Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi và hướng dẫn làm bài Địa 12 (HKII)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.14 KB, 3 trang )

SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT HOÀI ÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2008-2009
Môn: Địa lí lớp 12
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút
Ngày kiểm tra: 21-04-2009.
***************
Câu 1 (2,5 điểm): Nêu xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước
ta trong những năm qua.
Câu 2 (1,5 điểm): Các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên đi vào hoạt động
sẽ mang lại ý nghĩa gì cho sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?
Câu 3 (2,0 điểm): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Nông nghiệp)
nêu tên các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng
diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 40%, từ 15% đến 40%.
Cho biết các cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, thuốc lá, bông) phân bố
chủ yếu ở đâu?
Câu 4 (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ, NĂM 2005
(Đơn vị: nghìn con)
Cả nước Trung du và miền núi Bắc
Bộ
Tây
Nguyên
Trâu 2922,2 1679,5 71,9
Bò 5540,7 899,8 616,9
a. Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, của
Trung du và miền núi Bắc Bộ và của Tây Nguyên.
b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ
và của Tây Nguyên.
c. Dựa vào kiến thức đã học và atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết:
- Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.


- Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò,
còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
---------------HẾT-------------
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT HOÀI ÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT HKII ĐỊA 12 (2008-2009)
Câu 1 (2,5 điểm): Nêu xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta
trong những năm qua.
- Giảm tỉ trọng KVI (0,25đ)
- Tăng tỉ trọng KVII (0,25đ)
- KVIII có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định (0,25đ)
- Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên
tốc độ chuyển dịch còn chậm (0,25đ).
- Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:
+ KVI: Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản (0,25đ).
Riêng trong nông nghiệp thì giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành
chăn nuôi (0,25đ).
+ KVII: Tăng tỉ trọng nhóm ngành CN chế biến, giảm tỉ trọng nhóm ngành CN
khai thác (0,25đ). Trong từng ngành CN: tăng các sản phẩm cao cấp có thể cạnh
tranh về chất lượng và giá cả, giảm tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng thấp và
trung bình (0,25đ).
+ KVIII: Gia tăng lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị (0,25đ).
Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao
công nghệ (0,25đ).
Câu 2 (1,5 điểm): Các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên đi vào hoạt động sẽ
mang lại ý nghĩa:
- Phát triển công nghiệp vùng, trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm
từ quặng Bôxit trong vùng. (0,5đ)
- Giải quyết nhu cầu nước tưới trong mùa khô.(0,5đ)

- Phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản…(0,5đ).
Câu 3 (2,0 điểm): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Nông nghiệp) nêu tên
các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo
trồng đã sử dụng thuộc loại trên 40%, từ 15% đến 40%. Cho biết các cây công
nghiệp hàng năm (mía, lạc, thuốc lá, bông) phân bố chủ yếu ở đâu?
a. Tên vùng:
- Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp trên 40% là: Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ. (0,5đ).
- Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 15% đến 40% là: Một số
tỉnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, phần lớn các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ. Ngoài ra còn ở Tây Ninh (ĐNB), Bến Tre (Đb sông Cửu Long).
(0,5đ).
(Nếu HS nêu tên các tỉnh theo từng vùng cũng ghi điểm tương đương).
b. Sự phân bố cây CN hàng năm:
- Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, ĐNB, Duyên hải miền Trung. (0,25đ).
- Lạc : Bắc Trung Bộ, ĐNB, Đăk Lăk.(0,25đ).
- Thuốc lá: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, ĐNB, Tây
Nguyên.(0,25đ).
- Bông: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, ĐNB, Tây
Nguyên.(0,25đ).
Câu 4 (4,0 điểm):
a. Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, của Trung du
và miền núi Bắc Bộ và của Tây Nguyên. (1,0 đ)
Cả nước Trung du và miền
núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
Tổng đàn (nghìn con) 8462,9 2579,3 688,8
Cơ cấu Trâu (%) 34,5 65,1 10,4
Bò (%) 65,5 34,9 89,6
b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ và của

Tây Nguyên.
- So sánh kích thước biểu đồ: (1,0 đ)
Vùng
Tổng đàn trâu, bò
(nghìn con)
So sánh giá trị So sánh bán kính
hình tròn
Tây Nguyên 688,8
1,0 1,0 (cm)
Trung du và
miền núi Bắc Bộ
2579,3
3,74 1,94 (cm)
- Vẽ hai biểu đồ hình tròn: Chia tỉ lệ chính xác, ghi giá trị % của mỗi hợp phần,
có kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, tên vùng, sạch đẹp. (1,0đ). Thiếu mỗi phần trừ
0,25đ.
c. Dựa vào kiến thức đã học và atlat Địa lí Việt Nam, giải thích:
- Hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn, là vì: Diện tích đồi
núi, cao nguyên lớn, nhiều đồng cỏ tự nhiên… (0,5đ).
- Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, vì ở đây có khí
hậu ẩm, có một mùa đông lạnh. Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò,
dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng nên được phát triển mạnh
hơn. Còn ở Tây Nguyên có khí hậu nóng, có mùa khô, thích hợp với việc
nuôi bò nên bò được nuôi nhiều hơn trâu.(0,5đ).
*) Nếu học sinh có cách trình bày khác nhưng đúng và đủ ý vẫn ghi điểm tương
đương.

×