Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI NĂM 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.75 KB, 109 trang )

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ

CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
NĂM 2006

February 2006


CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI NĂM 2006
Lời nói đầu
Ngày 07/02/2006, Tổ chức Lao động quốc tế đã tiến hành Hội nghị
chung tại Geneva trong phiên họp lần thứ 94 của tổ chức này với mong muốn
xây dựng được một văn bản duy nhất, chặt chẽ, bao quát đến mức tối đa có thể
các tiêu chuẩn cập nhật nhất của các Công ước lao động hàng hải quốc tế hiện
thời, cũng như các nguyên tắc cơ bản của các Công ước lao động quốc tế, cụ thể
là:
- Công ước lao động khổ sai, 1930 (số 29);
- Công ước về quyền tự do thành lập hiệp hội bảo vệ, 1948 (số 87)
- Công ước về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949 (số 98);
- Công ước về trả lương công bằng,1951 (số 100);
- Công ước bãi bỏ lao động khổ sai, 1957 (số 105);
- Công ước về phân biệt (lao động ngành nghề), 1958 (số 111);
- Công ước về tuổi lao động tối thiểu, 1973 (số 138);
- Công ước về các hình thức tồi tệ nhất với lao động trẻ em, 1999 (số 182);
Căn cứ vào tuân chỉ của Tổ chức Lao động quốc tế nhằm cải thiện điều
kiện làm việc cho người lao động và tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế về
các nguyên tắc và quyền lao động cơ bản năm 1998;
Trên cơ sở các thuyền viên là đối tượng được điều chỉnh trong các văn bản
khác của Tổ chức Lao động quốc tế, thuyền viên cũng có các quyền tự do như
tất cả các đối tượng khác;
Xem xét rằng trong bối cảnh toàn cầu hoá của ngành công nghiệp hàng hải


thì các thuyền viên cũng cần có sự bảo hộ đặc biệt;
Cũng căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn tàu biển, an toàn lao
động và quản lý chất lượng tàu biển trong Công ước quốc tế sửa đổi và đảm bảo
an toàn trên biển năm 1974, Công ước sửa đổi về các quy định quốc tế về phòng
ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, cũng như các tiêu chuẩn đào tạo thuyền viên
của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên
môn và trực ca của thuyền viên, 1978 và sửa đổi bổ sung (STCW78/95).
Nhằm thực thi Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 trong đó
xây dựng một khung luật pháp chung sao cho mọi hoạt động trên biển và đại
dương đều phải được tiến hành nhằm làm nền tảng chiến lược cho các hành
động quốc gia, khu vực và quốc tế cũng như sự hợp tác trong lĩnh vực hàng hải
nhằm duy trì tính hợp pháp, và


Căn cứ Điều 94 Công ước của liên hiệp quốc về Luật biển 1982 trong đó
thiết lập ra các nghĩa vụ của mỗi con tàu cắm cờ quốc gia về điều kiện lao động,
thuyền viên và các vấn đề xã hội trên con tàu đó , và
Căn cứ đoạn 8 trong Điều 19 Hiến pháp của Tổ chức Lao động quốc tế
trong đó quy định rằng trong mọi trường hợp chấp thuận bất kỳ Công ước hay
thoả thuận của một hội nghị hoặc việc phê chuẩn Công ước của bất kỳ một thành
viên nào đó cũng không thể ảnh hưởng tới một Bộ luật, một tập quán hay một
thoả thuận có lợi cho người lao động hơn Công ước này, và
Hội nghị này quyết định rằng Công ước mới được xây dựng cần đảm bảo
khả năng được các nước, các chủ tàu và các thuyền viên chấp thuận rộng rãi
cũng như có khả năng tạo cam kết về các nguyên tắc đảm bảo điều kiện làm
việc. Công ước này cũng phải có tính cập nhập và khả năng thực thi cao nhất, và
Hội nghị cũng đã quyết định chấp nhận một số đề nghị nhất định nhằm hiện
thực hoá việc xây dựng một công cụ như nói đến ở trên và chúng được xây dựng
theo một Công ước quốc tế;
Ngày 23/02/2006, Hội nghị đã thông qua Công ước Lao động hàng hải

2006.
Quy định chung

Điều 1.
1. Mỗi thành viên tham gia Công ước phải cam kết tuân thủ mọi điều khoản
quy định ở Điều VI dưới đây nhằm đảm bảo quyền lợi của thuyền viên khi lao
động.
2. Các thành viên có thể hợp tác với nhau nhằm đảm bảo việc thực thi
Công ước một cách hiệu quả nhất.
Giải thích thuật ngữ và phạm vi áp dụng

Điều 2.
1. Trong Công ước này trừ trường hợp được quy định trong các điều khoản
cụ thể, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
(a) Cơ quan có thẩm quyền là Bộ trưởng, Ban Chính phủ hoặc cơ quan
hữu quan khác có thẩm quyền ban hành và thực thi luật, Quyết định hoặc quy
định pháp luật có liên quan tới vấn đề của Công ước;
(b) Tuyên bố tuân thủ lao động hàng hải là tuyên bố được quy định tại
Điều 5.1.3;
(c) Tổng dung tích là dung tích được tính theo quy định về đo lường dung
tích trong Phụ lục 1 của Công ước quốc tế về dung tích tàu biển (Tonnage 1969)
trong bất kỳ một Công ước tương ứng; tàu biển được điều chỉnh trong khung đo
lường tạm thời của Tổ chức Hàng hải quốc tế thì tổng dung tích là dung tích


nằm trong cột ghi chú (Remark) của Giấy chứng nhận dung tích quốc tế
(Tonnage 1969);
(d) Giấy chứng nhận lao động hàng hải là chứng chỉ quy định tại Điều
5.1.3;
(e) Các quy định của Công ước là các quy định của điều, khoản và Phần A

Bộ luật này;
(f) Thuyền viên là bất kỳ người nào thuộc định biên hoặc làm việc ở bất kỳ
bộ phận nào trên tàu thuộc quy định của Công ước;
(g) Hợp đồng thuê thuyền viên là hợp đồng lao động và các điều khoản
thoả thuận;
(h) Dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên là bất kỳ ai, bất kỳ cơ
quan đoàn thể, đại lý hay một tổ chức nào, dù thuộc lĩnh vực nhà nước hay tư
nhân tham gia hoạt động tuyển dụng thuyền viên thay mặt cho chủ tàu hoặc hoạt
động thay thế thuyền viên với chủ tàu;
(i) Tàu biển không bao gồm những con tàu chỉ hoạt động trong khu vực
đường thuỷ nội địa hoặc các vùng nước hoặc các khu vực cảng;
(j) Chủ tàu là người sở hữu một con tàu hoặc một tổ chức, một cá nhân làm
quản lý, đại lý hoặc thuê tàu, chịu trách nhiệm về hoạt động của con tàu trước
chủ sở hữu của con tàu và chấp nhận đảm đương mọi nghĩa vụ và trách nhiệm
của chủ sở hữu tàu theo
Công ước này về con tàu đó, không kể tới việc có bất kỳ một tổ chức hay
cá nhân nào khác cũng chịu một số trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định thay mặt
chủ sở hữu con tàu hay không.
2. Trừ trường hợp có quy định khác, Công ước này áp dụng cho tất cả các
thuyền viên.
3. Trong trường hợp không xác định được người nào là thuyền viên thuộc
phạm vi quy định trong Công ước này hay không thì các cơ quan chức năng của
các nước thành viên Công ước sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi
đã tham khảo ý kiến của các Hiệp hội chủ tàu và thuyền viên.
4. Trừ trường hợp có quy định khác, Công ước này cũng áp dụng cho mọi
tàu biển, dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân hay phục vụ cho các hoạt động
thương mại hay không, trừ các tàu cá hoặc tàu tương tự tàu cá, thuyền buồm.
Công ước này không áp dụng cho các loại tàu quân sự hoặc tàu chiến.
5. Trong trường hợp không xác định được một con tàu nào đó có thuộc
phạm vi điều chỉnh của Công ước này hay không thì các cơ quan chức năng của

các nước thành viên Công ước sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi
đã tham khảo ý kiến của Hiệp hội chủ tàu và thuyền viên.
6. Trong trường hợp một cơ quan có thầm quyền quy định việc áp dụng
một quy định nào đó trong Điều IV, khoản 1 đối với tàu treo cờ một quốc gia
thành viên của Công ước này là chưa phù hợp với điều kiện hiện tại thì quy định


đó sẽ không bắt buộc áp dụng với điều kiện là vấn đề này được các luật pháp
quốc gia hoặc các thoả thuận quy định chưa thống nhất. Quyết định áp dụng
cuối cùng sẽ được thoả thuận với các Hiệp hội của chủ tàu và thuyền viên có
liên quan và chỉ áp dụng cho tàu có tổng dung tích dưới 200 GT và không hoạt
động tuyến hàng hải quốc tế.
7. Bất kỳ một quyết định do một nước thành viên Công ước đưa ra quy
định tại khoản 3, khoản 5 hoặc khoản 6 của Điều này phải thông báo cho Tổng
Thư ký của Tổ chức Lao động quốc tế thông báo cho các nước thành viên khác.
8. Trừ trường hợp có quy định khác, mọi tham chiếu tới Công ước này
cũng là tham chiếu tới quy định và điều khoản trong Công ước.
Các nguyên tắc và quyền cơ bản

Điều 3.
Mỗi thành viên tham gia Công ước, trong điều kiện cho phép của luật pháp
quốc gia, có những quyền cơ bản sau:
(a) quyền liên kết và công nhận hình thức thỏa ước lao động tập thể;
(b) quyền bãi bỏ mọi hình thức lao động khổ sai;
(c) quyền bãi bỏ hình thức lao động trẻ em ;
(d) quyền bãi bỏ mọi sự phân biệt đối xử về lao động và nghề nghiệp.
Thuyền viên và quyền lợi của thuyền viên

Điều 4.
1. Mỗi thuyền viên có quyền được làm việc trong một môi trường lao động

tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.
2. Mỗi thuyền viên có quyền được làm việc trong điều kiện lao động phù
hợp.
3. Mỗi thuyền viên có quyền làm việc và có điều kiện sống thích hợp trên
tàu.
4. Mỗi thuyền viên có quyền được chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc y tế và
hưởng các phúc lợi xã hội khác.
5. Mỗi thuyền viên trong điều kiện cho phép của luật pháp nước mình, cần
đảm bảo thực thi đầy đủ các quyền lợi cho thuyền viên đã nêu ra ở các khoản
mục trên đây. Trừ trường hợp có quy định khác trong Công ước, các nước thành
viên cần xây dựng các luật hoặc quy định quốc gia thông qua các thoả thuận tập
thể hoặc các biện pháp khác nhằm đảm bảo việc thực thi này.
Trách nhiệm thực thi Công ước

Điều 5


1. Mỗi nước thành viên cần thực hiện hoặc có biện pháp đảm bảo thực thi
đầy đủ các cam kết của mình về lao động hàng hải theo quy định Công ước này
thông qua luật pháp quốc gia.
2. Mỗi nước thành viên có trách nhiệm xây dựng một hệ thống các biện
pháp đảm bảo thực thi các quy định của Công ước, bao gồm công tác kiểm tra,
báo cáo, kiểm soát định kỳ và tranh chấp theo pháp luật quốc gia đang áp dụng,
để thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với các tàu mang cờ quốc tịch của
quốc gia đó.
3. Mỗi nước thành viên cần bảo đảm các tàu mang cờ quốc tịch của quốc
gia đó phải có Giấy chứng nhânh lao động hàng hải và tuyên bố tuân thủ điều
khoản lao động hàng hải theo yêu cầu của Công ước này.
4. Tàu biển thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, theo luật pháp
quốc tế, cần được kiểm tra bởi một nước thành viên khác (không phải nước

thành viên mà tàu đó treo cờ), khi tàu nằm tại một trong các cảng của nước đó
nhằm xác định xem con tàu này có thoả mãn đầy đủ các quy định của Công ước
hay không.
5. Mỗi nước thành viên có trách nhiệm thực thi các quy định của Công ươc
và kiểm soát đầy đủ đối với các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên
thuộc phạm vi lãnh thổ nước mình.
6. Mỗi nước thành viên có trách nhiệm ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy
định của Công ước này và luật pháp quốc tế để tự xây dựng các biện pháp ngăn
cấm hoặc phòng ngừa của riêng nươc mình để hạn chế các hành vi vi phạm đó.
7. Mỗi nước thành viên thực thi các quy định của Công ước này cần đảm
bảo các tàu treo cờ các quốc gia chưa tham gia Công ước sẽ không được hưởng
các ưu đãi hơn so với các tàu treo cờ các quốc gia đã tham gia Công ước.
Các quy định và phần A, phần B của Bộ luật

Điều 6
1. Các quy định và điều khoản của Phần A trong Bộ luật là bắt buộc, quy
định và điều khoản trong phần B không có tính bắt buộc.
2. Mỗi nước thành viên cần cam kết tôn trọng các quyền và nguyên tắc đề
ra trong quy định này và thực thi mỗi quy định theo tinh thần đã được xây dựng
trong các phần A của Bộ luật. Hơn nữa, mỗi nước thành viên cũng cần quan tâm
xem xét thực thi các trách nhiệm của mình được quy định trong phần B của Bộ
luật.
3. Trừ phi có quy định khác trong Công ước, các nước thành viên không đủ
điều kiện để thực hiện các quyền và nguyên tắc đề ra trong Phần A của Bộ luật
thì có thể thực thi các nguyên tắc đó thông qua luật quốc gia hoặc các biện pháp
khác tương đương.


4. Đối với các quy định như ở khoản 3 trên đây, bất kỳ một luật định, quy
định thoả ước tập thể hay các biện pháp thực hiện nào sẽ được coi là có tính chất

tương đương với quy định của Công ước nếu thoả mãn các yêu cầu sau:
(a) luật, quy định, thoả ước tập thể đó đều hướng tới việc đạt được mục tiêu
chung nêu ra trong quy định của phần A trong Bộ luật.
(b) luật, quy định, thoả ước tập thể đó nhằm thực thi các điều khoản trong
phần A của Bộ luật.
Tham vấn các hiệp hội chủ tàu và thuyền viên
Điều 7
Đối với những sự thay đổi, miễn thi hành hoặc áp dụng linh hoạt các quy
định Công ước mà cần có sự tham gia ý kiến của hiệp hội chủ tàu, hiệp hội
thuyền viên mà tại nước thành viên tham gia Công ước lại không có đại diện của
hiệp hội chủ tàu và thuyền viên thì việc thay đổi như trên sẽ chỉ được quyết định
sau khi tham vấn ý kiến của Hội đồng được quy định tại Điều 13.
Điều khoản thi hành

Điều 8
1. Việc một nước tham gia phê chuẩn Công ước này cần được báo cáo lên
Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế.
2. Công ước này chỉ bắt buộc đối với các thành viên của Tổ chức Lao động
quốc tế và đã đăng ký tham gia phê chuẩn Công ước lên Chủ tịch Uỷ ban Lao
động quốc tế.
3. Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có 30 nước thành viên
với đội tàu có trọng tải chiếm tỷ lệ 33% trọng tải đội tàu biển thế giới phê chuẩn.
4. Theo đó, Công ước sẽ có hiệu lực với mỗi thành viên sau 12 tháng kể từ
ngày đăng ký gia nhập.
Bãi ước
Điều 9.
1. Một nước thành viên đã tham gia Công ước có thể tuyên bố bãi bỏ Công
ước sau 10 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực đầu tiên, bằng cách gửi
đơn xin rút lui lên Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế. Việc bãi ước sẽ có
hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày gửi đơn xin rút lui.

2. Nếu trong vòng 1 năm sau thời hạn nói trên mà quốc gia thành viên
không gửi đơn xin bãi ước thì Công ước này vẫn có hiệu lực áp dụng bắt buộc
với thành viên đó trong vòng 10 năm nữa và thành viên đó chỉ có thể xin bãi ước
khỏi Công ước sau mỗi kì hạn 10 năm một.


Hiệu lực thi hành
Điều 10
Công ước này sửa đổi các Công ước sau đây:
- Công ước về tuổi đi biển tối thiểu, 1920 (số 7);
- Công ước về trợ cấp thất nghiệp cho thuyền viên (khi tàu đắm, khi đâm
va), 1920 (số 8);
- Công ước về thay thế thuyền viên, 1920 (số 9)
- Công ước về kiểm tra sức khoẻ với thuyền viên trẻ, 1921 (số 16);
- Công ước về các thoả thuận của thuyền viên, 1926 (số 22);
- Công ước về hồi hương thuyền viên, 1926 (số 23);
- Công ước về cấp chứng chỉ năng lực sĩ quan, 1936 (số 53);
- Công ước về ngày nghỉ được hưởng lương (cho thuyền viên), 1936 (số
54);
- Công ước về trách nhiệm của chủ tàu (với thuyền viên đau ốm), 1936 (số
55)
- Công ước về bảo hiểm y tế (thuyền viên), 1936 (số 56);
- Công ước về giờ làm việc của nhân lực, 1936 (57);
- Công ước về tuổi đi biển tối thiểu sửa đổi, 1936 (số 58);
- Công ước về thực phẩm và chế độ ăn uốngcho đội thuyền viên, 1946 (số
68);
- Công ước về cấp bằng cho bếp trưởng trên tàu, 1946 (số 69);
- Công ước về đảm bảo an toàn cho thuyền viên, 1946 (số 70);
- Công ước về thời gian nghỉ có lương cho thuyền viên, 1946 (số 70);
- Công ước về kiểm tra y tế cho thuyền viên, 1946 (số 73);

- Công ước về cấp chứng chỉ đủ khả năng đi biển cho thuyền viên, 1846 (số
74);
- Công ước về chỗ ở cho thuyền viên, 1946 (số 75);
- Công ước về tiền lương và giờ làm việc cho thuyền viên, 1946 (số 76);
- Công ước về thời gian nghỉ có lương cho thuyền viên sửa đổi, 1949 (số
91);
- Công ước về chỗ ở cho thuyền viên sửa đổi, 1949 (số 92);
- Công ước về tiền lương và giờ làm việc cho thuyền viên sửa đổi, 1949 (số
93);
- C ông ước về tiền lương và giờ làm việc cho thuyền viên sửa đổi, 1958
(số109);


- Công ước về chỗ ở cho tuyền viên bổ sung, 1970 (số 133);
- Công ước về phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên, 1970 (số 134);
- Công ước về thuê lao động liên tục, 1976 (số 145);
- Công ước về nghỉ phép hàng năm có lương của thuyền viên, 1976 (số
146);
- Công ước về tàu thương mại ( các tiêu chuẩn tối thiểu) 1976 (số 147);
- Công ước về hiệp định thư 1996 tới tàu biển thương mại (các tiêu chuẩn
tối thiểu), 1976 (số147);
- Công ước về phúc lợi cho thuyền viên, 1987 (số 163);
- Công ước về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho thuyền viên, 1987 (số
164);
- Công ước về an toàn xã hội cho thuyền viên sửa đổi, 1987 (số 165);
- Công ước về hồi hương sửa đổi 1987 (số 166);
- Công ước về kiểm tra lao động, 1996 (số 178);
- Công ước về tuyển dụng và thay thế thuyền viên, 1996 (số 179);
- Công ước về thời gian làm việc và nhân lực trên tàu, 1996 (số180);
Các chức năng dự phòng


Điều 11
1. Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế sẽ thông báo tới tất cả các thành
viên của Tổ chức Lao động quốc tế về các nước xin đăngký tham gia, chấp nhận
và rút lui khỏi Công ước nay
2. Khi tất cả các điều kiện ở khoản 3 điều 8 đã được thoả mãn, Tổng thư ký
Tổ chức Lao động quốc tế sẽ cùng với các thành viên của tổ chức thống nhất về
ngày Công ước chính thức có hiệu lực.
Điều 12
Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế sẽ làm việc với Tổng thư ký Liên
hợp quốc đăng ký theo điều 102 Hiến pháp Liên hợp quốc về mọi chi tiết của
việc phê chuẩn, chấp nhận và bãi ước của Công ước này.
Hội đồng ba bên đặc biệt

Điều 13
1. ủy ban điều hành của Tổ chức Lao động quốc tế sẽ theo dõi việc thực thi
Công ước này thông qua một hội đồng do cơ quan này lập ra về lĩnh vực tiêu
chuẩn hàng hải.


2. Những vấn đề liên quan tới Công ước này sẽ được giải quyết bởi một hội
đồng gồm 2 đại diện do Chính phủ của mỗi nước thành viên tham gia Công ước
chỉ định, cùng với các đại diện của hiệp hội chủ tàu và thuyền viên do cơ quan
chủ quản phối hợp với Uỷ ban Liên kết hàng hải chỉ định ra.
3. Các đại diện của các nước chưa tham gia Công ước cũng có thể tham dự
vào hội đồng này nhưng sẽ không có quyền bỏ phiếu với bất kỳ vấn đề nào
thuộc Công ước. Cơ quan chủ quản có thể mời các tổ chức khác đại diện cho các
quan sát viên của hội đồng.
4. Sức mạnh biểu quyết của mỗi đại diện hiệp hội thuyền viên trong hội
đồng này sẽ được tính toán sao cho đảm bảo rằng mỗi nhóm trên sẽ nắm giữ

50% quyền lực trong tổng số các nước có đại diện trong hội đồng và tham gia
biểu quyết.
Sửa đổi Công ước

Điều 14
1. Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế sẽ là cơ quan tiếp nhận
mọi sửa đổi đối với Công ước này theo như quy định của Điều 19 của Hiến pháp
Tổ chức Lao động quốc tế và các quy tắc của tổ chức này trong việc chấp nhận
Công ước. Mọi sửa đổi về Bộ luật cũng tuân theo các trình tự quy định tại Điều
15.
2. Trong trường hợp các nước thành viên đăng ký tham gia Công ước trước
khi sửa đổi được chấp nhận thì họ sẽ được thông báo để thông qua điều khoản
sửa đổi đó.
3. Đối với các thành viên khác của tổ chức, các điều khoản sửa đổi sẽ được
thông qua tới họ để phê chuẩn theo như quy định trong Điều 19 của Hiến
chương liên hiệp quốc.
4. Một điều khoản sửa đổi sẽ được thông qua khi có ít nhất 30 nước thành
viên mà tổng trọng tải đội tàu chiếm ít nhất 33% tổng trọng tải đội tàu thế giới
đăng ký phê chuẩn sửa đổi.
5. Một điều khoản sửa đổi được chấp nhận theo như quy định trong Điều
19 Hiến pháp sẽ có ý nghĩa bắt buộc chỉ với những thành viên đã đăng ký phê
chuẩn với Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế.
6. Với những thành viên được nói đến tại khoản 2 của Điều này, một sửa
đổi sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày chấp nhận được quy định tại khoản 4
trên đây hoặc sau 12 tháng kể từ ngày đăng ký phê chuẩn sửa đổi, tuỳ theo
trường hợp nào đến muộn hơn.
7. Xét theo quy định tại khoản 9 dưới đây, đối với những thành viên được
nói đến ở khoản 3 ở trên thì Công ước sửa đổi sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ
ngày Công ước sửa đổi được chấp nhận như đã quy định ở khoản 4 hoặc sau 12



tháng kể từ ngày Công ước sửa đổi được đăng ký phê chuẩn, tuỳ theo trường
hợp nào đến muộn hơn.
8. Với những thành viên đăng ký phê chuẩn Công ước này trước khi một
sửa đổi nào đó được chấp nhận và do đó chưa phê chuẩn sự sửa đổi đó thì Công
ước này vẫn giữ nguyên hiệu lực không tính tới sửa đổi.
9. Đối với những thành viên đăng ký tham gia phê chuẩn Công ước sau khi
có một sửa đổi đã được chấp nhận nhưng trước khi sửa đổi có hiệu lực như quy
định tại khoản 4 trên đây thì thành viên này có thể gửi một tuyên bố kèm theo
bản phê chuẩn của mình trong đó nêu rõ rằng việc phê chuẩn của mình không
bao gồm điều khoản sửa đổi. và như thế, Công ước sẽ có hiệu lực với thành viên
này sau 12 tháng kể từ ngày đăng ký phê chuẩn. Nếu không có một tuyên bố đi
kèm như trên hoặc trong trường hợp đăng ký phê chuẩn vào hoặc sau ngày có
hiệu lực của sữa đổi như quy định trong khoản 4 Công ước sẽ có hiệu lực với
thành viên này sau 12 tháng kể từ ngày đăng ký đăng ký phê chuẩn và theo như
quy định tại khoản 7 thì điều khoản sửa đổi sẽ có ý nghĩa bắt buộc đối với thành
viên này, trừ khi điều khoản sữa đổi quy định khác.
Sửa đổi Bộ luật
Điều 15
1. Trừ trường hợp có quy định khác, Bộ luật cũng có thể được sửa đổi theo
quy định tại Điều 14 hoặc theo quy trình nêu ra trong Điều 15.
2. Chính phủ bất kỳ nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế
hoặc nhóm đại diện của hiệp hội chủ toà hoặc hiệp hội thuyền viên, những người
đã được bổ nhiệm vào hội đồng 3 bên nói đến ở Điều 13, đều có thể đưa đề nghị
sửa đổi Bộ luật lên Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế. Một đề nghị do
chính phủ của một nước thành viên đưa ra phải được sự đồng thuận của ít nhất 5
nước thành viên khác cũng đã tham gia phê chuẩn Công ước của nhóm đại diện
Hiệp hội chủ tàu hoặc hiệp hội thuyền viên trên đây.
3. Sau khi kiểm tra những yêu cầu như quy định tại khoản 2 này đối với
một đề nghị sửa đổi nào đó, Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế đưa đề nghị

sửa đổi này, cùng với những ý kiến đóng góp của mình nếu có, ra trước toàn thể
của thành viên của tổ chức, kêu gọi sự đóng góp ý kiến của họ trong vòng 6
tháng hoặc 1 khoảng thời gian tương tự (nhưng không ít 3 tháng và không nhiều
hơn 9 tháng).
4. Sau khoảng thời hạn trên, đề nghị sửa đổi và các ý kiến đóng góp của các
thành viên sẽ được chuyển tới cho hội đồng 3 bên xem xét trong một cuộc họp
riêng. Hội đồng này sẽ chấp nhận sửa đổi nếu:
(a) ít nhất 50% đại diện các nước thành viên đã tham gia phê chuẩn Công
ước này tham gia cuộc họp này;
(b) ít nhất 2/3 thành viên hội đồng bỏ phiếu tán thành sửa đổi;


c) số phiếu thuận phải bao gồm ít nhất 50% quyền bỏ phiếu của khối thành
viên, 50% quyền bỏ phiếu của hiệp hội chủ tàu và 50% quyền bỏ phiếu của hiệp
hội thuyền viên trong số các thành viên hội đồng có mặt tại cuộc họp.
5. Những sửa đổi được chấp nhận thoả mãn các điều kiện của khoản 4 ở
trên sẽ được trình lên phiên họp tiếp theo của Hội nghị và sẽ được phê chuẩn
nếu có được 2/3 số phiếu thuận của các đại diện tại hội nghị. Ngược lại sửa đổi
sẽ được gửi trả lại cho hội đồng 3 bên đều xem xét lại.
6. Sau khi Hội nghị thông qua, các sửa đổi sẽ được gửi cho Tổng thư ký Tổ
chức Lao động quốc tế để thông báo tới các nước thành viên đã đăng ký phê
chuẩn Công ước này trước khi sửa đổi được hội nghị phê chuẩn. Các nước thành
viên đó dưới đây sẽ được gọi là "thành viên phê chuẩn". Thông báo sẽ bao gồm
cả điều khoản trước sửa đổi và quy định về khoảng thời gian trong đó các thành
viên được phép đưa ra các ý kiến phản đối. Thông thường khoảng thời gian này
là 2 năm kể từ ngày ra thông báo, trừ phi hội nghị đã đề ra một mức thời gian
khác, dưới 1 năm, ngay khi phê chuẩn sửa đổi. Một bản thông báo như thế cũng
sẽ được gửi cho các thành viên khác của tổ chức để họ ghi nhận.
7. Một sửa đổi đã được hội nghị phê chuẩn sẽ được coi như đã được chấp
nhận trừ phi trong thời hạn đã có quy định có ý kiến phản đối chính thức được

gửi lên Chủ tịch Uỷ ban Lao động quốc tế từ hơn 40% tổng số thành viên của đã
tham gia phê chuẩn Công ước mà số thành viên này đại diện cho ít nhất là 40%
tổng trọng lượng đội tàu của các quốc gia đã phê chuẩn Công ước.
8. Một sửa đổi đã được chấp nhận sẽ có hiệu lực đối với các "thành viên
phê chuẩn" sau 8 tháng kể từ ngày hết thời hạn đưa ra ý kiến phản đối, trừ những
thành viên đã đưa ra phản đối chính thức như ở khoản 7 nêu ra và chưa rút lại
những phản đối này theo như quy định tại khoản 11 dưới đây. Tuy nhiên các
thành viên phê chuẩn có thể chưa chấp nhận hiệu lực sửa đổi nếu:
(a) trước ngày hết thời hạn đưa ra ý kiến, bất kỳ "thành viên phê chuẩn"
nào thông báo với Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế rằng mình sẽ bắt buộc
thực hiện theo quy định sửa đổi chỉ sau khi có một thông báo chấp nhận rõ ràng
của thành viên đó; và
(b) trước ngày điều khoản sửa đổi có hiệu lực, bất kỳ một "thành viên phê
chuẩn" nào thông báo cho Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế rằng mình sẽ
không thực hiện điều khoản sửa đổi đó trong một thời hạn nhất định.
9. Điều khoản sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với nước thành viên ra thông báo
chưa chấp nhận như ở khoản 8(a) trên đây sau 6 tháng kể từ ngày thành viên
thông báo cho Tổng thư ký Tổ chức Lao động quốc tế và việc chấp nhận của
mình hoặc vào ngày điều khoản sửa đổi có hiệu lực lần đầu tiên.
10. Thời hạn được nói đến ở khoản 8 (b) sẽ không quá 1 năm kể từ ngày
sửa đổi có hiệu lực hoặc không quá bất kỳ thời hạn nào dài hơn do Hội nghị đề
ra tại thời điểm phê chuẩn sửa đổi.


11. Một thành viên đã đưa ra ý kiến chính thức phản đối điều khoản sửa đổi
có thể rút lui ý kiến phản đối này được gửi cho Tổng thư ký Tổ chức Lao động
quốc tế sau khi điều khoản sửa đổi đã có hiệu lực thì điều khoản sửa đổi này
cũng sẽ có hiệu lực đối với thành viên đó sau 6 tháng kể từ ngày thông báo được
nhận.
12. Sau khi sửa đổi có hiệu lực, mọi phê chuẩn Công ước sẽ bao gồm cả

sửa đổi này.
13. Với các chứng chỉ lao động hàng hải có liên quan đến những vấn đề
trong một điều khoản sửa đổi đã có hiệu lực thì:
(a) một nước thành viên đã chấp nhận điều khoản sửa đổi đó sẽ không bắt
buộc phải dành các lợi ích nêu ra trong Công ước đối với các chứng chỉ lao động
hàng hải cấp cho tàu treo cờ một nước thành viên khác mà:
(i) Theo khoản 7 của điều này, thành viên đó đã có ya kiến chính thức phản
đối điều khoản sửa đổi và chưa rút lại ý kiến đó; hoặc
(ii) Theo khoản 8 (a) của Điều này, thành viên đó đã thông báo rằng việc
chấp nhận sửa đổi sẽ phụ thuộc vào một thông báo chấp nhận về sau; và
(b) Một nước thành viên đả chấp nhận điều khoản sủa đổi trên có thể dành
các lợi ích nêu ra trong Công ước đối với các chứng chỉ lao động hàng hải cấp
cho tàu treo cờ một nước thành viên khác mà theo quy định tại khoản 8 (b) đã
thông báo rằng sẽ không chấp nhận hiệu lực của điều khoản sửa đổi trong một
khoảng thời gian nhất định như quy định tại khoản 10.
Ngôn ngữ giao dịch chính thức

Điều 16
Các bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị tương
đương nhau.
Các chú thích về quy định
của Bộ luật và Công ước lao động hàng hải
1. Phần chú thích này không tạo thành một phần của Công ước mà chỉ là
phần hướng dẫn của Công ước.
2. Công ước gồm 3 phần rõ rệt nhưng có liên quan mật thiết: Điều khoản,
các quy định và Bộ luật.
3. Các điều khoản và quy định nêu ra những quyền và nguyên tắc cơ bản
cũng như những nghĩa vụ của các thành viên phê chuẩn Công ước. Theo Điều
19 Hiến pháp Tổ chức Lao động quốc tế, chỉ Hội nghị mới có quyền sửa đổi các
điều khoản và quy định (xem thêm Điều 14 Công ước này).



4. Bộ luật nêu ra các chi tiết và cách thực thi các quy định. Bộ luật gồm 2
phần: Phần A (các Tiêu chuẩn bắt buộc) và phần B (các hướng dẫn thực hiện).
Bộ luật có thể sửa đổi theo quá trình đơn giản nêu ra trong Điều 15 Công ước
này. Do Bộ luật quy định cách thức thực hiện cụ thể nên các sửa đổi Bộ luật phải
thuộc phạm vi chung của các điều khoản và quy định.
5. Các quy định và và Bộ luật được sắp xếp thành các mục với 5 nội dung
chính như sau:
Mục 1: Điều kiện tối thiểu với thuyền viên làm việc trên tàu biển
Mục 2: Điều kiện thuê thuyền viên
Mục 3: Điều kiện sinh hoạt, giải trí và thực phảm của thuyền viên
Mục 4: Điều kiện chăm sóc sức khỏe, y tế và phúc lợi xã hội, an ninh cho
thuyền viên
Mục 5: Điều khoản thi hành
6. Mỗi đề mục gồm các nhóm khoản mục liên quan tới một quyền hoặc một
nguyên tắc cơ bản (hoặc biện pháp thực hiện như ở đề mục 5) và được đánh số
thứ tự. Ví dụ, nhóm đầu tiên trong đề mục 1 gồm quy định 1.1, Tiêu chuẩn A1.1
và hướng dẫn B1.1 liên quan tới độ tuổi tối thiểu.
7. Công ước này nhằm ba (3) mục đích sau:
(a) điều khoản và quy định quy định nguyên tắc và quyền lợi nhất định;
(b) cho phép mỗi thành viên thực hiện các quyền và nguyên tắc này thông
qua Bộ luật ở mức độ linh hoạt nhất định;
(c) đảm bảo tính hiệu lực thi hành chuẩn tắc của các quyền và nguyên tắc
thông qua đề mục 5.
8. Có hai khả năng tạo tính linh hoạt trong thực hiện các quyền và nguyên
tắc: thứ nhất, các nước thành viên, khi có thể, được phép thực hiện các yêu cầu
nêu ra ở phần A của Bộ luật thông qua các biện pháp tương đương (như quy định
ở điều 4, khoản 4).
9. Thứ hai, do các Tiêu chuẩn nêu ra ở đa số các điều khoản trong phần A

đều có tính khái quát nên các nước có một phạm vi rộng để tự xây dựng các
bước hành động cụ thể cho mình. Và như thế, cách hướng dẫn cụ thể được nêu
ra ở phần B - phần không bắc buộc. Theo đó các nước thành viên đã phê chuẩn
Công ước có thể tự kiểm định các hành động mà họ cần thực hiện thông qua
phần A cũng như các hành động không bắc buộc thực hiện ở phần B. Ví dụ Tiêu
chuẩn A4.1 yêu cầu trên các tàu biển phải có đầy đủ khả năng sử dụng chăm sóc
y tế cần thiết (khoản 1.b) và phải có một tủ thuốc trên tàu (khoản 4(a)). Thực
hiện tốt điều khoản thứ 2 rõ ràng không chỉ có nghĩa là chỉ cần có một tủ thuốc y
tế trên tàu, mà phải hướng dẫn chi tiết cho quy định này theo hướng dẫn B4.1.1
(khoản 4) quy định tủ thuốc đó phải được bảo quản và sử dụng đúng cách.


10. Các nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này không bắt buộc thực
hiện các hướng dẫn quy định tại các khoản mục trong đề mục 5 và sự kiểm soát
của chính quyền cảng, công tác kiểm tra chỉ liên quan tới các yêu cầu theo Công
ước (trong các điều khoản, quy định và các Tiêu chuẩn ở phần A). Tuy nhiên
theo quy định tại khoản 2 Điều 4, các thành viên cần quan tâm đúng mức tới
việc thực hiện các nghĩa vụ của mình trong phần A theo cách hướng dẫn đã nêu
ở phần B. Nếu sau khi xem xét một cách hợp lý các hướng dẫn này, nước thành
viên quyết định đưa ra cách thức thực hiện khác nhưng vẫn đảm bảo việc bảo
quản, sử dụng đủ thuốc một cách đúng mực và hợp lý (lấy ví dụ trường hợp
trên) theo đúng các Tiêu chuẩn đã đề ra, thì cách thức đó vẫn được chấp nhận.
Mặt khác, qua việc tuân thủ các hướng dẫn nêu ở phần B, nước thành viên đó
cũng như các cơ quan của Tổ chức Lao động quốc tế chịu trách nhiệm kiểm tra
việc thực hiện các Công ước quốc tế phải đảm bảo rằng các hình thức mà nước
thành viên thực hiện phải chịu đủ thích hợp để thực hện các trách nhiệm của
nước đó như quy định trong phần A.
Mục 1
các yêu cầu tối thiểu với thuyền viên làm việc trên tàu biển


Quy định 1.1. Độ tuổi tối thiểu
Mục đích đảm bảo không có thuyền viên dưới tuổi quy định làm việc trên
tàu.
1. Không một ai dưới độ tuổi quy định được phép thuê để làm việc trên tàu
2. Độ tuổi tối thiểu cho thuyền viên tại thời điểm Công ước này có hiệu lực
là 16 tuổi.
3. Trong Bộ luật có thể nêu ra mức độ tuổi tối thiểu cao hơn.
Tiêu chuẩn A1.1: Độ tuổi tối thiểu
1. Việc thuê, tuyển dụng hoặc làm việc trên tàu biển dưới bất kỳ ai dưới 16
là không hợp pháp
2. Thuyền viên dưới 18 tuổi không được phép làm việc ca đêm trên tàu.
Theo tiêu chuẩn "ca đêm" có thể định nghĩa theo luật quốc gia hoặc thông lệ. Ca
đêm là làm việc trong một khoảng thời gian ít nhất là 9 giờ bắt đầu không muộn
hơn 12 giờ đêm và kết thúc lúc 5 giờ sáng.
3. Việc hạn chế làm việc ca đêm này vẫn có ngoại lệ và sẽ do cơ quan có
thẩm quyền quyết định khi:
(a) chương trình và lịch huấn luyện ảnh hưởng đến theo thời giờ làm việc
của thuyền viên đó; hoặc
(b) bản chất công việc hoặc chương trình đào tạo đòi hỏi thuyền viên đó
cần có ngoại lệ để thực hiện nhiệm vụ của mình vào các ca đêm và sau khi tham


khảo ý kiến của hiệp hội chủ tàu và thuyền viên, nhà chức trách thấy rằng việc
làm trên không gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc an toàn của thuyền viên. Danh
mục những công việc quy định trong luật hoặc trong luật quốc gia hoặc bởi các
cơ quan chức năng sau khi đã tham khảo ý kiến của hiệp hội chủ tàu và hiệp hội
thuyền viên cũng như tuân theo các Tiêu chuẩn quốc tế phù hợp.

Hướng dẫn
B1.1. Độ tuổi tối thiểu

1. Khi quy định về điều kiện sống và làm việc của thuyền viên các nước
thành viên cần đặc biệt chú ý tới nhu cầu của các đối tượng trẻ dưới 18 tuổi.
Quy định
Hướng dẫn 1.2 Giấy chứng nhận sức khoẻ
Mục đích: đảm bảo mọi thuyền viên đều có đủ điều kiện sức khoẻ để làm
việc trên tàu:
1. Các thuyền viên không được làm việc trên tàu nếu họ không được cấp
chứng nhận bảo đảm đủ sức khoẻ làm việc trên tàu;
2. Các trường hợp ngoại lệ, phải được quy định trong Bộ luật.
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn A1.2. Giấy chứng nhận sức khỏe
1. Cơ quan chức năng quy định các thuyền viên trước khi làm việc trên tàu
biển phải có Giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp với công việc trên biển.
2. Để bảo đảm rằng các chứng nhận y tế phản ánh chính xác tình trạng sức
khoẻ của thuyền viên đảm bảo phù hợp cho công việc, cơ quan chức năng có thể
quy định tính chất của các cuộc kiểm tra sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ, sau
khi tham khảo ý kiến của hiệp hội chủ tàu, hiệp hội thuyền viên và sau khi xem
xét thích hợp các hướng dẫn nêu ra ở phần B dưới đây.
3. Tiêu chuẩn này không mâu thuẩn với Công ước quốc tế về tiêu chuẩn
huấn luyện, đào tạo, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca thuyền viên
viên năm 1978 sửa đổi 1995 (STCW). Một chứng nhận y tế đáp ứng tiêu chuẩn
của STCW cũng có thể được chấp nhận theo quy định này của Công ước. Trong
trường hợp thuyền viên chưa áp dụng STCW thì một chứng nhận thoả mãn được
các nội dung cơ bản như của các yêu cầu STCW thì cũng sẽ được chấp nhận.
4. Chứng nhận y tế do một cơ quan y tế đủ điều kiện cấp hoặc trong trường
hợp chứng nhận riêng về thị lực thì có thể bác sỹ có chuyên môn phù hợp mà cơ
quan chức năng cho phép. Các cơ quan y tế hoặc bác sĩ nói trên phải có đầy đủ
trình độ chuyên môn độc lập để đưa ra các quyết định trong quá trình kiểm tra y
tế này.



5. Các thuyền viên không được cấp Giấy chứng nhận hoặc có một hạn chế
về khả năng làm việc, sau khi xem xét về thời gian làm việc, bộ phận làm việc
hoặc phạm vi hoạt động tàu biển vẫn có thể có cơ hội được kiểm tra lại bởi một
cơ quan y tế độc lập hoặc một trọng tài y tế độc lập
6. Giấy chứng nhận y tế có các nội dung sau:
(a) thuyền viên phải đáp ứng điều kiện về thị lực và thính lực, đặc biệt đối
với những thuyền viên mà tính chất công việc có thể liên quan tới khả năng phân
biệt màu sắc thì phải đảm bảo cả về điều khiển phân biệt màu sắc này;
(b) thuyền viên không bị một loại triệu chứng bệnh gì có khả năng bùng
phát hoặc trở nên tồi tệ hơn khi làm việc trên tàu hoặc có khả năng gây nguy
hiểm cho các thuyền viên khác trên tàu;
7. Trừ phi có các nguyên do hoặc yêu cầu khác liên quan tới công việc mà
thuyền viên đang thực hiện hoặc do quy định trong STCW thì:
(a) Giấy chứng nhận y tế có thời hạn hiệu lực tối đa trong 2 năm, riêng
thuyền viên dưới 18 tuổi thì thời hạn này là 1 năm;
(b) Giấy chứng nhận y tế và khả năng phân biệt màu sắc có thời hạn tối đa
là 6 năm;
8. Nếu Giấy chứng nhận y tế hết thời hạn trong chuyến đi của thuyền viên
thì chứng nhận đó sẽ được giữ nguyên hiệu lực cho tới khi tàu tới cảng tiếp theo
và thuyền viên sẽ phải lấy một chứng nhận mới cấp bởi một cơ quan y tế hoặc
bác sĩ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên thời hạn nói trên chỉ là 3 tháng.
9. Các Giấy chứng nhận y tế của thuyền viên làm việc trên các tuyến hàng
hải quốc tế phải được ghi bằng cả tiếng Anh.
Hướng dẫn
Hướng dẫn B1.2 - Giấy chứng nhận y tế
Hướng dẫn B1.2.1 – Hướng dẫn quốc tế về Giấy chứng nhận y tế
1. Cơ quan chức năng, cơ quan y tế, các bộ phận kiểm tra sức khoẻ, các đại
diện hiệp hội chủ tàu, hiệp hội thuyền viên và tất cả các đối tượng có liên quan
tới quá trình kiểm tra y tế cũng như phục vụ các thuyền viên đều phải tuân thủ

Hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế/ Tổ chức y tế quốc tế về tiến hành
kiểm tra sức khoẻ trước khi đi biển và tiến hành sức khoẻ định kỳ cho thuyền
viên, bao gồm cả các phiên bản kèm theo và các hướng dẫn quốc tế khác do Tổ
chức Lao động quốc tế, Tổ chức hàng hải quốc tế, Tổ chức hàng hải quốc tế và
Tổ chức y tế quốc ban hành.
Quy định
Quy định 1.3. Đào tạo và cấp chứng chỉ


Mục đích: đảm bảo rằng các thuyền viên đủ năng lực thực hiện công việc
của mình.
1. Thuyền viên được chứng nhận đủ năng lực mới được làm việc trên tàu.
2. Thuyền viên sẽ không làm việc trên tàu nếu họ không hoàn thành tốt
khoá đào tạo về an toàn cá nhân trên tàu.
3. Đào tạo và cấp Giấy chứng nhận y tế cho thuyền viên theo quy định bắt
buộc của Tổ chức Hàng hải quốc tế cũng được coi là đáp ứng được các quy định
nêu ra ở khoản 1 và 2 trên đây.
4. Bất kỳ thành viên nào, nếu tại thời điểm tham gia Công ước này mà đang
phải thực hiện Công ước về thủy thủ có bằng (A/B) năm 1946 (số 74) thì tiếp
tục thực hiện các nghĩa vụ của mình trong Công ước đó trừ phi và cho tới khi
các điều khoản bắt buộc về vấn đề này được tổ chức hàng hải quốc tế chấp nhận
và có hiệu lực, hoặc cho tới khi Công ước lao động hàng hải quốc tế đã có hiệu
lực như quy định tại khoản 3 Điều 8 được 5 năm.
Quy định 1.4 - Tuyển dụng và thay thế thuyền viên
Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên được điều chỉnh bởi một hệ thống
tuyển dụng và thay thế thuyền viên hiệu quả và đúng đắn.
1. Tất cả các thuyền viên có khả năng tiếp cận 1 hệ thống tuyển dụng hiệu
quả, phù hợp và đáng tin cậy mà không phải chịu phí tổn gì.
2. Các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên hoạt động trong nước
thuộc phạm vi lãnh thổ nước thành viên của Công ước này đều phải tuân thủ các

Tiêu chuẩn đề ra trong Bộ luật này.
3. Mỗi nước thành viên, đứng trên quan điểm của các thuyền viên làm việc
trên các con tàu treo cờ nước mình, có quyền đặt ra các yêu cầu các chủ tàu sử
dụng các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên trên đất nước mình hoặc
trên các nước không áp dụng Công ước này sao cho đảm bảo rằng các dịch vụ
này đều tuân thủ các quy định đề ra trong Bộ luật.
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn A 1.4. Tuyển dụng và thay thế thuyền viên
1. Các nước thành viên quy định dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền
viên công cộng phải bảo đảm rằng dịch vụ đó là đúng đắn, bảo vệ và thúc đẩy
các quyền lợi lao động của thuyền viên theo quy định của Công ước.
2. Trường hợp một nước thành viên cho phép dịch vụ tư nhân hoạt động
trên lãnh thổ của mình với mục đích ban đầu là tuyển dụng và thay thế thuyền
viên hoặc có khả năng hoạt động về lĩnh vực này thì các dịch vụ này phải được
điều chỉnh theo một hệ thống chuẩn hoá về cấp bằng, chứng chỉ hoặc những
hình thức quy định tương đương. Một hệ thống như thế chỉ được thành lập hoặc


sửa đổi sau khi đã có sự tham gia ý kiến của các hiệp hội chủ tàu và thuyền viên
có liên quan. Trong trường hợp còn nghi ngờ về khả năng thực thi Công ước này
do các dịch vụ tư nhân đảm nhiệm thì quyết định cuối cùng sẽ do cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia thành viên. Quốc gia thành viên cần hạn chế sự phát
triển các dịch vụ tư nhân đảm nhiệm không đảm bảo chất lượng.
3. Quy định tại khoản 2 trên đây áp dụng với các dịch vụ tuyển dụng và
thay thế thuyền viên thuộc quyền điều hành của hiệp hội thuyên viên nằm trong
phạm vi lãnh thổ của một nước thành viên Công ước. Cơ quan có thẩm quyền
quy định việc quản lý thuyền viên sau khi tham vấn các tổ chức hiệp hội thuyền
viên và chủ tàu. Các dịch vụ trên phải thoả mãn các điều kiện sau:
(a) dịch vụ này hoạt động tuân theo một thỏa ước lao động tập thể giữa tổ
chức quản lý thuyền viên và chủ tàu.

(b) Trụ sở của tổ chức quản lý thuyền viên và chủ tàu phải thuộc phạm vi
lãnh thổ một nước thành viên của Công ước.
(c) nước thành viên phải quy định thủ tục cho phép hoặc đăng ký thoả ước
tập thể nói trên.
(d) dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên phải hoạt động một cách
đúng đắn và nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của thuyền viên tương tự với
các quyền lợi nêu ra ở khoản 5 của Tiêu chuẩn này.
4. Tiêu chuẩn và quy định 1.4 không có nghĩa rằng:
(a) ngăn cấm nước thành viên duy trì một dịch vụ công để tuyển dụng và
thay thế thuyền viên thuộc một khung chính sách nào đó nhằm đáp ứng các nhu
cầu của thuyền viên và chủ tàu, dù rằng dịch vụ đó có một phần thuộc Nhà
nước hoặc liên kết với một dịch vụ tuyển dụng; hoặc
(b) buộc nước thanh viên phải có nghĩa vụ thiết lập một hệ thống quản lý
dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên hoạt động trên lãnh thổ mình.
5. Một nước thành viên có một hệ thống đề cập khoản 2 trên đây thì quy
định trong pháp luật, hoặc quy định của mình phải:
(a) cấm các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên sử dụng các biện
pháp, cơ chế nhằm ngăn cản hoặc hạn chế các thuyền viên có đủ năng lực có cơ
hội được làm việc;
(b) cấm các tổ chức này trực tiếp hoặc gián tiếp được phép thu lệ phí
thuyền viên, toàn bộ phí hoặc một phần phí, trừ các chi phí sau: chi phí cấp Giấy
chứng nhận sức khỏe, chi phí cấpsổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy
tờ thông hành tương tự sẽ do thuyền viên thanh toán, ngoài ra chi phí lấy thị
thực (visa) sẽ do chủ tàu thanh toán; và
(c) bảo đảm rằng dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên hoạt động trên
lãnh thổ nước mình phải tuân thủ:
(i) duy trì hệ thống đăng ký cập nhập thông tin về thuyền viên được tuyển
hoạt thay thế để thuận lợi cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng;



(ii) bảo đảm thông báo cho thuyền viên hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của
mình trong hợp đồng lao động trước hoặc trong khi ký hợp đồng các thuyền viên
có đủ điều kiện hợp lý để kiểm tra hợp đồng lao động đó và nhận 1 bản phôtô
hợp đồng;
(iii) bảo đảm rằng các thuyền viên được tuyển dụng hoặc thay đều đủ năng
lực và có các giấy tờ, tài liệu cần thiết phù hợp với công việc của mình, hợp
đồng lao động cua họ phải tuân thủ các quy định luật pháp hiện hành và các thoả
ước tập thể nói đến trong hợp đồng đó;
(iv) bảo đảm chủ tàu có đủ khả năng và biện pháp phù hợp để bảo vệ đ
thuyền viên bị lưu giữ tại một cảng nước ngoài.
(v) cơ chế kiểm tra và giải đáp thắc mắc về về hoạt động của dịch vụ của
mình và thông báo cho các cơ quan chức năng về những vấn đề chưa giải quyết
được.
(vi) thiết lập hệ thống bảo vệ, thông qua hình thức bảo hiểm hoặc biện pháp
tương ứng, để bồi thường cho thuyền viên trong trường hợp dịch cụ tuyển dụng
và thay thế thuyền viên hoặc chủ tàu bị đình trệ hoặc không hoạt động, hoặc sai
sót.
6. Các cơ quan chức năng cần thanh tra, kiểm tra chặt chẽ bảo đảm dịch vụ
tư nhân chỉ được hoạt động khi đã có cớ sở chứng minh tổ chức này tuân theo
quy định của quốc gia.
7. Các cơ quan chức năng cũng phải đảm bảo rằng các quy định về việc
kiểm tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động của các dịch vụ tuyển
dụng và thay thế thuyền viên có sự hiện diện của các đại diện hiệp hội chủ tàu
và thuyền viên (nếu cần).
8. Mỗi nước thành viên Công ước cần cố gắng tối đa để khuyến cáo các
thuyền viên của nước mình về các vấn đề có thể gặp phải khi ký kết lao động
của một con tàu treo cờ quốc gia chưa tham gia Công ước này, cho tới khi thành
viên này cảm thấy quốc gia trên áp dụng các Tiêu chuẩn tương đương với Tiêu
chuẩn của Công ước. Biện pháp mà nước thành viên của Công ước đặt ra không
mâu thuẩn với các nguyên tắc về tự do đi lại của người lao động đã được ký kết

trong các hiệp định song phương hoặc đa phương của thành viên đó.
9. Mỗi nước thành viên Công ước có quyền yêu cầu các chủ tàu biển mang
cờ quốc tịch nước mình sử dụng thuyền viên của các tổ chức quản lý thuyền
viên có trụ sở ở quốc gia không phải là thành viên Công ước, đáp ứng các yêu
cầu của Bộ luật này một cách thích hợp.
10. Tiêu chuẩn này không miễn giảm các nghĩa vụ và trách nhiệm của các
chủ tàu hoặc một nước thành viên đối với tàu biển mang cờ quốc tịch của mình.
Hướng dẫn
Hướng dẫn B1.4 Tuyển dụng và thay thế thuyền viên


Hướng dẫn B1.4.1. Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động
1. Khi thực hiện các nghĩa vụ theo tiêu chuẩn A1.4 khoản 1, các cơ quan
chức năng cần chú ý xem xét các vấn đề sau:
(a) Đề ra các giải pháp cần thiết nhằm thúc đẩy sự hợp tác của dịch vụ
tuyển dụng và thay thế thuyền viên, bất kể dịch vụ nhà nước hoặc tư nhân;
(b) Căn cứ nhu cầu của ngành hàng hải quốc gia và quốc tế về sử dụng
thuyền viên để phối hợp với các chủ tàu, thuyền viên và các cơ sở đào tạo
thuyền viên để xây dựng Chương trình đào tạo tuyền viên nhằm đáp ứng đủ khả
năng điều khiển tàu an toàn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
(c) Tạo điều kiện cho sự phối kết hợp giữa các tổ chức đại diện chủ tàu và
đại diện thuyền viên trong thúc đẩy hoạt động của các dịch vụ tuyển dụng và tư
vấn công, nếu có.
(d) Quy định về điều kiện tiếp cận và cách thức xử lý các thông tin cá nhân
của thuyền viên đối với các tổ chức quản lý thuyền viên, đảm bảo tính bảo mật
thông tin cá nhân, bao gồm việc thu thập, phối hợp và cung cấp các thông tin cá
nhân của thuyền viên cho bên thứ ba.
(e) Xây dựng quy trình thu thập và phân tích các thông tin trên thị trường
lao động hàng hải, bao gồm các thông tin về nguồn cung cáp thuyền viên hiện
có và tiềm năng phân loại theo độ tuổi, giới tính, thứ hạng và bằng cấp, cũng

như các yêu cầu của ngành công nghiệp hàng hải, việc thu thập các thông tin về
độ tuổi và giới tính chỉ phục vụ các mục đích thống kê hoặc dùng trong các
chương trình phòng tránh phân biệt thuyền viên về độ tuổi và giới tính.
(f) Đảm bảo rằng các nhân viên giám sát các dịch vụ tuyển dụng và thay
thế các thuyền viên chịu trách nhiệm điều khiển tàu biển an toàn, phòng ngừa ô
nhiễm, đều có năng lực trình độ cần thiết, gồm: kinh nghiệm đi biển, kiến thức
cẩn thiết về ngành công nghiệp hàng hải, cụ thể là các công cụ hàng hải quốc tế
và giáo dục, đào tạo, cấp bằng và tiêu chuẩn lao động.
(g) Đề ra các Tiêu chuẩn hoạt động và áp dụng các Bộ luật thi hành cũng
như thông lệ về đạo đức cho các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên.
(h) Giám sát hệ thống cấp bằng theo tiêu chuẩn chất lượng.
2. Nhằm xây dựng một hệ thống được nói đến tại Tiêu chuẩn A1.4; khoản
2, mỗi nước thành viên cần xem xét yêu cầu các dịch vụ tuyển dụng và thay thế
thuyền viên hoạt động trên lãnh thổ mình xây dựng và duy trì các thông lệ hoạt
động có thể thẩm tra được. Các thông lệ như vậy (dành cho cả dịch vụ công và
tư, (nếu có)) cần đề cập và giải quyết được các vấn đề sau:
(a) Có thể yêu cầu thuyền viên cung cấp các tài liệu về tình trạng sức khoẻ
hoặc giấy tờ tuỳ thân để được tuyển dụng;


(b) Duy trì đầy đủ trong mức độ được phép và vẫn đảm bảo tính bảo mật
hợp pháp về thông tin cá nhân, các bản ghi về thông tin của thuyền viên trong hệ
thống , bao gồm nhưng bị giới hạn bởi:
(i) bằng cấp của thuyền viên;
(ii) quá trình tuyển dụng;
(iii) thông tin cá nhân;
(iv) thông tin về sức khoẻ liên quan tới tuyển dụng;
(c) Duy trì một danh sách cập nhập về các đội tàu mà tổ chức đó cung cấp
thuyền viên và bảo đảm rằng tổ chức đó luôn luôn có biện pháp liên lạc với tàu
trong trườnghợp khẩn cấp.

(d) Xây dựng các quy trình đảm bảo rằng các thuyền viên sẽ không bị các
dịch vụ hoặc các nhân viên của dịch vụ này lợi dụng bóc lột nhằm mưu lợi cấu
kết với một con tàu hoặc một công ty nhất định;.
(e) xây dựng một quy trình đảm bảo rằng sẽ không có trường hợp thuyền
viên bị lợi dụng do việc các thuyền viên nhận tiền tạm ứng hoặc có các giao dịch
khác về tài chính với các chủ tàu mà do chính các dịch vụ trên điều khiển.
(f) công khai minh bạch các chi phí mà thuyền viên phải chịu khi được
hưởng các dịch vụ của họ (nếu có).
(g) đảm bảo rằng các thuyền viên sẽ được biết về bất kỳ một điều kiện cụ
thể nào đó có liên quan tới công việc của họ hoặc bất kỳ chính sách cụ thể nào
của chủ tàu mà họ sẽ làm việc.
(h) xây dựng các quy trình theo các nguyên tắc công bằng khi xử lý các
trường hợp thuyền viên không đủ năng lực hoặc không tuân thủ luật quốc gia
hoặc thông lệ áp dụng trong các thoả ước tập thể
(i) xây dựng các quy trình bảo đảm các bằng cấp và tài liệu bắt buộc mà
thuyền viên họp đều là mới nhất và xác thực, các thông tin tham khảo quá trình
làm việc của thuyền viên phải được thẩm tra.
(j) xây dựng các quy trình đảm bảo rằng mọi thông tin do gia đình thuyền
viên cung cấp trong thời gian thuyền viên làm việc xa nhà đều được xử lý kịp
thời, thấu hiểu và không mất phí
(k) đảm bảo rằng các điều kiện làm việc trên tàu của thuyền viên đều tuân
thủ các thoả thuận tập thể đã được tổ chức đại diện chủ tàu và đạidiện thuyền
viên chấp thuận tập thể đã được tổ chức đại diện chủ tàu đảm bảo cho
thuyềnviên có các điều kiện làm việc tuân thủ các thoả ước như vậy.
3. Cần xem xét khuyến khích sự hợp tác giữa các nước thành viên và các tổ
chức trên các lĩnh vực, ví dụ như:
(a) trao đổi các thông tin một cách có hệ thống giữa ngành hàng hải và thị
trường lao động dựa trên các hiệp ước song phương, khu vực và đa phương;



(b) trao đổi thông tin về các luật lệ lao động hàng hải;
(c) hài hoà hoá các chính sách, phương pháp làm việc và luật lệ điều chỉnh
việc tuyển dụng và thay thế thuyền viên;
(d) cải thiện các quy trình và điều kiện tuyển dụng thay thế thuyền viên
quốc tế;
(e) lập kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực, xem xét quan hệ giữa cung và
cầu thuyền viên trong ngành.
Mục 2
Điều kiện lao động

Quy định
Quy định 2.1 Hợp đồng lao động của thuyền viên
Mục đích: bảo đảm các thuyền việc ký kết các hợp đồng phù hợp.
1. Các điều kiện và điều khoản của hợp đồng lao động thuyền viên phải
được quy định rõ ràng bằng văn bản theo một hợp đồng có hiệu lực các Tiêu
chuẩn đề ra trong trường hợp này.
2. Hợp đồng lao động phải được thuyền viên ký kết trong các điều kiện mà
thuyền viên có thể tự xem xét và cân nhắc về các điều kiện, điều khoản lao động
và hoàn toàn tự nguyện ký kết.
3. Hợp đồng lao động của thuyền viên có thể được hiểu là được phép bao
gồm các thoả ước tập thể đang áp dụng, với điều kiện là luật quốc gia của nước
thành viên cho phép.
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn A2.1 Hợp đồng lao động thuyền viên
1. Mỗi nước thành viên có thể áp dụng các luật hoặc quy định trong đó yêu
cầu các tàu treo cờ nước mình phải tuân thủ các điều sau:
(a) các thuyền viên làm việc trên con tàu đó đều có một hợp đồng lao động
do cả thuyền viên và chủ tàu hoặc đại diện chủ tàu ký kết (hoặc nếu đó không
phải là người lao động hợp đồng thì phải có các bằng chứng về các thoả thuận
làm việc tương tự) và hợp đồng đó phải nêu rõ điều kiện sống và làm việc đảm

bảo cho các thuyền viên như quy định của Công ước;
(b) các thuyền viên trước khi ký kết hợp đồng phải có điều kiện kiểm tra
nội dung hợp đồng, tự nguyện ký kết hợp đồng đó sau khi đã hiểu rõ về quyền
lợi và trách nhiệm của mình;
(c) cả chủ tàu và thuyền viên mỗi bên phải giữ 1 bản gốc đã ký của hợp
đồng này;


(d) có các biện pháp để thuyền viên có thể dễ ràng có các thông tin về điều
kiện làm việc của mình trên tàu, bao gồm cả thuyền trưởng và các quan chức có
thẩm quyền, trong đó có cả chính quyền cảng tàu ghé vào, có khả năng tiếp cận
các thông tin đó, bao gồm cả bản sao hợp đồng lao động của thuyền viên;
(e) thuyền viên có thể được cung cấp bản ghi về quá trình lao động của
mình trên tàu.
2. trường hợp hợp đồng lao động của thuyền viên bao gồm một thoả ước
tập thể thì trên tàu cũng phải có bản sao của thoả ước đó nếu ngôn ngữ trong
hợp đồng lao động và bản thoả ước tập thể không phải là tiếng Anh thì các tài
liệu sau phải có bản tiếng Anh (không áp dụng cho các tàu tuyến nội địa):
(a) bản sao dạng chuẩn của thoả ước, và
(b) các phần trong bản thoả ước tập thể thuộc quyền kiểm tra của chính
quyền cảng, như quy định tại điều khoản 5.2
3. tài liệu được nói đến ở khoản 1(e) của Tiêu chuẩn này không bao gồm
bất kỳ biên bản gì về chất lượng công việc của thuyền viên hoặc lương bổng của
họ. Hình thức của tài liệu, các chi tiết ghi chép và cách thức tiếp cận các chi tiết
này sẽ được quy định trong luật quốc gia.
4. Mỗi nước thành viên có thể áp dụng các luật quy định các vấn đề cần nói đến
trong tất cả các hợp đồng lao động của thuyền viên do luật quốc gia điều chỉnh.
Trong mọi hợp đồng cần bao gồm các vấn đề sau:
(a) tên đầy đủ, ngày sinh hoặc tuổi, năm sinh của thuyền viên;
(b) tên và địa chỉ của chủ tàu;

(c) nơi ký kết hợp đồng lao động;
(d) yêu cầu về năng lực của thuyền viê;
(e) mức lương của thuyền viên, hoặc cách tính toán mức lương;
(f) mức tiền phép hoặc cách tính toán của nó;
(g) điều kiện kết thúc hợp đồng,bao gồm:
(i) nếu hợp đồng không có thời hạn nhất định thì phải có điều kiện cho
phép một trong hai bên được phép kết thúc hợp đồng, khoảng thời gian thông
báo, khoảng thời gian đó phải cân bằng cho cả chủ tàu và thuyềnviên;
(ii) nếu hợp đồng có thời hạn nhất định thì phải quy định rõ ngày hết hạn;
(iii) nếu đó là hợp đồng chuyến thì phải nêu rõ cảng đích, thời gian hết hạn
sau khi tàu đến cảng và thuyền viên chấm dứt công việc;


(h) các điều kiện bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho thuyền viên;
(i) quyền hồi hương của thuyền viên;
(j) tham chiếu đến các thoả ước tập thể, nếu có;
(k) bất kỳ các vấn đề nào mà luật quốc gia có.
5. Mỗi nước thành viên có thể áp dụng các luật quy định các khoảng thời
gian thông báo tối thiểu của chủ tàu hoặc thuyền viên trong trường hợp muốn
chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Khoảng thời gian báo trước này sẽ
được quy định sau khi tham khảo ý kiến của đại diện hiệp hội chủ tàu và hiệp
hội thuyên viên, nhưng sẽ không ít hơn 7 ngày.
6. Khoảng thời gian ngắn hơn thời gian báo trước quy định vẫn có thể được
cho phép trong các trường hợp mà trong luật quốc gia hoặc các thoả ước tập thể
quy định và xem xét kết thúc hợp đồng lao động không cần tới báo trước hoặc
báo trước ít thời gian. Khi quy định các trường hợp này, các nước thành viên cần
xem xét đảm bảo quyền lợi của thuyền viên khi kết thúc hợp đồng mà không báo
trước hoặc báo trước ít thời gian để không phải chịu phạt.
Hướng dẫn
Hướng dẫn B2.1 Hợp đồng lao động của thuyền viên

Hướng dẫn B2.1.1 Nhật ký thời gian làm việc của thuyền viên
1. Khi xác định các chi tiết cần ghi chép về quá trình lao động của thuyền
viên như quy định trong Tiêu chuẩn A2.1, khoản 1(e), mỗi nước thành viên cần
đảm bảo rằng các tài liệu này chưa đủ thông tin cần thiết, có bản dịch sang tiếng
Anh, nhằm tạo điều kện cho quá trình phân công thêm công việc hoặc đáp ứng
các yêu cầu về nâng cao trình độ hoặc thăng tiến. Sổ kết thúc quá trình lao động
của thuyền viên có thể đáp ứng được các yêu cầu của khoản 1(e) ở trên.
Quy định
Quy định 2.2. Tiền lương
Mục đích: Đảm bảo được các thuyền viên được trả lương cho công việc của
mình.
1. Tất cả các thuyền viên đều phải được trả công đều đặn và đầy đủ như
quy định trong hợp đồng lao động.
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn A2.2 - Tiền lương
1. Mỗi nước thành viên có quyền yêu cầu các tàu treo cờ nước mình trả
lương cho các thuyền viên trên theo định kỳ tháng hoặc ngắn hơn và phù hợp
với các thoả ước tập thể.


×