Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

viễn thám gis câu hỏi ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.66 KB, 10 trang )

BẢN ĐỒ
1. Thế nào là 1 bản đồ địa lý:
Bản đồ địa lý là 1 mô hình thu nhỏ của 1 phần hay toàn bộ TĐ lên mp trên cơ sở
toán học nhằm thể hiện cái hiện tượng địa lý từ mặt đất lên mp thông qua hệ thống
ký hiệu riêng có chọn lọc.
2. Tính chất bản đồ địa lý:
- Bản đồ thành lập trên cơ sở toán học
- Bản đồ sử dụng ngôn ngữ hình ảnh, kí hiệu
- Trên bản đồ có sự lựa chọn và khái quát hóa các đối tượng được biểu thị
3. Vai trò ý nghĩa của bản đồ địa lý trong thực tiễn khoa học và sản xuất:
- Trong nghiên cứu hay giảng dạy: bản đồ và bài viết là 2 “kênh thông tin” bổ
sung cho nhau.
- Bản đồ dùng thăm dò khoáng sản có ích, điều tra rừng, đánh giá đất…
- Bản đồ dùng để thiết kế, XD các công trình thủy lợi, mạng lưới giao thông,
nhà cửa…
- Bản đồ được sử dụng để phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, sử dụng khôn
ngoan và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên chống ONMT, cải tạo tài
nguyên thiên nhiên
- Với giao thông, du lịch, quốc phòng: bản đồ là phương tiện dẫn đường đáng
tin cậy.
- Bản đồ là phương tiện có hiệu quả để phổ biến các tri thức, nâng cao trình
độ văn hóa, cung cấp những hiểu biết về quê hương đất nước con người, các
quốc gia trên thế giới, giáo dục lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, BVMT
- Bản đồ là phương tiện sản xuất phục vụ đầy đủ các yêu cầu cũng như các
nhu cầu của tất cả các ngành khoa học.


4. Bản đồ địa lý được phân loại như thế nào:
Bản đồ địa lý

Bản đồ địa lý chung



Bản đồ chuyên đề
(dân số, giao thông,…)

BĐ địa hình

BĐ khái quát
(< 1:1000000)

5. Phép chiếu cơ bản dùng trong thành lập bản đồ địa lý ở Việt Nam:
* Phép chiếu Map
- Là 1 phương pháp xđ toán học nhất định nhằm biểu thị mặt Elipsoid lên mp
hay còn gọi là p2 chiếu hình kinh tuyến và vĩ tuyến lên mp.
* Lưới chiếu Map
- Hệ thống các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên mp Map gọi là lưới chiếu Map.
- Phép chiếu Map xđ mối liên hệ giữa 1 điểm trên bề mặt TĐ và điểm tương
ứng of nó trên mp Map.
- 1 điểm trên bề mặt TĐ được xđ = toạ độ địa lý. Kí hiệu: A(,λ)
+ Vĩ độ 1 điểm ( ): góc hợp bởi mp pháp tuyến qua điểm đó và mp XĐạo.
+ Kinh độ 1 điểm (λ): góc hợp bởi mp kinh tuyến qua điểm đó và mp kinh
tuyến gốc.
Gồm các phép chiếu:
- Phép chiếu Gauss-Kriuger
- Phép chiếu UTM
- Phép chiếu hình nón đứng đồng góc 2 vĩ tuyến chuẩn


- Phép chiếu quốc tế
6. Bản đồ có bố cục như thế nào? Cách trình bày bố cục?
Bố cục bản đồ số là cách bố trí khu vực được thành lập bản đồ trên trang giấy, bao

gồm việc xác định khung, sắp xếp các vị trí trong khung, trình bày ngoài khung
như tên bản đồ, tỷ lệ, chú giải, biểu đồ, đồ thị, bản đồ phụ và các thông tin khác
( lãnh thổ chính thường được đưa vào tâm bản đồ)
7. Khái niệm bản đồ số:
Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu không gian và thuộc tính của các
đối tượng địa lý dưới dạng bản đồ trong máy tính.
Cấu trúc dữ liệu bản đồ số:
- Các đối tượng trên bản đồ đều được thể hiện dưới 3 dạng điể, đường, vùng
- Không bị giới hạn thông tin 2 chiều
- Các đối tượng trên bản đồ bao gồm các thông tin về vị trí và thuộc tính của
đối tượng
- Thông tin vị trí được thể hiện thông qua cấu trúc dữ liệu vector và dữ liệu
raster
- Thông tin thuộc tính được thể hiện dưới dạng các bảng và có thể được thể
hiện dưới dạng chữ và dạng số


GIS
1. Khái niệm GIS:
GIS là 1 hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với các dữ liệu trong 1 hệ tọa
độ quy chiếu. GIS bao gồm 1 hệ cơ sở dữ liệu và cá phương thức để thao tác với
dữ liệu đó.
GIS là 1 chương trình máy tính hỗ trợ việc thu thập lưu trữ phân tích và hiển thị dữ
liệu bản đồ
2. GIS gồm những thành phần nào?Đăc điểm, chức năng từng thành phần
Những thành phần của GIS: Gồm 5 thành phần chính
- Phần cứng
+ Là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động, cho phép xử lý, lưu trữ,
hiển thị DL không gian dạng số.
+ Gồm các thiết bị điện tử như máy tính, máy in, scaner,…

- Phần mềm
Cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và
hiển thị thông tin địa lý.
Gồm các tính năng:
+ Nhập và KT DL
+ Lưu trữ và QL CSDL
+ Xuất DL
+ Biến đổi DL
+ Tương tác với người dùng
- Cơ sở dữ liệu


Thành phần quan trọng nhất trong 1 hệ GIS, DL địa lý và DL thuộc tính
được người sử dụng tự thu thập, biên tập hoặc lấy từ nguồn DL có sẵn.
- Con người
Người sd GIS có thể là những chuyên gia kĩ thuật, ng thiết kế và duy trì hệ
thống, chuyên viên GIS tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng
dụng GIS trong thực tế. Hiệu suất sd GIS phụ thuộc rất lớn vào khả năng of
người QL hệ thống và người lập kế hoạch phát triển việc ứng dụng GIS trong
thực tế GIS có thể được thiết kế sd bởi nhiều chuyên gia của các lĩnh vực #.
- Phương pháp luận
Một hệ GIS theo khía cạnh thiết kế cần phải XD 1 quy trình thống nhất
chung, được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức. Sự thành công
trong các tổ chức GIS phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định p2 tiến hành
công việc.
3. Dữ liệu bản đồ có vai trò như thế nào đối với GIS:
- Là nguồn dữ liệu không gian
- Là phương tiện lưu trữ và tích hợp dữ liệu về các đối tượng không gian
- Là phương tiện tổ chức các truy vấn không gian đến cơ sở dữ liệu
- Là phương tiện phân tích không gian

- Là phương tiện thể hiện kết quả của GIS
4. Mô hình và cấu trúc dữ liệu trong GIS:
Vector
Ưu điểm
- Tiết kiệm bộ nhớ
- Dễ biểu hiện các quan hệ không
gian
- Thích hợp với phân tích mạng

Raster
Ưu điểm
- Cấu trúc dữ liệu đơn giản đồng
nhất
- Dễ chồng ghép bản đồ với dữ liệu
viễn thám
- Dễ phân tích không gian đặc biệt


- Dễ tạo đồ họa đẹp, chính xác

là không gian liên tục
- Dễ mô hình hóa

Nhược điểm

Nhược điểm

- Cấu trúc phức tạp

- Cần nhiều bộ nhớ


- Khó chồng ghép

- Khi giảm độ phân giải để giảm
khối lượng dữ liệu sẽ làm giảm độ
chính xác hay làm mất thông tin

- Khó biểu diễn dữ liệu liên tục

- Khó biểu diễn các mối quan hệ
không gian
- Không thích hợp với phân tích
mạng
- Đồ họa không đẹp

5. Khái niệm chồng lớp và phân loại thuộc tính trong GIS:
* Chồng lớp bản đồ: thường được dùng trong việc liên kết các lớp DL không
gian, có thể chồng các lớp DL dạng điểm lên lớp đối tượng dạng vùng, hay lớp
đối tượng dạng vùng lên lớp đối tượng dạng vùng, hay lớp đối tượng dạng
tuyến lên lớp đối tượng dạng vùng.
* Phân loại thuộc tính: ghép 2 hay nhiều đối tượng không gian có cùng chung 1
hay nhiều đặc trưng nào đó hay cùng thoả 1 đk nào đó thành 1. Phương pháp
này được sd trong việc phân loại lại các đối tượng thành đối tượng mới tổng
quát hơn.

VIỄN THÁM
1. Khái niệm về viễn thám, ảnh viễn thám:


- Viễn thám là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ như 1 phương tiện để

nghiên cứu, điều tra, đo đạc những thuộc tính cơ bản của đối tượng nghiên cứu mà
không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
- Ảnh viễn thám (ảnh vệ tinh): là ảnh số thể hiện các vật thể trên bề mặt trái
đất được thu nhận bởi các bộ cảm biến đặt trên vệ tinh.
2. Các yếu tố của 1 tờ ảnh khi giải đoán:
- Kích thước
- Hình dạng: là đặc trưng bên ngoài tiêu biểu cho đối tượng.
- Bóng : + ưu điểm: lấy được chính xác độ cao đối tượng
+ nhược điểm: làm nhiễu thông tin các đối tượng khác
- Độ đậm nhạt (tone ảnh):
+ là yếu tố rất quan trọng trong việc giải đoán ảnh.
+ là tổng hợp năng lượng phản xạ bởi bề mặt của đối tượng.
- Màu ảnh
- Cấu trúc: cấu trúc của một ảnh có quan hệ với vị trí không gian của đối
tượng.
- Hình mẫu
- Mối liên quan: sự phối hợp các yếu tố giải đoán, môi trường xung quanh
hoặc mối liên hệ của đối tượng nghiên cứu.


3. Quy trình hiệu chỉnh bản đồ bằng ảnh vệ tinh
Công tác chuẩn bị và
thiết kế

Thành lập bình đồ ảnh
vệ tinh

In đo góc để hiệu chỉnh

Điều vẽ nội nghiệp


Điều vẽ bổ sung ngoại
nghiệp

Thành lập bản đồ gốc mới,
quét, nén

Hiệu chỉnh bản số vector


Kiểm tra nghiệm thu

Giao nộp sản phẩm

4. Quy trình và các bước cụ thể trong xây dựng bản đồ chuyên đề bằng ảnh
vệ tinh:
- Chuẩn bị ảnh: in ảnh, nắn chỉnh hình học, định vị ảnh
- Giải đoán ảnh: chuẩn bị các chìa khóa giải đoán ảnh, phân tích ảnh, giải
đoán và điều vẽ bổ sung ngoài thực địa.
- Thiết kế bản đồ:
+ bản đồ nền (giao thông, thủy văn, hành chính,…)
+ chuyên đề ( dân cư, mật độ, số dân, thành phần dân tộc,...)
- Thành lập nền địa lý
- Xây dựng nội dung chuyên đề
- Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm
- In bản đồ
5. Quy trình phân loại ảnh vệ tinh theo phương pháp phân loại có giám định:
- Chuẩn bị ảnh của khu vực cần xác định bản đồ (in ảnh, nắn chỉnh hình học, tang
cường chất lượng ảnh)
- Xác định các thông tin cần phân loại

- Xác định vùng mẫu (chọn mẫu phân loại)
- Lựa chọn thuật toán phân loại (phân loại có giám định)
- Thống kê vùng mẫu


- Phân loại theo quyết định và theo chỉ tiêu đã thiết kế
- Kiểm tra và đánh giá kết quả



×