Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện là người dân tộc thiểu số của huyện mộc châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.85 KB, 40 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là của tôi , các số liệu, các thông
tin là hoàn toàn chân thật không có sự sao chép từ các đề tài nghiên cứu khác.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Kí tên

Sinh viên : Lý Thị Hương

1


LỜI CẢM ƠN
Xã hội đang ngày một phát triển, trước những sự thay đổi của xã hội đòi
hỏi chúng ta phải có sự thay đổi để phù hợp với xu thế của thời đại. Đứng trước
những thời cơ và thách thức mới của nền kinh tế tri thức và sự toàn cầu hoá của
nền kinh tế thế giới chúng ta phải có những chủ chương, chính sách, biện pháp
cụ thể để theo kịp và hoà chung cùng sự phát triển. Để tạo nên những thành
công đó chúng ta không thể không kể đến nhân tố con người,con người luôn là
nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức. Và
để theo kịp sự phát triển của thời đại điều đầu tiên phải kể đến đó là chúng ta
phải có một nền hành chính nhà nước vững mạnh. Điều kiện quyết định sự vững
mạnh đó là chúng ta phải có những cán bộ, công chức phục vụ cho nền hành
chính Việt Nam đủ phẩm chất năng lực, đáp ứng được mọi yêu cầu của công
việc.Một vấn đề rất lớn hiện nay là nền hành chính việt nam chưa có đủ các cán
bộ, công chức có đủ các yếu tố để đáp ứng công việc, sự thay đổi của thời cuộc.
Nền hành chính của chúng ta phải vững mạnh ngay từ cấp cơ sở . Tuy nhiên cán
bộ, công chức ở cấp cơ sở hiện nay của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
công việc nhất là các Tỉnh , Huyện vùng sâu, vùng xa những nơi hẻo lánh còn
gặp nhiều khó khăn. Vì vậy đào tạo cán bộ, công chức hội tụ đủ phẩm chất, năng
lực trình độ chuyên môn phục vụ công việc là nhiệm vụ hàng đầu chúng ta cần
hướng đến. Nhiều cán bộ, công chức ở cấp huyện, cấp cơ sở của nhiều tỉnh trên


nước ta cần được quan tâm đào tạo nhiều hơn nữa nhất là cán bộ, công chức là
người dân tộc thiểu số. Xuất phát từ thực tiễn tôi nhận thấy cán bộ, công chức là
người dân tộc thiểu số nơi tôi đang sinh sống còn nhiều bất cập và nhiều mặt
hạn chế. Với mong muốn cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số huyện ở
Mộc Châu cũng như nhiều nới khác trong nước có đủ các yếu tố đáp ứng thời
cuộc tác giả đã lựa chọn đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện
là người dân tộc thiểu số của Huyện Mộc Châu Tỉnh Sơn La” là đề tài nghiên
cứu của mình.
Sự thành công của đề tài này nghiên không thể không kể đến toàn bộ cán
bô, nhân viên phòng Nội Vụ huyện Mộc Châu cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình
2


của quý thầy cô. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô
chú, anh, chị và đặc biệt là cô Lê Thị Hiền giáo viên hướng dẫn em hoàn thành
đề tài nghiên cứu này.
Do thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài nghiên cứu của em vẫn còn
nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn
bè để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

6

Từ viết tắt
UBND
CBCC
ĐTBD
HĐND
DTTS
CCHC

Nghĩa của từ viết tắt
Uỷ Ban Nhân Dân
Cán bộ công chức
Đào tạo bồi dưỡng
Hội đồng nhân dân
Dân tộc thiểu số
Cải cách hành chính

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................4
MỤC LỤC............................................................................................................5
MỞ ĐẦU..............................................................................................................7
Chương 1............................................................................................................11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
ĐỘI NGŨ CBCC CẤP HUYỆN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA...........................................................11
1.Khái niệm và các khái niệm liên quan .......................................................11
1.Khái niệm cán bộ, công chức, đào tạo, bồi dưỡng...............................11
1.1.2. Các khái niệm liên quan ................................................................12
1.2. Mục tiêu, vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức...........13
1.2.1. Mục tiêu...........................................................................................13
1.2.2. Vai trò ..............................................................................................14
1.3. Vị trí và và vai trò của đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp
huyện là người dân tộc thiểu số................................................................17
Chương 2............................................................................................................18
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở HUYỆN MỘC, TỈNH SƠN LA...............................................18
2.1. Tổng quan về UBND Huyện Mộc Châu .............................................18
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên...................................................................18
2.2.Thực trạng và một số đặc điểm về đội ngũ cán bộ, công chức cấp
huyện là người dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.......20
2.2.1. Về mặt nhận thức..........................................................................20
2.2.3. Về Số lượng...................................................................................20
2.3.3. Chất lượng .....................................................................................21
2.4. Đội ngũ cán bộ dân tộc ít người khối các cơ quan thuộc khối quản
lý nhà nước và hành chính sự nghiệp.......................................................22


2.5. Cách thức đào tạo.................................................................................26
2.6. Quy trình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức .............28
2.6.1. Xác định nhu cầu đào tạo CBCC..................................................28
2.6.2. Lập kế hoạch ĐTBD......................................................................28
2.6.3.Thực hiện kế hoạch đào tạo.........................................................28
2.7. Kết quả thực hiện quy trình ĐTBD CBCC thời gian qua..................29

Chương 3............................................................................................................34
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN LÀ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA.....34
3.1. Giải pháp................................................................................................34
3.1.1. Giải pháp về phía nhà nước.........................................................34
3.1.2. Giải pháp về phía tổ chức ............................................................35
3.1.3. Giải pháp về phía cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
....................................................................................................................36
3.2. Một số khuyến nghị..............................................................................37
3.2.1. Về phía UBND huyện....................................................................37
3.2.2. Về phía cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số................37
KẾT LUẬN........................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................40

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh đã từng nói “ Cán Bộ là cái gốc của mọi công việc” “Công
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Cán Bộ, Công chức có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền hành chính Nhà nước, Nhà nước có phát
triển, có vững mạnh hay không là nhờ vào đội ngũ cán bộ, công chức. Đào tạo
nguồn cán bộ công chức là một trong những nội dung cơ bản có ý nghĩa quyết
định đối với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm xây dựng đội ngũ cán
bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu. Dù là cán bộ
cấp nào trong hệ thống cũng luôn giữ vai trò nhất định không thể thiếu được
trong đó cấp huyện là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp ở nước ta; bộ
phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở. Năng lực, hiệu lực và

hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp huyện tác động trực tiếp đến việc phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần bảo đảm cho sự ổn định và phát
triển của đất nước. Chính quyền cấp huyện không thể đảm nhận được vai trò nếu
thiếu nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là đội ngũ CBCC chính quyền cấp huyện.
Đội ngũ CBCC cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và
vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.Ở những
vùng dân tộc và miền núi, đội ngũ CBCC người DTTS có vai trò hết sức quan
trọng, có ý nghĩa đặc biệt.
Mộc Châu là một trong những Huyện của sơn La có đội ngũ cán bộ, công
chức là người dân tộc thiểu số khá cao. Chú trọng công tác đào tạo và bồi
dưỡng, cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số cũng là một trong những nội
dung vô cùng quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên tình hình
thực tế hiện nay là cán bộ, công chức cấp huyện là người dân tộc thiểu số vẫn
còn kém về năng lực, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu công
việc, chưa được đào tạo một cách bài bản, chưa có bằng cấp để hoàn thành được
mọi công việc trong khi đó cán bộ, công chức cấp huyện đóng vai trò cực kì
7


quan trọng họ là những người trực tiếp làm việc, sinh sống cùng người dân, hiểu
dân là người vận động nhân dân đi đúng với mọi chính sách của nhà nước. Đối
với các xã vùng cao, những nơi hẻo lánh cán bộ, công chức là người phải phiên
dịch tiếng phổ thông sang tiếng địa phương( tiếng dân tộc) cho nhân dân hiểu và
dẫn đến thực hiện đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy đào tạo
cho nguồn cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số là một trong những yêu
cầu quan trọng và cần thực hiện. Xuất phát từ những yêu cầu trên và mong
muốn trong một tương lai không xa các cán bộ, công chức cấp huyện là người
dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu sẽ được chú trọng nhiều hơn và có những chính

sách đào tạo, bồi dưỡng để họ trở thành những người có đủ đức, đủ tài phục vụ cho
công việc hành chính nhà nước ở địa phương cũng như ở các cấp cao hơn tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu là: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện là
người dân tộc thiểu số của Huyện Mộc Châu Tỉnh Sơn La”.
Đề tài mới chỉ đề cập đến một số mảng nhỏ vẫn còn nhiều thiếu sót tác
giả rất mong nhận được sự đóng góp từ phía Thầy cô, bạn bè để đề tài được
hoàn thiện hơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: 2013 – 2014
- Không gian nghiên cứu: khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu.
-Tìm h iểu thực trạng công đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người
dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu trong thời gian qua, phân tích nguyên nhân
của những ưu điểm cũng như những hạn chế của công tác. Nhằm tìm ra những

8


nguyên nhân để thấy rõ hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là
người dân tộc thiểu số vì sao vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số tại huyện Mộc Châu nói
riêng và các huyện, tỉnh thành trong cả nước nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu. Để có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề về
ĐTBD tôi đã tìm đọc các tài liệu liên quan đến vấn đề việc làm như: báo, tạp
chí, giáo trình cũng như các bài báo cáo của các tác giả, các luận văn, luận án tốt
nghiệp của nhiều tác giả khác.
- Phương pháp so sánh
- Nguồn tin từ mạng Internet
- Thông tin từ báo cáo định kỳ của Ủy ban nhân dân huyện qua các năm.
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích, đánh giá
5. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã không
còn mới lạ. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ, công chức nói chung. Tuy nhiên đối với cán bộ, công chức là người dân tộc
thiểu số thì phạm vi nghiên cứu chưa rộng vẫn chỉ giới hạn trong một số tỉnh,
huyện nhất là các tỉnh miền núi nơi có rất nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống
và làm việc. Với đề tài này có một số đề tài nghiên cứu phổ biến như:
Nguyễn Như Đông với đề tài” Một số nhiệm vụ và giải pháp trong công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
trong tình hình hiện nay”
Trần Thị Phương với đề tài “công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai.
Vì vậy nghiên cứu của tác giả là một đề tài khá mới không có sự trùng lặp
với các nghiên cứu trước đó.
9


6.Ý nghĩa của nghiên cứu
Thứ nhất ý nghĩa đối với tổ chức: Đề tài là một mảng nhỏ trong cách nhìn
nhận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở

Huyện Mộc Châu. Những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế, biết được
thực trạng nguồn CBCC là người dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng như
thế nào qua hằng năm.
Thứ hai đối với cá nhân đề tài này cho tôi hiểu được các chính sách đào
tạo, bồi dưỡng nguồn CBCC là người dân tộc thiểu số trong huyện. Hiểu được
tầm quan trọng của đội ngũ CBCC là người dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp
hành chính ở địa bàn.
Những vướng mắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là
người dân tộc thiểu số vì sao chưa đạt được hiệu quả cao,những mặt tích cực đã
đạt được.
Đề tài cũng là một tài liệu nhỏ dành cho các bạn sinh viên tham khảo khi
nghiên cứu về vấn đề này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ,
công chức cấp huyện là người dân tộc thiểu số.
Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với đội ngũ cán
bộ, công chức cấp huyện là người dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu.
Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở huyện
Mộc Châu.

10


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
ĐỘI NGŨ CBCC CẤP HUYỆN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
1.


Khái niệm và các khái niệm liên quan
1. Khái niệm cán bộ, công chức, đào tạo, bồi dưỡng
Hiện nay, cán bộ và công chức được định nghĩa chung tại Điều 4 Luật

CBCC ngày 13-11-2008 như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp
công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương
được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật.
Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức,
kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học.

11



Đào tạo cũng được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao
động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng
làm việc.
Đào tạo – bồi dưỡng CBCC nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước, đào tạo – bồi dưỡng CBCC có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng
lực, phẩm chất sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tạo ra một đội ngũ CBCC vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng
lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, say mê với công việc tận tụy phục vụ
nhân dân, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xây dựng một đội ngũ CBCC quận năng động, nhạy bén, linh hoạt, có
khả năng thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, khả năng giải quyết công
việc nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của tất cả các cấp.
1.1.2. Các khái niệm liên quan
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi
gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người
học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học
bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn
tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Tập huấn là một quá trình dạy và học nhằm giúp cho người học làm
được những công việc của họ mà trước đó họ chưa làm được.
là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên
từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Nhưng nếu hiểu sự vận
động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự
vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền
đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện.
Học tập được quan niệm như sau: “Học tập là một quá trình liên tục
nhưng cũng là kết quả. Học tập có thể chứng minh được người ta biết những gì
mà họ không biết trước đây. Học tập có thể chứng minh được người ta có thể


12


làm được những gì mà họ không thể làm được trước đây. Học tập có thể chứng
minh được sự thay đổi trong thái độ.
Phát triển là các hoạt đọng học tập vượt xa khỏi phạm vi công việc trước
mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới, dựa trên
những cơ sở, định hướng tương lai của tổ chức.
Tóm lại, đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một khâu của công tác cán bộ, là
một trong những hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ CB,CC
đáp ứng được những điều kiện luôn thay đổi trong môi trường thực thi công vụ
và sự phát triển của kinh tế xã hội.
1.2. Mục tiêu, vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
1.2.1. Mục tiêu
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn cán bộ là vô cùng quan trọng đào tạo, bồi
dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản
lý, điều hành và thực thi công vụ.
Tạo bước căn bản trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo bồi
dưỡng CBCC đủ chuẩn, có đủ phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ tinh thông, có đủ năng lực xây dựng và vận hành hệ thống chính trị ở
cơ sở đạt hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, chúng ta đã chú trọng tới
công tác, ĐTBD đội ngũ cán bộ mà trước hết là giáo dục ý thức phục vụ nhân
dân, phục vụ Đảng, Nhà nước, nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh
đạo và quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị gương mẫu về đạo đức trong
sáng về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với
nhân dân”, chương trình tổng thể của CCHC nhà nước giai đoạn 2001 – 2010
cũng đề ra mục tiêu “xây dựng đội ngũ CB, CC phải có phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”. Tóm lại có thể

phân thành ba mục tiêu cơ bản là:
13


Thứ nhất ĐTBD nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chức danh CB, CC đã
được quy định.
Thứ hai ĐTBD nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đổi và đáp ứng những
nhu cầu trong tương lai của tổ chức.
Thứ ba ĐTBD giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn.
ĐTBD không chỉ khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác của CB, CC
mà còn liên quan đến việc xác định và thỏa mãn các nhu cầu phát triển khác như
phát triển đa kỹ năng, tăng cường năng lực làm việc để cán bộ đảm nhận thêm
trách nhiệm, tăng cường năng lực công tác toàn diện và chuẩn bị cho đề bạt, bổ
nhiệm lên vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn trong tương lai của CB,
CC.
ĐTBD còn nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có của tổ chức, giúp
cán bộ, công chức được đào tạo hiểu rõ hơn về công việc của mình, nâng cao
tinh thần, trách nhiệm, ý thức tự giác trong công việc, nâng cao khả năng thích
ứng với công việc trong tương lai.Ngoài ra ĐTBD cán bộ, công chức còn là để
đáp ứng nhu cầu tồn tại của tổ chức, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao kiến
thức của từng cán bộ. Bước đầu cho từng cán bộ, công chức có cách nhìn mới
hơn, tư duy mới trong công việc phát huy được tính sáng tạo trong công việc.
ĐTBD cán bộ, công chức tạo nên sự gắn bó, thân thiết giữa tổ chức với cán
bộ.ĐTBD có rất nhiều mục tiêu và vai trò cụ thể đó là một đòi hỏi cần thiết để
các tổ chức thực hiện.
1.2.2. Vai trò
Công tác ĐTBD CB, CC nhà nước là một yêu cầu khách quan, là đòi hỏi
thường xuyên và liên tục của bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển bền vững. Có
thể nói ĐTBD CB, CC nhà nước giữ vai trò trực tiếp trong việc nâng cao chất
lượng, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Bởi hiệu lực hiêu quả

của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng suy cho
cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ngũ
CB, CC , phẩm chất của đội ngũ CB, CC ngoài khả năng và tinh thần tự học tập
lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác ĐTBD thường xuyên kiến thức và kỹ năng
14


thực hành cho họ. Trong điều kiện đội ngũ CB, CC nước ta hiện nay đa số được
đào tạo trong thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa được chuẩn hóa
theo tiêu chuẩn chức danh, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, mở cửa hội nhập với khu vực và Thế
giới, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, việc ứng
dụng những thành tưu KHCN, nhất là công nghệ tin học và hiện đại hóa nền
hành chính công tác ĐTBD CB, CC trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Đối với xã hội:
Sẽ không có một nhà nước phát triển nếu thiếu đi đội ngũ CBCC giỏi để
phục vụ cho đất nước. Dù ở bất cứ cấp nào cán bộ công chức luôn cần được
quan tâm, chú trọng.
Công tác đào tạo – bồi dưỡng CBCC nhằm phục vụ cho công tác chuẩn
hóa cán bộ. Đây có thể coi là vấn đề quan trọng khi mà đội ngũ CBCC hiện nay
còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất còn bộc
lộ nhiều yếu kém. Điều này đã làm giảm sút chất lượng và hiệu quả giải quyết
công việc, gây nhiều bức xúc trong dân nhân. Vì vậy trong thời gian tới công tác
đào tạo – bồi dưỡng CBCC cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao
trình độ, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CBCC
Cơ cấu nhân lực đồng đều, chất lượng, hiệu quả công việc cao. Chuẩn bị
được đội ngũ cán bộ trẻ hội tụ đủ các yếu tố về năng lực, phẩm chất phục vụ cô
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Cân đối được cung cầu
nhân lực, tránh được tình trạng thừa, thiếu nhân lực. Xã hội sẽ phát triển vững
mạnh hơn khi có một đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo một cách bài bản

phù hợp với công việc, với xu thế phát triển của toàn xã hội.
Đối với tổ chức:
Tổ chức sẽ có được một đội ngũ cán bộ, công chức hội tụ đủ các yếu tố
để hoàn thành công việc.
Cán bộ, công chức được đào tạo có đủ phẩm chất năng lực đáp ứng công
việc cũng như khi môi trường tổ chức, môi trường làm việc có sự thay đổi.

15


Chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận chuyên nghiệp, tinh thông, năng động
sẵn sàng đáp ứng mọi công việc của tổ chức.
Có được một đội ngũ cán bộ đồng đều về năng lực, trình độ chuyên môn
từ cấp cơ sở trở lên
Đối với cán bộ, công chức:
Đào tạo, bồi dưỡng giúp tổ chức duy trì và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, là điều kiện quan trọng để quyết định sự tồn tại của tổ chức
Đáp ứng được nhu cầu học tập, mong muốn, nguyện vọng phát triển của
từng cán bộ,
Tinh thần tự giác được nâng cao, thêm gắn bó, yêu công việc tạo ra sự gắn
bó giữa cán bộ, công chức với tổ chức của chính mình.
Chính các lớp học về đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nâng tầm lý luận,
tầm nhìn, bản lĩnh, đủ sức giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra cho đội ngũ
cán bộ chủ chốt trong huyện. Bằng các chủ trương và giải pháp đúng nên trong
những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện đã có những
chuyển biến tích cực, bước đầu đội ngũ cán bộ công chức nói chung, cán bộ
công chức dân tộc thiểu số nói riêng đã có tiến bộ nhất định về nhận thức, kiến
thức các mặt, nhất là năng lực chỉ đạo tổ chức thực hiện, kinh nghiệm vận động
quần chúng… góp phần từng bước hoàn thiện bộ máy Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tạo chuyển biến về kinh tế

- xã hội của tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mỗi cán bộ, công chức được trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất
phục vụ công việc. Giảm bớt sự bỡ ngỡ khi công việc gặp khó khăn, nhạy bén
hơn trong công việc, được học hỏi và nâng cao kiến thức, có cách giao tiếp phù
hợp hơn trong mọi tình huống trong mọi hoàn cảnh. Luôn hoàn thành công việc
được giao có tinh thần, trách nhiệm và yêu công việc hơn. Giải quyết những vấn
đề có tầm vĩ mô. Năng động nhạy bén trong mọi tình huống và luôn hoàn thành
tốt mọi công việc được giao.
Như vậy ĐTBD có vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát triển
nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm xây dựng, phát triển
16


đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, trung
thành với nhà nước, tận tụy với công việc. Kết quả mà mỗi công chức thu được
sau mỗi khóa học không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân họ mà còn có ý nghĩa
quan trọng đối với chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị họ công tác.
1.3. Vị trí và và vai trò của đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp
huyện là người dân tộc thiểu số
Cán bộ, công chức chính quyền cấp nào trong tât cả các cấp trong bộ máy
hành chính nhà nước đều đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu. Bộ
máy nhà nước sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu đi một trong các cấp . Cấp
huyện là cấp trung gian của cấp Tỉnh và cấp cơ sở vì vậy cấp huyện thực hiện
những chỉ thị của cấp cao hơn và đồng thời cũng hướng dẫn cấp dưới thực hiện
và hoàn thành những công việc được giao. Cán bộ, công chức cấp huyện cũng
đóng những vai trò nhất định không thể thiếu được. Đối với các cán bộ, công
chức chính quyền là người dân tộc thiểu số cũng là những nhân tố không thể
thiếu được họ là những người đưa chính sách của Đảng và Nhà nước truyền tải
cho nhân dân hiểu và thực hiện đúng. Nếu thiếu đi đội ngũ cán bộ, công chức là
người dân tộc thiểu số đang làm việc của các cơ quan, đoàn thể thì bộ máy

không thể hoạt động được

17


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở HUYỆN MỘC, TỈNH SƠN LA.
2.1. Tổng quan về UBND Huyện Mộc Châu
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
2.1.1.1.Địa hình
Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị
chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung
bình từ 950 - 1050m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối
bằng phẳng.
Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề
ngang nơi rộng nhất đạt tới 25 km, có độ cao trung bình so với mặt biển là 1.050
m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như Hòa Bình, Sơn La đều có độ cao
trung bình thấp hơn so với Mộc Châu.
Với địa hình như vậy sẽ tạo ra sự khó khăn trong việc đi lại của nhiều cán bộ
công chức nhất là ở những nơi xa trung tâm huyện, đường đi lại khó khăn nhiều nơi
vẫn chưa có đường nhựa mà chủ yếu là đường đất rất khó đi khi trời mưa.
2.1.1.2. Giáo dục
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được bổ sung, tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng nhu cầu phát
triển, mở rộng quy mô giáo dục; cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và
học, được tập trung đầu tư, đến nay toàn huyện không còn tình trạng học 3 ca,
các xã thuộc chương trình 135 đã có nhà ở cho giáo viên, nhà bán trú cho học
sinh. Tuy nhiên đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số chất lượng

đào tạo vẫn chưa cao, nhiều cán bộ chưa qua đào tạo các kỹ năng phù hợp với
công việc, nhiều cán bộ làm việc nhưng chưa có bằng cấp nhất là đối với các xã
đó là một trong những điểm khiến cho khả năng hoàn thành công việc bị giảm
sút, chất lượng công việc không cao và nhiều khi là không hoàn thành công việc.
18


Điều đó là do các nguyên nhân như nhà xa trường học, không có điều kiện theo
học vì lý do kinh tế. Phương tiện, giao thông đi lại không đảm bảo, nhiều bản
cán bộ còn phải đi bộ đi học đi làm việc đây chính là nguyên nhân gây ra tình
trạng đi làm không đúng giờ, không hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao.
Một số xã vùng sâu, vùng xa những nơi xa trung tâm huyện nhiều cán bộ làm
việc trong khi trình độ năng lực chưa đáp ứng nổi công việc đó là một trong
những điểm yếu kém đối với đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu
số nhất là trong tình hình hiện nay chúng ta đang cần một đội ngũ cán bộ tinh
thông, nhạy bén bắt kịp xu thế của thời đại Hơn nữa nhiều nơi chưa có trường
học đạt tiêu chuẩn để phục vụ cho việc học của nhiều cán bộ công chức về cả
người đào tạo, người hướng dẫn và các trang thiết bị cũng như nội dung phục vụ
việc học
2.1.1.3. Văn hóa
Mộc Châu có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống điều đó tạo nên một nét
văn hoá rất đặc trưng và đa dạng và đó cũng là một trong những nguyên nhân
làm hạn chế mức độ hoàn thành công việc của nhiều cán bộ. Nhiều cán bộ vẫn
còn tình trạng quá cổ hủ mang những phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân
tộc mình vào vào trong công việc.
Đa số các cán bộ là người dân tộc thiểu số ở đây có trình độ học vấn còn
thấp chưa qua đào tạo một cách bài bản có hệ thống đó là một trong những
nguyên nhân cơ bản nhất làm hạn chế đến hiệu quả công việc. Làm việc trong
tình trạng trình độ văn hoá thấp chưa thể đáp ứng được nhu cầu công việc là một
trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến năng suất công việc không đạt

hiệu quả.
Nếu mang những nét văn hoá cổ hủ vào trong công việc là một điều
không nên và đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự sự phát triển
của cơ quan tổ chức..

19


CHỦ TỊCH UBND QUẬN HÀ
ĐÔNG
2.2.Thực trạng và một số đặc điểm về đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện
là người dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
2.2.1. Về mặt nhận thức.
Đảng bộ huyện Mộc Châu đã nhận thức đúng vị trí công tác cán bộ trong
quá trình lãnh đạo, xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức của Đảng, chính quyền các
cấp từ huyện cơ sở đến các ban ngành trong huyện, các cơ quan, trường học,
bệnh viện, các lực lượng vũ trang… đã lựa chọn những cán bộ có năng lực, có
uy tín vào chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Huyện uỷ, HĐND – UBND huyện.
Ở huyện Mộc Châu, đội ngũ cán bộ, công chức các dân tộc ít người đã có
nhiều đóng góp quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh – quốc
phòng. Đặc biệt đội ngũ cán bộ các dân tộc ít người của huyện đã đóng góp rất
nhiều trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Nếu tính từ nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XVIII đến nay, công tác
cán bộ, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số có
nhiều chuyển biến tích cực.
2.2.3. Về Số lượng
2.2.3.1.Đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số khối Đảng: Đảng bộ
Mộc Châu theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2013 có 92 tổ chức cơ sở Đảng
trong đó: có 40 Đảng bộ cơ sở, 52 chi bộ cơ sở thuộc huyện Uỷ. Tổng số có
7.871 đảng viên, chiếm 5,12% dân số toàn huyện. Trong đó có đảng viên là

người dân tộc ít người, gồm các dân tộc: Mông, Dao, Khơ Mú, Sinh Mun, Thổ,
Tày, La Ha, có 638 người chiếm 0,44% dân số các dân tộc ít người chiếm 8,68%
so với tổng số Đảng viên của Đảng bộ huyện cụ thể như sau:
Tỷ lệ Đảng viên các dân tộc so với dân số toàn huyện:
Dân tộc Kinh có: 3.772 đồng chí; chiếm tỷ lệ 2,45%.
Dân tộc Thái có: 2.383 đồng chí; chiếm tỷ lệ 1,55%
Dân tộc Mường có: 1028 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,66%.
Dân tộc Mông có: 271 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,17%.
Dân tộc Dao có 378 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,24%.
Dân tộc Thổ có: 1 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,00065%.
20


Dân tộc Khơ Mú có: 8 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,0052 %
Dân tộc Xinh Mun có: 8 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,0052 %.
Dân tộc Tày có: 17 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,011 %.
Dân tộc La Ha có: 5 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,0032 %.
Dân tộc khác bao gồm dân tộc( Vân Kiều, Cao Lan).
Tỷ lệ Đảng viên thuộc các dân tộc so với tổng số Đảng viên của Đảng
bộ huyện:
Dân tộc Kinh có: 3.772 đồng chí; chiếm tỷ lệ 47,92%
Dân tộc Thái có: 2.383 đồng chí; chiếm tỷ lệ 30,27%
Dân tộc Mường có: 1028 đồng chí; chiếm tỷ lệ 13,06%
Dân tộc Mông có: 271 đồng chí; chiếm tỷ lệ 3,44%
Dân tộc Dao có 378 đồng chí; chiếm tỷ lệ 4,80%
Dân tộc Thổ có: 1 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,02%
Dân tộc Khơ Mú có: 8 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,10%
Dân tộc Xinh Mun có: 8 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,10%
Dân tộc Tày có: 17 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,21 %.
Dân tộc La Ha có: 5 đồng chí; chiếm tỷ lệ 0,06 %.

Dân tộc khác bao gồm dân tộc( Vân Kiều, Cao Lan).
Đảng viên là đội ngũ cán bộ công chức giữ vai trò quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội của Huyện. Từ
những số liệu trên đã thể hiện Đảng viên thuộc các thành phần dân tộc ít người
như: Dân tộc Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú, Sinh Mun, Tày, La Ha của đảng bộ
huyện. Tỷ lệ Đảng viên trong các dân tộc ít người cũng có nhiều chênh lệch,
không đồng đều.
2.3.3. Chất lượng
Có 7871 đảng viên.
2.3.3.1 Trình độ học vấn phổ thông:
Tiểu học: 1.275
Trung học cơ sở : 3.378
Trung học phổ thông: 3.218
21


2.3.3.2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 3.133 đảng viên.
Công nhân kĩ thuật, nhân viên phục vụ: 513
Trung học chuyên nghiệp:
Có 1.480
Cao đẳng: 566
Đại học: 552
Thạc sỹ: 4
2.3.3.3 Trình độ lí luận chính trị:
Có 1957 đảng viên.
Sơ cấp: 1.182
Trung cấp: 667
Cao cấp, cử nhân: 98
Qua số liệu tổng hợp trên cho thấy nổi lên vấn đề là: Trình độ của đội ngũ
cán bộ, công chức, đảng viên là người dân tộc thiểu số còn rất thấp so với yêu

cầu đạt ra. Trong đó đội ngũ là cán bộ là đảng viên là người dân tộc ở các vùng
nhất là vùng sâu, vùng xa, xùng cao, vùng biên giới của huyện.
Trình độ học vấn phổ thông: Đảng viên có trình độ tiểu học chủ yếu nằm
ở đảng viên thuộc khối dân tộc ít người của huyện.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Toàn đảng bộ huyện có 3.133 đảng viên
được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chiếm tỷ lệ 39,80% tổng số đảng viên.
Trình độ lý luận chính trị: Toàn đảng bộ huyện có 1.957 đảng viên được
đào tạo lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 25,03% trong tổng số đảng viên.
Dân tộc Thái: 7 đồng chí
Dân tộc Mường : 3 đồng chí
Dân tộc Mông : 2 đồng chí
Dân tộc Dao: 1 đồng chí
2.4. Đội ngũ cán bộ dân tộc ít người khối các cơ quan thuộc khối quản lý
nhà nước và hành chính sự nghiệp.
Để nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quát, khách quan tình hình đội
ngũ cán bộ, công chức là dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu tham gia công tác
tại các khối cơ quan nhà nước và hành chính sự nghiệp về số lượng và chất
lượng được thể hiện chi tiết theo số liệu sau:
22


Biểu số 1: Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính
STT

Dân tộc

1

2
TỔNG SỐ

Dân tộc kinh
Trong đó nữ
Dân tộc Thái
Trong đó nữ
Dân tộc Mông
Trong đó nữ
Dân tộc Mường
Trong đó nữ
Dân tộc Dao
Trong đó Nữ
Dân tộc tày
Trong đó nữ

1
2
13
4
5
6

Số
lượng

Văn hoá

Chuyên môn

THPT

ĐH CĐ TC

6
2
2
1

Lý luận chính trị
Cử nhân, Trung
cao cấp
cấp

3
83
63
20
12
2
1
1
4

4
83
63
20
12
2
1
1
4


5
67
49
15
12
2
1
1
3

7
12
11
4

8
17
14
1

1

1
1
2

9
19
14
4

2
1

2

2

2

2

1

1

1

1

QLNN


cấp
10

Ngoại ngữ
B
CV chuyên
BD A
trở

chính viên
lên
11
12
13 14
15
3
13
31
9
23
3
8
29
6
20
1
3
3
1
5
4
1
3
1
1

1

1


1
1
1

Tin học
B
A
trở
lên
16
17
15
32
10
27
3
10
4
3
1
1
1
1

1

1
1


1

23


Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại khối cơ quan hành chính sự
nghiệp của huyện:
Về trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan hành
chính sự nghiệp thuộc UBND huyện Mộc Châu năm 2010 có tổng số 3.190
người trong đó cán bộ là người dân tộc là 807 người, chiếm tỷ lệ 25,30%.
Cán bộ, công chức có trình độ Đại học 393 người, trong đó cán bộ là
người dân tộc thiểu số có 52 người, chiếm tỷ lệ 13,23%.
Cán bộ, công chức có trình độ Cao đẳng là 1.032 người trong đó cán bộ,
công chức là người dân tộc thiểu số là 230 người chiếm tỷ lệ 22,28%.
Cán bộ, công chức có trình độ là trung cấp và học nghề 1.701 người trong
đó cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số có 366 người, chiếm tỷ lệ
21,51%
Cán bộ, công chức chưa qua đào tạo 64 người, trong đó cán bộ là người
dân tộc thiểu số có 15 người, chiếm tỷ lệ 23,43%
Về trình độ lý luận chính trị: tổng số đội ngũ cán bộ, công chức là Đảng
viên khối cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc UBND huyện Mộc Châu năm
2006 có 1.112 người, trong đó cán bộ, công chức Đảng viên là người dân tộc có
457 người, chiếm tỷ lệ 42,10%
Đội ngũ cán bộ công chức ở xã, thị trấn của huyện:
Đội ngũ cán bộ các xã, thị trấn thuộc huyện Mộc Châu đến tháng 12 năm
2010 có tổng số 794 người, trong đó nữ 131 người, chiếm 16,49%, cán bộ là
người dân tộc thiểu số là 678 người, chiếm tỷ lệ 85,39%. Tổng số cán bộ các xã,
thị trấn là Đảng viên 432 người, trong đó cán bộ đảng viên là người dân tộc 371
người, chiếm tỷ lệ 85,87% so với tổng số đảng viên là cán bộ xã, thị trấn trong
toàn huyện.

Về trình độ chuyên môn.
Đội ngũ cán bộ các xã, thị trấn trong toàn huyện đến thời điểm tháng
tháng 12 năm 2013 có tổng số 794 người, trong đó cán bộ xã, thị trấn là người
dân tộc có 678 người, chiếm tỷ lệ 85,78%, tăng 53% so với cán bộ là người dân
tộc thiểu số năm 2006.
24


Cán bộ, công chức có trình độ Đại học, Cao đẳng là 7 người; trong đó cán
bộ là người dân tộc thiểu số có 2 người, chiếm tỷ lệ 28,57% so với tổng số cán
bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng, tăng thêm 02 người và tăng 28,57% so với
năm 2006.
Cán bộ, công chức có trình độ trung cấp 68 người; trong đó cán bộ là
người dân tộc thiểu số có 48 người ; chiếm tỷ lệ 70,58%, tăng 35 người và tăng
40,06% so với năm 2006.
Cán bộ, công chức có trình độ học nghề ( sơ cấp) có 41 người; trong đó
cán bộ là người dân tộc thiểu số có 30 người , chiếm tỷ lệ 73,17%
Cán bộ, công chức chưa qua đào tạo 678 người, trong đó cán bộ là người
dân tộc thiểu số là 600 người, chiếm tỷ lệ 88,49% so với tổng số cán bộ công
chức chưa qua đào tạo.
Về trình độ lý luận chính trị:
Cán bộ công chức có trình độ trung cấp lý luận 125 người; trong đó cán
bộ là người dân tộc thiểu số có 97 người, chiếm tỷ lệ 77,60%.
Cán bộ công chức là đảng viên chưa qua đào tạo trình đọ lý luận chính trị
307 người; trong đó cán bộ là người dân tộc 274 người, chiếm tỷ lệ 89,25% so
với cán bộ chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị, giảm 2,41% so với năm
2006.
Giai đoạn từ năm 2010- 2013 Huyện uỷ, UBND huyện Mộc Châu đã cử
cán bộ, công chức đi đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng 58 người, trong
đó cán bộ là người dân tộc thiểu số 37 người, chiếm tỷ lệ 63,79%. Đào tạo tại

các trường trung học chuyên nghiệp của Trung ương của tỉnh( chủ yếu đối với
cán bộ xã, thị trấn) là 35 người. Liên kết tổ chức đào tạo kỹ thuật viên tin học
cho 51 cán bộ,công chức xã, thị trấn, đào tạo ti học cơ sở cho 63 cán bộ công
chức cấp xã và 22 cán bộ,công chức khối các cơ quan thuộc UBND huyện. Chỉ
đạo trung tâm giáo dục thường xuyên huyện đào tạo trình độ trung học phổ
thông cho 144 cán bộ, trình độ Trung học cơ sở cho 71 cán bộ, công chức cấp
xã, thị trấn trong toàn huyện; trong đó có 207 cán bộ là người dân tộc thiểu số,
chiếm tỷ lệ 96,27%. Từ năm 2006- 2010 huyện đã cử 10 cán bộ đi học lớp cử
25


×