở 5 phủ, huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế
Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ.
- Ngày 19-8-1945,, cuộc khởi nghĩa tiếp tục diễn ra và nhanh chóng
giành thắng lợi ở hai huyện còn lại của tỉnh là Đại Lộc và Tiên Phước.
(Cần viết cụ thể hơn ở phần này)
2. Phân tích làm rõ những sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam
trong tổ chức và lãnh đạo thực hiện Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
cách mạng Tháng Tám năm 1945:

7


- Nhằm mục đích thống nhất định hướng tổ chức và lãnh đạo thực
hiện Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng Tháng Tám năm 1945
trên phạm vi toàn quốc, Trung ương Đảng đã chỉ đạo phương pháp Tổng
khởi nghĩa chung gồm những nội dung cơ bản là:
+ Thực hiện từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành

chính quyền cách mạng;
+ Khởi nghĩa phải được bắt đầu từ miền núi đến thành thị, từ nông
thôn đến thành thị (tức là phải khởi nghĩa từ những nơi địch địch có thế yếu
đến nơi sào huyện của địch để giành thắng lợi hoàn toàn.
- Đến tháng 8 năm 1945, trên cơ sở phân tích, nhận định tình hình của
địch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Tỉnh ủy Quảng Nam đã đi đến quan điểm
thống nhất chung là: Đối với Quảng Nam, không thể thực hiện Tổng khởi
nghĩa một cách trình tự như sự chỉ đạo của Trung ương, mà cần phải thực
hiện theo đặc thù riêng. Cụ thể là:
+ Phải tiến hành Tổng khởi nghĩa cùng một lúc giữa các địa phương
trên địa bàn tỉnh để nhanh chóng giành lấy chính quyền cách mạng.
+ Cuộc Tổng khởi nghĩa phải bắt đầu nổ ra từ thành thị - nơi sào huyệt
của địch để giành lấy chính quyền cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi để các
địa phương khác trên địa bàn tỉnh tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền ít tốn kém và ít đổ máu (thời cỏ khởi nghĩa ở thành thị đã chín muồi).
- Từ sự thống nhất quan điểm nêu trên, Tỉnh ủy Quảng Nam đã tiến
hành tổ chức và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách
mạng nhanh chóng giành thắng lợi; đưa Quảng Nam vào danh sách một
trong 5 tỉnh nổi dậy Tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi sớm nhất của cả
nước là: Quảng Ngãi, Hà Tỉnh, Hải Dương, Bắc Giang và Quảng Nam. Thực
tế đó khẳng định rõ tính sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trong tổ
chức và lãnh đạo thực hiện Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng
Tháng Tám năm 1945./.

8



×