Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường đại học dân lập Lạc Hồng
Tiểu luận cá nhân môn: Quản trị chất lượng
Đề tài:
Liệt kê, phân loại các loại chi phí liên quan đến chất lượng
Giáo dục tại trường THPT TT Nguyễn Khuyến
GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Học viên: Cao Anh Cường
Lớp: Cao học QTKD K2
1
Học viên: Cao Anh Cường
1
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Phần 1: Giới thiệu về trường THPT TT Nguyễn Khuyến
1/ Quyết định thành lập trường
Quyết định số 01/GD/TC/QĐ ngày 25 tháng 5 năm 1992 của Giám Đốc Sở Giáo
Dục & Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho thành lập Trường Phổ Thông Cấp 2 Dân
Lập Nguyễn Khuyến.
Quyết định số 1051/QĐ-UB-NCVX ngày 08 tháng 3 năm 1996 của Ủy Ban Nhân
Dân TP Hồ Chí Minh bổ sung thêm chức năng dạy cấp 3 và đổi tên là Trường Phổ Thông
cấp 2-3 Dân lập Nguyễn Khuyến.
Quyết định số 1862/QĐ-UB ngày 06 tháng 5 năm 2002 của Ủy Ban Nhân Dân TP
Hồ Chí Minh đổi tên thành Trường Trung Học Phổ Thông Dân Lập Nguyễn Khuyến.
Quyết định số 2354/QĐ – UBND ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Chủ Tịch UBND Thành
Phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Trường Trung Học Phổ Thông Tư Thục Nguyễn Khuyến
2/ Cơ cấu tổ chức
Sở Giáo Dục & Đào Tạo TP Hồ Chí Minh đã có các quyết định sau :
Quyết định số 084/QĐ – GDĐT – TC ngày 26/7/2007 công nhận Hội Đồng Quản Trị của
trường nhiệm kỳ 2007 – 2012 gồm có 7 người. Chủ tịch HĐQT là ông Đỗ Bảo Giao, tốt
ngiệp Đại Học.
Các quyết định số 851, 852 và 853/QĐ – GDĐT ngày 02/8/2007 công nhận Ban
Giám Hiệu của trường gồm 3 người. Hiệu trưởng là Tiến Sĩ Lê Trọng Tín, nguyên
Trưởng Khoa Hóa Đại Học Sư Phạm TP HCM. Các Hiệu Phó là Bà Trần Thị Yến, tốt
nghiệp Đại Học, nguyên Giáo viên Trường ĐHSP TP HCM, và Cô Nguyễn Yên Chi, tốt
nghiệp Đại Học, giáo viên Trường THPT TT Nguyễn Khuyến.
BAN SÁNG LẬP: Gồm hai nhà giáo có tâm huyết :
2
Học viên: Cao Anh Cường
2
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Giáo Sư – Nhà Giáo Nhân Dân Lê Trí Viễn, sinh năm 1919, thầy cũng đồng thời là Hiệu
Trưởng đầu tiên của trường, và giữ nhiệm vụ hiệu trưởng trong thời gian từ 1992 đến
2007. Hiện nay Thầy vẫn làm cố vấn về phương pháp giảng dạy của trường.
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Phấn (1924 – 2008), thầy cũng đồng thời là người điều hành chủ
chốt mọi công việc của trường trong suốt thời gian từ ngày thành lập 1992 đến lúc thầy
mất vì già yếu (2008).
Ban lãnh đạo nhà trường hiện nay gồm: Hội đồng quản trị có 7 người, ông Đỗ Bảo Giao
(Chủ tịch); Ban giám hiệu 5 người, TS Lê Trọng Tín (Hiệu Trưởng), 4 Hiệu Phó là cô
Trần Thị Yến, cô Nguyễn Yên Chi, cô Lê Phi Thúy và thầy Hoàng Thái Dương
3/ Mô hình và chính sách đào tạo
Phương thức học tập:
Mỗi ngày học sinh học 2 buổi (không phải học thêm ở ngoài). Trường có bán trú – nội trú
– có xe đưa rước.
Ngoài những tiết học theo qui định của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, trường dạy thêm tin
học và đàm thoại tiếng Anh, tăng thêm tiết dạy về các môn Toán, Lý, Hóa, Văn. Tiếng
Anh (chú trọng bài tập, thực hành với giáo viên người bản địa). Có lớp dành riêng cho
học sinh khá, giỏi – để dạy nâng cao và lớp dành riêng cho học sinh trung bình để xây
dựng căn bản, nâng lên khá.
Vào lớp 6,7 : học sinh được học 9 tiết tiếng Anh mỗi tuần (chủ trương dạy cho học sinh
giỏi) và quen nói tiếng Anh ngay từ những năm đầu học tiếng Anh.
Vào lớp 10,11,12 : học sinh được chuẩn bị thi đại học ngay từ lớp 10. Riêng lớp 12 có từ
8 đến 12 tiết luyện thi đại học mỗi tuần.
Các sinh hoạt khác : Thường xuyên tổ chức thi đấu thể thao, thi văn nghệ, Thi hùng biện,
tham quan cắm trại, tổ chức sân chơi với nội dung phong phú thích hợp với tuổi trẻ.
Tổ chức giảng dạy:
3
Học viên: Cao Anh Cường
3
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Trường tổ chức bộ máy giảng dạy theo hình thức sau :
Tổng quản nhiệm : Tại mỗi cơ sở có một giáo viên giàu kinh nghiệm làm Tổng Quản
Nhiệm lãnh đạo, phụ trách tất cả mọi việc học tập trong cơ sở do mình phụ trách.
Quản nhiệm bán trú và quản nhiệm nội trú : Mỗi lớp (khoảng 40 – 45 học sinh) có một
giáo viên quản nhiệm chuyên trách chăm lo cho từng học sinh về mọi mặt trong suốt thời
gian các em ở trường và kể cả lúc các em ở nhà, chú trọng xây dựng nền nếp học tập, đạo
đức, chuyên cần, chăm chú nghe giảng, ghi chép, học bài, soạn bài, trật tự, lễ độ…
Tại các khu nội trú cũng có các giáo viên quản nhiệm nội trú chăm sóc các học sinh suốt
các giờ học sinh không lên lớp
* Ban giảng dạy gồm nhiều giáo viên giỏi (giảng viên Đại học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, giáo viên
tốt nghiệp Đại học Sư phạm …) có uy tín đối với học sinh từ nhiều năm nay, hết lòng
chăm sóc các em, có phương pháp dạy tốt, bảo đảm sự tiến bộ của hầu hết học sinh trong
lớp.
* Ban quản nhiệm gồm nhiều giáo viên kinh nghiệm, tận tâm:
Mỗi lớp (khoảng 45 học sinh) có một giáo viên quản nhiệm chuyên trách chăm lo cho
từng học sinh về mọi mặt. Rèn luyện cho các em có thói quen biết tự học trước mắt và cả
đời.
* Phương pháp học tập:
Mỗi ngày học 2 buổi (không phải học thêm ở ngoài). Có bán trú và nội trú.
Ngoài những tiết học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tăng thêm tiết Toán,
Lý, Hóa, Văn, tiếng Anh (đàm thoại tiếng Anh với giáo viên bản ngữ). Có lớp dành riêng
cho học sinh khá, giỏi – để dạy nâng cao.
* Các sinh hoạt khác:
Thường xuyên tổ chức thi đấu thể thao, thi văn nghệ, thi hùng biện, tham quan cắm trại,
tổ chức sân chơi với nội dung phong phú thích hợp với tuổi trẻ.
4/ Quá trình hình thành và phát triển
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến được thành lập ngày 25 tháng 5 năm 1992, đến
nay đã 5 lần đổi tên và bổ sung chức năng như sau :
4
Học viên: Cao Anh Cường
4
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Ngày 25 tháng 5 năm 1992 : Trường PT Cấp 2 Dân Lập Nguyễn Khuyến.
Ngày 08 tháng 3 năm 1996 : Trường PT cấp 2-3 Dân Lập Nguyễn Khuyến.
Ngày 06 tháng 5 năm 2002: Trường THPT Dân Lập Nguyễn Khuyến.
Ngày 29 tháng 5 năm 2007: Trường THPT Tư Thục Nguyễn Khuyến.
Năm 2010: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến
Trường lấy ngày 25 tháng 5 làm ngày kỷ niệm thành lập Trường.
5/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trụ sở đầu tiên của Trường THPT TT Nguyễn Khuyến là cơ sở thuê mướn của
Trường THPT BÁN CÔNG Ten Lơ Man, tại địa chỉ số 08 Trần Hưng Đạo, Quận 1 từ
1992–1995.
Từ 1995 trường chuyển về 132 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình.
Từ năm 1998 đến nay Trường phát triển và mở rộng cơ sở vật chất liên tục và đến nay đã
có 5 cơ sở là :
Cơ sở 1: Tại số 132 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, khuôn viên 3.500mv. yên tĩnh,
thuận tiện cho việc học, quản lý học sinh, có 24 phòng học, và các phòng thí nghiệm,
phòng nghe nhìn, thư viện, nhà ăn 660 mv, và khu nội trú 530 học sinh.
Cơ Sở 2: Tại số 106/14D Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, được thành lập
theo quyết định số 05/GD-ĐT/TC-QĐ ngày 18/5/1998 của Sở Giáo Dục & Đào Tạo TP
Hồ Chí Minh, khuôn viên 5.007 mv, có 26 phòng học, và các phòng thí nghiệm, phòng vi
tính, phòng multimedia, nhà ăn 408 mv, và khu nội trú 400 học sinh.
Cơ Sở 3A: Tại số T15 Mai Lão Bạng, phường 13, Quận Tân Bình, được thành lập theo
quyết định số 342/GDĐT – TC ngày 16/7/2002 của Sở Giáo Dục & Đào Tạo TP Hồ Chí
Minh, khuôn viên 14.550 mv, có 39 phòng học và các phòng thí nghiệm, phòng vi tính,
phòng multimedia, phòng nghe nhìn, phòng dinh dưỡng, nhà ăn 720 mv, và khu nội trú
1.520 học sinh.
5
Học viên: Cao Anh Cường
5
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Cơ sở 3B: Năm 2007, do được xây dựng thêm một khu đất nằm sát phía sau cơ sở 3, rộng
hơn 4000m
2
năm 2007, nên Cơ sở 3 được tách thành 2 cơ sở 3A và 3B nằm sát cạnh
nhau, có 20 phòng học và các phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng nghe nhìn, thư
viện, nhà ăn 400 mv, và khu nội trú 600 học sinh
Cơ Sở 4: 327 QL 13, Khu phố 5, quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức,
được thành lập theo quyết định số 1563/GDĐT – TC ngày 13/7/2007 của Sở Giáo Dục &
Đào Tạo TP Hồ Chí Minh, khuôn viên 8.000 mv, có 23 phòng học và các phòng thí
nghiệm, phòng vi tính, phòng nghe nhìn, phòng vẽ, khu TDTT, hồ bơi 136 mv, nhà ăn
532 mv, và khu nội trú 780 học sinh.
Các cơ sở của trường được đánh số theo mẫu tự : Cơ sở 1 là chữ A, cơ sở 2 là chữ B, cơ
sở 3A là chữ C, cơ sở 4 là chữ D và cơ sở 3B là chữ E. Thí dụ lớp 10A3 là lớp 10 thứ 3 ở
cơ sở 1, lớp 11E5 là lớp 11 thứ năm ở cơ sở 3B v.v.
6/ Các thành quả đạt được
Kết quả thi đại học qua các năm
Năm
học
Thi tốt nghiệp THPT
Thi vào Đại
học
Số
HS
dự thi
Số HS
thi đậu
Tỉ lệ
đậu
HS
đậu loại
giỏi
Tỉ lệ
đậu
loại
giỏi
Xếp
hạng
các
trường
Tỉ lệ đậu vào
ĐH
2005-
2006 847 847 100% 193
22,8
% 5/108 65,9%
2006-
2007 959 959 100% 272
28,4
% 5/109 81,8%
2007-
2008
123
4 1234 100% 441
35,7
% 4/124 82,0%
2008-
2009
149
4 1494 100% 274
18,3
4% 4/139 86,3%
6
Học viên: Cao Anh Cường
6
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
2009-
2010
179
0 1790 100% 165
9,22
% 5/139 91,7%
Số học sinh theo học qua các năm
Năm học Số lớp
Số học
sinh Năm học Số lớp
Số học
sinh
1996-1997 14 lớp 645 hs 2004-2005 77 lớp 3260 hs
1997-1998 27 lớp 1137 hs 2005-2006 81 lớp 3512 hs
1998-1999 34 lớp 1468 hs 2006-2007 85 lớp 3900 hs
1999-2000 45 lớp 1690 hs 2007-2008 123 lớp 5500 hs
2000-2001 52 lớp 1901 hs 2008-2009 129 lớp 6200 hs
2001-2002 57 lớp 2323 hs 2009-2010 137 lớp 6480 hs
2002-2003 65 lớp 2711 hs 2010-2011 129 lớp 6264 hs
2003-2004 75 lớp
Năm học 2010 – 2011 trong kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trường đạt
được những thành tích đáng nể.Với hơn 3000 học sinh dự thi, tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100% (
có 1 trong 2 thủ khoa của thành phố). Đăc biệt trong kì thi đại học trường đạt được thành
tích với tỷ lệ đậu đại học 87.5% nguyện vọng một, trong đó có 18 thủ khoa, 20 á khoa
của các trường đại hoc.
Theo bảng xếp hạng của nghành giáo dục, trường Nguyễn Khuyến đứng hạng thứ 5 tại
11-Sep-1111/09/201124/05/2014thành phố Hồ Chí Minh và đứng thứ 28 của cả nước.
Trong đó hệ thống trường ngoài công lập thì Nguyễn Khuyến đứng đầu.
Phần 2: Liệt kê, phân loại chi phí hoạt động liên quan đến hoạt
động của trường
I/ Chi phí phòng ngừa
1) Chi phí xây dựng trường
7
Học viên: Cao Anh Cường
7
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Đây là chi phi đầu tiên và chiếm phần lớn chi phí khi trường mới thành lập. Hiện nay
trường có 4 cơ sở và tiếp tục xây dựng thêm cơ sở thứ 5. Trong quá trình hoạt động
trường có xây dựng thêm một số phòng ban để đáp ứng nhu cầu học tập. Trong tương lai
trường sẻ mở rộng hoạt động, vì vậy chi phí này vẫn còn rất lớn.
2) Chi phí mua trang thiết bị giảng dạy
Để phục vụ việc dạy học được tốt hơn. Nến thiếu những trang thiết bị nay thì việc giảng
dạy sẻ rất khó khăn. Trong quá trình giảng dạy trường không ngừng trang bị thêm để việc
học được tốt hơn.
3) Tiền thưởng cho giáo viên, nhân viên
Thưởng cuối năm,các ngày lễ cho các nhân viên đạt thành tích tốt. Đây là hoạt động
thường xuyên nhằm khuyến khích, hỗ trợ để khuyến khích đội ngũ nhân viên, giáo viên
làm việc tốt hơn trong công việc.
4) Chi phí cho nhân viên đi đào tạo
Đây là hoạt động hàng năm nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc. Trong quá trinh
giảng dạy có những phương pháp nghiệp vụ mới thì nhà trường cử người đi đào tạo.
5) Chi phí ăn uống cho giáo viên
Ăn uống cho giáo viên buổi trưa và tối. Đặc thù của trường là trường nội trú nên giáo
viên ăn ngũ ở trường để thuận lợi cho công việc.
6) Chi phí y tế
Y tế học đường. Để phục vụ cho việc khám, theo dõi học sinh bị ốm. Từng năm học
trường trang bị,mua sắm thuốc và các dụng cụ y tế để phục vụ học sinh. Ngoài ra còn chi
phí phòng ngừa dịch bệnh. Các hoạt động động phòng chống dịch bệnh.
7) Chi phí vệ sinh
Bộ phận vệ sinh thường xuyên để trường được khang trang hơn. Ngoài ra, còn chi phí thu
gom rác, xử lý rác. Các trang thiết bị phục vụ cho học sinh, giáo viên.
8) Chi phí phụ cấp cho nhân viên
Phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ngoài giờ. Ngoài lương chính còn có các khoản dạy phụ đạo
thêm cho học sinh yếu, phụ cấp tiền trách nhiệm.
9) Chi phí mướn mặt bằng
Hiện tại trường có 2 cở sở là 2 và 3 đang hoạt động trên đất thuê nên phải trả tiền thuê
hàng năm.
8
Học viên: Cao Anh Cường
8
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
10) Chi phí đặt báo hàng ngày
Nhà trường đặt báo hàng ngày nhằm phục vụ cho nhân viên có điều kiện tìm hiểu thông
tin.
11) Chi phí giặt quần áo
Vì học sinh ở nội trú nên quần áo được giặt trong trường. Hiện tại trường có bộ phận nhà
giặt riêng với 10 nhân viên để phục vụ cho việc này.
12) Chi phí tiếp khách
Tiếp các khách đến tham quan trường để tìm hiểu về cách quản lý đào tạo. Tiếp các đoàn
thanh tra giáo dục, y tế, vệ sinh.
13) Chi phí mua xe để phục vụ cho hôi đồng quản trị
Xe phục vụ đi lại cho giữa các cơ sở, cho đi công tác, họp hành của hội đồng quản trị nhà
trường.
14) Chi phí sắm dụng cụ thể thao cho học sinh
Các dụng cụ tập thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu long, các thiết bị thể dục dụng
cụ…Ngoài ra còn chi phí xây dựng sân tập, hồ bơi.
15) Chi phí cung cấp nước uống cho toàn trường
Hệ thống cung cấp nước uống cho học sinh được nhà trường đầu tư hiện đại nhằm đảm
bảo nhu cầu nước sạch cho học sinh. Hệ thống được áp dụng công nghệ lọc hiện đại với
bình nóng lạnh đảm bảo nhu cầu học sinh và công nhân viên.
16) Chi phí tổ chức các ngày lễ
Các ngày lễ trong năm: lễ 20/11; các ngày tết, 26/3, … Nhà trường tổ chức các buổi văn
nghệ, các hoạt động thể dục thể thao, cắm trại…để thể hiện truyền thống và phong trào
trong học sinh.
17) Chi phí cho giáo viên nữ khi sinh
Đây là chính sách chung khi làm việc ở bất kì cơ quan, tổ chức nào. Nhà trường luôn tạo
điều kiện cho các nhân viên nữ để thuận lợi trong công việc.
18) Chi phí khám bệnh đầu năm cho giáo viên, học sinh
Đây là hoạt động đầu nằm nhằm khắm bệnh tổng quát để làm bảo hiểm xã hội và bảo
hiểm y tế cho học sinh, nhân viên của trường
19) Chi phí xây dựng thêm cơ sở mới
9
Học viên: Cao Anh Cường
9
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Hiện tại trường đang xây dựng thêm một cơ sở tai quận 9. Trong 2 năm tới sẻ đưa vào
hoạt động. Trường đang tập trung vốn để làm công trình này.
20) Chi phí chiêu đãi nhân viên cuối năm
Cuối năm các phòng ban của trường được nhà trường tài trợ một số tiền để ăn liên hoan.
21) Chi phí quảng cáo, tuyển sinh
Đây là hoạt động đầu năm của trường nhằm giới thiệu về kế hoạch tuyển sinh cũng như
hoạt động của trường để thu hút học sinh theo học.
22) Chi phí quản lý trang wed trường
Hiện tại trường duy trì một trang thông tin của trường để đăng tải các hoạt động cũng như
các thông tin về trường. Trang wed của trường: www.nguyenkhuyen.edu.vn
23) Chi phí thăm nom cho nhân viên khi ốm đau, cưới hỏi
Nhằm giúp đỡ cũng như hổ trợ nhân viên nhà trường để khuyến khích nhân viên gắn bó
với công việc hơn.
24) Chi phí cho học sinh, giáo viên đi dã ngoại
Năm học nào nhà trường củng tổ chức một chuyến tham quan cho học sinh cũng như
nhân viên trong 3 ngày để học sinh, nhân viên giải trí trong thời gian học hành, làm việc
căng thẳng.
25) Chi phí phụ cấp cho nhân viên
Phụ cấp cho giáo viên dạy thêm ngoài giờ, phụ câp trách nhiểm, phụ cấp đưa học sinh đi
khám bệnh, phụ cấp tăng giờ học trên lớp.
26) Mua sắm sách thư viện
Thư viện trường được trang bị một lượng lớn sách nhằm phục vụ học sinh, nhân viên nhà
trường đọc để tăng kiến thức. Hiện tại trường thường xuyên bổ sung nhiều sách, tài liệu
mới nhằm phục vụ cho việc học.
II/Chi phí kiểm tra
1. Chi phí hoạt động đoàn
Các khoản chi phí cho hoạt động đoàn trong năm. Sinh hoạt đoàn được nhà trường quan
tâm. Trong năm học với nhiều hoạt động nhằm nâng cao hoạt động đoàn trong học sinh.
2. Chi phí cho thanh tra giáo dục
10
Học viên: Cao Anh Cường
10
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Thanh tra giáo dục thường xuyên về để kiểm tra hoạt động của trường về phương pháp
giảng dạy, cách quản lý, điều kiện vệ sinh, ăn ở vì vây, nhà trường cũng hổ trợ chi phí
cho các hoạt động này.
3. Chi phí bảo vệ
Hiện tại mỗi cơ sở đều có đội bảo vệ hoạt động 24/24 nhằm đảm bảo an ninh cho hoạt
động của trường. Hàng năm trường đều tổ chức các lớp nghiệp vụ để nâng cao trình độ.
4. Chi phí mua sắm các thiết bị an toàn
Thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống trộm, Trang thiết bị hàng rào bao quanh
trường.
5. Chi phí dịch vụ y tế
Mua sắm các loại thuốc thường xuyên để khám chữa bệnh cho học sinh. Trang bị phòng
và giường bệnh cho học sinh ốm. Hàng tuần có đội vệ sinh xịt thuốc diệt khuẩn xung
quanh trường. Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ y tế.
6. Chi phí xịt thuốc diệt khuẩn trường hàng tuần
Vì học sinh ở nội trú rất nhiều nên công tác vệ sinh rất quan trọng nhằm đảm bảo phòng
chống dịch bệnh cho học sinh. Hàng tuần và hàng tháng cho các đội xịt thuốc diệt khuẩn
trong toàn bộ trường.
7. Chi phí tuyên truyền phòng chống ma tuy,bạo lực học đường
Các hoạt động tuyên truyền thường xuyên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức trong
học sinh về bạo lực, cũng như các tệ nạn xã hội. Các lớp rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh. Nhà trường có mời chuyên gia tâm lý cũng như các cán bộ đoàn để học các kỹ năng
sống.
8. Chi phí cho giáo viên coi thi
Hàng tuần, hàng tháng, giữa kỳ và cuối học kỳ trường tổ chức các buổi kiểm tra và thi để
đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các khoản chi phí này được tính vào phụ cấp cho
cán bộ coi thi.
9. Chi phí cho việc đánh giá kết quả làm việc
Hàng tháng trường cử một ban kiểm tra tổng quát các hoạt động của trường. Có những
đánh giá kết quả làm việc từng bộ phận, phòng ban. Kết quả này được gữi lên hội đồng
quản trị đánh giá.
III/ Chi phí sai hỏng
11
Học viên: Cao Anh Cường
11
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
1/Chi phí sữa chữa trang thiết bị hỏng
Nhà trường thành lập luôc một bộ phận chuyên lắp đặt, sữa chữa các thiết bị hư hỏng cho
trường. Các trang thiết bị trong nhà trường rất nhiều, để đảm bảo cho trường hoạt động
tốt thì bộ phận này rất quan trọng. Ngoài ra còn chi phí mua sắp một số trang thiết bị mới
để đáp ứng nhu câu hoạt động.
2/ Chi phí mua mới đồ dùng dạy học khi hỏng
Thiết bị dạy học rất quan trọng và không thể thiếu trong công tác giảng dạy. trong quá
trình sử dụng không tránh những sai hỏng mất mát. Nên chi phí sắm mới các thiết bị này
thường xuyên được đảm bảo để việc dạy học được tốt nhất.
3/ Chi phí đào tạo nhân viên
Hàng năm trường có tổ chức các lớp tập huấn cho các bộ phận nhân viên của trường: Tập
huấn về tâm lý học trò, về các phương pháp giảng dạy mới, về cách quản lý học sinh,
cách ứng xử các tình huống trong học đường, cách quản lý hồ bơi và trang thiết bị thể
dục cho học sinh.
4/ Chi phí học sinh nghỉ học giữa chừng
Đây là chi không biết chắc trước được. Trong quá trình một số học sinh nghỉ học giữa
chừng: Bị cấm học vì vi phạm nội quy của trường hoặc học sinh muốn chuyển trường
học. Việc học sinh nghi học giữa chứng làm cho trường mất đi một thu nhập. Vì vậy,
trường có chính sách giảm học sinh nghi học để đảm bảo kế hoạch hoạt động của trường.
5/ Chi phí tuyển nhân viên
Hàng năm trường thường xuyên tuyên thêm nhân viên mới. Hiện tại trường đang mở
rọng hoạt động nên việc này rất cần thiết. Chi phí thông báo qua báo đài,Chi phí phỏng
vấn, dạy thử.
6/ Chi phí phụ đạo thêm cho học sinh yếu
Trường tổ chức các lớp phụ đạo thêm nhằm cũng cố kiến thúc cho các em còn yếu.
12
Học viên: Cao Anh Cường
12
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
Phần 3: Phân loại chi phí
Chi phí phù hợp Chi phí không phù hợp
1/ Chi phí mua trang thiết bị dạy học
2/ Chi phí xây dựng trường
3/ Tiền thưởng cho giáo viên, nhân viên
4/ Chi phí ăn uống cho giáo viên
5/Chi phí y tế
6/ Chi phí vệ sinh
7/ Chi phí điện
8/ Chi phí thuế
9/Chi phí đặt báo hàng ngày
10/ Chi phí giặt quần áo
11/ Chi phí tổ chức các ngày lễ
12/ Chi phí cung cấp nước uống cho toàn
trường
13/ Chi phí sắm dụng cụ thể thao cho
học sinh
14/ Chi phí tuyển nhân viên
15/ Chi phí đào tạo nhân viên
16/ Chi phí cho việc đánh giá kết quả
làm việc
17/ Chi phí cho giáo viên coi thi
18/ Chi phí tuyên truyền phòng chống
ma tuy, bạo lực học đường
19/ Chi phí cho xịt thuốc diệt khuẩn các
1/ Chi phí phụ đạo thêm cho học sinh
2/ Chi phí học sinh nghỉ học giữa chừng
3/ Chi phí mua thiết bị giảng dạy khi hỏng,
mất
4/ Chi phí sửa chữa, thay thế các trang thiết
bị trong trường
5/ Chi phí mướn mặt bằng
6/ Chi phí cho giáo viên, nhân viên đi đào
tạo nâng cao nghề nghiệp.
13
Học viên: Cao Anh Cường
13
Quản trị chất lượng GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
phòng học
20/ Chi phí bảo vệ
21/ Chi phí mua sắp các thiết bị an toàn
22/ Chi phí cho hoạt động Đoàn
23/ Chi phí cho thanh tra giáo dục
24/ Chi phí cho giáo viên,học sinh đi dã
ngoại
25/ Chi phí phụ cấp cho nhân viên
26/ Chi phí cho giáo viên khi sinh,thăm
hỏi, ốm đau
27/ Chi phí cho thông báo, quảng cáo
trên các phương tiện thông tin
28/ Chi phí cho việc lập và quản lý trang
wed của trường.
29/ Chi phí trồng và chăm sóc cây cảnh
30/ Chi phí cho chương trình: dạy kỹ
năng sống cho học sinh
14
Học viên: Cao Anh Cường
14