Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phong trào hát chèo ở huyện kim động, tỉnh hưng yên hiện nay( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.4 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ĐÀO KIỀU OANHHƯNG

PHONG TRÀO HÁT CHÈO Ở HUYỆN KIM ĐỘNG
TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số : 8 22 90 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. KIỀU TRUNG SƠN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

TRẦN ĐÀO KIỀU OANHHƯNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT VÀ NGHỆ THUẬT


CHÈO .........................................................................................................................8
1.1. Địa bàn khảo sát ...................................................................................................8
1.2. Khái quát về nghệ thuật chèo .............................................................................16
Chương 2: QUAN NIỆM VỀ PHONG TRÀO VÀ PHONG TRÀO HÁT CHÈO
Ở HUYỆN KIM ĐỘNG
2.1. Quan niệm về “Phong trào” ...............................................................................28
2.2. Tổ chức và hoạt động phong trào hát chèo ở Kim Động ...................................33
2.3. Hát chèo trong đời sống văn hóa Kim Động......................................................47
Chương 3: MỘT SỐ ĐIỀU RÚT RA TỪ PHONG TRÀO HÁT CHÈO
HUYỆN KIM ĐỘNG ..............................................................................................54
3.1. Các yếu tố cơ bản của phong trào hát chèo ........................................................54
3.2. Một số yếu tố tác động phong trào .....................................................................65
3.3. Ý nghĩa của phong trào hát chèo và một số đề xuất, dự báo .............................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

: Ban chấp hành

CLB

: Câu lạc bộ

ĐHSKĐA

: Đại học Sân khấu - Điện ảnh


ĐVN

: Đội văn nghệ

KHXH

: Khoa học Xã hội

NSƯT

: Nghệ sĩ ưu tú

Nxb

: Nhà xuất bản

SK

: Sân khấu

TC VHNT&DL : Trung cấp Văn hóa- Nghệ thuật và Du lịch
UBND

: Ủy ban nhân dân

VHTT

: Văn hóa Thông tin

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX, hát chèo (hát theo các làn điệu của Sân khấu
chèo), đã được sử dụng ngoài các vở diễn, trở thành những bài hát lẻ. Được trình
bày giống như các điệu dân ca, trong chương trình “dân ca và chèo” của Đài Tiếng
nói Việt Nam và tồn tại độc lập trong phong trào văn nghệ quần chúng, nhất là ở
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, công chúng và giới nghiên cứu hiện nay
chủ yếu quan tâm đến sự hiện tồn của nghệ thuật diễn chèo, Sân khấu chèo mà chưa
quan tâm đến phong trào hát chèo trong đời sống văn hóa thường ngày. Vai trò của
phong trào hát chèo đối với sự phát triển nghệ thuật sân khấu chèo chưa được quan
tâm đúng mức.
Nhiều người cho rằng hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế. Sự va đập, giao lưu văn hóa, đã làm biến đổi ít nhiều về nếp sống,
lối sống của người dân, … dẫn đến xa rời văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân
tộc. Nhưng trên thực tế, phong trào hát chèo ở huyện Kim Động hiện nay vẫn đang
rất phát triển. Nó hiện hữu trong mọi hình thức sinh hoạt cộng đồng và đặc biệt ở
một số làng xã trong huyện, phong trào hát chèo như là nhu cầu không thể thiếu
được của người dân. Đây là vấn đề, là hiện tượng thú vị cần được lí giải.
Hơn nữa, là một giáo viên chuyên ngành Sân khấu chèo, ngoài việc đào tạo
các lớp Diễn viên chèo hệ trung cấp, tôi còn tham gia dạy các lớp “bồi dưỡng hạt
nhân chèo cơ sở”. Từ năm 2002 đến nay, kế hoạch của Trường Trung cấp Văn hóaNghệ thuật và Du lịch tỉnh Hưng Yên, mỗi năm mở từ 2 đến 4 lớp “bồi dưỡng hạt
nhân chèo cơ sở”, ở khắp mười huyện, thị trong toàn tỉnh. Nhờ có sự tham gia giảng
dạy đó nên tôi cũng phần nào hiểu được những lý do làm cho phong trào hát chèo
phát triển và mặt nào đã làm hạn chế của phong trào. Là người yêu chèo, “làm
chèo”, tôi cũng mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình,
vào việc bảo tồn, giữu gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Vì

vậy tôi chọn vấn đề “Phong trào hát chèo ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu, thực hiện luận văn thạc sĩ Văn hóa học.

1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hát chèo đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều công trình
sưu tầm, nghiên cứu về chèo như cuốn sách: Khái luận về chèo của tác giả Trần
Bảng, do Viện Sân khấu- Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh xuất bản, và cuốn:
Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật chèo, của tác giả Trần Đình Ngôn, đã nêu lên
cơ sở triết học hình thành lên nghệ thuật chèo và giá trị to lớn của nghệ thuật chèo
trong đời sống nhân dân cũng như trong đấu tranh giai cấp, đồng thời làm rõ hơn về
nguyên tắc tự sự, nguyên tắc chuyển hoá mô hình và những đặc trưng, phương
pháp, thủ pháp trong nghệ thuật chèo.
Một số công trình nghiên cứu về những làn điệu chèo, trong đó có các cuốn:
Những làn điệu chèo cổ tiêu biểu của Hoàng Kiều – Hà Hoa, đã được ký âm thành
những bản nhạc, biên soạn năm 1995, do Trường Văn hoá Nghệ thuật Thái Bình
làm chủ biên, để làm giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo; cuốn 150 làn điệu
chèo cổ của nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh sưu tầm, Nxb Văn hóa Dân tộc- năm 2006, gồm
toàn bộ các làn điệu chèo cổ; cuốn sử dụng làn điệu chèo của Nhạc sĩ - Nhà giáo
nhân dân Hoàng Kiều. Đây là cuốn hướng dẫn lồng điệu và sử dụng các điệu chèo
cổ vào việc soạn lời mới và cung cấp một số làn điệu chèo cổ, giúp những người
viết chèo hoặc hát chèo, làm chỗ dựa để soạn lời mới cho các bài ca lẻ, hoạt cảnh
hay các vở chèo ngắn.
Ngoài ra, còn có một số hội thảo khoa học về nghệ thuật chèo được tổ chức
và một số kỷ yếu, hội thảo đã được xuất bản. Đáng chú ý là cuốn: Bàn về làn điệu
chèo mới - Kỷ yếu hội thảo, do Viện Sân khấu xuất bản năm 2002, trong đó là
những bản tham luận của các nhạc sĩ và ý kiến phát biểu, trao đổi của các nhà phê
bình, các tác giả, đạo diễn, cùng với những làn điệu chèo mới, được sáng tác đã

được chọn lọc trong nửa thế kỷ qua.
Ngoài những công trình nghiên cứu lý luận về chèo, về các làn điệu chèo,
phải kể đến công trình nghiên cứu về: Sân khấu không chuyên trong đời sống văn
hóa cơ sở, của tác giả Trần Đình Ngôn đã được in thành sách, (Viện Sân khấu và
Nxb Sân khấu, năm 2001). Nội dung cuốn sách chủ yếu đề cập đến phong trào hoạt

2


động sân khấu nói chung của quần chúng nhân dân ở nông thôn một số tỉnh thuộc
khu vực phía Bắc, giai đoạn từ năm 1954 đến năm 2000.
Công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, của trường Cao đẳng Sư phạm
Hưng Yên: Nghệ thuật chèo trên đất Hưng Yên, chưa in thành sách, do tác giả Trần
Văn Hiếu làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2009.
Đề tài luận án Tiến sĩ Nghệ thuật chèo trong đời sống văn hóa của cư dân ở
Thái Bình của Hà Thị Hoa. Trong công trình này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về
nghệ thuật chèo tồn tại trong đời sống văn hóa của cư dân ở Thái Bình, và so sánh
giữa 3 làng chèo tiêu biểu của tỉnh như: làng Hà Xá, Sáo Đền và làng Khuốc, trên
các phương diện nghệ thuật như: một số vở diễn, những lớp múa tiêu biểu, hệ thống
một số các làn điệu chèo cổ và âm nhạc chèo. Tìm ra những điểm tương đồng và
khác biệt, đồng thời thấy được sự tiếp thu, tiếp biến của chèo. Phát hiện ra chèo ở
Thái Bình có những đặc điểm riêng, khác với những vùng khác. Từ đó đưa ra những
phương pháp cụ thể về việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo trong đời sống văn
hóa của cư dân ở Thái Bình hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học, đề tài: Văn hóa làng Xuôi với
nghệ thuật chèo của Nguyễn Thị Liễu, bảo vệ năm 2011. Nội dung luận văn chủ
yếu đề cập đến sự tồn tại và phát triển của nghệ thuật chèo ở làng Xuôi, giai đoạn
trước cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay và những đóng góp của nghệ thuật
chèo, trong đời sống văn hóa của cư dân làng Xuôi. Phân tích sự tiếp biến văn hóa ở
làng Xuôi và đưa ra những giải pháp cho sự phát triển của chèo ở làng Xuôi trong

tương lai.
Điểm lại tình hình đã có nhiều công trình nghiên cứu về chèo, nhưng chủ yếu
là nghiên cứu về sân khấu chèo, âm nhạc chèo, nguyên tắc, đặc trưng nghệ thuật
chèo, nhân vật chèo, đạo cụ trong chèo, múa chèo....Cũng có những công trình đề
cập đến những làn điệu chèo cổ và một số làn điệu chèo mới nhưng vẫn chưa có
công trình nào đề cập đến “Phong trào hát chèo ở huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên
hiện nay”. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu cần được quan tâm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3


Giới thiệu phong trào hát chèo ở huyện Kim Động.
Lý giải tại sao ở một huyện vốn không phải là đất chèo như Kim Động,
nhưng lại duy trì và phát triển được phong trào hát chèo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát điền dã, lấy tư liệu thực tế về phong trào hát chèo ở huyện Kim
Động: Phỏng vấn những hạt nhân văn nghệ, cán bộ văn hóa xã, khán giả để hiểu rõ
hơn những mong muốn, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cũng như sự quan tâm của
chính quyền địa phương đối với phong trào hát chèo.
Thấy được vai trò cũng như những nhân tố tác động tích cực đến phong trào
hát chèo quần chúng
Đưa ra những đề xuất cho sự phát triển toàn diện của phong trào hát chèo
không chuyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hát chèo và Phong trào hát chèo ở huyện Kim Động
4.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi nội dung
Nghệ thuật chèo nói chung là một lĩnh vực khá rộng và có tính tổng hợp.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ bàn tới một khía cạnh nghệ thuật và biểu
hiện văn hóa của khía cạnh đó: hát chèo và phong trào hát chèo trong đời sống văn
hóa tại một địa phương.
b. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Luận văn chọn địa bàn khảo sát là câu lạc bộ (CLB) chèo thôn Lai Hạ xã Hùng
An, câu lạc bộ chèo Thanh Sầm xã Đồng Thanh và đội chèo thôn Cộng Vũ xã Vũ Xá
huyện Kim Động. CLB chèo Hùng An là một trong những CLB mạnh nhất của tỉnh
hiện nay. CLB chèo Thanh Sầm và Cộng Vũ, tuy chưa phải là những đội đặc biệt nổi
trội về mặt nghệ thuật nhưng điều gì đã khiến cho phong trào hát chèo ở đây phát triển.
Về thời gian, luận văn chọn thời điểm hiện nay, vì xã hội đương đại với biết
bao hình thức nghệ thuật trong và ngoài nước du nhập vào nước ta nhưng ở huyện

4


Kim Động tỉnh Hưng Yên vẫn lưu giữ và phát triển tốt phong trào hát chèo - một
loại hình nghệ thuật truyền thống.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu của những người đi trước với
những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của
tác giả.
Phương pháp điền dã dân tộc học:
- Quan sát tham dự: Tác giả đã đi khảo sát và tham gia trực tiếp vào một số
chương trình biểu diễn của các đội văn nghệ như: trong chương trình ngày hội đoàn
kết toàn dân, đám cưới, lễ mừng Phật Đản, tham dự “liên hoan hội những người yêu
chèo toàn quốc, lần thứ 4”… và một số buổi tập luyện của một số đội và câu lạc bộ
chèo thuộc huyện Kim Động và câu lạc bộ chèo Làng Xuôi của huyện Tiên Lữ.
- Phỏng vấn sâu: Tác giả quan sát và phỏng vấn sâu một số hạt nhân văn
nghệ cơ sở, cán bộ quản lý văn hóa tại địa phương. Các hạt nhân văn nghệ cơ sở có:

ông Nhâm, ông Nghị, bà Sự, bà Hạnh, bà Liên, bà Vui ở CLB chèo Lai Hạ, xã
Hùng An. Bà Mai, bà Vui, bà Tuất ở đội chèo thôn Cốc Ngang, xã Phạm Ngũ Lão.
Tại xã Đồng Thanh, tác giả đã phỏng vấn Bà Tuyên, ông Trí, bà Hà ở CLB chèo
thôn Thanh Sầm. Ông Thông, bà Thanh, bà Viện ở CLB chèo thôn Bùi Xá. Tại xã
Vũ Xá, tác giả đã gặp gỡ phỏng vấn bà Tuyết chi hội trưởng hội phụ nữ thôn – Đội
trưởng đội văn nghệ, cùng một số hạt nhân văn nghệ như: bà Xoan, bà Phê, bà Nụ,
bà Phương của đội chèo thôn Bình Đôi. Anh Thành (đội trưởng), chị Thắm, chị
Hương ở đội chèo thôn Cộng Vũ. Tác giả cũng đã mở rộng, tìm hiểu thông tin,
phỏng vấn một số hạt nhân văn nghệ của CLB chèo Làng Xuôi như: ông Hùng, bà
Liên, bà Thanh…Tác giả cũng đã gặp gỡ trao đổi và phỏng vấn một số cán bộ văn
hóa xã như: bà Bắc, ông Lẽ, ông Đạo, ông Thành, ông Hùng. Các cán bộ lãnh đạo
văn hóa của huyện Kim Động như: ông Nhiệm, ông Thảo . Ông Hải, bà Chiến lãnh đạo Trung tâm văn hóa huyện Tiên Lữ. Ngoài ra tác giả đã gọi điện đến 17 cán
bộ văn hóa của 17 xã, thị trấn của huyện Kim Động và 15 cán bộ văn hóa của 15 xã,
thị trấn huyện Tiên Lữ… để tìm hiểu những thông tin, số liệu các đội và CLb chèo,
5


những mong muốn, nguyện vọng, cũng như sự quan tâm của chính quyền địa
phương đối với phong trào.
Chúng tôi cũng phỏng vấn một số nhóm khán giả chính cổ vũ phong trào hát
chèo: với nhóm khán giả đang là học sinh phổ thông, ở độ tuổi từ 16 đến ngoài 20
tuổi. Nhóm thứ hai là những người nông dân, công nhân sinh sống tại địa phương,
có độ tuổi từ 30 đến 45. Nhóm thứ 3 là những người cao tuổi, từ 50 đến ngoài 70
tuổi ở một số nơi của huyện Kim Động như xã Hùng An, xã Vũ Xá và xã Thụy Lôi
của huyện Tiên Lữ, để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của quần chúng nhân dân đối với
phong trào hát chèo của địa phương nói riêng và đối với loại hình nghệ thuật chèo
truyền thống nói chung.
- Kĩ thuật thu thập tư liệu: Tác giả đã sử dụng các phương tiện ghi âm, chụp
ảnh, quay vidio để lấy tư liệu đưa vào đề tài nghiên cứu của mình
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh: So sánh giữa số lượng các

đội và câu lạc bộ chèo trên toàn huyện Tiên Lữ với các đội và CLB chèo trên toàn
huyện Kim Động. So sánh giữa các đội, câu lạc bộ chèo của huyện Kim Động với CLB
chèo Làng Xuôi, để thấy được sự phát triển của phong trào hát chèo ở huyện Kim
Động. Vì Làng Xuôi, xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ là đất có bề dày về truyền thống hát
chèo, là quê hương của cụ Nguyễn Đình Nghị - người đã có công lớn trong việc đưa
chèo từ chiếu chèo sân đình lên sân khấu hộp của nhà hát như hiện nay. Làng Xuôi
cũng là CLB chèo mạnh nhất của huyện Tiên Lữ hiện nay
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Góp phần vào sự nhận thức về phong trào hát chèo – một hình thức nghệ
thuật dân gian giầu bản sắc dân tộc, phân biệt với nghệ thuật sân khấu chèo.
Cho thấy trong đời sống văn hóa của công chúng hiện nay, bên cạnh những
phong trào trở lại với nhạc “bô lê rô”, phong trào K- pốp, còn có phong trào hát chèo.
Lý giải cho việc: chèo không phải đang dần mất đi như nhiều người vẫn nghĩ
mà thực ra nó vẫn sống, thậm chí vẫn đang phát triển mạnh mẽ trong đời sống và
trong tâm thức của nhân dân tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là tại huyện Kim Động.

6


Làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hóa ở địa phương và làm sơ
sở cho việc đào tạo bồi dưỡng hạt nhân văn nghệ trong phong trào văn hóa quần
chúng ở địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1: Khái quát về nghệ thuật chèo và địa bàn khảo sát.
Chương 2: Quan niệm về phong trào và phong trào hát chèo ở huyện Kim Động
Chương 3: Một số điều rút ra từ phong trào hát chèo ở Kim Động

7



Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT VÀ NGHỆ THUẬT CHÈO
1.1. Địa bàn khảo sát
1.1.1. Sơ lược vài nét về Hưng Yên
Hưng Yên là vùng đất nằm ở tả ngạn sông Hồng của vùng châu thổ đồng
bằng Bắc Bộ. Phía Đông giáp Hải Dương. Phía Tây và Tây nam giáp Hà Đông và
Hà Nam. Phía Nam giáp với Thái Bình. Phía Tây bắc và Bắc liền kề với Thủ đô Hà
Nội và Bắc Ninh. Hưng Yên là vùng đất bằng phẳng không có biển, không có rừng
và đồi núi. Ba phía của tỉnh đều có sông: phía Tây là sông Hồng, phía Nam là con
sông Luộc, phía Đông là sông Cửu An, giáp Hải Dương. Có thể nói, Hưng Yên là
mảnh đất phì nhiêu màu mỡ, do phù sa của các con sông bồi đắp. Hưng Yên không
chỉ thuận lợi về giao thông đường thủy mà còn có thế mạnh về giao thông đường
bộ. Về đường bộ, Hưng Yên có quốc lộ 5 và tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.
Ngoài ra còn có tuyến đường 39A đi qua tỉnh Hưng Yên, qua cầu Triều Dương sang
Thái Bình. Đường quốc lộ 39B lối phía Đông chạy sang Hải Dương, đầu phía Tây
lối sang Hà Nam qua cầu Yên Lệnh để sang quốc lộ 1 lên Hà Nội.
“Được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Hưng Yên gồm 2 phủ:
Khoái Châu (Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ ) của trấn Sơn Nam và Tiên
Hưng (Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà, Tiên Lữ) của trấn Nam Định, vốn là khu
vực thuộc bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương, huyện Chu Diên thời Bắc thuộc, phủ
Thái Bình thời Ngô, Đinh và Tiền Lê, Khoái Lộ và Đằng Lộ, rồi Khoái Châu và
Đằng Châu thời Lý, lộ Long Hưng và lộ Khoái thời Trần. Dưới thời thuộc Minh,
vùng đất này thuộc phủ Kiến Xương”. [12, tr.9].
Phố Hiến - Hưng Yên cuối thế kỷ XVI và thế kỷ XVII được ví như “tiểu
Tràng An”, là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài: “Thuyền bè
ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy
phép, nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người
Tây phương đều đến đây buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ,
thứ nhì phố Hiến"”.[45].

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×