Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc khmer tại tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN DUY TRƯỜNG

PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC KHMER TẠI TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN DUY TRƯỜNG

PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC KHMER TẠI TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đoàn Thị Phương Diệp

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi họ và tên: Nguyễn Duy Trường, mã số học viên: 7701251100A, là học viên
lớp Cao học Luật, Khóa 25 chuyên ngành Luật kinh tế (Mã ngành: 60380107), Khoa
Luật, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc
sĩ luật học với đề tài “PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC KHMER TẠI TỈNH CÀ MAU” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung đƣợc trình bày trong Luận văn này là
kết quả điều tra, tổng hợp, nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn
của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý
kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả, trích dẫn một số Điều luật, Nghị định,
Thông tƣ và các Văn bản có liên quan. Các thông tin này đều đƣợc trích dẫn nguồn
cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong
Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực./.
Học viên thực hiện

Nguyễn Duy Trường


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: Tổng quan pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc
Khmer......................................................................................................................... 9
1.1. Khái quát chung pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer ......... 9
1.1.1. Khái niệm dân tộc và dân tộc thiểu số ................................................................. 9
1.1.1.1. Khái niệm dân tộc. ........................................................................................ 9

1.1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số. ........................................................................ 10
1.1.2. Khái niệm an sinh và an sinh xã hội .................................................................. 11
1.1.2.1. Khái niệm an sinh. ...................................................................................... 11
1.1.2.2. Khái niệm an sinh xã hội. ........................................................................... 12
1.2. Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ....... 14
1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam .............................................................................................................. 14
1.2.2. Cơ sở lý luận của của pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam ..................................................................................................... 15
1.2.3. Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
qua các thời kỳ ............................................................................................................. 18
1.2.3.1. Thời kỳ Đảng Cộng sản đƣợc thành lập đến khi nhà nƣớc Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời (1930 - 1945). .......................................................................... 18
1.2.3.2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). ......................... 19
1.2.3.3.Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam,
thống nhất Tổ quốc (1955 - 1975). .......................................................................... 20
1.2.3.4. Thời kỳ từ năm 1976 đến nay. .................................................................... 20
1.2.4. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về an sinh xã hội đối với phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................................. 21
1.3. Nội dung pháp luật việt nam hiện hành về an sinh xã hội đối với đồng bào thiểu số
......................................................................................................................................... 22
1.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật về chính sách dân tộc (còn hiệu lực) ra đời trƣớc
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ..................................................................................... 22
1.3.2. Sự ra đời và nội dung cơ bản của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân
tộc................................................................................................................................. 23
1.3.3. Các chính sách dân tộc thiểu số trong Nghị định số 05/2011/NĐ-CP............... 24


1.3.4. Các văn bản của Thủ tƣớng Chính phủ sau Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ...... 25
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................................ 26


Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào
dân tộc Khmer tại Cà Mau.................................................................................... 28
2.1. Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau ................................................. 28
2.1.1. Vài nét về cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau ............................. 28
2.1.2. Những đặc điểm cƣ trú và kinh tế của đồng bào dân tộc Khmer....................... 29
2.1.2.1.Về đặc điểm cƣ trú. ...................................................................................... 29
2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế . .................................................................................. 33
2.2. Thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc
Khmer .............................................................................................................................. 35
2.2.1. Quán triệt và lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp thực hiện Nghị định số
05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ................................................................................... 35
2.2.2. Ban hành các văn bản triển khai thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của
Chính phủ..................................................................................................................... 36
2.2.3. Kiện toàn bộ máy và huy động các nguồn lực cho việc thực hiện pháp luật về an
sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau ...................... 37
2.2.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc. .......................... 37
2.2.3.2. Huy động và sử dụng các nguồn lực. .......................................................... 38
2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer và
kết quả .............................................................................................................................. 39
2.3.1. Thực hiện pháp luật về chính sách đầu tƣ phát triển bền vững ......................... 39
2.3.1.1. Quá trình thực hiện và kết quả. ................................................................... 39
2.3.1.2. Ý nghĩa của thực hiện pháp luật về đầu tƣ phát triển bền vững. ................ 41
2.3.2. Thực hiện pháp luật về chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo .......................... 42
2.3.2.1. Quá trình thực hiện và kết quả. ................................................................... 42
2.3.2.2. Ý nghĩa của thực hiện pháp luật về chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo.44
2.3.3. Thực hiện pháp luật về chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa .............. 45
2.3.3.1. Quá trình thực hiện và kết quả. ................................................................... 45
2.3.3.2. Ý nghĩa thực hiện pháp luật về chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa. ........................................................................................................................... 46

2.3.4. Thực hiện pháp luật về chính sách y tế - dân số .................................................. 47
2.3.4.1. Quá trình thực hiện và kết quả. ................................................................... 47
2.3.4.2. Ý nghĩa thực hiện pháp luật về chính sách y tế và dân số. ........................... 47
2.3.5. Thực hiện pháp luật về chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp
lý .................................................................................................................................. 48


2.3.5.1.Quá trình thực hiện và kết quả. .................................................................... 48
2.3.5.2. Ý nghĩa thực hiện pháp luật về chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và
trợ giúp pháp lý. ....................................................................................................... 50
2.3.6. Thực hiện pháp luật về chính sách bảo vệ môi trƣờng sinh thái ....................... 50
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................ 51

Chương 3: Đánh giá pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc
Khmer tại Cà Mau, một số giải pháp và kiến nghị .............................................. 53
3.1. Đánh giá pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer tại Cà Mau 53
3.1.1. Đánh giá bằng so sánh kết quả với mục tiêu ..................................................... 53
3.1.1.1. Pháp luật về chính sách đầu tƣ phát triển bền vững. .................................. 53
3.1.1.2. Năm nhóm pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer. . 55
3.1.2. Đánh giá chung .................................................................................................. 57
3.1.2.1. Về ƣu điểm. ................................................................................................. 57
3.1.2.2. Kết quả đạt đƣợc. ........................................................................................ 58
3.1.2.3. Ý nghĩa của pháp luật về 06 nhóm ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer .. 61
3.2. Những khó khăn, vƣớng mắc và nguyên nhân ......................................................... 61
3.2.1. Những khó khăn ............................................................................................... 61
3.2.2. Những vƣớng mắc ............................................................................................. 62
3.2.3. Nguyên nhân ...................................................................................................... 63
3.3. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị ...................................................................... 64
3.3.1. Đề xuất một số giải pháp ................................................................................... 64
3.3.1.1. Xây dựng phƣơng án tạo quỹ đất ở, đất sản xuất để thực hiện chính sách hỗ

trợ đối với hộ dân tộc Khmer nghèo . ...................................................................... 64
3.3.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh vùng dân tộc thiểu số. 65
3.3.1.3. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng vùng dân tộc Khmer. .......... 66
3.3.1.4. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành phi nông
nghiệp vùng đồng bào dân tộc Khmer. .................................................................... 67
3.3.1.5 Nâng cao dân trí; đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với đồng bào dân
tộc Khmer. ............................................................................................................... 67
3.3.1.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc
Khmer. ..................................................................................................................... 68
3.3.2. Một số kiến nghị ................................................................................................ 70
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................ 72

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ASXH

:

An sinh xã hội

BCH
CNXH

:
:


Ban Chấp hành
Chủ nghĩa xã hội

DTTS
UBND
UBDT

:
:
:

Dân tộc thiểu số
Ủy ban nhân dân
Ủy ban Dân tộc

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTVDĐB

:

Công tác vận động đồng bào

ĐBCX
HTCT


:
:

Đảng bộ cấp xã
Hệ thống chính trị

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KH-CN
KT-XH
MTTQ

:
:
:

Khoa học - công nghệ
Kinh tế - xã hội
Mặt trận tổ quốc

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


XĐGN
PLXH
PTSX

:
:
:

Xóa đói, giảm nghèo
Phúc lợi xã hội
Phát triển sản xuất

SXHH
ĐBSCL
ATK
PBGDPL
XH
DT

:
:
:
:
:
:

Sản xuất hàng hóa
Đồng bằng sông Cửu Long
An toàn khu
Phổ biến giáo dục pháp luật

Xã hội
Dân tộc

TK

:

Thế kỷ


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, Việt Nam không chỉ đối mặt với việc
phát triển kinh tế - xã hội mà còn phải thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với
đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là những đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi. Một
trong những đối tƣợng cần có pháp luật về an sinh xã hội đặc biệt là những ngƣời
DTTS đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, là vùng đất có điều kiện tự nhiên đa
dạng, đất đai, địa hình, sông rạch, biển và bờ biển, hải đảo, rừng ngập mặn..., là thế
mạnh đƣợc thiên nhiên ƣu đãi; nên Cà Mau là điểm đến lập nghiệp của các dân tộc
khắp cả nƣớc. Hiện nay, Cà Mau có trên 14 dân tộc cùng sinh sống. Trong nhiều thế
hệ, các dân tộc này đã sát cánh bên nhau, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong lao động, sản
xuất, chiến đấu chống ngoại xâm và xây dựng quê hƣơng Cà Mau ngày càng văn
minh, giàu đẹp. Vì vậy, trong hơn 40 năm sau giải phóng, nhất là từ sau khi tái lập
tỉnh Cà Mau năm 1997 đến nay, thực hiện pháp luật về an sinh xã hội của Đảng và
Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Những năm qua, Cà Mau đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để hỗ trợ phát
triển bền vững, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các

dân tộc..., góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo quyền bình
đẳng giữa các dân tộc và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày một đạt hiệu
quả hơn.
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nƣớc, Nghị định số
05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Chiến lƣợc
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và Chiến lƣợc công tác dân tộc đến
năm 2020; vị trí, vai trò của các dân tộc là vô cùng quan trọng. Từ ý nghĩa đó, tỉnh
Cà Mau đã xây dựng Kế hoạch, chủ trƣơng và các giải pháp thực hiện Chƣơng
trình, Dự án hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc thiểu số nhƣ: chính sách hỗ trợ đất ở,
đất sản xuất, phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách đào tạo nghề
và giải quyết việc làm cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, đã góp phần củng cố
và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc phù hợp với điều kiện và khả năng phát
triển của địa phƣơng.
Nhìn chung, việc thực hiện một số pháp luật về an sinh xã hội (ASXH) đối
với đồng bào DTTS có những tác dụng tích cực trên nhiều mặt. Cụ thể hơn, đời
sống của đồng bào các dân tộc thiểu số không ngừng nâng lên, nhiều hộ đồng bào từ


2

nghèo đói đã trở nên khá giả, nhà cửa ngày càng khang trang; đời sống văn hóa,
giáo dục, y tế môi trƣờng ngày càng đƣợc cải thiện, con em đồng bào các dân tộc
đến trƣờng ngày một tăng...
Trong 14 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Cà Mau, có 13 dân tộc
thiểu số, trong đó đồng bào dân tộc Khmer đông nhất và cƣ trú xen kẽ các dân tộc
khác nhƣng tập trung nhiều ở vùng sâu, vùng xa của các huyện. Nhờ thực hiện pháp
luật về an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau mà đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào các dân tộc đã đƣợc cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, nhìn một cách
tổng thể, đời sống của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay vẫn còn
nhiều khó khăn. Trình độ dân trí nói chung, trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật

nói riêng của đồng bào dân tộc Khmer còn tƣơng đối thấp; quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế diễn ra còn chậm; việc vận dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào
sản xuất và đời sống còn hạn chế. Theo tổng hợp Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, tỷ
lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn cao (đến nay còn 25,67% hộ
nghèo theo tiêu chí mới), thậm chí có nơi tỷ lệ này còn cao hơn, lên đến trên 40%,
tình trạng tái nghèo vẫn còn diễn ra ở nhiều vùng đồng bào dân tộc Khmer. Vì vậy,
đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân
tộc Khmer Nam bộ tại Cà Mau.
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân làm cho đời
sống của đồng bào Khmer ở Cà Mau chƣa có những cải thiện tƣơng xứng với sự
đầu tƣ của Nhà nƣớc, trong đó có nguyên nhân là pháp luật về an sinh xã hội chƣa
phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Cà Mau. Với mong muốn tìm hiểu đầy đủ về
nguyên nhân này và từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để triển khai, thực hiện
pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh; thông
qua đó nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần đối với đồng bào các dân
tộc, góp phần đảm bảo giảm nghèo bền vững, ổn định tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn - xã hội ở địa phƣơng. Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn
đề tài: “Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer tại Cà Mau”
để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất: Trong pháp luật về an sinh xã hội của một quốc gia, liệu có cần
thiết phải có chính sách và quy định riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số không?


3

Thứ hai: Pháp luật về an sinh xã hội (ASXH) áp dụng đối với đồng bào dân
tộc thiểu số hiện nay gồm những nội dung nào? Nội dung đó có đáp ứng đƣợc yêu

cầu bảo đảm ASXH đối với đối tƣợng là đồng bào Khmer ?
Thứ 3: Thực tiễn áp dụng các pháp luật về an sinh xã hội này tại Cà Mau nhƣ
thế nào? Có những hạn chế, khiếm khuyết và vƣớng mắc trong hệ thống pháp luật ?
Thứ 4: Cần thực hiện các biện pháp nào để hoàn thiện pháp luật và cơ chế
thúc đẩy việc bảo đảm pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc thiểu số ?.
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất: Pháp luật về an sinh xã hội của một quốc gia không thể thiếu chính
sách và quy định riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ hai: Pháp luật về ASXH áp dụng đối với đồng bào DTTS tại Việt Nam
đã đƣợc ban hành nhƣng còn bộc lộ nhiều hạn chế, khiếm khuyết và vƣớng mắc cần
đƣợc khắc phục.
Thứ 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc thiểu
số tại Cà Mau cho thấy xuất hiện những bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và đòi
hỏi đảm bảo pháp luật về ASXH cho nhóm đối tƣợng này.
Thứ 4: Cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng nhƣ cơ chế thực
hiện pháp luật về việc bảo đảm các ASXH đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề triển khai, thực hiện pháp luật về ASXH đối
với đồng bào dân tộc từ lâu đã nhận đƣợc sự quan tâm của các học giả, các nhà
khoa học, các nhà quản lý Nhà nƣớc về dân tộc; đã có nhiều công trình nghiên cứu
và bài viết đăng tải trên sách, báo, tạp chí, internet,… liên quan đến vấn đề dân tộc
và thực hiện pháp luuật về ASXH đối với đồng bào dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc
ta.
Tuy nhiên, vấn đề triển khai, thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số thì chƣa trực tiếp và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đối với đồng
bào DTTS nhƣ hiện nay. Vấn đề này, đã đƣợc một số công trình nghiên cứu tiếp cận
từng khía cạnh khác nhau nhƣ vấn đề chính sách dân tộc thiểu số, chính sách dân
tộc Khmer; vấn đề về dân cƣ, dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, các phong tục
tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, vấn đề dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới,... Ngoài ra, còn có một số công trình

nghiên cứu về tình trạng tảo hôn hay các lễ, hội, tết truyền thống của đồng bào dân
tộc Khmer giới thiệu trong các hội thảo, các chuyên khảo của ngƣời Pháp, Mỹ, các


4

học giả Việt Nam trƣớc đây. Đặc biệt, từ năm 1986 đến nay, quy định của pháp luật
về ASXH đối với đồng bào DTTS đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về
dân tộc thiểu số và nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách đối với đồng bào dân
tộc Khmer tại khu vực ĐBSCL.
Có thể kể một số công trình, bài viết tiêu biểu như:
- Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (2000), “Vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam”, Chƣơng trình chuyên đề dùng cho cán
bộ đảng viên cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
- Phân viện Hà Nội - Khoa Dân tộc (1995), “Vấn đề dân tộc và chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (tập
bài giảng chƣơng trình cử nhân chính trị). Sách bao gồm các bài giảng đề cập tới
đặc điểm của các dân tộc Việt Nam, nghiên cứu mối quan hệ tộc ngƣời, hoạt động
kinh tế truyền thống, nền văn hóa, thiết chế, quan hệ gia đình, hôn nhân, tôn giáo
của các dân tộc Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thanh Thủy (2001), “Sự tác động chính sách
dân tộc của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc
Khmer”, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
- Luận án tiến sỹ của Trần Đại Nam (2001), “Đời sống văn hóa tinh thần của
đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay”, Viện Hàn
Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Tác giả đã tìm hiểu và khái quát đƣợc khá
nhiều những đặc điểm về đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer
Nam bộ.
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Tấn Thời (2005), “Đảng bộ An Giang lãnh
đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer 1996 -2004”, Viện Hàn

Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội 2005. Đây là đề tài đã trực tiếp nghiên cứu
thực trạng thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang và đã
đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
- Bài viết của Đặng Vũ Liêm,“Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng
dân tộc và miền núi cải thiện đời sống nhân dân”, (Tạp chí quốc phòng toàn dân số
02/1999). Trên cơ sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta, tác
giả đã nêu ra những giải pháp trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nƣớc ta ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phan Hữu Dật: “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến
mối quan hệ dân tộc hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.


5

- Hội đồng dân tộc của Quốc hội khóa X: “Chính sách dân tộc của Đảng,
Nhà nước về dân tộc”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.35.
- "Một số vấn đề về dân tộc và phát triển", Ủy ban Dân tộc - Viện Dân tộc
(2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn
đề lý luận, xác định chức năng của nhà nƣớc về công tác dân tộc, chính sách phát
triển của Đảng và Nhà nƣớc về kinh tế, ngành nghề thủ công, nguồn nhân lực, giải
quyết vấn đề di dân ở đồng bào DTTS, vai trò của ngƣời già chức sắc dân tộc, vai
trò nghiên cứu khoa học với công tác dân tộc, sự phát triển bền vững, bảo tồn và
phát huy giá trị bản sắc dân tộc.
Nhƣ vậy, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu về triển khai, thực
hiện pháp luật và chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer Nam
bộ nói chung, ở Cà Mau nói riêng và những đối tƣợng dễ bị thiệt thòi. Từ đó, việc
nghiên cứu và đƣa ra các kiến nghị, đề xuất giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp
luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ hiện nay và trong thời gian
tới là rất cần thiết. Do đó, luận văn “Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào
dân tộc Khmer tại Cà Mau” không trùng với một công trình khoa học nào đã đƣợc

công bố.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tế việc triển khai thực hiện pháp
luật về ASXH, gồm 06 nhóm nhƣ: (i) đầu tƣ phát triển bền vững; (ii) phát triển giáo
dục và đào tạo; (iii) bảo tồn và phát triển văn hóa; (iv) y tế, dân số; (v) phổ biến,
giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; (vi) bảo vệ môi trƣờng, sinh thái đối với
đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn năm 2011-2015; Luận văn nêu lên những thực
trạng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc
triển khai thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ
trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về an sinh xã hội đối
với đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ 2: Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về an sinh xã hội
áp dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ 3: Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau.


6

Thứ 4: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về an sinh xã
hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
4.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về ASXH đối
với đồng bào DTTS tại Việt Nam nói chung và đồng bào Khmer Nam bộ nói riêng.
Các quy định của pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS, đồng bào dân
tộc Khmer.
Các quy định của pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc thiểu số là

đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm cả các quy định của cấp trung ƣơng và cấp
địa phƣơng.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 06 nhóm pháp luật về ASXH áp dụng đối với
đồng bào dân tộc thiểu số là ngƣời Khmer đã đƣợc xác định trong các quy định của
pháp luật hiện hành gồm: (i) đầu tƣ phát triển bền vững; (ii) phát triển giáo dục và
đào tạo; (iii) bảo tồn và phát triển văn hóa; (iv) y tế, dân số; (v) phổ biến, giáo dục
pháp luật và trợ giúp pháp lý; (vi) bảo vệ môi trƣờng, sinh thái đối với đồng bào dân
tộc Khmer nghèo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Vì trên thực tiễn tại Cà Mau chỉ
triển khai và thực hiện 06 nhóm pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc
Khmer.
4.3.1. Về phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy định
pháp luật của Việt Nam do cơ quan Nhà nƣớc cấp trung ƣơng ban hành, đối với các
quy định cấp địa phƣơng, đề tài khảo sát và đánh giá các quy định của cấp địa
phƣơng tại tỉnh Cà Mau.
Việc thực hiện pháp luật về ASXH và đánh giá thực trạng thực hiện pháp
luật đƣợc thực hiện tại địa bàn tỉnh Cà Mau.
4.3.2. Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn thực
hiện pháp luật từ năm 2011 là năm Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2011/NĐCP về chính sách dân tộc đến nay. Các kiến nghị đƣợc đƣa ra trong Luận văn đƣợc
đề xuất với tầm nhìn đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích đƣợc thực hiện tại phần
1.1 và 1.2. của chƣơng 1 của Luận văn, nhằm làm rõ sự cần thiết của pháp luật về
an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số.


7

- Phƣơng pháp hệ thống hóa pháp luật, phân tích luật viết đƣợc thực hiện

tại mục 1.3, chƣơng 1 của Luận văn nhằm làm rõ các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn, phân tích số liệu thống kê đƣợc thực hiện
tại chƣơng 2 và 3 của Luận văn để làm rõ thực tiễn việc triển khai, thực hiện pháp
luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Phƣơng pháp tổng hợp, dự báo đƣợc thực hiện để đƣa ra các kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Về nguồn số liệu, Luận văn thu thập số liệu và nguồn thông tin thứ cấp từ
Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh, Cục Thống kê
tỉnh, Ngân hàng Chính sách tỉnh, Tạp chí chuyên ngành về hoạt động Dân tộc thiểu
số và Miền núi ở Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả còn trao đổi trực tiếp với cơ quan thực hiện chức năng quản
lý Nhà nƣớc về dân tộc, lãnh đạo các huyện có thực hiện pháp luật về ASXH
(Chƣơng trình 135) lãnh đạo các xã đƣợc thụ hƣởng Chƣơng trình 135 và vùng có
đông đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
6. Ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
nhà xây dựng và hoạch định pháp luật về ASXH đối với đồng bào vùng dân tộc
thiểu số của cả nƣớc và từng địa phƣơng; đồng thời, luận văn cũng có thể phục vụ
cho việc học tập, nghiên cứu và triển khai thực hiện tại Ban Dân tộc tỉnh, phòng
Dân tộc các huyện, thành phố Cà Mau.
Luận văn cũng là nguồn tài liệu cho những ngƣời nghiên cứu và đào tạo hoạt
động quản lý Nhà nƣớc về công tác dân tộc và triển khai thực hiện pháp luật về
ASXH dành cho đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ ở Cà Mau. Luận văn có thể sử
dụng trong truyền thông, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào
dân tộc thiểu số và ngƣời có uy tín trong đồng bào DTTS, đồng bào dân tộc Khmer
Nam bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Luận văn góp phần cung cấp những hạn chế, khiếm khuyết của hệ thống
pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS, trong đó có dân tộc Khmer Nam bộ ở
tại Cà Mau; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó có một cách nhìn toàn

diện để có đề xuất các biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế thúc đẩy
việc đảm bảo triển khai thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc
Khmer và giải pháp mang tính chất gợi mở để phục vụ cho việc nghiên cứu, đề xuất


8

những chủ trƣơng, chính sách đối với đồng bào DTTS và đánh giá sự cần thiết xây
dựng dự án Luật Dân tộc để hoàn thiện thể chế pháp luật, nhằm đảm bảo thực hiện
pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, lời cam đoan, danh mục chữ viết tắt và kết
luận, luận văn gồm có 03 chƣơng.
Chương 1: Tổng quan pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc
Khmer.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng
bào dân tộc Khmer Nam bộ tại Cà Mau.
Chương 3: Đánh giá pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc
Khmer tại Cà Mau, một số giải pháp và kiến nghị.


9

Chương 1: Tổng quan pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng
bào dân tộc Khmer
1.1. Khái quát chung pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc
Khmer
1.1.1. Khái niệm dân tộc và dân tộc thiểu số
1.1.1.1. Khái niệm dân tộc.
Trong lịch sử nhân loại, khái niệm dân tộc đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác

nhau, nhƣng cho đến nay, dân tộc đƣợc hiểu theo hai nghĩa cơ bản nhƣ sau:
Nghĩa hẹp: Dân tộc là tên chỉ cộng đồng ngƣời hình thành và phát triển trong
lịch sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nƣớc1.
Trong xã hội nguyên thuỷ đã có thị tộc (gồm các thành viên có mối quan hệ
huyết thống), còn bộ lạc (gồm những ngƣời có cùng họ và khác họ sinh sống trên
một địa bàn). Họ phải lao động và sản xuất để tự nuôi sống bản thân, dần dần con
ngƣời cũng phát triển theo, cùng với những đặc trƣng cơ bản nhƣ: có ngôn ngữ, có
những nét đặc trƣng về văn hóa ..., hình thức của cộng đồng ngƣời cũng có sự tiến
hóa nhƣ: từ sống phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao, từ đó hình thành nên cộng
đồng tộc ngƣời và những dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên một địa bàn (phum,
sóc) nhƣ hiện nay.
Nhƣ vậy, dân tộc là một cộng đồng ngƣời cùng chung một lịch sử, sống
chung trên một lãnh thổ quốc gia, nói chung một ngôn ngữ, có chung một nền văn
hoá; là tổng hợp các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra.
Văn hóa của các dân tộc có những nét chung giống nhau, nhƣng cũng có những nét
đặc trƣng riêng gọi là bản sắc dân tộc; bản sắc dân tộc tạo ra tính đa dạng, phong
phú của nền văn hóa nhân loại nhƣ ở Việt Nam gồm có 54 dân tộc cùng sinh sống
và phát triển.
Về xã hội, dân tộc không phải lúc nào cũng trùng hợp với khái niệm quốc
gia theo nghĩa cộng đồng chính trị - xã hội đƣợc quản lý bằng bộ máy nhà
nƣớc. Trên thực tế vẫn có quốc gia chỉ có một dân tộc (nhƣ Triều Tiên trƣớc khi bị

1

Phạm Huy Châu (2007), Về khái niệm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 11 (198), tháng
11 – 2007, xem tại />

10

chia cắt), song phần lớn là những quốc gia đa dân tộc. Bên cạnh đó, cũng có những

dân tộc sống phân tán ở những quốc gia khác nhau trên thế giới.
Trong lịch sử, hình thành và phát triển các dân tộc không đồng đều nhau,
nhƣ về thời gian, quy mô dân số, sức sống và trình độ.... Có nhiều dân tộc tự phát và
họ liên kết với nhau, hòa nhập vào nhau hoặc đồng hóa, thôn tính lẫn nhau. Xu thế
lịch sử của dân tộc là cần phải có nhà nƣớc để bảo vệ lãnh thổ quốc gia của mình. Ý
thức về chủ quyền lãnh thổ của các dân tộc phát triển thành ý thức quốc gia dân
tộc hay chủ nghĩa yêu nƣớc. Bản thân nhà nƣớc, đến lƣợt nó, lại có những tác động
trở lại nhằm củng cố sự đoàn kết dân tộc, sự thống nhất nhiều dân tộc trong biên
giới và lãnh thổ của mình2.
Nghĩa rộng: Dân tộc chỉ một cộng đồng ngƣời ổn định làm thành nhân dân
một nƣớc, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế riêng thống nhất, quốc ngữ chung và
có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh
tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch
sử lâu dài dựng nƣớc và giữ nƣớc. Nhƣ vậy, theo nghĩa này, dân tộc (DT) là dân cƣ
của toàn bộ nhân dân, của quốc gia nhất định, là quốc gia - dân tộc3.
Từ khái niệm nhƣ đã nêu trên, trong luận văn này, khái niệm dân tộc đƣợc
hiểu theo nghĩa hẹp (nghĩa thứ nhất).
1.1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số.
Nhƣ đã nêu ở khái niệm dân tộc, quá trình hình thành và phát triển của các
dân tộc là rất không đồng đều cả về thời gian, quy mô, sức sống lẫn trình độ. Sự
không đồng đều này do rất nhiều những yếu tố khác nhau chi phối nhƣ: hình thành
vào thời gian khác nhau, tại không gian có những điều kiện tự nhiên và xã hội
không nhƣ nhau, tồn tại và phát triển bên cạnh những dân tộc không giống nhau,...
Một dân tộc hình thành đúng thời điểm lịch sử, có điều kiện tự nhiên và xã hội tốt,
tồn tại bên cạnh những dân tộc có thể chất không mạnh hơn mình sẽ sinh sôi đông
đúc; dân tộc khác không đƣợc nhƣ vậy thì ngƣợc lại, quy mô ngày càng bị thu nhỏ,
thậm chí bị diệt chủng vì hôn nhân cận huyết. Cùng tần suất, dân tộc có quy mô lớn
và sức sống mạnh luôn xuất hiện nhiều thiên tài hơn và do đó hết sức thuận lợi để

2


3

Phạm Huy Châu (2007), Về khái niệm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 11/2007, (198).

Phạm Huy Châu (2007), Về khái niệm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 11 (198), tháng
11 – 2007, xem tại />

11

thúc đẩy dân tộc đó phát triển về trình độ. Trở lại, dân tộc có sự phát triển về trình
độ lại có cơ hội rõ rệt để tăng nhanh quy mô và sức sống.
Điều này đã làm cho trên thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng, quy
mô và trình độ của các dân tộc là rất khác nhau. Tại mỗi quốc gia, xét về quy mô,
dân tộc nào có quy mô lớn nhất đƣợc gọi là dân tộc đa số, các dân tộc còn lại là dân
tộc thiểu số. Mặc dù chỉ dựa và số lƣợng thành viên để phân biệt dân tộc đa số và
dân tộc thiểu số, nhƣng nhƣ đã trình bày thì các dân tộc thiểu số thƣờng thua sút dân
tộc đa số về trình độ phát triển, thậm chí có những dân tộc thiểu số có trình độ hết
sức lạc hậu, chỉ ở mức cao hơn trình độ bộ lạc, bộ tộc của xã hội nguyên thủy.
Chẳng hạn nhƣ dân tộc Ơ Đu đƣợc phát hiện trong rừng sâu miền tây tỉnh Quảng
Bình đến thời điểm điều tra dân số năm 2014 chỉ còn 376 ngƣời và nhờ sự giúp đỡ
của cộng đồng mới có thể định cƣ thành làng bản.
Nhằm tránh kỳ thị dân tộc, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011
của Chính phủ về công tác Dân tộc đã định nghĩa dân tộc thiểu số nhƣ sau: “Dân tộc
thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” 4.
1.1.2. Khái niệm an sinh và an sinh xã hội
1.1.2.1. Khái niệm an sinh.
An sinh là khái niệm nảy sinh trong đời sống xã hội phƣơng Tây từ lâu và
xuất hiện đầu những năm 70 trong một số nghiên cứu về pháp luật của các học giả

Sài Gòn. Sau năm 1975, trên thế giới, thuật ngữ này đƣợc dùng nhiều hơn trên và ở
nƣớc ta, từ giữa những năm 90 của thế kỷ trƣớc trở lại đây đƣợc dùng rộng rãi hơn.
Do tiếng Việt chƣa có từ tƣơng ứng hoàn toàn với từ tiếng Anh “security” nên từ
này có thể dịch là “an toàn”, “an ninh”, “bảo đảm”,... nhƣng từ ít bị hiểu chệch
nghĩa nhất là “an sinh”, bởi theo nghĩa gốc Hán của từ thì “an sinh” có thể đƣợc
diễn giải là an toàn sinh sống, cuộc sống.
Có thể tạm thời chia cuộc sống sinh học và xã hội của con ngƣời thành hai
nửa tác động qua lại: một nửa là an sinh, nửa kia là phát triển. Nửa an sinh là bảo
đảm an toàn và tạo cơ sở để phát triển cuộc sống sinh học và xã hội con ngƣời và
nửa phát triển, trở lại tạo những điều kiện cho cuộc sống sinh học và xã hội con
ngƣời ngày càng bảo đảm an toàn hơn.
4

Khoản 2, Điều 4, (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác Dân
tộc.


12

Vì thế, hiểu một cách khái quát nhất thì an sinh là bảo đảm an toàn và tạo cơ
sở để phát triển cuộc sống sinh học và xã hội con ngƣời.
1.1.2.2. Khái niệm an sinh xã hội.
Con ngƣời tồn tại với tƣ cách là cá nhân, nhƣng không một cá nhân nào có
thể phát triển và sống đúng nghĩa con ngƣời nếu không có những quan hệ với các cá
nhân khác, với cộng đồng xã hội. Xã hội là bao gồm những cá nhân nhƣng không
phải là tập hợp hỗn độn mà luôn có các thiết chế duy trì và bảo vệ trật tự, làm cho
các cá nhân gắn bó, chia xẻ với nhau.
Trong quá trình xã hội đó, các cá nhân không tránh khỏi những rủi ro, mất
mát về vật chất và tinh thần, ảnh hƣởng đến đời sống bình thƣờng, thậm chí là tính
mạng của họ. Do đó, những đảm bảo từ xã hội bằng những nguồn lực công cộng để

giảm thiểu những mất mát, rủi ro nhƣ vậy cho mỗi cá nhân chính là những hình
thức của an sinh xã hội. Trong thực tiễn đời sống của nhân loại, do sự đa dạng về
nội dung, phƣơng thức và góc độ tiếp cận sự tồn tại của con ngƣời nên hiện nay còn
có nhiều quan điểm khác nhau về an sinh xã hội.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách diễn đạt đơn giản. Thực tế của vấn đề an sinh xã
hội lại có nhiều quan điểm khác nhau xuất phát những thế giới quan của từng cộng
đồng ngƣời, nhân sinh quan của từng ngƣời.
Một cách ngắn gọn, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: An sinh xã hội
(ASXH) là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và
cộng đồng đƣơng đầu và kiềm chế đƣợc nguy cơ tác động đến thu nhập để giảm
tính dễ bị tổn thƣơng và những bấp bênh thu nhập5.
Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) coi ASXH là thành tố của hệ thống chính
sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên trong xã hội.
Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức khoẻ
thông qua bảo hiểm y tế; hệ thống bảo hiểm xã hội, chăm sóc tuổi già; phòng chống
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã hội.
Ở Việt Nam, mặc dù an sinh xã hội là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhƣng
cũng đã dành đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đặc biệt là sự quan tâm
của các nhà quản lý trong xây dựng Chiến lƣợc thực hiện chính sách của Việt Nam.

5

Trích dẫn theo Mạc Tiến Anh (2005), Khái luận chung về Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội các số
01/2005, 02/2005 và 04/2005).


13

Theo GS. Hoàng Chí Bảo: Vấn đề an sinh xã hội là sự an toàn của cuộc sống
con ngƣời, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển con

ngƣời và xã hội. An sinh xã hội là những đảm bảo cho con ngƣời tồn tại (sống) nhƣ
một con ngƣời và phát triển các sức mạnh bản chất ngƣời, tức là nhân tính trong
hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó nhƣ một chủ thể mang nhân cách6.
“Chiến lƣợc ASXH giai đoạn từ năm 2011 - 2020” ghi nhận: “An sinh xã hội
là sự bảo đảm mà xã hội (XH) cung cấp cho mọi thành viên trong XH thông qua
việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trƣớc các nguy
cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”7.
Trong bài “Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là
một nội dung chủ yếu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020”, Thủ
tƣớng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng “An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống
các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của ngƣời dân
trƣớc những rủi ro và tác động bất thƣờng về kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi
trƣờng; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân” 8.
Từ những đặc điểm nhƣ đã nêu trên, tính chất của an sinh xã hội là tạo ra
lƣới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên dễ mất mát và rủi
ro, nhất là những thành viên thuộc diện nghèo và thuộc dân tộc thiểu số. Ở Việt
Nam hiện nay, chính sách an sinh xã hội nhƣ là một trong những hệ thống chính
sách công cơ bản của Nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và
khắc phục cho những đối tƣợng dễ mất mát và rủi ro, chẳng hạn nhƣ đồng bào dân
tộc Khmer khu vực Tây Nam bộ, để họ có thu nhập và mức sống bằng với dân tộc
đa số là dân tộc Kinh. Cho nên, chính sách này vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã
hội và nhân đạo sâu sắc; nhằm cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc của một quốc
gia có 54 dân tộc đang sinh sống.

6

Hoàng Chí Bảo (2010), Quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học Đề tài KX02.02/06-10.
7


Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, Tạp chí Lao động
và xã hội, số 19, quý II, 2009, tr2.
8

Nguyễn Tấn Dũng, Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Tạp chí Cộng sản, Số 815 (9/2010), tr3.


14

1.2. Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam
1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam
Do lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển, mỗi dân tộc không chỉ gắn kết
với nhau mà còn gắn liền với từng vùng đất cụ thể. Đặc biệt, sự chuyển dịch của các
thành viên các dân tộc thiểu số ít ra khỏi vùng mà chủ yếu là chuyển dịch nội vùng.
Điều đó đã hình thành nên những vùng dân tộc thiểu số “Vùng dân tộc thiểu số là
địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên
lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”9. Tạo nên những vùng dân tộc
thiểu số nhƣ vậy là thuận lợi nhƣng cũng là khó khăn trong thực hiện pháp luật về
ASXH và phát triển mọi mặt cho đồng bào ở những vùng này.
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi chiếm gần ¾ diện tích tự nhiên của cả
nƣớc ta, vẫn là vùng còn nhiều khó khăn, hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, kinh tế
chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, vẫn là “lõi nghèo” của
cả nƣớc; vùng dân tộc thiểu số và miền núi có địa hình hiểm trở, thƣờng xuyên chịu
ảnh hƣởng và tác động lớn của thiên tai, lũ lụt; nhiều nơi môi trƣờng sinh thái tiếp
tục bị suy thoái; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao so với mức bình quân chung của
cả nƣớc, khoảng cách chênh lệch về mức sống, trình độ phát triển KT-XH giữa các

dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lƣợng hiệu quả giáo dục còn thấp,
công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn; tình trạng du
canh, du cƣ, di cƣ tự do vẫn còn diễn biến phức tạp; bản sắc văn hóa truyền thống
tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đang dần bị mai một...
Trên quan điểm Mac-xit và tiếp thu những tinh hoa nhân loại về vấn đề dân
tộc, từ trƣớc đến nay, Đảng và Nhà nƣớc đã ƣu tiên đề ra nhiều chính sách và giành
nhiều nguồn lực phát triển toàn diện KT-XH, cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, giải quyết
việc làm, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực,... và đảm bảo phấp luật về ASXH
đối với đồng bào DTTS.
Thực tiễn, qua nhiều năm thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào các
dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã nhận ra bảo đảm an sinh xã hội là
giải pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân và góp

9

Khoản 4, Điều 4, (2011), Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác Dân tộc.


15

phần ổn định an ninh, chính trị xã hội cho đồng bào các vùng DTTS. Nhà nƣớc Việt
Nam đã đầu tƣ nhiều cho vùng đồng bào DTTS, các huyện nghèo, ấp, xã đặc biệt
khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo; thực hiện toàn diện các chính sách hỗ trợ,
giúp đỡ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Hệ thống pháp luật về ASXH đối với
đồng bào DTTS đã đƣợc ban hành khá đầy đủ và toàn diện, bao quát các lĩnh vực
ASXH gồm hỗ trợ tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề, bảo hiểm y tế, phúc lợi xã
hội, trợ giúp xã hội và đảm bảo tiếp cận ở mức tối thiểu các dịch vụ xã hội nhƣ
(giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin và môi trƣờng...) đã góp phần nâng cao
đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số trên khắp
mọi miền đất nƣớc.

Nói khác đi, trong pháp luật về ASXH đối với đồng bào DTTS thì an sinh xã
hội không chỉ đơn thuần thực hiện các chức năng của nó mà chính sách này còn tạo
những chuyển biến tích cực trong đời sống đồng bào DTTS, đặc biệt là đồng bào
các dân tộc có sự phát triển chậm hơn so với các dân tộc khác, nhằm góp phần phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh cho địa phƣơng.
1.2.2. Cơ sở lý luận của của pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thực tiễn
lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng nhƣ
dựa vào tình hình thế giới của từng giai đoạn, Nhà nƣớc Việt Nam luôn luôn quan
tâm đến vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc có tầm quan
trọng đặc biệt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Nƣớc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một, đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột thịt, là con cháu một nhà, thƣơng yêu
đoàn kết giúp đỡ nhau là nghĩa vụ thiêng liêng của các dân tộc. Ngƣời
còn khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công,
đại thành công”. Nhà nƣớc Việt Nam coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là
nhiệm vụ có tính chiến lƣợc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, cũng
nhƣ tiềm năng và sức mạnh riêng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành
độc lập dân tộc và đƣa đất nƣớc quá độ lên CNXH.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nêu rõ:
“Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc lâu dài trong sự nghiệp
cách mạng”. Trên cơ sở đó, Đảng ta đã vạch ra đƣờng lối về công tác dân tộc đó là:
thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ, giúp nhau cùng


16

phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần đi đôi với “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền

thống, tiếng nói, chữ viết và tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân tộc” và thực
hiện tốt chiến lƣợc phát triển KT-XH ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,
hải đảo... cùng với kiên quyết “Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tƣ tƣởng dân
tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tƣ tƣởng tự ti, mặc cảm dân
tộc”. Đây là tƣ tƣởng chủ đạo và xuyên suốt các giai đoạn cách mạng của Đảng ta
về vấn đề dân tộc. Trong Cƣơng lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) Đảng ta tiếp tục
xác định tám đặc trƣng trên cơ sở kết hợp, bổ sung, phát triển những đặc trƣng của
CNXH trong hai Văn kiện nêu trên. Trong đó có đặc trƣng thứ sáu đã chỉ rỏ: “Các
dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển. Đặc trƣng này thể hiện tính ƣu việt trong chính sách dân tộc, giải quyết
đúng các quan hệ dân tộc (theo nghĩa hẹp là quan hệ giữa các tộc ngƣời) trong quốc
gia đa dân tộc Việt Nam. Thực hiện 25 năm đổi mới đất nƣớc đã và đang chứng
minh tính ƣu việt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta, chứng minh
tính ƣu việt của CNXH trong giải quyết các quan hệ dân tộc ở Việt Nam. Nhờ đó đã
và đang phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tính đồng thuận trong cộng
đồng 54 dân tộc, chống lại âm mƣu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch”.10
Đường lối công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta biểu hiện như sau:
- Có chính sách phát triển KT-XH ở các vùng DTTS phù hợp với điều kiện
và đặc điểm từng vùng, miền và từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc
khai thác đƣợc thế mạnh của địa phƣơng để làm giàu chính đáng và đóng góp vào
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng để khắc phục
sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá - xã hội , bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các
dân tộc. Đi đôi với phát huy tiềm lực KT-XH của các vùng dân tộc cần chú trọng
bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc, phát huy
mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa đồng bào tại chỗ và ngƣời dân từ nơi khác đến,
chống tƣ tƣởng dân tộc ích kỷ, hẹp hòi.
- Phải tôn trọng lợi ích, các văn hóa truyền thống, ngôn ngữ, tập quán, tín
ngƣỡng của đồng bào các dân tộc; cần có chính sách đặc thù để từng bƣớc nâng cao
10


Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất Chính trị quốc gia - Hà
Nội. Trong Cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011).


17

dân trí đối với đồng bào các dân tộc, nhất là các dân tộc ở vùng miền núi, vùng cao
và hải đảo. Đây là vấn đề quan trọng và rất tế nhị, cần lắng nghe ý kiến của đồng
bào và có chính sách thật cụ thể, phù hợp với ý kiến chung của đồng bào từng vùng,
miền và từng dân tộc nhằm làm cho nền văn hoá chung của nhân loại vừa hiện đại
vừa đậm đà bản sắc dân tộc, ngày càng phong phú và rực rỡ.
- Tiếp tục phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cƣờng
của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nƣớc mạnh, chống tƣ tƣởng dân tộc lớn và
dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc.
- Cần quan tâm và tăng cƣờng bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS;
đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác cho cán bộ, công chức, viên chức các
dân tộc, trong đó chú trọng dân tộc Khmer. Bởi vì, chỉ tinh thần đó mới phù hợp
với đòi hỏi khách quan của công cuộc phát triển dân tộc và xây dựng đất nƣớc.
Trong công cuộc đó, không dân tộc nào có thể chỉ sử dụng đội ngũ cán bộ xuất thân
từ dân tộc mình, mà ngƣợc lại, cần phải có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa đội ngũ cán
bộ thuộc mọi dân tộc (54 dân tộc) trong cả nƣớc.
Từ ý nghĩa nhƣ vậy, pháp luật về ASXH đối với đồng bào dân tộc của Đảng
và Nhà nƣớc mang tính toàn diện, tổng hợp, quán xuyến tất cả các lĩnh vực của đời
sống, văn hóa, xã hội, liên quan đến từng dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong
cả nƣớc. Phát triển KT-XH của các dân tộc là nền tảng để tăng cƣờng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc và thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, là cơ sở để từng
bƣớc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Vì vậy, pháp
luật về ASXH đối với dân tộc cần phải có tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời còn
mang tính nhân đạo, bởi vì, nó không bỏ sót bất cứ dân tộc nào, không cho phép bất
cứ tƣ tƣởng miệt thị, xem thƣờng, kỳ thị và chia rẽ dân tộc; nó luôn tôn trọng quyền

làm chủ của mỗi con ngƣời và quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó phát
huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc
khác.
Nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung và tính chất của chính sách dân
tộc có ý nghĩa quyết định đến việc định hƣớng, đổi mới các biện pháp thực hiện
pháp luật về ASXH đối với dân tộc, làm cho pháp luật về ASXH đối với dân tộc đi
vào cuộc sống, góp phần phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để
thực hiện tốt đƣờng lối của Đảng về công tác dân tộc, thực hiện pháp luật về ASXH
đối với đồng bào các DTTS vừa là mục tiêu cốt lõi, vừa là động lực, vừa là giải
pháp căn cơ và lâu dài. Bởi vì:


18

- Thực hiện pháp luật về ASXH đối với đồng bào các DTTS là điều kiện tiên
quyết để phát triển KT-XH các vùng DTTS; từ đó khắc phục sự chênh lệch về kinh
tế, văn hoá, bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc đồng thời bảo vệ môi
trƣờng thiên nhiên, ổn định đời sống của đồng bào, phát huy quan hệ tốt đẹp, gắn bó
giữa đồng bào tại chỗ và đồng bào từ nơi khác đến.
- Trên cơ sở phát triển kinh tế từ pháp luật về ASXH mà có những điều kiện
để bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, ngôn ngữ, tập quán, tín ngƣỡng của
đồng bào các dân tộc để từng bƣớc nâng cao dân trí đối với vùng đồng bào các dân
tộc, nhất là các dân tộc ở vùng núi cao, hải đảo cũng nhƣ có những nguồn lực để
đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số,...
1.2.3. Pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam qua các thời kỳ
Chính sách dân tộc ở Việt Nam đƣợc đánh giá nhƣ là một vấn đề xã hội
mang tính đặc thù, thể hiện rõ quan điểm giai cấp của Đảng và các cơ quan cầm
quyền. Văn kiện Hội nghị Trung ƣơng 7, khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lƣợc cơ bản, lâu

dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc). Phần lớn các DTTS sống
ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đây là những địa bàn có vị trí
chiến lƣợc về KT-XH, chính trị, quốc phòng, an ninh, giao lƣu quốc tế. Nhận thức
đƣợc điều đó nên từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi việc hoạch định và thực
hiện đúng chính sách dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc và xuất phát từ thực tế đặc
điểm, tình hình dân tộc ở nƣớc ta nhƣ hiện nay, Đảng ta đã đề ra chính sách dân tộc
đúng đắn qua từng thời kỳ cách mạng nhằm củng cố tình đoàn kết các dân tộc,
thống nhất lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc - quốc gia.
1.2.3.1. Thời kỳ Đảng Cộng sản được thành lập đến khi nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa ra đời (1930 - 1945).
Ở thời kỳ này nƣớc ta phải sống trong cảnh một cổ hai tròng, chịu số phận
của một dân tộc thuộc địa nửa phong kiến. Vấn đề dân tộc - quốc gia là mục tiêu
hàng đầu có ý nghĩa rất quan trọng, nó tác động chi phối đến vấn đề tộc ngƣời và
vấn đề giai cấp. Tƣ tƣởng gắn độc lập dân tộc với CNXH đã trở thành tƣ tƣởng chủ
đạo trong chính sách dân tộc.


×