Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chi thường xuyên và quy mô chi đầu tư phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG HOÀNG PHÚC

ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐẾN QUY MÔ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ
QUY MÔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG HOÀNG PHÚC

ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐẾN QUY MÔ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ
QUY MÔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu sử
dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan. Tất cả những bài tham khảo đều được trích dẫn và tham chiếu đầy
đủ.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................... 1
Lý do nghiên cứu ......................................................................................................... 2
Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 6
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi dữ liệu.................................................................... 7
1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 7

1.4.2.


Phạm vi dữ liệu ..................................................................................................... 7

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7
Những điểm mới của đề tài .......................................................................................... 7
Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................ 8
CHƯƠNG 2:
ĐẾN ĐỀ TÀI

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
....................................................................................................................... 9

Tổng quan lý thuyết ..................................................................................................... 9
2.1.1.

Lý thuyết công dân: .............................................................................................. 9

2.1.2. Lý thuyết lựa chọn công: các lý thuyết này tập trung vào các ưu đãi của chính
phủ hơn là công dân .......................................................................................................... 10
Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài .......................................................... 12
Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 15

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 15
Mô hình nghiên cứu ................................................................................................... 16
Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 19
Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 20
CHƯƠNG 4:


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 21


Chile ........................................................................................................................... 21
4.1.1.

Kiểm định tính dừng ........................................................................................... 21

4.1.2.

Kiểm định đường bao (Bound test)..................................................................... 21

4.1.3.

Kết quả tác động trong dài hạn ........................................................................... 22

4.1.4.

Kết quả tác động ngắn hạn .................................................................................. 23

4.1.5.

Kiểm định mô hình ............................................................................................. 24

Áo ............................................................................................................................... 28
4.2.1.

Kiểm định tính dừng ........................................................................................... 28


4.2.2.

Kiểm định đường bao (Bound test)..................................................................... 28

4.2.3.

Kết quả tác động trong dài hạn ........................................................................... 29

4.2.4.

Kết quả tác động ngắn hạn .................................................................................. 30

4.2.5.

Kiểm định mô hình ............................................................................................. 31

Dominica .................................................................................................................... 35
4.3.1.

Kiểm định tính dừng ........................................................................................... 35

4.3.2.

Kiểm định đường bao (Bound test)..................................................................... 35

4.3.3.

Kết quả tác động trong dài hạn ........................................................................... 36

4.3.4.


Kết quả tác động ngắn hạn .................................................................................. 37

4.3.5.

Kiểm định mô hình ............................................................................................. 38

Tổng hợp kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 42
Kết luận chương 4 ...................................................................................................... 43
CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 44

Kết luận ...................................................................................................................... 44
Khuyến nghị ............................................................................................................... 44
Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 45
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt
ARDL

Nghĩa đầy đủ

Từ gốc tiếng Anh


Mô hình tự hồi quy và phân AutoRegressive Distributed
phối trễ

Lag

ECM

Mô hình hiệu chỉnh sai số

Error Correction Model

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

Gross Domestic Product


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF - Chile ..................................................................... 21
Bảng 4.2 Kiểm định đường bao Mô hình 1 - Chile .................................................................. 21
Bảng 4.3 Kiểm định đường bao Mô hình 2 - Chile .................................................................. 22
Bảng 4.4 Kết quả tác động dài hạn - Chile ............................................................................... 22
Bảng 4.5 Kết quả tác động ngắn hạn - Chile ............................................................................ 23
Bảng 4.6 Kiểm định tự tương quan bậc 1 - Chile ..................................................................... 24
Bảng 4.7 Kiểm định tự tương quan bậc cao - Chile ................................................................. 24
Bảng 4.8 Kiểm định phương sai thay đổi - Chile ..................................................................... 25
Bảng 4.9 Kiểm định dạng sai của mô hình - Chile ................................................................... 25
Bảng 4.10 Kiểm định đa cộng tuyến - Chile............................................................................. 26
Bảng 4.11 Kiểm định tính dừng phần dư - Chile ...................................................................... 27

Bảng 4.12 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF - Áo....................................................................... 28
Bảng 4.13 Kiểm định đường bao Mô hình 1- Áo ..................................................................... 28
Bảng 4.14 Kiểm định đường bao Mô hình 2 - Áo .................................................................... 29
Bảng 4.15 Kết quả tác động dài hạn - Áo ................................................................................. 29
Bảng 4.16 Kết quả tác động ngắn hạn - Áo .............................................................................. 30
Bảng 4.17 Kiểm định tự tương quan bậc 1 - Áo ....................................................................... 31
Bảng 4.18 Kiểm định tự tương quan bậc cao - Áo ................................................................... 31
Bảng 4.19 Kiểm định phương sai thay đổi - Áo ....................................................................... 32
Bảng 4.20 Kiểm định dạng sai của mô hình - Áo ..................................................................... 32
Bảng 4.21 Kiểm định đa cộng tuyến - Áo ................................................................................ 33
Bảng 4.22 Kiểm định tính dừng của phần dư - Áo ................................................................... 34
Bảng 4.23 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF - Dominica ............................................................ 35
Bảng 4.24 Kiểm định đường bao Mô hình 1 - Dominica ......................................................... 35
Bảng 4.25 Kiểm định đường bao Mô hình 2 - Dominca .......................................................... 36
Bảng 4.26 Kết quả tác động dài hạn - Dominica ...................................................................... 36
Bảng 4.27 Kết quả tác động ngắn hạn - Dominica ................................................................... 37
Bảng 4.28 Kiểm định tự tương quan bậc 1 - Dominica ............................................................ 38
Bảng 4.29 Kiểm định tự tương quan bậc cao - Dominica ........................................................ 38
Bảng 4.30 Kiểm định phương sai thay đổi - Dominica ............................................................ 39
Bảng 4.31 Kiểm định dạng sai của mô hình - Dominica .......................................................... 39
Bảng 4.32 Kiểm định đa cộng tuyến Dominica ........................................................................ 40
Bảng 4.33 Kiểm định tính dừng phần dư - Dominica............................................................... 41
Bảng 4.34 Tổng hợp kết quả nghiên cứu .................................................................................. 42


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Kiểm định CUSUM và CUSUMSQ - Chile ................................................... 27
Hình 4.2 Kiểm định CUSUM và CUSUMSQ - Áo ....................................................... 34
Hình 4.3 Kiểm định CUSUM và CUSUMSQ - Dominica ............................................ 41



1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Bối cảnh nghiên cứu
Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính năm 2015, tình hình thu chi ngân sách Nhà ước
của Việt Nam mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách lớn nhưng với nỗ lực
không ngừng, ngành Tài chính đã vẫn vượt qua những khó khăn, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ thu chi ngân sách Nhà nước.
Những khó khăn của nền kinh tế và sự biến động của giá dầu giảm mạnh đã tạo ra
không ít thách thức cho việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước 2015. Năm
2015, thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 989,69 nghìn tỷ đồng, bằng 108,6% dự toán.
Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao.
Trong thu nội địa (tính đến 15/12/2015), tình hình thu ngân sách có chiều hướng tích
cực. Cụ thể, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao, đạt 90% dự toán
(khoảng 128 nghìn tỷ đồng), doanh nghiệp nhà nước đạt trên 92% dự toán thu ngân
sách năm (khoảng 204 nghìn tỷ đồng).
Xét theo khía cạnh từng loại thuế, số thu từ thuế công, thương nghiệp và dịch vụ Nhà
nước và thuế thu nhập cá nhân đã đạt và vượt mức dự toán năm (thuế công thương
nghiệp hơn 119 nghìn tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân 53 nghìn tỷ đồng) ... Có thể thấy
tình hình thu ngân sách nhà nước rất khả quan. Trong đó cụ thể hơn thuế giá trị gia
tăng tăng trưởng cao qua các năm, chiếm 27.5% tổng thu ngân sách Nhà nước năm
2015.
Song song với thu ngân sách, chi ngân sách Nhà nước là một công cụ để Nhà nước
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời tác động đến nền kinh tế, điều
chỉnh quản lý nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã định của Chính phủ. Ngân
sách Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện
nay, vừa đảm bảo hoạt động cho bộ máy nhà nước thông qua chi thường xuyên, vừa có



2

tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chi đầu tư phát triển, vừa có tác dụng
thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các thất bại của nền kinh tế thị trường.
Chi tiêu ngân sách Nhà nước luôn là vấn đề quan trọng trong nền kinh tế, do đó, trong
những năm qua, các cơ quan quản lý ngân sách Nhà nước từ địa phương tới Trung
ương luôn cố gắng tiết kiệm chi tiêu nhằm giảm bớt bội chi ngân sách Nhà nước. Kết
thúc năm tài khoá 2015, chi ngân sách Nhà nước ở mức 1.263 nghìn tỷ đồng, vượt
10,1% so với dự toán khiến bội chi ngân sách Nhà nước tăng vọt lên 266 tỷ đồng (cao
hơn mức 236 tỷ đồng của dự toán) đưa chỉ tiêu tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước cao
hơn mức 5% được Quốc hội phê duyệt. Trong giai đoạn từ 2010-2015, dự toán ngân
sách dù được điều chỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước tuy nhiên dự toán vẫn không
sát được thực tiễn khi con số thực tế so với dự toán đều tăng cao. Năm 2010 và 2015
chi thực tế vượt dự toán tới 11,51 và 10,1%. Các năm khác, mức chi đều trên 4%. Như
vậy, câu hỏi đặt ra là việc tăng thu ngân sách Nhà nước, cụ thể là số thu thuế giá trị gia
tăng có mối quan hệ như thế nào đến số chi ngân sách Nhà nước?
Lý do nghiên cứu
Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô. Các hoạt động kinh tế
của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của
các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế, cụ thể hơn ở đây là hoạt động chi thường
xuyên và chi đầu tư phát triển của chính phủ. Có rất nhiều nguồn thu để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của chính phủ, một trong số nguồn thu ổn định và chiếm tỷ trọng lớn là thu
từ thuế.
Thuế là khoản trích nộp bằng tiền, mang tính bắt buộc, tính quyền lực nhà nước, tính
không đối giá và hoàn trả trực tiếp doc các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước khi đủ
những điều kiện nhất định nhằm đáp ứng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước. Căn cứ vào mục đích điều tiết của nhà nước thì phân ra làm hai loại: thuế
trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài



3

sản của người nộp thuế. Thuế trực thu ít ảnh hưởng đến giá cả thị trường nhưng có tác
động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế thu nhập cá nhân hay
thu nhập doanh nghiệp là các loại thuế trực thu. Trong khi đó, thuế gián thu là thuế
điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, đánh trong tất cả các khâu từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế gián thu không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh mà tác động đến giá cả thị trường, sức mua của thị trường. Các loại thuế
gián thu hiện nay là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường…
Trong bài nghiên cứu này, tác giả chọn nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế giá trị gia
tăng đến quy mô chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển ở các quốc gia vì thuế giá trị
gia tăng là một loại thuế gián thu. Thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng cuối cùng,
do đó thuế gián thu có thể có một mối liên hệ với chi thường xuyên và chi đầu tư. Có
thể thấy chi thường xuyên bao gồm chi cho các đơn vị sự nghiệp, chi
cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính), chi cho hoạt động an
ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Các hoạt động này đều gắn trực tiếp với tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ. Do đó việc tăng chi thường xuyên sẽ dẫn đến tăng nguồn thu
từ các loại thuế gián thu thông qua các hoạt động tiêu dùng của các đơn vị nhà nước, sự
nghiệp. Ngoài ra, giữa chi đầu tư phát triển cũng có ảnh hưởng đến nguồn thu từ thuế
gián thu. Việc tăng số chi đầu tư phát triển, cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy các hoạt động
tăng trưởng kinh tế, cung cầu hàng hóa dịch vụ đều tăng. Từ đó các hoạt động giao
thương mua bán sẽ diễn ra hiệu quả cả về số lượng lẫn chất lượng với một hệ thống cơ
sở hạ tầng đảm bảo và ngày càng hoàn thiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên
quyết và quyết định quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế ở một quốc gia. Việc
gia tăng hoạt động tiêu dùng, dịch vụ cũng sẽ tác động trở lại làm tăng nguồn thu từ
thuế, bao gồm cả thuế gián thu và thuế trực thu. Ở chiều ngược lại, số thu thuế gián thu
gia tăng có mối liên hệ đến chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Bởi vì chi
thường xuyên là những khoản chi thiết yếu, cần thiết không phụ thuộc vào mức thuế



4

gián thu phải nộp nên việc thuế gián thu gia tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng của chi thường
xuyên, phản ánh sức cầu tiêu dùng lớn hơn của thị trường do chi thường xuyên của
chính phủ gia tăng. Bên cạnh đó, chi đầu tư phát triển cũng gắn liền với việc tiêu thụ
các hàng hóa, dịch vụ liên quan. Đây là những hàng hóa, dịch vụ bắt buộc sử dụng để
tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… Do đó thuế gián thu gia
tăng cũng dẫn đến việc chính phủ gia tăng quy mô chi đầu tư phát triển.
Ngoài việc thuế gián thu có ảnh hưởng nhất định đến quy mô chi thường xuyên và chi
đầu tư phát triển, tác giả lựa chọn thuế gián thu mà không lựa chọn thuế trực thu trong
bài nghiên cứu này bởi vì việc thuế trực thu gia tăng sẽ gây khó khăn cho các doanh
nghiệp bởi thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản của doanh nghiệp trong
nền kinh tế. Do đó các doanh nghiệp sẽ có động lực để làm giảm thấp nhất số thuế trực
thu phải nộp, từ đó dẫn đến số thu thuế trực thu có thể không phản ánh đúng tình trạng
nền kinh tế. Còn thuế gián thu là thuế đánh vào người tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ nộp
thay nên thuế gián thu không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Mặc dù việc tăng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển có thể dẫn đến gia
tăng thuế trực thu nhưng ở chiều ngược lại, việc tăng thuế trực thu lại không có mối
liên hệ đến chi thường xuyên hay chi đầu tư phát triển của chính phủ.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn thuế gián thu để xem xét tác động của thuế
gián thu đến quy mô chi thường xuyên và quy mô chi đầu tư phát triển của chính phủ
tại các quốc gia xem xét. Trong các loại thuế gián thu, tác giả lựa chọn thuế giá trị gia
tăng để nghiên cứu vì đây là loại thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại thuế gián
thu.
Thực tế ở nước ta hiện nay, xét về cơ cấu chi ngân sách Nhà nước, khoản chi thường
xuyên liên tục gia tăng và mở rộng trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước. Trong khi áp
lực trả nợ gia tăng làm chi trả nợ và viện trợ ngày càng lớn. Điều này làm cho quy mô
chi ngân sách gia tăng mạnh mẽ nhưng tốc độ gia tăng của chi đầu tư phát triển không



5

được bao nhiêu. So với năm 2013, chi đầu tư phát triển năm 2014 còn giảm 23,5%
(năm 2013 là 271.680 nghìn tỷ đồng, năm 2014 là 208.040 nghìn tỷ đồng). Trong khi
đó, chi thường xuyên tăng đều đặn trong 3 năm 2013; 2014 và 2015 là 704.165 nghìn
tỷ đồng; 732.500 nghìn tỷ đồng và 790.168 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, ngân sách Nhà
nước đang phải chi trả lương cho 2,8 triệu cán bộ. Nếu như tính cả người nghỉ hưu và
các đối tượng hưởng lương từ ngân sách con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3%
dân số cả nước, trong khi tỷ lệ dân số hưởng lương của các quốc gia phát triển chỉ ở
mức 2-4%.
Hơn nữa, việc Bộ Tài chính vừa đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12%, dự
kiến áp dụng từ 01/01/2019 đang là một chủ đề gây tranh cãi hiện nay khi nhiều người
lo ngại việc tăng thuế giá trị gia tăng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Theo
số liệu thống kê, với thuế suất 10% như hiện nay thì thuế giá trị gia tăng đã chiếm
27.5% tổng số thu ngân sách Việt Nam. Có thể thấy rằng mức độ tác động của thuế giá
trị gia tăng đến nền kinh tế là vô cùng lớn.
Bộ Tài chính cho rằng mức thuế suất thông thường 10% của Việt Nam vẫn còn tương
đối thấp, ví dụ thuế suất trung bình tại các nước châu Âu (European Union) từ 19%
(năm 2000) tăng lên gần 21,5%, Philippines là 15%, Trung Quốc trung bình 17%.
Trong khi đó Đài Loan chỉ là 5%, ở Thái Lan và Singapore là 7%. Bộ cũng cho rằng
việc tăng thuế giá trị gia tăng không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo. Cụ thể, theo
luật thuế giá trị gia tăng, các mặt hàng lương thực thực phẩm trực tiếp sản xuất và bán
ra, giáo dục, y tế,… đều không chịu thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên nhận định này vẫn
đang vấp phải nhiều tranh cãi gay gắt. Tác giả nhận thấy, mặc dù các sản phẩm này
không chịu thuế nhưng chi phí vận chuyển các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng
sẽ tay lên do thuế giá trị gia tăng xăng, dầu tăng. Cuối cùng giá hàng hóa khi đến tay
người tiêu dùng cũng sẽ tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, đặc biệt là
người nghèo. Hơn nữa thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng, đánh vào mọi đối tượng



6

tiêu dùng, ai cũng như ai, đều phải nộp thuế như nhau. Như vậy việc Bộ Tài chính tăng
thuế giá trị gia tăng sẽ tác động đến tất cả mọi người, đặc biệt là những người có thu
nhập thấp. Vậy vấn đề cần quan tâm là việc Chính phủ tăng thuế giá trị gia tăng có tác
động dẫn đến tăng chi thường xuyên hay tăng chi đầu tư phát triển để nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân, cải thiện phúc lợi xã hội, thúc đẩy tăng trưởng quốc gia
hay không?
Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế giá trị gia tăng đến quy mô chi thường
xuyên và và quy mô chi đầu tư phát triển là vô cùng cần thiết.
Hiện nay trên thế giới mới chỉ có nghiên cứu quan hệ giữa thuế giá trị gia tăng và chi
thường xuyên, chi đầu tư tại Iran (M. Alizadeh (2016)), chưa nghiên cứu cho các quốc
gia khác, chưa có cái nhìn tổng quát toàn diện về bản chất của mối quan hệ này. Do đó
tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chi thường
xuyên và quy mô chi đầu tư phát triển” để bổ sung khoản trống nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng thuế giá trị gia tăng đến chi
thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các kiến nghị có ý nghĩa thực tiễn để áp dụng
đối với các quốc gia trong nghiên cứu.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như
sau:
-

Thuế giá trị gia tăng ảnh hưởng như thế nào với chi thường xuyên?

-

Thuế giá trị gia tăng ảnh hưởng như thế nào với chi đầu tư phát triển?



7

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi dữ liệu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chi
thường xuyên và quy mô chi đầu tư phát triển.
1.4.2. Phạm vi dữ liệu
1.4.2.1. Thời gian
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 1972 đến năm 2015. Đây là giai đoạn dài
nhất mà số liệu có thể thu thập được.
1.4.2.2. Không gian
Không gian của bài nghiên cứu là 3 quốc quốc gia: Cộng hòa Áo, Cộng hòa Chile và
Cộng hòa Dominica, bao gồm 1 quốc gia đang phát triển là Dominica và 2 quốc gia
phát triển là Áo và Chile. Tất cả dữ liệu được lấy từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới
WorldBank ( Tác giả không đưa Việt nam vào nghiên cứu
vì số liệu Việt Nam không đầy đủ trong giai đoạn này, dưới 30 quan sát nên không đủ
tin cậy.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên số liệu thu thập từ Ngân hàng Thế giới, tác giả nghiên cứu xây dựng mô hình
xem xét ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến quy mô chi thường xuyên và quy mô
chi đầu tư phát triển trên dữ liệu chuỗi thông qua phương pháp tự hồi quy và phân phối
trễ ARDL của Pesaran (1997) và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để xem xét tác động
trong ngắn hạn và dài hạn từng quốc gia.
Những điểm mới của đề tài
Với những dự thảo thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng trong nước như hiện
nay, việc đảm bảo tăng thu ngân sách đồng thời cũng tăng chi ngân sách để nâng cao
chất lượng cuộc sống người dân, cải thiện phúc lợi xã hội, thúc đẩy tăng trưởng quốc
gia là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì vậy thông qua bài nghiên cứu, tác giả mong muốn



8

tìm ra sự ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến chi thường xuyên và chi đâu tư phát
triển, từ đó làm cơ sở cho những khuyến nghị chính sách cho Việt nam.
Điểm mới của bài nghiên cứu là bên cạnh việc sử dụng phương pháp tiếp cận tự hồi
quy và phân phối trễ ARDL và ECM cho dữ liệu chuỗi của nhiều quốc gia khắp các
châu lục, bao gồm cả quốc gia phát triển và đang phát triển, tác giả sử dụng kiểm
phương pháp lựa chọn độ trễ tối ưu theo tiêu chuẩn Akaike's Information Criterion
(AIC) so với tiêu chuẩn Schwartz Bayesian Criterion (SBC) của bài nghiên cứu gốc.
Phương pháp ARDL có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp tiếp cận trước đây,
một trong số đó là tách biệt được tác động trong ngắn hạn và dài hạn của dữ liệu. Từ
đó có cái nhìn tổng quát và toàn diện, tin cậy hơn về mối quan hệ này.
Cấu trúc của đề tài
Luận văn được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết công dân:
Một trong những lý thuyết tăng trưởng của chính phủ lâu đời nhất là lý thuyết tăng

trưởng của Wagner nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định cơ bản đến tăng
trưởng khu vực công. Ông đã phân tích số liệu chi tiêu của một số nước phát triển và
cho rằng tỷ trọng khu vực công trong GDP có xu hướng tăng lên. Các kết quả thu được
từ nghiên cứu của Wagner như sau: Đầu tiên, ông nhận thấy rằng tăng trưởng kinh tế
đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng phù hợp. Thứ hai, việc phát triển đô thị hóa đòi hỏi phải
tăng chi tiêu của chính phủ. Cuối cùng, ông kết luận rằng tăng trưởng khu vực công sẽ
lớn hơn khi thu nhập bình quân đầu người thực tế tăng lên. Có thể thấy lý thuyết của
Wagner giải thích chính xác sự tăng trưởng của chính phủ.
Bên cạnh đó, lý thuyết của Meltzer và Richard (1983) xem xét quy mô chính phủ theo
một khía cạnh khác trên quan điểm chính phủ chủ yếu tập trung vào việc phân bổ tài
sản và thu nhập một cách công bằng. Tác giả sử dụng tỷ lệ thu nhập được phân phối lại
bởi chính phủ, bao gồm tiền mặt và dịch vụ, như là thước đo về quy mô của chính phủ.
Lý thuyết của Meltzer khác với các lý thuyết trước ở các điểm: Thứ nhất, người dân
không bị "ảo tưởng về ngân sách". Họ biết rằng chính phủ phải sử dụng các nguồn lực
để trả cho tái phân phối. Thứ hai, tác giả tập trung vào nhu cầu phân phối lại và bỏ qua
các hàng hoá công cộng do chính phủ cung cấp (Peltzman 1979). Thứ ba, tác giả trở lại
với truyền thống trước đây của Tocqueville (1835, 1965), trong đó đo lường quy mô
của chính phủ bằng thuế và chi tiêu, với hai yếu tố: sự mở rộng của nhượng quyền
thương mại và sự phân phối thu nhập.
Lý thuyết của Meltzer hàm ý rằng quy mô của chính phủ phụ thuộc vào mối quan hệ
giữa thu nhập trung bình với thu nhập của cử tri quyết định. Với quyền bầu cử phổ
thông và đa số, cử tri trung gian là cử tri quyết định như Roberts (1977) đã đưa ra


10

trong một phần mở rộng tác phẩm nổi tiếng của Hotelling (1929) và Downs (1957).
Các nghiên cứu về phân phối thu nhập cho thấy sự phân phối bị lệch về phía bên phải,
do đó thu nhập nằm trên thu nhập trung bình. Do đó những cử tri nào có thu nhập thấp
hơn thu nhập trung bình sẽ khuyến khích việc tái phân phối lại thu nhập để đảm bảo

cân bằng thông qua một thuế suất cao hơn. Ngoài ra việc mở rộng nhượng quyền
thương mại đối với nhiều cử tri có thu nhập dưới mức trung bình có nghĩa là tăng thu
nhập để tái phân phối, và do đó tăng quy mô chính phủ.
Vì vậy với một mức thuế suất cao hơn, vừa làm tăng chi tiêu cho khu vực công. Từ đó
tác giả đưa ra giả thuyết thứ 1: Thuế giá trị gia tăng làm tăng tỷ lệ chi thường xuyên
của Chính phủ so với GDP.
2.1.2. Lý thuyết lựa chọn công: các lý thuyết này tập trung vào các ưu đãi của
chính phủ hơn là công dân
Lý thuyết lựa chọn công: Buchanan (1976) là cha đẻ của lý thuyết lựa chọn công đã
đạt giải Nobel kinh tế năm 1986. Các nhà kinh tế học nghiên cứu hành vi trên thị
trường tư nhân cho rằng người ta chủ yếu tập trung vào lợi ích cá nhân., động cơ chiếm
ưu thế trong hành động của người dân trên thị trường - dù là người sử dụng lao động,
người lao động, hay người tiêu dùng – đều là lợi ích cá nhân. Tương tự như vậy, các
nhà kinh tế học về sự lựa chọn công cũng đưa ra giả thuyết tương tự, động cơ chính
của những người hoạt động trên thị trường chính trị, dù là cử tri, chính trị gia, hay quan
chức... đều là lợi ích cá nhân. Họ hy vọng làm lợi cho chính mình chứ chẳng bao giờ
màng đến việc trở thành những nhà quản lý công cộng thánh thiện. Đây là cách tiếp
cận mang tính hoài nghi song lại hữu ích nhất. Bunachan chỉ ra rằng, sự can thiệp của
chính phủ vào nên kinh tế có hợp lý hay không phụ thuộc vào việc các quan chức bị
thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân hay bởi lợi ích xã hội. Trong quá khứ, nhiều nhà kinh tế đã
lập luận rằng cách để kìm hãm "thất bại trên thị trường" như độc quyền là đưa ra hành
động khắc phục của chính phủ. Nhưng Buchanan chỉ ra rằng cũng có khái niệm về
"thất bại của chính phủ". Đó là, có những lý do tại sao can thiệp của chính phủ không


11

đạt được hiệu quả mong muốn. Ví dụ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm giảm quyền lực độc
quyền trong các ngành công nghiệp phi cạnh tranh. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm
1973 của William F. Long, Richard Schramm và Robert Tollison đã kết luận rằng hành

vi chống cạnh tranh thực sự chỉ đóng một vai trò nhỏ trong các quyết định của Bộ Tư
pháp để chống độc quyền. Thay vào đó, họ tìm thấy, ngành công nghiệp càng lớn thì
càng có nhiều doanh nghiệp bị kiện.
Một trong những cơ sở chính của lý thuyết lựa chọn công là việc thiếu các công cụ,
biện pháp để cử tri theo dõi chính phủ một cách hiệu quả. Anthony Downs, tác giả của
một trong những cuốn sách viết về sự lựa chọn công sớm nhất “Lý thuyết Kinh tế về
Dân chủ” đã chỉ ra rằng hầu như cử tri không biết đến các vấn đề chính trị. Mặc dù kết
quả của một cuộc bầu cử có thể rất quan trọng, tuy nhiên việc bỏ phiếu của một cá
nhân hiếm khi có ảnh hưởng quyết định đến kết quả một cuộc bầu cử. Như vậy, tác
động trực tiếp của việc bỏ phiếu là gần như bằng không, cử tri hầu như không có cơ hội
để xác định kết quả của cuộc bầu cử. Bên cạnh đó, việc bỏ phiếu không có kết quả trực
tiếp, do đó phần lớn cử tri không biết về vị trí của người dân mà họ bỏ phiếu. Ngoại trừ
một vài vấn đề được công bố rộng rãi, cử tri gần như không chú ý nhiều đến những gì
cơ quan lập pháp làm, và ngay cả khi họ chú ý, họ cũng ít có khả năng để có được kiến
thức nền tảng và kỹ năng phân tích cần thiết để hiểu các vấn đề này.
Các nhà kinh tế học về sự lựa chọn công cộng cũng xem xét các hành động của các nhà
lập pháp. Mặc dù các nhà lập pháp dự kiến sẽ theo đuổi "lợi ích công cộng" nhưng họ
sẽ quyết định sử dụng các nguồn lực của người khác, chứ không phải là của riêng họ.
Người nộp thuế là người phải cung cấp các nguồn lực này và sẽ là những những người
bị thiệt hại khi các nguồn lực được sử dụng không hiệu quả theo các quy định cho dù
họ có muốn hay không. Các chính trị gia có thể định chi tiền của người đóng thuế một
cách khôn ngoan. Tuy nhiên, các quyết định hiệu quả sẽ không tiết kiệm được tiền của
chính họ cũng như không cung cấp cho họ bất kỳ nguồn thu nhập nào. Vì vậy, các ưu


12

đãi đối với chính quyền để họ quản lý tốt trong lợi ích công cộng rất yếu, từ đó dễ dẫn
đến đầu tư không hiệu quả.
Lý thuyết lựa chọn công được coi là một nhánh kinh tế bảo thủ, cho rằng việc can thiệp

của Chính phủ có thể không hiệu quả, trái ngược với lý thuyết của cha đẻ kinh tế học vĩ
mô, John Maynard Keynes, khi Keynes cho rằng Chính phủ có thể sữa chữa các thất
bại của thị trường một cách hiệu quả. Hơn nữa, Buchanan cho rằng nếu chi tiêu Chính
phủ được thực hiện từ cấp địa phương thì sẽ hiệu quả hơn. Người dân có thể giám sát
việc chi tiêu của chính quyền địa phương hiệu quả, chính xác hơn. Họ cũng có thể gây
áp lực đến chính quyền địa phương bằng cách “bỏ phiếu bằng chân”, tạo ra sự cạnh
tranh giữa các địa phương, từ đó hiệu quả của việc chi tiêu được cải thiện, nâng cao đời
sống người dân.
Như vậy theo lý thuyết lựa chọn công, việc chi tiêu của Chính phủ có thể không hiệu
quả do lợi ích cá nhân gây ra. Do đó tác giả đề xuất giả thuyết thứ 2: Thuế giá trị gia
tăng làm giảm tỷ lệ chi đầu tư phát triển của Chính phủ so với GDP.
Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài
Nghiên cứu của Mohammadiyan, F., Amade, H., và Shakeri, A. (2013) đã nghiên
cứu, giới thiệu và thử nghiệm mô hình mới để giải thích quy mô chính phủ. Bài nghiên
cứu sử dụng các biến cầu, cung và các biến khác, trình bày một mô hình khái niệm và
ước lượng thực nghiệm cho 103 quốc gia được chọn. Kết quả là thu nhập bình quân
đầu người, bất bình đẳng và tỷ lệ đô thị hóa của các biến số cầu có ảnh hưởng lần lượt
là ngược chiều, cùng chiều và cùng chiều và có ý nghĩa quan trọng đối với quy mô của
chính phủ. Đối với các biến số cung của nền kinh tế, các loại thuế gián thu có tác động
cùng chiều và ảnh hưởng đáng kể đến quy mô của chính phủ. Trong các yếu tố khác
(các yếu tố khác ngoài cung và cầu), ba biến tỷ lệ độ tuổi của dân số, mức độ mở của
nền kinh tế và tỷ lệ về sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động đều có tác động
cùng chiều và có ý nghĩa đến quy mô của chính phủ. Tác giả thấy rằng kết quả của


13

nghiên cứu này cũng phù hợp với lý thuyết tác giả xây dựng khi thuế gián thu có ảnh
hưởng tích cực và có ý nghĩa đến quy mô chính phủ, hay cụ thể hơn là thuế gián thu sẽ
có ảnh hưởng tích cực đến cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Nghiên cứu của J.A.Stockfisch (1985) về ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng đến chi
tiêu chính phủ tại 24 quốc gia OECD trong giai đoạn 1964-1981 đã cho thấy những kết
quả ủng hộ giả thuyết của tác giả đặt ra. Nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ
tích cực giữa thuế giá trị gia tăng và chi tiêu chính phủ. Khi thuế giá trị gia tăng tăng sẽ
làm tăng chi tiêu chính phủ. Tác giả nhận thấy rằng kết quả bài nghiên cứu này ủng hộ
cho giả thuyết của tác giả. Nhưng hạn chế của bài nghiên cứu này là gộp chung cả chi
thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác vào nhau khi xem xác tác động của
thuế giá trị gia tăng đến chi tiêu chính phủ. Do đó tác giả hi vọng việc tác riêng từng
khoản chi sẽ cung cấp cái nhìn chính xác và cụ thể, rõ ràng hơn.
Dongwon Lee, Dongil Kim và Thomas E. Borcherding (2013) nghiên cứu đề tài
“Cấu trúc thuế và quy mô chính phủ: có phải thuế giá trị gia tăng làm tăng quy mô
chính phủ?” sử dụng dữ liệu 29 quốc gia OECD trong 38 năm (1970-2007). Kết quả
bài nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu chi tiêu của chính phủ có ảnh hưởng lớn đến cấu
trúc thuế của quốc gia. Đồng thời kết quả cho thấy việc tăng thuế giá trị gia tăng trong
thế kỷ 20 nên là một sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của chi tiêu chính
phủ. Nhưng ảnh hưởng giữa thuế giá trị gia tăng đến quy mô chính phủ lại không có ý
nghĩa thống kê. Nghiên cứu này đưa ra được một quan điểm vô cùng phù hợp với thực
tiễn hiện nay bởi theo xu hướng giống nhau, chính sách thuế ở các nước hiện nay đang
theo xu hướng giảm dần các khoản thuế trực thu và gia tăng các khoản thuế gián thu,
nhưng đồng thời do kết quả không có ý nghĩa thống kê nên vẫn cần thực hiện kiểm
chứng lại.
Dadgar, Y., Nazari, R., và Seyami Araghi, I. (2013) nghiên cứu thuế tối ưu và chính
phủ tối ưu trong nền kinh tế khu vực công & phương trình thuế và phương trình về cấu


14

trúc của chính phủ ở Iran. Sử dụng 2 yếu tố là tỷ lệ tiêu dùng trên GDP và tỷ lệ thuế
trên GDP, thêm vào đó là sự phân tích cấu trúc của thuế và cấu trúc của chính phủ. Kết
quả là quy mô của chính phủ tối ưu dựa trên chỉ số chi tiêu của chính phủ trên GDP

vượt quá mức tối ưu và trong khi nguồn thu từ thuế thì lại dưới mức tối ưu. Sự yếu
kém trong việc điều hành đất nước là gốc rễ trong cấu trúc chính phủ. Do đó, việc thiết
lập quy mô chính phủ tối ưu luôn nhất quán với hệ thống thuế tối ưu.
Đặc biệt gần đây nhất, nghiên cứu của Mohammad Alizadeh (2016) nghiên cứu mối
quan hệ giữa thuế giá trị gia tăng và quy mô chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển
tại Iran. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa
cả trong ngắn hạn và dài hạn giữa thuế giá trị gia tăng đến chi thường xuyên, nghịch
biến và có ý nghĩa đến chi đầu tư phát triển. Trong đó hệ số tác động của thuế giá trị
gia tăng đến chi thường xuyên là thấp, hệ số tác động đến chi đầu tư phát triển là cao,
cho thấy thuế giá trị gia tăng không được dùng cho giáo dục và y tế mặc dù đây là mục
tiêu của việc thu thuế, chủ yếu dùng để đầu tư xây dưng. Bài nghiên cứu kiến nghị nên
xây dựng một hệ thống thuế tự động báo cáo, minh bạch cao hơn để giảm gánh nặng
thuế giá trị gia tăng. Chính phủ nên chi nhiều hơn cho phúc lợi, y tế và giáo dục để
giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho những người có thu nhập thấp.
Kết luận chương 2
Như vậy qua các nghiên cứu liên quan, tác giả thấy rằng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
về mối quan hệ giữa thuế giá trị gia tăng đến chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Do đó tác giả thực hiện bài nghiên cứu này với 2 giả thuyết được xây dựng từ lý thuyết
của Meltzer và Buchanan:
-

Thuế giá trị gia tăng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ chi thường xuyên trên
GDP.

-

Thuế giá trị gia tăng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ chi đầu tư phát triển
trên GDP.



15

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tự hồi quy và phân phối trễ (Auto Regressive
Distributed Lag ARDL) của Pesaran và cộng sự (1997). Cách tiếp cận này có nhiều
cải tiến so với các phương pháp trước đây.
Thứ nhất, nó phân biệt các biến phụ thuộc và giải thích và giải quyết vấn đề nội sinh.
Thứ hai, nó cho thấy tác động đồng thời và riêng biệt của các thành phần trong cả ngắn
hạn và dài hạn đồng thời loại bỏ các vấn đề tự tương quan. Thứ ba, đó là các phương
pháp trái ngược với phương pháp Johansen-Josilius khi yêu cầu tất cả các biến phải
dừng cùng bậc, phương pháp ARDL không yêu cầu các biến phải dừng cùng bậc. Thứ
tư, tránh những thiếu sót của các mô hình khác bao gồm sự thiên lệch trong các mẫu
nhỏ, ARDL chỉ yêu cầu một kích thước nhỏ hơn so với các phương pháp kiểm định
đồng liên kết theo các phương pháp khác. Cuối cùng chúng ta có các phương pháp tốt
hơn để phân tích các mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa các biến, bao gồm phương
pháp kiểm định biên tự tương quan và phân phối độ trễ (Pesaran và Shin 1999 hay
Abbasi 2013). Phương trình 1 mô tả một mô hình động thích hợp:
𝑌𝑡 = 𝑎𝑋𝑡 + 𝑏𝑋𝑡−1 + 𝑐𝑌𝑡−1 + 𝑢𝑡

(1)

Tuy nhiên, tốt hơn là sử dụng một mô hình có nhiều độ trễ cho các biến như phương
trình 2 để làm giảm sự ước lượng sai lệch các hệ số mô hình trong các mẫu nhỏ.
𝜙(𝐿, 𝑃)𝑌𝑡 = ∑𝑘𝑖=1 𝑏𝑖 (𝐿, 𝑞𝑖 )𝑋𝑖𝑡 + 𝑐𝑊𝑡 + 𝑢𝑡

(2)

Phương trình (2) là mô hình tự hồi quy và phân phối trễ (ARDL) như sau:
𝜙(𝐿, 𝑃) = 1 − 𝜙1 𝐿 − 𝜙2 𝐿2 − ⋯ − 𝜙𝑝 𝐿𝑝


(3)

𝑏𝑖 (𝐿, 𝑞𝑖 ) = 𝑏𝑖0 + 𝑏𝑖1 𝐿 + ⋯ + 𝑏𝑖𝑞 𝐿𝑞 . 𝑖 = 1,2, … , 𝐾 (4)
Trong đó, L là độ trễ, W là một vector của các biến cố định như hệ số chặn, các biến
giả, các biến thời gian và các biến ngoại sinh với độ trễ liên tục. Microfete ước tính


16

phương trình cho tất cả các chế độ và tất cả các yêu cầu có thể, tức là (m +1) k + 1 lần.
M là độ trễ tối đa được xác định bởi nhà nghiên cứu và k là số biến giải thích. Trong
bước tiếp theo, một trong các phương trình được chọn bằng cách sử dụng một trong
các tiêu chuẩn Akaike, Schwarz Bayesian (SBC), Hannan-Quinn (HQC) hoặc R-Bar
Squared. Nói chung, tiêu chuẩn Schwarz Bayesian (SBC) được sử dụng trong các mẫu
nhỏ hơn 100.
Mô hình tác động dài hạn sử dụng kiểm định đường bao Bound test để xác định tồn tại
có hay không mối quan hệ đồng liên kết (mối quan hệ dài hạn). Nếu tồn tại mối quan
hệ dài hạn thì tiến hành ước tính các hệ số dài hạn thông qua hồi quy ARDL. Các hệ số
dài hạn liên quan đến biến X được mô tả như phương trình 5:
θi =

̂ i (l,qi )
b
̂ (l,p)
1−ϕ

=

̂ i0 +b

̂ i1 +⋯+b
̂ iq
b
̂ 1 −⋯−ϕ
̂p
1−ϕ

, i = 1,2, … , K

(5)

Mô hình nghiên cứu
Dựa theo mô hình bài nghiên cứu gốc của M. Alizadeh và M. Motallabi (2016) nghiên
cứu tác động của thuế giá trị gia tăng đến chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, tác
giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình 1:
1) LCG = f(LVAT)
Mô hình 2:
2) LDG = f(LVAT)
Với :
LCG: logarit của chỉ số chi thường xuyên/GDP
LDG: logarit của chỉ số chi đầu tư phát triển/GDP
LVAT: logarit của thuế giá trị gia tăng


17

Trình tự thực hiện nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu theo thời gian.
Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Dicky và Fuller (1981). Mô

hình kiểm định nghiệm đơn vị mở rộng ADF có dạng:
∆𝑌𝑡 = 𝛼0 + 𝛽𝑌𝑡−1 + ∑𝑘𝑗=1 𝜙𝑗 𝑌𝑡−1 + 𝜀𝑡 (1)
Với:

∆𝑌𝑡 = 𝑌𝑡 −𝑌𝑡−1
𝑌𝑡 : chuỗi dữ liệu cần kiểm định;
k : độ trễ của mô hình;
𝜀𝑡 : phần dư.

Độ trễ k được lựa chọn tối ưu một cách tự động cho mô hình ADF theo tiêu chuẩn AIC
(Akaike’s Information Criterion) của Akaike (1973). Cụ thể, giá trị k được lựa chọn
sao cho AIC nhỏ nhất.
Giả thuyết kiểm định:
H0: β = 0 (Yt là chuỗi dữ liệu không dừng)
H1: β < 0 (Yt là chuỗi dữ liệu dừng)
Thứ hai, sử dụng phương pháp của Pesaran (1997) là kiểm định đường bao (Bound
test) để xác định đồng liên kết giữa các biến, tức là xem xét trong mô hình có tồn tại
mối quan hệ dài hạn giữa các biến hay không.
Thứ ba, chạy mô hình ARDL với các độ trễ tối ưu được xác định tự động theo tiêu
chuẩn AIC để xem xét tác động trong dài hạn giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
Mô hình dài hạn có dạng:
𝑌𝑡 = 𝛼0 + 𝛾0 𝑋𝑡 + 𝛾1 𝑋𝑡−1 + ⋯ + 𝛾𝑞 𝑋𝑡−𝑞 + 𝜀𝑡


×