Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.35 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
BỘ MÔN LƯU TRỮ - QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
----------

Bài tiểu luận cuối kì
Môn: Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Quản Lý
Đề tài:

KỸ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
Họ và tên sinh viên: Đặng Thị Kim Yến
MSSV: 1556130090
Bộ môn: Lưu trữ học - QTVP

Giảng viên: TS. Lê Thị Ngọc Điệp
Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………………………………………………………………2

NỘI DUNG
I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...................................................................................................................3
1. Giao tiếp là gì?......................................................................................................................................3
2. Giao tiếp phi ngôn từ là gì?..................................................................................................................3
3. Phân loại giao tiếp phi ngôn từ............................................................................................................4
3.1. Phân loại theo các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp phi ngôn từ:.....................................4
3.2. Phân loại theo nguồn gốc giao tiếp:..............................................................................................5
3. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ..........................................................................................7
4. Vai trò của giao tiếp phi ngôn từ..........................................................................................................8


4.1. Giúp chúng ta truyền đạt tới đối tượng giao tiếp
những thông điệp, ý nghĩa khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp............................................................8
4.2. Giúp chúng ta đọc được thái độ và cảm nghĩ của đối tượng giao tiếp.........................................9
4.3. Các thông điệp phi ngôn từ ngẫu nhiên và vô tình có độ tin cậy rất cao...................................10
II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ...................................10
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ...............................................12
1. Cận ngôn ngữ:....................................................................................................................................12
2. Ngoại ngôn ngữ:.................................................................................................................................14
2.1.Ngôn ngữ thân thể:........................................................................................................................14
2.2 Ngôn ngữ vật thể:..........................................................................................................................19
2.3 Ngôn ngữ môi trường....................................................................................................................21
IV. KẾT LUẬN..............................................................................................................................................24


MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở mọi thời đại, mọi xã hội, giao tiếp, ứng xử giữa con người và con người
diễn ra liên tục, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong sinh hoạt đời thường
cũng như trong công việc. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi người, vừa
biểu hiện mức độ văn minh của xã hội.
Để không bị tụt lại trong một xã hội phát triển từng giây, từng phút của hiện
tại thì đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và đặt biệt là các doanh nghiệp phải luôn
thích ứng, đổi mới và hoàn thiện về nhiều mặt. Ngày nay khi thế giới dần dần
bị thu nhỏ lại, phẳng ra thì sự va chạm giữa các nền văn hóa khác nhau được
nhận thấy rõ ràng nhất trong quá trình giao tiếp. Các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, chắc hẳn đã có lần họ phải cân nhắc trước khi gặp gỡ các đối tác quốc
tế: nên giao tiếp theo phong tục của ta hay của họ, cư xử như thế nào cho đúng
mực… vì ngôn ngữ là rào một cản không nhỏ. Một nghiên cứu của
Birdwhistell - người đi tiên phong trong việc nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ,
và ban đầu được ông gọi là ý nghĩa cử chỉ. Ông ước tính rằng con người có thể

tạo ra và nhận dạng được khoảng 250.000 biểu cảm trên khuôn mặt. Hay một
nghiên cứu khác của Allan Pease và Albert Melrabian (Mỹ) thì trong quá trình
giao tiếp trực tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn
gọi là ngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu. Ngôn ngữ, lạ thay chỉ góp phần nhỏ
nhất 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu
tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%. Từ hai nghiên
cứu điển hình trên về giao tiếp phi ngôn từ, chúng ta cũng phần nào hiểu được
vai trò, tầm quan trọng, nội dung cũng như những vấn đề xoay quanh giao tiếp
phi ngôn từ vô cùng quan trọng và phong phú.
Giả sử rằng trong cuộc nói chuyện kéo dài 30 phút, cả hai người có thể biểu
hiện hơn 800 thông điệp phi ngôn từ khác nhau. Nếu cả hai người đều không
hiểu hoặc không nhận ra những thông điệp này, thì cả hai chỉ dừng lại ở mức
độ giao tiếp thấp và cuộc giao tiếp khá là thất bại vì có thể chẳng đi đến mục
đích ban đầu. Vì thế, trong bài tiểu luận “Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ” này
mong rằng sẽ giúp chúng ta làm rõ hơn về giao tiếp phi ngôn từ, cũng như hiểu
được tầm quan trọng và có thể áp dụng được một số cách thức giao tiếp phi
ngôn từ vào thực tế.


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Giao tiếp là gì?
Hiện nay có nhiều khái niệm giao tiếp khác nhau, ở đề tài này sẽ nói đến
một số khai niệm giao tiếp cơ bản như:
Giao tiếp là quá trình trao đổi và tiếp xúc giữa con người với môi trường của
mình, trong quá trình đó nó sử dụng tất cả các phương thức cảm giác, đa kênh
truyền.
Giao tiếp là hình thức đặc trung cho mối quan hệ giữa con người với con
người, qua đó nãy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được thể hiện ở sự trao đổi thông
tin, hiểu biết, rung cảm và tác động qua lại lẫn nhau. Giao tiếp trong quản lý là

sự tiếp xúc giữa nhà quản lý với những người khác có liên quan trong hoạt
động quản lý nhằm đạt tới mục tiêu quản lý đề ra.
Giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, nó
đòi hỏi huấn luyện và kỹ luật.
2. Giao tiếp phi ngôn từ là gì?
Giao tiếp phi ngôn từ có nhiều định nghĩa khác nhau từ những góc độ khác
nhau. Giao tiếp phi ngôn từ là loại hình giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ mà
dùng những phương thức khác sử dụng điệu bộ, cử chỉ của cơ thể để truyền đạt
thông tin: giọng nói, nhịp điệu, ngữ điệu, cách đi đứng, cử chỉ điệu bộ, ánh
mắt, vẻ mặt, tư thế, trang phục, khoảng cách, vị trí…
Các công trình nghiên cứu về giao tiếp hiện nay đều khó có thể được coi là đầy
đủ nếu không, ở các mức độ khác nhau đề cập đến các bình diện khác nhau
của giao tiếp phi ngôn từ. Theo Knapp: “Giao tiếp phi ngôn từ hàm chỉ các
hành động hoặc các biểu hiện ngoài ngôn từ. Các hành động hoặc các biểu
hiện vốn có ý nghĩa được chia sẽ về mặt xã hội đó được gửi đi một cách có
chủ đích hoặc được diễn giải như là có chủ đích và được gửi đi hoặc tiếp
nhận một cách có ý thức. […] Giao tiếp phi ngôn từ là một thuật ngữ để miêu
tả tất cả các sự kiện giao tiếp vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ và bút ngữ.


Ở một góc độ khác, các nhà nghiên cứu hiện nay nhìn chung đều thống nhất
rằng giao tiếp phi ngôn từ bao gồm các hiện tố hữu thức và vô thức, chủ định
và vô tình, và đó cũng là một trong những lý do gây ra các trục trặc trong giao
tiếp phi ngôn từ không chỉ giao văn hóa mà thậm chí cả nội văn hóa. Lenine và
Adelman cho rằng: Giao tiếp phi ngôn từ là ngôn ngữ “im lặng” (silent
language), bao gồm việc sử dụng cử chỉ, diện hiện [biểu hiện trên khuôn mặt NQ], nhãn giao [tiếp xúc ánh mắt – NQ], và khoảng cách đối thoại.
Dwyer lại có cách nhìn khái quát hơn, và với ví dụ đi kèm đã nhận thức rõ hơn
về các bình diện khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ. Theo tác giả “Giao tiếp
phi ngôn từ bao gồm toàn bộ các bộ phận của thông điệp không được mã hóa
bằng từ ngữ. Ví dụ: giọng nói, diện hiện hoặc cử chỉ và chuyển động.”

Một khái niệm về giao tiếp phi ngôn từ được sử dụng phổ biến và mang tính
bao quát, tổng hợp các khái niệm ví dụ trên như sau: Giao tiếp phi ngôn từ là
toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal
code) , có nghĩa là không được mã hóa bằng từ ngữ, những có thể thuộc về cả
hai kênh (channels) ngôn thanh (vocal) và phi ngôn thanh (non-vocal). Nó bao
gồm các yếu tố cận ngôn (phi ngôn từ - ngôn thanh) như tốc độ, cường độ,
ngữ lưu… và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ - phi ngôn thanh) thuộc ngôn
ngữ thân thể như: cử chỉ, dáng điệu, diện hiện…, thuộc ngôn ngữ vật thể như:
áo quần, trang sức…, và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối
thoại, địa điểm giao tiếp…
3. Phân loại giao tiếp phi ngôn từ
3.1. Phân loại theo các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp phi ngôn từ:
Nếu xét toàn bộ tình huống giao tiếp với tuyến trung tâm giao tiếp là các
yếu tố nội ngôn và đường biên giao tiếp là toàn bộ các yếu tố cảnh huống gián
tiếp tham gia vào quá trình giao tiếp, chúng ta có các yếu tố cấu thành sơ đồ
như sau:
a) Cận ngôn ngữ: Bao gồm các yếu tố đặc tính ngôn thanh, các yếu tố xen
ngôn thanh.
b) Ngoại ngôn ngữ: Bao gồm:


- Ngôn ngữ thân thể: Khuôn mặt, cử chỉ, thể chất, tư thế, chuyển động thân
thể, hành vi động chạm…
- Ngôn ngữ vật thể: Trang phục, trang sức, phụ kiện, quà tặng, nước hoa…
- Ngôn ngữ môi trường: Địa điểm, khoảng cách giao tiếp, màu sắc, thời gian,
ánh sáng, văn hóa…
Sơ đồ phân loại các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp phi ngôn từ:
Giao tiếp phi ngôn từ

Cận ngôn


- Các đặc tính
ngôn thanh
- Các yếu tố
xen ngôn
thanh

Ngoại ngôn

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ

thân thể

vật thể

môi trường

Khuôn mặt, cử
chỉ, thể chất, tư
thế, chuyển động
thân thể, hành vi
động chạm…

Trang phục, trang
sức, phụ kiện, quà
tặng, nước hoa…


Địa điểm, khoảng
cách giao tiếp,
màu sắc, thời gian
ánh sang, văn
hóa…

3.2. Phân loại theo nguồn gốc giao tiếp:
a) Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân:
Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân gồm các loại hành vi phi ngôn từ khác nhau
mà chỉ duy nhất một người có được. Ý nghĩa của hành vi đó cũng là duy nhất
đối với người gửi thông điệp. Ví dụ: Giả sử người A có thể vừa đọc sách, vừa
nói chuyện lại vừa xem tivi, trong khi người B lại chỉ có thể làm một việc duy
nhất hoặc là đọc sách, hoặc là xem tivi mà thôi.
b) Giao tiếp phi ngôn từ văn hóa:


Giao tiếp phi ngôn từ văn hóa là đặc tính của một nhóm người, một xã hội,
hay một nên văn hóa. Được tiếp thu thông qua quan sát những thành viên khác
thuộc cùng một nhóm, cùng một xã hội hay cùng một văn hóa. Ví dụ: Trong
văn hóa công sở ở Việt Nam những người phụ nữ thích trò chuyện và chơi
thành một nhóm với nhau, đồng thời khoảng cách giao tiếp thường là khoảng
cách gần và thân mật. Còn văn hóa công sở ở phương Tây thì những người phụ
nữ lại có xu hướng giao tiếp thân mật với người khác phái hơn.
Giao tiếp phi ngôn từ văn hóa mang tính đặc thù cho mỗi nền văn hóa, vì mỗi
nền văn hóa đều có giá trị riêng của nó. Vì thế, có thể một hành vi được coi là
phù hợp với nền văn hóa này lại không phù hợp và mang ý nghĩa tiêu cực khi
được sử dụng ở nền văn hóa khác. Ví dụ: Trong văn hóa ăn uống của người
Hàn Quốc thì một trong những điều tối kị là không được bưng bát cơm lên
miệng, người Hàn Quốc cho rằng bưng bát cơm lên như vậy là thô tục, bất lịch

sự, và có vẻ phàm ăn tục uống. Trong khi đó điều này đối với người Việt thì
không có sự tối kì và xem đó là chuyện bình thường.
c) Giao tiếp phi ngôn từ phổ niệm:
Giao tiếp phi ngôn từ phổ niệm là loại hành vi có ở mọi người, mọi nơi,
mọi lúc. Nó biểu hiện cái trạng thái tình cảm khác nhau như vui, buồn, tức
giận… Ví dụ: Khi buồn người ta thường trầm mặc và khóc, khi vui người ta
thường cười…
d) Giao tiếp phi ngôn từ phi quan yếu:
Giao tiếp phi ngôn từ quan phi yếu thường là những hành vi thuần túy
mang tính sinh học như ngáp, hắt hơi, ho… Mặc dù chúng cũng là tín hiệu
theo cách mà chúng được phát ra (mà phần lớn là không chủ ý) và có thể được
diễn giải bởi người nhận nhưng không ai muốn coi chúng là phần mở rộng của
ngôn ngữ. Nếu chúng xuất hiện không chủ ý trong khi nói – như một biểu hiện
của phản ứng sinh học – thì hiếm khi chúng tạo ra nhiễu trong kênh truyền
dẫn. Ví dụ: Người ốm vừa nói chuyện vừa ho và đã ho nhiều ngày thì việc đó
là điều đương nhiên và không tạo ra sự hiểu lầm (ví dụ như tín hiệu đuổi
khách). Nếu theo tập tục và chủ ý của người tham gia giao tiếp mà chúng được
tạo ra như tín hiệu của “sự bất thường” thì chúng hoạt động không phụ thuộc
và ngoài ngôn ngữ. Ví dụ: Khi lại gần một số người đang trao đổi việc gì đó có


vẻ bí mật mà ta không muốn nghe lỏm họ thì ta thường giả vờ ho để cảnh báo
là đang có người lại gần.
4. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ
Giao tiếp phi ngôn từ có vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp.
Nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ trở nên bùng nổ vào giữa những năm
1960 với một lượng lớn nhà nghiên cứu và các nhà tâm lý học. Điển hình như
Argyle và Dean, họ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa giao tiếp bằng mắt và
khoảng cách khi đối thoại. Ralph V. Exline thì đưa ra các hình mẫu của kiểu
nhìn trong khi nghe và nói. Eckhard Hess tạo ra hàng loạt những nghiên cứu

liên quan đến sự giãn nở của đồng tử và được xuất bản trong cuốn Khoa học
Hoa Kỳ...
Công trình nghiên cứu của A. Pease nhằm khẳng định tầm quan trọng và tính
độc lập của loại giao tiếp này trong cả môi trường nội văn hóa và giao văn hóa.
Ông cho rằng “Điều kì diệu là hình như con người không ý thức được rằng
dáng điệu, chuyển động và cử chỉ của mình có thể kể ra một câu chuyện trong
khi tiếng nói của anh ta có thể kể ra một câu chuyện khác.”
Birdwhistell cho rằng một người (Mĩ) trung bình một ngày thường chỉ sửng
dụng ngôn từ trong khoản từ 10 đến 11 phút và một phát ngôn trung bình có độ
dài hơn hẳn 2,5s. Ông cũng nhận ra rằng thành tố trong các cuộc thoại trực
diện chỉ chiếm gần 35% trong khi hơn 65% thuộc về thành tố phi ngôn từ.
Theo Lavine và Adelman (1993), trong giao tiếp thông thường, 93% nội dung
là do giọng điệu và các biểu hiện trên nét mặt quyết định; chỉ có 7% thông
điệp được chuyển tải bằng ngôn từ.
Beisler et al. cũng khẳng định: “Không thể bàn luận về giao tiếp khẩu ngữ mà
không xét đến giao tiếp phi ngôn từ vì chỉ có khoảng một phần ba thông điệp
trong một tình huống người – người là được truyền tải bởi nguồn thuần túy. Ta
vốn ít tin vào ngôn ngữ thuần túy.”
Mario Pei (1971) cho biết con người ta có thể tạo ra được khoảng 700.000 kí
hiệu thân thể khác nhau, một số lượng kí hiệu tương ứng với số lượng từ của
một ngôn ngữ rất phát triển.


Một số tác giả nêu ra ba lý do để biện giải cho tầm quan trọng của giao tiếp phi
ngôn từ:
- Thứ nhất, người ta dễ dàng ghi nhớ cái người ta nhìn thấy hơn là cái người ta
nghe thấy.
- Thứ hai, giao tiếp phi ngôn từ xuất hiện nhiều hơn giao tiếp ngôn từ.
- Thứ ba, người ta có thể dễ dàng lừa dối bằng giao tiếp ngôn từ, nhưng rất khó
lừa dối bằng giao tiếp ngôn từ.

Trong hoạt động giao tiếp trực tiếp, ngôn ngữ không bằng lời có ý nghĩa hết
sức quan trọng vì ngôn từ chỉ chiếm một phần truyền đạt và những điều không
nói ra đôi khi lại quan trọng hơn những điều nói ra. Chính yếu tố này góp phần
tạo ra nghĩa cho ngôn ngữ. Hầu như mọi người đều tin “nói như thế nào” nhiều
hơn “nói cái gì”. Điều đó có nghĩa dáng vẻ của chúng ta khi nói quan trọng
hơn những gì chúng ta nói.
4. Vai trò của giao tiếp phi ngôn từ
4.1. Giúp chúng ta truyền đạt tới đối tượng giao tiếp những thông điệp, ý
nghĩa khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp.
Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp nơi công sở, chúng ta thường nghĩ đến vấn đề
ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể bao gồm các
cử chỉ, động tác thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay…tưởng
đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều
đống ý rằng lời nói chủ yếu dùng để truyền tải thông tin còn ngôn ngữ cơ thể
dùng để trao đổi thái độ giữa người với người và trong một số trường hợp nó
dùng để thay cho lời nói.
Các loại hành vi phi ngôn từ thay thế cho lời nói trực tiếp rất đa dạng. Có loại
mang tính phổ quát và phi biểu cảm cao. Nhưng cũng có loại mang tính phổ
quát và phi biểu cảm rõ rệt. Có loại mang tính phổ quát thấp nhưng lại có tính
biểu cảm cao. Dù sao, cũng cần lưu ý rằng trong các cộng đồng ngôn ngữ văn hóa khác nhau, vai trò này được sử dụng ở mức độ khác nhau, tùy thuộc
vào các giá trị, quan niệm và phong cách giao tiếp. Ví dụ: Khi cô giáo hỏi
“Bạn lớp trưởng đi đâu rồi?”, ở cộng đồng văn hóa Âu, Mĩ nếu không nói gì
và chỉ tay sang phòng bên cạnh thì hành vi này được tiếp nhận một cách bình


thường. Nhưng trong cộng đồng ngôn ngữ Việt thì hành vi này được xem là
thiếu lễ phép và khó được chấp nhận.
Giao tiếp phi ngôn từ là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp
của mỗi người. Với các nhà lãnh đạo, quản lý thì giao tiếp phi ngôn từ lại được
đặc biệt biết chú ý, mỗi một cử chỉ, động tác đều thu hút ánh nhìn từ cấp dưới

và trở thành đặc trưng của nhà lãnh đạo, quản lý đó. Ví dụ: Giáo sư David
McNeill từ Đại học Michigan, Mỹ, người nghiên cứu về cử chỉ tay, nhận thấy
rằng những diễn giả tự tin, có kỷ luật và chặt chẽ thường dùng đến tay nhiều
hơn bình thường khi phát biểu. Cử chỉ tay dứt khoát phản ánh tính mạch lạc về
suy nghĩ của người phát biểu đồng thời khiến khán giả cảm thấy tin tưởng hơn
vào sự dẫn dắt của họ. Tổng thống Obama, như bao người diễn thuyết xuất sắc
khác, sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh gần như trong từng câu nói.
Với mỗi người, tâm điểm của sự chú ý mà chúng ta cần ý thức đó là những cử
chỉ, hành động của chúng ta dù có chủ ý hay không đều truyền đi một thông
điệp nào đó, đến với những người xung quanh, cho dù đó chỉ là một cái vẫy
tay, liếc mắt nhìn ngang hay mím miệng trong khi giao tiếp… đều đó cũng đủ
để nói lên mình thích ai, có đồng ý với vấn đề hay không, đang bối rối hay
thiếu tự tin như thế nào.
4.2. Giúp chúng ta đọc được thái độ và cảm nghĩ của đối tượng giao tiếp.
Ngôn ngữ cơ thể là sự phản ánh cảm xúc của một người ra bên ngoài. Mỗi một
điệu bộ hoặc động thái điều có thể cho thấy cảm xúc của một người vào thời
điểm đó. Ví dụ: Phần lớn những vẻ mặt của con người là chung cho mọi nền
văn hóa và không phụ thuộc vào việc học hỏi (Ekman, 1969). Một số biểu cảm
hoặc thái độ tiêu cực của vẻ mặt được cá nhân kiềm chế và kiểm soát đáng kể
đến nổi biểu hiện tự nhiên của chúng bị cản trở. Tuy vậy, rất khó kiềm chế một
vài biểu hiện như sự co giãn đồng tử khi kích động, đổ mồ hôi trán khi lo lắng,
những vẻ mặt thoáng qua của những cảm súc bị kìm nén (Haggard và Isaacs,
1966). Để đọc được ngôn ngữ cơ thể của người khác thì phải hiểu được trang
thái cảm xúc của người đó trong khi lắng nghe cũng như để ý đến hoàn cảnh
phát ngôn. Cách này giúp chúng ta tách bạch được sự thật với giả tưởng, thực
tế với tưởng tượng.
Sigmund Freund (1959) khẳng định: …không một hữu tử (con người - NQ)
nào có thể giữ được bí mật cho riêng mình. Nếu cặp môi của anh ta im lặng,



anh ta sẽ trò chuyện bằng các đầu ngón tay của mình. Sự phản bội (việc
không giữ được bí mật – NQ) toát ra khỏi con người anh ta từ mọi lỗ chân
lông. Thông thường trong giao tiếp mặt đối mặt, hành vi phi ngôn từ thường
được con người sử dụng. Để hiểu được thái độ và cảm nghĩ của đối tượng giao
tiếp chúng ta cần chú ý hơn những hành vi phi ngôn từ đó. Ví dụ: Một người
nói “Tôi buồn quá” nếu không sử dụng các yếu tố cận ngôn thì chúng ta ko
cảm nhận được cảm nghĩ và thái độ của họ. Nếu họ sử dụng các yếu tố cận
ngôn như: giọng nói, rầu rĩ; ngôn ngữ thân thể như người chồm về phía trước,
hai tay giang ra, mắt nhìn xuống… thì chúng ta sẽ cảm nhận được nổi buồn
của họ, thái độ tuyệt vọng.
Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp của mình, chúng ta cần
nắm được những thói quen, những quy tắc trong việc sử dụng các phương tiện
giao tiếp phi ngôn từ để không chỉ hiểu được ý đồ của người khác, mà còn có
thể diễn được ý đồ của mình một cách đa dạng, phong phú. Người giao tiếp
giỏi chính là người biết khéo léo nhuẫn nhuyễn ngôn ngữ có âm thanh với
ngôn ngữ không có âm thanh trong giao tiếp.
4.3. Các thông điệp phi ngôn từ ngẫu nhiên và vô tình có độ tin cậy rất cao.
Thực tế trong các cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau, kể cả các cộng
đồng có tần suất hoạt động giao tiếp phi ngôn từ cao như ở các nước Mĩ –
Latin, đã cho thấy việc dạy dỗ về hành vi giao tiếp chủ yếu hướng tới giao tiếp
ngôn từ. Hơn nữa, xét về mặt tâm lí hành vi, con người hiện đại thường lưu
tâm hơn đến các yếu tố ngôn từ khi giao tiếp với người khác. Do vây, như một
lẽ tự nhiên, khi phải che đậy một sự thật, người ta thường chú ý hơn đến việc
sử dụng ngôn từ để thực hiện mục đích này. Trong những trường hợp như vậy,
những yếu tố phi ngôn từ, đặc biệt là các hành vi cử cử chỉ, thường ít và khó
được khống chế một cách hợp lý nên sự thật dễ bị để lộ. Vì thế, chúng thường
giúp ta thấy rõ hơn bản chất của điều được người nói che giấu một cách có ý
thức thông qua yếu tố ngôn từ.
II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI
NGÔN TỪ

Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, Trung tâm tư vấn Bạn và Tôi, bày tỏ:
“Không gì chán bằng nghe một diễn giả nói suốt cả tiếng đồng hồ mà gần như
không có một động tác biểu lộ của cơ thể. Do đó, trong giao tiếp, hay thuyết


trình cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ…”. Thực tế, tại
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngày này họ đã ngày càng chú trọng hơn
trong việc rèn luyện, trao dồi kỹ năng giao tiếp trong hoạt động quản lý của
mình, nhất là kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ. Các lớp học giao tiếp phi ngôn từ
ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng giao tiếp phi ngôn từ diễn
ra liên tực trong hoạt động hằng ngày ngay cả khi không giao tiếp, nên có
những hành vi phi ngôn từ bản thân người tạo ra hành vi cũng không thể kiểm
soát được. Có cả khi bản thân người tạo ra hành vi phi ngôn từ đó không hiểu
ý nghĩa của những cử chỉ đó có nghĩa như thế nào, hoặc nhầm lẫn trong việc
áp dụng các hành vi phi ngôn từ ở mỗi cộng đồng văn hóa khác nhau…
Sau đây là một ví dụ về việc không hiểu ý nghĩa của hành vi ngôn từ của đối
tượng giao tiếp và của bản thân người giao tiếp đã gây trở ngại đến công việc:
Một lần, trong một cuộc họp thân mật tại phòng khách sạn của vị chủ tịch tập
đoàn một công ty đa quốc gia, với sự có mặt của nhiều đồng nghiệp các nước
Đông Nam Á, một nữ doanh nhân trẻ có gương mặt dễ nhìn và trang phục sang
trọng đã lôi cuốn thiện cảm của mọi người trong phòng họp ngay giây phút
đầu tiên. Khi ngài chủ tịch phát biểu thì mọi người giật mình vì tiếng chuông
điện thoại phát ra từ túi xách của nữ doanh nhân nọ. Ngay lập tức mọi ánh mắt
đổ dồn nhìn về phía chị ta và như hiểu được rằng mình đang được mọi người
chú ý, nữ doanh nhân này bắt đầu cuộc đàm thoại bằng giọng nói hết sức ngọt
ngào, trong trẻo với âm thanh vừa đủ nghe cho cả mọi người. Sau đó, ngồi
trong phòng họp mà dường như gương mặt của chị lúc nào cũng bận rộn,
miệng luôn nhai nhóp nhép kẹo cao su. Đôi lúc chị ta nhìn cô phiên dịch
không mấy hài lòng, thỉnh thoảng còn chỉnh sửa từ ngữ dịch chưa được chính
xác với vẻ bực bội ra mặt. Lâu lâu chị bỗng vươn vai, ưỡn ngực rồi ngáp một

cách tự nhiên trước sự bỡ ngỡ của nhiều nguời. [kenhtuyensinh.vn]
Có thể thấy rằng ngay cả người làm lãnh đạo, quản lý cũng có thể mắc sai lầm
trong việc sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ, hoặc không hiểu ý nghĩa của
các loại giao tiếp phi ngôn từ là rất đáng lo ngại. Nhất là như hiện nay, tầm
quan trọng trong việc hội nhập, kinh doanh quốc tế được chú trọng hơn bao
giờ hết thì việc không tìm hiểu, học hỏi về các giao tiếp phi ngôn từ sẽ giảm
thiểu được vấn đề không thu được kết quả sau quá trình giao tiếp cũng như
đưa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của mình được hội nhập.


III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
1. Cận ngôn ngữ:
Có nhiều khái niệm, cách nhìn nhận khác nhau về cận ngôn ngữ.
Theo tác giả Dwyer thì: “Cận ngôn ngữ như là một bộ phận gắn kết với ngôn
ngữ, nhưng không tham gia vào hệ thống ngôn từ. Cận ngôn ngữ bao gồm các
phẩm chất, giọng nói và các ngôn thanh hóa ảnh hưởng đến việc một cái gì đó
được nói ra như thế nào chứ không phải là cái gì được nói ra”.
Theo tác giả Beiler (1997): “Cận ngôn ngữ liên quan đến cách thức các từ ngữ
được phát ra thì đúng hơn là các từ ngữ nào được sử dụng. Cận ngôn ngữ đề
cập đến cách thức diễn tả trạng thái tình cảm. Một số trạng thái tình cảm có thể
được truyền tải một cách dễ dàng – ví dụ: sự sợ hãi, sự cáu giận, sự sốt ruột, sự
thờ ơ, sự khinh bỉ và sự đau khổ. Các hiện tố ngôn thành đi kèm lời nói đóng
góp rất nhiều vào các trạng thái tình cảm được giao tiếp.
Như vậy, có thể hiểu rằng cận ngôn ngữ là tất cả những yếu tố ngôn thanh phi
ngôn từ được sử dụng cùng với ngôn từ trong giao tiếp, để thể hiện thái độ,
tình cảm của người nói.
Cận ngôn ngữ bao gồm:
a) Các đặc tính ngôn thanh: Bao gồm cao độ, cường độ, tốc độ, phẩm chất
ngôn thanh (giọng điệu, thanh cốt, chất giọng của lời nói). Đặc tính ngôn thanh
vừa mang tính văn hóa, vừa thể hiện văn minh, vừa mang tính tình huống và

vừa mang tính cá nhân (đặc điểm thể chất cũng như đặc điểm tâm lý của con
người).
Âm thanh trong Nhân tướng học đóng một vai trò quan trọng trong việc đoán
thọ, yếu, hiền, ngu, quí, tiện. Vì họ quan niệm rằng nguồn gốc nguyên thủy
của âm thanh là “khí”.
Tướng mạo học cho rằng lời nói là tiếng của tâm, qua lời nói có thể thấy được
bản chất của con người: “Nói năng gay gắt là người chính trực, người ít nói thì
tính điềm đạm, người nói thẳng là trung thực, người nói khiêm tốn là người
khiêm cung, người nói năng xa xôi kì lạ là người hay chấp nhặt…”


b) Các yếu tố xen ngôn thanh: Là những âm thanh can thiệp vào chuỗi lời nói
như à, ừ, ờ, ờm… Chúng được coi là những yếu tố ngắt lời. Chúng thường
được xem như là kết quả của một trạng thái tình cảm (sự lo lắng, vui mừng,
giận dữ, xúc động…); một thói quen mang tính cá nhân; một hàm ý “xin đợi
một chút”.
Người ta thường sử dụng yếu tố xen ngôn thanh để biểu hiện sự: thiếu tự tin,
thiếu tin tưởng, khi phân vân, không chắc chắn, miễn cưỡng, do dự…. Vì thế,
nếu quan sát tinh tế một chút chúng ta sẽ có thể hiểu được nhận thức, cảm xúc
của đối tượng giao tiếp thông qua các yếu tố ngôn thanh mà họ sử dụng. Tuy
nhiên, nếu sử dụng quá nhiều và lặp lại sẽ tạo thành những thói quen không có
lợi trong giao tiếp, tạo ấn tượng tiêu cực, gây phản cảm cho đối tác.
c) Các loại thanh lưu:
Thanh lưu là hình ảnh dòng ngôn thanh được quá ra khi nói. Mỗi người đều có
một giọng nói chủ đạo, một loại sắc diện và một loại hình tướng chính yếu để
tạo ra cái riêng. Với nam giới sẽ có phẩm chất ngôn thanh như: trong - ấm,
trong – thanh, khan – đục…biểu hiện một tính cách quyết đoán, từng trải…
Nhiều nghiên cứu cho thấy thanh lưu và phẩm chất của ngôn thanh chịu sự ảnh
hưởng của các yếu tố như bẩm sinh, di truyền, sức khỏe…
d) Im lặng

Trong quá trình giao tiếp, biểu đạt tình cảm, im lặng luôn có một vai trò vô
cùng đặc biệt. Im lặng đúng lúc, đúng nơi luôn mang lại hiệu quả rất cao trong
giao tiếp mà chúng ta không thể dùng lời lẽ nào thay thế. Ví dụ: Im lặng biểu
hiện niềm hạnh phúc; Im lặng thể hiện sự phản đối. Tuy nhiên, trong các cộng
đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau im lặng được diễn giải theo những cách
khác nhau: Theo cách diễn giải của người Tây Âu, Bắc Mĩ thông thường im
lặng là sự biểu hiện của sự thiếu nhiệt tình, sự ngượng ngùng, sự bất đồng, sự
thù địch… Còn người Đông Nam Á thì cho rằng im lặng là thể hiện của tính
bề trên, sự đồng ý, sự hòa hợp, sự tôn trọng, sự ngượng ngùng….
Thông qua một số câu tục ngữ sau để có thể hiểu ở mỗi dân tộc có một cách
hiểu về sự im lặng là khác nhau:
- Tục ngữ Việt: “Không biết thì dựa cột mà nghe”.


- Tục ngữ Anh:
+ “ Im lặng nhiều khi là cách chỉ trích nghiêm khác nhất” (Chaless Buxton)
+ “Nói ít thôi về những gì ta biết, im lặng hoàn toàn về những gì ta không
biết” (Sadi Carnot)
- Tục ngữ Châu Phi: “Im lặng cũng là lời nói”
2. Ngoại ngôn ngữ:
2.1.Ngôn ngữ thân thể:
Khi nói đến giao tiếp phi ngôn từ, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến
ngôn ngữ thân thể. Richards et al định nghĩa ngôn ngữ thân thể một cách đơn
giản như sau : “…việc sử dụng các hiện diện, các chuyển dộng thân thể… để
giao tiếp một cách có ý nghĩa từ người này sang người khác.” Có nhiều cách
phân loại ngôn ngữ thân thể như: theo chức năng; theo nguồn gốc; theo bộ
phận. Trong bài tiểu luận này em sẽ đề cập đến ngôn ngữ thân thể theo bộ
phận của cơ thể. Theo đó, ngôn ngữ thân thể được chia thành: Nhãn giao; hiện
diện; tư thế.
2.1.1 Nhãn giao (tiếp xúc ánh mắt)

Ánh mắt có sức truyền đặt kỳ diệu và đôi mắt chính là “cửa sổ tâm hồn”
của mỗi người. Trong khả năng biểu cảm của khuôn mặt thì ánh mắt có tác
dụng quan trọng nhất và chiếm vị trí chủ yếu. Mắt có khả năng biểu thị tình
cảm, tâm trạng và truyền đạt chủ yếu bằng ánh mắt. Chính vì tầm quan trọng
và mức độ tinh tế của đôi mắt mà nhiều nhà nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ
thường xếp nhãn giao thành một loại riêng, mà không xét như một phần biểu
hiện trên khuôn mặt, mặc dù vị trí của đôi mắt nằm trên khuôn mặt. Đôi mắt
có khả năng tạo ra các tín hiệu rõ ràng và chính xác nhất bởi vì chúng là tiêu
điểm của toàn bộ cơ thể con người và mắt có khả năng hoạt động độc lập hoàn
toàn. Với các điều kiện về ánh sang sẵn có, hai đồng tử co vò hoặc giãn ra khi
thái độ hay tâm trạng của một người thay đổi từ tiêu cực qua tích cực hoặc
ngược lại. Như vậy, khi thái độ, tình cảm, trạng thái tâm lý của con người thay
đổi, đồng tử của mắt cũng sẽ co hoặc giản ra để thể hiện các biến đổi tiêu cực
hoặc tích cực của thái độ, tâm trạng, tình cảm đó.


Theo nhiều nghiên cứu Âu – Mĩ, nếu loại bỏ các giá trị văn hóa gắn kết với
nhẵn giao, việc tiếp xúc với ánh mắt liên tục và trực tiếp dễ tạo ra sự tin tưởng
ở đối tác hơn. Người Nga, Anh, Mĩ, Úc thường đề cao nhãn giao trong giao
tiếp trực diện. Họ cho rằng “không nên tin vào người không nhìn vào mắt
bạn”. Vì thế, khi giao tiếp với đối tác mang văn hóa phương Tây thì việc nhìn
thẳng vào đối tác giao tiếp được coi là một hành vi tích cực để tỏ ra cởi mở,
thẳng thắn, thích thú và tạo sự tin tưởng đối với họ. Ngược lại, nếu ta tránh
tiếp xúc ánh mắt sẽ bị qui kết là biểu hiện của sự chán chường, không trung
thực và không hợp tác.
Tuy nhiên, trong các nền văn hóa khác nhau, nhãn giao cũng được nhìn nhận
và qui kết các giá trị khác nhau. Trong khi nhãn giao được coi là tích cực trong
mọi tình huống giao tiếp ở các nước phương Tây thì ở Việt Nam, Trung Quốc
và một số nước phương Đông khác, nhãn giao chỉ được coi là tích cực trong
một số tình huống đặc thù với những đối tượng đặc thù. Ví dụ: Các quốc gia

như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, việc nhìn trừng
hay nhìn thẳng vào một ai đó một lúc lâu được coi là bất lịch sự và mang tính
thách thức. Việc nháy mắt với một ai đó được người châu Âu diễn giải là hàm
chỉ họ có điều bí mật cần chia sẽ; nhưng ở Hồng Kông đó lại là hành vi không
lịch sự.
Trong giao tiếp xã hội hay trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thường có
hiện tượng trao đổi ánh mắt nhìn với người khác, những ánh mắt này thường
có ý nghĩa đặc biệt: có thể biểu thị sự yêu, ghét, uy quyền… Vì thế chúng ta
cần dựa vào tùy người, tùy hoàn cảnh khác nhau mà có cách biểu thị ánh mắt
cụ thể khác nhau.
2.1.2 Hiện diện
a) Nét mặt
Nét mặt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giao tiếp, mặc dù chúng ta
không ý thức và kiểm soát được chúng. Nét mặt là yếu tố biểu hiện cảm xúc
của con người một cách rõ rệt, cơ bản nhất. Biểu hiện trên nét mặt không bỏ
qua sót một ai, mặc dù sống trong những nền văn hóa khác nhau, con người
biểu hiện trạng thái tâm lý trên nét mặt tương tự nhau.


Các biểu hiện trên khuôn mặt vô cùng phong phú và đa dạng. Các biểu hiện
tình cảm như vui – buồn; hạnh phúc – đau khổ… Các biểu hiện thái độ như
tôn trọng – khinh bỉ; dứt khoát – do dự… Các biểu hiện tâm lí như lo lắng –
thờ ơ; hồi hộp – bình thản… đều được thể hiện ở các mức độ khác nhau, thông
qua các hiện tố phi ngôn từ trên khuôn mặt. Các nhà tâm lý học ngày nay cho
rằng trong tình huống bất ngờ, phản ứng nét mặt lúc đó là biểu hiện trung thực
nhất của tâm tính.
b) Đầu
Trong các cộng đồng văn hóa khác nhau, người ta thường sử dụng nhiều
nhất là gật đầu và lắc đầu nhằm chuyển tải thông điệp đồng ý, không đồng ý,
đúng sai hay đồng tình, cho phép… Việc gật đầu hay lắc đầu cũng không có sự

thống nhất giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau. Nhiều cộng đồng coi gật
đầu là sự đồng ý thì các cộng đồng khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Bungari lại gán
cho ý nghĩa ngược lại.
Vị trí và chuyển động khác nhau của cái đầu cũng có thể chuyển tải thông điệp
biểu cảm và thông tin khác nhau. Ví dụ:
- Để đầu thẳng đứng biểu hiện sự khảng khái, thành thật, công khai…
- Nghiêng đầu sang một bên có thể hàm chỉ sự làm duyên, sự thích thú…
- Cúi đầu thường được diễn giải là là biểu hiện của sự than phục, tuyệt vọng…
Ngoài ra, đầu thường kết hợp với tay để thể hiện một số cử chỉ với ý nghĩa
như:
- Vỗ tay vào trán nhằm thể hiện sự đánh thức trí nhớ
- Gãi gáy cho thấy sự lúng túng
- Gãi cổ hoặc gãi nhân trung thường biểu lộ sự không chắc chắn
c) Miệng, môi, lưỡi (nụ cười trong giao tiếp)
Trong những bộ phận cơ thể thì khả năng biểu cảm của miệng chỉ đứng sau
ánh mắt. Cười là hoạt động chủ yếu của cơ miệng. Miệng cũng là phần trên
khuôn mặt có khả năng thẻ hiện tình cảm một cách rõ ràng nhất. Khuôn miệng
sinh động và ngôn ngữ biểu đạt đa dạng không kém gì so với đôi mắt. Trong
giao tiếp liên nhân cách, cười còn được gọi là “cử chỉ tối hậu” bởi nó mang


tính phổ biến, bẩm sinh và tính người. Một nụ cười chỉ trong khoảnh khắc
nhưng làm ta nhớ suốt đời. Tuy nhiên, tần suất sử dụng, liều lượng sử dụng,
đối tượng hướng tới, tình huống, hoàn cảnh trong đó tiếng cười tỏ ra hợp lý
hay lạc điệu lại mang tính đặc thù văn hóa.
Trong cuốn “Phong cách đa văn hóa” tác giải Wiley (1996) mô tả rằng có
những tình huống, hoàn cảnh mà thành viên của một số cộng đồng không cười
như:
- Người Nhật Bản thường không mĩm cười khi chụp ảnh trong các dịp trang
trọng, chính thức.

- Trong văn hóa Hàn Quốc, người hay cười được cho là người nông cạn, hời
hợt.
Theo thống kê của các chuyên gia, khuôn mặt con người có hơn 30 loại cơ để
thể hiện tình cảm và có thể thể hiện được khoảng 25 loại cảm xúc không giống
nhau. Từ nụ cười của con người có thể phân ra thành rất nhiều kiểu cười như
cười ha hả lớn tiếng, cười nhếch mép, cười thầm, cười quê kệch… Tốt nhất là
những người cười hả hả một cách tự nhiên, không miễn cưỡng không cố nén.
Người có loại cười này, mọi phương diện đều phát triển đồng đều, đức hạnh,
cao thượng, đối với người khác có lễ, đàng hoàng, không nịnh trên nạt dưới,
rất dễ gần gữi với mọi người xung quanh.
Nụ cười trong giao tiếp là hành động trên khuôn mặt có sức hấp dẫn nhất. Dù
ở nơi làm việc hay bất cứ nơi đâu, chỉ cần bạn nở một nụ cười đúng lúc, đúng
cách có thể sẽ làm mọi việc trở nên thuận lợi, như ý. Trong giao tiếp, nụ cười
là nhân tố quan trọng thể hiện sự thân thiện, khát vọng, ước vọng một tình hữu
nghĩ tốt đẹp. Nụ cười như một tín hiệu phát ra cho thấy sự khoan dung, tín
nhiệm và thông hiểu lẫn nhau.
d) Lông mày
Cũng như bất cứ yếu tố phi ngôn từ nào, bản thân lông mày nhướng lên hạ
xuống đều mang ý nghĩa nhất định. Trông những tình huống, hoàn cảnh khác
nhau, chuyển động của lông mày có thể chuyển tải những thông điệp sau đây:


- Nhướn lông mày lên có thể biểu hiện: Ngạc nhiên; thách thức; dọa nạt; chưa
hiểu, chưa rõ một điều gì đó muốn nhắc lại; khẳng định một một điều gì đó
cho việc nói đúng.
- Hạ lông mày xuống có khả năng thể hiện: Sự mệt mỏi; sự chán chường; sự
chấp nhận; sự suy nghĩ mông lung.
- Nhún lông mày lại có khả năng thể hiện: Sự chói mắt; sự tập trung thị lực; sự
không hài lòng, khó chịu; sự cáu giận, doạt nạt.
2.1.3 Tư thế

Tư thế là một bộ phận rất quan trọng trong ngôn ngữ thân thể, là vị trí của toàn
bộ thân thể và cách phối hợp tay, chân, đầu… Được sử dụng để truyền tải các
thông tin khác nhau về vị trí thân thế, quan hệ, nhận thức, thái độ, động cơ, tình
cảm, trạng thái tâm lý, tuổi tác giới tính, tình trạng sức khỏe… của con người.
Theo Allan Pease, tư thế có một tầm quan trọng đặc biệt trong giao tiếp trực tiếp:
“…Bạn có thể sử dụng một cách có ý thức tư thế này hay tư thế khác, nhưng
thường thì nó xảy ra một cách tự nhiên. Cũng như với phần lớn các hành vi dựa
trên văn hóa, việc không tuân thủ các qui tắc bất thành văn sẽ làm rối loạn mọi
sự và có thể coi là thói xấu. Khi bước vào lãnh thổ của người khác, như văn
phòng hoặc ở nhà, người thuộc văn hóa Phương Tây chỉ ngồi xuống khi được
mời, trừ khi chủ nhà và khách là những người thân thiết. Điều này ngược lại với
người Samoa, theo đó đầu của họ phải luôn thấp hơn đầu của người có địa vị cao
hơn (chủ nhà, thầy giáo, giám đốc…) Do vây, người Samoa thường ngồi xuống
khi có thể.” Một số tác giả khác cũng nhận định rằng nếu như các yếu tố phi ngôn
từ tạo ra 93% ý nghĩa xã hội của giao tiếp thì tư thế cũng chiếm tới 1/3 tỉ lệ này.
Một số tư thế đặc trưng và ý nghĩa của các tư thế như sau:
- Nhún vai: Biểu hiện của sự khinh thường hay không quan tâm đến người nói.
- Hai chân bắt chéo: Tư thế này thường gây ra cảm giác không nghiêm túc, không
vững.
- Hai tay hoặc một tay chống hông: Tư thế này thường chứa hàm ý phớt lờ, ngạo
mạn, vô lễ.
- Đứng dựa cửa, dựa tường: Gây cảm giác ủ rủ, chán nản.


Nhìn chung, tư thế của con người bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản sau: Tuổi
tác, giới tính, khí chất, tính cách, trình độ nhận thức, trạng thái tâm lý, tình cảm
cần thể hiện… Giống như nhãn giao, hiện diện, việc sử dụng tư thế cũng mang
tính đặc thù văn hóa, được thể hiện chủ yếu trong liều lượng và cách thức biểu
hiện trong các tình huống khác nhau. Ví dụ: Các tư thế ngồi trong lớp học “quá tự
do, thoái mái” của giáo viên, học sinh, sinh viên Mỹ khó được chấp nhận trong

văn hóa nhà trường ở Việt Nam. Vì thế, việc sử dụng các tư thế khác nhau cần lưu
ý về việc mình sử dụng ở cộng đồng văn hóa nào mà có cách điều chỉnh phù hợp
nhất.
2.2 Ngôn ngữ vật thể:
Ngôn ngữ vật thể hay còn gọi là hình thức bên ngoài, Dwyer khẳng định định
rằng “…những vật thể được sử dụng để truyền tải các thông điệp phi ngôn từ về
từ niệm, hình ảnh, trạng thái tình cảm, hay phong cách. Ví dụ: nước hoa, quần
áo, son môi, kính mắt và kiểu tóc để lộ phong cách của người sử dụng.” Khi
nghiên cứu về ngôn ngữ vật thể, các nhà nghiên cứu đều cho rằng ngoài ngôn ngữ
cơ thể thì ngôn ngữ vật thể cũng ảnh hưởng lớn đến phản ứng của người khác đối
với người đó, nhất là trong lần gặp mặt đầu tiên. Theo đó, nếu hình thức bên
ngoài làm cho ta cảm thấy hài lòng, cũng tạo cho chính bản thân ta cảm giác thoải
mái, tự tin hơn khi giao tiếp với người khác.
Các thành tố ngôn ngữ vật thể được cấu tạo từ các thành tố sau: quần áo, trang
sức/phụ kiện, trang điểm, nước hoa, quà tặng, hoa…
2.2.1 Quần áo
Có thể nói rằng quần áo là dấu hiệu nhận biết và là một kênh giao tiếp hữu
hiệu nhất. Quần áo thể hiện nhận thức, tính cách, khí chất, khiếu thẩm mĩ, trạng
thái tâm lý, địa điểm cần đến, tuổi tác, nghê nghiệp, giới tính… của một con
người. Trong cuộc sống giao tiếp ngày nay, quần áo được coi là làn da thứ hai
của mỗi người, vì vậy việc mặc quần áo như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh
là hết sức quan trọng. Trang tử, một triết gia vĩ đại thời cổ đại của Trung Quốc có
câu “các mỹ kì mỹ” (mỗi cái đẹp đều có cái đẹp riêng). Câu này chỉ ra rằng mỗi
người đều theo đuổi cái đẹp riêng mình nhưng phải phù hợp với tiêu chuẩn giá trị
thẩm mĩ thông thường của cái đẹp.


Trong việc lựa chọn quần áo như thế nào cho phù hợp người ta thường dựa theo
nguyên tắc TPP. Trong đó T, P, P lần lượt là ba chữ viết tắt chữ cái đầu của ba chữ
tiếng Anh là T thời gian (Time), P địa điểm (Place), P mục đích (Purpose). Do đó,

cần tùy vào tình huống cụ thể nhất mà lưu ý lựa chọn kiểu quần áo cho phù hợp.
2.2.2 Trang sức/ phụ kiện
Trang sức/ phụ kiện khi phối hợp với quần áo sẽ tạo ra cho đối tác giao tiếp
những ấn tượng nhất định về người sử dụng chúng như: gu thẩm mĩ (có hay
không); tính cách (cầu kỳ hay giản dị, tinh tế hay thô thiển);… Đồ trang sức/ phụ
kiện bao gồm những vật đi kèm với quần áo để tạo ra phong cách phục sức của
mỗi người như: nhẫn, hoa tai, vòng, dây chuyển, đồng hồ, thắt lung, mắt kinh…
Thực tiễn cho thấy rằng, với kinh nghiệm tinh tế và nhạy cảm cao, nhiều người đã
sử dụng chúng một cách hiệu quả, để lại cho đối tác giao tiếp một ấn tượng đẹp,
khó quên. Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng không đúng chổ, không phù hợp, có thể
gây ra những hậu quả tiêu cực, gây phản cảm cho đối tác giao tiếp.
Khi lựa chọn trang sức/ phụ kiện đi kèm cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Nên lựa chọn theo quy tắc ít là đẹp: Trên người không nên có quá 3 đồ trang
sức. Ngoài khuyên tai, tốt nhất nên đeo thêm không quá một đồ trang sức nữa trên
người phối hợp thành một bộ.
- Khi đeo đồ trang sức nên sử dụng những bộ đồ đồng chất.
- Đồ trang sức đeo trên người cũng phải phù hợp với hoàn cảnh thời tiết bên
ngoài. Những đồ trang sức có màu vàng hay màu sẫm thì thích hợp đeo vào mùa
lạnh. Những đồ trang sức màu bạc hay màu sắc rực rỡ thì thích hợp đeo khi thời
tiết ấm hơn.
2.2.3 Nước hoa
Cũng như đồ trang sức, việc sử dụng nước hoa nhằm tạo ra các thông điệp, ấn
tượng với đối tác giao tiếp. Mùi nước hoa cũng nói lên rất nhiều về bản thân
người sử dụng chúng như: tính cách, trình độ hiểu biết, gu thẩm mĩ, giới tính, tuổi
tác, nghề nghiệp… Tùy vào việc tạo ấn tượng về hình ảnh và chgo những đối
tượng khác nhau mà người giao tiếp cần sử dụng các hương nước hoa khác nhau.


2.2.4 Quà tặng
Trong chính bản thân quàn tặng là một hành vi tích cực, và vì thế dễ tạo ra

thông điêp tích cực cho người nhận. Quà tặng thực hiện chức năng khôi phục, duy
trì phát triển… các quan hệ liên nhân cách, nhằm bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, sự
tôn trọng, lòng biết ơn… của người tặng quà với người được tặng. Quà tặng
thường chia làm bốn loại:
- Quà biểu cảm là loại quà mà ta thành tâm tặng một người nhằm biểu lộ tình cảm
của mình với người đó.
- Quà nhân dịp là loại quà mà ta tặng ai đó nhân dịp gì đó.
- Quà chiến lượt là loại quà được ta tặng cho một người nào đó với mục đích tạo
ra ấn tượng tích cực, một hình ảnh tốt đẹp về bản thân ta hoặc hy vọng sẽ được
cái gì đó mang tính đáp lễ.
- Quà tặng hàm ẩn là loại quà tặng với mục đích duy nhất là ràng buộc người
được trao tặng vào một nghĩa vụ nào đó.
Quà tặng có nhiều chức năng tốt đẹp như đã trình bày ở trên tuy nhiên cách thức
tặng quà là một vấn đề hết sức tế nhị trong giao tiếp. Nên người tặng cần lưu ý về
cách thức tặng quà và lựa chọn món quà phù hợp trong từng hoàn cảnh, từng văn
hóa và mục đích giao tiếp cụ thể.
2.3 Ngôn ngữ môi trường
Môi trường có thể ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp. Do đó, một môi trường
không phù hợp có thể tạo ra “tiếng ồn” gây nên các cản trở giao tiếp và can thiệp
vào quá trình giao tiếp. Việc sắp xếp cẩn thận nơi giao tiếp có thể thõa mãn được
nhu cầu về sự an toàn, sự riêng tư… giúp cho việc giao tiếp hiệu quả hơn và tinh
thần trở nên tốt hơn. Các yếu tố môi trường như ánh sang, màu sắc, nhiệt độ, bàn
ghế, cây cảnh, âm thanh, tác phẩm nghệ thuật, tạp chí…. Đều tạo ảnh hưởng đến
cảm giác con người trong giao tiếp.
Ngôn ngữ môi trường được tạo thành từ các thành tố sau: địa điểm, thời gian,
không gian, ánh sang…
2.3.1 Địa điểm
Trong giao tiếp, địa điểm sẽ gợi cho đối tác về đề tài, cách thức, phong cách
giao tiếp… Vì thế, nếu địa điểm không phù hợp cho sự kiện, mục đích giao tiếp,



sẽ gây phản cảm cho đối tác giao tiếp. Vị trí chổ ngồi cũng ảnh hưởng đến hiệu
quả giao tiếp. Thông thường có 4 cách sắp xếp vị trí chổ ngồi:
- Hai đối tác ngồi hai cạnh bàn cách góc bàn: Thường sử dụng với mục đích trò
chuyện vui vẻ, thân mật.
- Hai đối tác ngồi cạnh nhau trên một cạnh của cái bàn: Vị trí này phù hợp với các
trường hợp trong đó đối tác là những người đồng tâm, đồng hướng và có quan hệ
tích cực.
- Hai đối tác ngồi đối diện nhau qua một cái bàn: Tư thế này tạo ra không khí
thẳng thắn, cạnh tranh hoặc tự vệ.
- Hai đối tác ngồi ở góc xa của cạnh đối diện cái bàn: Dùng trong giao tiếp với
mục đích xã giao bình thường. Khi bất đồng quan điểm sẽ chuyển sang ngồi đối
diện.
2.3.2 Thời gian
Có hai cách hiểu về thời gian: Thứ nhất là thời gian giao tiếp xảy ra (thời gian
giao tiếp); thứ hai là việc sử dụng thời gian trong những tình huống giao tiếp nhất
định (sử dụng thời gian). Thời gian giao tiếp và việc sử dụng thời gian có ảnh
hưởng nhất định đến hiệu quả giao tiếp. Tuy nhiên chúng lại bị phụ thuộc vào các
yếu tố khác như: đề tài giao tiếp, trạng thái tâm lý, thái độ, tình cảm, biểu hiện của
chủ thể giao và đối thể giao tiếp.
2.3.3 Sử dụng không gian
Trong giao tiếp ở mọi nền văn hóa, thông qua việc sử dụng không gian, chủ thể
của hoạt động giao tiếp muốn diễn tả mức độ thân thiện cũng như sự tin cậy của
mình đối với đối thể giao tiếp. Khoảng cách không gian cũng có thể được sử dụng
để làm tăng hiệu quả của hành động ngôn từ. Theo Allan Pease, phạm vi của
không gian giao tiếp được chia như sau:
- Không gian mật thiết: 15cm đến 45cm. Chỉ những người rất gần gữi mới sử
dụng không nhau này giao tiếp với nhau.
- Không gian riêng tư: 45cm đến 1,2m. Đây là khoảng cách lý tưởng cần được tôn
trọng trong đời sống xã hội.



- Không gian xã hội: 1,2m đến 3,5m. Đó là khoảng cách tách hai người mới biết
nhau hoặc hoàn toàn chưa biết nhau.
- Không gian công cộng: ngoài 3,5m. Đây là khoảng cách thoải mái của một
người đang nói chuyện với một nhóm người hay đang diễn thuyết, thuyết trình.
IV. KẾT LUẬN
Giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ trở thành điểm mạnh với ấn tượng đầu tiên trong
những trường hợp thông thường giống như thu hút đối tượng hay trong phỏng vấn
việc làm: thời gian tạo ra ấn tượng trung bình là trong 4 giây đầu tiên khi tiếp xúc.
Lần đầu tiếp xúc hoặc tương tác với một người khác ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến
nhận thức của một người… Giao tiếp phi ngôn từ lâu đã trở thành một trong
những kỹ năng giao tiếp quan trọng giúp đạt đến sự thành công trong giao tiếp mà
không phải ai cũng nhận ra và ý thức được điều đó. Vì thế, ngay từ bây giờ để
không bị “lạc hậu” trong giao tiếp, mỗi người chúng ta đều cần phải học và nâng
cao các kỹ năng giao tiếp nhất là kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý giao tiếp – PGS.TS Lê Thị Hoa. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Chuẩn mực giao tiếp thời hội nhập – Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý.
NXB Lao động & Xã hội.
3. Tâm lý học giao tiếp – TS. Nguyễn Văn Đồng. NXB Chính trị - Hành chính.
4. Giao tiếp phi ngôn từ - Nguyễn Quang. Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội.
5. Bài tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
6. Ekman, Paul – Giải mã những biểu hiện cảm xúc trên khuồn mặt. Từ điển bách
khoa, Hà Nội 2013
/>7. Bách khoa toàn thư về giao tiếp phi ngôn ngữ
/>%E1%BB%AF

8. Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
/>9. Bài tiểu luận Phi ngôn ngữ trong giao tiếp – Trường đại học Kinh tế, khoa
Quản trị kinh doanh.
/>

×