Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

đất đai, tranh chấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.17 KB, 8 trang )

MỞ BÀI
Đất đai không những là một loại tài nguyên quý giá trong cuộc sống
mà còn là một loại tài sản có giá trị lớn đối với mỗi người sử dụng đất.
Con người luôn có nhu cầu mưu cầu lợi ích cho mình, vì vậy tình trạng
bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa
những người sử dụng đất với nhau hoặc với người khác có liên quan khi
tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai diễn ra khá phổ biến. Tranh chấp
đất đai sẽ để lại những hậu quả xấu về mặt chính trị, kinh tế -xã hội, nếu
nó không được giải quyết kịp thời, nhanh chóng và dứt điểm. Vì tính cấp
thiết của việc giải quyết các tranh chấp về đất đai nên em xin chọn đề
bài “hãy chỉ ra những tồn tại bất cập về giải quyết tranh chấp đất đai
trong thực tế thời gian qua và đề xuất những biện pháp khắc phục” để đi
sâu vào tìm hiểu. Trong bài làm của em không thể thiếu những sai sót,
em mong thầy/cô góp ý cho bài làm của em được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG
I.
1.

Khái niệm về tranh chấp đất đai và Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp đất đai

Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013: “ Tranh chấp đất đai
là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc
nhiều bên trong quan hệ đất đai”

1


- Có thể thấy khái niệm tranh chấp đất đai được nêu trong bộ luật là một
khái niệm bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài


sản gắn liền với đất, và tranh chấp về địa giới hành chính.
- Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng
hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước hoặc giữa những người
sử dụng chung mảnh đất đó với nhau mà đang có tranh chấp về quyền sử
dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng
đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất...
- Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá
nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.
2.

Giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp

Tự hòa
giải

Không giấy tờ

Không thành
Có đơn y/c

Hòa giải ở
cơ sở

UBND

Hòa giải
tại UBND
cấp xã (45

ngày)

UBND cấp
trên/ Bộ
trưởng bộ
TN và MT

TAND
Có giấy tờ
Thành

Tranh chấp
được giải
quyết

2


II.
1.

Những bất cập tồn tại trong việc giải quyết tranh chấp đất đai
trong thời gian qua
Từ phía chủ thể sử dụng đất

Người dân chưa hiểu hết quyền và nghĩ vụ của mình khi giải quyết
tranh chấp đất đai. Thường người dân không biết và không thể hiểu thấu
đáo quyền và nghĩa vụ của mình khi giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ
quan chức năng. Người dân mơ hồ về quyền và nghĩa vụ của mình dẫn
tới việc xác nhận bằng chứng, xác nhận lời khai một cách ngây ngô dẫn

tới hậu quả pháp lý bất lợi. Đến khi tòa án phán quyết mình bất lợi thì
kháng cáo Tòa án xử sai. Nhưng án tại hồ sơ, nên không thể làm thay
đổi cục diện pháp lý có lợi cho mình được.
2.

Từ phía cơ quan chức năng

Một số lượng lớn các tranh chấp đất đai bị cơ quan chức năng dìm
(không giải quyết hoặc cố tình không giải quyết, cố tình kéo dài thời
gian giải quyết...). có nhiều lý do để cơ quan nhà nước dìm hồ sơ như:
Thái đội không chuẩn mực của một số cán bộ khi không có thiện cảm
với Người có lợi ích trong tranh chấp đất đai; Một số cán bộ cố tình gây
khó dễ như tính cách ngấm vào máu thịt; hồ sơ về đất đai quá lớn; Một
số cán bộ không giải quyết nhưng cũng chẳng nêu lý do là gì... Một số
tòa án có án đọng với số lượng lớn dẫn tới việc chậm trễ thụ lý hồ sơ,
tìm cách trả lại hồ sơ khi người dân khởi kiện....
3.

Từ phía pháp luật

Quy định pháp luật còn nhiều bất cập, lỗ hổng dẫn đến tình trạng khó
khăn trong tiến trình giải quyết tranh chấp đất đai.

3


- Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai đã
được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì được giải
quyết như sau: …”
Luật đất đai hiện hành quy định về bắt buộc hòa giải tại UBND trong

tranh chấp đất đai. Theo đó, mọi tranh chấp đất đai, bao gồm cả tranh
chấp về tài sản gắn liền với đất và tranh chấp trong quá trình thực hiện
các giao dịch liên quan đến đất đai đều phải qua thủ tục hòa giải và phải
được UBND cấp xã giải quyết trước khi vụ việc được giải quyết tại tòa
án hoặc tại UBND cấp quận, huyện. Rất nhiều trường hợp, UBND cấp
xã không tổ chức hòa giải, hoặc không hòa giải theo yêu cầu của các bên
tranh chấp, mà nếu cấp xã không hòa giải, thì các bên không thể khởi
kiện ra tòa án. Đó là chưa kể đến năng lực chưa tương xứng của cấp xã
trong việc đứng ra giải quyết tranh chấp đất đai. Có thể nói, quy định
pháp luật đã hạn chế quyền của người sử dụng đất và sở hữu tài sản khi
quy định yêu cầu bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải tại địa phương.
- Luật Đất đai 2013 giao nhiều thẩm quyền cho cấp xã hơn nhưng quy
định thời hạn giải quyết 45 ngày, dù là dài hơn Luật Đất đai 2003 nhưng
vẫn chưa khả thi. Thực tiễn cho thấy chỉ riêng việc xác minh nguồn gốc
đất trong thời hạn 45 ngày là rất khó hoàn tất, đặc biệt là những vụ tranh
chấp phức tạp, trong khi hội đồng hòa giải còn phải thực hiện nhiều thủ
tục khác. Hơn nữa, việc triệu tập một số đông trong thành phần hòa giải
và các đương sự trong tranh chấp như đã nêu là rất khó đầy đủ. Trong
khi theo tinh thần Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì đây là những thành
phần phải có mặt trong buổi hòa giải.
- Thiếu sự khách quan trong giải quyết: Kết quả của việc xác minh thu
thập tài liệu, nguồn gốc, hiện trạng do cấp xã thực hiện được dùng làm
cơ sở hòa giải khó có thể khách quan bởi không bị giám sát, không bị
khiếu nại như tố tụng ở tòa án (ở tòa án có VKS thực hiện việc kiểm sát
4


và đương sự có quyền khiếu nại). Cho nên những “hành vi tố tụng” của
cấp xã rất dễ bị lợi dụng bởi các hình thức làm thiên lệch, “ngâm” vụ
việc để có lợi cho một bên hoặc lạm quyền trong giải quyết...

Như vậy, vô hình trung tạo thêm một cấp “tòa án” giải quyết với rất
nhiều hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, không mang lại nhiều
lợi ích cho người dân mà còn gây mất thời gian và dễ bị lợi dụng trong
khi việc giải quyết tranh chấp vốn đã được phân công thực hiện quyền
lực tư pháp ở cơ quan tòa án.
III.

Một số biện pháp để khác phục những bất cập

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra Các cơ quan Thanh tra về Tài
nguyên và Môi trường cần tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà
nước về tài nguyên và môi trường tại các địa phương nhằm phát hiện,
chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các
trường hợp vi phạm.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Nâng cao nhận
thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân
- Cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ về kiến thức pháp
luật, xã hội, tinh thần nhiệt tình và tính trách nhiệm. Nhằm bảo vệ các
quyền, lợi ích của công dân, lợi ích của nhà nước và của xã hội. Giải
quyết các tranh chấp đất đai nhanh chóng, kịp thời
- Cần sửa đổi một số quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải
quyết tranh chấp phải hướng tới tính ổn định, tạo điều kiện thuận lợi,
đơn giản cho các bên tranh chấp trong việc giải quyết và đặc biệt phải
hướng tới việc giải quyết triệt để các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh tạo
sự ổn định cho xã hội
5


KẾT LUẬN
Có thể thấy tình trạng giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay còn tồn tại

nhiều bất cập ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân. Để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ luật đất đai tất
cả mọi người, mọi tổ chức cần có ý thức trách nhiệm nhằm nâng cao
hiệu quả trong giải quyết tranh chấp đất đai hướng tới mục tiêu đảm bảo
công lý, quyền bình đẳng của người dân với cơ quan công quyền, góp
phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình luật đất đai
/>ItemID=21
/> /> />
MỤC LỤC
7


8




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×