Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành sữa việt nam tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 114 trang )

Đề tài:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam: tiếp cận từ góc độ người
tiêu dùng


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU.............................................................................................. 1

1.1.

Lý do nghiên cứu .................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 4

1.5.

Kết cấu bài báo cáo ................................................................................................. 5


CHƯƠNG 2.
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 7

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................................................................... 7
2.1.1

Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................. 7

2.1.2

Tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp .................................. 11

2.1.3

Mô hình Kim tự tháp ...................................................................................... 14

2.1.4

Lý thuyết các bên liên quan ........................................................................... 17

2.1.5

Nhận thức về CSR của người tiêu dùng ......................................................... 19

2.2.

Hình ảnh thương hiệu ........................................................................................... 21


2.3.

Tình yêu thương hiệu ............................................................................................ 23

2.4.

Tình hình nghiên cứu ............................................................................................ 24

2.5.

Các giả thuyết ....................................................................................................... 28

2.6.

2.5.1

Hoạt động CSR và tình yêu thương hiệu ....................................................... 28

2.5.2

Tình yêu thương hiệu và hình ảnh thương hiệu ............................................. 29

Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................. 30


Tóm tắt chương ..................................................................................................... 30

2.7.

CHƯƠNG 3.

3.1.

BỐI CẢNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM32

Tổng quan về ngành sữa tại Việt Nam.................................................................. 32
3.1.1

Khái niệm sữa................................................................................................. 32

3.1.2

Thị trường sữa tại Việt Nam .......................................................................... 33

3.2.

Tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam................................................................. 35
3.2.1

Thực trạng chung trong việc thực hiện CSR tại Việt Nam ............................ 35

3.2.2

Thực trạng thực hiện CSR của các doanh nghiệp sữa tại Việt Nam .............. 36

CHƯƠNG 4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 41

4.1.


Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 41

4.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 42
4.2.1

Phương pháp nghiên cứu tại bàn .................................................................... 42

4.2.2

Phương pháp nghiên cứu thực tế .................................................................... 42

Thang đo ............................................................................................................... 44

4.3.

4.3.1
4.3.2

Thang đo tình yêu thương hiệu ............................................................................. 46

4.3.3
4.4.

4.5.

Thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................ 44

Thang đo hình ảnh thương hiệu ..................................................................... 47


Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................................... 48
4.4.1

Phân tích thống kê mô tả ................................................................................ 48

4.4.2

Phân tích Cronbach alpha............................................................................... 48

4.4.3

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................ 48

4.4.4

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ............................................................. 49

4.4.5

Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. ................................................................. 50

Tóm tắt chương ..................................................................................................... 51


CHƯƠNG 5.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ......................................................................... 52

5.1. Thống kê mô tả ............................................................................................................ 52

5.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................. 52
5.1.2. Mô tả hành vi tiêu dùng ..................................................................................... 53
5.1.3. Nhận thức về CSR ............................................................................................. 55
5.2. Mô tả thống kê và đánh giá độ tin cậy thang đo.......................................................... 59
5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................................ 61

5.1.

5.3.1.

Trích nhân tố thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp-CSR .............. 61

5.3.2.

Trích nhân tố của thang đo tình yêu thương hiệu .......................................... 64

5.3.3.

Trích nhân tố của thang đo hình ảnh thương hiệu ......................................... 65

Phân tích nhân tố khẳng định CFA ....................................................................... 66
5.1.1

5.2.

5.3.

Mức độ phù hợp chung .................................. Error! Bookmark not defined.

Kiểm định giả thuyết ............................................................................................. 68

5.2.1

Kiểm định mô hình lý thuyết ......................................................................... 68

5.2.2

Kết quả kiểm định giả thuyết ......................................................................... 70

Tóm tắt chương ..................................................................................................... 72

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 73
6.1. Kết luận........................................................................................................................ 73
6.1.1. Nhận thức của người tiêu dùng vê trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp......... 73
6.1.2. Mối quan hệ các giả thuyết ................................................................................ 73
6.2. Một số kiến nghị .......................................................................................................... 73
6.3. Hạn chế của đề tài........................................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 76
PHỤ LỤC 1: BẢN CÂU HỎI ............................................................................................ 85


PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SÔ LIỆU ....................................................................... 95


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mô hình “kim tự tháp” CSR của Carroll (1991) ................................................ 14
Hình 2.2: Mô hình các bên liên quan của Freeman (1984) ................................................ 18
Hình 2.3: Mô hình của Karpal Singh Dara Singh và cộng sự (2014) ................................ 25
Hình 2.4: Mô hình của Esmaeilpour, M. và Barjoei, S., 2016 ........................................... 27
Hình 2.5 : Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 30
Hình 3.1: Tăng trưởng, doanh thu ngành sữa Việt Nam .................................................... 33

Hình 3.2: Cơ cấu sản lượng sữa ......................................................................................... 34
Hình 3.3: Sản lượng sản xuất sữa ....................................................................................... 35
Hình 5.1: Nghe vê CSR ...................................................................................................... 55
Hình 5.2: Phương tiện truyền thông ................................................................................... 56
Hình 5.3 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng về 4 khía cạnh CSR ............................... 58
Hình 5.3: Mô hình cấu trúc SEM ....................................................................................... 69
Hình 5.5: Mô hình nghiên cứu............................................................................................ 71

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Tổng hợp định nghĩa về CSR ............................................................................ 10
Bảng 4.1: Thang đo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp……………………………...46
Bảng 4.2: Thang đo tình yêu thương hiệu .......................................................................... 47
Bảng 4.3: Thang đo Hình ảnh thương hiệu ........................................................................ 47
Bảng 5.1: Đặc điểm cá nhân của mẫu nghiên cứu ............................................................. 52
Bảng 5.2: Thương hiệu sữa ................................................................................................ 54
Bảng 5.3: Mức độ quan tâm về các hoạt động CSR ........................................................... 56


Bảng 5.4 Mức nhận thức của người tiêu dùng về các khía cạnh CSR ............................... 57
Bảng 5.5: Thống kê mô tả và Cronbach Alpha của các thang đo ...................................... 59
Bảng 5.6 Kết quả EFA của thang đo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................... 62
Bảng 5.7 Kết quả EFA của thang đo tình yêu thương hiệu ................................................ 65
Bảng 5.8 Kết quả EFA của thang đo hình ảnh thương hiệu ............................................... 65


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU

Chương giới thiệu đề tài nghiên cứu bao gồm các lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,

đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài cùng với sự
giới thiệu cấu trúc chính của bài báo cáo nghiên cứu.
1.1.

Lý do nghiên cứu

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) vẫn còn là chủ đề gây nhiều tranh cãi cho
các nhà nghiên cứu, các học giả, các nhà kinh tế trong nhiều năm qua. Bowen, H.R (1953)
xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là trách nhiệm của chủ các doanh
nghiệp không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác; chủ doanh nghiệp phải
có lòng từ thiện và bù đắp những thiệt hại do doanh nghiệp mình gây ra khi làm tổn hại
cho xã hội. CSR còn được hiểu là bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp,
đạo đức và lòng từ thiện của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (Carroll, 1979).
Tuy nhiên, cũng có trường phái cho rằng doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất,
đó là tối đa hoá lợi nhuận, làm tăng giá trị cho những người đại diện là chủ sở hữu/các cổ
đông trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnh tranh trung thực và công bằng
(Milton Friedman, 1970). Bên cạnh đó, mặc dù theo trường phái CSR của Bowen và
Carroll nhưng mỗi nhà nghiên cứu lại có cách lập luận, xác định các thành phần CSR
khác nhau. Như vậy, có thể nói rằng, đến thời điểm này chưa có một định nghĩa thống
nhất nào về CSR. Mỗi chính phủ, tổ chức, cá nhân ở những quốc gia khác nhau lại áp
dụng khái niệm CSR khác nhau phụ thuộc vào phạm vi, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc
trưng và trình độ phát triển của quốc gia đó (Nguyễn Huỳnh Kim Ngân, 2013). Câu hỏi
đặt ra ở đây là tại Việt Nam trường phái CSR nào được chấp nhận rộng rãi. Mặt khác, các
thang đo, các thành phần về CSR đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm ra và phát
triển liệu có phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay?
Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hoá với sự gia nhập của các doanh nghiệp nước ngoài,
thị trường tiêu dùng lại càng cạnh tranh gay gắt. Và người tiêu dùng không chỉ quan tâm
đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà còn coi trọng cả cách thức các công ty làm ra sản
phẩm/dịch vụ đó, có thân thiện với môi trường sinh thái và cộng đồng, có nhân đạo và
1



lành mạnh hay không. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những quy
chuẩn khắt khe về chất lượng hàng hoá và dịch vụ. Có thể thấy, việc thực hiện trách
nhiệm xã hội là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Và điều này đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới coi một phương châm để
phát triển bền vững. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, vấn đề trách
nhiệm xã hội vẫn còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm đúng mức. Có thể nói rằng,
chưa bao giờ câu chuyện về thực phẩm bẩn, đạo đức doanh nghiệp lại gây phẫn nộ đến
như vậy. Từ việc các cơ sở nhỏ lẻ sử dụng nguồn hàng không rõ xuất xứ, hết hạn, hư
hỏng; tiêm các loại thuốc có chứa salbutamol gây ra biến tướng về mặt sức khỏe; sản xuất
rượu giả, trà giả…cho đến những thương hiệu lớn cũng không tránh khỏi vấn đề này: như
sự kiện phiếu gửi xe trong gà rán Lotteria Cần Thơ, C2 và Rồng đỏ có hàm lượng chì
vượt quá mức cho phép,…Và điều đáng buồn hơn là kể từ năm 2008 đến nay, ngành sữa
Việt Nam - ngành cung cấp dinh dưỡng cần thiết, giúp Việt Nam cải thiện vóc dáng cũng
nhiều lần chao đảo trước những vụ bê bối như sữa chứa chất melamine, sữa Dumex Gold
nhiễm khuẩn, Similac có nguy cơ nhiễm độc…Các vấn đề nêu trên là kết quả của việc
chạy theo lợi nhuận, bất chấp hậu quả, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa là do nhận thức chưa
đầy đủ về CSR của các bên liên quan (Phạm Văn Đức, 2010), trong đó có cả người tiêu
dùng Việt.
CSR ảnh hưởng đến rất nhiều mặt nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên
cứu mối quan hệ của CSR và hình ảnh thương hiệu thông qua cảm nhận của người tiêu
dùng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào về CSR tại Việt Nam
trong bối cảnh ngành sữa được công bố. Do vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam: tiếp cận từ góc độ
người tiêu dùng” nhằm làm phong phú thêm các bài nghiên cứu về CSR tại Việt Nam và
nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành sữa tại Việt Nam có thêm cơ sở trong việc đo
lường, theo dõi và kiểm soát hành vi của khách hàng, từ đó xây dựng các chiến lược kinh
doanh, gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.


Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2


Mục tiêu
-

Đo lường mức độ nhận thức của người tiêu dùng về CSR.

-

Xác định các yếu tố thuộc về CSR ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu trong ngành
sữa.

-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành phần CSR đối với hình ảnh thương hiệu.

Câu hỏi nghiên cứu
-

Liệu rằng người tiêu dùng có nhận thức được CSR hay không?

-

Yếu tố nào thuộc về CSR trong ngành sữa mà người tiêu dùng quan tâm?

-


Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh thương hiệu?

-

Các yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp hay thông qua biến trung gian tác động đến hình
ảnh thương hiệu?

-

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào?

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của các thành phần CSR đến hình ảnh thương hiệu trong
ngành sữa tại Việt Nam.
Đối tượng khảo sát: CSR cần được xem xét ở nhiều góc độ, từ tất cả các bên liên quan.
Tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa CSR và hình ảnh
thương hiệu thông qua người tiêu dùng bởi sữa là mặt hàng được cả cộng đồng quan tâm,
đối tượng sử dụng sữa rất đa dạng. Thêm vào đó, chúng tôi chọn 4 công ty sữa là
Vinamilk, Cô gái Hà Lan, Abbott và TH True Milk để đại diện cho ngành sữa tại Việt
Nam. Đây đều là những công ty nắm thị phần lớn, đa dạng sản phẩm và được tin dùng.
Tóm lại đối tượng khảo sát là người tiêu dùng các loại sản phẩm sữa của 4 công ty nêu
trên tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu của đề tài thì các phương pháp nghiên cứu sau đây được thực hiện:

3



Phương pháp nghiên cứu tại bàn: tham khảo các bài nghiên cứu trước có liên quan đến
đề tài cũng như các lý thuyết về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu,
liên tưởng, tình yêu thương hiệu để làm cơ sở thiết lập mô hình nghiên cứu, thang đo.
Phương pháp nghiên cứu thực tế: Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng
-

Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu với mẫu n = 10 người tiêu dùng nhằm khám phá
và điều chỉnh thuật ngữ các phát biểu.

-

Nghiên cứu định lượng: phương pháp nghiên cứu khảo sát (n= 315) để mô tả mối quan
hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với hình ảnh thương hiệu.

Phương pháp thu thập dữ liệu: khảo sát trực tiếp tại các siêu thị BigC, Coopmark,
Emart…kết hợp với khảo sát online.
Phương pháp xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm SPSS 20, AMOS 20 để nhập và xử lý dữ
liệu, bao gồm kiểm tra độ tin cậy và giá trị của thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích
CFA, mô hình SEM.
1.4.

Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học
Đề tài xác định các thành phần thuộc về nhận thức của người tiêu dùng về CSR và mối
quan hệ của các thành phần này tác động đến hình ảnh thương hiệu trong ngành sữa.
Ý nghĩa thực tiễn

Về mặt kinh tế - xã hội
-

Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các nhà kinh doanh trong ngành sữa xác định rõ
các thành phần trách nhiệm xã hội nào có sự tác động đến hình ảnh thương hiệu. Để từ
đó đưa ra những chiến lược, kế hoạch cụ thể cải tiến hoạt động.

-

Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được các thành phần
CSR nào tác động mạnh đến hình ảnh thương hiệu. Từ đó, các doanh nghiệp có thể
thực hiện các dự án nghiên cứu, xây dựng các chương trình thực hiện trách nhiệm xã
4


hội, tuyên truyền nhấn mạnh vào các thành phần này để tạo ra hình ảnh tốt, thu hút
khách hàng.
Về mặt giáo dục
-

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành marketing, quản trị kinh
doanh và những nhà nghiên cứu quan tâm đến ảnh hưởng của CSR đến hình ảnh
thương hiệu trong ngành sữa.

-

Các giảng viên dạy khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh có thể sử dụng để làm tình
huống giảng dạy.

1.5.


Kết cấu bài báo cáo

Đề tài nghiên cứu gồm 6 chương:
Chương 1 Giới thiệu về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cấu trúc
của bài báo cáo nghiên cứu.
Chương 2 Cơ sở lý thuyết trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm
chính trong bài nghiên cứu, các bài nghiên cứu có liên quan. Mô hình nghiên cứu và các
giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trong chương này.
Chương 3 Bối cảnh thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam bao gồm khái niệm về sữa,
tổng quan ngành sữa tại Việt Nam cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của
các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sữa nói riêng.
Chương 4 Phương pháp nghiên cứu bao quy gồm quy trình nghiên cứu, sự hình thành các
thang đo, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng,
phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu.
Chương 5 Phân tích kết quả nghiên cứu trình bày các kết quả như đánh giá thang đo, phân
tích EFA, CFA, mô hình SEM, kết luận các giả thuyết nghiên cứu và suy luận về các kết
quả.
5


Chương 6 Kết luận và kiến nghị bao gồm các kết luận chính của đề tài nghiên cứu, từ đó
đưa ra một số hàm ý quản trị.

6


CHƯƠNG 2.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này giới thiệu các lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho việc xây dựng các giả
thuyết và mô hình nghiên cứu, bao gồm việc trình bày các khái niệm nghiên cứu chính
liên quan đến CSR, hình ảnh thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, tình yêu thương hiệu
cũng như tóm tắt các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Từ đó các giả thuyết
và mô hình nghiên cứu được hình thành.
2.1.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một thuật ngữ có quá trình phát triển lâu
dài. Quan điểm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) có thể nói đã tồn tại từ lâu và
được đánh dấu từ những năm 1800s với tên John H. Patterson - thượng Nghị sỹ bang
Carolida Hoa Kỳ, khi ông làm dấy lên làn sóng về phúc lợi xã hội trong ngành công
nghiệp. Theo Carroll (1979), CSR đã được phát triển vào đầu những năm 1930. Tuy nhiên
phải đến năm 1953 thuật ngữ CSR mới được sử dụng phổ biến khi Bowen, H.R, một
chuyên gia nghiên cứu tổ chức, đề cập đến trong cuốn sách “Social responsibilities of the
Businessmen”. Theo Bowen, H.R (1953) xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR) là trách nhiệm của chủ các doanh nghiệp không làm tổn hại đến các quyền và lợi
ích của người khác; chủ doanh nghiệp phải có lòng từ thiện và bù đắp những thiệt hại do
doanh nghiệp mình gây ra khi làm tổn hại cho xã hội.
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX các định nghĩa, học thuyết xoay quanh CSR trỗi dậy mạnh
mẽ. Theo Keith Davis (1973), CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các
vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ. Theo
Carroll (1979) đã đưa 4 khái niệm là Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ thiện vào mô
hình kim tự tháp về CSR. Đến năm 1999, ông lại cho rằng CSR bao gồm tất cả các vấn đề
kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp
trong mỗi thời điểm nhất định. Matten và Moon (2004) cho rằng CSR là một khái niệm

bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công
7


dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động
và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù.
Năm 1992, Petkus và Woodruff khẳng định CSR phải bao gồm đồng thời tránh gây
những tác động xấu và thực hiện những việc nhằm tối đa hoá lợi ích dài hạn cho xã hội.
Sethi (1975) cho rằng: “CSR là nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với
các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến”. Quan niệm của Angelidis &
Ibrahim (1993) cũng chỉ ra rằng CSR là các hoạt động xã hội của công ty với mục đích
mang lại sự hài lòng cho các nhu cầu xã hội. Tức là bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, thì
một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra
và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan (Maignan và
Ferrell, 2004).
CSR tác động đến nhiều đối tượng hữu quan, do vậy doanh nghiệp nên cam kết phúc lợi
xã hội và bảo vệ môi trường để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng, nhân viên, cổ đông,
và các bên liên quan khác (Sexty, 2010). Nói cách khác, CSR là một quá trình mà các
công ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức vào các hoạt động kinh doanh
và chiến lược của họ trong sự tương tác chặt chẽ với các bên liên quan, vượt trên những
yêu cầu của pháp luật và thỏa ước tập thể (theo Liên minh Châu Âu, 2011).
Nhóm Phát triển Kinh Tế Tư Nhân của Ngân hàng Thế Giới đưa ra định nghĩa “trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển
kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của
người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có
lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” (2003). Định nghĩa này
muốn nhấn mạnh CSR là phương tiện giải quyết những vấn đề quan hệ giữa doanh nghiệp
với khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, cổ đông cộng đồng và các bên liên quan
cũng như môi trường.
Nhìn chung, CSR là một phạm trù rộng, có thể diễn đạt và hiểu theo nhiều nghĩa khác

nhau. Tuy nhiên, nội hàm phản ánh của CSR đều có điểm chung. Thứ nhất, bên cạnh
những lợi ích phát triển riêng của doanh nghiệp phù hợp với luật pháp hiện hành thì đều
8


phải gắn kết với lợi ích chung của cộng đồng. Thứ hai, CSR thể hiện nhiều khía cạnh liên
quan đến ứng xử của doanh nghiệp liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, CSR bao hàm cả khía cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp về bảo vệ tài nguyên,
môi trường, cũng như trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng bao gồm những hoạt động
nhân đạo, từ thiện hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng định nghĩa của Liên minh Châu Âu và Carroll. Theo đó,
CSR là một quá trình mà các công ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức
vào các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong sự tương tác chặt chẽ với các
bên liên quan, vượt trên những yêu cầu của pháp luật và thỏa ước tập thể và cụ thể là
được thể hiện qua 4 khía cạnh là: Kinh tế, Pháp luật, Đạo đức và Từ thiện.
STT

Tác giả (năm)

Định nghĩa
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là trách nhiệm

Bowen

của chủ các doanh nghiệp không làm tổn hại đến các quyền và
lợi ích của người khác; chủ doanh nghiệp phải có lòng từ

1
(1953)


thiện và bù đắp những thiệt hại do doanh nghiệp mình gây ra
khi làm tổn hại cho xã hội.

2

Keith Davis
(1973)

Sethi

vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý,
kinh tế, công nghệ.
Trách nhiệm xã hội nghĩa là đưa hành vi của doanh nghiệp lên
một cấp độ sao cho nó phù hợp với các tiêu chuẩn, các giá trị

3
(1975)

và các kỳ vọng của xã hội.

Carroll

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi
của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối

4
(1979)
5

CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các


Petkus &

với các tổ chức tại một thời điểm nhất định.
CSR phải bao gồm đồng thời tránh gây những tác động xấu và
9


thực hiện những việc nhằm tối đa hoá lợi ích dài hạn cho xã

Woodruff

hội

(1992)

CSR là các hoạt động xã hội của công ty với mục đích mang

Angelidis &
6

Ibrahim

lại sự hài lòng cho các nhu cầu xã hội

(1993)
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là sự cam

7


Ngân hàng Thế

kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền

giới

vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ,

(2003)

cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh
nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.
CSR là một khái niệm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo

8

Matten & Moon
(2004)

đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh
nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một
khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh
kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù

9

Maignan &

Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và


Ferrell

hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác
nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan

(2004)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được định nghĩa là

10

Liên minh Châu

“một quá trình mà các công ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi

Âu

trường và đạo đức vào các hoạt động kinh doanh và chiến

(2011)

lược của họ trong sự tương tác chặt chẽ với các bên liên quan,
vượt trên những yêu cầu của pháp luật và thỏa ước tập thể”
Bảng 2.1 : Tổng hợp định nghĩa về CSR
10


2.1.2. Tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trong thời kì hội nhập như hiện nay, CSR đang là xu hướng lớn mạnh trên thế giới nói

chung và tại Việt Nam nói riêng. Trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu là chú trọng vào
việc phát triển sản phẩm để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, ngày
nay các công ty đã chú trọng tới việc củng cố và xây dựng hình ảnh thương hiệu, nâng
cao uy tín của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng bằng cách thực hiện tốt CSR. Vậy
cụ thể là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) có tầm quan trọng
như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu về quản lý Ashridge, cứ 10 nhà quản lý điều
hành cấp cao thì có đến 9 người tin rằng CSR là rất quan trọng với các hoạt động kinh
doanh của công ty. Dựa vào các kết quả của những nghiên cứu trước nhóm nghiên cứu
chia lợi ích của CSR thành các nhóm chính như sau:
 Thực hiện CSR giúp mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp
Theo Sprinkle & Maines (2010), nếu các doanh nghiệp cam kết tôn trọng CSR, họ cũng
có thể cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm chi phí. Như vậy có thể nói doanh nghiệp
muốn phát triển bền vững thì không được xem nhẹ các vấn đề về CSR. Các nghiên cứu
cho thấy CSR có thể giúp một công ty và các sản phẩm, dịch vụ của họ đến với người tiêu
dùng (Maignan, 2001).
Theo điều tra của Bowman & Haire (1975) từ năm 1973 đã cho thấy nhóm các công ty
cam kết thực hiện CSR có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROE) cao hơn các công ty khác
(14.7% so với 10.2%). Trong cuộc khảo sát của công ty McKinsey năm 2007, 84% số
quản trị viên cao cấp cho rằng việc đóng góp vào các mục tiêu xã hội của cộng đồng cần
được tiến hành song song với việc gia tăng giá trị cổ đông, trong khi chỉ có 16% cho rằng
lợi nhuận là mục tiêu duy nhất.
Thực hiện tốt các vấn đề về CSR cũng giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được một khoản
chi phí đáng kể. Chẳng hạn như việc lắp đặt hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo chất
lượng sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí chi việc xử lý các chất thải công nghiệp.
11


Một ví dụ điển hình là công ty sản xuất gốm sứ Giang Tây, Trung Quốc đã tiết kiệm được
gần 10 triệu USD/năm khi lắp đặt công nghệ thân thiện với môi trường.

Ngoài việc giảm thiểu được chi phí, CSR còn tạo cho doanh nghiệp những cơ hội phát
triển mới, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Bởi vì CSR đang là xu hướng chung
của các nước trên thế giới, cho nên việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ
tạo được cái nhìn tích cực từ phía nhà đầu tư cũng như khách hàng đối với hình ảnh của
doanh nghiệp. Từ đó mà doanh nghiệp có thể thuận lợi phát triển sản phẩm/ dịch vụ, mở
rộng thị trường với mục đích tăng lợi nhuận kinh doanh.
 Thực hiện CSR góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp
Hình ảnh thương hiệu và uy tín doanh nghiệp là những tài sản vô hình mà không phải
doanh nghiệp nào cũng có được. Đó là cả một quá trình nỗ lực hết mình của doanh nghiệp
để tạo dựng cho mình một hình ảnh thương hiệu riêng biệt và chiếm được sự tin tưởng nơi
khách hàng. Để có được điều này việc doanh nghiệp cần quan tâm không chỉ là về chất
lượng hàng hóa/dịch vụ đang kinh doanh mà còn phải chú trọng tới CSR.
Frederick (1986) chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội nhất định
hoặc nghĩa vụ trong việc theo đuổi các hoạt động thương mại mà họ có thể củng cố mối
quan hệ của họ với xã hội và qua đó nâng cao hình ảnh thương hiệu của họ.
Theo khảo sát của Hội đồng doanh nhân vì sự nghiệp phát triển bền vững Việt Nam
(VBCSD) về thực trạng và nhu cầu xây dựng Báo cáo bền vững của doanh nghiệp tại Việt
Nam với câu hỏi đánh giá nhận thức về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp “Lợi ích mà trách nhiệm xã hội mang lại là gì?”. Phần lớn các doanh nghiệp
(76.5%) cho rằng, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp,
chứng tỏ cam kết trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội (dẫn theo Lê Thị Thơm, 2016).
Qua đó, có thể thấy việc thực hiện CSR ngoài mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp
thì còn giúp nâng cao giá trị thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp.
 Thực hiện CSR góp phần thu hút nguồn nhân tài
12


Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu
tố con người được xem là quan trọng nhất. Vậy làm cách nào để công ty có thể lôi kéo
được những nhân viên giỏi và làm sao để giữ chân họ ở lại làm việc lâu dài? Đây đang là

thách thức của hầu hết các công ty trên thế giới phải đối mặt. Turban và Greening (1997)
đã cung cấp bằng chứng để chứng minh rằng một công ty thực hiện tốt CSR sẽ có lợi thế
hơn trong việc thu hút các nhà quản lý cấp cao.
Theo khảo sát của Mont- Gomery và Ramus (2003) chỉ ra rằng các MBAs tốt nghiệp các
trường châu Âu và Mỹ rất quan tâm đến CSR. Hơn 90% sinh viên được phỏng vấn trả lời
họ sẵn sàng từ bỏ yếu tố tài chính để làm việc cho những công ty có danh tiếng về CSR.
Surpan Sarma, Joity Sarma & Arti Devi (2009) chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa CSR và
hoạt động quản trị nhân sự trong công ty. CSR có thể làm nền tảng cho việc quản trị nhân
sự được hiệu quả, và hoạt động quản trị nhân sự mang ý nghĩa quan trọng nhất trong việc
thúc đẩy các hoạt động CSR trong công ty.
Như vậy, ta thấy rằng thực hiện tốt CSR doanh nghiệp sẽ có khả năng tuyển dụng được
nhiều người tài hơn.
 Thực hiện CSR đáp ứng yêu cầu của cộng đồng
Theo tổ chức Giving USA Foundation, số tiền các doanh nghiệp đóng góp cho các hoạt
động xã hội trên toàn thế giới lên đến 13,77 tỷ USD (năm 2005) và gần 1.000 công ty
được đánh giá là “công dân doanh nghiệp tốt”. Nổi bật là trường hợp ngân hàng Grameen
do TS. Muhammad Yunus đã cung cấp tín dụng vi mô cho 6,6 triệu nguời, trong đó 97%
là phụ nữ nghèo ở Bangladesh vay tiền để cải thiện cuộc sống (ông đã được trao giải
Nobel hòa bình năm 2006).
Trong nghiên cứu của McKensey (2007), cho thấy 95% trong số 391 CEOs tại Hoa Kỳ
được phỏng vấn trả lời rằng xã hội mong đợi nhiều hơn viêc doanh nghiệp thực hiện hoạt
động CSR so với 5 năm trước và 50% trong số họ khẳng định mong đợi này sẽ tăng rất
cao trong vòng 5 năm tới (2012). Người tiêu dùng ngày càng đặt ít niềm tin vào sản phẩm
và vào doanh nghiệp tạo nên áp lực cho doanh nghiệp phải hành xử đúng mực để gây
13


dựng lòng tin. Nghiên cứu này còn cho biết, trong những nhân tố ảnh hưởng tới CSR của
doanh nghiệp thì việc tăng mối quan tâm về môi trường sống dẫn đầu về tỷ lệ (61%), tiếp
đến là yêu cầu tăng cao của người tiêu dùng trong tình hình ngày càng khan hiềm nguyên

liệu và sản phẩm tự nhiên (38%). Ảnh hưởng của hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng và
thế giới phẳng về thông tin buộc doanh nghiệp phải giữ nguyên cam kết của mình trên
mọi thị trường và thời điểm. Thế nên hoạt động CSR là một cam kết không thể tách rời
trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm đáp ứng
những nhu cầu của cộng đồng.
2.1.3. Mô hình Kim tự tháp
Theo Murillo và Lozano (2006) cho ra rằng các thành phần của CSR là khác nhau phụ
thuộc vào quy mô của các tổ chức và động lực cho các hoạt động xã hội thực tế. Đã có
nhiều mô hình về CSR được công bố nhưng mô hình Kim tự tháp của Caroll (1991) được
xem là toàn diện hơn cả.
Carroll (1991) đề xuất bốn cấp độ (kim tự tháp) của CSR: trách nhiệm kinh tế, pháp lý,
đạo đức và từ thiện. Dựa trên bốn thành phần, CSR nhằm tạo ra lợi nhuận, tuân thủ pháp
luật, có đạo đức, và là một công dân tốt. Trách nhiệm xã hội về kinh tế và pháp lý là nền
tảng cơ bản của CSR. Trách nhiệm xã hội về đạo đức và từ thiện được đặt ở vị trí cao của
kim tự tháp.
Từ
thiện
Đạo đức
Pháp lý
Kinh tế
Hình 2.1: Mô hình “kim tự tháp” CSR của Carroll (1991)
 Trách nhiệm kinh tế

14


Trách nhiệm kinh tế được coi là nghĩa vụ cơ bản của công ty. Trong lịch sử, các trách
nhiệm xã hội của các tập đoàn là trách nhiệm kinh tế. Trong các tổ chức kinh doanh, trách
nhiệm kinh tế là đơn vị cơ bản trong một công ty (Carroll, 1979). Để đáp ứng trách nhiệm
kinh tế đối với xã hội, các công ty nên cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà xã hội mong

muốn ở mức giá hợp lý. Họ cũng cần phải trả cho nhân viên của họ, gia tăng giá trị cho
các cổ đông của họ, và chăm sóc của các lợi ích của các bên liên quan khác (Carroll,
1979). Khi thực hiện các công việc này, doanh nghiệp thực sự góp phần làm tăng phúc lợi
xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xét ở khía cạnh người tiêu
dùng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về mặt kinh tế là cung cấp hàng hoá và dịch
vụ có liên quan đến vấn đề chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin sản phẩm,
phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
 Trách nhiệm pháp lý
Tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản “khế ước” giữa doanh nghiệp và xã hội
thông qua các bộ luật do nhà nước ban hành. Carroll (1991) cho rằng điều quan trọng là
trách nhiệm pháp lý phải được thực hiện trong một cách đó là phù hợp với sự mong đợi
của các chính phủ và pháp luật phù hợp với các quy định của liên bang, tiểu bang và địa
phương khác nhau. Những điều luật này sẽ điều tiết được sự cạnh tranh, bảo vệ khách
hàng, bảo vệ môi trường. Conchius (2006) đã tuyên bố rằng, trách nhiệm pháp lý bao gồm
việc tuân thủ tiêu dùng và các sản phẩm pháp luật, luật môi trường và pháp luật lao động
và đồng thời cũng tôn trọng pháp luật và các quy định về cạnh tranh trên thị trường. Một
công ty thành công được công nhận khi thực hiện tốt nghĩa vụ pháp lý của nó.
 Trách nhiệm đạo đức
Trách nhiệm đạo đức là hiện thân của những tiêu chuẩn và kỳ vọng phản ánh một mối
quan tâm cho những gì người tiêu dùng, nhân viên, cổ đông, và các vấn đề cộng đồng là
công bằng, chỉ hoặc phù hợp với sự tôn trọng hoặc bảo vệ quyền nhân thân các bên liên
quan (Carroll, 1979). Đây là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa
được đưa vào văn bản luật. Khía cạnh trách nhiệm đạo đức thường được thể hiện qua
nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng và trình bày trong bản xác định nhiệm vụ và
15


chiến lược của công ty. Thúc đẩy tinh thần và đạo đức thể mang lại hiệu quả kinh tế
(Carroll, 1991). Cân bằng trách nhiệm kinh tế, pháp lý và đạo đức là quan trọng. Nếu các
công ty làm việc gì đó là hợp lý kinh tế và pháp lý, nó cũng phải phù hợp đạo đức.

 Trách nhiệm từ thiện
Trách nhiệm từ thiện là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của
xã hội bao gồm đóng góp của doanh nghiệp về nguồn lực tài chính hoặc thời gian điều
hành, chẳng hạn như đóng góp cho nghệ thuật, giáo dục, hoặc cộng đồng…Theo
Fombrun, Gardberg và Barnett (2000), hoạt động từ thiện xuất phát từ hai nguồn khác
nhau; nhà hảo tâm chiến lược cho rằng, mặc dù hoạt động từ thiện có thể không tạo ra lợi
ích kinh tế trực tiếp, nó sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh dài hạn của công ty thông qua tăng
phi vật thể ở danh tiếng, tính hợp pháp hoặc lòng trung thành của nhân viên.
Theo Causecast – hoạt động thiện nguyện không giống trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
(CSR), nhưng đó là một phần của CSR (nguồn: ). Theo Carroll trách
nhiệm từ thiện của doanh nghiệp thể hiện qua (1) là một công dân tốt (2) tham gia vào các
chương trình thúc đẩy phúc lợi xã hội. Saleh (2009) cũng cho rằng các công ty được coi là
công dân doanh nghiệp chịu trách nhiệm của nhà đầu tư khi họ đang tham gia vào các
hoạt động CSR. Từ thiện nằm ở chiều hướng tự nguyện nhất và không bắt buộc của trách
nhiệm của doanh nghiệp và không phải lúc nào liên quan đến lợi nhuận hoặc các nền văn
hóa đạo đức của công ty (Ferrell, 2004).
Mô hình kim tự tháp của Carroll (1991) được xem là toàn diện và được các nhà nghiên
cứu chấp nhận và ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên thứ tự các thành phần trong kim tự tháp
có sự khác nhau giữa các bài nghiên cứu. Nghiên cứu của Black (2001) tại Úc đã đưa ra
kết luận tại Úc trách nhiệm kinh tế là trách nhiệm được ưa thích nhất, tiếp theo là trách
nhiệm pháp lý, từ thiện và đạo đức. Maignan (2001) đã tiến hành nghiên cứu tại Đức và
Pháp, tìm thấy rằng những người xem vấn đề pháp lý là trách nhiệm quan trọng nhất, tiếp
theo là trách nhiệm đạo đức, từ thiện và sau đó kinh tế. Theo Visser (2005), các kim tự
tháp CSR ở châu Phi khác với kim tự tháp cổ điển của Carroll. Tại châu Phi, trách nhiệm

16


kinh tế là trách nhiệm ưa thích nhất của người tiêu dùng. Trách nhiệm ưu tiên thứ hai là
trách nhiệm từ thiện, tiếp theo là trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thừa hưởng các thành phần CSR trong mô hình Kim tự
tháp của Caroll nhưng sẽ có sự linh hoạt thứ tự các thành phần này cho phù hợp với bối
cảnh tại Việt Nam.
2.1.4. Lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) được coi là một trong những lý thuyết
trọng tâm tạo nền tảng cho sự phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu về CSR. Theo Pirsch,
Gupta, & Grau (2007), sự tồn tại và thành công của tổ chức còn tùy thuộc vào sự đáp ứng
cả về mục tiêu kinh tế (lợi nhuận) và phi kinh tế (hoạt động xã hội của công ty) bằng cách
đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác nhau của công ty.
Khái niệm này được nhắc đến lần đầu tiên trong bản ghi nhớ nội bộ của Viện nghiên cứu
Stanford vào năm 1963 và sau này được phát triển bởi Freeman vào năm 1984 trong cuốn
sách: “Quản trị chiến lược: một phương pháp tiếp cận các bên liên quan”. Freeman (1984)
định nghĩa các bên liên quan theo hai hướng: “định nghĩa hẹp” bao gồm những nhóm
người cần thiết cho sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp, “định nghĩa rộng” bao
gồm nhóm hoặc cá nhân bất kỳ có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi doanh nghiệp.
Theo đó, các bên liên quan được hiểu là “các cá nhân hoặc nhóm có thể tác động hoặc bị
tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức”. Cũng có thể hiểu các bên liên
quan là “những người tham gia có một quyền hợp thức nào đó đối với doanh nghiệp”
(Hill và Jones, 1992) hay “những người hoặc các nhóm chịu rủi ro khi đầu tư (bằng nhân
lực hoặc tài chính) vào một công ty (Clarkson, 1995).
Theo Carroll (1989), các bên liên quan gồm hai nhóm: bên liên quan chủ yếu và thứ yếu.
Các bên liên quan chủ yếu là những cá nhân hoặc tổ chức có liên quan trực tiếp đến doanh
nghiệp trong hoạt động kinh tế và có một khế ước (hợp đồng) công khai với doanh nghiệp,
bao gồm các cổ đông, người lao động, các khách hàng, nhà cung ứng. Các thành phần có
liên quan thứ yếu là những đối tượng có quan hệ tự nguyện hoặc không tự nguyện với
17


doanh nghiệp bằng một khế ước mang tính mặc nhiên hoặc mang tính đạo đức, bao gồm
các hiệp hội, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ,…

Theo Baron (1995) các bên liên quan bao gồm nhóm thị trường và nhóm phi thị trường.
Nhóm thị trường gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhân viên, đối tác và nhà cung cấp.
Nhóm phi thị trường gồm: các tổ chức phi chính phủ, chính phủ, cơ quan điều tiết, an toàn
môi trường, các tổ chức tiêu chuẩn, phương tiện truyền thông, xã hội hoặc cộng đồng.
Theo Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức (2008), các bên liên quan bao gồm nhóm bên
trong và nhóm bên ngoài doanh nghiệp. Bên trong gồm: Hội đồng quản trị, ban giám đốc,
người lao động bên ngoài gồm: chính quyền, cộng đồng dân cư, chủ nợ (ngân hàng),
khách, đối tác (bạn hàng), công luận chung, đối thủ cạnh tranh. Người quản lý doanh
nghiệp phải điều hoà lợi ích các bên liên quan. Mỗi bên liên quan có lợi ích đặc thù ở các
mức độ khác nhau đối với trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện của doanh
nghiệp.
Dù được định nghĩa khác nhau nhưng về cơ bản, nhóm liên quan chính bao gồm nhà cung
cấp, khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng địa phương, và nhà quản lý trong vai trò
là đại diện cho các nhóm này (Freeman, 1984).
Nhà quản lý
Cộng đồng địa
phương

Chủ sở hữu
Doanh nghiệp

Nhà cung cấp

Khách hàng
Người lao động

Hình 2.2: Mô hình các bên liên quan của Freeman (1984)

18



×