Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở thành phố buôn ma thuột hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.84 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NÔNG THỊ LOAN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NÔNG THỊ LOAN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 83 10 27 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. NGUYỄN HỮU KHIỂN

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các
thông tin, số liệu là khách quan và dựa trên các kết quả nghiên cứu thực tế, các
tài liệu đã được công bố và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp. Các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
và chưa được công bố.


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới GS.
TS. Nguyễn Hữu Khiển, giảng viên Học viện Khoa học xã hội, người thầy đã tận
tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Chính sách công, cùng cán bộ,
giảng viên của Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện, nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ tác giả trong quá trình theo học chuyên ngành cao học Chính trị học tại Học
viện.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột, cùng
các cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố đã quan tâm giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Xin được bày tỏ lòng tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động,
chia sẻ và khích lệ tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Hà nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả Luận văn

Nông Thị Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI
DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.................................................................... 15
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................15
1.1.1. Khái niệm chính trị, hệ thống chính trị ................................................ 15
1.1.2. Hệ thống chính trị cấp xã ........................................................................ 19
1.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số .............. 24
1.2.2. Một số vấn đề về cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số và vai
trò của họ đối với hệ thống chính trị cấp xã ........................................................................ 24
1.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân
tộc thiểu số ................................................................................................................... 26
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT .............................................................................................................. 32
2.1. Khái quát về điều kiện phát triển thành phố Buôn Ma Thuột ............................ 32
2.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ............................................................................ 32
2.1.3. Điều kiện phát triển văn hóa ................................................................................... 34
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số ở
thành phố Buôn Ma Thuột ................................................................................................... 35
2.2.1. Cơ cấu ....................................................................................................................... 36

2.2.2 Số lượng ........................................................................................................................ 38
2.2.3. Chất lượng .................................................................................................................... 38
2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã là ngƣời dân tộc
thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột ................................................................................. 41
2.3.1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ........................................................................................... 41
2.3.2. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân
tộc thiểu số ............................................................................................................... 43


2.4. Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã là ngƣời
dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột ...................................................................... 47
2.4.1. Về mặt ưu điểm ........................................................................................................ 47
2.4.2. Về hạn chế ................................................................................................................ 49
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................................... 52
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ................................................................55
3.1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã ngƣời dân tộc thiểu số .................................................................................................. 55
3.1.1. Định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên ............................................................................................................ 57
3.1.2. Định hướng và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở
tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................................................ 57
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công
chức cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột ............................... 62
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã là người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên ........................................................................... 62
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách về nội dung, chương trình, hình thức tổ
chức và phương pháp giảng dạy............................................................................................ 63
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách, chế độ hỗ trợ, khuyến khích .......................... 64
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
trên địa bàn thành phố ........................................................................................................... 65

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên .......................... 65
3.3. Một số kiến nghị ......................................................................................................... 66
3.3.1. Đối với cơ quan Chính phủ..................................................................................... 66
3.3.2. Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân
tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột................................................................................ 67
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB, CC DTTS

Cán bộ, công chức Dân tộc thiểu số

HTCT

Hệ thống chính trị

HĐND KT - XH

Hội đồng nhân dân Kinh tế - xã hội

THPT THCS

Trung học phổ thông Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân


UBMTTQVN

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu, quy hoạch cán bộ cấp xã là người DTTS nhiệm kỳ 2010 –
2015 và 2015 – 2020 của Thành ủy Buôn Ma Thuột năm 2017
Bảng 2.2. Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức chia theo dân tộc ở thành phố
Buôn Ma Thuột năm 2017
Bảng 2.3. Số lượng và trình độ giáo dục, đào tạo của 25 cán bộ xã, phường
người DTTS ở thành phố Buôn Ma Thuột năm 2017
Bảng 2.4. Số lượng và trình độ giáo dục, đào tạo của 19 công chức xã,
phường người DTTS ở thành phố Buôn Ma Thuột năm 2017


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống chính trị cấp cơ sở có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong
hệ thống chính trị của nước ta, là nơi trực tiếp vận động, hướng dẫn người dân
thực hiện đúng mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Hệ
thống chính trị cấp xã không thể đạm nhận được vai trò nếu thiếu nhân tố có ý
nghĩa quyết định đó là đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức
là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, lắng nghe, nắm bắt tâm tư
nguyện vọng của nhân dân để báo cáo, phản ánh với cấp trên nhằm ban hành

các chủ trương, chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. Vì
vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là cán bộ,
công chức cấp xã là người DTTS là yếu tố trọng yếu trong công tác cán bộ
của Đảng và Nhà nước. Để có thể xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
là người DTTS có phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị và trình độ, kỹ
năng đáp ứng yêu cầu thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là con đường tất yếu
và quan trọng nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc...
huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[13]. Thấm nhuần lời dạy của người,
trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng và đã có nhiều
Chủ trương, Chính sách và Nghị quyết về công tác cán bộ, nhất là đối với cán bộ
trong hệ thống chính trị cấp xã. Cán bộ, công chức xã có vai trò quan trọng trong
hoạt động của cả hệ thống chính trị, trong vận động nhân dân thực hiện mọi chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Để có đội ngũ cán bộ,
công chức xã đủ năng lực thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, Đảng và Nhà nước ta cần coi
trọng và làm tốt các mặt công tác xây dựng và nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán
bộ, công chức xã. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là một nhiệm vụ trong
công tác cán bộ cơ sở của các cấp uỷ đảng ở địa phương, nhằm tạo ra một đội ngũ
9


những người có đủ năng lực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của Đảng và Nhà
nước, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và cải cách nền hành chính nhà nước. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khóa X xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công
chức, đặc biệt là kỹ năng hành chính và áp dụng công nghệ thông tin và hoạt
động của cơ quan hành chính”[4, tr.12].

Xác định tầm quan trọng trong công tác cán bộ, trong những năm qua, Đảng
bộ Thành phố Buôn Ma Thuột và các Đảng ủy các xã trên địa bàn thành phố luôn
quan tâm và xem đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, chiến lược cán bộ đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trước yêu cầu đẩy nhanh quá trình xây dựng
nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xét một cách toàn diện,
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương vẫn còn không ít hạn chế. Số lượng,
cơ cấu thành phần, năng lực, trình độ, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cả đội
ngũ chưa đồng bộ. Khá phổ biến là tình trạng cán bộ có trình độ thấp, năng lực bao
quát, quyết đoán trong chỉ đạo thực tiễn không cao. Thực tế trên tạo nên trở ngại lớn
cho việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Những hạn chế đó có
nguyên nhân từ việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong những năm
qua còn nhiều bất cập. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ,
công chức xã chưa được trú trọng nhiều. Khắc phục những hạn chế, yếu kém ấy là
nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của các cấp ủy đảng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Thực hiện chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở thành phố
Buôn Ma Thuột hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2.
a.

Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo đội ngũ cán bộ, công

chức nói chung
10


Ngay từ khi thành lập, Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ và xem đây là
nhiệm vụ chính trị hàng đầu xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Vì vậy, Đảng
ta đã xây dựng chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, vấn đề cán bộ trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả,
cụ thể như:
Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2011), Cơ sở lý luận thực tiễn xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tiếp tục đưa ra
nhiều luận cứ khoa học của việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành ở
nước ta. Qua đó, nhiều vấn đề được khẳng định: về vị trí, vai trò nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng của cán bộ và công tác cán bộ; về yêu cầu đức - tài,
phẩm chất - năng lực của tiêu chuẩn cán bộ đặt trong trong quan hệ với nhiệm vụ
chính trị, với xu thế của thời đại; về trách nhiệm của các cấp chủ thể, nhất là cấp ủy
và người đứng đầu cấp ủy, hệ thống chính trị; về quan điểm, mục tiêu, phương
hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, một số đề tài khoa học, luận văn, luận án gần đây mở rộng
được phạm vi hoặc đi sâu vào một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cụ thể: Đề
tài khoa học Trần Thị Hương “Vấn đề tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa
đặc biệt khó khăn - thực trạng và giải pháp” (Mã số KHBD (2009) - 51) đưa ra khái
niệm “Tạo nguồn cán bộ cơ sở cấp xã vùng cao, vùng xa đặc biệt khó khăn là quá
trình phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng những người công tác tại cơ sở xã,
thôn bản thuộc khu vực này, hoặc có thể là học sinh, sinh viên, để giúp họ có đủ các
điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ cơ sở”. Khái niệm cho thấy: đối tượng tạo nguồn là
người đang công tác tại chỗ, hoặc học sinh, sinh viên; nội dung tạo nguồn là phát
hiện, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đối tượng; mục tiêu tạo nguồn là giúp đối
tượng có đủ điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ cơ sở. Có thể đánh giá: với mục tiêu
nói trên, thì nội dung tạo nguồn mà tác giả đề cập chưa thể đáp ứng, bởi sau khi
phát hiện và quy hoạch, chỉ bằng công tác đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ không đủ để
chuẩn hóa nguồn theo tiêu chuẩn cán bộ cơ sở.
11


b.


Nhóm công trình nghiên cứu về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức xã

là dân tộc thiểu số
Xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cấp xã là đối tượng nghiên
cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm, không chỉ bởi vai trò của hệ thống chính trị
cấp cơ sở, mà còn liên quan đến vai trò và thực tế việc xây dựng, phát huy vai trò
đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt ở đây. Nhiều sách, đề tài, luận án,
luận văn, bài viết đã phân tích sâu sắc, trên từng góc độ tiếp cận thực trạng của hệ
thống chính trị cấp cơ sở, nhất là ở vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số,
với những khó khăn, vướng mắc về điều kiện kinh tế - xã hội, về đội ngũ cán bộ,
công chức với nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó có 2 yếu tố quan
trọng nhất: con người và cơ chế - những điều kiện đảm bảo cho hệ thống chính trị
vững mạnh. Tiêu biểu như đề tài khoa học cấp Bộ 2007 “Xây dựng đội ngũ cán bộ
cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX)” của Nguyễn Thế Vịnh; luận văn
thạc sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới” (2003) của
Lê Thị Lý v.v.. kết quả nghiên cứu của các công trình trên có thể giúp cho luận văn
định hướng rõ yêu cầu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ luôn gắn với trách nhiệm
của cấp ủy đảng các cấp, vai trò chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện chủ
trương của cấp ủy của các cơ quan, tổ chức, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ
thống chính trị. Cán bộ người dân tộc thiểu số là nhóm đối tượng đặc biệt quan
trọng của công tác cán bộ vùng miền núi, dân tộc.
Sách “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc
nước ta hiện nay” của Lô Quốc Toản (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) đưa ra
định nghĩa khái niệm Nguồn cán bộ dân tộc thiểu số “là những người có nguồn gốc
xuất thân từ các dân tộc thiểu số, được tuyển chọn, được đào tạo, bồi dưỡng, được
rèn luyện, thử thách để bố trí, sắp xếp vào các cương vị công tác trong bộ máy của
hệ thống chính trị”. Tác giả phân biệt tiêu chuẩn nguồn cán bộ nói chung so với
nguồn cán bộ dân tộc thiểu số chỉ khác ở chỗ thành phần dân tộc xuất thân (dân tộc
thiểu số không phải là dân tộc Kinh), còn các tiêu chuẩn khác thì giống nhau. Điều

này theo chúng tôi là chưa phù hợp, bởi trong thực tế điều kiện phát triển của đồng
12


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×