Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ki niem mot thoi da qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.21 KB, 10 trang )

KỈ NIỆM MỘT THỜI ĐÃ QUA
Nguyễn Văn Bình Trường Tiểu học Hoà Định Đông
Mới mà đã thấm thoát 33 năm trôi qua, tôi còn nhớ như in, vào đầu hè năm
1976 , đơn vị tôi được giao nhiệm vụ xoá mù chữ ở xã Hoà Hiệp Trung thuộc
huyện Tuy Hoà, tôi được giao trách nhiệm là trưởng đoàn. Thế là toàn đơn vị
hơn 30 thầy cô giáo đến hẹn lên đường làm nhiệm vụ, đến địa điểm tập kết tại
phòng Giáo dục huyện Tuy Hoà để làm lễ ra quân. Trong bài phát biểu của thầy
Trưỏng phòng Trần Ngọc, ngoài những nội dung động viên, nhắc nhở các thầy
cô giáo làm tốt nhiệm vụ, mở đầu bài phát biểu thầy đọc hai câu thơ:
Chuyện ngày xưa tầm sư học đạo
Chuyên ngày nay xách gạo tìm trò.
Hai câu thơ này làm cho tôi trăn trở mãi, mới thoáng lướt qua, ta tưởng như là
chuyện vui. Nhưng thế rồi hình ảnh hai câu thơ này luôn in sâu vào trong tiềm
thức của tôi chẳng những trong một tháng công tác xoá mù mà còn theo tôi đến
tận bây giờ.
Thời gian ngày xưa và ngày nay nó đã nói lên bản chất khác nhau giữa hai chế
độ: chế độ nguỵ quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tính ưu việt của chế độ xã
hội chủ nghĩa thể hiện rất rõ nét. Lời dạy của Bác: “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc
và ai cũng được học hành”.
Sau hơn ba mươi phút phát động chiến dịch: “Xoá mù chữ”, đơn vị chúng
tôi lại tiếp tục lên đường, với hành trang được gói gọn trong chiếc ba lô và lòng
thòng là những chiếc vóng ni lon mượn của những người thân từ căn cứ về, trên
những chiếc xe Hon da 67 tién về Hoà Hiệp Trung. nơi đơn vị được phân công.
Thế là hơn 10 giờ chúng tôi đến nơi, đơn vị chúng tôi được chính quyền và bà
con địa phương nồng nhiệt đón tiếp, Buổi trưa hôm ấy đơn vị ăn trưa tập thể tại
trường cấp 1 Hoà Hiệp Trung. Đầu giờ chiều, chúng tôi đến Uỷ ban xã xin được
làm việc với họ để nắm lại số người trong độ tuổi mù chữ ở địa phưng, cụ thể
từng thôn, xóm thuộc địa bàn xã, cũng như địa chỉ của các cán bộ thôn, xóm. Từ
Uỷ ban ra về, chúng tôi họp đòan và phân công thầy cô giáo đến từng xóm đẻ
làm nhiệm vụ, đaị bản doanh chúng tôi nằm ở khu trung tâm, trong một gia đình
có 6 thành viên. Với ngôi nhà cấp bốn không mấy rộng rãi nhưng bù lại là tình


cảm chân thành của các thành viên trong gia đình, chính vì thế mà chúng tôi
cảm thấy như mình đang ở nhà. Nơi ăn, chốn ở đã xong, toàn đoàn chúng tôi bắt
tay vào việc. Đến lúc này chúng tôi mới thực sự thấy, khó khăn chồng chất khó
khăn vì bấy lâu nay, ở đơn vị chỉ dạy tại lớp, trường và tham gia dạy các lớp học
bổ túc văn hoá ban đêm, nay đến đây chỉ biết trò qua danh sách và nhà ở đâu,
con ai, làm nghề gì… còn mặt mũi ra sao thì tìm hoài vẫn không tiếp cận được,
học viên của chúng tôi là những kĩ sư đang khai thác xăng dầu trên bãi cát, mãi
tận đến nửa đêm mới về nhà và lại ra đi từ khi trời chưa hừng sáng. Sau khi
nghiên cứu đặc điểm tình hình, chúng tôi quyết định: Không bỏ công sức đến
nhà ngồi chờ, mà trực tiếp ra bãi khai thác xăng dầu để dò tìm học viên. Thế rồi
anh em trong đoàn chúng tôi, cứ sáng dậy, cơm nước xong xuôi liền ra khu vực
khai thác xăng dầu, nhờ cán bộ địa phương chỉ giúp cho các mỏ dầu có học viên.
Anh chị em chúng tôi tiếp cận bằng cách đến xem công nghệ khai thác dầu,
công nghệ này người ta dùng thùng phuy cắt đáy để lòn xuống như những người
thợ đào giếng thường làm, nhưng làm thế này tỉ lệ thành công rất thấp và hay bị
sập hầm gây nguy hiểm và khi lấy dầu xăng xong, lượng thùng phuy sẽ bỏ, gây
tốn kém. Về sau, chỉ với một cây sào bằng tre thẳng và một chiếc gàu bằng đuôi
bom, gọi tắt là gàu bom là đã khai thác được dầu, xăng; có lẽ cũng phải nói thêm
cho các bạn rõ rằng, dầu xăng ở đây do đâu mà có ? Các bạn có biết không ?
Khu vực này, có sân bay Đông Tác là sân bay quân sự lớn ở miền Trung của
Mỹ.Tần suất máy bay quân sự lên, xuống ở sân bay này rất cao, nên lượng xăng
dầu được dẫn bằng đường ống ở cảng Vũng Rô ra chứa ở đây với trử lượng lớn,
trong các bồn chứa xăng dầu. Sau thất bại ở chiến trường Tây Nguyên và tiếp
đến là các chiến trường Bắc Trung Bộ, Mỹ và chính quyền Sài Gòn biết không
thể giữ nổi Phú Yên nên cho rút tất cả máy bay, xe quân sự ở khu vực này và
huỷ toàn bộ kho xăng dầu dự trử bằng cách tháo van kho cho thoát ra ngoài. Thế
là lượng xăng dầu thoát ra thấm vào lòng đất, được lớp đất sét nặng giữ lại nên
chỉ cần qua lớp cát là có dầu xăng để khai thác.Vậy với công nghệ như trên thì
làm sao khai thác ? Có trực tiếp đến nơi mới thấy hết sự khéo léo và sáng tạo
của con người ở xã Hoà Hiệp nói riêng và người Việt Nam ta nói chung. Họ

buột gàu bom vào đầu cây sào (phải là gàu bom mới làm được vì gàu bom có
một đầu nhọn), xong họ đè và xoay tròn chiếc gàu để lún xuống cát, lượng cát
vào đầy gàu họ đưa lên và đổ sang một bên, cứ tiếp tục làm như thế đó cho tới
khi gặp xăng dầu; cũng với chiếc gàu bom này múc xăng dầu lên và đổ vào
phuy. Thế rồi, dần dần chúng tôi làm quen, đồng thời phụ giúp họ một số công
việc có tính kĩ thuật, chẳng hạn như hầm dầu quá sâu, đường kính khoảng bốn
tấc thì làm sao nhìn thấy được, thế là chúng tôi lục lọi kiến thức trong đầu để
giúp họ thuận tiện hơn, Dùng gương phẳng để chiếu ánh sáng mặt trời rọi thẳng
xuống hầm. Kết quả rất khả quan, không cầu kì, tốn kém, họ khâm phục ngay,
tin tưởng ngay, thấy được sự lợi hại của cái chữ, của những người có chữ. Từ đó
họ không còn nhìn chúng tôi bằng ánh mắt thiếu thiện cảm nữa. Đặc biệt, khi họ
đã tin chúng tôi rồi, nhìn chúng tôi bằng ánh mắt kính nể rồi, lúc này chúng tôi
mới trao đổi với họ về nhiệm vụ công tác. Chúng tôi không thể đề nghị họ nghỉ
khai thác để học vì đây là miếng cơm manh áo và là nguồn thu nhập chính để
nuôi gia đình, mà chúng tôi phân tích cho họ thấy với công nghệ tiên tiến như
thế này, sản lượng khai thác cao hơn và an toàn hơn khi chúng tôi chưa đến nên
đề nghị họ giảm khai thác vào ban đêm hay khi mặt trời đã lặn để về nhà lo cơm
nước rồi học thêm vài cái chữ nữa để có vốn kiến thức phục vụ cho cuộc sống
thường nhật tốt đẹp hơn.
Từ đó trở đi, học viên của chúng tôi không còn vướng bận quá mức vào
cơm áo gạo tiền nữa, đặc biệt tinh thần họ thoải mái cho nên họ tiếp thu kiến
thức một cách nhanh chóng và bài bản. Chúng tôi không hơn họ về tuổi tác,
thậm chí có học viên còn lớn tuổi hơn chúng tôi nữa nhưng họ gặp đâu, nói gì
cũng gọi thầy và xưng em ngọt xớt. , nhiều lần họ mang xăng tới chỗ ở chúng
tôi để tặng cho có chúng tôi đi, đây là một nghĩa cử cao đẹp không thể nào quên
được trong suót cuộc đời dạy học của chúng tôi…
Thế là đã hơn hai mươi ngày trôi qua, chúng tôi họp đoàn lại để rà soát coi
còn sót học viên nào chưa ra lớp hay không, đối chiếu từng danh sách thế là sót
một học viên nữ 18 tuổi ở Gò Tre chưa có nhóm nào đến dạy, tức tốc tôi tìm đến
Uỷ ban hỏi thăm địa chỉ này, các anh cán bộ cho biết xóm này chỉ có ba gia đình

với 10 nhân khẩu nằm ở giữa một cánh đồng, muốn đến đó phải đi bộ không đi
xe máy được, họ đề nghị chúng tôi thôi bỏ qua cũng được, nhưng suy nghĩ mãi,
đã đến rồi mà bỏ qua cũng thấy tội lỗi và rất khó chịu khi nhớ đến câu thơ của
thầy:
Chuyện ngày nay,xách gạo tìm trò…
Về nhà chúng tôi họp đoàn và phân công , đầu tiên tôi kêu gọi anh em xung
phong khi chúng tôi nói rõ đặc thù của địa chỉ này, tiếng con ruồi bay qua cũng
nghe rõ, thế là tôi chuyển hướng ngay, nếu không ai xung phong thì tôi và thầy
N… sẽ đi (Thầy N… phụ trách công tác tài vụ của Đoàn).
Hai anh em chúng tôi thu xếp hành trang và lên đường ngay, ngược về hướng
tây nơi đang ở chừng ba ki lô mét, chúng tôi gởi xe ở đầu đường và xoắn quần
lên, đi bộ chừng 50 phút thì đến địa chỉ Gò Tre và vào hỏi thăm nhà cô Nguyễn
Thị Diễm Trang là nhà nào, người được hỏi thăm ngơ ngác nhìn chúng tôi như
dò xét, phân vân, nhưng rồi họ cũng chỉ chúng tôi đến đúng nhà. Đó là một ngôi
nhà đất mái lợp rạ, không có gì là khang trang cho mấy, chúng tôi lên tiếng hỏi:
Đ - Đây có phải là nhà cô Trang không ạ! Không có tiếng trả lời mặc dù cửa
mở, gọi đến lần thứ hai mới có người ra, đó là một cô gái trạc chừng 25- 26 tuổi,
áng chừng bằng tuổi tôi hồi đó.
- Xin lỗi cô, đây có phải là nhà cô Trang không ạ !
- Cô gái gật đầu và mời chúng tôi vào nhà.
Bước vào nhà, cảm giác đầu tiên của tôi là nhận thấy gia đình này quá khổ, nền
nhà bằng đất, căn phòng ngoài rộng chừng hơn ba mét vuông chỉ có một chiếc
giường , một bàn thờ và một phòng phía trong cũng cỡ chừng hai mét vuông.
- Cô gái lúng túng không biết mời chúng tôi ngồi ở đâu và gọi chúng tôi
bằng gì.
Thế rồi giây phút bỡ ngỡ cũng qua đi,
- Cô gái mời chúng tôi ngồi tạm trên giường và cô vẫn đứng đó.
Để xua tan bầu không khí bỡ ngỡ, tôi lên tiếng hỏi:
- Xin lỗi cô ! Cô có phải là cô Trang không ạ !
- Cô gái nhoẻn miệng cười.

- Không a. ! Trang là con em.
Lúc này tôi đành bạo gan :
- Vậy xin lỗi chị tên gì ?
Cô gái trả lời:
- Em là Vân. Còn Trang là em ruột.
Xin giới thiệu với chị, chúng tôi là giáo viên được Huyện cử về địa phương
chúng ta để dạy bổ túc văn hoá. Và cũng xin giới thiệu với chị, tôi là B… và đây
là thầy N….
Bối rối trước cảnh chị đứng lâu, tôi nói:
- Chúng tôi còn nói chuyện lâu, chị đừng ngại cứ ngồi xuống đi.
Thế là cô gái sang nhà bên, mượn một chiếc ghế gỗ vuông bốn chân không còn
vững, mang về và ngồi xuống.
- Chị Vân à ! Anh em chúng tôi vừa được Uỷ ban xã giới thiệu về đây để
dạy bổ túc văn hoá cho xóm mình, trong đó có em Trang.
Chị Vân trả lời:
- Vậy à ! Thế đây là các thầy. Hồi nãy giờ tôi tưởng ai cứ thấy lo lo.
- Vậy Trang không có nhà hả chị?
- Nó mới đây mà.
- Thôi mấy thầy ngồi chơi để tôi sang nhà anh Tư thử nó có chơi bên đó
không?
Nói rồi chị đi ra, trên môi luôn luôn nở một nụ cười tươi tắn.
Chị ra đi rồi.
Anh em chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, không ai bảo ai bắt đầu quan sát. Trên
ghế thờ có hình của hai cụ. Có lẽ cha mẹ của Trang đã qua đời và chỉ có hai chị
em sống với nhau ?
Những luồng suy nghĩ chưa dứt thì nghe bước chân ngoài sân, cứ ngỡ là hai
chị em về, nhưng không ngờ, chỉ có chị Vân . Thấy mình chị bước vào, tôi hỏi :
- Không có Trang bên ấy hả chị ?
- Vẫn nụ cười trên môi, chị Vân vui vẻ nói:
- Nó ở bên đó mấy thầy à. Nhưng nó mắc cỡ không dám về.

Mấy anh em cùng cười.
- Thôi được rồi chị ạ ! Thời gian còn lâu lắm mà chị. Nay mai Trang sẽ
quen thôi.
Thế rồi chúng tôi chuyển qua đề tài khác.
- Hai bác nhà mình đi đâu không có nhà hả chị ?
Chị Vân dịu nét mặt lại:
- Ba má tôi đã qua đời lâu rồi, hồi Trang mới 5 tuổi.
- Hai bác bệnh hay sao chị ?
- Ba tôi thoát ly và hi sinh năm 1963 khi về thăm mấy mẹ con tôi, còn má
tôi, khi ba hi sinh rồi má đau buồn rồi lâm bệnh chết sau đó mấy tháng.
Nghe chị nói hoàn cảnh ra đi của ba má chị, hai chúng tôi chết lặng cả
người.
Cả ba người ngồi im không ai nói với ai điều gì.
Xua tan nỗi buồn khó nói này, tôi hỏi chị Vân:
- Vậy nhà mình được mấy anh , chị em hả chị?
Chị Vân trả lời:
- Nhà còn lại ba anh chị em.
- Anh Tư ở cạnh bên là anh trai lớn, còn nhà gốc này chỉ có hai chị em.
- Vậy hai chị em có ai đã có gia đình chưa hả chị ?
- Chị Vân cười. Trang thì còn nhỏ, còn tôi nói có thì cũng không đúng, nói
không thì cũng không phải.
Nghe chị nói tôi không biết đường nào để khẳng định cho câu trả lời này.
Một ý nghĩ vượt qua trong đầu, thôi thời gian còn lại sẽ tìm hiểu sau.
Rồi chúng tôi chào chị ra về.
Nói là ra về nhưng thực tế chúng tôi tìm một điểm để trọ lại trong thời gian
công tác ở đây. Hai anh em chúng tôi sang nhà bên cạnh làm quen và tìm chỗ
trọ. Chúng tôi mới bước vào đến sân thì một cô gái chạy vụt qua trước mặt
chúng tôi, vòng qua hông nhà rồi biến mất.Một người đàn ông chừng ngoài ba
mươi bước ra tươi cười và niềm nỡ mời chúng tôi vào nhà, hai cháu nhỏ thấy có
khách lạ đến cũng len lén nhìn.

- Anh được mấy cháu ?
- Tôi được hai cháu, một trai một gái.
- Chị nhà đi đâu rồi anh ?
- Má sắp nhỏ ở nhà dưới chuẩn bị nấu cơm.
- Anh chị ở đây ngoài làm ruộng còn có làm gì thêm không anh ?
- Dạ ! Ở đây chỉ trông chờ vào ruộng chứ có nghề nghiệp gì đâu mà làm
thêm.
- Anh em chúng tôi coi như em út trong nhà có gì mà anh dạ làm chúng tôi
khó xử quá.
Vừa nói xong thì một phụ nữ với bộ quần áo bà ba bằng vải tám đen đã
bạc màu, trên tay với bộ khay trà mang lên vừa đi, vừa cười và nói:
- Xin chào các anh, với giọng thật hiếu khách.
Chị đặt khay trà chỗ chúng tôi:
- Mời các anh uống nước, rồi chị cúi đầu chào và đi xuống bếp.
Anh rót nước ra các tách mời chúng tôi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×